Do đó, đứng trên đài cao của tuổi tác và đơn vị, Mary Carson tự cho phép mình được hưởng mối quan hệ thân mật với cha Ralph mà không hề sợ tai tiếng. Bà thích tấn công ông bằng trí tuệ, con người mà bà đánh giá ngang mình về mặt này. Bà lấy làm thích thú khi tìm cách xuyên thủng các ý nghĩ thầm kín của cha Ralph bởi vì bà chưa bao giờ tin rằng mình đã hiểu rõ con người này.
Minnie đẩy chiếc bàn có bốn bánh xe nhỏ vào phòng, trên đó đặt trà và bánh ngọt.
Mary Carson trao cho khách bánh galét và lát bánh mì nướng.
- Cha thân mến - bà nói sau một tiếng thở ra - tôi mong cha sẽ cầu nguyện cho tôi với một sự nhiệt tình đặc biệt như sáng naỵ
- Bà hãy gọi tôi là Ralph. Tôi nghi ngờ về khả năng tôi cầu nguyện cho bà với một nhiệt tình cao hơn mọi khi. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng.
- Ồ, cha quả là người quyến rũ! Nhưng nhận xét của cha không hồn nhiên như người ta tưởng. Nói chung, tôi không quan tâm đến cái gì đương nhiên có, nhưng ở cha tôi không dám tin chắc rằng điều đập vào mắt thật ra chỉ là cái phần chìm dưới nước của tảng băng; phần nào đó giống như củ cà rốt mà người ta nhử trước con lừa. Thật sự cha nghĩ thế nào về tôi, cha De Bricassart? Tôi sẽ không bao giờ biết được điều đó vì rằng cha là người quá tế nhị phải không? Thật quyến rũ, quyến rũ... Nhưng cha nhớ hãy cầu nguyện cho tôi. Tôi già rồi và phạm nhiều tội lỗi.
Rồi bà Carson cười khúc khích.
- Tôi rất muốn biết được cha đã phạm tội như thế nào? Đúng thế, tôi rất muốn biết. Trong lúc này, tôi đang thiếu một người quản lý.
- Lại thiếu nữa?
- Có tất cả năm người lần lượt làm công việc ấy trong năm qua. Thật khó mà tìm được một người tin cậy.
- Nếu dư luận đồn đãi mà đúng thì rõ ràng bà không phải là một người chủ quảng đại và tốt bụng đối với những người làm công.
- Ồ sao lại ăn nói trâng tráo thế - Mary Carson vừa nói vừa cười - Ai đã tặng cho cha chiếc Daimler mới toanh để cho cha khỏi phải đi ngựa.
- Ồ! Nhưng bà cũng thấy với nhiệt tình của tôi như thế nào khi cầu nguyện cho bà.
- Nếu Michael có được một chút trí tuệ và cá tính của cha, tôi tin rằng tôi đã yêu anh ấy - Bà ta buông câu nói đột ngột (sắc mặt của bà đổi ngay và trở nên cau có) có lẽ cha nghĩ rằng tôi không còn một người bà con nào ở trên cõi đời này và tôi buộc phải để lại tiền bạc, đất đai cho Mẹ của giáo hội chúng ta?
- Tôi hoàn toàn không biết một tí gì - cha Ralph đáp lại một cách thản nhiên, tay vừa châm trà vào tách.
- Đây nhé, tôi vẫn còn một người em gia đình đông con phần nhiều là con trai.
- Bà quả thật rất may mắn - giọng cha Ralph nghiêm nghị.
- Khi tôi lấy chồng, tôi hoàn toàn không có một tài sản đất đai nào. Lúc đó tôi biết rằng tôi không thể kiếm một tấm chồng khá giả ở Ailen nơi mà một cô gái muốn câu được một ông chồng giàu phải có học và thuộc dòng dõi tiếng tăm. Cho nên tôi đã làm ăn vất vả để dành dụm một số tiền đủ để đi đến một nước khác, ở đó đàn ông giàu có và ít đòi hỏi hơn. Khi đặt chân lên đất này, tôi chỉ biết dựa vào gương mặt dễ coi, vóc dáng và một bộ óc trên trung bình của mình. Như thế tôi đã đóng đinh Michael Carson, một thằng giàu ngu độn. ông ta yêu tôi cho đến hơi thở cuối cùng.
- Còn người em của bà? - Cha Ralph vội vàng hỏi với hy vọng kéo bà ta trở lại đề tài chính.
- Em trai tôi Padraic nhỏ hơn tôi 11 tuổi. Vậy là hắn đã 54 rồi. Chúng tôi là hai kẻ duy nhất của gia đình còn sống sót lại. Tôi biết rất ít về em tôi vì khi tôi rời Galway nó vẫn còn quá nhỏ. Hiện nay em tôi sống ở Tây Tây Lan. Nó đã bỏ xứ ra đi mưu tìm sự nghiệp nhưng lại không thành công. Tối hôm kia lúc một trong những công nhân của tôi đến cho hay tên quản gia Arthur Teviot đã chuồn với bọc quần áo của hắn, tôi chợt nghĩ đến Padraic, một người sống chết với đất đai, nhiều kinh nghiệm nhưng không có điều kiện để trở thành ông chủ. Thế thì tại sao tôi không viết thư cho em tôi và yêu cầu Padraic đưa con cái đến đây làm ăn sinh sống - Tôi đã tự nói với mình, khi tôi chết, sẽ cho nó thừa kế Drogheda và công ty Michael Limited vì nó là bà con gần nhất của tôi, không kể vài người anh em bà con xa xôi còn ở lại Ailen.
Bà cười và nói tiếp:
- Tại sao lại phải chờ đợi? Nó đến ngay bây giờ vẫn tốt hơn là khi tôi đã chết. Ngay bây giờ nó có thể làm quen với công việc nuôi cừu trên những cánh đồng đất đen mà theo tôi rất khác xa với các điều kiện ở Tây Tây Lan. Sau đó, khi tôi không còn nữa, nó đã có thể mang đôi ủng của tôi một cách thoải mái
Đầu hơi nghiêng, bà quan sát rất kỹ cha Ralph.
- Tôi tự hỏi tại sao bà không nghĩ đến chuyện này sớm hơn - Ralph chỉ nói thế.
- Ồ, tôi có nghĩ chứ! Tuy nhiên gần đây, tôi muốn tránh bằng mọi giá cái đám kên kên chờ đợi một cách sốt ruột ngày tàn của tôi. Tôi có cảm giác là cái ngày của số mệnh gần kề và tôi tin rằng... Ồ! Tôi không biết. Giá mà cái ngày ấy quanh tôi là những người ruột thịt chắc là những người ruột thịt chắc là tôi sẽ dễ chịu hơn.
- Chuyện gì đã xảy ra, bà đang bệnh? Cha Ralph hỏi dồn đầy lo âu.
- Tôi hoàn toàn khỏe mạnh - Bà Mary Carson nhún vai - Tuy nhiên, vượt qua cái tuổi 65 cũng có cái gì đáng lo ngại.
- Tôi hiểu, và bà rất có lý. Chắc hẳn bà muốn được nghe những giọng nói trẻ trung trong ngôi nhà này.
- Ồ, họ không ở đây đâu - Bà Carson kêu lên - Họ sẽ ở tại nhà dành cho quản lý, nằm bên con suối cách đây không xa. Đặc biệt tôi không thích trẻ con, kể cả tiếng nói của chúng.
- Phải chăng làm như thế là keo kiệt với em trai duy nhất của bà?
- Nó sẽ có gia tài... vậy nó phải xứng đáng để được nhận cái gia tài đó! Bà Carson nói một cách sòng phẳng.


Fiona lại sinh thêm một đứa bé trai sáu ngày trước khi Meggie kỷ niệm sinh nhật lần thứ chín. Bà coi đó là điều may mắn sau hai lần sẩy thai. Chín tuổi, Meggie có thể giúp đỡ cho mẹ. Fiona đã bốn mươi - cái tuổi không còn trẻ để sinh con mà không thấy cực nhọc và mất sức. Đứa con trai kém sức khỏe được đặt tên là Harold, và đây là lần đầu tiên bà phải nhờ bác sĩ đến nhà chăm sóc thường xuyên.
Đúng là họa vô đơn chí, biết bao nhiêu khó khăn lại chồng chất lên gia đình Cleary. Sau chiến tranh, thời kỳ phát triển vẫn còn là chuyện xa vời, tệ hơn nữa các miền quê đang bước vào cơn khủng hoảng nên việc làm càng ngày càng khó hơn.
Lão Angus Mac Whirter một hôm mang đến cho gia đình bức điện lúc buổi cơm trưa vừa xong. Hay tay run run. Pađy mở phong thư ra: một bức thư gởi như thế thường không phải là những tin vui. Mấy đứa con trai tụ tập lại quanh ông, chỉ trừ Frank cầm tách trà và rời khỏi bàn ăn. Fiona nhìn theo Frank rồi quay nhìn ông chồng. Pađy lẩm bẩm gì đó.
- Chuyện gì đó hở anh? Bà hỏi chồng đang nhìn tờ giấy và ông trả lời như một tin báo tử.
- Archibald không cần cha con chúng ta - Bob đấm mạnh một cách tức giận xuống bàn. Anh đã quá hy vọng về việc theo tập sự làm thợ cắt lông cừu mà khởi đầu là đàn cừu của Archibald.
- Tại sao hắn lại chơi mình một vố đau như vậy hở bả Đáng lẽ ngày mai chúng ta đã bắt đầu.
- Hắn không nêu ra lý do nào cả. Ba đoán chắc một tên vô loại nào đó đã hạ giá thấp để “chặt co” dưới chân chúng tạ
- Ồ, Pađy! Bà vợ thở ra.
Đứa bé mà cả nhà gọi là Hal bắt đầu khóc trong chiếc nôi đặt gần nhà bếp. Fiona chưa kịp quay lại thì Meggie đã nhanh chân đến bên em. Frank vừa trở lại đứng gần cửa, vẫn tách trà trên tay, anh nhìn cha một cách chăm chú.
- Vậy thì bắt buộc tôi phải đi gặp Archibald - Cuối cùng Pađy đã nói như thế - Bây giờ đã quá trễ để đi tìm một chỗ có người thuê cắt lông cừu. Tôi cho rằng hắn phải giải thích với tôi rõ ràng. Chúng ta chỉ còn hy vọng kiếm được công việc vắt sữa cho đến khi đến Willoughly vào tháng bảy.
Trong khi nhìn Meggie thay tã cho em, Frank trêu chọc:
- Một người mẹ nhỏ...
- Ồ, đừng nói thế - Meggie bẻ lại, giận dỗi - Em chỉ giúp mẹ thôi mà...
- Anh biết - Frank gật đầu dễ thương - Em là một cô gái rất tốt, Meggie bé nhỏ của anh.
Nếu không vì Meggie và mẹ, Frank đã dứt khoát rời khỏi ngôi nhà này. Anh nhìn cay độc về phía cha, người trách nhiệm chính về cuộc sống mới có lắm xáo trộn trong gia đình.
Vì đã lớn Frank không bị đuổi ra khỏi nhà lúc mẹ sinh bé Hal, cho nên anh nghe tất cả những tiếng rên la khủng khiếp từ phòng mẹ hôm Hal ra đời. Chưa có một người phụ nữ nào lại chịu một thử thách ghê gớm như thế - anh đã lặp lại câu này cả ngàn lần. Một người đàn ông ích kỷ, không chịu để cho vợ được yên.
Meggie đặt Hal trở vào nôi và đến đứng bên cạnh mẹ. Lại một cô gái mà cuộc đời sau này sẽ vứt đi - Frank chua xót thầm nghĩ. Cũng gương mặt nghiêng nghiêng, sự nhạy cảm có cái gì đó của mẹ trong đôi tay, trong thân hình nhỏ bé của Meggiẹ Cô bé sẽ giống mẹ rất nhiều khi trở thành một phụ nữ. Meggie sẽ lấy ai làm chồng? Một thằng bặm trợn nào khác làm nghề cắt lông cừu người Ailen hay một tên nào đó thô lỗ, dơ dáy, làm mướn tại một hãng sữa ở Wahine? Con bé xứng đáng có một người chồng hơn thế nhưng gốc gác gia đình không cho phép Meggie đòi hỏi cao hơn. Tình thế bế tắc, đó là điều mà ai cũng nói đến và mỗi năm như khẳng định thêm lời tuyên án này.
Đoán biết cái nhìn chăm chú của Frank; Fiona và Meggie quay lại, cùng một lúc cả hai cười thật trìu mến, nụ cười mà phụ nữ thường chỉ dành cho người mình yêu thương nhất. Frank đặt tách trà xuống rồi đi ra sân cho chó ăn, anh thèm được khóc hay giết người miễn là làm sao vơi đi sự đau khổ.
Ba ngày sau Pađy nhận được tin buồn từ Archibald thì thư của Mary Carson đến. Ông mở thư ngay tại trạm bưu điện Wahine và trở về nhà vui mừng nhảy nhót như một đứa trẻ con.
- Chúng ta sẽ đi Úc! ông hét lên, tay giơ cao những tờ giấy trắng mịn đắt tiền trước sự ngơ ngác của gia đình.
Im lặng. Mọi người nhìn ông. Sắc mặt của Fiona lộ nét băn khoăn, Meggie cũng thế, nhưng ánh mắt của mấy đứa con trai thì đầy niềm vui. Mắt Frank sáng chói.
- Nhưng này Pađy, tại sao chị ấy bỗng nhiên nhớ đến anh sau bao nhiêu năm xa cách? - Fiona hỏi chồng sau khi đọc lá thư. Từ lâu nay chị ấy vẫn giàu có và vẫn sống cô độc. Thế nhưng có lúc nào bà ấy ngỏ lời giúp đỡ chúng ta đâu.
- Hình như chị ấy sợ chết một mình - Pađy nói để vừa xua đuổi nỗi lo sợ của mình vừa làm yên lòng Fiona. Em có thấy chị ấy nói: chị không còn trẻ và gia đình các em là những người thừa kế của chị. Chị nghĩ rằng chúng ta nên gặp nhau trước khi chị chết và đã đến lúc em tập làm người quản lý của chị, đó là một cách đào tạo tốt. Các con của em đã đến tuổi làm việc, cũng có thể tham gia có hiệu quả vào việc chăn nuôi. Drogheda sẽ trở thành một kiểu làm ăn gia đình, điều khiển bởi gia đình, không cần sự tiếp tay từ bên ngoài.
- Chị ấy không nói gì đến chuyện gởi tiền cho chúng ta đi à?
Pađy ưỡn người lên vàdứt khoát:
- Không bao giờ tôi chịu hạ mình xuống xin xỏ chị ấy! Chúng ta có thể đến Úc mà không cần ăn mày tiền của chị ấy. Tôi có một số tiền dành dụm lâu naỵ
- Tôi nghĩ đúng ra chị ấy phải chịu cái khoản chi phí này chứ - Fiona vặn lại không chịu bỏ quạ
Sự bướng bỉnh của Fiona làm ai cũng ngạc nhiên bở lâu nay ít khi Fiona nói năng như vậy.
- Tại sao anh lại từ bỏ cuộc sống của anh tại đây và đi làm việc cho chị ấy chỉ vì tin vào một lời hứa trong thư? Chị ấy chưa bao giờ nhúc nhích một ngón tay để giúp chúng ta, tôi không tin ở chị ấy. Tôi nhớ đã nghe chính anh nói về chị ấy. Tựu chung chị ấy có những ngón tay cong quắp đáng tởm hơn cả bọn người bòn rút từng xu. Anh Pađy à, dù sao thì anh cũng không biết rõ chị ấy; anh và chị ấy cách xa nhau về tuổi, chị ấy đi lúc trước khi anh bắt đầu đi học kia mà.
- Anh thấy điều đó chẳng ăn thua gì. Và nếu chị ấy thuộc loại người bòn rút từng xu, lại càng tốt, vì như thế chẳng qua là chúng ta sẽ được nhiều tiền hơn. Đừng kèo nài nữa Fiona à. Chúng ta sẽ điúUc và chúng ta sẽ tự lo cho chuyến đi ấy.
Fiona không nói thêm một lời. Trên sắc mặt bà không để lộ một nét nào để có thể biết bà bị tổn thương hay không.
- Hoan hô, chúng ta sẽ đi Úc! Bob ôm lấy vai cha nói lớn.
Jack, Hughie và Stuart nhảy múa lung tung còn Frank chỉ mỉm cười, mắt nhìn xa xăm.

Chỉ có Fiona và Meggie là buồn và lo ngại. Cả hai hy vọng rằng mọi chuyện sẽ không đến đâu vì cuộc sống ở Úc chưa chắc sẽ dễ dàng hơn, bên ấy cũng sẽ y hệt như ở đây mà lại thêm sự lạc lõng vì lạ xứ lạ người.
- Gillanbone ở đâu ba? - Stuart hỏi.
Một tấm bản đồ thế giới cũ kỹ được đem ra. Mấy đứa con trai mở to mắt nhìn những tờ giấy ngả màu vàng ố cho đến khi phát hiện ra New South Wales, diện tích tương đương với Bắc đảo của Tây Tây Lan. Và kìa Gillabone ở phía trên góc.
- Đây là tấm bản đồ rất cũ, Pađy giải thích. Úc châu giống như châu Mỹ, phát triển với những bước vĩ đại. Tôi tin chắc rằng cho tới nay đã có nhiều thành phố được xây dựng.
Pađy đi Wanganni để giữ tám chỗ nằm trên tàu thủy Wahine. Phải mang mấy con chó cho hàng xóm, bán rẻ một số bàn ghế, chỉ giữ lại một vài món mà Fiona cần thiết. Chén, dĩa, quần áo, sách vở và dụng cụ nhà bếp đều được đóng thùng mang xuống tàu.
Cuộc hành trình đúng là cơn ác mộng. Trước khi tàu Wahine rời cảng Wellington, tất cả đã say sóng và cứ trong tình trạng đó chịu đựng suốt một ngàn hai trăm hải lý trên mặt biển động với những cơn gió mùa đông.
Bốn tiếng đồng hồ sau khi rời Wellington, Frank và Meggie vẫn luôn ở bên mẹ và em bé, tưởng đâu mẹ mình sắp chết. Người phục vụ trên tàu mời một y sĩ từ những buồng hạng nhất xuống khám Fionạ ông ta đã lắc đầu bi quan.
- Mong sao cho cuộc hành trình sớm kết thúc - ông ta chỉ nói thế.
Liền đó, ông ra lệnh cho y tá tìm sữa cho đứa bé.
Frank và Meggie vẫn cố gắng cho bé Hal bú nhưng Hal không thiết tha lắm khi bình sữa được đưa vào miệng.
Còn ba tiếng đồng hồ nữa đến Sydney, biển đột ngột phẳng lặng như mặt gương. Meggie bắt đầu tỉnh lại, tưởng tượng rằng chiếc tàu đang rên siết sau những đòn nhừ tử chịu đựng sóng gió.
Meggie không bao giờ quên những tiếng còi buồn bã rú lên trong sương mù, ấn tượng đầu tiên khi đến Úc.
Pađy đã bồng Fiona trên tay khi rời tàu Wahine, tiếp theo là Frank với em bé, Meggie với một vali và mỗi đứa con trai bước đi chệnh choạng, lưng còng dước sức nặng của một thứ nào đó. Họ đến Pyrmont - cái tên hoàn toàn vô nghĩa đối với họ - vào một buổi sáng mùa đông đầy sương mù, cuối tháng tám 1921. Một hàng xe tắc-xi nối đuôi nhau đậu trước bến tàu. Mắt Meggie mở to ra, miệng há hốc, đứng nhìn; chưa bao giờ cô bé lại thấy lắm ô tô tập trung lại một nơi như thế. Pađy dồn được cả nhà lên một chiếc tắc-xi. Tài xế gợi ý đưa họ đến khách sạn Cung nhân nhân.
- Nơi này thích hợp nhất cho gia đình ông bạn - hắn giải thích với Pađy. Đây là một khách sạn dành cho công nhân do những người thuộc Đạo quân cứu thế quản lý.
Các con đường rộng đầy xe, chạy đủ hướng. Có rất ít ngựa. Chóa mắt, họ nhìn ngắm những tòa nhà cao bằng gạch, ngạc nhiên về những bước đi tất bật của khách bộ hành ở Wellington. Thủ đô Tây Tây Lan đã để lại dấu ấn đối với họ nhưng so với Sydney thì nó chỉ như một thị trấn.
Trong khi Fiona nghỉ ngơi ở một trong vô số những phòng của khách sạn được gọi một cách trìu mến Cung nhân dân, Pađy đi đến nhà ga trung tâm để hỏi giờ tàu lửa đi Gillanbone.
Ngay tối hôm đó họ lại lên tàu. Nếu không đi ngay chuyến này họ phải nằm khách sạn thêm một tuần nữa mới có tàu đi Gillanbone. Trước khi lên tàu, Pađy đã đánh điện cho Mary Carson báo trước tin họ sẽ đến vào chiều mai.
Pađy tìm được một ngăn trống trên toa tàu hạng ba cho cả gia đình. Những người lên sau ghé đầu vào tìm chỗ đều kinh hãi bỏ đi khi thấy lúc nhúc trẻ con.
Sáng hôm sau, mở choàng mắt ra, họ kinh ngạc và lo âu trước cảnh vật hết sức lạ lùng ngoài sự tưởng tượng. Hóa ra có một nơi như thế này trên trái đất hay sao? Vẫn là những thung lũng nhỏ có vẻ dịu dàng như ở Tây Tây Lan nhưng không có chút gì gợi đến miền đất vừa bỏ đi. Chỉ có màu nâu và màu xám, kẻ cả cây lá! Lúa mì mùa đông đã ngả sang màu bạc pha vàng hung dưới ánh nắng dữ dội của mặt trời. Fiona nhìn cảnh vật không để lộ xúc động còn Meggie thì nước mắt ràn rụa. Thật ghê tởm, mênh mông và không có một dấu vết của màu.
Gillanbone xuất hiện lúc ánh mặt trời sắp tắt. Một sự tập hợp đẹp mắt những căn nhà gỗ với tôn dợn sóng đã cũ. Hai bên con đường chính đầy bụi bặm, không có cây và buồn tẻ. Những tia sáng cuối cùng của mặt trời phủ lên một màu vàng hào nháng, đem lại cho thị trấn cái uy thế ngắn ngủi mờ dần. Gia đình Cleary đứng tại nhà ga mở to mắt nhìn. Nơi đây là một tập hợp dân cư trưng ở ngoài rìa cũng những vùng đất đai khô cằn. Nơi cuối cùng của một vùng còn nhận được những trận mưa không xa lắm về hướng Tây, bắt đầu ba ngàn cây số đất sa mạc.
Một chiếc ô tô lộng lẫy đậu ở sân ga, một linh mục tiến đến gần họ bằng những bước dài mà không cần chú ý đến lớp bụi dày. Chiếc áo dòng dài gợi nhớ hình ảnh của quá khứ; hình như ông không đi trên hai chân như một người bình thường, mà lướt nhẹ như trong một giấc mơ; xung quanh ông bụi tung lên từng đợt.
- Xin mừng tất cả đã đến bình yên, tôi là cha De Bricassart, vừa nói ông vừa đưa tay ra bắt tay Pađy. Tôi không thể nào lầm, ông đúng là em trai của bà Mary, ông giống bà ấy như hai giọt nước (ông quay sang nắm tay Fiona đưa lên môi với một nụ cước hết sức chân thành. Hơn ai hết, cha Ralph nhận ra ngay, đó là một người phụ nữ đáng kính). Bà rất đẹp - ông nói câu ấy như thể nhận xét vừa rồi của ông là chuyện tự nhiên đối với một linh mục, rồi ông đưa mắt về phía anh em gia đình Cleary đang tập trung ở một góc.