Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Nhạc viện đồng quê

Threaded View

  1. #1
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    38
    Thanks
    2
    Thanked 10 Times in 4 Posts

    Default Nhạc viện đồng quê


    Đọc bài viết này trong vnexpress lòng thấy vui sao. Sự tận tuỵ cho việc phát triển âm nhạc ra cộng đồng, cho lớp trẻ của cụ Thắng, cụ Bôi thật đáng khâm phục và trân trọng. Hình dung ra đâu đó, trong một căn nhà đơn sơ, ở một ngôi làng nhỏ, cách xa sự xô bồ của cuộc sống kim tiền, đang vang lên những tiếng vĩ cầm réo rắt, những tiếng dương cầm du dương... Những đứa trẻ làng Thành Mỹ thật may mắn và hạnh phúc. Chợt ước mình được làm một "sinh viên nhí" trong "nhạc viện" của hai thầy!


    Hai ông già, một 'nhạc viện Đồng quê'


    Hai "nhạc sĩ", giảng viên của "Nhạc viện Đồng quê" đã từng là giảng viên của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá).

    Sau khi về hưu, ông Phạm Quyết Thắng đã trở về quê hương, ngôi làng Thành Mỹ (Ninh Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình), lấy âm nhạc làm bạn khuây khoả tuổi già.

    Tiếng đàn của ông Thắng hấp dẫn thanh niên, thiếu nữ, trẻ em khắp làng trên, xóm dưới. Cũng từ đó, nhà ông trở thành lớp học nhạc miễn phí của làng.

    Đam mê âm nhạc từ nhỏ, ông đã từng học nhạc tại Trường Văn hoá Nghệ thuật Hà Nội.

    Sau này, dù đã trở thành kỹ sư lâm nghiệp rồi giảng dạy đại học, niềm đam mê âm nhạc vẫn đeo đẳng ông.

    Cũng là kỹ sư lâm nghiệp, cùng từng giảng dạy tại Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá), ông Nguyễn Văn Bôi, người bạn thân thiết của ông Thắng, nhà ở thành phố Thanh Hoá đã ra Ninh Mỹ mua một ngôi nhà ngay cạnh nhà bạn.

    Hai ông đã cùng nhau truyền dạy những kiến thức âm nhạc của mình cho những "sinh viên" là con em nông dân địa phương và cả ở các tỉnh thành khác. Lớp học có tên là "Nhạc viện Đồng quê".

    Ông Bôi cho biết: có những lúc "sinh viên" của "Nhạc viện" lên tới vài chục.

    Khi mới thành lập (năm 1995), "Nhạc viện Đồng quê" chỉ có một cây đàn organ S90, ông Thắng phải năn nỉ, thuyết phục vợ để mua thêm một cây violon có giá bằng nửa gia tài của gia đình ông lúc đó.

    Đến nay, qua nhiều năm vừa dạy, vừa tìm mọi cách mua đàn thanh lý từ nhiều nguồn khác nhau "Nhạc viện" làng Thành Mỹ đã có được 4 cây đàn piano, 7 cây đàn violon và 16 chiếc organ.



    Không chỉ có trẻ em trong làng mà nhiều trẻ em ở các tỉnh thành khác cũng tìm đến "Nhạc viện Đồng quê" học nhạc.



    "Nhạc viện" chủ yếu dạy vào thứ 7, Chủ nhật, nhưng cũng tổ chức thêm vào các buổi tối trong tuần. Ông Bôi bao giờ cũng chỉn chu trước giờ dạy.



    Những "sinh viên" làng cũng phải ăn mặc chỉnh tề trước khi vào giờ học.



    Điểm đặc biệt ở "Nhạc viện Đồng quê" là hai thầy đều dạy được tất cả các loại nhạc cụ mà "Nhạc viện" có.



    "Sinh viên" ở đây đa phần là trẻ em, nhiều đứa trẻ trước đây rất nghịch ngợm, nay nhờ có âm nhạc mà chúng trở nên ngoan hơn.



    Từ "Nhạc viện" làng này đã có nhiều em hiện giờ là sinh viên Nhạc viện Hà Nội, trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội...


    Giáo viên trường mầm non xã Ninh Mỹ Phạm Thị Thêu được nhà trường cử đến học organ tại "Nhạc viện Đồng quê" đã được 5 tháng để về truyền thụ lại cho các cháu bé. Những trường hợp này thầy Thắng cũng chỉ thu 50 ngàn đồng một tháng (mỗi tuần học 3 buổi) để thêm vào các chi phí mua nhạc cụ.



    Thầy Bôi đang tận tình hướng dẫn "sinh viên" Trần Doanh năm nay đã 83 tuổi, nguyên giảng viên trường Đại học Nông nghiệp 1. Sau một thời gian kỳ cạch đạp xe đến "Nhạc viện" cách nhà ở Ý Yên, Nam Định những 20 cây số, ông đã được hai thầy mời ở luôn tại gia đình để học cho đỡ vất vả.



    Thầy Bôi đang say sưa "chỉ huy" học trò chơi một trích đoạn nhạc thính phòng.



    Thầy Thắng bên học trò cưng Phan Quang Ninh đã từng đoạt giải 3 organ trong liên hoan ca múa nhạc toàn quốc do Hội đồng Đội TƯ tổ chức.



    "Nhạc viện Đồng quê" chỉ là một ngôi nhà ba gian cũ kỹ, cũng là nơi ở của cả gia đình thầy Thắng.



    Hầu hết nhạc cụ ở đây đều là loại đã quá đát nên nhiều khi "dàn nhạc" đang lên đến cao trào thì... đàn hỏng, thầy Bôi lại loay hoay tự sửa.



    Công việc tu bổ sửa chữa nhạc cụ chiếm không ít thời gian của thầy Bôi vì đôi khi cao hứng những "sinh viên" nhí lấy nhạc cụ làm "vũ khí".



    Chân dung một "sinh viên" nhí hiếu động.



    Một em nhỏ đang mải mê luyện đàn.


    Chỉ từ những nhạc cụ, trang thiết bị cũng như "cơ sở hạ tầng" đơn sơ mà nhiều giải thưởng, nhiều sinh viên thậm chí cả giảng viên âm nhạc tại nhiều trường ĐH hiện nay đã trưởng thành từ "Nhạc viện Đồng quê".
    * Lê Anh Dũng (Vnexpress.net)
    Last edited by Traumerei; 27-09-2009 at 11:35 AM.

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •