Trang 4 / 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 LastLast
Bài 31 đến 40/52

Chủ đề: Thế nào là một bài thơ hay

  1. #31
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    PL xin trích một phần từ sách Quách Tấn.

    PHÉP DỤNG TỰ


    Thơ Đường thường dùng thực tự ít dùng hư tự.

    Các nhà thi học đời sau thường nhận xét rằng: "Thơ mà dùng hư tự không hay". Đó là lời của Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên. Người đồng thời cùng họ Triệu là Phạm Phanh nói thêm: "Thơ dùng nhiều thực tự thì mạnh, dùng nhiều hư tự thì yếu". Tạ Trăn cũng nói: "Dùng nhiều thực tự thì ý giản mà câu mạnh, dùng nhiều hư tự thì ý phồn mà lời yếu".
    Xét kỹ thì Cổ Thi thường dùng hư tự, Luật Thi thường dùng thực tự. Đường nhân hay dùng thực tự, Tống nhân hay dùng hư tự.

    Nói là chuyên dùng, ưa dùng ... là chuyên dùng nhiều, ưa dùng nhiều tự loại này hơn tự loại kia đó thôi. Hư tự dùng để đẩy đưa lời thơ, để gắn nối chữ này với chữ nọ. Dùng nhiều thực tự quá câu thơ thành nặng nề. Dùng nhiều hư tự quá câu thơ trở nên lỏng lẻo bên lời, cạn cợt bên ý. Phải sử dụng sao cho thích ứng, cho cân xứng. Như thế mới là diệu thủ.

    Trong làng thơ Quốc âm, bà Huyện Thanh Quan hay dùng thực tự, bà Hồ Xuân Hương hay dùng hư tự. Tôn Thọ Tường thường dùng thực tự, Trần Tế Xương thường dùng hư tự.

    Dùng nhiều thực tự thì thơ cô đọng chững chàng. Dùng hư tự vừa phải thì thơ nhẹ nhàng bay bướm. Xin dẫn chứng:

    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Bát canh Quảng Võ ơn còn nhớ
    Chén rượu Hồng Môn lệ khó ngăn
    (Tôn Thọ Tường)

    Tóc vướng hơi hương vườn thúy liễu
    Lòng nương tiếng địch bến vi lô
    (Tú Xương)

    Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
    Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Nghi ngút tro tàn nền đạo nghĩa
    Lờ mờ bụi đóng cửa trâm anh
    (Tôn Thọ Tường)

    Thà không trời đất không chi cả
    Còn có non sông có lẽ nào
    (Phan Sào Nam)

    Chiếc bá buồn vì phận mỏng mênh
    Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
    Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng
    Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
    Cầm lái mặc ai lăm đổ bến
    Giang chèo thây khách rắp xuôi ghềnh
    Ấy ai thăm ván căm lòng vậy
    Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh
    (Hồ Xuân Hương)

    Đó là những câu dùng hư tự nhiều mà hay, nhất là câu thơ của Phan Sào Nam thật là hy hữu.

    Dùng hư tự mà không khéo thì câu thơ thành non nớt, không truyền được cảm, mặc dù trong thơ có nhiều tình:

    Trên đài hiu hắt ngọn đèn hoa
    Gang tấc xem bằng mấy dặm xa
    Một kiếp đã đành rằng để vậy
    Chín trùng có thấu đến chăng là
    Ỏi tai ngán nỗi đàn ve gảy
    Tan mặt buồn tênh cái nhện sa
    Ví biết thân này chi khó bấy
    Quyền môn chen chúc chẳng bằng thà

    Đó là một bài thơ được truyền tụng nhan đề CUNG OÁN.
    Trong sách "Phép làm thơ" của Diên Hương chép là của Ôn Như Hầu. Theo Quách Tấn nhận xét thì không phải, vì bút pháp của Ôn Như Hầu rất già dặn, chải chuốt. Thơ trong Cung Oán Ngâm Khúc đã nổi danh là điêu luyện đến mức, và những câu sau đây, chỉ vài câu còn truyền tụng thôi, cũng đủ chứng minh rằng những câu thơ quá dễ dãi trên đây không phải là di sản của Ôn Như Hầu:

    Cõi thế lênh đênh thuyền hạo kiếp
    Lẽ trời lồng lộng võng huyền cơ
    (Cảm tác - Ôn Như Hầu)

    Man mác cảnh đâu ngoài vạn dặm
    Bâng khuâng chuyện những mấy trăm năm
    (Nghe ếch kêu - Ôn Như Hầu)

    Lời thơ tự nhiên, lưu loát chớ không quê vụng như bài CUNG OÁN trên.

    Bài CUNG OÁN có nhiều chữ dư, tức là những chữ không cần thiết, chỉ đem vào cho đủ vế mà thôi. Chúng ta nên tránh.
    Chẳng những tránh dùng chữ thừa, mà còn tránh dùng một chữ đến 2 hoặc 3 lần, trừ khi cố ý nhấn mạnh, cố ý làm nổi bật một tứ thơ.

    Lỗi bị trùng chữ rất thường xảy ra. Đến các bậc lão luyện vẫn nhiều khi vấp phải. Như Tố Như trong bài Vọng Phu Thạch.
    Nhưng vì bài thơ có giá trị của viên ngọc liên thành, cho nên những vết nhỏ kia có thể bỏ qua. Tuy nhiên nếu viên ngọc toàn mỹ thì càng quý bội phần.

    Tản Đà thỉnh thoảng cũng không tránh khỏi. Tiên sinh có bài THEO VOI ĂN BÃ MÍA cũng bị phạm lỗi này.

    Chúng ta không phải như Tố Như, Tản Đà nên đừng bắt chước.
    Huống nữa đã là lỗi thì dù là của bậc đại gia văn chương đi nữa cũng không nên lấy đó làm gương.

    Tránh những chữ vô dụng, tránh những chữ trùng điệp.
    Lại còn phải tránh:
    1. Điệp thanh.
    2. Điệp âm.
    3. Điệp vận.

    (copy nguyên văn trong sách)
    Trong bài PHÉP DỤNG TỰ có đề cập đến việc bài thơ phải tránh:
    1. Điệp thanh
    2. Điệp âm
    3. Điệp vận

    Hôm nay xin được tiếp tục bàn về ba điểm trên. Trong phạm vi bài này chỉ bàn về Thơ Thất Ngôn Luật Thi mà thôi (Thơ Ngũ Ngôn Luật Thi sẽ bàn vào một dịp khác).

    1. Điệp thanh:
    Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trong các câu luật trắc vần bằng. Hai chữ ấy đều bình thanh thì thượng đoản hạ trường, hoặc ngược lại (thượng trường hạ đoản), chớ đừng dùng cả hai hoặc đều đoản hay đều trường.
    Thí dụ 1 (cả hai đều cùng đoản bình thanh):

    Thành Loa vừa thấy xây vua Thục
    Ải Lạng quanh coi đuổi giặc Ngô
    (Nguyễn Đỉnh Ngọc)

    Câu thơ không có tiếng ngân, hơi thơ đọc xong là đứt không đủ sức đi vào lòng người đọc người nghe.

    Tuy vậy vẫn còn đỡ hơn chữ thứ 4 và chữ thứ 7 đều cùng trường.
    Thí dụ 2 (cả hai đều cùng trường bình thanh):

    Nõn nà sắc nước nhờ ơn nước
    Ngào ngạt hương trời ngát dặm trời
    (Lê Thánh Tôn)

    Câu thơ quặp ở giữa lưng như bụi chuối bị gió thổi gãy, âm hưởng nghe chìm lỉm như tiếng trống bị đùn da. Lỗi này nên tránh.

    Thượng đoản hạ trường hoặc thượng trường hạ đoản thay đổi nhau thì câu thơ mới hài hảo.

    Tuy nhiên nếu chữ thứ 4 có một trường bình thanh đứng kề thì câu thơ lại đọc nghe êm tai.
    Thí dụ:

    Thay mười tám triệu người ăn nói
    Mở bốn ngàn năm mặt nước non
    (Trần Tế Xương)

    Mấy hàng tóc bạc từng dâu bể
    Một tấm lòng son giải núi sông
    (Đặng Xuân Bảng)

    Nói tóm lại trong một câu Thất Ngôn thì có hoặc 4 tiếng bằng 3 tiếng trắc, hoặc 4 tiếng trắc 3 tiếng bằng thì những tiếng bằng trắc ấy phải có thanh độ khác nhau, câu thơ mới giàu âm nhạc. Trong mỗi câu ít nhất là phải có 1 tiếng trường bình thì nghe mới êm. Nhưng chớ nên dùng nhiều trường bình quá. Nhiều trường bình làm cho câu thơ yếu ớt, giọng trầm trầm khó nghe. Trong một câu Thất Ngôn có 4 tiếng bằng thì dùng 2 tiếng trường bình là vừa. Nếu một câu có 3 tiếng bằng mà dùng trường bình cả 3, hoặc 4 tiếng bằng mà dùng đến 3 trường bình thì câu thơ nghe không được du dương trầm bổng, mặc dù không phạm lỗi gì cả.
    Thí dụ:

    Trời làm đá nát lại vàng sôi
    Thiên hạ trông mưa đứng lại ngồi
    Ngày trước biết gì ăn với ngủ
    Bây giờ lo cả nước cùng nôi
    Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
    Cá sợ ao khô vượt cả rồi
    Tình cảnh nhà ai nông nổi ấy
    Quạt mo phe phẩy một mình tôi
    (Trần Tế Xương)

    Chúng ta nhận thấy câu đầu có 3 trường bình thanh trên 4, âm thanh nghe không được hài mỹ bằng những câu mà thanh độ điều hoà là các câu dưới.

    (copy trong sách)
    2. Điệp âm:
    (Chép trong sách ra)
    Điệp thanh thì bằng vào thanh độ và chú trọng hai bình thanh là đoản bình và trường bình.
    Về điệp âm thì lưu ý đến những tiếng cùng một âm căn, như ban bàn bán bản bãn bạn, thanh thành thánh thảnh thãnh thạnh ... những chữ mà một hay nhiều mẫu tự đứng trước hoặc đứng sau giống nhau, như ba bốn bữa, mây man mác, núi nặng nề ... bối rối mối, mây vây cây v.v... Những chữ đồng âm mà để gần nhau, nhất là ba hoặc bốn chữ cùng một lượt, thì nghe như nói cà lăm, nói lắp bắp, rất chướng tai (cacophonie).

    Thí dụ:

    Thượng toạ thiền trung sư sự sứ
    Đình tiền túy tửu phụ phù phu

    Đường về xóm cũ mây man mác
    Nhớ đến người xưa nặng nỗi niềm

    Gặp mặt cô nàng tôi bối rối
    May nhờ lúc ấy tối rồi thôi

    Chúng ta cùng đọc và nhận xét bài thơ sau đây:

    Vô Đề

    Tiếng gà bên gối tẻ tè te
    Bóng ác trông ra loé loẽ loè
    Non mấy trùng cao chon chót vót
    Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
    Chim tình bậu bạn kìa kia kĩa
    Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhe
    Danh lợi không màng ti tí tị
    Ngủ trưa chưa dậy khỏe khòe khoe

    Nguyễn Thượng Hiền

    3. Điệp vận:
    Tương tự như điệp thanh. Điệp vận ở chữ thứ 4 và chữ thứ 7.
    Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.

    Thí dụ:

    Người hỡi Nghiêm Lăng có biết chăng
    Lòng ta ý gã mấy ai bằng

    Thôi thôi dại sớm thời khôn sớm
    Nhắn kẻ chưa què chớ vội khoe

    Hai đứa chung dòng nước Cửu Long
    Thương nhau chẳng gặp nát tan lòng

    Bẽ bàng lối cũ hoa chào gió
    Thổn thức canh trường nhạn khóc sương

    Quyên rầu rĩ tiếng chùng dây sắt
    Nhạn lẻ loi đường thẹn bóng gương

    Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
    Đường đi thiên thẹo quán cheo leo

    Khi dang thẳng cánh bù khi cúi
    Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi

    Trai đu gối hạc khom khom cật
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

    Xiếu mai chi dám tình trăng gió
    Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh


    Thơ Thất Ngôn chẳng những tránh điệp vận ở những câu có vần, mà phải tránh cả ở những câu không vần nữa. Và chẳng những phải tránh ở chữ thứ 4 thứ 7, mà còn phải tránh cả ở những chữ thứ 2 và thứ 7 nữa.

    Thí dụ:

    Tình quê ấp ủ mùi hương cũ
    Tin bạn mơ màng bóng nhạn xa

    Nghĩ mình vốn cũng đa tình lắm
    Mà dạ người thương chẳng tỏ tường

    Điệp vận ở chữ thứ 4 và thứ 7 gọi là Đại Vận.
    Điệp vận ở chữ thứ 2 và thứ 7 gọi là Tiểu Vận.
    Cả hai đều là bệnh của thơ.
    Những điểm này sẽ được nói thêm trong phần Thi Bệnh sắp tới.

    Trong phần trước nói về PHÉP DỤNG TỰ, và bàn về làm thơ nên tránh những điệp thanh, điệp âm, điệp vận, tức là tránh những bệnh của thơ.
    Thi bệnh không phải chỉ có bấy nhiêu, mà còn hàng chục bệnh khác nữa.
    Sau đây là phần trích bàn về:
    THI BỆNH

    Từ đời Tấn trở về trước, làng thơ không nói đến thi bệnh mặc dù bệnh đã có từ xưa. Đến đời Lục Triều (221-581) sang đời Tùy (581-621), các thi nhân gây ra phong trào nghiên cứu thanh vận, Thẩm Ước đề xướng thuyết Tứ Thanh, Bát Bệnh, được phần đông tao khách hưởng ứng, đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn.
    Ngũ Ngôn ở đây là Ngũ Ngôn cổ thể.
    Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Luật Thi đến đời Đường, nghĩa là gần nửa thế kỷ sau mới sản xuất.
    Cho nên tám bệnh của Thẩm Ước đưa ra không đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Đường Luật được. Mà chúng ta giảng cứu đây là giảng cứu về Luật Thi. Tuy vậy tưởng chúng ta cũng nên biết qua để làm giàu thêm cho cái vốn học vấn.
    Trước hết chúng ta nên biết rằng tám bệnh kia không phải Thẩm Ước đặt ra. Chính cũng như những bệnh dịch hạch dịch tả, bệnh phong bệnh lao ... ở ngoài đời. Những thi bệnh đã có trong thơ từ khi mới có thơ và thơ càng phát triển, thi bệnh càng sanh thêm nhiều. Thẩm Ước chỉ có công phát hiện và đặt cho mỗi bệnh cái tên. Để cho khách tri âm dễ nhận thấy bệnh, họ Thẩm mới giải rõ bệnh lý, mới tả rõ bệnh trạng, mới thuyết rõ bệnh căn.
    Nhận thấy được bệnh rồi thì tránh bệnh hoặc trị bệnh không đến nỗi khó khăn.

    (chép trong sách ra)

    Sau khi Thi luật được điển chế thi phần nhiều bệnh của Thơ Ngũ Ngôn không còn chỗ để xâm nhập. Song những bệnh này bị diệt trừ thì những bệnh khác lại sanh sản. Bởi hễ đời còn người, người dẫu đã văn minh tiến bộ đến đâu, vẫn còn bệnh; thì thơ còn chữ, dù chữ đã tinh luyện đến đâu, cũng vẫn còn bệnh như đời. Cho nên khách làng thơ Đường luật vẫn dùng những bệnh danh của Thẩm Ước để gọi những bệnh mới sanh trong thơ Cận Thể và tương tợ với những bệnh trong thơ Cổ Thể. Danh tuy đồng nhưng bệnh căn và bệnh trạng đều khác. Để bớt rườm rà, ở đây chỉ nói về những bệnh trong Thất Ngôn Luật Thi.

    (chép trong sách ra)

    Tám bệnh danh của Thất Ngôn Luật Thi là:

    1. Bệnh Bình Đầu
    2. Bệnh Thượng Vỹ
    3. Bệnh Phong Yêu
    4. Bệnh Hạc Tất
    5. Bệnh Bàng Nữu
    6. Bệnh Chánh Nữu
    7. Bệnh Đại Vận
    8. Bệnh Tiểu Vận

  2. Thành viên cám ơn bài của phale:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  3. #32
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của phale Xem bài viết
    Đọc bài này là biết anh nói PL. Nhưng có lẽ anh đã nghĩ sai vấn đề nên mới có cm này.
    PL xin trao đổi thẳng thắn ở đây, để tránh gây hoang mang cho nhiều người không hiểu rõ nội tình.

    Chuyện bắt nguồn từ cuộc nói chuyện trên YH giữa PL và anh TT về bài thơ này của anh:

    DUYÊN XUÂN

    Sao cái tơ duyên cứ mặn mà
    Dẫu rằng mỗi tuổi mỗi xuân qua
    Nói già, đã hẳn không còn trẻ
    Bảo trẻ, xem ra chửa tới già
    Rượu nhạt dăm ly thôi kể cũng
    Thơ vui mấy vận tạm gọi
    Vợ còn gạ gẫm thằng cu nữa
    Khoản ấy còn lâu em mới tha.

    TT


    PL đã góp ý với anh về chữ "gọi" thất luật.
    Vì theo PL thì đã là thơ đường luật thì không thể thất luật ở các vị trí 2, 4, 6.

    Nếu như anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường thì PL cũng không cất công góp ý.

    PL học thầy, hiểu rõ lời thầy, hướng dẫn lại cho bạn bè cũng theo như những gì thầy đã hướng dẫn. "Học biết luật để tránh, nhưng vẫn ưu tiên ý hơn luật", chứ chưa từng chê bai thơ ai phạm thi bệnh. Sao có thể có chuyện:

    "Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
    Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà thiếu chữ, “học chưa tới”. Khó hiểu thay."
    Vâng, tất nhiên comment trên được post lên xuất phát từ chuyện PL và anh trao đổi nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Bài viết này anh đã nung nấu và viết từ trước Khi post, anh chỉ thêm vào vài chữ thôi. Trước khi PL có ý kiến, anh đã cop phần cuối bài này cho Huy đọc để thay lời giải thích.
    Về bài thơ của anh, trong trang “Duyên thơ” anh đã cóp cả bản cũ và mới, chỉ khác nhau chữ “coi là” và “gọi là”. Tại sao bài thơ từ đúng luật mà lại đổi thành sai luật. Cái đó thuộc về quan điểm thơ của anh mà đã trình bày ở trên: chữ “gọi là” đọc vẫn xuôi tai và ý nghĩa của chữ đó hay hơn.
    Ban đầu thì đúng là PL góp ý, anh đã giải thích, đã nói là để mặc anh nhưng tiếc rằng sau đó PL chuyển sang ép anh phải nghe. PL dùng tới những từ rất khó nghe như “học chưa tới”, ‘Bảo thủ”, “mang tiếng sư huynh”. Giễu “anh không có từ thay”, cho anh như là kẻ đầu óc tối tăm, nói không hiểu.
    Bây giờ đọc lại lưu trữ, anh vẫn còn giận
    Cuối cùng thì PL xưng là tỷ của anh để ép anh.
    Anh vào lớp, chỉ biết học, cũng không cần biết những người đã học là ai, cổ mộ là gì. Học xong, việc anh làm thơ như thế nào là quyền của anh, người khác có thể góp ý nhưng không thể ép. Sang Niềm Riêng là thu phong rủ sang chơi, thế thôi, chứ anh cũng không hề biết ở đấy có phái cổ mộ và tiêu chí khi chơi ở cổ mộ như thế nào …
    Không bao giờ anh cho rằng cứ người học trước là phải giỏi hơn và có quyền hơn người học sau. PL có biết trước đó anh học ở đâu và ai dạy không? Anh cũng không thừa nhận ai nhân danh sư huynh để ép anh, lên giọng phê phán anh. Sư huynh không bao giờ nói với anh theo cách của PL. Anh cũng không bao giờ gọi những người học trước là huynh hay là tỷ, PL vui lòng vậy.
    Last edited by Tường Thụy; 20-04-2010 at 11:52 AM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  4. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  5. #33
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Cá Chuồn's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Location
    Vũng tàu
    Bài viết
    678
    Thanks
    4
    Thanked 9 Times in 7 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Đề nghị Mod chuyển dùm mấy comments này qua mục "Trao đổi chuyên môn" đi. Để ở đây e không tiện
    Nợ đời chưa trả mình ơi
    Bạc đầu mà vẫn ham chơi chẳng dừng
    Lấy buồn đau đổi vui mừng
    Mắt cười mà lệ rưng rưng đáy lòng

  6. Thành viên cám ơn bài của Cá Chuồn:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  7. #34
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Tường Thụy Xem bài viết
    Vâng, tất nhiên comment trên được post lên xuất phát từ chuyện PL và anh trao đổi nhưng đó không chỉ là lý do duy nhất. Nhưng bài viết này anh đã nung nấu và viết từ trước, trước khi post, anh chỉ thêm vào vài chữ thôi. Trước khi PL có ý kiến, anh đã cop phần cuối bài này cho Huy đọc để thay lời giải thích.
    Về bài thơ của anh, trong trang “Duyên thơ” anh đã cóp cả bản cũ và mới, chỉ khác nhau chữ “coi là” và “gọi là”. Tại sao bài thơ từ đúng luật mà lại đổi thành sai luật. Cái đó thuộc về quan điểm thơ của anh mà đã trình bày ở trên: chữ “gọi là” đọc vẫn xuôi tai và ý nghĩa của chữ đó hay hơn.
    Ban đầu thì đúng là PL góp ý, anh đã giải thích, đã nói là để mặc anh nhưng tiếc rằng sau đó PL chuyển sang ép anh phải nghe. PL dùng tới những từ rất khó nghe như “học chưa tới”, ‘Bảo thủ”, “mang tiếng sư huynh”. Giễu “anh không có từ thay”, cho anh như là kẻ đầu óc tối tăm, nói không hiểu.
    Bây giờ đọc lại lưu trữ, anh vẫn còn giận
    Cuối cùng thì PL xưng là tỷ của anh để ép anh.
    Anh vào lớp, anh chỉ biết học, anh cũng không cần những người đã học là ai, cổ mộ là gì. Anh ra trường, việc anh làm thơ như thế nào là quyền của anh, người khác có thể góp ý nhưng không thể ép. Sang Niềm Riêng là thu phong rủ sang chơi, thế thôi, chứ anh cũng không hề biết ở đấy có phái cổ mộ và tiêu chí khi chơi ở cổ mộ như thế nào …
    Không bao giờ anh cho rằng cứ người học trước là phải giỏi hơn và có quyền hơn người học sau. PL có biết trước đó anh học ở đâu và ai dạy không? Anh cũng không thừa nhận ai nhân danh sư huynh để ép anh, báng bổ anh. Sư huynh không bao giờ nói với anh theo cách của PL. Anh cũng không bao giờ gọi những người học trước là huynh hay là tỷ, em vui lòng vậy.
    Anh nói vầy thì em cũng giải thích thêm cho rõ.

    Những câu em đã nói theo tình tiết câu chuyện:

    - Anh biết thất luật mà không sửa thì người đọc khi đọc sẽ nghĩ anh sở học chưa tới vì không có từ thay
    - Em nghĩ anh không sửa lỗi thất luật vì không có từ thay (câu này em nhớ không chính xác)
    - Anh bảo thủ
    - Anh viết thế này thì mang tiếng sư huynh
    - Em không nói nữa, vì nói anh cũng không hiểu
    - Anh đã học mà viết thế này:

    1. Không tôn trọng thầy
    2. Không tôn trọng đồng môn
    - (Dù sao) em cũng là tiểu tỷ của anh (nếu gọi là đồng môn) (em nói câu này khi anh bảo là anh không cần em khuyên bảo, kỳ thực chỉ là nhắc cho anh cái lỗi sơ đẳng)

    Nếu anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường (cái này là do thầy đã đặt cho anh), thì PL cũng không mất công giải thích chứ đừng nói chi đến việc "ép".

    Sự góp ý này chỉ vì nghĩ đến nghĩa đồng môn thôi anh ạ.
    Anh đã gán cho em những suy nghĩ chủ quan của mình!
    Người Cổ Mộ có truyền thống tôn sư trọng đạo, giữ nghĩa huynh đệ tỷ muội (theo thứ tự ra trường). Đó là tôn chỉ của thầy.
    Bây giờ nghe anh nói thế này, thì em không còn lời nào nữa !

    Thấy buồn cho sư huynh!
    Last edited by phale; 20-04-2010 at 12:07 PM.

  8. #35
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Huyzozo Xem bài viết
    Hê hê hê...Em đã nói rất rõ là ý kiến của cá nhân em thôi anh TT à, cũng như quan điểm của anh về bài thơ ĐL có thể thất luật thoải mái...chứ không có ý kiến chê bai, giễu cợt thơ ai cả.
    Quan điểm của H là không phải ngẫu nhiên người ta ghép thêm chữ "Luật" vào sau chữ "Đường". Nếu một bài thơ mà không đúng luật tối thiểu thì sao lại gọi là thơ ĐL được. Còn gọi thơ "Đường chợ", hay "Đường phèn", hay "Đường tự do" gì gì đó thì tùy cách của từng người, nhưng chắc chắn sẽ ít người gọi là ĐL.
    Trong một bài thơ ĐL có nhưng lỗi có thể chấp nhận được, nhưng cũng có những lỗi tối kỵ. H nghĩ anh TT nên phân biệt rõ ràng được những lỗi đó chứ không đánh đồng nhau kiểu anh mắc lỗi này thì tôi có thể mắc lỗi kia...anh ạ.
    Vâng, tôi đã nói tôi không quen dùng thứ ngôn ngữ đó khi trao đổi và cũng không có ý học theo Huy lối nói này.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  9. #36
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của phale Xem bài viết
    Anh nói vầy thì em cũng giải thích thêm cho rõ.

    Những câu em đã nói theo tình tiết câu chuyện:

    - Anh biết thất luật mà không sửa thì người đọc khi đọc sẽ nghĩ anh sở học chưa tới vì không có từ thay
    - Em nghĩ anh không sửa lỗi thất luật vì không có từ thay (câu này em nhớ không chính xác)
    - Anh bảo thủ
    - Anh viết thế này thì mang tiếng sư huynh
    - Em không nói nữa, vì nói anh cũng không hiểu
    - Anh đã học mà viết thế này:

    1. Không tôn trọng thầy
    2. Không tôn trọng đồng môn
    - (Dù sao) em cũng là tiểu tỷ của anh (nếu gọi là đồng môn) (em nói câu này khi anh bảo là anh không cần em khuyên bảo, kỳ thực chỉ là nhắc cho anh cái lỗi sơ đẳng)

    Nếu anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường (cái này là do thầy đã đặt cho anh), thì PL cũng không mất công giải thích chứ đừng nói chi đến việc "ép".

    Sự góp ý này chỉ vì nghĩ đến nghĩa đồng môn thôi anh ạ.
    Anh đã gán cho em những suy nghĩ chủ quan của mình!
    Người Cổ Mộ có truyền thống tôn sư trọng đạo, giữ nghĩa huynh đệ tỷ muội (theo thứ tự ra trường). Đó là tôn chỉ của thầy.
    Bây giờ nghe anh nói thế này, thì em không còn lời nào nữa !

    Thấy buồn cho sư huynh!
    Anh cũng muốn giữ nghĩa đồng môn. Tiếc rằng em đã nói với anh như thế. Tuy nhiên bài viết của anh đề cập đến một tình trạng có thật nhưng không có lời lẽ xúc phạm, thô thiển nào.
    Tôn sư trọng đạo ư? Anh cũng thấy cần phải thế. Nhưng tôn sư trọng đạo không có nghĩa là đồng môn nói gì mình cũng nghe.
    Việc huynh đệ hay tỷ gì đó anh đã dứt khoát ý kiến rồi. Để làm gì cơ chứ. Anh không thích hư danh.
    Anh cũng buồn cho thấy.
    Last edited by Tường Thụy; 20-04-2010 at 12:20 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  10. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  11. #37
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Tường Thụy Xem bài viết
    Anh cũng muốn giữ nghĩa đồng môn. Tiếc rằng em đã nói với anh như thế. Tuy nhiên bài viết của anh đề cập đến một tình trạng có thật nhưng không có lời lẽ xúc phạm, thô thiển nào.
    Tôn sư trọng đạo ư? Anh cũng thấy cần phải thế. Tuy nhiên tôn sư không có nghĩa là đồng môn muốn nói gì mình cũng nghe.
    Việc huynh đệ hay tỷ gì đó anh đã dứt khoát ý kiến rồi. Để làm gì cơ chứ. Anh không thích hư danh.
    Anh cũng buồn cho thấy.

    Em không còn lời nào để nói nữa!

  12. Thành viên cám ơn bài của phale:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  13. #38
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của phale Xem bài viết

    Em không còn lời nào để nói nữa!
    Cảm ơn em đã không nói nữa.
    Anh vẫn biết sự hiểu biết về thơ Đường luật và khả năng làm thơ ĐL của anh còn phải tiếp tục năng cao. Chính vì vậy, anh chưa bao giờ dám chê bai ai. Nhưng với hiểu biết của anh hiện nay, anh cũng chưa đến nối phải nhờ Huy hoặn em góp ý hay hướng dẫn (theo kiểu như thế).
    Mấy đường link hay bài bàn luận về thơ ĐL của em post lên và cả những bài tương tự anh cũng không thiếu nhưng vẫn cảm ơn em đã nhiệt tình.
    Anh cần những lời lẽ chân tình và không tự phụ, không coi thường người khác. Tuy nhiên, anh có thế chấp nhận hoặc chối từ. Đó là quyền của mỗi con người mà không ai có thể xâm phạm.
    Last edited by Tường Thụy; 20-04-2010 at 05:28 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  14. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  15. #39
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Xin lỗi, TT xóa bởi post trùng
    Last edited by Tường Thụy; 20-04-2010 at 02:30 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  16. #40
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Cá Chuồn Xem bài viết
    Đề nghị Mod chuyển dùm mấy comments này qua mục "Trao đổi chuyên môn" đi. Để ở đây e không tiện
    Chào cá chuồn.
    Theo mình nghĩ thì không cần thiết đâu Cá ạ tuy vẫn biết điều này admin có quyền quyết định.
    Mình không muốn giấu các thành viên bất cứ cái gì mình viết và mình chịu trách nhiệm về những gì mình viết ra. Kể cả những điều mình viết trong văn phòng mình vẫn muốn mọi người đều đọc được nếu như xét thấy chỉ ảnh hưởng đến mình chứ không ảnh hưởng chung cho diễn đàn. Mình tin một cách sắt đá rằng, những gì mình viết ra, mọi người sẽ hiểu đúng, kể cả những gì khôn dại, hay hoặc dở. Tính mình không thích giấu giếm.
    Mình rất muốn diễn đàn này phát triển. Đó là ý nghĩ chân tình.
    Điều này giải thích tại sao mình chơi ở các diễn đàn đều mang tên tuổi thật, địa chỉ thật, những thông tin khác cũng thật nốt.
    Thân ái
    Last edited by Tường Thụy; 20-04-2010 at 05:25 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  17. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

Trang 4 / 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 LastLast

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •