Bài 1 đến 1/1

Chủ đề: Cái này khi đi xa cũng hay bị!

Hybrid View

  1. #1
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    287
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Default Cái này khi đi xa cũng hay bị!

    Rối loạn tiêu hóa và cách xử trí

    Rối loạn tiêu hóa là bệnh hay gặp, nhất là khi thời tiết giao mùa. Rối loạn tiêu hóa nếu không được phát hiện, điều trị sớm rất có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng thậm chí tử vong.

    Tiêu chảy


    Khi số lần đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên, phân toé nước thì được coi là tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy cấp tính có thể do vi khuẩn hoặc do virut gây ra. Về nguyên tắc, trước một trường hợp tiêu chảy phải sử dụng ngay dung dịch oresol uống thay nước để bù nước và chất điện giải bị mất sau các lần đi ngoài. Cách dùng tốt nhất là sau mỗi lần đi ngoài uống một lượng dung dịch oresol tương đương với lượng nước bị mất do đi ngoài. Nếu không có oresol thì có thể dùng nước gạo rang thay thế hoặc nước cháo muối.

    Đầy bụng

    Một người bình thường có thể bị ợ chua, ợ hơi do ăn nhiều thức ăn quá nhiều mỡ hoặc do uống quá nhiều rượu. Những thức ăn này làm cho dạ dày phải tiết ra nhiều axit, gây cảm giác nóng rát ở dạ dày hoặc vùng xương ức (vùng mỏ ác). Với người đã từng có ổ loét ở dạ dày thì cơn đau thường kéo dài âm ỉ, đôi khi đau dữ dội ở vùng mỏ ác. Cơn đau sẽ giảm đi khi uống sữa hoặc các thức ăn có thể hút bớt axít như bánh mì, bánh quy... nhưng cảm giác đau rát tái phát nhanh. Ngoài việc điều trị bằng thuốc như kremins, lozer..., bệnh nhân cần ăn các thức ăn làm lành ổ loét như sữa nấu chín, kem sữa, hoặc những thức ăn vô hại đối với người bệnh loét dạ dày như trứng luộc, bánh quy, bánh đa... Không nên ăn những thức ăn làm cho ổ loét nặng thêm như mỡ, rượu, gia vị, nước ngọt có ga, cà phê, rượu...

    Đau bụng

    Trước một trường hợp đau bụng, trước tiên chúng ta phải xác định xem đau ở chỗ nào, đau cố định một chỗ hay đau lan tỏa khắp ổ bụng, đau bụng có kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón hoặc nôn... hay không. Vị trí đau có thể gợi ý về nguyên nhân gây đau, giúp chúng ta có hướng xử lý đúng. Trường hợp bị đau bụng kèm theo nôn, tiêu chảy, nhưng sờ thấy bụng vẫn mềm, không có u cục gì có thể bệnh nhân đã ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn. Việc cần phải làm ngay là không tiếp tục ăn các thức ăn nghi bị nhiễm khuẩn, đồng thời uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể, sau đó có thể dùng thuốc kìm khuẩn như biseptol, berberin... Lưu ý, không nên dùng ngay thuốc cầm tiêu chảy, vì cơ thể không thể bài xuất chất độc ra ngoài, làm cho sự nhiễm độc có thể bị tăng nặng. Nếu các triệu chứng trên ngày càng tăng nặng thì phải chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

    Đối với một số trường hợp đau bụng khác không kèm theo dấu hiệu rối loạn tiêu hóa phải hết sức lưu ý theo dõi. Trước hết hãy kiểm tra xem bụng mềm hay cứng. Nếu bụng cứng có thể là bị thủng dạ dày, ruột, viêm màng bụng... cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Nếu bệnh nhân đau âm ỉ vùng hố chậu phải, kèm theo sốt nhẹ, có thể bệnh nhân bị viêm ruột thừa, phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trường hợp bệnh nhân bị đau bụng từng cơn hoặc đau liên tục, buồn nôn hoặc nôn, không đi ngoài được, trong cơn đau bụng thấy quai ruột nổi (dấu hiệu rắn bò do tăng nhu động ruột) thì có thể bệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn hoặc do bị lồng ruột, xoắn ruột, phải đưa bệnh nhân đến bệnh viên ngay lập tức.



    Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa các bệnh ở đường tiêu hóa, cần thực hiện nguyên tắc chế biến thức ăn như sau:

    - Chọn thực phẩm tươi, sạch, không dập nát, thối rữa.

    - Ngâm rửa rau quả thật kỹ trước khi chế biến.

    - Ăn chín uống sôi, nên ăn ngay sau khi vừa chế biến.

    - Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã chế biến tránh ruồi, nhặng đậu vào làm bẩn thức ăn.

    - Không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín. Dụng cụ chế biến thức ăn chín và thức ăn sống phải riêng rẽ. Nếu chỉ có một bộ dao thớt thì khi chế biến thức ăn sống phải rửa sạch, phơi khô mới được chế biến thức ăn chín.

    - Trước khi chế biến thức ăn phải rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

    - Phải rửa tay thật sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

    - Phải giữ gìn bếp và nơi chế biến thức ăn luôn luôn khô ráo sạch sẽ.

    - Không ăn thức ăn ôi thiu, hỏng mốc.

    - Phải dùng nước sạch để chế biến và nấu thức ăn.

    BS. Nguyễn Thái Dũng

    @chút kinh nghiệm của TS:

    -khi đi xa ;

    -tuyệt đối không uống nước đá.
    nếu được nên uống nước đóng chai, vì lạ nước( dù đã đun sôi để nguội) là nguyên nhân rối loạn tiêu hoá rất phổ biến.
    -nên ăn 1,2 nhánh tỏi mỗi bữa ăn.
    Last edited by thuc sinh; 16-10-2009 at 03:47 PM.
    Em cứ tin ở anh...đừng lo!

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •