Bài 1 đến 9/9

Chủ đề: Thế giới ống kính Canon

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Thế giới ống kính Canon

    Thấy bài viết về ống kính canon rất hay nên up lại để mọi người cùng đọc


    THẾ GIỚI CỦA ỐNG KÍNH
    Phần 1

    I. Những khái niệm cơ bản

    -I.1. Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng rẻ hơn sao?
    Không, đây thực sự là một điểm lợi. Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kính nào bạn cần. Không như các máy du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sản xuất thân máy. Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn không dừng lại ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máy ảnh khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.
    Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói không phải tất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp với mình và tìm những ống kính tốt gắn lên nó.



    -I.2. Thế nào là ống kính góc rộng (wide), ống kính tiêu chuẩn (normal) và ống kính tiêu cự dài (tele)?
    Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phía sau nhưng có một bức tường, một vách đá hoặc cái gì đó khiến bạn không thể làm được điều này, vì vậy bạn phải bảo mọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.
    Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn tạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ nhất, ống kính của bạn không đủ “rộng” để lấy toàn cảnh và trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ “dài”. Có ba loại ống kính chính được phân chia theo “lượng cảnh vật” mà chúng thu được, và trường nhìn của mỗi loại được xác định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.

    Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ống kính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để chụp gần nhưng không tiến được quá gần vào đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bình thường.

    Một ống kính góc rộng có thể tạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều này có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể có một vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thường. Nếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc tối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xa để chụp được tất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn.

    Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) tựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn và làm đối tượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực tế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máy ảnh phim 35 mm.

    Đây chỉ là sự phân loại chung chung, tất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạn có thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt có thể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất tốt khi mô tả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên máy ảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để tậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đâu bạn phải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim từ khoảng cách xa lắc.

    -I.3. Sự khác biệt giữa ống kính đa tiêu cự (zoom) và ống kính một tiêu cự (prime).
    Ống kính một tiêu cự là ống kính mà trường nhìn (và chiều dài tiêu cự) không thể điều chỉnh được, chỉ có một cách để chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom bằng chân, dù kỹ thuật này không tạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo rất nhiều ống kính với các chiều dài tiêu cự khác nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp.

    Một ống kính đa tiêu cự là ống kính mà trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm bạn của mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn có thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn.

    Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn là loại được bán chủ yếu bởi vì từ khía cạnh quang học việc chế tạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế tạo một ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ ràng là bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui khi chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự càng ngày càng thông dụng hơn. Giờ đây rất khó tìm các ống kính một tiêu cự giá thấp vì mọi người đều thích ống kính đa tiêu cự hơn.

    Vậy tại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất hơn và có ít nhóm thấu kính hơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn các ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạn muốn có nhiều ánh sáng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay tại các vị trí thiếu sáng thì ống kính một tiêu cự sẽ phù hợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả mãn yêu cầu này. Một số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính cho rằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều dài tiêu cự và luật phối cảnh.
    Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều ánh sáng, tạo ra một bức ảnh tương phản tốt, không bị biến dạng và phải rẻ, nhưng đáng buồn là trong thực tế không thể có một ống kính như vậy.

    Phần lớn dân nghiệp dư chọn sự linh hoạt của các ống kính đa tiêu cự giá vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trung bình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn và chấp nhận các bất tiện của ống kính một tiêu cự, dân chuyên nghiệp thường tậu các ống kính đa tiêu cự chất lượng cao nặng hàng tấn và trị giá cả một gia tài.

    -I.4. Vậy ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh của mình?Khi chúng ta mua một cái máy ảnh có rất nhiều thứ cần phải cân nhắc đến, bởi vậy câu hỏi này không thể có câu trả lời nếu bạn không giải quyết được các vấn đề sau:

    - Chính xác thì bạn muốn chụp ảnh gì?
    Mục đích chụp ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác. Bạn sẽ chụp phong cảnh? Chân dung? Con cái bạn hay các vật nuôi? Hoa? Chim chóc hoang dã? Thể thao? Kiến trúc? Giao thông?...
    - Bạn có thể chi bao nhiêu tiền?
    Bạn có thể chi cả đống tiền cho ống kính, bởi vậy quyết định ngân sách của bạn là điều rất quan trọng.
    - Bạn muốn mua các ống kính mới hay đã sử dụng?
    Câu hỏi này cũng đặt ra khi bạn mua một máy ảnh mới.
    - Bạn muốn ống kính đa tiêu cự hay một tiêu cự?
    Ống kính một tiêu cự nói chung có chất lượng quang học cao hơn ống kính đa tiêu cự trừ những ống kính đa tiêu cự chuyên nghiệp và rất đắt tiền, tuy nhiên các ống kính một tiêu cự thường khiến bạn phải đi vòng vòng để đóng khung đối tượng chụp.
    - Bạn muốn có một ống kính nhanh không?
    Liệu bạn có muốn chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà không cần chân máy hay flash? hay chụp chân dung với hiệu ứng làm mờ nền? những yêu cầu này cần một ống kính nhanh cho phép nhiều ánh sáng hơn đi qua.
    - Bạn muốn mua một ống kính của Canon hay của hãng khác?
    Các nhà sản xuất ống kính độc lập cho ra rất nhiều ống kính chất lượng nhưng cũng có nhiều ống không được như vậy, bạn sẽ phải cân nhắc và nghiên cứu. Những ống kính này có vấn đề về sự tương thích với máy ảnh của bạn cả hiện tại và trong tương lai.
    - Bạn quan tâm đến tính tiện lợi hay chất lượng sản xuất?
    Một ống kính lấy nét chậm hoặc bất tiện khi sử dụng thường có chất lượng quang học hơn các ống kính khác trang bị động cơ nhanh. Các động cơ USM dạng vòng tốc độ nhanh, êm và có thể thay thế hoàn toàn lấy nét tay nhưng các ống kính có động cơ này thường đắt hơn các ống kính khác.
    - Chất lượng quang học nào là quan trọng đối với bạn?
    Độ sắc nét và tương phản được hầu hết chúng ta quan tâm, nhưng còn độ méo hình thì sao? Nhiều ống kính đa tiêu cự rẻ tiền gây méo hình rất nhiều và không thích hợp khi chụp kiến trúc, chúng cũng dễ gây hiện tượng loé hình (làm giảm tương phản và tạo ra các điểm sáng loé trong ảnh khi luồng sáng mạnh như mặt trời chẳng hạn nằm gần hoặc trên khung hình).

    - I.5. Ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh EOS?
    Có hai điều nên lưu tâm:
    Thứ nhất, máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể. Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền là điều không kinh tế chút nào, điều này chẳng khác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chúng một cặp loa đồ chơi vậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa này cũng như chất lượng ảnh thật khập khiễng với các ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại “quá rẻ”.
    Thứ hai, trừ vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor) việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạn chụp loại ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự tốc độ lấy nét nhanh cho chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn và nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình bao nhiêu kg khi chụp ảnh?...
    Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác có cảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ống kính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50x1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưng hiệu quả tạo ra thì thay đổi.
    Điều này tạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một tấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp bằng máy phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương.

    -I.6. Thế nào là ống kính EF-S?Kể từ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR đó là ngàm lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện tử).
    Đến năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D sử dụng ngàm lắp ống kính mới được gọi là EF-S. Tất cả các máy EOS tầm thấp và tầm trung được sản xuất từ đó đều tương thích với cả EF và EF-S, nhưng không một máy phim nào tương thích với EF-S. Bạn phải luôn nhớ rằng thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích với tất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.
    Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụng cảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. Các máy ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hình nhỏ (subframe), máy phim 35 mm và máy KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khung hình tiêu chuẩn (full frame)
    Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đây là lý do vì sao có ký hiệu “S” – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế tạo các ống kính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.
    Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, từ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định hình ảnh, cả những ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S. Ống kính siêu rộng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM (tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USM một ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi.
    Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện tại cảm biến ảnh khổ rộng tương đương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi giá thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệt để sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? Vấn đề đầu tiên thì chẳng ai trả lời được, còn vấn đề thứ hai chỉ có chính bạn trả lời được mà thôi.

    -I.7. Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S?Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấm đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S.

    Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn là người mới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính nào đi nữa thì bất kỳ những gì bạn nhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên tấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có một vấn đề nên lưu tâm là hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khung hình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hình nhỏ).

    -I.8. Phân biệt ống kính EF và EF-S.

    Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy. Thân máy EF-S có một hình vuông trắng, khi lắp phải thẳng hàng với hình vuông trắng của ống kính EF-S. Các ống kính EF-S cũng có một vòng cao su phía đuôi gắn với thân máy, đây không phải là phớt chắn nước như của ống kính L, nhưng nó cũng giúp giảm lượng bụi vào thân máy, và theo hãng Canon. vòng cao su này giúp giảm thiểu các rủi ro nếu bạn cố gắng lắp một ống kính EF-S lên một thân máy chỉ dùng ống kính EF.

    -I.9. Ống kính EF-S và máy ảnh phim.
    Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36x24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trợ ống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm vào đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-S không thể tạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máy ảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đây cũng là máy ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực tế thì không vì máy ảnh APS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.

    -I.10. Đẽo gọt ống kính EF-S.
    Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (và dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháo phần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với các thân máy có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩn thì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên các máy EOS đời cũ như D30, D60 và 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EF-S 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va vào gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậy EF-S dù đã “chặt” bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).

    -I.11. Những ký hiệu ghi trên thân ống kính Mọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó. Khi bạn mua ống kính phải rất cẩn thận, hai ống kính tên có vẻ giống nhau nhưng có thể khác nhau một trời một vực kể cả giá tiền.
    Ví dụ:
    CANON LENS EF 28-80mm 1:3.5-5.6 Φ58mm
    EF- Ký hiệu ống kính dạng EF, chỉ thích hợp cho máy Canon EOS mà gần như không lắp được lên máy khác.
    28-80mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, trong trường hợp này có hai giá trị vì ống kính là đa tiêu cự có thể thay đổi giá trị từ 28mm ở góc rộng nhất đến 80mm ở góc hẹp nhất, những số này đo bằng milimét biểu thị góc thu hình của ống kính.
    1:3.5-5.6- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính đa tiêu cự có hai giá trị khẩu độ- f/3.5 và f/5.6, trên thực tế đây là ống kính giá rẻ khẩu độ lớn nhất là f/3.5 ở góc rộng nhất (28mm) nhưng khẩu độ lớn nhất chỉ còn là f/5.6 ở góc hẹp nhất (80mm), một ống kính tương đối chậm, nó không thể cho nhiều ánh sáng đi qua ngay cả khi đã mở hết cỡ.
    Không có ký hiệu loại động cơ lấy nét tự động, nghĩa là ống kính này sử dụng các động cơ thông thường (loại AFD hoặc loại siêu nhỏ- micromotor drive) chậm và ồn hơn so với động cơ siêu thanh (USM).
    Φ58mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 58mm lắp vừa trên ống kính này.
    CANON LENS EF 200mm 1:2.8L II USM. Ø72mm.
    EF- Ký hiệu ống kính dạng EF.
    200mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, có một giá trị vì ống kính là ống một tiêu cự.
    1:2.8- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính khá nhanh vì giá trị khẩu độ f/2.8 tương đối lớn, nhất là với ống kính 200mm.
    L- Chỉ loại ống kính dạng L “luxury” của Canon, nói chung đây là dạng ống kính tốt nhất của Canon, chúng được đánh dấu bằng đường viền đỏ trên đuôi ống.
    II- Chỉ phiên bản thứ hai của ống kính này với cùng các đặc tính tương tự.
    USM- nghĩa là ống kính này sử dụng động cơ siêu thanh (ultrasonic) để lấy nét. Các ống kính sử dụng USM không thuộc dòng L được đánh dấu bằng đường viền vàng trên đuôi ống. Thường thì các ống kính dòng L đều sử dụng USM nhưng chỉ có một viền đỏ (viền đỏ được ưu tiên và đừng mất thì giờ đi tìm ống kính có hai đường viền !)
    Φ72mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 72mm lắp vừa trên ống kính này.
    Last edited by COCKOO; 26-10-2009 at 12:15 PM.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  2. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  3. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    II. Các loại ống kính
    -II.1. Ống kính dòng L của Canon


    Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L “luxury”. Đây là dòng ống kính đắt nhất và chất lượng cao nhất của Canon được sơn một vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn các dòng ống kính không L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc sản xuất từ tinh thể fluorite (không phải từ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính aspheric nguyên khối hay từ thuỷ tinh đặc biệt có độ tán xạ thấp. Phần lớn ống kính L có chất lượng chế tạo rất tốt, có vỏ bằng kim loại, chống thấm nước và là các ống kính rất nhanh. Gần như tất cả các ống kính tiêu cự dài dòng L đều được sơn màu trắng. Ống kính dòng L có vẻ chỉ dành cho dân chuyên nghiệp vì vượt khỏi tầm tiền của nhiều người chơi ảnh nghiệp dư, chúng cho ra những bức ảnh tốt nhưng giá thành, trọng lượng và kích cỡ không khiêm tốn chút nào.

    Đương nhiên là không chỉ ống kính L mới cho ra những bức ảnh đẹp, nhiều ống kính khác cũng có chất lượng rất cao mà không cần đến những thấu kính fluorite tân kỳ, một số ống kính EF-S cho chất lượng ảnh gần tương đương dòng L tuy chỉ thiếu mỗi viền đỏ mà thôi.
    Lưu ý rằng chỉ mỗi Canon là đánh dấu bằng viền đỏ lên đuôi ống L, một số hãng khác cũng đánh đường viền này lên đuôi ống kính của mình nhưng chất lượng sản xuất không theo tiêu chuẩn ống kính dòng L.

    -II.2. Phân nhóm ống kính
    Canon chỉ chia hai nhóm ống kính có L và không L, nhưng những ống kính không L vô cùng đa dạng và đáp ứng đủ loại nhu cầu khác nhau. Theo đường không chính thức, ống kính được chia thành các loại sau:

    Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)

    Những ống kính nằm cuối nhóm này thuộc loại rẻ nhất, chất lượng thấp, chậm, ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo. Phần lớn ống kính bộ- 28-80, 28-90 với độ mở trong khoảng thông dụng 4.0-5.6 thuộc nhóm này, những ống kính này được sản xuất để bán với giá rẻ nhất có thể, chất lượng quang học không cao. Một ngoại lệ: ống kính 50mm 1.8 II, ngàm gắn bằng nhựa, chất lượng quang rất tốt dù giá rẻ. Những ống kính giá rẻ dễ nhận ra vì thân bằng nhựa, phẳng và thẳng, gần đây những ống kính này được in một vòng màu bạc (chrome) ở đuôi ống. Có thể Canon sản xuất nhiều loại ống kính này để dành cho thị trường đường phố, cửa hiệu tạp hoá, siêu thị…nơi mà chất lượng ảnh không được quan tâm như giá cả.

    Nhóm 2: Ống kính đa tiêu cự tầm trung (midrange zoom)

    Là những ống kính có chất lượng quang học, chất lượng chế tạo tốt hơn, ngàm gắn bằng kim loại và có in thước đo, loại này thường lắp USM để lấy nét, một số ống kính phổ biến của nhóm này: 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM and 100-300 4.5-5.6 USM. Chúng là những ống kính phổ thông dạng “tử tế” tuy chất lượng quang học không được pro, chụp tốt cả ở góc rộng. Những ống kính này được thiết kế khá tươm tất, vỏ ống được vuốt thuôn, vòng chỉnh tiêu cự phủ cao su chống trượt (không phải bằng nhựa trơn). Ống kính như loại 28-70 3.5-4.5 II và một số ống đa tiêu cự trước đây cũng có chất lượng quang học tốt dù không sử dụng USM nhưng khá nóng trên thị trường “đồ cổ”.

    Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)

    Canon từng bán nhiều ống loại này với chất lượng quang học và chất lượng chế tạo chấp nhận được (gắn động cơ lấy nét loại thường, ngàm gắn kim loại, có in thước đo) như 28mm 2.8 and 50mm 1.8 (loại ngàm kim loại), dù giá thấp và kết cấu không có gì đặc biệt nhưng chất lượng ảnh khá cao. Phần lớn các ống kính nhóm này đều thuộc dạng ống kính tiêu chuẩn, không có ống cực rộng, không có ống siêu dài, thiết kế thuộc thời đầu của máy ảnh EOS nên trông không sành điệu lắm và có vẻ không được Canon nâng cấp thêm.

    Nhóm 4: Ống kính “xịn” một tiêu cự (good primes)

    Những ống này có chất lượng quang học cao, kết cấu tốt nhưng không dùng các thấu kính giảm thiểu quang sai, không có tinh thể fluorite và cũng không có ký hiệu “L” lừng danh như ống kính dòng L, điển hình nhất là 85mm 1.8 và 100mm 2.8 macro. Phần lớn được lắp USM, vỏ ống kính được thiết kế bo tròn mềm mại. Đây là những ống kính chuyên nghiệp thực sự tuy không nổi đình đám như dòng L.

    Nhóm 5: Các ống kính đặc biệt (specialized)

    Dành cho một số rất ít người và chuyên biệt cho một mục đích nào đấy, ví dụ ống kính nghiêng TS-E, ống kính siêu cận cảnh MP-E65 hay các ống kính hồng ngoại, ống kính DO…

    II.3. Một số ống kính thường gặp.
    Những ống kính này đều dùng cho máy Canon, có loại đang sản xuất, có loại đã ngừng sản xuất, chúng đều là ống kính EF (trừ khi có đánh dấu EF-S riêng). Một số ống kính, nhất là loại siêu dài hay siêu rộng, sử dụng những kính lọc đặc biệt bằng gelatin lắp trong thân ống. Nhiều ống có in chữ MACRO nhưng chỉ một số ít là ống macro thứ thiệt (tỷ lệ phóng đại 1:1), riêng ống 50mm 2.5 Compact Macro cần bộ chuyển Life-Size để đạt tỷ lệ này.

    Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)

    Vỏ và ngàm gắn đều bằng nhựa (trừ 75-300 và 28-200 ngàm kim loại), không in thước đo. Những ống kính nhóm này dùng USM là loại USM rẻ tiền (micromotor USM) không phải USM dạng vòng và đánh dấu bằng một vạch vàng ở đuôi ống. Một số ống kính có đánh dấu bằng vạch màu bạc. Đa phần các ống kính nhóm này có thể chuyển chế độ sang lấy nét bằng tay, nhưng vòng lấy nét thường là khó sử dụng.
    EF-S 18-55 3.5-5.6, Ø58
    Ống kính bộ, chất lượng khá
    EF-S 18-55 3.5-5.6 USM, Ø58
    Chỉ bán ở Nhật
    EF-S 18-55 3.5-5.6 II, Ø58
    Cải tiến từ ống kính trên
    22-55mm 4.0-5.6 USM, Ø58
    28-105mm 4.0-5.6, Ø58
    28-105mm 4.0-5.6 USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6, Ø58
    28-200mm 3.5-5.6, Ø72
    28-200mm 3.5-5.6 USM, Ø72
    28-80mm 3.5-5.6, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 II, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 II USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 III, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 III USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 IV USM, Ø58
    28-80mm 3.5-5.6 V USM, Ø58
    28-90mm 4-5.6, Ø58
    28-90mm 4-5.6 USM, Ø58
    28-90mm 4-5.6 II, Ø58
    28-90mm 4-5.6 USM II, Ø58
    Đánh dấu bằng vòng màu bạc
    35-70mm 3.5-4.5 A, Ø52
    Không có vòng lấy nét tay
    35-80mm 4-5.6, Ø52
    35-80mm 4-5.6 PZ, Ø52
    35-80mm 4-5.6 II, Ø52
    35-80mm 4-5.6 III, Ø52
    35-80mm 4-5.6 USM, Ø52
    35-105mm 4.5-5.6 USM, Ø58
    38-76mm 4.5-5.6, Ø52
    55-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
    55-200mm 4.5-5.6 II USM, Ø52
    75-300mm 4-5.6, Ø58
    75-300mm 4-5.6, Ø58
    75-300mm 4-5.6 II, Ø58
    75-300mm 4-5.6 II USM, Ø58
    75-300mm 4-5.6 III, Ø58
    75-300mm 4-5.6 III USM, Ø58
    75-300mm 4-5.6 USM, Ø58
    80-200mm 4.5-5.6, Ø52
    80-200mm 4.5-5.6 II, Ø52
    80-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
    90-300mm 4.5-5.6, Ø58
    90-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
    100-200mm 4.5 A, Ø58
    Không có vòng lấy nét tay

    Nhóm 2- Các ống đa tiêu cự tầm trung

    Tất cả các ống kính này đều có ngàm gắn bằng kim loại, vỏ ngoài có thể làm theo kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp, nút chuyển lấy nét tự động- tay chậm và đôi khi khó sử dụng) hoặc kiểu mới (nhựa bóng đàn hồi, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự rộng, thường được phủ cao su chống trượt, có USM và chuyển AF/MF khá dễ)
    EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM, Ø77
    Ống này chứa các thấu kính bằng vật liệu UD, cho chất lượng ảnh cực tốt
    EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM, Ø67
    EF-S 17-55 2.8 IS USM, Ø77
    Một ống kính thú vị, chất lượng ảnh tương đương dòng L nhờ vật liệu thấu kính đặc biệt UD nhưng chất lượng chế tạo chỉ nhỉnh hơn ống phổ thông chút xíu và không bằng dòng L
    20-35mm 3.5-4.5 USM, Ø77
    24-85mm 3.5-4.5 USM, Ø67
    Có cả màu đen và bạc
    28-70mm 3.5-4.5, Ø52
    28-70mm 3.5-4.5 II, Ø52
    28-80mm 3.5-5.6 USM, Ø58
    Ngàm gắn bằng kim loại, đời cải tiến của ống này có ngàm gắn bằng nhựa
    28-105mm 3.5-4.5 “Macro” USM, Ø58
    28-105mm 3.5-4.5 II “Macro” USM, Ø58
    28-135mm 3.5-5.6 IS “Macro” USM, Ø72
    35-70mm 3.5-4.5, Ø52
    Vỏ ống kính làm theo kiểu cũ
    35-105mm 3.5-4.5 “Macro”, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    35-135mm 4-5.6 USM, Ø58
    50-200mm 3.5-4.5, Ø58
    Vỏ kiểu cũ
    70-210mm 3.5-4.5 USM, Ø58
    70-210mm 4 “Macro”, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
    Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM
    75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
    Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS
    100-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
    100-300mm 5.6 “Macro”, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy.

    Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
    Tất cả đều có vỏ kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp) trừ ống 50mm 1.8 mark II
    28mm 2.8, Ø52
    35mm 2, Ø52
    50mm 1.8, Ø52
    50mm 1.8 II, Ø52
    Ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo nhưng chất lượng quang học tương đương 50mm 1.8

    Nhóm 4- Ống kính “xịn” một tiêu cự
    Giống ống đa tiêu cự tầm trung, ống kính này có vỏ chế tạo theo cả kiểu cũ và kiểu mới.
    15mm 2.8 (ống kính mắt cá)
    Vỏ kiểu cũ
    20mm 2.8 USM, Ø72
    Vỏ kiểu mới
    24mm 2.8, Ø58
    Vỏ kiểu cũ
    28mm 1.8 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới
    50mm 1.4 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới
    50mm 2.5 Compact macro, Ø52
    Vỏ kiểu cũ , ống macro đạt tỷ lệ 1:1, 1:2 nếu có cơ cấu chuyển đổi
    EF-S 60mm 2.8 USM macro, Ø52
    Ống macro chuyên dụng duy nhất kiểu EF-S
    85mm 1.8 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới.
    100mm 2 USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới – dễ nhầm với ống kính 100mm 2.8, là một ống kính macro
    100mm 2.8 Macro, Ø52
    Vỏ kiểu cũ, ống macro chuyên dụng
    100mm 2.8 Macro USM, Ø58
    Vỏ kiểu mới, ống macro chuyên dụng
    135mm 2.8 SF, Ø52
    Vỏ kiểu cũ nhưng vòng lấy nét khá mềm mại.

    Nhóm 5- Các ống kính đặc biệt
    Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng.
    MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro
    Ống siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (tỷ lệ phóng đại 5:1)
    TS-E 24mm 3.5 L, Ø72
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
    TS-E 45mm 2.8, Ø72
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
    TS-E 90mm 2.8, 58
    Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
    EF 70-300 4.5-5.6 DO IS USM
    Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
    EF 400mm 4 DO IS USM
    Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây

    Nhóm 6- Ống kính dòng L
    Tất cả các ống kính dòng L đều dễ dàng nhận dạng với vạch đỏ trên ống và chữ “L” ghi cuối các ký hiệu kỹ thuật.
    Phần lớn các ống kính dòng L đều được chế tạo từ nhựa đen, bóng, nặng, bền hoặc từ kim loại sơn trắng. Những ống kính sản xuất gần đây (sau năm 1999) đều chống thấm nước kể cả các ống kính vỏ bằng nhựa đen. Chỉ có một số ít các ống kính L trước kia có vỏ chế tạo theo kiểu cũ, không tốt bằng dòng L sau này, nhưng chất lượng quang học không thua kém.
    Hầu hết các ống kính L đều to và nhanh, vì vậy khá đắt. Gần đây Canon có cho ra lò một số ống kính L dễ mua hơn, khẩu độ lớn nhất f/4 nên nhỏ, nhẹ và rẻ hơn ống f/2.8 tương đương. Tất cả các ống kính L đều là loại EF, không có ống kính L ngàm dạng EF-S.
    14mm 2.8 L USM
    24mm 1.4L USM
    16-35mm 2.8 L USM, Ø77
    16-35mm 2.8 L II USM, Ø82
    17-35mm 2.8 L USM, Ø77
    17-40mm 4 L USM, Ø77
    20-35mm 2.8 L, Ø72
    24-70mm 2.8 L USM, Ø77
    24-105mm 4 L IS USM, Ø77
    28-70mm 2.8 L USM “Macro”, Ø77
    28-80mm 2.8-4 L USM, Ø72
    28-300mm 3.5-5.6L IS USM, Ø77
    35mm 1.4 L USM, Ø72
    35-350mm 3.5-5.6 L USM, Ø72
    50mm 1 L USM, Ø72
    50mm 1.2 L USM, Ø72
    50-200mm 3.5-4.5 L, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    70-200mm 2.8 L USM, Ø77
    70-200mm 2.8 L IS USM, Ø77
    70-200mm 4 L USM, Ø67
    80-200mm 2.8L
    Vỏ kiểu cũ
    85mm 1.2 L USM, Ø72
    85mm 1.2 L USM II, Ø72
    100-300mm 5.6 L, Ø58
    Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77
    Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
    135mm 2 L USM, Ø72
    180mm 3.5 Macro L USM, Ø72
    Ống macro tỷ lệ 1:1
    200mm 1.8 L USM
    200mm 2.8 L USM, Ø72
    200mm 2.8 L II USM, Ø72
    300mm 2.8 L USM
    300mm 2.8 L IS USM
    300mm 4 L USM, Ø77
    300mm 4 L IS USM, Ø77
    400mm 2.8 L USM
    400mm 2.8 L II USM
    400mm 2.8L L IS USM
    400mm 5.6L USM
    500mm 4 L IS USM
    500mm 4.5 L USM
    600mm 4 L USM
    600mm 4 L USM II
    1200mm 5.6L USM

    -II.4. Ống kính bộ bán kèm thân máy
    Canon bán nhiều máy ảnh phổ thông giá cả khá hợp lý, hoặc chỉ có thân máy hoặc kèm theo ống kính, dây đeo và một số phụ kiện khác. Những bộ máy ảnh này có giá hấp dẫn và phần lớn người tiêu dùng hài lòng vì chúng thuận tiện và ống kính kèm theo khá rẻ. Những ống kính bán kèm này thường được gọi là ống kính bộ (kit lens), mặc dù chúng ta có thể mua rời nếu muốn.
    Không may là các ống kính bộ của máy ảnh bình dân được sản xuất nhằm mục tiêu rẻ nhất có thể, chất lượng quang học thường không cao nên tạo ra các bức ảnh không được sắc nét lắm và có độ tương phản thấp. Về hình thức, các ống kính này cũng có vẻ thô kệch hơn và đều là các ống kính chậm, không phù hợp lắm khi chụp trong môi trường thiếu sáng. Những đặc điểm này thấy rõ đối với nhiều hãng khác, ở các mức độ khác nhau chứ không chỉ là máy ảnh của Canon.
    Các ống kính bộ cũng có thể cho ra những bức ảnh tốt, nếu bạn không chụp ở góc rộng nhất hoặc khép khẩu độ nhỏ lại tới f/8 chẳng hạn thì có thể tăng độ nét cho bức ảnh.

    II.-5. Tạo sao một ống kính chất lượng lại đắt đến vậy?
    Ống kính là một sản phẩm rất phức tạp và vô cùng đắt cả trong khâu thiết kế lẫn chế tạo, mỗi bộ phận được gia công cực kỳ chính xác và được lắp ráp rất cẩn thận. Thấu kính được chế tạo từ các loại thuỷ tinh đặc biệt tinh khiết và rất đắt tiền. Các ống kính cao cấp không được bán nhiều như các ống kính rẻ tiền, vì vậy chúng lại càng đắt hơn, oái oăm thay, đây chính là các ống kính mà chúng ta thường thèm muốn.
    Các ống kính tầm giá 200 đến 300$ có vẻ quá khả năng của những người mới bắt đầu, nhưng chúng lại là hàng chợ đối với kẻ chuyên nghiệp. Những ống kính có chất lượng quang học tốt trị giá cả gia tài, vì vậy mà nhiếp ảnh thực sự là một thú vui khá tốn kém.
    (còn nữa)
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  4. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  5. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    III. Sự lựa chọn khó khăn
    III.1. Một ống kính tốt cho người mới bắt đầu.


    Điều này phụ thuộc mục đích chơi ảnh của bạn, tuy nhiên cũng có một số vấn đề nên cân nhắc:
    Trước khi bạn mua một ống kính nào đó, bạn phải chắc chắn là bạn muốn mua ống kính nào. Phần lớn các cửa hiệu đều chẳng quan tâm nếu bạn mang theo mình máy ảnh với một cuộn phim hoặc một tấm thẻ nhớ, chụp thử vài kiểu với vài ống kính (nên dùng chân máy hoặc có điểm tỳ), bạn có thể bị cằn nhằn đôi chút nhưng việc chụp thử này rất quan trọng đến quyết định lựa chọn của bạn.

    - Ống một tiêu cự rẻ tiền.
    Nếu bạn chủ yếu muốn học hỏi những kỹ năng chụp ảnh cơ bản và muốn chụp những bức ảnh có chất lượng tương đối thì ống kính đầu tiên bạn nên chọn là Canon 50mm 1.8. Đây là ống kính một tiêu cự rất nhanh. Về mặt kỹ thuật, chế tạo ống kính 50mm khá dễ dàng nên nó có cái giá rất hấp dẫn. Một ống kính Canon 50mm 1.8 mark II đời mới có giá chưa đến 75$.
    Ống kính này vừa rẻ, vừa chụp được những bức ảnh sắc nét lại có thể sử dụng trong điều kiện thiếu sáng mà không cần đến ánh sáng chói lọi của đèn flash. Bởi vậy những tấm ảnh chụp được trông tự nhiên hơn nhiều những tấm ảnh chụp bằng máy du lịch cả vì chúng sắc nét hơn cả vì chúng không bị bóp méo bằng ánh sáng nhân tạo của đèn flash, những tấm ảnh chụp bằng ánh sáng tự nhiên bao giờ trông cũng hấp dẫn hơn chụp bằng flash theo máy.
    Đương nhiên do đây là ống kính một tiêu cự nên bạn phải đi tới, đi lui để chụp được những bức hình như ý, đôi khi một số bức phải chụp ở góc rộng hoặc góc hẹp sẽ không thực hiện được, đây là nhược điểm chủ yếu.
    Lưu ý là Canon chế tạo hai đời ống kính này. Đời đầu không có các chữ số La mã nhưng có ngàm gắn bằng kim loại, có thước đo khoảng cách và loa che ống kính dạng kẹp (tuỳ chọn). Đời sau mark II có ngàm gắn bằng nhựa, không có thước đo và có loa che dạng xoay trông khá thô. Chất lượng quang học của hai ống kính này tương đương nhau. Canon còn bán ống kính 50mm 1.4 USM, về mặt quang học nhanh hơn và sử dụng USM lấy nét, nhưng về giá nó đắt hơn ống kính 50mm 1.8 khá nhiều.
    Nếu bạn sử dụng máy ảnh số có hệ số thu nhỏ (phần lớn các máy EOS cơ bản trừ số ít các dòng cao cấp) thì ống kính 50 mm này có thể ít hữu dụng hơn, vì nó làm việc giống ống kính có tiêu cự dài hơn khi lắp cho các máy ảnh này và góc nhìn của bạn bị thu hẹp lại. Trong trường hợp này ống kính 28mm 2.8 có thể là lựa chọn tốt hơn.
    Những ống kính đa tiêu cự phổ thông
    Nếu bạn coi trọng đến sự tiện lợi và chất lượng ảnh không phải là ưu tiên thì nên chọn ống kính đa tiêu cự giá rẻ, như là ống kính bộ bán kèm các máy ảnh phổ thông. Tuy nhiên không phải lúc nào những ống kính này cũng cho một chất lượng ảnh thấp, ngoại lệ có thể là ống kính EF-S 18-55 bán kèm các thân máy EOS 300/350/400 và Digital Rebel. Ống kính này dù khá rẻ nhưng không quá tồi, đặc biệt khi bạn sử dụng ở khẩu độ f/8 hoặc nhỏ hơn.
    Nếu bạn khá rủng rẻng và muốn sự tiện lợi của một ống kính đa tiêu cự thì bạn nên chọn các ống kính đa tiêu cự đã qua sử dụng đời cũ, nhiều ống kính dạng này có chất lượng khá tốt so với tầm tiền. Chẳng hạn bạn có thể mua ống kính ngàm kim loại 28-70 3.5-4.5 II qua sử dụng có giá xấp xỉ ống kính mới 28-80 toàn nhựa. Nếu bạn muốn có ống kính lấy nét USM êm ái bạn có thể cân nhắc ống 28-80 3.5-5.6 USM ngàm kim loại (không phải loại đời sau ngàm nhựa có đánh số La mã), một ống kính có chất lượng chế tạo giống hệt 28-105 3.5-4.5 USM. Hai ống kính cũng rất hợp lý tuy không còn được sản xuất và bạn phải tìm chúng trên thị trường đồ cũ là ống 35-135 4.0-5.6 USM và ống đời cũ 35-105 3.5-4.5. Nhược điểm chính của các ống này là chúng không đủ rộng khi lắp trên máy có hệ số thu nhỏ.
    Tóm lại bạn không cần phải quan tâm đến những cửa hàng xa xỉ bởi một ngân sách eo hẹp miễn là bạn không ngại hàng đã qua sử dụng.
    Ống kính đa tiêu cự tầm trung.
    Nếu bạn có ngân sách rộng rãi hơn thì nên cân nhắc đến nhóm ống kính đa tiêu cự tầm trung. Chẳng hạn, hai ống kính rất phổ biến của Canon 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM. Cả hai đều là các ống kính cứng cáp, đẹp, dù chất lượng quang học chưa phải đỉnh cao, cả hai đều nhanh, lấy nét êm nhờ USM, cả hai cùng đắt và nặng hơn các ống kính đa tiêu cự rẻ tiền, nhưng phần lớn dân chơi ảnh đều đủ khả năng mua chúng.
    Trong hai ống này, cái đầu có tiêu cự dài hơn chút ít, khá tốt khi cô lập đối tượng và thích hợp khi chụp chân dung, cái sau góc rộng hơn (góc thu hình khác nhau khá nhiều giữa ống 24 và 28mm) và rất thông dụng khi chụp du lịch. Ống 24-85 3.5-4.5 USM cũng rất hợp khi xài trên các dòng máy có hệ số thu nhỏ như 300D/Digital Rebel/Kiss Digital hay 10D.

    III.2. Một số ống kính EF và EF-S thông dụng.

    EF 16-35 2.8L USM và EF 17-35 2.8L USM :Một ống đời mới và một ống đời cũ, cả hai đều góc rộng, nhanh, chất lượng hạng chuyên nghiệp được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền.
    EF 17-40 4L USM: Phiên bản chậm hơn hai ống trên, phổ biến đối với dân nghiệp dư có tay nghề.
    EF-S 18-55 3.5-5.6: Khá tốt cho các chủ nhân của máy 300D/Digital Rebel, 350D/Rebel XT và 400D/Rebel XT, được bán kèm các máy Canon hạng phổ thông. Chất lượng ảnh tốt, giá phải chăng.
    EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM: Rất thông dụng đối với người dùng máy Canon cảm biến nhỏ, ống này cho chất lượng ảnh tốt cho cả vùng tiêu cự và được hỗ trợ bởi cơ cấu ổn định hình ảnh.
    EF 28mm 2.8: Ống kính góc rộng, nhẹ, giá phải chăng, phù hợp cho chụp phong cảnh và những thứ tương tự.
    EF 50mm 1.8 và EF 50mm 1.8 II: Ống kính nhanh, nhẹ, rất rẻ, rất tốt cho người mới bắt đầu và dân nghiệp dư hạng khá, cho ra những tấm ảnh nét một cách ngạc nhiên với giá phải chăng.
    EF 50mm 1.4 USM: Ống tiêu chuẩn đa năng, dùng cho cả nơi ánh sáng yếu. Ống này dùng USM không hỗ trợ việc lấy nét tay toàn phần
    EF 24-70 2.8L USM và EF 28-70 2.8L USM: Ống dòng L, đen, nặng, to, chất lượng cao. Đắt tiền và thông dụng đối với dân chụp ảnh đám cưới.
    EF 24-105 4L IS USM: Ống kính dòng L có cơ cấu ổn định hình ảnh, khá đắt và phổ biến đối với dân chụp dạo.
    EF 28-70 3.5-4.5 II: Ống đời cũ, khá rẻ, nổi tiếng vì chất lượng quang học dù giá thấp. Tuy nhiên việc dùng kính lọc trên ống này hơn khó khăn.
    EF 28-80 3.5-5.6 II-V, 28-90 4-5.6: Các ống kính cực rẻ của Canon, dùng theo bộ cho thân máy hạng thấp, chất lượng quang học kém.
    EF 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM và EF 28-105 3.5-4.5 USM II: Các ống kính trung bình cả về giá, kích cỡ và tốc độ, phổ biến cho giới nghiệp dư. Ống 24-85 đặc biệt thông dụng cho người xài máy cỡ APS và máy cảm biến nhỏ. Không nên lẫn lộn giữa 28-105 3.5-4.5 và người anh em rẻ và chậm của nó có độ mở 4-5.6
    EF 28-135 3.5-5.6 IS USM: Ống hạng trung, linh hoạt và thông dụng với cơ cấu ổn định hình ảnh cho việc chụp thiếu sáng.
    EF 85mm 1.8 USM: Ống một tiêu cự sắc nét và giá hấp dẫn, phù hợp cho chụp chân dung
    EF 100mm 2.8 Macro và EF 100mm 2.8 Macro USM: Các ống chụp cận cảnh cho tỷ lệ 1:1, hữu dụng cả cho chụp chân dung
    EF 70-200 2.8L USM và EF 70-200 2.8L IS USM: Ống dòng L, nặng, sơn trắng, được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền
    EF 70-200 4L USM: Chậm hơn và nhẹ hơn các ống 2.8L. Một món hời đối với nhiều nhiếp ảnh gia và thông dụng cho dân nghiệp dư hạng khá.
    EF 70-300mm 4-5.6 IS USM: Một ống kính thông dụng hài hoà cho cả kích cỡ, sự thuận tiện và chất lượng ảnh, ảnh nét hơn so với ống 75-300 trước đó, cơ cấu ổn định hình ảnh rất tốt. Không nên lẫn lộn với các ống kính giảm thiểu quang sai DO là những ống rất đắt.
    EF 75-300 4-5.6: Thông dụng với dòng ống kính tiêu cự dài giá thấp. Phổ biến trong dòng ống kính giá rẻ nhưng chất lượng quang học thấp.
    EF 1200mm 5.6L USM: Một ống kính tiêu cự dài, kích cỡ khổng lồ, vô cùng đắt, không thông dụng chút nào nhưng luôn nổi bật trong các quảng cáo của Canon. Hãng thậm chí sẵn lòng chế tạo đơn chiếc theo yêu cầu nếu có tiền đặt trước, giá của nó tương đương một chiếc xe hơi sang trọng.
    Nếu bạn cần đến tiêu cự này có lẽ nên dùng 600mm 4L IS USM với đoạn nối 2x cho dù bạn phải xài thân máy EOS 1V, 1D, 1Ds hoặc 3 mới lấy nét tự động được.

    III.3. Các ống kính lai.

    Cho dù Canon có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ chống lại các hãng sản xuất ống kính khác thì nhiều người vẫn lấy làm hài lòng với các ống kính sản xuất bởi Tamron, Tokina hay Sigma. Một lý do hấp dẫn, ống kính do các hãng độc lập chế tạo luôn luôn rẻ hơn nhiều nhiều các ống kính tương đương của Canon.
    Vậy bạn có nên mua ống kính của các hãng độc lập? Đây rõ ràng không phải là câu hỏi yes/no thuần tuý và đơn giản, nó ẩn chứa nhiều vấn đề.
    Tiết kiệm được nhiều tiền chính là yếu tố hấp dẫn nhất, đặc biệt khi bạn đang tìm kiếm một ống kính đa tiêu cự chất lượng và nhanh.
    Lưu ý rằng những ống kính rẻ theo nghĩa giá tiền chứ không phải là chất lượng quang học. Chênh lệch giá giữa ống kính Canon và ống kính lai không lớn đối với các ống kính siêu rẻ, vì vậy không khác biệt mấy nếu bạn chọn giữa hai loại ống kính này. Các nhà sản xuất ống kính độc lập đưa ra rất nhiều chủng loại sản phẩm cho nhiều nhu cầu khác nhau. Thông thường, nếu bạn cân nhắc đến các ống kính lai thì nên lưu ý đến dòng sản phẩm cao cấp chứ không nên theo nhóm phổ thông. Nói chung, ống kính Canon thường giữ giá tốt hơn so với ống kính lai, điều này bạn cần biết nếu muốn bán lại ống kính trong tương lai gần. Những nhà phân phối dường như cũng nhiệt tình hơn khi giới thiệu các ống kính lai, có thể vì họ nhận được tiền hoa hồng tốt hơn, vì vậy đừng bị họ làm bối rối, chưa chắc những lời khuyên của họ là vì lợi ích của bạn.
    Mua ống kính Canon là sự đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được tất cả các máy ảnh EOS hỗ trợ. Tuy vậy, Tamron cũng rất thích hợp với các thân máy EOS. Bạn luôn phải thử trên máy của mình và luôn tự nhủ rằng những ống kính này không nhất thiết phù hợp với các thân máy EOS trong tương lai.
    Một số ống kính Sigma cũ không tương thích hoàn toàn với các thân máy EOS hiện đại, chúng lắp vừa với thân máy nhưng hệ thống điện tử không làm việc, vì vậy máy ảnh của bạn bị khoá lại khi nhất nút chụp. Nếu vớ được ống kính loại này, bạn nên liên hệ với nhà sản xuất xem có thể sửa chữa được không, các ống kính này tuy không làm hỏng thân máy nhưng nó làm máy ảnh tạm thời bị khoá và tắt nguồn.
    Chất lượng của các sản phẩm Sigma cũng rất mâu thuẫn. Một điều tra nhanh trên mạng cho thấy rất nhiều than phiền từ các chủ nhân của ống Sigma, các ống kính Sigma mới thì có vẻ cứng cáp hơn.
    Nhiều ống kính của Tokina có vỏ bằng kim loại, khá bền nhưng cũng khá nặng khi mang theo người.
    Canon đưa ra nhiều ống kính lấy nét bằng USM và hỗ trợ lấy nét tay toàn phần, phần lớn ống kính lai không có chức năng này.
    Về hoạt động cũng có vài điểm khác, chẳng hạn một số ống kính lai có vòng lấy nét hoặc vòng chỉnh tiêu cự quay ngược chiều với chiều thường thấy của ống Canon.
    Rất khó để tìm các số liệu so sánh hữu dụng, bạn có thể tìm được điểm đánh giá trên một số site như Photodo, nhưng chỉ có một cách chắc chắn nhất là tự mình thử các ống kính này xem chúng có đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không. Câu hỏi như “Liệu ống kính xyz 2.8 Tokina có tốt hơn ống kính xyz2.8 của Canon hay không?” dường như không bao giờ có cầu trả lời xác đáng, vì phần lớn người dùng không mua cả hai ống kính này và cùng thử chúng!.
    Một số ống kính lai rất nổi tiếng. Ví dụ, Tamron 90mm macro nổi tiếng vì chất lượng ảnh với giá cả thấp hơn đáng kể ống kính Canon 100mm macro hoặc Sigma bán ống mắt cá 8mm mà Canon không có.
    Nhưng yếu tố quyết định nhất luôn luôn là tiền, rồi thì bạn mới cân nhắc đến những lợi ích khác như giá đầu tư thấp, độ bền cơ học, khả năng tương thích, giao diện người dùng và chất lượng quang học.

    III.4. Tại sao trên máy ảnh dSLR lại không có ống kính chỉnh tiêu cự bằng động cơ với nút chỉnh trên thân máy?

    Vì đây không còn là máy ngắm- chụp nữa, những ống kính có môtơ kiểu này chỉ thích hợp cho dòng máy du lịch, với thị trường các máy dSLR thay được ống kính thì khác.
    Tất cả các ống kính Canon EF đa tiêu cự đều chỉnh tiêu cự bằng tay, tức là bạn phải hoặc xoay vòng chỉnh (hai chạm) hoặc đẩy ống kính ra vào (zoom đẩy). Phần lớn người dùng đều cảm thấy điều chỉnh theo cách này nhanh và chính xác hơn so với cách chỉnh bằng mô tơ điện trên các máy ngắm- chụp.
    Canon từng bán loại ống kính chỉnh tiêu cự bằng mô tơ cho máy ảnh EOS trong thời gian ngắn, ví dụ như ống kính Canon EF 35-80 4-5.6 PZ (Power Zoom) vỏ nhựa và chất lượng quang học thấp, thân ống kính có hai nút nhấn cho phép bạn chỉnh vị trí tiêu cự.

    III.5. Sự khác biệt giữa các ống kính Canon 28-105mm

    Canon đã và đang bán nhiều ống kính có khoảng tiêu cự 28-105mm
    28-105mm 3.5-4.5 USM, có hình bông hoa: Phiên bản đầu tiên của dòng ống kính rất phổ biến này, ra đời đầu những năm 1990, một ống đa tiêu cự tầm trung, chất lượng quang học tốt, nhanh và lấy nét bằng USM êm ái. Phiên bản mark I với biểu tượng bông hoa trên thân ống kính có 5 tấm thép mắt mèo tạo thành lỗ mở sáng, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa.
    28-105mm 3.5-4.5 USM, biểu tượng “MACRO”: Phiên bản thứ hai tuy chưa bao giờ được chính thức công nhận như vậy. Khá giống phiên bản đầu tiên ngoại trừ biểu tượng “MACRO” thay cho bông hoa, ống này có 7 lá thép mắt mèo, về lý thuyết cho một phông nền mềm mại hơn, làm mờ đi hậu cảnh, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa.
    28-105mm 3.5-4.5 USM II: Được công nhận chính thức là phiên bản thứ hai với ký hiệu “II”, theo Canon phiên bản này và phiên bản đầu tiên có chất lượng quang học giống nhau. Tuy nhiên phiên bản II hơi khác về kiểu dáng ngoài và trông có vẻ chắc chắn hơn. Canon Malaysia thì thông báo là các cơ cấu chỉnh tiêu cự được nâng cấp từ nhựa thành kim loại, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện cũng không sản xuất nữa.
    28-105mm 4-5.6 USM: Ống kính hạng rẻ, xuất hiện năm 2002. Rất khác, rất thua kém các ống kính trên. Phần lớn được làm từ nhựa, kể cả ngàm gắn, chất lượng quang học thấp. Ống kính này dễ dàng nhận dạng vì có vạch bạc (chrome) ở đuôi ống. Thú vị ở chỗ nó có USM và hỗ trợ lấy nét hoàn toàn bằng tay. Một ống kính bình dân, không so được với 28-105 3.5-4.5 USM II.
    Nói chung thì bạn nên cẩn thận khi mua dòng ống kính 28-105, phải kiểm tra cho kỹ khẩu độ của ống kính để phân biệt chúng với nhau.

    III.6. Có nên mua các ống kính như Canon 28-200, Tamron 28-200 hay Sigma 28-300 (và các dòng ống kính miền tiêu cự rộng tương tự)?


    Vấn đề này rất phổ biến những năm 90 khi những ống kính này chiếm lĩnh thị trường bởi sự thuận tiện của nó vì bao gồm vùng tiêu cự rất rộng. Không may, các ống kính này khá to và nặng, quan trọng nhất là chất lượng quang học của chúng gây thất vọng lớn. Rất khó để chế tạo một ống kính đa tiêu cự sắc nét, đặc biệt với vùng tiêu cự rộng như các ống kính này, các ống kính này chậm, khẩu độ tối đa nhỏ, chúng cũng gây ra hiện tượng méo hình, khiến các hình vuông và tam giác như lồi ra, rất xấu khi chụp các công trình.
    Nếu bạn chụp ảnh 4x6 thì những nhược điểm này chấp nhận được, nhưng nếu bạn muốn phóng lớn tấm hình ra thì sẽ thất vọng hoàn toàn- không có điểm lấy nét nào thực sự sắc nét cả!. Do là các ống kính chậm nên bạn sẽ thấy rằng bất kỳ tấm ảnh chụp tầm xa nào đều sẽ bị mờ trừ khi bạn dùng chân máy hoặc flash. Cuối cùng, sử dụng các ống kính tiêu cự dài đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định, ví dụ bạn không thể cầm máy bằng tay không để chụp với ống kính 300mm, nếu cố gắng và không dùng flash mạnh bạn sẽ thu được những tấm ảnh mờ mịt.
    Nói chung, các ống kính 28-200 và 28-300 luôn bị những hạn chế rất lớn về quang học, những hạn chế khiến giá trị của chúng bị suy giảm, đặc biệt ở vùng tiêu cự 200-300 mm.
    Chỉ có hai ống kính với miền tiêu cự lớn có chất lượng quang học tương đối chấp nhận được là Canon 35-350 3.5-5.6L và Canon 28-300 3.5-5.6L IS. Tuy nhiên cả hai đều là những ống kính rất lớn và mắc tiền, không hề phù hợp với dân chập chững vào nghề.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  6. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  7. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    III.7. Những ống kính chất lượng khá, tiêu cự dài của Canon.

    Canon chế tạo những ống kính tiêu cự dài rất đối lập: hoặc loại rất chậm, rất rẻ và chất lượng thấp hoặc loại rất nhanh, rất đắt và chất lượng rất cao. Ống kính 70-300 4.5-5.6 IS USM là chiếc có thể nên cân nhắc đầu tiên. Canon chưa hề sản xuất bất kỳ ống kính một tiêu cự cỡ dài nào với chất lượng tầm tầm, tất cả các ống kính một tiêu cự dài hơn 135 mm đều là dòng L.
    Một số ống kính Canon trong khoảng tiêu cự 75 đến 300 mm (chỉ khác nhau chút đỉnh) như:
    75-300 4-5.6
    75-300 4-5.6 USM
    75-300 4-5.6 II
    75-300 4-5.6 II USM
    75-300 4-5.6 III
    75-300 4-5.6 III USM
    Tất cả số này đều có chất lượng quang học như nhau, chỉ khác chút xíu vẻ bên ngoài (ví dụ phiên bản mark III có một vạch bạc ở đuôi chỉ để gây ấn tượng cho người mua) và động cơ lấy nét. Tất cả đều có giá không đắt lắm nhưng chất lượng quang học cũng chỉ kha khá. Ở góc rộng nhất (75mm) chúng không quá tồi, nhưng ở góc hẹp nhất (200-300mm) ảnh có xu hướng bị mờ. Muốn tăng chất lượng ảnh bạn phải khép khẩu nhỏ hơn f/8 hoặc f/11 và điều này đòi hỏi một tốc độ chụp chậm hơn.
    Các ống kính 75-300 USM có mô tơ lấy nét USM dạng siêu nhỏ và không hỗ trợ canh nét tay toàn phần (FTM- full time manual), những ống còn lại dùng mô tơ chậm và ồn hoặc chỉ dùng động cơ một chiều. Tuy giá không cao nhưng nhóm ống kính này đều có ngàm gắn kim loại nhưng không in thước đo, các ống kính này còn một bất tiện nữa khi lắp kính lọc phân cực vì vòng xoay lấy nét lắp ở đầu ống.
    75-300 4-5.6 IS USM: Một ống kính đáng kể trong dòng 75-300 có ổn định hình ảnh, đây là ống kính đầu tiên lắp ổn định hình ảnh của Canon, tuy vậy, chất lượng quang học chỉ tầm tầm như các ống 75-300 khác.
    70-300 4.5-5.6 IS USM: Không nên nhầm với ống rẻ tiền hơn là 75-300 hay với ống mắc hơn có thấu kính DO tuy cùng tên gọi. Ống này có chất lượng quang học khá, có ổn định hình ảnh và khá tốt cho dân nghiệp dư tay nghề cao. Ống không được nét như 100-300 5.6L, nhưng hệ thống ổn định hình ảnh khiến sử dụng ống thuận tiện hơn.
    70-300 4.5-5.6 DO IS USM: Một ống kính khá hiếm và là ống kính đầu tiên sử dụng các thấu kính nhiễu xạ (DO), công nghệ này khiến ống kính nhỏ và nhẹ hơn các ống bình thường. 70-300 DO ngắn hơn đáng kể so với người anh em 75-300 và được trang bị ổn định hình ảnh, tuy nhiên nó chẳng rẻ chút nào và bạn không nên lẫn nó với các ống không có DO.
    90-300 4-5.6 USM: Ống này có màn trình diễn khá giống ống 75-300 rẻ tiền, chỉ có điều miền tiêu cự bắt đầu từ 90mm. Có lắp USM nhưng là loại siêu nhỏ (micromotor) nên không hỗ trợ canh nét tay toàn phần.
    100-300 4.5-5.6 USM: Xét về chất lượng chế tạo và diện mạo vật lý, ống này bằng vai với 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM, một ống kính chắc chắn, nhanh, lấy nét bằng USM dạng vòng hẳn hoi, hỗ trợ canh nét hoàn toàn bằng tay, không bị xoay đầu ống khi lấy nét và có in thước đo tỷ lệ. Ống này nét hơn 75-300 một chút xíu ở tiêu cự dài nhất, tuy nhiều người cho rằng chẳng có khác biệt nào cả!. Về cơ bản 100-300 USM cho bạn tốc độ lấy nét nhanh và thuận tiện thao tác hơn dòng 75-300 nhưng chất lượng quang học thì chưa có cải tiến, bạn cũng bị mất 25 mm tiêu cự và một nửa khẩu độ ở tiêu cự ngắn.
    70-210/3.5-4.5 USM: Tiền thân của 100-300 4.5-5.6 USM, giống hệt kích cỡ, kết cấu và chất lượng quang học chỉ khác về vùng tiêu cự thôi.
    100-300 5.6L: Một ống kính cũ, hiện không còn sản xuất nữa. Một ống kính khá hấp dẫn, trong khi đây rõ ràng là ống kính dòng L với thấu kính fluorite và thấu kính UD thì nó lại không được cơ bắp lắm như các ống kính dòng L hiện nay. Ống này dùng mô tơ lấy nét kiểu AFD chậm và ồn, ống có nút chuyển giữa lấy nét tự động và lấy nét tay khá bất tiện (vì độ nghiêng thấp) và tỷ mẩn (khó trượt). Vòng lấy nét tay như bị vướng sạn khi xoay. Tuy thế chất lượng quang học tốt hơn nhiều loạt ống 75-300 và 100-300 USM, vì vậy nếu không quan tâm lắm đến khẩu độ tối đa chỉ 5.6 và mô tơ lấy nét vừa ồn vừa chậm thì đây có lẽ là lựa chọn tốt cho túi tiền vừa phải.
    50-200/3.5-4.5 L: Giống 100-300 5.6 L, đây là thế hệ ống kính ngàm EF đầu tiền dòng L, chất lượng quang học y như ống L hiện nay nhưng độ cường tráng không bằng, chỉnh tiêu cự bằng cơ cấu kéo- đẩy. Một ống kính không hề tồi, nhưng có lẽ vẫn thua 70-200 4L USM, một ống kính không đắt lắm mà vẫn có chất lượng chế tạo tốt và USM êm ái.
    70-200 4L USM: Nhỏ hơn và nhẹ hơn so với ông anh 70-200 2.8L USM dành cho dân chuyên nghiệp, một món hời cho dân dùng EOS. Đắt hơn ba lần so với các ống kính phổ thông nhưng cứng cáp hơn, lấy nét nhanh hơn vì USM, có FTM (full-time manual), quan trọng nhất là chất lượng quang học tốt hơn nhiều. Ống này to và nặng hơn các ống phổ thông nhưng là lựa chọn đáng giá nếu bạn không cố được lên 2.8L. Ống không dùng kính lọc 77mm to tướng như dòng 2.8L mà dùng loại 67mm giống 24-85 3.5-4.5 USM. Hơi đáng tiếc là rất ít ống kính Canon khác dùng kính lọc đường kính loại này.
    80-200 4.5-5.6
    80-200 4.5-5.6 USM
    80-200 4.5-5.6 II: Ống kính vỏ nhựa, tương tự 28-80, tuy vậy rất nhẹ và cơ động, nếu bạn muốn một ống kính không quá đắt và không bao giờ phóng ảnh quá cỡ một bưu thiết thì đây là lựa chọn hữu ích.
    100-300 5.6: Chất lượng chế tạo gần được như 100-300 5.6L, một ống kính kiểu cũ có tất cả các nhược điểm của 5.6L nhưng lại không có chất lượng quang học như ống L

    III.8. Ống kính chụp chim hoang dã

    Việc chụp ảnh thú hoang nhỏ, nhanh là một lĩnh vực rất khó và đòi hỏi những ống kính rất đắt tiền. Các ống kính 500 đến 600 mm thường được dùng trong trường hợp này, kể cả ống 100-300 thông dụng của bạn cũng không đủ dài để có được những bức ảnh đẹp. Khó một nỗi, các ống dài hơn 300mm rất đắt và cũng rất nặng. Thực tế khá phũ phàng, bạn có thể có được những bức ảnh khá với ống 100-300 chụp thú cảnh nuôi trong nhà chứ khó với được tới các bức ảnh ấn tượng in trong sách về động vật hoang hay trong các tờ lịch- những con chim bé tí đầy cả khung hình. Bạn luôn phải chụp ở 300mm và sau đó cắt đi toàn bộ phần bao quanh và rồi chất lượng tấm ảnh giảm rõ rệt.
    Nếu bạn thực sự hứng thú với lĩnh vực này với ngân sách eo hẹp thì nên nghĩ đến ống kính cũ, chỉ lấy nét bằng tay. Những ống kính dài đã qua sử dụng, lấy nét tay rẻ hơn khá nhiều so với các ống lấy nét tự động.

