Bài 1 đến 10/52

Chủ đề: Thế nào là một bài thơ hay

Threaded View

  1. #19
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Huyzozo Xem bài viết
    Iem cũng được học thơ ĐL của Thầy Bcdt. Trong lớp học Thầy bắt lỗi rất nghiêm và chỉ ra lỗi nên tránh cho các học trò. Thỉnh thoảng iem cũng trao đổi chuyên môn về thơ ĐL với cô giáo PL và rút ra được một chút cơ bản là khi mần thơ ĐL thì có thể sử dụng bất luận (chữ thứ 1-3-5 trong câu bất luật) như của BHTQ nhưng 2-4-6 thì phải phân minh (chữ 2-4-6 trong câu thì phải đúng luật). Nếu 1 bài thơ Đường Luật mà chữ thứ 2-4-6 cũng bất luật thì theo cá nhân iem đó không được gọi là 1 bài thơ ĐL mà có thể coi là Đường...chợ.
    Còn các lỗi khác như Hạc tất, phong yêu, nữu, bình đầu...cũng nên cố gắng tránh. Bài thơ sẽ hay hơn.
    Vâng, đó mới là quan điểm của Huy . Dùng đến chữ “coi là thơ đường chợ” thì không còn là góp ý nữa mà là chê bai, giễu cợt rồi. Bài viết trước tôi đã phân biệt giữa chê bai và góp ý. Khi tranh luận, tôi không quen dùng ngôn ngữ kiểu đó.

    Lại nói về “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
    Tôi không biết quan điểm này ở đâu và ai đưa ra.
    Huy cũng đã nghe thế nhưng thử ở tất cả sáu vị trí bao giờ chưa?
    Trước hết nói về nhất tam ngũ bất luận: vị trí thứ nhất và thứ ba đổi thanh thì đọc vẫn thuận (đổi thanh ở đây xin hiểu là trắc thành bằng và ngược lại).
    Nhưng vị trí thứ 5 mà đổi thì khó mà chấp nhận được. Ta hay nhìn lên bài “Qua đèo ngang” (hoặc bất cứ bài thơ ĐL nào khác) mà đổi thử rồi đọc lên mà xem. Nó sẽ rơi vào khổ độc. Vì nó đã làm cho chữ thứ 5 và thứ bảy trở thành cùng thanh. Việc chữ cuối và chữ “cuối – 2” khác thanh không những thơ ĐL mà nhiều thể thơ khác có đề cập đến.
    Về nhị tứ lục phân minh cũng có phần na ná như vậy, nhưng ở nội dung ngược lại nếu vị trí thứ hai và bốn mà đổi thanh thì không nghe được
    Nhưng vị trí thứ sáu đổi thanh thì đọc vẫn xuôi tai. Bây giờ ta lại nhìn vào bài thơ mà đổi thử.
    Như vậy, ý tôi là “nhất tam ngũ bất luận” hay “nhị tứ lục phân mình” đều cần xem lại, đừng vội áp dụng một cách máy móc.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  2. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •