-
Ðề: Thế nào là một bài thơ hay
Nảy sinh ra thêm một ý: Thơ hay phải SAY mới làm thơ được?!
-
Thành viên cám ơn bài của TeacherABC:
-
Ðề: Thế nào là một bài thơ hay
Last edited by thuphong; 18-09-2009 at 11:42 PM.
Sẽ còn có ngày mai
-
-
Ðề: Thế nào là một bài thơ hay
Vâng, đúng thế thụphong ạ. Ngòi bút mải chạy theo cảm xúc, mình không khiến nổi. Thế là tai nạn nghề nghiệp xảy ra. TT hiện cũng đang bị tạm giam mà chẳng thấy đưa ra xét xử gì cả
-
Có 2 thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:
NCĐ.2009 (19-09-2010),thuphong (08-06-2011)
-
Ðề: Thế nào là một bài thơ hay
Bài thơ hay là bài thơ xuất phát từ cảm xúc chân thật của tác giả, và khi đọc thơ người ta sẽ đồng cảm được với những dòng cảm xúc ấy. Em nghĩ vậy.
-
Thành viên cám ơn bài của MocXinh_MumMim:
-
Ðề: Thế nào là một bài thơ hay
Thơ cần diễn đạt đơn giản, hướng tới sự đơn giản:
Thế nào là một bài thơ hay? Băn khoăn như thế vì tôi chẳng được học lý luận cơ bản về vấn đề này, chỉ đọc lõm bõm ở các sách báo.
Thơ cần có cảm xúc, điều đó hẳn nhiều người đồng ý. Nhưng thể hiện bằng bút pháp như thế nào. Riêng tôi, tôi thích những bài thơ viết đơn giản, không cố tạo ra những chữ gọi là tìm tòi không cần thiết, không diễn đạt rối rắm. Đọc lên thấy dễ hiểu mà hay.
Một từ rất thông thường, sử dụng đúng chỗ sẽ trở thành đắt giá.
Việc sáng tạo ra từ mới đương nhiên vẫn rất cần thiết, nếu từ đó có khả năng biểu cảm. Nhưng nhiều khi người ta cố tìm ra chữ mới, chữ lạ hoặc bắt chước chữ gọi là mới lạ của người khác (hiện nay có nhiều chữ nghe là lạ, nhiều người đua nhau dùng, xin miễn ví dụ) Hoặc có chữ chỉ có tác giả hiểu (gọi là thơ đánh đố), nếu người đọc hiểu được thì hiệu quả truyền cảm cũng không hơn gì, nếu không nói là kém những từ ngữ quen thuộc.
Tôi dẫn ra đây hai bài thơ: “Núi đôi” của Vũ Cao và “Gửi em cô thanh niên xung phong” của Phạm Tiến Duật. Hai bài thơ này, xét về chữ chẳng có gì gọi là cố chau chuốt. Nhưng thực ra tác giả đã cố không chau chuốt để được một bài thơ hay. Cố không chau chuốt thì lao động vất vả hơn là cố chau chuốt nhiều. Bài thơ cũng không có câu nào gọi là “đắt”, có nhiều câu như là bê nguyên xi câu nói thường ngày vào thơ, thậm chí có vẻ như còn “quê mùa” hơn câu nói bình thường, chẳng hạn:
"Có lẽ nào anh lại mê em”
“Người tinh nghịch là anh dễ thân”
“Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới hai mơi, trẻ nhất làng”
Vậy mà khi đặt vào toàn bài, thì bài thơ lại rất hay. Đấy lại là những bài thơ nổi tiếng, được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Tôi đã đọc ý kiến của Phạm Tiến Duật ở đâu đó, khi nói đến chuyện có người chê: “thơ gì mà cứ kim kim, nhọn nhọn”, anh nói đại ý rằng: “Tôi không biết đấy có phải là thơ không. Tôi yêu quí cô thanh niên xung phong thì tôi viết sao cho mọi người cũng yêu quí cô thanh niên xung phong như tôi”. Chùm thơ viết về Trường Sơn của Phạm Tiến Duật hầu hết được viết ra bằng bút pháp đó.
Có thể nêu thêm bài "Gửi bác Trần Nhuận Minh" của Trần Đăng Khoa. Bài này đã được bình chọn vào 100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20, chữ nghĩa có vẻ dông dài nhưng đọc thì rất thú vị:
Em lông nhông bầu bạn
Với kiến đen chó vàng
Bao nhiêu là giun dế
Đã khiêng vác em lên
Tên tuổi em xủng xoảng
Những mõ ran trống rền…
Tôi viết mấy dòng này với vị trí của một người yêu thơ, một độc giả.
Last edited by Tường Thụy; 19-09-2009 at 04:48 PM.
-
Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:
-
Ðề: Thế nào là một bài thơ hay
Bài thơ hay, trước hết phải được độc giả đón nhận
Tôi nghĩ thế và thấy nhiều bạn cũng có ý kiến như thế. Bài thơ hay phải được độc giả chấp nhận chứ không phải là tác giả “tự sướng”. Tôi đã từng bị “tra tấn” bởi một tác giả phân tích thơ của anh hàng giờ, bài này ý nghĩa thế nào, chữ kia đắt ở chỗ nào, không cần biết tôi có nghe hay không. Thực ra tôi chẳng nhớ (chứ không nói là thuộc) được bài nào của anh cả.
Độc giả ở đây là bạn đọc ít nhiều có khả năng thẩm thơ chứ không phải dạng “đem đàn mà gảy tai trâu”. Nếu không có khả năng thẩm thơ thì tác giả cũng đành “khóc”. Ví dụ một người không quan tâm đến thơ, không đọc thơ bao giờ thì nhất định họ không thể thích mấy bài thơ tôi đã dẫn (trong comment trên) bằng mấy bài thơ lục bát đủ vần trên báo tường chi đoàn.
Tuy vậy, tôi cũng cần đôi câu bàn về ý kiến của độc giả.
Chúng ta thường gặp những lời khen bài này của bạn A hay, bài kia của bạn B hay. Lời khen là rất quí, nhưng không có nghĩa là đại diện cho bạn đọc, mà chỉ là ý kiến cá nhân.
Tôi nói thế không có nghĩa là phủ nhận lời khen, chê. Lời khen chê chân thành và chính xác sẽ có giá trị tham khảo khi đánh giá một bài thơ, một tác giả.
Tôi mong các biên tập viên khi làm việc cần hết sức khách quan, tránh bị chi phối bởi dư luận, không nhìn tên tác giả để chọn.
Last edited by Tường Thụy; 02-10-2009 at 10:40 PM.
-
Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:
Posting Permissions
- Bạn không thể tạo chủ đề mới
- Bạn không thể trả lời
- Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
- Bạn không thể hiệu chỉnh bài
-
Quy định của diễn đàn