    III.9. Ống kính cho ảnh thể thao

    Lĩnh vực này cũng khá giống lĩnh vực trên. Thách thức của ảnh thể thao và ảnh hành động nằm ở hai điểm: bản chất tự nhiên của loại ảnh này chủ đề thường di chuyển rất nhanh và luôn luôn có khoảng cách lớn giữa đối tượng và máy ảnh.
    Giải quyết vấn đề đầu tiên, ống kính phải rất nhẹ, sử dụng flash hoặc phim độ nhạy cao nhưng điều này chứa đầy mâu thuẫn: ống kính nhanh thì thường to, nặng và đắt, tăng ISO thì tấm ảnh lại sạn và chất lượng thấp, dùng flash thì đôi khi không đáp ứng được yêu cầu nhất là khi đối tượng quá xa máy ảnh.
    Vấn đề thứ hai đòi hỏi phải dùng ống kính dài, nhưng hầu hết các ống kính dài lấy nét tự động kha khá một chút thì lại chậm- chúng không lấy được nhiều ánh sáng, điều này làm vấn đề đầu tiên trở nên nan giải hơn.
    Tất nhiên, đôi khi cả hai vấn đề trên đều trở nên dễ thở hơn, chẳng hạn nếu bạn chụp một trận bóng rổ mà bạn ở ngay gần sân đấu, vì sân bóng rổ khá nhỏ nên bạn có thể xài flash (nếu được cho phép) và không cần đến ống kính quá dài.
    Dù sao thì các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn phải dựa vào các ống kính nhanh, một sản phẩm mà dân nghiệp dư ít khi với tới được vì quá đắt. Những ống kính tiêu cự dài nhanh, đặc biệt là loại đa tiêu cự nhanh thì vô cùng đắt. Mọi lựa chọn đều có những điểm dở của nó:
    Ống kính nhanh. Hãy kiếm một ống kính nhanh nhất mà bạn có thể (độ mở tối đa là lớn nhất có thể), 70-200 2.8 khá tốt để chụp bóng rổ, 75-300 4-5.6 thì có lẽ không, vì ngay khi mở hết cỡ bạn vẫn cần tốc độ rất chậm gây ra các phần ảnh mờ không mong muốn.
    Ống kính tiêu cự dài. Bạn sẽ cần một ống kính dài trừ khi bạn muốn và có thể áp sát chủ đề, chẳng hạn không cần ống kính dài nếu chụp một ván trượt trên đường phố, nhưng nếu chụp bóng đá thì lại khác.
    Cắt bớt. Bạn có thể tạo hiệu quả khá giống ống kính dài bằng cách cắt bớt những phần thừa của ảnh, thủ thuật này phóng to ảnh lên và dĩ nhiên là cũng phóng to các yếu điểm như sạn, hạt do độ phân giải thấp.
    Hệ thống ổn định hình ảnh. Hữu dụng để giảm thiểu sự rung của máy ảnh nhưng chẳng có giá trị gì trong việc bắt chết một khoảnh khắc của một đối tượng đang chuyển động.
    Đèn flash. Hiệu quả trong cả việc mô tả cũng như “bắt chết”, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng được sử dụng nó.
    Độ nhạy phim/ISO. Tăng ISO là cần thiết để tăng tốc độ chụp, mặt trái của nó là giảm chất lượng ảnh.
    Thân máy lấy nét nhanh. Một thân máy chuyên nghiệp như dòng EOS 1 có thể khoá cứng tiêu cự rất nhanh và chính xác, giảm thiểu thời gian trễ từ lúc bấm máy đến lúc ghi hình. Một thân máy phổ thông khó thực hiện điều này nên cũng khó tạo ra những bức hình hoàn hảo.
    Mô tơ lấy nét nhanh. USM dạng vòng của Canon lấy nét cực nhanh, trong khi dạng AFD thì chậm hơn. Một ống kính với mô tơ lấy nét nhanh luôn tạo ra sự khác biệt giữa các bức ảnh đạt và không đạt.
    Tóm lại, nếu bạn định gắn ống kính phổ thông 75-300 4-5.6 lên thân máy thì đừng hy vọng sẽ có được các bức ảnh như trong tạp chí thể thao. Điều này không có nghĩa là bạn không thể tạo ra các bức ảnh như vậy với thiết bị trên mà chỉ có ý rằng để tạo ra các bức ảnh như vậy là thử thách vô cùng lớn, nó đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và cả sự may mắn chộp được những khoảnh khắc hiếm hoi. Nói chung bạn sẽ phải đối mặt với nào là đối tượng chụp bị mờ, nào là độ nét và tương phản thấp nếu sử dụng các ống kính tiêu cự dài phổ thông.

    III.10. Ống kính gương, một cách rẻ tiền để có tiêu cự dài !.

    Một số hãng độc lập chế tạo các ống kính gương, được biết cả dưới cái tên ống kính khúc xạ thấp (catadioptric). Những ống kính này dùng thêm một cặp gương phản chiếu để hướng ánh sáng bổ sung cho các thấu kính bình thường khác. Ưu điểm của các ống kính này là rẻ hơn, nhẹ hơn và ngắn hơn các ống kính bình thường khác có cùng tiêu cự. Ống kính gương tiêu cự 500mm đến 1000mm không hiếm, các nhà sản xuất của Nga cho ra rất nhiều ống loại này.
    Khổ nỗi, ống kính gương có nhiều điểm bất tiện. Thứ nhất nó chỉ có thể lấy nét tay. Thứ hai, nó là các ống kính chậm, khẩu độ chỉ khoảng f/8. Thứ ba, nó không có các lá kim loại mắt mèo, nên chỉ có cách chỉnh thời chụp bằng cách chỉnh tốc độ, độ nhạy phim hay bằng … kính lọc. Thứ tư, gương phản chiếu thường gây hiệu ứng tạo ra các vòng tròn hoặc dẹt quanh các điểm sáng ở vùng không được canh nét, hiệu ứng này có thể gây sao nhãng việc xem ảnh. Thứ năm, chất lượng quang học không cao, rất khó chụp được chim chóc cho ra hồn.
    Rốt cuộc, ống kính này chỉ thu hút sự chú ý của ngân sách eo hẹp mà thôi, nó có quá nhiều hạn chế. Phương án xài ống kính lấy nét tay (đã qua sử dụng), chế cho vừa máy ảnh của bạn hoặc xài một thân máy lấy nét tay có lẽ hợp lý hơn. Suy cho cùng, nhiếp ảnh vẫn là một thú chơi đắt tiền !.

    III.11. Ống kính cận cảnh và ống kính có khắc chữ “MACRO”

    Mắt người chỉ có thể nhìn rõ trong một khoảng cách nhất định (thay đổi theo tuổi tác), khoảng cách có thể lấy nét của các ống kính cũng khác nhau. Đa phần các ống kính đều được thiết kế để lấy nét trong khoảng 1 m hoặc 2 m, với ống kính tiêu cự dài khoảng cách lấy nét tối thiểu còn lớn hơn cả giá trị trên.
    Đặc điểm này báo hại bạn khi muốn chụp các bông hoa ở khoảng cách cực gần, lúc này bạn cần khoảng lấy tiêu cự ngắn hơn nữa. Cơ bản thì bạn luôn muốn làm đầy cả khung hình với các cánh hoa, một khái niệm mới xuất hiện- hệ số phóng đại. Thường thì ảnh macro thực sự là các tấm ảnh tỷ lệ 1:1 hay nhỏ hơn. Nói cách khác ống kính với hệ số phóng đại 1:1 có thể chụp một vùng nhỏ bằng đúng cỡ của khung hình, với phim 35mm vùng này có kích thước 24x36mm. Đôi khi hệ số phóng đại được ghi theo dạng thập phân như 0.25x hoặc 1.0x
    Các nhà sản xuất ống kính thường phóng khoáng ghi thêm chữ “MACRO” lên ống kính như một thủ thuật bán hàng vậy. Một ống kính với chữ “MACRO” hầu như chẳng có ý nghĩa gì, bạn phải xem kỹ đặc tính của ống. Nếu ống kính có thể chụp với tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 thì đó thực sự là một ống macro, phù hợp để chụp cận cảnh, vài ống được thiết kế để có thể chụp các đối tưởng phẳng, dẹt như một con tem mà không gặp trở ngại gì về canh nét. Những ống kính chỉ đạt tỷ lệ cỡ 1:4 không thể cho các bức ảnh cận cảnh thực sự.
    Các ống kính macro thường có chất lượng quang học cao hơn và giá cũng cao hơn các ống thường, chúng có thể chụp các đối tượng nhỏ, phẳng, dẹt. Đây cũng là lựa chọn tốt kể cả khi bạn không chụp cận cảnh nhiều, vì bạn luôn có thể dùng chúng cho các mục đích nhiếp ảnh thông thường khác mà còn lợi hại ở chỗ các ống kính này lấy nét được gần hơn các ống kính khác.

    III.12. Ống kính chụp chân dung

    Bất kỳ ống kính nào cũng có thể chụp chân dung, tuy nhiên kết quả khác nhau nhiều phụ thuộc vào chiều dài tiêu cự của chúng.
    Khi bạn chụp bán thân, khoảng cách từ bạn đến mẫu phụ thuộc chiều dài tiêu cự, ống kính góc rộng khiến bạn phải đứng gần mẫu hơn, ống kính tiêu cự dài thì ngược lại, bạn phải đứng xa mẫu hơn.
    Khoảng cách này ảnh hưởng đến sự phối cảnh, hãy thử nghiệm mà không cần máy ảnh, nếu bạn đứng thật gần ai đó, bạn sẽ thấy mũi bị nổi bật nhất, trán như bị nghiêng đi, nếu đứng ra xa thì mặt trông phẳng lại. Một sự biến dạng nhẹ trên gương mặt có thể khiến gương mặt trông như được tôn thêm vẻ kiêu ngạo, quan cách, nhưng thực tế ống kính góc rộng thường cho ra những bức hình chân dung tức cười và kỳ cục.
    Nhiếp ảnh gia chân dùng thường xài ống kính tiêu cự 85 đến 135mm để chụp bán thân tuỳ từng mục đích. Một số nhiếp ảnh gia thời trang dùng ống 200 đến 300mm để mô tả hiệu ứng dẹt, phẳng. Bạn có thể dùng ống 50mm hoặc ngắn hơn nhưng chúng thường làm biến dạng gương mặt, ống kính loại này lại khá thích hợp khi chụp toàn thân hoặc ngang lưng.
    Canon có một số ống kính thông thường cho chụp chân dung, ống 85mm 1.8, nhẹ và nét, ống 135mm 2.8 SF, có chức năng tiêu điểm mềm (soft focus) cho ra những tấm ảnh mềm mại.
    Lưu ý là chiều dài tiêu cự đưa ra ở đây là cho máy phim 35mm, nếu bạn xài máy APS hoặc máy khung hình nhỏ, chiều dài tiêu cự tương ứng phải nhỏ đi. Ống kính 50mm hơn ngắn khi chụp chân dung nếu lắp trên máy 35mm, nhưng nếu lắp trên máy EOS 10D nó hoạt động như ống 80mm lắp trên máy phim vậy.

    III.13. Ống kính mắt cá (fisheye lens).

    Đa phần ống kính đều được thiết kế để biến một khung cảnh lên trên một mặt phẳng của khung hình, vì vậy nó luôn chuyển chính xác những đường thẳng song song vẫn thẳng, vẫn song song trên tấm ảnh cuối cùng. Đây là một bí quyết trong công nghệ sản xuất ống kính vì các hệ thống quang học thông thường luôn chuyển các đối tượng lên trên các mặt cầu (như nhãn cầu của mắt người vậy). Yêu cầu này càng khó khăn hơn nếu góc nhìn rộng hơn như trên các ống kính góc rộng, đây là một trong những lý do khiến ống kính góc rộng có giá cao như vậy.
    Không phải ống kính nào cũng có được khả năng lưu ảnh nói trên giống nhau. Những ống chất lượng cao, đặc biệt thuộc nhóm cận cảnh hoặc chuyên chụp kiến trúc, thể hiện khả năng trên rất tốt. Những ống rẻ hơn tạo ra các tấm ảnh hơi biến dạng (phình ra hoặc lõm vào kiểu tang trống), vậy là khi chụp một hình vuông chẳng hạn, kết quả là một hình bị méo cạnh, vì các đường thẳng song song bị biến thành các đường cong. Thực tế, tất cả các ống kính đều có hiện tượng này, chỉ có điều chúng ta không nhận ra, vì hiếm khi ta chụp một hình vuông hoặc một hình chữ nhật.
    Ống kính mắt cá là một ống kính góc rộng hoàn toàn không thèm để ý gì đến việc khắc phục hiện tượng méo ở trên. Chỉ có các đường thẳng đi qua tâm khung hình mới giữ nguyên thẳng trong tấm ảnh cuối, tất cả các đường thẳng khác đều bị uốn cong, càng gần rìa ảnh, càng cong hơn. Hiệu ứng này khiến những vật ở gần có vẻ càng gần hơn, những vật ở xa lại càng xa hơn, nếu bạn từng nhìn qua lỗ kính để quan sát trên một số cửa ra vào bạn cũng thấy hiện tượng này.
    Đôi khi người ta gọi ống kính “thẳng” là ống “chính xác”, ống mắt cá là ống “biến dạng”, thực ra mọi chuyện chỉ là tương đối. Chính ống “thẳng” mới không chính xác- ống góc rộng có độ méo lớn và cố kéo dài các cạnh ra để tạo thành đường thẳng. Ống mắt cá thì ngược lại, nhấn mạnh thêm hiệu ứng méo tạo ra những bức ảnh rất riêng, dùng ống này chụp chân dung cho một cái mũi phồng ra tựa tranh biếm hoạ vậy.
    Ống mắt cá hữu dụng bởi ba lý do: Thứ nhất, đây là cách rẻ nhất để tạo ra ống siêu rộng, vì vậy ống mắt cá rẻ hơn các ống siêu rộng “thẳng” tương đương. Thứ hai, và là lý do chính khiến ống này có mặt trên đời, ống mắt cá có thể tạo ra góc nhìn 1800, cực kỳ hữu ích cho ảnh khoa học, nhất là khi chụp bầu trời. Thứ ba, hiệu ứng làm méo hình đôi khi cho ra những bức ảnh khá vui vẻ và kỳ lạ.
    Có hai loại ống mắt cá: Ống tròn hay ống mắt cá 1800 bao phủ (trong phần lớn trường hợp) góc thu hình 1800, tạo ra bức ảnh trông như quả bóng trên nền đen nhưng góc nhìn đủ 1800 ngang theo mọi cạnh bức ảnh. Một dạng ống khác đôi khi gọi là “nửa mắt cá” hay ống “toàn khung” tạo ra vùng nhìn thu nhỏ và bạn không bị các vùng đen ở các góc bức ảnh, nhưng góc nhìn chỉ đạt 1800 theo đường chéo bức hình (theo cạnh ảnh nó chỉ đạt khoảng 1200-nd ).
    Trên máy phim 35mm, ống mắt cá “tròn” có chiều dài tiêu cự là 8mm, ống “nửa mắt cá” có chiều dài tiêu cự 15 đến 16mm. Về các ống “gần tròn”, Sigma bán ống 8mm, lấy nét tự động cho máy EOS, Peleng (Belarus) bán ống 8mm, lấy nét tay cũng lắp được cho EOS. Về các ống “toàn khung”, Canon bán ống 15mm, lấy nét tự động cho EOS và Zenitar (Nga) bán ống 16mm, lấy nét tay, cũng lắp được cho EOS. Cũng có các ống nối vặn ren để chuyển các ống thường thành các ống mắt cá tuy chất lượng các ống nối này thấp nhưng cũng khá thú vị khi xài chúng.
    Nhiều dân chơi ảnh coi các ống mắt cá chỉ là tàn dư của những năm 1970. Thực tình mà nói, ống loại này với các hiệu ứng của nó khá lợi hại trong một số trường hợp, tuy nhiên chắc chắn đây không phải ống sử dụng thường xuyên. Chụp ảnh dưới nước hoặc ảnh thiên nhiên, nơi có ít đường thẳng, thì ống mắt cá sẽ là công cụ hữu ích.
    (còn nữa)
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  8. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  9. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    IV. Một số đặc tính của ống kính
    IV.1. Sự khác biệt giữa chỉnh tiêu cự hai chạm (two-touch) và kéo đẩy (push-pull)


    Có hai cách điều chỉnh chiều dài tiêu cự. Một số ống kính đa tiêu cự có vòng chỉnh tiêu cự và lấy nét cũng bằng vòng xoay, nên còn gọi là hai-chạm (chạm vào hai vòng!), một số ống kính khác thì chỉnh tiêu cự bằng cách trượt ra-vào giống kèn trôm-pét hay ống viễn vọng, nên gọi là kéo-đẩy.
    Chỉnh kéo-đẩy dễ bị tổn thương hơn chỉnh hai-chạm, ví như ta đang nghiêng ống kính đi thì việc chỉnh tiêu cự bằng kéo-đẩy dễ sai lệch vì ma sát của cơ cấu kéo-đẩy này đôi khi không thắng được trọng lực của ống kính khiến nó dịch chuyển. Kéo-đẩy cũng gây hút khí nên hút cả bụi vào ống kính. Tuy nhiên, kéo-đẩy hoạt động nhanh hơn, tuy không chính xác bằng cơ cấu hai-chạm.

    IV.2. Tại sao một số ống kính Canon sơn trắng hoặc bạc.

    Gần như toàn bộ ống kính tiêu cự dài, lớn, dòng L của Canon đều có vỏ làm từ kim loại sơn trắng, ít khi bằng nhựa đen hoặc kim loại sơn đen. Canon giải thích rằng làm vậy để ống kính bớt hấp thụ nhiệt khi hoạt động ngoài trời, mà các thấu kính tinh thể fluorite rất mẫn cảm với nhiệt, nó có thể bị dãn nở làm thay đổi tính chất quang lý. Tất nhiên, một phần lý do nữa là các ống kính sơn trắng rất nổi bật trong đám đông. Hãy xem các sự kiện thể thao lớn, ta sẽ thấy cả dãy ống kính trắng “khủng bố”. Nikon cũng đang tìm cách bán một số ống kính sơn trắng theo yêu cầu.
    Một số ống kính dùng theo bộ với các thân máy màu bạc nên cũng có vỏ nhựa sơn màu bạc, ví thử như ống 35-135 4-5.6 USM (kèm thân máy màu bạc EOS 10/10s, ra đời kỷ niệm chiếc máy ảnh thứ 60 triệu của Canon), ống 24-85 3.5-4.5 USM (kèm thân máy APS IX) và ống 28-90 4-5.6 USM II (kèm thân máy Rebel Ti/EOS 300V/Kiss 5). Màu sơn bạc trên các ống kính tiêu cự trung bình và chất lượng phổ thông này đơn thuần chỉ để cho đẹp mà thôi.

    IV.3. Ngàm gắn chân máy trên ống kính.

    Thông thường bạn gắn máy ảnh lên chân máy bằng một lỗ ren dưới thân máy, nhưng nếu ống kính là rất nặng thì điều này không ổn. Những ống kính lớn có trọng lượng nặng hơn cả những thân máy nặng nhất, vì vậy, khôn ngoan nhất là gắn ống kính lên chân máy, lúc này thân máy treo tự do phía sau ống kính mà không có điểm tựa nào, điều này không thành vấn đề vì ngàm gắn trên ống kính được thiết kế rất chắc chắn chịu được trọng lực của thân máy.
    Ngàm hay vòng gắn trên ống kính được trang bị thêm một cái kẹp, cho phép dễ dàng quay máy ảnh từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng và ngược lại, nếu mua luôn được cả chân máy chuyên để gắn ống kính thì thật tuyệt.

    IV.4. Thước chia đo khoảng cách và vùng ảnh rõ.

    Phần lớn ống kính Canon tầm trung đều có thước đo khoảng cách- là một cửa sổ nhựa trong trên thân ống. Các con số hiện ra trong cửa sổ này biểu thị khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét, cả bằng mét lẫn feet. Những ống kính phổ thông, ít tiền thường không có cơ cấu này.
    Các ống EF một tiêu cự cũng có thước đo chiều sâu vùng ảnh rõ đánh dấu trên thân ống. Dấu hiệu này chỉ ra chiều sâu vùng ảnh rõ thu được ở khoảng tiêu cự đang đặt, thường là cho các khẩu độ nhỏ- f/11 và f/22 hoặc f/5.6, f/11 và f/22. Các ống đa tiêu cự Canon thì không có thước này, để hiện thị vùng ảnh rõ trên suốt chiều dài tiêu cự của ống là rất phức tạp.
    Nếu bạn thấy một chấm đỏ trong cửa sổ khoảng cách thì dấu này dùng xác định chiều dài tiêu cự khi sử dụng phim hồng ngoại với một kính lọc hồng ngoại vì tia sáng hồng ngoại hội tụ tại điểm khác với tia sáng thấy được. Tuy nhiên, nếu bạn dùng phim hồng ngoại với kính lọc màu đỏ thường hoặc không có kính lọc thì chấm đỏ này không có tác dụng, ảnh của bạn đằng nào cũng chứa nhiều vùng ánh sáng nhìn thấy.

    IV.5. Các vòng chỉnh ngoài cùng của ống kính.

    Một số ống kính có vòng chỉnh ngoài cùng để chỉnh tiêu cự, chỉnh nét hoặc cả hai, số khác thì không có.
    Kết cấu này ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực và các kính lọc cản quang có phân cực (một nửa kính lọc không màu, nửa kia chuyển dần sang màu xám trung tính) , vì các kính lọc này chịu tác động của hướng ánh sáng và tác dụng của kính thay đổi hướng tâm, lúc này cứ mỗi khi chỉnh tiêu cự hoặc lấy nét, kính lọc xoay theo vào làm ảnh hưởng đến hiệu ứng trên ảnh.

    IV.6. Số lượng của các tấm thép “mắt mèo”.

    Phần lớn các ống kính dùng các lá thép phẳng hình chữ V để tạo nên lỗ mở cho ánh sáng đi qua. Khi bạn chỉnh độ mở chính là đang chỉnh các lá thép này quay ra hay quay vào khiến kích cỡ lỗ sáng thay đổi theo tựa như ở con ngươi mắt người vậy.
    Hình dạng của lỗ sáng này được quyết định bởi số lượng và hình dạng các tấm thép phẳng. Chẳng hạn, nếu ta có 5 tấm thép thì lỗ sáng là hình ngũ giác, có 8 tấm thì ta được hình bát giác…
    Hình dạng lỗ sáng này ảnh hưởng đến tấm ảnh cuối theo hai cách: Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến hình dạng của các phần bị mờ do hiện tượng loé sáng trên tấm ảnh, chẳng hạn, ta có thể thấy các điểm loé hình ngũ giác hay lục giác, các vùng quá sáng hình ngôi sao khi chụp ở khẩu độ nhỏ. Thứ hai, lỗ sáng càng tròn thì khu vực nằm ngoài vùng lấy nét (bokeh) càng mịn màng, tuy đây không phải là yếu tố duy nhất tác động đến bokeh, vì lý do này nhiều ống kính có ít nhất là 6 đến 8 lá thép “mắt mèo” chỉ cốt làm lỗ sáng gần hơn với một hình tròn. Canon từng quảng cáo tưng bừng một số ống kính của họ có lỗ mở sáng gần như hình tròn.

    IV.7. Các ống kính xài trong mọi thời tiết.

    Phần lớn các ống kính Canon chuyên nghiệp (dòng L) chế tạo từ giữa những năm 1999 được gắn thêm các vòng gioăng chắn bụi và ẩm. Chúng không chịu được nước, vì vậy không thể chụp dưới nước được, nhưng chúng chịu được nhiều điều kiện thời tiết hơn các ống kính khác.
    Tất nhiên, nếu ta xài thân máy không chống thấm nước thì hiệu quả của các ống kính này bị hạn chế nhiều. Các dòng máy đầu bảng hiện nay như EOS 1V, 1D, 1Ds 1D mark II, 1Ds mark II và 1D mark IIN (dòng 1, 1N or 3 thì “độ lỳ” thấp hơn) có cùng “độ chịu đựng” như nhau và đều được trang bị các gioăng làm kín tại các vị trí nhạy cảm. Ta vẫn dùng được các ống kính này trên thân máy thông thường nhưng gioăng trên ống kính không có tác dụng gì với thân máy.
    Một số ống kính dòng này của Canon:
    16-35mm 2.8L USM
    16-35mm 2.8L II USM
    17-40mm 4L USM
    24-70mm 2.8L USM
    24-105mm 4L IS USM
    70-200mm 2.8L IS USM
    70-200mm 4L IS USM
    28-300mm 3.5-5.6L IS USM
    50mm 1.2L USM
    85mm 1.2L II USM
    300mm 2.8L IS USM
    400mm 2.8L IS USM
    400mm 4 DO IS USM
    500mm 4L IS USM
    600mm 4L IS USM
    Phiên bản II của ống chuyển đổi Extender EF 1.4x II và Extender EF 2x II cũng lắp gioăng kiểu này.

    IV.8. Khoảng lấy nét tối thiểu.

    Như mắt người, ống kính máy ảnh có điểm lấy nét gần nhất và ta không thể lấy nét gần hơn. Khoảng lấy nét này phụ thuộc kết cấu ống kính, nhưng thường ống góc rộng khoảng cách này nhỏ hơn ống tiêu cự dài. Đương nhiên các ống cận cảnh lấy được nét gần hơn nữa.
    Người ta phải di chuyển đối tương ra xa để nhìn cho rõ, với máy ảnh ta có thể lắp thêm một ống nối dài để kéo dài khoảng cách từ ống kính đến mặt phim khiến ống có thể lấy nét gần hơn nữa, nhưng lúc này ta không thể lấy nét ở vô cực được nữa.
    Ấy nhưng, nhiều ống kính có thể chỉnh nét qua cả điểm đánh dấu vô cực trên thân ống, điều này cũng bình thường vì các ống kính này thiết kế để bù trừ sự dãn nở do nhiệt độ môi trường khiến tiêu cự của ống bị thay đổi.

    IV.9. Loa che ống kính.

    Ngoài việc làm cho ống kính thêm to và dài hơn, gây ấn tượng đối với dân “ngoại đạo”, các loa che ống kính (đôi khi còn gọi là vòng che) còn có hai tác dụng nữa. Thứ nhất, nó giảm lượng ánh sáng tản mạn đập vào mặt ngoài ống kính, vì lượng ánh sáng không tạo nên ảnh này có thể gây loé trên mặt phim, làm giảm độ tương phản và nghiêm trọng hơn gây nên các đốm màu rực rỡ trên mặt ảnh. Thứ hai, loa che bảo vệ ống kính khỏi các va chạm không mong muốn.
    Loa che ống kính có nhiều dạng, Canon bán nó ở dạng ống trơn và dạng cánh hoa (khía chữ V), làm từ nhựa đen, cứng. Dạng cánh hoa được coi là hoàn hảo hơn dạng ống trơn trong việc bảo vệ ống kính.
    Một số loa che gắn cùng ống kính, số khác lắp bằng ngạnh hoặc chỉ đơn giản vặn vào đầu ống, một số còn cấu tạo sần để hấp thụ ánh sáng. Bạn còn có thể mua cả loa che bằng cao su của một số hãng độc lập, nhưng Canon thì không bán loại này.
    Bất công là ở chỗ, loa che này khá đắt, không hiểu các nhà sản xuất tính giá thành của nó như thế nào.
    Tên của các loa che:
    Các loa che của Canon được đặt tên bằng các ký hiệu gồm cả chữ và số khá khó hiểu, cả một hệ thống đặt tên cho dù chỉ để cung cấp chút ít thông tin mà thôi, tuy vậy nếu bạn hiểu được cách đặt tên này bạn sẽ biết được các loa che có thể được lắp lẫn như thế nào.
    Chữ đầu tiên của loa là E, chỉ ra rằng đây là các loa che cho ống kính EF
    Chữ thứ hai có thể là W (wide), S (standard) hoặc T (telephoto), ký hiệu này chỉ ra loa che có thể lắp vừa loại ống kính nào. W lắp cho mọi ống kính góc rộng hơn ống 50mm, S lắp cho ống tiêu chuẩn 50mm và T lắp cho các ống góc hẹp hơn ống 50mm.
    Sau hai chữ này là một con số chỉ đường kính gắn loa che (đơn vị mm). Một số loa che gắn nhanh bằng cơ cấu đặc biệt (xoay và khoá lại) số khác thì có thể dùng các cơ cấu khoá nhờ các đầu hãm bằng nhựa đàn hồi, nói chung các ống kính đời mới dùng kiểu thứ nhất và các ống đời cũ dùng kiểu thứ hai.
    Cỡ của các loa che đôi khi được ký hiệu bằng chữ từ A đến D. Ký hiệu này cho biết kiểu loa che nhưng không cho biết nó lắp được cho ống kính nào.
    Nhìn vào các ký hiệu này ta cũng không biết loa che thuộc loại “ống” hay loại “cánh hoa” ví dụ loa che EW-78 lắp vừa ống 35-350 3.5-5.6L USM, EW-78B lắp vừa ống EF 28-135 3.5-5.6 IS USM, loa che EW-78C lắp vừa ống EF 35 1.4L USM còn loa che EW-78D xài cho ống EF 28-200 3.5-5.6.
    Cuối cùng, ký hiệu loa che có thể kết thúc bằng chữ số La mã chỉ phiên bản chế tạo, ví dụ số II hoặc III. Nói chung, phiên bản II và III có tráng bên trong bằng vật liệu không phản xạ ánh sáng như nhung đen chẳng hạn. Các loa che không ghi phiên bản thì chỉ được sơn đen trong lòng mà thôi, thế nhưng điều này cũng lại phụ thuộc vào thời điểm sản xuất loa che đó. Một số loa phiên bản II cho ta nhiều khoảng không phía đầu ống kính hơn nên có thể lắp cả các kính lọc dạng phân cực.
    Một số loa che sáng:
    ET-65 III
    E- lắp cho ống kính EF
    T- dùng cho ống kính tiêu cự dài
    65- đường kính ngàm lắp
    III- phiên bản thứ 3 của dòng ET-65, loa này được tráng lớp len chống phản quang bên trong.
    Loa che này lắp vừa cho các ống kính sau: 85 1.8 USM, 100 2.0 USM, 135 2.8 SF, 70-210/3.5-4.5, 75-300 4-5.6 và 100-300 4.5-5.6 USM.
    EW-78B
    E- lắp cho ống kính EF
    W- dùng cho ống kính góc rộng
    78- đường kính ngàm lắp
    B- nắp thuộc nhóm B
    Loa che này xài cho ống 28-135 3.5-5.6 IS USM.
    ET-160
    E- lắp cho ống kính EF
    T- dùng cho ống kính tiêu cự dài
    160- đường kính ngàm lắp
    Loa che khổng lồ này xài trên ống kính 600mm 4L USM IS.
    Tên tuổi của các loa che cho biết vài điểm thú vị, ví dụ các loa EW-65, ES-65 và ET-65 là các loa che giống hệt nhau, chỉ khác ở chiều dài. EW-65 ngắn nhất và ET-65 dài nhất, nếu gắn ET-65 lên ống 28mm ảnh của bạn sẽ bị đen bốn góc (trừ khi bạn dùng máy cảm biến nhỏ). Ngược lại, ta có thể gắn EW-65 lên ống 100-300 4.5-5.6 USM vẫn dùng tốt. Ta có thể thay ES-65 (đã ngừng sản xuất) bằng EW-65, nói chung là có thể dùng loa che ngắn.

    V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính

    V.1. Liệu có thể thay ống kính khi vẫn còn phim bên trong?
    Tất nhiên là được, ta có thể thay ống kính bất kỳ lúc nào ta muốn. Thân máy có lắp màn trập ngăn không cho ánh sáng tiếp xúc với mặt phim.
    Hiển nhiên là không nên thay ống kính khi bạn đang ở ngoài mưa hay trong cơn gió cát và cũng đừng chạm tay vào màn trập.

    V.2. Liệu có các vấn đề tương thích giữa các ống kính EF của Canon?
    Về cơ bản thì không, bất kỳ ống kính ngàm EF nào cũng hoạt động tốt trên mọi hệ thống EOS.
    Chỉ có vấn đề nhỏ với hệ thống ổn định hình ảnh (IS) khi lắp trên một số máy EOS cũ- Ống kính vẫn hoạt động nhưng IS có thể không bình thường, ảnh có thể vẫn bị rung khi bấm máy. Tuy nhiên chất lượng nói chung của cả bức ảnh không bị ảnh hưởng gì. Các ống kính chỉ lấy nét tự động không dùng được trên các thân máy EF-M, một loại thân máy không lắp mạch điện tự động lấy nét và chỉ dùng các ống lấy nét bằng tay.
    Vấn đề tương thích chỉ nảy sinh khi có ống kính EF-S, vì nó khác các ống EF. Ống EF-S đánh dấu bằng một hình vuông trắng chỉ lắp được trên các thân máy EF-S

    V.3. Vấn đề tương thích của các nhà sản xuất ống EF độc lập?
    Đôi khi có. Một số ống kính lai, đặc biệt là nhiều ống kính đời cũ của Sigma, không làm việc tốt trên vài thân máy đời mới như Elan 7/EOS 30/33 và máy số EOS 10D. Triệu chứng hay gặp nhất là lúc gương phản chiếu lật lên, máy bị treo luôn (khi ta nhấn nút chụp) sau đó bạn phải khởi động lại máy ảnh. Giải pháp duy nhất là nhờ hãng mẹ nâng cấp ống kính cho bạn, khá rắc rối!
    Chỉ có một hãng ít gặp các vấn đề về tương thích là Tamron. Một số người phỏng đoán rằng có lẽ Tamron có giấy phép chính thức của Canon, tuy nhiên Canon tại Mỹ luôn luôn bác bỏ mọi khả năng cấp phép cho bất kỳ hãng ống kính nào. Vì vậy, hoặc là Tamron gặp may hoặc là họ rất giỏi trong việc nghiên cứu các hệ thống của Canon, chỉ biết là Tamron rất ít gặp các vấn đề về tương thích, nhưng về lâu dài cũng chưa biết thế nào.
    Sigma thông báo một số ống kính cần nâng cấp để dùng cho các máy ảnh EOS mới:
    24-70mm 3.5-5.6 aspherical UC
    28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical
    28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical HF
    28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro II aspherical
    28-105mm 2.8-4 aspherical
    28-105mm 3.8-5.6 UC-III aspherical IF
    28-135mm 3.8-5.6 aspherical IF macro
    28-200mm 3.5-5.6 DL aspherical IF hyperzoom macro
    28-300mm 3.5-6.3 DL aspherical IF hyperzoom
    70-210mm 4-5.6 UC-II
    70-300mm 4-5.6 APO macro super
    70-300mm 4-5.6 DL macro super
    100-300mm 4.5-6.7 DL
    135-400mm 4.5-5.6 APO aspherical RF
    170-500mm 5-6.3 APO aspherical RF
    8mm 4 EX circular fisheye
    15mm 2.8 EX diagonal fisheye
    24mm 2.8
    28mm 1.8 II aspherical
    50mm 2.8 EX macro
    105mm 2.8 EX macro
    300mm 4 APO tele macro
    400mm 5.6 APO tele macro
    500mm 4.5 APO
    500mm 7.2 APO
    800mm 5.6 APO
    28-70mm 2.8-4 UC
    28-105mm 4-5.6 UC
    28-105mm 4-5.6 UC-II
    70-210mm 3.5-4.5 APO macro
    28-200mm 3.8-5.6 aspherical UC
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  10. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  11. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    V.4. Liệu có dùng được các ống kính lấy nét tay trước đây của Canon trên các máy ảnh EOS?

    Đáng tiếc là không. Trước khi giới thiệu máy ảnh EOS lấy nét tự động, Canon bán nhiều ống kính lấy nét bằng tay cho các máy ảnh phim SLR. Phần lớn các ống kính này là dạng FD, đáng buồn là ống kính FD không dùng được cho hệ EOS. Ngàm gắn không tương thích cả về cỡ và kiểu. Tương phản với Nikon, phần lớn các ống kính lấy nét tay dòng F của Nikon đều hoạt động trên các máy lấy nét tự động.
    Có thể dùng vòng nối để lắp ống FD lên máy EOS, nhưng điều này ít có giá trị, có quá nhiều nhược điểm.

    V.5. Liệu có thể dùng cá ống kính không phải của Canon trên máy EOS?

    Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều hãng sản xuất ống kính (Tamron, Sigma và Tokina là ba hãng lớn nhất) thiết kế sản phẩm của mình cho dòng EOS. Các ống này đương nhiên hoạt động tốt trên EOS, vấn đề chính chỉ liên quan đến các mạch điện như đã được đề cập.
    Nếu ta có một ống kính lai không lắp vừa trên thân EOS thì có thể biết ngay là nó không làm việc được với EOS, tuy có thể dùng các ống nối nhưng kết quả đem lại ít khả quan. Lấy nét tự động không làm việc, khẩu độ phải đặt ngay trên ống kính. Vì vậy việc dùng các ống kính này chỉ có ít nhiều giá trị nếu ống kính là loại đặc biệt hiếm có hoặc ví tiền của bạn cực kỳ “hẻo”.

    V.6. Liệu có thể lắp ống kính dòng “L” lên một thân máy phổ thông?

    Đương nhiên được. Bất kỳ thân máy EOS nào cũng tương thích với mọi ống EF (hoặc tương đương).
    Vấn đề chính ở đây là trọng lượng, các ống kính nặng có thể làm ngàm gắn luôn trong trạng thái “quá tải”. Khi dùng ta nên chú ý để ống kính luôn ở phía trên thân máy, trọng lượng của thân máy không thể làm hỏng ngàm gắn. Điều này phải để tâm nhiều hơn nếu thân máy của bạn có ngàm gắn bằng nhựa. Nếu ống kính quá lớn bạn nên loại chân máy gắn vào ống kính thay vì vào thân máy.
    Thân máy phổ thông không thể định thời chụp hoàn toàn bằng thay, tốc độ lấy nét (phụ thuộc cả tốc độ mô tơ của ống kính và tốc độ của máy tính trong thân máy) và tốc độ kéo phim không địch được với các máy chuyên nghiệp, tuy nhiên, dùng ống kính “xịn” trên một thân máy dạng này là một ý tưởng hay, nếu không có điều kiện bạn có thể thuê một ống kính “chuyên nghiệp”, một cách để nâng cao tay nghề hữu hiệu.
    Lắp ống kính xịn như 70-200 2.8L lên chiếc máy ảnh tý hon Rebel Ti trông có vẻ hơi tức cười, nhưng như vậy còn tốt hơn nhiều bỏ ra cả đống tiền tậu một thân máy EOS 1V với một ống kính bình dân.

    V.7. Khẩu độ f/8 là một khẩu độ quan trọng?

    Phần lớn các ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó. Khi khẩu mở lớn nhất chất lượng ảnh thường có vấn đề. Giảm khẩu độ đi là cách làm hay, nhưng chớ lạm dụng, nếu khẩu độ giảm nhỏ quá mức, hiện tượng nhiễu xạ sẽ phát sinh làm giảm chất lượng ảnh. Phần lớn các ống kính làm việc tốt nhất ở quãng f/8 hoặc f/11
    Thường thì điểm nét nhất (đôi khi còn được gọi là “điểm thuần khiết” (sweet spot)) không như nhau với các ống kính khác nhau, muốn biết đích xác ta phải thử ống kính. Hiệu ứng này khá rõ với các ống kính bình dân, nhưng trên các ống kính đắt tiền thường thì ảnh sắc nét trên cả quãng khẩu độ lớn.

    V.8. Thế nào là sự nhân tiêu cự (hay hệ số thu nhỏ) với máy số và máy APS?

    Phim 35 mm có khung hình 24 x 36 mm, toàn bộ khung hình này dùng cho việc ghi lại ảnh.
    Sản xuất cảm biến ảnh cỡ 24x36 rất đắt tiền, trên các dòng máy tầm trung và tầm thấp, kích thước cảm biến ảnh nhỏ hơn, tương tự phim APS chỉ có cỡ 16,7x30,2mm. Khi chụp trên các máy này giống như khi ta dùng phim 35mm sau đó cúp cắt đi phần ngoài rìa (ảnh hiện lên trên khung hình lọt trong khung phim 35mm sau đó phần rìa bị cắt bỏ).
    Hệ số thu nhỏ này thường bị lẫn lộn với hệ số nhân tiêu cự, do bị cúp cắt bớt nên ống kính 50mm lắp trên máy phim APS hoạt động như ống 70mm lắp trên máy phim 35mm, không phải do tiêu cự bị thay đổi mà do sự cúp cắt hình ảnh. Hệ số thu nhỏ đôi khi được thể hiện dạng số 1.3x hoặc 1.6x.
    Nếu ta sử dụng ống kính chụp các vật ở xa, đây là một lợi thế, nhưng nếu chụp ở góc rộng, đây lại là yếu điểm vì ống kính góc rộng sẽ ít ấn tượng hơn nếu bị cắt đi phần ngoài rìa.
    Một số ý kiến cho rằng hệ số này làm thay đổi định dạng tấm ảnh, thay đổi cả việc dùng các ống kính vốn được thiết kế cho định dạng ảnh khác. Điều này phần nào cũng đúng.
    Giả sử ta có ống kính 100mm. Dùng trên máy 35mm ta có một góc thu hình nhất định. Nếu gắn lên máy có hệ số thu nhỏ 1.6x, góc thu hình của ta sẽ nhỏ đi và góc này tương đương với góc thu hình của ống kính 160mm trên máy 35mm.

    V.9. Làm gì khi bụi vào ống kính?

    Không may đây lại là vấn đề khá hay gặp. Chỉ có một số ống L đắt tiền mới có gioăng chống bụi. Mọi ống kính khác đều có nhiều khe, kẽ và không khí cũng như bụi dễ dàng lọt vào. Các ống kính đa tiêu cự càng hay bị mỗi khi ta điều chỉnh tiêu cự của nó. Nếu có chút bụi trong ống kính thì cũng chưa có vấn đề gì. Nhưng sẽ đáng ngại nếu bạn thấy các vệt bẩn khi hướng ống kính ngược sáng. Tháo ống kính và lau hết bụi bên trong là vô cùng phức tạp và tốn tiền, chẳng có gì đảm bảo là các thấu kính được lắp lại như cũ. Vì vậy trừ khi bụi ảnh hưởng rất nặng đến tấm ảnh, bạn không nên cố lau sạch các hạt bụi này.

    V.10. Nếu có một vết xước ở thấu kính ngoài cùng thì sao?

    Những vết xước hoặc sứt sẹo rất nhỏ trên thấu kính ngoài cùng thường làm người ta hốt hoảng, nhưng thực sự, trong phần lớn trường hợp chụp, chúng không làm ảnh hưởng đến chất lượng tấm ảnh vì chúng nằm quá xa mặt cảm biến nên không thể canh nét thấy. Tuy nhiên, chúng có thể gây loé, vì vậy nếu có thể ta nên tô đen các vết sứt này. Nếu các vết xước quá lớn (dài hơn vài mm) thì có thể gây ra vấn đề, các vết xước nằm trên thấu kính phía sau còn gây phiền toái hơn nữa.
    V.11. Liệu có thể lắp ống nối để biến ống kính 50mm thành ống 100mm được không?
    Có và không. Một câu trả lời chính xác rất phức tạp, nhưng xu hướng là không thể. Các ống nối (Canon gọi là các ống “extenders”) là các phụ kiện quang học để tạo sự tương thích giữa thân máy và ống kính. Thực ra đây chỉ là các ống nối với vài ba thấu kính bên trong để làm tăng chiều dài tiêu cự của ống kính đang dùng- thường gấp 1.4 đến 2 lần. Ống 50mm với ống nối 1.4x (TC) cho ảnh giống ống kính 70mm, và với ống nối 2x cho ảnh giống ống 100mm. Các ống nối này tương tự như một kính lúp vậy, chúng phóng to phần giữa ảnh và cắt đi phần ngoài rìa.
    Nhưng mọi giải pháp đều có hai mặt của nó, dùng ống nối ta gặp phải ba vấn đề:
    - Các ống nối làm giảm lượng ánh sáng vào ảnh. Ống 1.4x làm giảm ánh sáng tương đương 1 khẩu độ, ống 2x tương đương 2 khẩu. Với các ống kính chậm điều này rất phiền toái. Nếu dùng ống nối, ta có thể không lấy nét tự động được vì phần lớn các thân máy EOS (kể cả thân máy chuyên nghiệp) không thể lấy nét tự động (hoặc lấy không chính xác) với các ống kính chậm hơn f/5.6. Đôi khi các ống nối có các cực đấu điện “đánh lừa” thân máy, nhưng suy cho cùng lượng sáng vào máy không đủ sẽ làm hệ thống tự động lấy nét hoạt động không chính xác. Việc lấy nét tay cũng rất khó nếu bạn nhìn qua một khung ngắm tối um, nhất là với ống kính chậm.
    - Các ống nối gây ra vấn đề về tương thích. Canon chế tạo hai ống nối Extender EF 1.4x và Extender EF 2x chuyên dành cho vài ống kính tiêu cự dài đắt tiền. Thấu kính ngoài cùng của các ống nối này thò ra ngoài nên không thể gắn lên phần lớn các ống EF khác, ta có thể xoay xoả bằng cách chêm vào giữa ống kính và ống nối nhưng lại càng giảm lượng sáng đi vào cảm biến, mất luôn cả việc lấy nét ở vô cực. Tamron và Kenko bán các ống nối không có phần thò ra thêm này nên có thể lắp cho mọi ống kính EOS (nhưng nhớ là ống nối không làm việc tốt với các ống kính không phải tiêu cự dài). Các ống nối này có nhiều cấp chất lượng. Nhóm chất lượng nhất (cũng đắt nhất như Kenko Teleplus Pro 300 DG chẳng hạn) có chất lượng quang học khá tốt, tuy không được như các ống nối của Canon.
    - Mọi ống nối đều phần nào làm giảm chất lượng ảnh vì hai lý do: thứ nhất, có nhiều thấu kính hơn giữa mặt cảm biến và đối tượng chụp, thứ hai, ta chỉ dùng được có phần ở giữa của ống kính mà thôi. Ống nối 2x phóng to phần giữa ảnh nhiều hơn ống 1.4x, nên chất lượng quang kém hơn ống 1.4x. Nếu dùng ống kính L với ống nối chính hãng, ảnh ít bị mất chất lượng hơn. Nếu xài ống đa tiêu cự bình dân với ống nối không chính hãng, ta sẽ thấy ảnh sau cùng mất chất thế nào. Thực tế, ta có thể dùng phần mềm cắt bớt rìa ảnh, phóng to phần giữa ảnh lên, vừa ít suy giảm chất lượng, vừa tiết kiệm kinh phí.
    Vậy câu trả lời sau cùng như sau: Nếu bạn có một ống kính “xịn”, xài ống nối “xịn” bạn có thể tăng được tiêu cự ống kính với chút mất mát về ánh sáng. Nếu bạn chỉ có ống kính bình dân thì đừng tốn tiền mua ống nối!!
    Danh sách tương thích của ống nối Canon:
    Các ống nối Canon tương thích với mọi ống kính một tiêu cự Canon EF có chiều dài tiêu cự bằng hoặc dài hơn 135mm (trừ ống 135mm 2.8 SF). Các ống nối này cũng tương thích với một số ống kính đa tiêu cự dòng L sau đây:
    70-200mm 2.8L
    70-200mm 2.8L IS
    70-200mm 4L
    100-400mm 4.5-5.6L
    400mm 4 DO
    135mm 2L
    180mm 3.5L Macro
    200mm 1.8L
    200mm 2.8L
    300mm 2.8L IS
    300mm 4L
    300mm 4L IS
    400mm 2.8L IS
    400mm 5.6L
    500mm 4L IS
    600mm 4L IS
    1200mm f/5.6L
    Ta cũng có thể dùng ống nối Canon cho ống kính nghiêng TS của Canon nhưng các ống kính nghiêng có thể không báo cho thân máy về sự hiện diện của ống nối.
    Khi ống nối 1.4x được dùng trên thân máy nghiệp dư với các ống kính 100-400mm 5.6L, 400mm 5.6L, 500mm 4.5L, 1200mm 5.6L, với ống 180mm 3.5 Macro khi lấy nét gần hơn 0,8m hoặc ống nối 2x dùng kèm các ống kính 70-200mm 4L, 100-400mm 4.5-5.6L, 180mm 3.5L Macro, 300mm 4L IS, 300mm 4L, 400mm 4 DO, 400mm 5.6L, 500mm 4L, 500mm 4.5L, 600mm 4L, và 1200mm 5.6L thì ta có thể không lấy nét tự động được.
    Cả hai đời ống nối Canon 1.4x và 2x (kể cả phiên bản II) đều có gioăng chắn nước. Ống 1.4x II có chất lượng quang học cao hơn hẳn đời trước, nhưng ống nối 2x II chỉ có chất lượng quang học cải tiến tí chút so với đời trước.

    V.12. Phải làm gì để chụp cận cảnh?

    Chụp cận cảnh vô cùng vất vả nhưng đôi khi được đền đáp thoả đáng. Những bức ảnh cận cảnh chi tiết có thể đem lại cho bạn cả một thế giới mới lạ. Đây là lý do tại sao lĩnh vực ảnh này lại nhiều thách thức như vậy.
    Phần lớn ống kính không thể lấy nét ở khoảng cách đủ cho ra một bức ảnh cận cảnh đúng nghĩa, kể cả các ống kính có ghi ký hiệu “MACRO”.
    Chế độ cận cảnh (ký hiệu bằng một bông hoa) trên các thân máy không giúp gì nhiều cho chụp cận cảnh vì chúng chỉ làm mỗi một việc là chuyển các chức năng của thân máy như chế độ đo sáng sang các thông số dễ chụp cận cảnh hơn mà thôi. Chế độ này không thể thay cho các chức năng của ống kính được.
    Như đã đề cập, vùng ảnh rõ của các bức ảnh cận cảnh là cực kỳ cạn. Giải pháp thông thường để mở rộng vùng ảnh rõ là khép khẩu nhỏ lại và đương nhiên giảm lượng ánh sáng, gây ra nhiều vấn đề khác.
    Thực tế, do khoảng cách từ đối tượng đến ống kính là rất nhỏ nên ánh sáng rất thiếu, càng thiếu hơn khi bạn khép khẩu nhỏ lại, đơn giản bởi chính ống kính của bạn che bớt ánh sáng tự nhiên. Vì lý do này, đèn flash là phụ kiện thường thấy khi chụp cận cảnh, nhất là flash vòng (gắn thành vòng tròn quanh đầu ngoài của ống kính). Đèn flash vòng này thường có hai nửa (bán nguyệt), ta có thể điều chỉnh cường độ sáng của hai nửa khác nhau để tạo thành bóng đổ cho ảnh. Nếu ít tiền bạn chỉ cần đơn giản là bọc đèn flash thường lại bằng vật liệu trong mờ để tán xạ ánh sáng.
    Rắc rối ở chỗ, lấy nét tự động thường không làm việc tốt khi chụp cận cảnh, đặc biệt khi dùng ống nối. Bạn nên dùng thân máy hỗ trợ lấy nét tay, phần nào nó còn giúp cho việc quan sát qua kính ngắm được rõ ràng hơn. Việc chỉnh nét tinh tế đến mức nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm không chỉnh nét bằng vòng chỉnh trên ống kính, mà lại di chuyển thân máy để lấy nét. Ta có thể mua các đường ray (một hoặc hai thanh) chuyên dụng và di chuyển máy ảnh trên các ray đó để lấy nét theo kiểu này.
    Khi chụp cận cảnh mọi chuyển động dù nhỏ nhất cũng bị khuếch đại lên. Cứ thử hình dung bạn đang chụp một mạng nhện trong một buổi ban mai mù sương, những giọt nước đọng trên mạng nhện tựa như những quả cầu pha lê nho nhỏ vậy. Chỉ một hơi thở nhẹ cũng đủ làm cho cái mạng nhện rung lên, chao đảo đến mức gây mờ trong ảnh. Lúc này bạn phải cần một chân máy vì cầm máy bằng tay làm rung thân máy hơn nữa, có thể bạn phải đánh flash để “đóng băng” hình ảnh..
    Để chụp cận cảnh có 6 cách cơ bản sau:
    - Mua một ống kính cận cảnh chuyên dụng, tỷ lệ phóng to 1:1.
    Phương án tốn kém nhất vì ống kính loại này không hề rẻ, nhưng lại là lựa chọn cho chất lượng tốt nhất. Ống kính cận cảnh có nhiều tiêu cự khác nhau, từ 50mm đến 90, hoặc từ 100 đến 180mm. Ưu thế của ống kính dài là bạn giữ được khoảng cách nhất định đến đối tượng. Một ống 50 mm khó chụp một con bướm trong tự nhiên vì bạn phải tiến đến gần con bướm hơn, ống kính 180mm cho phép bạn giữ được khoảng cách an toàn để không làm con bướm bay mất, dĩ nhiên là ống 180mm khá đắt. Tiêu cự 90/100 được coi là phù hợp cả về giá và ưu thế khoảng cách.
    Dòng EF có 6 ống kính cận cảnh 1:1 là:
    EF 50mm f2.5 Macro (cho tỷ lệ 1:2 và cần đến ống nối Life Size Converter EF để đạt 1:1)
    EF 100mm 2.8 Macro (đã ngừng sản xuất)
    EF 100mm 2.8 Macro USM,
    Ống kính cao cấp EF 180mm 3.5L Macro USM
    EF-S 60mm 2.8 macro, chỉ gắn cho thân máy EF-S.
    Ống kính đặc biệt MP-E 65mm lens
    Một ống kính nữa rất được ưa chuộng tuy không phải của Canon là ống Tamron 90mm macro.
    - Mua một kính lọc cận cảnh (macro filter).
    Thiết bị này vặn vào đầu ống kính như một kính lọc thông thường, nó đóng vai trò như một kính lúp phóng đại. Mức độ phóng đại phụ thuộc chiều dày của kính lọc và tiêu cự của ống kính chính. Kính lọc này trong suốt nhưng cải tiến được chất lượng ảnh tuỳ vào chất lượng quang học của nó. Do kính nhẹ, cơ động và trong suốt nên cho phép lấy nét tự động. Thường thì thiết bị này chỉ phù hợp cho người mới chơi ảnh khám phá thế giới của ảnh cận cảnh.
    Ta có thể mua kính lọc đơn chứa duy nhất một thấu kính hoặc kính lọc đôi chứa một cặp thấu kính. Kính đôi đắt hơn nhưng chất lượng quang học tốt hơn. Kính lọc cận cảnh có nhiều loại đường kính khác nhau phù hợp cho nhiều ống kính khác nhau, nhưng đôi khi cũng cần một đoạn nối mới lắp được.
    Canon có 2 kính lọc đôi 250D và 500D, cái đầu dùng cho ống kính ngắn khoảng 30-135mm, cái sau xài cho ống kính dài 70 đến 300mm. Kính lọc kiểu 500 thì không được tốt lắm vì là kính đơn. Bạn cũng có thể dùng kính lọc kiểu này của Nikon (ký hiệu 3T, 4T, 5T và 6T) chất lượng khá cao mà lại rẻ hơn đồ Canon.
    - Mua một ống nối dài (ET)
    Là một ống nhựa rỗng, lắp giữa ống kính và thân máy. Ống này tăng khoảng cách giữa ống kính và mặt cảm biến nên giảm khoảng cách lấy nét của ống kính (nghĩa là bạn có thể dí sát ống kính hơn vào đối tượng để lấy nét). Ống này khiến bạn không lấy nét được ở vô cực, nhưng rất tốt cho việc lấy nét cận cảnh. Ông nối cũng làm giảm lượng sáng vào mặt cảm biến, nhưng không như kính lọc, nó không làm giảm chất lượng ảnh vì nó không chứa thấu kính nào cả. Độ phóng đại thu được phụ thuộc cả chiều dài ống nối và tiêu cự ống kính chính. Một số ống kính, đặc biệt là ống góc rộng và và các ống chuyên dụng như 15mm 2.8 fisheye, 14mm 2.8L và MP-E 65mm 2.8 không tương thích được với ống nối loại này. Các ống kính EF-S đời mới có thể chỉ lắp được với các ống nối phiên bản II của Canon như Extension Tubes EF 12 II và EF 25 II
    Ống nối của Canon khá đắt, bộ ba ống nối 12mm, 20mm và 36mm của Kenko rẻ hơn dù chất lượng khá tốt. Tuy nhiên các ống nối của Kenko chỉ tương thích ống kính EF, không lắp được cho EF-S.
    Các hộp xếp cũng rất đắc dụng khi chụp cận cảnh, chúng chỉ đơn giản là các hộp cấu tạo xếp lớp, sẽ xẹp xuống khi bạn ép chúng lại. Hãng Novoflex bán nhiều sản phẩm dạng này cho máy EOS, hoặc ta có thể dùng lại các hộp xếp cho thế hệ ống kính FD trước kia và chế cho vừa các ống EF. Hộp xếp thường dùng kèm các thanh ray để lấy nét chính xác hơn.
    - Đảo ngược ống kính và lắp và thân máy
    Bạn phải dùng vòng chuyển đổi, một đầu lắp được vào ngàm EF của thân máy, đầu kia lắp vào vòng ren (dùng cho lắp kính lọc) của ống kính. Đây là thủ thuật rất cổ xưa để chụp cận cảnh.
    Với các ống kính dùng cho EOS, ta không dùng được các đầu nối điện để điều khiển việc đóng mở lỗ sáng nên phải khắc phục bằng các cách khác nhau như:
    Đặt độ mở ống kính trước theo giá trị mong muốn, ấn nút xem trước chiều sâu ảnh để đóng khẩu lại, gỡ ống kính ra, đảo đầu và chụp. Thật bất tiện, không thể thay đổi khẩu độ nếu không lắp lại ống kính như cũ.
    Không dùng ống kính EF, mọi ống kính 35mm đều có thể lắp theo kiểu này vì suy cho cùng bạn đâu có dùng ngàm gắn thông thường nữa.
    Mua một bộ chuyển chuyên dụng của Novoflex, khá đắt, nhưng có đầy đủ các đầu tiếp điện để điều chỉnh lỗ sáng.
    - Gắn một ống kính đảo ngược lên một ống kính khác.
    Thủ thuật cũ rích là gắn một ống kính 50mm (ống tịêu chuẩn) lên một ống kính khác nhưng đảo đầu (tức là gắn đầu lắp kính lọc của ống kính 50 vào đầu lắp kính lọc của ống kính chính nhờ một vòng chuyển đổi). Nếu ống kính ngược là ống EF thì ta không chỉnh được khẩu độ, nhưng nếu là ống kính cơ hoàn toàn thì vẫn chỉnh được như thường. Một ống kính 50 đảo, lắp lên ống kính 100mm cho tỷ lệ phóng 2x dù mất khá nhiều lượng sáng.
    - Tậu một ống kính Canon MP-E 65mm
    Một ống kính chuyên dụng rất hiếm gặp chỉ chuyên thiết kế cho ảnh cận cảnh. Nó không dùng được cho các mục đích khác như các ống kính cận cảnh 1:1 thông thường. Tỷ lệ phóng đại của ống kính này lên đến 5:1 thừa sức biến một hình chữ nhật 5x7mm điền đầy cả khung hình phim 35mm.
    Xài ống kính này có vài bất tiện: Thứ nhất, nó chỉ dùng được nó cho ảnh “siêu cận cảnh” không thể dùng cho các mục đích khác vì nó chỉ lấy nét được ở rất gần. Thứ hai, vấn đề muôn thủa của ảnh cận cảnh- vùng ảnh rõ cực cạn rất khó miêu tả được hết cả một đối tượng. Thứ ba, hệ thống đo sáng chỉ làm việc với thân máy dòng EOS 1, mọi thân máy khác chỉ làm việc khi có chế độ đo sáng flash qua ống kính (TTL) và thứ tư, việc lấy nét qua khung ngắm đôi khi không đủ chính xác.

    V.13. Liệu có thể dùng ống kính Canon 100mm macro để chụp chân dung không?

    Chắc chắn là được. Các ống kính 100mm macro và ống cận cảnh có USM rất tốt cho chụp chân dung ngoài khả năng chụp cận cảnh. Chỉ có điều, đây là các ống kính cho ảnh rất sắc nét, mà một số người thích ống kính “mềm” hơn cho chụp chân dung, nhất là chân dung phụ nữ. Nếu bạn thuộc trường phái này thì có thể lắp thêm một kính lọc tiêu cự mềm cho ống kính.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  12. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  13. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    V.14. Tại sao giờ đây mọi thứ đều làm bằng nhựa, điều gì sẽ xảy ra cho các ống kính bằng kim loại trước kia?

    Rất nhiều ống kính của những thập niên 60 và 70 là những kiện tác thực sự với vỏ ống kính bằng kim loại nguyên khối, lấy nét cực êm bằng những đường xoắn ốc và vô số các bộ phận chính xác cao. Ngày nay thì nhiều ống kính có vỏ bằng nhựa. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: nào là do sự hoạt động của hệ thống lấy nét tự động, do giá nhân công tăng, do thị trường SLR thu nhỏ, do công nghệ chất dẻo tiến bộ, do mong muốn làm ra những sản phẩm nhẹ hơn, do vấn đề lợi nhuận…vv và vv
    Chắc chắn hoạt động lấy nét tự động là nguyên nhân chính. Các ống kính lấy nét tự động với các truyền động bánh răng đòi hỏi dung sai lớn hơn, nó cũng không dùng các đường xoắn ốc dài vì làm tốn pin và tốn thời gian lấy nét hơn. Các ống kính lấy nét tay với các đường xoắn ốc được chế tạo với dung sai nhỏ hơn nhiều.
    Dùng nhiều chất dẻo cũng có những lợi ích nhất định. Chất dẻo co dãn hơn và không dễ bị mẻ như kim loại, chúng cũng nhẹ hơn và rẻ hơn khi chế tạo.
    Tuy vậy các ống kính kim loại trước đây cho ta một cảm giác rất tuyệt về độ chính xác cao, độ hoàn hảo mà các ống kính nhựa không thể có. Các ống kính lấy nét tự động giá trung bình thì khó mà có vỏ bằng kim loại. Tất nhiên, cũng có nhiều ống kính dòng L có vỏ là kim loại khối và cảm giác rất chính xác khi quay vòng lấy nét. Vì thế nếu bạn phải bỏ ra nhiều tiền mới có được một ống kính vỏ kim loại và vẫn lấy nét tự động được.
    Canon đã từng dùng ba loại chất dẻo khác nhau cho các đời ống kính.
    Thế hệ ống kính EF đầu tiên dùng loại nhựa cứng, khá dễ vỡ (tạm gọi là loại I- tuy không phải là phân hạng chính thức của Canon). Vật liệu này được đúc với bề mặt hơi ram ráp, các ống kính đều có các đường gờ chạy dọc theo đường sinh, ngắn lại ở những chỗ bị co nhỏ. Vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự thường không được phủ cao su chống trượt. 50mm 1.8 mark I là ống kính đặc trưng của thiết kế những năm 80.
    Thế hệ ống kính thứ hai, đặc biệt là dòng L màu đen và các ống nghiệp dư cao cấp, chế tạo từ loại chất dẻo đen và đàn hồi hơn loại I (tạm gọi là loại II). Các ống kính này có vỏ trơn tru hơn loại I và bề mặt vỏ có xu hướng hơi vuốt nhỏ lại chứ không phải hình trụ thuần tuý, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự được tráng lớp cao su. Ống 28-105 3.5-4.5 USM và 135mm 2.0L USM là các đặc trưng cho thiết kế này. Thế hệ ống kính này ra đời cuối những năm 90.
    Cuối cùng là thế hệ ống kính phổ thông những năm gần đây, chế tạo hoàn toàn bằng nhựa trơn, nhẹ tạm gọi là loại III. Thế hệ này thường có vòng chỉnh tiêu cự bọc lớp cao su to hơn cả mức cần thiết, một số được trang trí bằng vòng crôm sáng loáng để hấp dẫn người tiêu thụ. Ống EF-S 18-55 3.5-5.6 là thí dụ điển hình.

    V.15. Chiều dài tiêu cự là gì?

    Chiều dài tiêu cự là đặc tính quang học cơ bản của mọi ống kính và là yếu tố quan trọng nhất của mọi nhiếp ảnh gia. Hình dung đơn giản nhất về chiều dài tiêu cự là một trị số, đo bằng mm, biểu thị vùng thu hình mà ống kính có thể thực hiện.
    Chiều dài tiêu cự của các ống kính SLR từ siêu rộng (14mm) đến siêu dài (600 và 1200mm). Vùng thông dụng nhất của các ống kính này là 28 đến 105mm.
    Vậy tại sao lại đo bằng mm? tại sao không biểu thị luôn bằng góc thu hình của ống kính? Điều này một phần vì thói quen trong cả lịch sử, phần khác vì thực tế sử dụng. Định nghĩa về chiều dài tiêu cự đã bén rễ sâu trong các tính toán về quang học- đó chính là khoảng cách giữa mặt phẳng hội tụ và điểm tận cùng phía sau của ống kính khi đang lấy nét ở vô cực. Khi chuyển sang góc thu hình thì có đôi chút khác biệt phụ thuộc vào cỡ phim đang sử dụng vốn khác nhau giữa các máy ảnh 35mm, máy ảnh APS và các máy số. Trong thực hành, chiều dài tiêu cự là thuộc tính cơ bản nhất của ống kính, biểu thị vùng thu nhận ảnh thực tế phụ thuộc vào cỡ phim sử dụng.
    Điều luôn phải ghi nhớ là mọi ví dụ trên đều ám chỉ cho máy ảnh phim 35mm hoặc các máy EOS toàn khung. Nếu bạn dùng ống kính 28m trên máy APS hoặc các máy số có cảm biến nhỏ hơn khung phim 35 thì vùng thu hình sẽ nhỏ đi đáng kể.
    Khái niệm về chiều dài tiêu cự cũng được sử dụng cho các máy ảnh khác loại, kể cả trên các máy ảnh khung hình cỡ trung bình. Loại khung hình này thường cho một góc thu hình lớn hơn trên máy phim 35mm với cùng ống kính.

    V.16. Thế nào là độ mở của ống kính?

    Độ mở của ống kính là thuộc tính quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt có một đồng tử có thể co dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng ánh sáng tự nhiên. Lúc trời tối, đồng tử mở rộng để cho nhiều ánh sáng vào hơn, khi ra ngoài nắng nó lại co vào để giảm lượng ánh sáng, tránh làm hỏng mắt. Phần lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu tương tự đồng tử của mắt người- một màng chắn bằng kim loại hoặc nhựa có thể điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng đi qua. Chính cái lỗ có kích thước thay đổi được trên cái màng chắn đó được gọi là độ mở của ống kính và được biểu thị bằng một giá trị số học ký hiệu là f. Giá trị này quyết định lượng ánh sáng sẽ được ống kính cho đi qua và là tỷ số giữa chiều dài tiêu cự và đường kính lỗ mở trên màng chắn.
    Ví dụ, ta chỉnh đường kính lỗ mở của ống kính 50mm bằng 6,25mm, ta có khẩu độ f/8 (50/6,25=8). Nói chung, cứ mỗi lần chỉnh tăng hoặc giảm khẩu độ một nấc là ta đã tăng gấp hai hoặc giảm đi một nửa diện tích của lỗ mở. Vì bản thân khẩu độ đã chứa yếu tố chiều dài tiêu cự (tử số) nên mỗi ống kính đều cho một lượng sáng như nhau đi qua nếu được đặt ở cùng một giá trị khẩu độ bất kể chiều dài tiêu cự của ống kính là bao nhiêu (tất nhiên không tính đến sự hao hụt ánh sáng vì phải đi qua nhiều thấu kính).
    Dãy khẩu độ thông dụng của ống kính phim 35mm và các máy ảnh số SLR:
    1.0 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16 22 32
    tuy nhiên phần lớn các ống kính đều không có đủ cả dãy khẩu độ trên.
    Mỗi lần chuyển khẩu độ một nấc là ta tăng hoặc giảm lượng sáng đi hai lần đồng thời tăng hoặc giảm diện tích lỗ mở hai lần, chuyển từ f/2.8 sang f/4 là giảm lượng sáng đi hai lần và giảm diện tích lỗ mở hai lần, ta có một dãy số với công bội bằng 1,4 (căn bậc hai của 2) mặc dù khi in trên ống kính theo truyền thống người ta chỉ in theo dãy số trên.Ống kính của các định dạng phim lớn có thể có giá trị khẩu độ nhỏ hơn nữa như f/64 chẳng hạn.
    Dãy số này có vẻ phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản, chỉ cần nhớ hai số đầu 1.0 và 1.4, sau đó nhân đôi lên, 1.0 thành 2; 4; 8 rồi 16; 32 còn 1.4 thành 2.8; 5.6; 11 rồi 22.
    Tránh lẫn, số nhỏ (2.8 chẳng hạn) tương ứng với đường kính lỗ sáng lớn, ta có nhiều ánh sáng hơn (“mở khẩu”), số to (f/22) tương ứng với lỗ sáng nhỏ, ta có ít ánh sáng hơn (“khép khẩu”). Ngoài việc làm thay đổi thời chụp, khẩu độ ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ (DOF).
    Chữ f thường được in nghiêng chỉ để cho đẹp, dấu chéo để chỉ phân số, ví dụ: f/4 chỉ độ mở bằng một phần tư chiều dài tiêu cự. Chữ f thay cho “focal”, “factor” hay “focal length” tuỳ ý thích của bạn.
    Lưu ý là không phải tất cả các ống kính đều chỉnh khẩu độ bằng lỗ màng chắn. Nhiều ống kính chỉ có một khẩu độ duy nhất mà thôi. Các ống kính dạng gương phản chiếu không có lỗ mở nên không chỉnh được khẩu độ, các máy ảnh rẻ tiền- loại dùng một lần- cũng có một giá trị khẩu độ thôi.

    V.17. Thế nào là các ống kính nhanh và ống kính chậm?

    Đây chỉ là một thuật ngữ đời thường để chỉ giá trị khẩu độ tối đa mà ống kính có thể đạt được. Ống kính chậm có khẩu độ tối đa khá nhỏ, cho ít ánh sáng đi qua và để duy trì thời chụp tốt ta cần giảm tốc độ chụp, ống kính nhanh thì trái lại, giá trị khẩu độ tối đa khá lớn, cho nhiều ánh sáng đi qua và ta có thể để tốc độ chụp nhanh.
    Khẩu độ lớn cho nhiều ánh sáng đi qua, vì vậy ta thường thích các ống kính nhanh hơn các ống kính chậm. Thứ nhất, ống kính nhanh cho phép chụp cả nơi thiếu sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần ánh sáng nhân tạo. Thứ hai, ống kính nhanh nhìn qua khung ngắm dễ hơn vì ra có nhiều ánh sáng đi qua hơn.
    Một ống kính có khẩu tối đa là f/1.4 là một ống kính nhanh, nếu chỉ đạt 5.6 thì khá chậm. Vì khẩu độ có liên quan đến cả chiều dài tiêu cự nên thường khá dễ dàng chế tạo các ống kính 50 mm nhanh (khẩu tối đa thường đạt 1.8) nhưng rất khó chế tạo các ống kính 200 có khẩu tối đa lớn như trên.
    Nói chung, thiết kế một ống kính nhanh phức tạp hơn ống kính chậm nên thường đắt hơn. Chế tạo ống kính nhanh đa tiêu cự khó hơn chế tạo ống kính nhanh một tiêu cự. Ống kính nhanh thường kích cỡ lớn hơn ống kính chậm cùng tiêu cự.
    Các ống kính tự động lấy nét của hệ EOS có mô tơ lấy nét đặt trong ống kính chứ không phải trong thân máy. Một số ống kính lấy nét nhanh hơn các ống kính khác, tuy nhiên đây hoàn toàn là khái niệm khác, không phải nói đến đặc tính quang học đang bàn ở trên.

    V.18. Vùng ảnh rõ (depth of field) là gì?

    Khi lấy nét lên một vật thể nào đó, vật thể này không phải là thứ duy nhất hiện lên sắc nét. Những vật thể gần hơn hoặc xa hơn vật thể chính này cũng có thể hiện nên sắc nét tuy không được như đối tượng chính. Khoảng cách giữa các đối tượng hiện hình tương đối sắc nét trên tấm ảnh cuối cùng của bạn được gọi là vùng ảnh rõ. Kiểm soát vùng ảnh rõ là một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng có thể tác động đến sự thu hút của tấm ảnh cuối cùng.
    Bạn đang chụp chân dung ai đó ngoài trời, vị trí này cho một ánh sáng tự nhiên nhưng bạn khó kiểm soát phần hậu cảnh. Nếu bạn đang trong công viên, bạn sẽ không muốn phần hậu cảnh đầy những cành cây loà xoà, hỗn độn. Bạn muốn vùng ảnh rõ thật cạn và lấy nét vào mắt người mẫu, đó là nơi bạn muốn nét nhất. Vùng ảnh cạn sẽ đẩy các cành cây ra ngoài vùng lấy nét, bạn sẽ có một hậu cảnh mềm mại, với màu xanh dịu nhẹ.
    Nhưng nếu bạn chụp một bông hoa trong tự nhiên với bầu trời, núi non hấp dẫn, bạn sẽ muốn mọi thứ hiện lên sắc nét, lúc này bạn lại muốn vùng ảnh rõ thật lớn. Có ba yếu tố giúp ta kiểm soát vùng ảnh rõ:
    - Khẩu độ: Là yếu tố quan trọng điều khiển vùng ảnh rõ, khẩu độ mở lớn cho vùng ảnh rõ cạn và ngược lại. Chụp cái gì đó khi ánh sáng yếu, ta mở khẩu hết cỡ (f/1.8 chẳng hạn) để lấy được nhiều ánh sáng, vùng ảnh rõ sẽ ngắn lại và sẽ trở thành vấn đề vì việc lấy nét chính xác sẽ khó khăn hơn. Chụp ngoài trời thì ngược lại, ta hay phải khép khẩu để tránh thừa sáng, vùng ảnh rõ lớn, việc kiểm soát bố cục sẽ khó khăn.
    - Chiều dài tiêu cự: Yếu tố này tạo ra nhiều khác biệt. Ống góc rộng, tiêu cự ngắn cho vùng ảnh rõ lớn hơn ống tiêu cự dài. Điều này rất có ích. Ống góc rộng chụp phong cảnh cho vùng ảnh rõ sâu, ống tiêu cự dài chụp chim muông, cho vùng ảnh rõ cạn, dễ cô lập đối tượng, tạo hiệu quả đẹp.
    - Khoảng cách đến đối tượng: Nếu ta dí sát đối tượng (như khi chụp cận cảnh), vùng ảnh rõ sẽ ít và ngược lại.
    Thực tế, bạn phải luôn tính toán cả ba yếu tố trên để tạo ra được hiệu quả mong muốn trên tấm ảnh của mình.
    Cũng nên biết rằng cỡ phim cũng ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ, phim lớn hoặc trung bình dễ tạo ra vùng ảnh rõ thật cạn hơn là các cỡ phim nhỏ. Đây là lý do khiến các máy ảnh bình dân dạng ngắm-chụp thường cho ảnh có chiều sâu lớn. Tuy nhiên làm chủ được tốt ba yếu tố trên bạn có thể kiểm soát vùng ảnh rõ mà không cần đổi sang máy ảnh khác.
    Khái niệm về vùng ảnh rõ trên chỉ được diễn giải một cách dễ hiểu, bạn phải làm những phép toán vô cùng phức tạp mới có thể tính toán được thật chính xác, nhưng những diễn giải đơn giản như trên cũng đủ để bạn cho ra những bức ảnh đẹp.

    V.19. Các con số La mã trên thân ống kính biểu thị điều gì?

    Các nhà sản xuất ống kính Nhật, trong đó có Canon dùng luôn đặc tính quang học để phân biệt các ống kính khác nhau (Châu Âu theo truyền thống thường đặt tên theo kiểu của Chiến tranh giữa các vì sao để mô tả thiết kế của các ống kính như: “Tessar”, “Biogon” hay “Super Angulon”). Thỉnh thoảng một ống kính ra đời với các đặc tính cơ bản giống hệt một ống kính đang lưu hành, để phân biệt giữa các ống kính này, Canon dùng một ký tự La mã bắt đầu bằng II, vì vậy bạn không bao giờ có ống kính ký hiệu I, dù đôi khi có người nhắc đến “mark I” để chỉ ống kính đời cũ khi đời mới của nó chào đời. Cách gọi mark II, mark III… cũng khá phổ biến trong giới chơi đồ ảnh.
    Đôi khi các ống kính đời mới có những cải tiến hơn ống cũ, cũng có khi lại kém hơn và thỉnh thoảng người ta phân biệt chúng bằng các đường vạch dấu. Ví dụ: Ống 50mm 1.8 II khá hơn đời trước về chất lượng chế tạo nhưng chất lượng quang học thì giống hệt, 28-80 3.5-5.6 USM II hoàn toàn kém hơn phiên bản đầu, 28-105 3.5-4.5 và 28-105 3.5-4.5 II cơ bản giống nhau, khác chút xíu bề ngoài. Các ký hiệu La mã này hoàn toàn chẳng nói lên điều gì về sự khác biệt chất lượng cả. Canon còn đánh số kiểu này cho các loa che ống kính như đã nói trên.

    V.20. Sự khác biệt giữa các mô tơ lấy nét (AFD, MM, USM)?

    Khác với các nhà sản xuất máy ảnh khác, Canon đặt mô tơ lấy nét trong các ống kính chứ không phải trong thân máy khi hệ thống EOS ra đời. Điều này được cho là khôn ngoan vì mô tơ này được thiết kế theo từng yêu cầu của ống kính. Một ống kính dài cần một mô tơ lớn, ống kính nhỏ hơn chỉ cần mô tơ vừa phải mà thôi. Nếu mô tơ này lắp trong thân máy, nó sẽ hoạt động y như nhau cho dù bạn lắp ống kính gì đi nữa.
    Canon sử dụng nhiều công nghệ khi chế tạo các mô tơ này. Hai dạng sơ khai đầu tiên thì không được ký hiệu trên vỏ ống kính, muốn biết thì chỉ có cách tra sách mà thôi.
    - Mô tơ lấy nét kiểu điện từ truyền thống: Loại mô tơ này dùng nguyên tắc điện từ thông thường để vận hành trục quay. Các vấu nhỏ và các bánh răng biến chuyển động quay thành các chuyển động cần thiết để lấy nét.
    - Mô tơ dạng vòng cung (AFD- Arc-form drive): Dùng trên một số ống kính đời cũ, giá thấp. Thực chất đây là một mô tơ điện nhỏ, đơn giản kèm một bộ truyền lực, khá ồn vì tiếng vo vo của động cơ điện, tiếng nghiến của bánh răng, tốc độ hoạt động không nhanh. Khoảng cách từ mô tơ đến các thấu kính lấy nét là không lớn, các ống kính tiêu cự dài với AFD lấy nét khá chậm.
    - Mô tơ siêu nhỏ (micromotor-MM): Dùng trên một số ống kính đời cũ, bình dân. Giống AFD- nó chậm và ồn, cũng dựa trên một mô tơ điện kèm bộ truyền lực, đôi khi MM còn được dùng với các dây đai bằng cao su.
    - Mô tơ siêu thanh (Ultrasonic motor): Không dựa trên nguyên tắc từ tính như các mô tơ khác, nó sử dụng các dao động siêu cao tần để tạo ra các chuyển động quay. Kết quả là việc lấy nét khá nhanh và êm (tất nhiên là êm với tai người). Canon chế tạo hai dạng mô tơ này.
    + Mô tơ siêu thanh dạng vòng (Ring ultrasonic drive-USM): Chính là cái bạn cần, mô tơ này có hai vòng kim loại dao động với tần số cao. Ống kính có mô tơ này lấy nét nhanh và êm đồng thời hỗ trợ lấy nét tay toàn phần (full-time manual- FTM).
    + Mô tơ siêu thanh cực nhỏ (Micromotor ultrasonic drive): Ít ấn tượng hơn, nó là một dạng USM thiết kế cho các ống kính rẻ tiền hơn. Cơ cấu dạng này sử dụng mô tơ siêu thanh nhưng lại vẫn dùng bộ truyền lực bánh răng, các ống kính lấy nét êm nhưng không bằng loại vòng, không hỗ trợ FTM.
    Tất cả các ống kính có ghi USM đều có mô tơ siêu thanh, nhưng không phân biệt được đâu là USM dạng vòng, đâu là USM dạng micromotor, muốn biến bạn phải xem kỹ đặc tính của từng ống kính. Phần lớn các ống kính không phải dòng L nhưng có USM đều được vạch một đường vàng ở đuôi ống. Tuy thế, một ống kính dòng L đều chỉ có một vạch đỏ cho dù nó có dùng USM hay không.

    V.21. Lấy nét tay toàn phần là gì (full-time manual- FTM)?

    Các ống kính Canon EF lấy nét bằng AFD (arc form drives) hoặc MM (micromotor) sử dụng cơ cấu lấy nét đơn giản dựa trên mô tơ điện và truyền lực bằng một hàng bánh răng nhỏ bé. Khi chuyển hệ thống này sang điều khiển bằng tay thì sẽ ảnh hưởng đến bộ truyền lực này, để lấy nét tay ống kính có một nút chuyển để cắt rời bộ truyền lực này ra khi ta vặn vòng lấy nét thủ công. Khi ống kính đang ở chế độ lấy nét tự động bạn không thể lấy nét bằng tay.
    Với hệ thống lấy nét bằng USM thì khác, ta có thể lấy nét tay toàn phần (FTM). Các ống kính này cho phép bạn lấy nét thủ công ngay cả khi nút chuyển AF/MF đang ở chế độ tự động. Đặc tính này rất hưũ ích, ta có thể điều chỉnh, xoay vòng lấy nét ngay mà không cần chuyển chế độ lấy nét bằng nút chuyển. Nhưng có vài điều cần lưu ý: Dù các ống kính đều ghi “USM” nhưng thực ra có đến ba loại USM khác nhau. USM tốt nhất sử dụng trên các ống kính dòng L và các ống trung cấp là USM dạng vòng, USM này có hai vòng kim loại dao động với tần số lớn để tạo ra chuyển động quay. Lấy nét tay toàn phần với các USM này khá dễ dàng- một ly hợp ma sát đơn giản sẽ cho phép bạn quay cả mô tơ điện khi lấy nét tay. Bạn có thể lấy nét bất kỳ lúc nào ngay cả khi máy ảnh tắt nguồn hoặc ống kính không gắn vào thân máy.
    Dạng USM thứ hai, ra đời trước, lắp cho vài ống kính đời cũ và một số ống kính tiêu cự dài. Các ống kính có USM điện tử này chỉ lấy nét tay được khi thân máy được cấp nguồn. Khi bạn quay vòng lấy nét, tín hiệu điện được chuyển tới mô tơ từ thân máy, thực hiện quá trình lấy nét (gián tiếp), một số ống kính điển hình thuộc nhóm này là:
    EF 50mm 1.0 L USM
    EF 85mm 1.2 L USM
    EF 85mm 1.2 L USM II
    EF 28-80mm 2.8-4 L USM
    EF 200mm 1.8 L USM
    EF 300mm 2.8 L USM
    EF 400mm 2.8 L USM
    EF 400mm 2.8 L II USM
    EF 500mm 4.5 L USM
    EF 600mm 4 L USM
    EF 1200mm 5.6 L USM
    Dạng USM thứ ba, USM siêu nhỏ,lắp cho các ống kính bình dân không hỗ trợ lấy nét tay toàn phần vì vẫn dùng bộ truyền lực bánh răng. Nhiều người gọi hệ thống lấy nét này là USM thuần tuý, vì chỉ có mô tơ điện là dạng USM thôi, và ta chỉ tận dụng được tính chất hoạt động êm của mô tơ. Các ống kính 50mm 1.4 USM và 28-105 4-5.6 USM đời mới là những ngoại lệ, các ống kính này có các ly hợp trượt cho phép lấy nét tay toàn phần như các USM dạng vòng vậy.
    Không nên lấy nét bằng tay trong khi mô tơ lấy nét đang hoạt động, ta có thể làm hỏng mô tơ hay làm nó quá tải. Cần chờ khi mô tơ ngừng hoạt động mới chỉnh bằng tay. Việc lấy nét tay cũng phải tránh khi để chế độ AI Servo, vì mô tơ có thể được kích hoạt bất kỳ luc nào.

    V.22. Liệu các ống kính có USM cho ảnh đẹp hơn ống kính không có USM?

    Đương nhiên, việc lấy nét nhanh và êm hơn cho phép bạn chụp được các tấm ảnh trong những điều kiện phức tạp hơn, nhưng điều này không liên quan gì tới chất lượng quang học của ống kính cả. Bạn rất dễ liên tưởng vì USM dạng vòng hay được lắp cho các ống kính cao cấp, hoặc dòng L. Ta chỉ mua được các ống kính Canon bình dân lắp USM dạng siêu nhỏ thôi. Nhưng có rất nhiều ống kính Canon đặc biệt là các ống một tiêu cự đời cũ tuy không có USM nhưng chất lượng quang học của ống rất tốt.
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  14. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  15. #8
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket COCKOO's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.349
    Thanks
    1
    Thanked 46 Times in 34 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    V.23. Hệ thống ổn định hình ảnh (image stabilization-IS) là gì?

    Đây là công nghệ của Canon cho phép ống kính có những điều chỉnh quang học để khắc phục sự rung máy khi ta chụp ảnh. Việc máy bị rung- có thể do cầm tay không chắn chẳng hạn- gây nên các vết mờ trên tấm ảnh chụp ở tốc độ thấp, IS có thể làm tấm ảnh sắc nét hơn khi mà bạn không thể chụp tốc độ nhanh.
    IS là công nghệ khá phức tạp liên quan đến các cảm biến chuyển động, những bộ vi xử lý và các mô tơ dịch chuyển thấu kính. Vì thế các ống kính có IS thường có giá khá cao. Nhưng đổi lại nó rất thuận tiện- khi cầm máy bằng tay bạn có thể chụp chậm đi một đến hai nấc so với ống kính không có IS.
    Tuy nhiên, IS không hề làm tăng giá trị độ mở tối đa của ống kính, ống kính có độ mở tối đa là 3.5 khi lắp IS vẫn giữ nguyên giá trị 3.5. IS chỉ cho phép bạn chụp chậm hơn khi cầm máy bằng cách bù trừ độ rung của thân máy. Vùng ảnh rõ sẽ lớn hơn, và điều này có lợi hay không còn tuỳ vào mục đích tấm ảnh của bạn.
    IS cũng có những nhược điểm so với các ống kính nhanh: Các thế hệ IS đầu tiên hoạt động không tốt lắm khi gắn máy lên chân đỡ, IS của các ống kính phổ thông hoạt động cũng không được tốt như IS của ống kính chuyên nghiệp khi ta chụp lia máy. IS cũng không giúp được gì nếu đối tượng chụp chuyển động vì nó chỉ bù trừ cho thân máy thôi. IS không giúp “bắt chết” đối tượng chụp và đôi khi nó còn báo hại vì cho phép ta chụp ở những tốc độ thấp so với ống kính nhanh. Một số người thấy hoa mắt khi nhìn qua khung ngắm của ống kính có IS đang hoạt động, và đương nhiên IS ngốn thêm năng lượng của pin. Cuối cùng, các thân máy EOS phim trước đây không hoàn toàn tương thích với ống kính IS, thậm chí còn đôi chút bất tiện, ví như khung ngắm rung lên mỗi khi nhấn nút chụp (nhưng hiện tượng này không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh).
    Bên cạnh các nhược điểm, IS còn có rất nhiều ưu điểm, nhất là với các ống kính tiêu cự dài.
    Canon là hãng đầu tiên áp dụng công nghệ ổn định hình ảnh lên các ống kính SLR, mặc dù Nikon mới là hãng đầu têu trong lĩnh vực này khi phát triển máy ngắm chụp dùng ống kính có ổn định hình ảnh (máy Zoom-Touch 105 VR) năm 1994. Ngày nay, Nikon bán nhiều ống kính rời có VR (vibration reduction- giảm rung) chỉ khác là nhắm vào thị trường cao cấp nhiều hơn, trong khi Canon bán ống kính IS cho cả thị trường cao cấp và phổ thông. Sigma cũng có các ống kính có đặc tính này, Panasonic thì phát triển hệ thống Mega Optical Image Stabilizer (Mega OIS) cũng là chức năng giảm rung. Minolta thì phát triển công nghệ chống rung gọi là Super SteadyShot nhưng lắp trong thân máy thay vì trong ống kính, lúc này hệ thống hoạt động với mọi ống kính lắp được cho thân máy, nhưng lại không chuyên biệt cho từng dải tiêu cự khác nhau.

    V.24. Dữ liệu về khoảng cách là gì, ống kính nào hỗ trợ?

    Nhiều ống kính EF có thể gửi các dữ liệu về khoảng cách cho thân máy, ví dụ bạn đang lấy nét vào đối tượng cách 4m, thì ống kính sẽ gửi một khoảng cách xấp xỉ tới thân máy.
    Canon bán các ống kính này từ những năm 1990, đến năm 2004 thì ngừng do sự xuất hiện của hệ thống đo sáng flash E-TTL II. Trong tình huống cụ thể, E-TTL II có khả năng lấy được các dữ liệu về khoảng cách nhờ việc tính toán bằng đèn flash.

    V.25. Thế nào là các phần tử của ống kính ?

    Thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn. Từ “ống kính” để chỉ cả một cơ cấu gồm các thấu kính được tạo dáng (có thể hình dung chúng như một cái kính lúp vậy) và phần vỏ ngoài hình trụ chứa các thấu kính này.
    Một phần tử của ống kính chỉ một thấu kính đơn lẻ bằng thuỷ tinh hay bằng các tinh thể. Các ống kính máy ảnh thời nay chứa ít nhất 4 phần tử như thế, thường được chia thành từng nhóm một. Bạn có thể nghe nói một ống kính nào đó có 18 phần tử chia thành 15 nhóm.
    Thiết kế lên một ống kính rất phức tạp và số lượng các phần tử cũng như các nhóm không biểu thị chất lượng hình ảnh. Một ống kính đơn giản với ít phần tử có thể cho ảnh đẹp hơn các ống kính phức tạp khác, vì nó ít gây loé (hiện tượng ánh sáng phản xạ giữa các phần tử ống kính). Tuy nhiên, các ống kính góc rộng và tiêu cự dài đòi hỏi nhiều phần tử hơn để tinh chỉnh đường đi của ánh sáng, khắc phục các hiện tượng quang sai.

    V.26. Lớp phủ của ống kính là gì?

    Một cánh cửa sổ kính vừa cho ánh sáng đi qua vừa phản xạ lại một phần. Ống kính máy ảnh cũng bị hiện tượng này. Những phản xạ không mong muốn trong ống kính gây nên hiện tượng loé- hoặc ảnh mất độ tương phản hoặc tạo ra các đốm sáng rực. Hãng ống kính Đức Carl Zeiss là hãng phát minh ra công nghệ phủ ống kính từ giữa những năm 1930, lớp phủ này là các lớp tráng trong suốt rất mỏng trên bề mặt các thấu kính nhằm hạn chế hiện tượng phản xạ trong lòng ống kính. Tất cả các ống kính tân kỳ ngày nay, kể cả ống EF của Canon đều được tráng nhiều lớp như vậy để chống phản xạ. Canon còn đưa ra công nghệ gọi là SSC (Super Spectral Coating).
    Phân biệt các thấu kính được phủ này rất dễ, một thấu kính không được phủ phản xạ nhiều ánh sáng, ánh sáng trắng sau phản xạ vẫn trắng, các thấu kính được phủ thì phản xạ ít hơn, ánh sáng trắng phản xạ lại có màu xanh lục, hồng hoặc đỏ. Mầu phản xạ này do tính hấp thụ ánh sáng của lớp hoá chất phủ không ảnh hưởng đến màu sắc của tấm ảnh cuối cùng.
    Nhưng các thấu kính được phủ có hai nhược điểm: thứ nhất, nó phải được giữ sạch tối đa mọi lúc, dầu và các chất bẩn có thể làm hỏng lớp phủ, vết vân tay in rất rõ trên các thấu kính có lớp phủ này. Thứ hai, các lớp phủ đôi khi rất dễ vỡ và dễ bị xước, khi mang chúng đi đâu hoặc khi lau phải vô cùng cẩn thận.

    V.27. Quang sai là gì?

    Các thấu kính của một ống kính máy ảnh truyền thống gần giống như một hình cắt ngang một khối cầu lớn vậy, cả hai mặt đều bị uốn cong. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính. Hiện tượng này khiến việc lấy nét đôi khi không chuẩn và gây ra các vấn đề về quang học khác nữa. Các thấu kính hình cầu có bề mặt cong (như con ngươi vậy) là để giảm thiểu hiện tượng này nhưng bề mặt phim và các cảm biến ảnh lại luôn phẳng, dẹt.
    Một cách khắc phục là người ta thêm vào một thấu kính riêng chỉ để uốn nắn các tia sáng theo đường đi xác định. Cách khác là chế tạo các thấu kính không theo tiết diện hình cầu truyền thống, nói cách khác, độ cong của mặt thấu kính là thay đổi từ ngoài vào tâm. Những thấu kính quang sai này khiến việc chế tạo ống kính đơn giản đi và tạo ra các bức ảnh sắc nét hơn, các thấu kính này cũng khắc phục rất tốt hiện tượng méo hình trong các ống kính góc rộng.
    Có ba cách để chế tạo các thấu kính quang sai này, xa xỉ nhất là nghiền thuỷ tinh ra để tạo hình, cách này khó thực hiện vì rất khó đạt được độ chính xác cần thiết, chỉ có vài ba ống kính dòng L mới có các thấu kính sản xuất theo kiểu này. Cách khác dùng thấu kính đúc, áp dụng trên nhiều ống kính phổ thông của Canon. Cách rẻ nhất là gắn thêm một phần nhựa trong lên bề mặt của một thấu kính chỏm cầu bình thường để tạo hình, các thấu kính dạng này gọi là các thấu kính tái tạo, rất phổ biến trên các máy ngắm-chụp.
    Một số nhà sản xuất, đặc biệt là Sigma, dùng thuật ngữ “aspherical” hay “ASPH” in lên thân ống kính để khuếch trương các thấu kính này. Các nhà sản xuất khác như Canon không ghi gì trên ống kính dù bên trong có chứa các thấu kính dạng này. Cần nhớ rằng các ống kính có thấu kính này không phải bao giờ cũng tốt hơn các ống kính không có.

    V.28. Thuỷ tinh tán xạ thấp là gì?

    Thuỷ tinh tán xạ thấp và những biến thể của nó như: UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) là những loại thuỷ tinh quang học rất đắt tiền giúp giảm sự viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính tiêu cự dài.
    Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu theo các bước sóng khác nhau. Thuỷ tinh tán xạ thấp không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường nên ít cần đến các giải pháp khác khắc phục hiện tượng này.

    V.29. Fluorite là gì?

    Xét về kỹ thuật, fluo- canxi không phải là thuỷ tinh. Nó là một dạng tinh thể nhân tạo do Canon sản xuất và được dùng trong nhiều ống kính dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp. Đây là một vật liệu đắt tiền và rất hiệu quả để giảm thiểu hiện tượng quang sai, đặc biệt trên các ống kính tiêu cự dài.

    V.30. Nhiễu xạ quang học (diffractive optics-DO) là gì?

    Các ống kính DO có các thấu kính đặc biệt chỉ do Canon cung cấp. Những thấu kính này, với nhiều lớp nhiễu xạ, gần như là các thấu kính phẳng với những đường khắc axit rất chính xác bên trong. Nó được chế tạo dựa trên nguyên tắc nhiễu xạ của quang học chứ không phải dựa trên hiện tượng phản xạ như thấu kính thường.
    Ưu điểm của thấu kính DO này là tối giảm hiện tượng tán sắc, vốn rất nghiêm trọng đối với các ống kính tiêu cự dài. Thấu kính DO nhẹ hơn so với các thấu kính tinh thể fluo hay các thấu kính tán xạ thấp khác, giúp làm giảm chiều dài và trọng lượng của các ống kính tiêu cự dài.
    Không may là các thấu kính DO rất đắt và thỉnh thoảng bị hiện tượng loé. Các ống kính DO của Canon thường dùng cho giới chuyên nghiệp, không lắp cho cả dòng L và thường được đánh dấu bằng một vạch xanh lục nhạt.

    V.31. Thế nào là lấy nét trong?

    Nhiều ống kính dài ra hay ngắn lại mỗi khi ta điều chỉnh lấy nét, các ống kính này có hai ống lồng vào nhau, chúng di chuyển tương đối với nhau mỗi khi ta quay vòng lấy nét. Thiết kế này ít tốn tiền, báo hại ở chỗ mỗi khi nó kéo dài ra hay co ngắn lại nó dễ hút không khí và kéo cả bụi vào ống. Sau nhiều năm sử dụng lượng bụi hẳn là khá lớn.
    Nhiều ống kính Canon dùng nguyên tắc lấy nét sau (rear focussing-RF) hoặc lấy nét trong (internal focussing-IF). Các ống kính lấy nét sau khi chỉnh nét, thấu kính sau cùng của ống kính sẽ dịch chuyển ra sau hoặc ra trước. Ống kính lấy nét trong thì khi lấy nét một số thấu kính sẽ dịch chuyển ngay trong lòng ống. Cả hai trường hợp trên chiều dài ống kính không thay đổi vì các chuyển động diễn ra trong lòng ống.
    Ưu điểm khác của việc lấy nét sau và lấy nét trong là đầu ống kính không bị quay khi lấy nét nên không ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực hay kính lọc cản quang.

    V.32. Bokeh là gì?

    Thuật ngữ mượn của tiếng Nhật, phát âm tựa bo-ké theo kiểu Pháp, hay bow-kay theo kiểu Anh. Về cơ bản bokeh phát triển từ tiếng Nhật chỉ sự lu mờ, vốn dùng để ám chỉ chất lượng vùng ảnh ngoài tiêu cự. Bokeh tốt tức là vùng này phải mượt, mềm, bokeh xấu tức là vùng này hơi lổn nhổn- có thể do các lùm, bụi cây, có thể do các đốm sáng.
    Bokeh rất quan trọng trong ảnh chân dung, ta luôn muốn vùng hậu cảnh nằm ngoài tiêu cự phải mượt mà, không bị rối loạn, nếu nó sắc nét hoặc có nhiều hoạ tiết thì không ổn lắm. Các ống kính gương phản chiếu có tiếng là cho bokeh xấu bởi vô số các hình tròn lổn nhổn ở vùng ngoài tiêu cự.
    Bokeh đôi khi không có chữ H ở cuối, tuy nó hay được cho thêm vào để nhắc nhở rằng đây là một chữ có hai âm tiết (phát âm kiểu Anh)


    Bài dịch bởi A60 @ vnphoto.net
    @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
    Chim em vừa xoẳn một gang
    Líu lo cất tiếng ca vang giữa đời

  16. Thành viên cám ơn bài của COCKOO:

    loyal (27-09-2012)

  17. #9
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket OA _ NỮ's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    4.994
    Thanks
    4.403
    Thanked 9.333 Times in 1.852 Posts

    Default Ðề: Thế giới ống kính Canon

    Đọc một loạt bài này của CK, thấy thế giới nhiếp ảnh thật mênh mông. Theo được phải có niềm đam mê, kinh tế khá giả và cũng thông minh nữa. Oa Nữ đọc mà chẳng hiểu gì cả...

    Lần trước đi lang thang, Oa Nữ làm quen với một nhiếp ảnh gia. Đồ nghề của he ngầu lắm, xong he nói he ko có xe hơi, di chuyển thường là TTC (hệ thống xe công cộng). He nói tiền bạc dồn hết vào nhiếp ảnh. Những bức hình ON coi trong máy thật tuyệt vời. He nói he cũng bán được nhiều hình cho các tạp chí, xong vẫn coi NA là niềm đam mê, làm kinh tế là phụ...
    Que Sera, Sera. Whatever will be, will be
    The future's not ours, to see
    Que Sera, Sera

  18. Thành viên cám ơn bài của OA _ NỮ:

    loyal (27-09-2012)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •