Trang 1 / 6 123 ... LastLast
Bài 1 đến 10/56

Chủ đề: Đèn không hắt bóng

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 1


    - Hôm nay ai trực? Bác sĩ Kôbasi à?
    Kaôru Unô nhìn lên bảng trực đêm. Cô vừa đi thu nhiệt kế ở các phòng bện nhân về.
    - Theo bảng trực thì hôm nay là phiên của Kôbasi tiên sinh, nhưng tiên sinh hình như đã đổi phiên cho bác sĩ khác - Nôrikô Simura, lúc bấy giờ đdang ngồi cạnh bàn cặm cụi găm mấy tập bệnh án, trả lời bạn đầu vẫn không ngẩng lên.
    - Thế à? Đổi cho ai?
    - Cho bác sĩ Naôê thì phải.
    - Naôê à? Kaôru kinh ngạc thốt lên.
    Nôrikô ngạc nhiên nhìn bạn. Kaôru bối rối đưa tay lên bưng miệng.
    Nôrikô năm nay đã hăm bốn, cô đươc coi là một nữ y tá có kinh nghiệm, còn Kaôru thì hãy còn như con nít: cô mới mười tám, vừa đi học dự bị từ mùa xuân và được xếp vào hàng tập sự trong bệnh viện máy trong phòng báo:
    - Isixura phòng bốn trăm mười hai kêu đau dữ quá.
    - Cái ông già có người con trai làm chủ hiệu sushi ấy à?
    Hôi trước cụ Yôsidzô Isikura mở hiệu sushi ở khu Nakamegurô, nhưng cách đây ba năm đã thôi làm và giao cửa hiệu lại cho con trai và con dâu quản lý. Ông cụ vào nằm viện Oriental từ cuối tháng chín, tức cách đây một tháng. Trước đó cụ Isikura đau dạ dày nằm cả hai mươi ngày tại bện viện của trường đại học T., nhưng về sau bỗng nhiên được xuất viện và chuyển sang nằm ở đây.
    - Ông cụ nằm sấp, rên hừ hừ...
    - Có ai là người nhà ở lại với ông cụ không?
    - Có cô con dâu.
    Rời tập bện án, Nôrikô tự lự ngưới mắt nhìn trân trân lên bức tường trắng ở trước mặt.
    - Vậy bác sĩ trực hôm nay là Naôê tiên sinh? -Kaôru vừ đếm lại mấy cái nhiệt kế trên khay y cụ vừa hỏi lại.
    - Nôrikô làm thinh. Môt. lát sau cô mới buông một câu:
    - Chắc hôm nay tiên sinh chả đến nữa đâu.
    Kaôru ngạc nhiên hỏi:
    - Sao lại không đến nữa? Tiên sinh phải trực kia mà!
    - Ừ thì trực chứ sao...
    - Hay là tiên sinh đang ngồi ở đâu đấy trong bệnh viện?
    - Không, lúc nãy vừa đi đâu rồi.
    Nôrikô khó chịu ngoảnh mặt đi.
    - Naôê trựa kia mà. Làm sao mà có thể đi đâu được?
    - Muốn biết cứ gọi điện hỏi xem - Nôrikô chỉ tay lên tấm giấy nhỏ xíu gắn trên mặt bàn. Trên giấy có ghi vội dòng chữ: "Naôê:423-28-50".
    Kaôru bỡ ngỡ nhìn lên tấm giấỵ
    - Đấy là chỗ nào?
    - Tiệm rượu.
    - Tiệm rượu ư? Sao, ông ấy đến tiệm rượu ư?
    - Thế đấy, - Nôrikô đáp xẵng, rồi lại cuối xuống tập bệnh án.
    Kaôru bỏ cái nhiệt kết đang cầm sang một bên.
    - Sao lại có thể như thế được?... Đang trực kia mà?
    - Dĩ nhiên là không được - Nôrikô nhún vai.
    - Thế thì tại sao tiên sinh lại...?
    - Tại thế thôi. Xưa nay vẫn vậy.
    Mới gần đây Kaôru mới được phân công trực đêm và hôm nay là lần đầu tiên cô trúng vào phiên trực của bác sĩ Naoê.
    - Cái tiệm rượu ấy cách đây có xa không?
    - Không biết, nghe ông ấy nói là đâu ở khu Đoghendzukaa ấỵ Đi bộ hết mười phút.
    - Nhưng sao chị biết đó là tiệm rượu?
    - Mỗi lần ra đấy về, bao giờ ông ấy cũng sặc mùi rượu.
    - Chị nói gì thế?!
    - Không tin thì cứ gọi điện đến đấy mà hỏi.
    Găm xong tờ bệnh án cuối cùng, Norikô rút ngăn kéo bàn lấy ra một tấm biểu treo cửa và cây bút lông.
    - Cụ Isikura đau thật đấy chị ạ... Dù sao cũng phải gọi điện cho bác sĩ, - Kaôru vừa nói vừa nhìn hàng số điện thoại trên tấm giấy.
    - Vô ích.
    - Nhưng bịnh nhân đau quá mất rồi.
    - Nếu cô chịu không nổi thì tiêm cho ông ấy một mũi.
    - Không xin phép bác sĩ?
    - Một liều thì không sao.
    - Nhưng... - Kaôru ấp úng.
    - Bác sĩ có ở đây thì cũng nói thế thôi. Cụ Isikura lâu nay vẫn phải dùng thuốc có chất á phiện.
    - Nhưng đó là ma túy.
    - Đúng, mà lại là loại mạnh. Giảm đau rất công hiệu.
    - Nhưng luật cấm dùng ma túy kia mà!
    - Sao lại cấm?... - Nôrikô nhúng bút lông vào chén thuốc vẽ màu trắng, rồi viết thử lên tờ báo.
    - Cụ Isikura bị ung thư dạ dày à?
    Norikô gật.
    - Thế mà người ta bảo là bị ung thư chẳng đau tí nào. Em chưa bao giờ tưởng tượng la con người ta có thể đau đến thế.
    - Sở dĩ đau nhiều là không riêng dạ dày bị tổn thương. Di căn đã lan vào tận xương sống, chạm đến trung khu thần kinh.
    - Thế thì mổ cũng không ăn thua nữa à?
    - Không ăn thua. Chính vì thế mà ở bệnh viện của trường đại học họ cho ông cụ ra viện.
    -Tội nghiệp ông già... - Kaôru thở dài. Nửa năm làm việc ở bện viện cô đã có dịp trông thấy khá
    nhiều điều, nhưng cho đến nay cái gì đối với cô cũng hãy còn mới lạ và có sức lôi cuốn lạ thường. -
    Ông cụ còn sống được bao lâu nữa?
    - Bác sĩ Naôê cho là còn được khoảng hai tháng nhiều nhất là ba.
    - Ông cụ có biết không?
    - Dĩ nhiên là không. Chỉ có người trong nhà biết.
    - Thế ra họ chỉ còn chờ ông cụ chết?
    - Đúng thế.
    Nôrikô lại cầm bút lên. Dòng chữ Hán màu trắng nét bay bướm, chạy trên tấm bảng nhỏ màu đen:
    "Tsunêô Muraya" - tên họ bện nhân mới nhập viện. Nét chữ của Nôrikô nhẹ nhàng, tao nhã.
    - Cô chớ nói hở ra đấy, - Nôrikô dặn dò, tuy cô biết cũng chẳng cần như thế: không đời nào Kaôru lại
    có đủ can đảm nói lại với ông già. Nhưng cô bé vẫn gật đầu ưng thuận một cách hết sức nghiêm trang. Vừa lúc ấy có tiếng chuông gọi của bệnh nhân phòng 412 gọi.
    - Isikura
    - Cô lấy hai liều brobarin xuống mà tiêm. Nói là sẽ bớt đau ngay.
    - Vâng.
    Kaôru đến tủ thuốc lấy ra một cái hộp màu đỏ chạy vội ra hành lang.
    Tên gọi của bệnh viện nghe khá hợm hĩnh: "Oriental". Song đó chỉ là một bệnh viện tư thuộc loại thông thường nhất ở Tokyo. Chủ nhân - bác sĩ Yutaro Gbyoda - đồng thời cũng là bác sĩ trưởng. Tòa nhà cao sáu tầng, lại thêm một tầng hầm nữa, xây gần ngã tư chỗ phố Tamagawa gặp đại lộ chu vi số 6 của thành phố, bề mặt trông ra đường. Ở tầng trệt là phòng đón tiếp bệnh nhân, phòng tiếp khách, phòng ghi danh, phòng phát thuốc và phòng X-quang. Tầng thứ hai dành cho phòng mổ, phòng vật lý trị liệu, phòng xét nghiệm, phòng điều hành, phòng làm việc của bác sĩ trưởng và phòng văn thư. Từ tầng ba đến tầng sáu là các phòng của bệnh nhân. Bệnh viện Oriental chỉ có cả thẩy bảy mươi giường.
    Số bệnh nhân ngoại trú xê xích tùy theo từng ngày trong tuần lễ, nhưng kể trung bình thì mỗi ngày có khoảng 150-160 người đến bệnh viện. Trên của các phòng đều có treo những biển bề: "Bác sĩ nội khoa", "Bác sĩ da liễu", "Bác sĩ niệu học", "Bác sĩ phẩu thuật", "Bác sĩ phụ khoa", "Phòng phẫu thuật thẩm mỹ", "Khoa nhiễm xạ". Thê" nhưng số bác sĩ làm việc thường xuyên ở bệnh viện Oriental không lấy gì làm đông; chỉ có bác sĩ nội khoa Kawahara, hai bác sĩ phẫu thuật là Naôê và Kôbasi, bác sĩ nhi khoa Marayama, kể cả bác sĩ trưởng nữa là năm người. Ngồi tiếp bệnh nhân ở phòng phẫu thuật thẩm mỹ cũng là Naôê, còn ở phòng niệu học và phòng phu kho thì cứ mỗi tuần hai lần, có hai bác sĩ ở bệnh viện của trường đại học M. đến làm việc. Nữ y tá, kể cả y tá cấp một và tập sự, ở bệnh viện Oriental có cả thẩy hai mươi hai người. Bác sĩ trưởng Yutarô Ghyôda chuyên về nội khoa, nhung mấy năm gần đây hầu như không xuất hiện ở ở các phòng bệnh nhân nữa, mà giao hết công việc này cho Kawahara vốn và bạn thân của ông. Bản thân ông ta chỉ quan tâm đến cái ghế hội đồng dân biểu thành phố và
    công việc quản trị Hội liên hiệp Lương y, vốn là những công việc rất xa với y học. Thảng hoặc có khi nào bệnh viện tư của ông được người ta nhắc đến thì ông than thở rằng nó chẳng đem lại một chút lợi nhuận nào. Tuy vậy cái bệnh viện Oriental vẫn được coi là một bệnh viện khá lớn không riêng gì trong khu mà ngay cả trong toàn thành phố Tokyo nữa.
    Ban đêm thường có hai nữ y tá ở lại trực. Cổng chính cửa bệnh viện - cổng dẫn thẳng vào phòng cấp cứu - mở cho đến tám giờ tối. Sau tám giờ thì cổng sẽ đóng, ai đến phải bấm chuông.
    Tối hôm ấy trong bệnh viện không có sự cố gì - cứ như thế mọi người đều biết trước rằng bác sĩ trực sẽ đi đâu mất tang. Chỉ có cụ Isikura kêu đau, với lại Sughimôtô, anh chàng trẻ tuổi nằm ở tầng ba, đến xin thuốc cảm lạnh. Những bệnh nhân ngoại trú đến sau năm giờ, khi phòng khám thường đã chuẩn bị nghỉ, cũng không nhiều; hai người đến thay băng thêm hai người nữa đến tiêm thuốc theo lời dặn của bác sĩ điều trị.
    Những bệnh nhân chấn thương, thường thường cứ hai ngày đến một lần, hôm nay cũng không phải đến. Dĩ nhiên Nôrikô tự ý cho thuốc cảm và thay băng mà không có chỉ thị của bác sĩ trực như vậy là vi phạm điều lệ, nhưng cô không dám quấy rầy Naôê vì những chuyện không đâu như thế. Nôrikô biết rất rõ mình phải làm gì; vả chăng nếu cô có tự dưng nảy ra cái ý gọi điện cho ông ta, thì chẳng qua cũng sẽ được nghe ông trả lời là: "Tốt lắm, cứ thế mà làm".
    Đến chín giờ, đèn ở các phòng bệnh nhân đều đã tắt hết, mà Naôê vẫn chưa thấy về. Công việc có thể coi như là đã xong xuôi, cho nên Nôrikô mở một cuốn tiểu thuyết và bắt đầu thả hồn vào cái thế giới ư cấu của một nữ văn sĩ đang thời thượng viết về tình yêu. Kaôru mở máy thu hình, chỉnh cho máy kêu khe khẽ, và bắt đầu theo dõi chương trình hòa nhạc. Phòng trực của nữ y tá ở tầng ba, bên phải thang gác, các cửa sổ đều trông ra một ngõ hẻm vắng không có lấy một bóng người qua lại. Màn cửa sổ bao giờ cũng vén ra hai bên, và trong khoảng lở có thể nhìn thấy cảnh đô thành lấp lánh muôn vạn ánh đèn đêm. Đến chín giờ rưỡi chương trình nhạc kết thúc. Kaôru vươn vai ngáp dài. Cô đến bệnh viện từ sáng sớm vào lúc tám giờ, ăn trưa xong thì đi học lớp dự bị, sau đó lại trở về bệnh viện trực đêm. Đến giờ này cô đã mệt nhoài ra. Biết làm thế nào được? Đành phải kiên nhẫn chịu đựng vài năm.... Nôrikô cúi đầu đọc sách, tóc rũ cả xuống tận mặt.
    Kaôru tắt máy, ngồi nhìn ra cửa sổ.
    - Chị ạ, tiên sinh vẫn ở ngoài tiệm rượu à?
    - Không biết.
    Nôrikô rời cuốn sách. Cô đọc gần hết.
    - Có lẽ ta pha tí cà-phê nhỉ?
    - Ờ, hay đấy.
    Kaôru nhanh nhẹn đứng dậy thắp bếp ga. Ở góc phòng sau tấm màn trắng có thể trông thấy mờ mờ một cái giường ghép đôi và hai cái tủ con. Cà phê và chén tách đặt ở ngăn trên cùng. Kaôru lấy bình cà-phê bột không cặn và lọ đường, đặt cả lên bàn.
    - Mấy viên đường?
    - Một thôi.
    Bây giờ, khi tivi đã im tiếng, từ ngoai cửa sổ lùa vào cái tiếng rì rầm thoang thoảng củ thành phố ban đêm.
    - Ôi, chút nữa thì đổ hết... - Kaôru thận trọng đặt tách cà phê xuống trước mặt Nôrikô.
    - Cảm ơn.
    - Sao lâu về thế nhỉ... Không biết đứng có còn vững được nữa không?
    Không trả lời thì không tiện; Nôrikô đành nói lùng bùng cái gì đó không rõ, và vội vành nốc hết chén cà phê.
    - Nhỡ có tai nạn thì sao? Hay là có ca mổ cấp bách? Lúc bấy giờ biết làm thế nào?

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    - Còn thế nào nữa? Thì mổ thôi chứ sao?
    - Nhưng nếu ông ấy say thì mổ sao được?
    - Có cách gì khác đâu.
    Giọng Nôrikô khó chịu rõ ràng.
    Kaôru thấy lòng tràn ngập một nỗi lo lắng mơ hồ. Bác sĩ trực đi đâu mât, để hai chị em ngồi lại một mình...
    - Có lẽ vẫn nên gọi điện chăng?...
    - Gọi làm gì?
    - Ít ra cũng biết tiên sinh ở đàng ấy ra sao...
    - Cô cứ ngồi xuống, và bình tĩnh lại.
    - Thế nhỡ ông ấy quên mất là mình đang trực thì sao?
    - Không đâu.
    - Em lo quá - Kaôru nói, giọng kéo dài ảo não.
    - Cô lo lắm à? Cô mà lo à? - Nôrikô nhìn Kaôru, vẻ khinh thị - Cô nói giùm tí coi, việc gì cô phải lo?
    - Thế nếu có tai nạn thì sao?
    - Cô nên nhớ kỹ lấy điều này: chúng ta không hề có trách nhiệm về việc đó.
    Đôi kim trên mấy chiếc đồng hồ đặt trong phòng đều chỉ mười giờ kém mười.
    Kaôru cảm thấy mình nên im lặng thì hơn, nhưng không sao trấn áp nổi mối lo đang làm cho cô tơi bời cả ruột gan lên.
    - Hình như bác sĩ trưởng không biết tiên sinh uống rượu...
    - Biết.
    - Biết mà vẫn làm thinh à?
    - Kìa sao cô cứ ám lấy tôi thế? Tôi có phải là bác sĩ trưởng đâu? - Nôrikô bỗng dưng phát cáu lên.
    Câu chuyện tắt ngấm. Kaôru tưởng tượng cái dang cao và gầy của Naôê, gương mặt mệt mỏi, xanh xao của ông. Trong những đường nét cân đối, sắc gọn như đẽo của gương mặt ấy có một cái gì băng giá khiến người ta phải rùng mình. Trong cái vẻ điềm đạm của đôi mắt lạnh lùng ấy có một cái gì thật ghê sợ...
    - Tiên sinh chưa có vợ thật ư? Băm bảy rồi còn gì?
    Nôrikô gật đầu. Cô đặt chén xuống bàn và giở cuốn sách ra, nhưng mắt cô vẫn đờ đẫn nhìn vượt qua trang giấy, hướng về một nơi nào bên ngoài cửa sổ.
    - Tiên sinh là một bác sĩ có tài năng lớn. Nghe nói trước kia dạy ở đại học... Giá đừng bỏ đi thì bây giờ đã giáo sư rồi... Tại sao tiên sinh lại chuyển bề làm ở đây? Một nhà phẫu thuật lỗi lạc...
    - Muốn thế nào được thế ấy.
    - Không, dù sao cũng thật khó hiểu... Ai lại bỏ một vị trí hiển hách như vậy trong một trường đại học thượng đẳng... Thật kỳ lạ
    Nôrikô phì cười. Kaôru vẫn không buông.
    - Người thì nói là do một chuyện yêu đương gì đấy, người thì lại nói là vi tiên sinh có chuyện xích mích với các giảng viên ở đấy. Chẳng thực sự ra sao?
    - Chắc toàn chuyện láo toét cả.
    - Ay, em cũng nghĩ như thế. Lưỡi không xương ấy mà. Có điều ông ấy khó hiểu thế nào ấy. Người đâu mà kỳ quặc.
    Kaôru mới nói chuyện với bác sĩ Naôê được có vài lần, mà lại toàn chuyện công việc trong giờ làm, chứ chưa bao giờ có dịp nói chuyện riêng cả. Giữa hai người có một khoảng cách quá lớn về tuổi tác: gần hai mươi tuổi. Cô hiểu rằng Naôê suy nghĩ hay nói năng đều khác hẳn mình, nhưng ngay cả đối với các nữ y tá khác lớn tuổi hơn cô nhiều, ông bao giờ cũng vẫn khô khan lạnh lùng. Naôê bao giờ cũng tách mình ra khỏi mọi người và một mực tránh mọi sự giao tiếp.
    - Sao bác sĩ chưa lấy vợ nhỉ... - Kaôru nói thì thầm, có chiều tư lự.
    - Sao cô lại hỏi tôi chuyện ấy?
    - Chắc chắn là nhiều người sẽ lấy làm sung sướng.. - Kaôru vốn tự cho mình là một giai nhân tuyệt thế, nhưng một vị hôn phu như Naôê... Sự chênh lệch về tuổi tác cô sẽ chẳng coi ra gì. - Kể cũng tiếc thật... - cô thở dài khe khẽ.
    - Dĩ nhiên ông ấy có kỳ lạ thật - Nôrikô kết luận, và vừa lúc ấy tiếng chuông điện thoại reo lên.
    - Để em nghe cho. - Kaôru nhảy bổ tới nhấc ống nghe lên. Một giọng đàn ông thô lỗ vang lên trong máy điện thoại.
    - Alô. Trực ban cảnh sát khu Maruyama đây. Bệnh viện Oriental phải không? - Trong máy có thể nghe văng vẳng những tiếng còi xe hơi và những tiếng ồn ào ngoài phố. - Chúng tôi cần đưa một người bị thương tới bệnh viện, có được không?
    - Có chuyện gì xẩy ra thế?
    - Cũng chuyện thường thôi: mấy tên du đãng gây sự đánh nhau, có một tên ăn đòn rất nặng... Mặt vỡ toác ra. Máu tuôn như thác ấy.
    - Đợi cho một chút. - Kaôru run rẩy trao ống nghe cho Nôrikô. - Có... du đãng... mặt bị... máu...
    - Tôi nghe đây. - Nôrikô cầm lấy ống máy, - Chỉ có mặt bị đứt thôi à? Nạn nhân có còn tỉnh không?
    - Rất tỉnh nữa là khác. Đang la hét om sòm. Chửi tục hết chỗ nói.
    - Bao giờ các ông tới?
    - Chúng tôi cho lên xe ngay bây giờ. Độ mười phút... à không, năm phút nữa thôi... Xe đã chạy rồi đấy, các cô đợi nhé.
    Trong máy bắt đầu có tiếng tuýt tuýt liên hồi.
    Nôrikô cố trấn tĩnh thật nhanh, và mắt nhìn vào tấm giấy trên bàn, bắt đầu quay số gọi điện, vừa quay vừa ra lệnh cho Kaôru:
    - Còn cô chạy xuống phòng cấp cứu bật đèn, mở cửa ngay đi nhé. Nhớ mở máy khử trùng luôn.
    Phía đầu dây nói bên kia trả lời ngay.
    - Nhà hàng Printemps đây.
    - Làm ơn cho biết Naôê tiên sinh có đấy không ạ?
    - Naôê tiên sinh ạ?... Xin chờ cho một chút.
    Trong ống máy nghe văng vẵng tiếng nhạc, tiếng cười nói lộn xộn. Tên nhà hàng Printemps nghe lần này là lần đầu, nhưng Nôrikô cũng hiểu ngay đây là một quán rượu. Mấy phút sau trong máy có tiếng phụ nữ vọng lại.
    - Alô? Tiên sinh đi rồi ạ
    - Đi rồi?
    - Vâng. Khi đi tiên sinh có dặn chuyển số điện bốn trăm ba tám...
    - Đợi cho một chút... - Nôrikô lấy bút ghi.
    - Bốn ba tám - bảy hai - ba sáu. Tiên sinh đang ở chỗ ấy.
    - Cám ơn cô.
    Đang phiên trực mà đi uống rượu đã là quá quắt; đàng này lại la cà hết quán này đến quán khác, thật không thể nào tưởng tượng nổi. Nôrikô giận đến ngạt thở, nhưng lập tức tự chủ được: tức giận bây giờ nào có ích gì? Dù sao cũng chẳng có ai ở đây để trút giận lên đầu người ta được.
    Cô lại nhanh nhẹn qua số điện thoại mới.
    - Khách sạn Isêmôtô đây - một giọng đàn ông láu lỉnh trả lời.
    - Ông làm ơn gọi giùm bác sĩ Naôê ra máy. Chắc bác sĩ đang ở phòng ăn - Nôrikô nói giọng lạnh lùng mà nhã nhặn, cố nén cơn giận đang làm cô nghẹt thở.
    Trong ống máy nghe văng vẳng những câu trả lời của người hầu bàn đang nghe lệnh. Hình như đây là một hiệu cơm Nhật bản... Cái giọng đành ông láu lỉnh ban nãy vang lên:
    - Có ngay đây ạ
    Rồi một phút sau ống máy đó chuyển sang tay một người khác.
    - Tôi nghe.
    Lần này chắc chắn là giọng Naôê.
    - Tiên sinh đấy ạ?
    - Có việc gì xảy ra à?
    - Vâng ạ, có người bị thương khẩn cấp lắm ạ
    - Vết thương ra sao?
    - Mặt bị đứt sâu, máu chảy nhiều ạ
    - Đã về tới bệnh viện chưa?
    - Vừa mới chở vào viện xong - Để trả thù Nôrikô quyết định nói dối như vậy.
    - Liệu có phải khâu không?
    - Thế nào cũng phải khâu ạ
    - Được... - Naôê im lặng một lát như thể đang cân nhắc xem có nên về hay không. - Thôi được, tôi sẽ lên xe ngay.
    - Tiên sinh đang ở đâu thế?
    - Khu Sibuya
    - Mãi tận đấy kia à?
    - Nếu gặp được taxi thì đồ năm phút nữa tôi sẽ về đến nơi.
    - Nhưng xin tiên sinh về thật nhanh cho. Tôi van...
    Trong máy nghe đánh tách một tiếng cắt ngang lời Nôrikô. Kaôru từ phòng cấp cứu chạy lên. Nôrikô bấy giờ mới hoàn hồn. Cô thong thả đặt cái ống nghe nãy giờ vẫn cầm ở tay xuống cần máy.
    - Đã bắt liên lạc được với tiên sinh chưa?
    - Cô biết không? Ông ấy đang ở Sibuya đấy...
    - Ở Sibuya? - Kaôru ngây người ra, mồm há hốc.
    - Tôi ra cổng chờ xem sao.
    Nôrikô lấy áp kế, vừa cầm lấy nắm cửa định mở thì xa xa đã nghe tiếng còi của xe cấp cứu nấc lên từng hồi.
    - Họ đến đấy à?
    Nôrikô và Kaôru cùng chạy ra cửa sổ, nhưng họ chỉ trông thấy những mảng tường đen của các nhà đối diện.
    - Mặt bị đứt nhiều chỗ... Không biết bị đánh bằng vật gì?
    - Nếu bằng chai thì sẽ có cảnh mảnh chai giắt vào đầu...
    - Tiên sinh có về không?
    - Tôi biết đâu đấy! - Nôrikô bực bội đáp.
    Khi thang máy xuống đến tầng hai, tiếng còi xe nghe đã gần lắm.
    - Cô vào phòng mổ lấy mấy chiếc kẹp vô trùng kim và chỉ khâu, lấy cả găng tay ra...
    Nôrikô vào phòng cấp cứu lấy một tấm vải nhựa trả lên giường khám, rồi sang phòng ghi danh lấy một tờ bệnh án chưa ghi.
    Tiếng còi rú từ sau góc phố tuôn ra nghe mỗi lúc một gần. Không còn nghi ngờ gì nữa: Xe cấp cứu đúng là đang chạy đến bệnh viện Oriental. Dù đã trải qua cái cảnh này bao nhiêu lần, Nôrikô cũng không quen được với cái cảm giác ớn lạnh ở sông lưng mỗi khi có xe cấp cứu chạy vào cổng bệnh viện. Trong sự chờ đợi khẩn trương có một cái gì thật nặng nề khó chịu. Thế là đêm nay phải vất vả suốt đêm rồi. Nôrikô tha thiết mong sao cho vết thương thật nhẹ, tuy giờ đây cô lo cho bệnh nhân ít hơn là lo cho sự yên tĩnh của mình.
    Tiếng bánh xe lăn rào rạo. Tiếng còi đang rú rít điên cuồng bỗng im bặt, như thể đã mất hút cái mục tiêu mà nó đang đuổi theo. Chiếc xe cấp cứu hãm phanh ken két và dừng lại. Qua tấm cửa kính của căn phòng trước, có thể thấy ánh đèn chớp trên mui xe xoay tít. Nôrikô mở cửa phòng cấp cứu.
    Thân xe sơn trắng phản chiếu những ánh đèn đêm sáng mờ mờ trong bóng tối. Hai cánh cửa sau xe được mở ra. Từ trên xe có mấy người nhảy xuống.
    - Đưa vào chỗ nào đây? - Giọng nói người y tá tải thương hỏi gắt.
    - Vào phòng ghi danh, đi lối này.
    - Vào đấy thì bẩn hết. Mặt mũi áo quần của hắn đầu máu me bê bết...
    - Không sao.
    - Hắn uống say mèm, suốt dọc đường cứ rống lên như con quỷ.
    Kíp tải thương đã kéo cái cáng có nạn nhân từ trong xe ra. Họ vây kín xung quanh cáng, cố sứ giữ người bị thương đang vùng vằng như điên như dại. Nôrikô nhìn đồng hồ. Từ khi gọi điện cho Naôê cho đến bây giờ đã quá năm phút. Mấy người tải thương khiêng nạn nhân vào phòng cấp cứu, những đôi giày nặng trịch của họ dẫm ầm ầm trong hành lang. Họ luôn miệng răn đe người bị thương: "Này này, có nằm im không nào, yên, yên, bình tĩnh nào"; nhưng tiếng nói của họ bị những tiếng gào thét điên cuồng của người say át hẳn đi.
    - Làm ơn đưa vào đây.
    Qua cánh cửa mở rộng, mấy người khiêng cáng đưa nạn nhân sang phòng ghi danh, đặt cáng lên cái giường con ở góc phía trong. Nôrikô tay cầm áp kế rụt rè bước lại gần nạn nhân.
    - Đo huyết áp chút nhé?...
    - Đồ Ngưưưu!
    Người bị thương máu me bê bết cố chồm dậy, nhưng mấy người tải thương đã nhanh nhẹn giữ hắn lại.
    Hắn khua hai quả đấm la hét om sòm.
    - Nào-nào, yên nào. Đây là bệnh viện kia mà.
    - B-b-bệnh viện nào? Đđdđdâu nào?
    Máu chảy ròng ròng trên mặt nạn nhân, đến nỗi khó lòng phân biệt được đâu là mắt, đâu là mũi.
    Nhình thấy máu, hắn như phát dại, mắt trợn ngược lên, tay càng khua dữ. Thuốc mê chẳng có tác dụng gì đối với hắn. Thậm chí hắn cũng không để cho người ta lau máu trên mặt nữa.

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    - Biết làm cách nào bây giờ? Nôrikô tuyệt vọng lùi lại.
    - Bác sĩ đâu?
    Bây giờ mặt mũi mấy người tải thương cũng vấy máu đỏ lòm.
    - Sắp đến ngay bây giờ.
    - Nhanh lên với chứ!
    - Nhưng mà...
    - Để mãi thế này sao được: chúng tôi giữ không nổi, cô không thấy sao?
    - Xin các ông đợi chút nữa...
    Từ bỏ ý định đo huyết áp, Nôrikô lại chạy ra máy điện thoại. Moi được mảnh giấy trong túi ra, cô cuống quít quay đĩa số.
    - Naôê tiên sinh đã đi chưa ạ?
    - Naôê tiên sinh à?... à phải, đi rồi.
    - Đã lâu chưa?
    - Mới vừa đi xong.
    - Tiên sinh có gọi được taxi không?
    - À... tôi cũng không biết nữa.
    - Cám ơn ông.
    Đồng hồ trong phòng tiếp khách chỉ mười một giờ. Nếu Naôê khi ra khỏi tiệm ăn gọi ngay được taxi thì chắn hẳn sắp về đến nơi ngay bây giờ.
    Từ phòng ghi danh vẫn đưa ra tiếng la hét của người bị thương và những tiếng quát mắng của những người tải thương đang giữ hắn. Không sao chịu nổi cơn ác mộng này, Kaôru chạy ra hành lang.
    - Bao nhiêu là máu! - Cô sợ hãi đưa hai tay lên bưng mặt. Hai vai cô run bắn lên.
    Sân hành lang từ phòng tiếp khách đến phòng ghi danh loang lỗ những vết máu nhơm nhớp.
    - Biết làm thế nào bây giờ?
    - Chúng ta làm gì được?
    - Miễn sao bác sĩ Naôê về nhanh nhanh một chút!
    - Cô cứ lải nhải mãi như thế làm gì? Dù có nhắc lại một trăm lần thì ông ấy chẳng về nhanh hơn được đâu, - Nôrikô bực bội quát lên, mắt vẫn không rời khung cửa chính.
    Từ phòng ghi danh hai người bước ra và đi về phía hai cô y tá.
    - Sao, bác sĩ vẫn chưa đến à? - Cả hai người đều lạnh như tiền, nhưng trong câu hỏi có thể nghe thấy một giọng bực bội được nén lại một cách vụng về.
    - Thế này ạ... Bác sĩ có việc cần phải đi gấp, bây giờ thì sắp về đến nơn rồi.
    - Có xa không?
    - Không, ngay gần đây thôi.
    - Không gọi điện được à?
    - Không cần. Người ta sẽ trả lời là bác sĩ đã lên xe về bệnh viện rồi.
    - Các cô làm sao thế, chẳng lẽ các cô không hiểu à? Nạn nhân ra máu nhiều thế kia...
    - Xin các ông thứ lỗi cho, chúng tôi cam đoan là bác sĩ sắp về ngay bây giờ.
    Nôrikô, đầu cúi gầm, cốn nén tiếng khóc. Naôê về đến nơi thế nào cô cũng cho ông ta biết!... Cô tự nguyền rủa mình vì đã để cho ông ta đi. Cuối cùng, khi đã hiểu ra rằng không thể chờ mong gì ở hai cô y tá, hai người cứu thương quay trở vào.
    - Lại còn nói dối người ta nữa... Bây giờ rồi sẽ ra sao đây? - Kaôru hoảng hốt.
    - Thì còn biết làm thế nào nữa?
    Kaôru gật đầu, vẻ ngơ ngác.
    - Lạy trời sao cho họ cũng đập vỡ cái đầu ông bác sĩ ấy đi một thể... - Nôrikô lầu bầu, giọng căm uất, mắt vẫn trừng trừng nhìn ra khung cửa đen ngòm.
    Trên mui xe cấp cứu, ánh đèn đỏ vẫn nhấp nháy liên hồi. Nôrikô lại nhìn đồng hồ. Chưa đầy ba phút trôi qua. Lại có tiếng còi xe rú lên, lại có tiếng phanh rít trong sân. Hai cô gái chạy ùa ra cửa. Một viên cảnh sát bước vào.
    - Nạn nhân ở đâu?
    - Trong phòng ghi danh ấy...
    - Hắn ra sao rồi?
    - Ờ-ờ-ờ, nói chung là...
    - Đã băng bó gì chưa?
    - Chưa...
    Viên cảnh sát lặng lẽ gật đầu và đi vào phòng ghi danh. Ngoài phố đã có mấy kẻ hiếu kỳ đứng lại nhìn ngó. Nôrikô nhắm mắt lại và bắt đầu đếm: "một, hai... " Đếm đến sáu mươi thì được một phút.
    Năm lần sáu mươi thì Naôê sẽ về. Nôrikô mới đếm được ba mươi thì cửa phòng mở toang và một người tải thương hiện ra trên ngưỡng cửa.
    - Chị y tá ơi! Người bị thương đòi uống nước. Cho uống có được không?
    - Nước à?...
    Vết thương không sâu, chắc không phải cấm uống nước làm gì, nhưng Nôrikô vẫn do dự.
    - Hắn kêu là nếu không cho hắn uống, hắn sẽ chết ngay. Cổ hắn khô rang rồi chị ạ.
    - Có lẽ cho uống in ít thì được, - cuối cùng Nôrikô quyết định.
    - Thế chén đâu?
    - Tôi sẽ đi lấy ngay. - Nôrikô chạy đi lấy chén. Cô đang đưa chén cho người tải thương thì có tiếng hét lanh lảnh của Kaôru:
    - Bác sĩ! Bác sĩ về rồi!
    Nôrikô quay ngoắt lại và trông thấy trong khung cửa tối om, bóng một người vừa bức vào. Trên ngưỡng cửa người ấy cởi giày rồi bước về phía họ: cao, gầy, vai phải hơi thấp hơn vai trái một chút.
    - Tiên sinh!... - Nôrikô lao ra đón ông.
    - Thế nào, công việc ra sao?
    - Ra máu nhiều lắm; nhưng vùng vằng rất dữ, không sao đến gần được.
    - Đem blouse!
    Naôê cởi áo ngoài, bên trong chỉ còn lại chiếc sơ mi không có cà vạt. Nôrikô vào phòng lấy blouse ra đưa cho Naôê.
    - Chúng tôi nói là tiên sinh có người gọi gấp nên phải đi.
    Naôê lặng lẽ gật đầu rồi cúi xuống sát Nôrikô.
    - Có mùi không?
    Nôrikô nghếch mũi lên ngửi.
    - Một chút thôi, hầu như không ngửi thấy.
    Naôê ra quán rượu từ chập tối cách đây bốn giờ, nhưng trông không có vẻ say rượu, duy có gương mặt xanh hơn thường ngày một chút.
    - Ta sẽ khâu chứ?
    - Chuẩn bị xong hết rồi.
    - Bệnh nhân gì mà hung hãn thế này! - Naôê vào phòng ghi danh, gương mặt sa sầm mày cau lại.
    - Bác sĩ đây rồi! - Nôrikô mừng rỡ loan báo, và mấy người tải thương đang giữ người bị thương tức khắc lùi ra nhường chỗ cho Naôê. Ông đến cạnh cái cáng và nhìn kỹ vào mặt người bị thương.
    - A-a-a, bác sĩ! Mày muốn gì? Đồ ngu! - Người say rượu chồm dậy khua lia lịa hai quả đấm.
    - Naôê lùi lại một bước, xem xét vết thương.
    - Lũ súc sinh! - Người bị thương bất ngờ tụt khỏi cáng và cố đứng dậy, nhưng mấy người tải thương nhanh như cắt đã chồm tới đè hắn xuốn. Đột nhiên hắn vung chân đá một cái thật mạnh.
    - Này, này, yên nào!
    - Buôn ra! Cút mẹ chúng mày đi!
    - Yên cho bác sĩ xem nào!
    - Không! Tao đi đây! Buông ra nào!
    Mỗi lần hắn lắc đầu la lên một tiếng là máu từ vết thương lại phu ra như suối.
    - Yên nào! Để người ta chữa cho!
    - Cút đi! Cút hết đi!
    Hắn chửi rất tục, rồi hít vào một hơi và nhỏ ra rất mạnh. Nước miếng phun thành tia xuống sàn. Naôê nãy giờ vẫn đứng yên như pho tượng, quay về phía viên cảnh sát, đưa mắt ra hiệu cho anh ta ra khỏi phòng. Viên cảnh sát ra theo.
    - Hắn bị đánh bằng vật gì? Bằng chai phải không?
    - Vâng. Hình như đánh từ phía trước, đánh thẳng vào mặt.
    - Từ lúc ấy đến giờ độ bao lâu?
    - Khoảng mười lăm, hai mươi phút.
    - Hắn uống có nhiều không?
    - Phải đến hai mươi mấy ly con Whisky là ít. Ấy là người ta nói với tối như vậy. Sau đó là một trận ẩu đả ra trò.
    Từ sau cánh cửa lại đưa ra những tiếng la hét và chửi rủa man dại.
    - Tụi bạn hắn bỏ chạy hết cho nên hắn mới nổi khùng như vậy.
    - Hắn bao nhiêu tuổi?
    - Hai mươi lăm.
    Naôê gọi Nôrikô lại.
    - Vào bật đèn phòng toa-lét lên.
    - Phòng toa-lét?! Nôrikô hỏi lại, không dám tin ở tai mình nữa. Nhưng Naôê không đáp, quay về phía viên cảnh sát.
    - Phải mang hắn vào toa-lét.
    - Vào toa-lét? vào nhà xí ấy à? - Viên cảnh sát hỏi lại.
    - Đúng thế. Vào nhà xí phụ nữ ấy.
    - Rồi sao nữa?
    - Rồi chốt cửa lại.
    Viên cảnh sát ngờ vực nhìn Naôê.
    - Ở trong ấy hắn sẽ tỉnh nhanh hơn. - Naôê thò tay vào túi lấy thuốc lá đưa lên miệng.
    - Nhưng hắn vẫn ra máu thế kia?
    - Không đáng lo. Nhà xí lát gạch men mà.
    - Không phải chuyện ấy... Vấn đề là chảy máu như vậy hắn có chết được không?
    - Theo tôi thì không. - Naôê đánh diêm châm điếu thuốc. - Anh đã lo cho hắn như vậy thì thỉnh thoảng có thể nhìn qua khoảng hở phía trên các vách ngăn của chuồng xí xem thử hắn ra sao.
    - Thế là thế nào? Bác sĩ bảo nhìn từ đâu vào?
    - Vắch ngăn giữa các chuồng xí phái nữ xây không thấu trần.
    - Bác sĩ cho rằng... mất nhiều máu như vậy... không nguy hiểm sao?
    - Máu sẽ tự khắc ngừng chảy. Riêng hiện giờ để máu chảy như thế con có ích nữa là khác. Huyết áp sẽ hạ xuống một ít, và hắn sẽ không còn có sức đập phá nữa. Làm như thế chưa hề có ai chết cả.
    - Nhưng máu đầy người thế kia!....
    - Lẽ tự nhiên: Bị thương ở trán, mà phải chảy xuống phía dưới. Cho nên có vẻ như bị thương rất nặng. Vết thương tuy rộng nhưng không sâu, thành thử chẳng có gì đáng lo ngại.
    Từ trong phòng lại đưa ra những tiếng la hét.
    - Còn đủ sức la hét như vậy, tức là sẽ sống.
    - Thế thì đưa vào nhà xí à?
    - Các anh cứ thay phiên nhau trông chừng, cứ năm phút coi một lần, khi nào hắn yên thì cho tôi biết.
    Viên cảnh sát vừa nghe vừa nhìn Naôê, vẻ tư lự
    - Sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu khâu. Bây giờ cô đưa họ vào toa-lét đi. Có gì thì lên phòng bác sĩ trực gọi tôi, - Naôê nói tiếp với Nôrikô, rồi bước về phía thang máy.
    Phòng bác sĩ trực đặt ở tầng ba, ở cuối dãy phòng bệnh nhân. Khi Naôê đã vào buồng thang máy, viên cảnh sát lại quay về phía Nôrikô.
    - Cô thấy thế nào, liệu hắn có qua khỏi không? Hả?
    - Bác sĩ đã nói như vậy thì không có việc gì phải lo.
    - Làm như vậy có tàn nhẫn quá không?
    - Không quá đâu, - Nôrikô cắt ngang, tuy trong thâm tâm cô cũng thấy không kém phần ngờ vực.
    Trong phòng ghi danh người say rượu đang la hét lồng lộn như một con thú nổi khùng. Viên cảnh sát giọng thì thầm để hắn khỏi nghe thấy, truyền đạt lệnh của Naôê cho mấy người tải thương. Anh ta càng nói thì vẽ ngỡ ngàng càng lộ rõ trên gương mặt họ - như thể họ đâm nghi không biết mình có nghe nhầm không.
    - Có đúng thật không? Vào toa-lét à?
    - Đúng thế đấy. Phía bên phải cầu thang.
    Lúc bấy giờ Nôrikô đã bật đèn trong toa-lét. Cô mở cửa ra.
    Vừa đưa mắt ngơ ngác nhìn nhau, mấy viên tải thương vừa xốc người say rượu lên cáng. Hắn ta vẫn tiếp tục chửi rủa rất hăng, không im lấy được một khoảnh khắc nào, nhưng khi ra đến cửa nhà xí, hắn đột nhiên câm bặt và kinh ngạc đưa mắt nhìn quanh. Mấy người tải thương liền thừa cô xốc nách hắn lên và đẩy mạnh hắn vào.
    - Ê! chúng bây làm gì thế nào?! Quân khốn nạn! Ê...
    Hắn giận dữ đấm thình thình lên cánh cửa. Nhưng cửa vẫn không lay chuyển chút nào, vì phía bên kia có hai người tải thương lực lưỡng chặn lại.
    - Mở ra! Mở ra ngay, không nghe thấy à! Mở ra ngay lập tức!

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Hai người tải thương không mảy may quan tâm đến những tiếng quát tháo của hắn, thản nhiên giữ cánh cửa.
    Nôrikô đem một chiếc ghế đẩu lại.
    - Có thể nhìn từ phía trên xuống xem hắn ra sao.
    - Cứ năm phút một lần à?
    - Chừng nào hắn hãy còn la hét thì chẳng có việc gì phải lo ngại.
    - Thế sao, chúng tôi cứ phải đứng đây cho đến khi nào hắn yên mới thôi à?
    - Rất tiếc, nhưng không có cách nào khác...
    - Thế nhỡ có ngoẻo mẹ nó trong ấy thì sao?
    - Các anh đừng lo. Tôi cũng sẽ theo dõi.
    Hai người tải thương gần đầu, không lấy gì làm vui ve, rồi bỗng sực nhớ ra, họ yêu cầu:
    - Cô làm ơn gọi về ban quản trị trạm xe cấp cứu nói rằng người bị thương đang phá phách cho nên chúng tôi chưa về được.
    Khi nôrikô trở về phòng ghi danh, viên cảnh sát đang gọi điện thoại xác minh căn cước của nạn nhân.
    Nôrikô nhờ anh ta gọi điện về trạm cứu thương rồi bước vào phòng. Kaôru đang thờ thẫn đứng trước máy khử trùng đang sôi sùng sục.
    - Cô làm sao thế? - Nôrikô ngạc nhiên hỏi.
    - Mặt hắn... trông thật là...
    - Đáng đời!
    - Trên trán hắn có một cái gì lấp lánh như thủy tinh ấy...
    - Chắc là mảnh chai.
    - Thật khủng khiếp!
    Mặt tái mét, Kaôru đi vào phòng mổ lấy cặp ghim. Nôrikô pha xà phòng vào một xô nước và nhúng giẻ vào. Tấm vải nhựa trên giường con và sàn nhà ở xung quanh đều bê bết máu. Khi Nôrikô đã chùi sạch máu và tắt máy khử trùng, ngoài cửa, cạnh phòng ghi danh cô bỗng nghe thấy những giọng đàn ông thô lỗ đang nói thì rất hăng. Nôrikô nhìn ra hành lang. Hai người cảnh sát đang ra sức giải thích điều gì với mấy gã thanh niên mặc áo da vào áo săng-đai màu chói đang chen chúc trong hành lang.
    - Kiểu đâu lại nhốt bệnh nhân vào nhà xí như vậy!
    - Nhỡ người ta chết thì sao!
    - Thế mà gọi là bệnh viện ư?!
    Họ xô vào mấy người cảnh sát, vẻ hăm dọa.
    - Chúng tôi có trách nhiệm gì đâu? Chúng tôi chỉ thi hành lệnh của bác sĩ! - Hai người cảnh sát phân trần.
    Viên cảnh sát trực ngoảnh lại trông thấy Nôrikô.
    - Cô gọi bác sĩ đi! - Anh ta nói, vẻ mỏi mệt.- Đây mấy vị này đang đòi giải thích tại sao người ta lại nhốt bạn họ vào nhà xí. Họ phát khùng lên khi nghe nói như vậy.
    - Nào, gọi mau lên chứ! - Một trong những vị khách không mời quát vào mặt Nôrikô đang đứng ngây người không biết phải xử sự ra sao.
    Nôrikô nhấc ống điện thoại, quay số. Sau hồi chuông thứ ba cô nghe thấy giọng nói điềm tĩnh của Naôê.
    - Lại cái gì nữa thế?
    - Có mấy người bạn của bệnh nhân đến. Họ bảo là họ muốn nói chuyện với bác sĩ.
    - Họ muốn gì?
    - Họ muốn bác sĩ giải thích cho biết tại sao lại nhốt bệnh nhân vào nhà xí.
    - Cô nói cho họ yên tâm đi.
    - Nhưng... Phải... Tốt hơn là chính bác sĩ xuống gặp họ.
    Naôê lặng thinh.
    - Tôi thiết ta mong bác sĩ xuống cho!
    - Thôi được. - Trong máy có tiếng cắt đánh tách một cái rồi sau đó là tiếng tuýt tuýt ngắn. Nôrikô trở ra hành lang.
    - Bác sĩ sẽ xuống ngay.
    - Cứ thử không xuống mà xem! - Tốp người mới đến cười hể hả ngồi phịch xuống mấy chiếc ghế.
    - Đó là mấy tay anh chị trong băng "K". Bác sĩ sẽ giải thích cho họ nghe, và chắc họ sẽ hiểu, - viên cảnh sát nói thì thầm, vẻ ngượng nghịu như thấy mình có lỗi.
    Máy khử trùng không bốc hơn nữa, và trong phòng cấp cứu lạnh hẳn đi. Mấy tên du đãng ngồi co ro, chân dẫm dẫm xuống đất cho đỡ rét. Cái chấm sáng gọi buồng thang máy chuyển từ số một sang số ba - (chắc Naôê vừa bấm nút gọi trên tầng ba) rồi lại chuyển xuống. Mấy tên du đãng và hai người cảnh sát nhìn theo cái chấm sáng đang di chuyển bên cửa cầu thang máy. Khi nó dừng lại ở con số một, họ đứng dậy cả một lượt. Cửa thang máy mở ra.
    Naôê không mặc blouse, mà chỉ mặc chiếc sơ mi màu xanh nhạt. Ra khỏi cầu thang, ông nhìn qua cả bọn người kia một lượt, lặng lẽ rẽ sang bên phải, đi về phía cuối hành lang. Tốp du đãng và hai người cảnh sát nối đuôi nhau đi theọ Naôê đến cạnh hai người tải thương đang giữ cửa toa-lét.
    - Thế nào rồi?
    Hai người tải thương đang ngồi trên ghế đẩu vội vàng đứng dậy.
    - Hình như yên rồi.
    Naôê đứng lên ghế đẩy nhìn vào phía trong nhà xí.
    - Ê! Mở ra! - Người bị thương bị nhốt trong nhà xí lại quát. Nhưng tiếng quát của hắn bây giờ nghe đã yếu hơn ban nãy. Naôê quan sát hắn vài giây rồi bước xuống và nhìn đồng hồ.
    - Đã được mười lăm phút chưa nhỉ?
    - Có lẽ được. - Hai người tải thương cũng nhìn đồng hồ.
    - Cứ để hắn ngồi trong ấy một lát nữa.
    Naôê rửa tay và ra khỏi phòng toa-lét. Mấy người kia lại nối đuôi nhau đi theo. Bọn du đãng vẫn im lặng nhưng trên gương mặt chúng có thể thấy rõ vẻ căm tức. Nôrikô, người lịm đi vì sợ hãi, đi theo sau cùng.
    Naôê bước đi, không một mảy may chú ý đến những người đi sau lưng. ông đi qua chân cầu thang và đến gần thang máy, rồi đột nhiên đứng phắt lại và ngoảnh về phía sau.
    - Vậy chứ các ông muốn nói gì?
    Bọn du đãng im lặng nhìn ông.
    - Ban nãy các anh la lối là cần nói chuyện với bác sĩ. Thế thì bây giờ nói đi, - viên cảnh sát giục họ.
    - Nói chung thì... chúng tôi - cuối cùng môt. người đàn ông đã đứng tuổi mặc áo da mở miệng nói.
    - Chúng tôi hầu như không biết người này, chỉ mới làm quen được một lát, và sở dĩ có chuyện cãi nhau chẳng qua vì một việc vặt có tính chất hình thức, - nhưng... nhốt người ta vào nhà xí... - Người đang nói có cái lưng gù gù trông rất chướng mắt, má bên trái có một cái nốt ruồi tròn đen đen. - Nhỡ hắn chết ở trong ấy thì sao?
    - Không chết đâu, - Naôê khẳng định.
    - Bác sì tưởng thế thôi chứ. Còn đối với hắn ta thì sao?
    - Tôi không chữa những kẻ say rượu.
    - Nhưng người ta bị thương nặng thế kia, mặt gần đứt đôi ra! Bác sĩ thử xem, bao nhiêu là máu.
    Naôê lặng thinh.
    - Sao, ông không nghe à? - Người đàn ông to tiếng lên.
    - Ông không vừa lòng với bệnh viện của chúng tôi?
    - Không phải, chúng tôi không vừa lòng với cách người ta đối xử với bệnh nhân ở đây!
    Naôê quay về phía Nôrikô
    - Cô đã điền vào bệnh án chưa?
    Nôrikô lắc đầu.
    - Điền vào đi. Và nhanh lên một chút.
    Nôrikô vội vàng vào phòng ghi danh lấy ra một tờ bệnh án.
    - Tên gì?
    - Dzirô Tôda? - Viên cảnh sát nhìn sang bọn du đãng hỏi.
    - Đúng. - Mấy chiếc áo da gật đầu một lượt.
    - Có giấy bảo hiểm không?
    - Có giấy bảo hiểm không ấy à? - Người có cái lưng gù gù quay về phía các bạn hỏi.
    - Có... Hình như cũng có một thứ giấy bảo hiểm gì đấy.
    - Đây nói là giấy bảo hiểm phòng trường hợp đau ốm ấy, - Naôê nói rõ thêm.
    - Hình như có thì phải, - một tên du đãng đứng phía ngoài cùng nhún vai nói. Nhìn hắn có thể thấy rõ là hắn chẳng biết gì hết.
    - Hắn có làm việc không?
    - Hắn sống bằng trợ cấp.
    - Trẻ thế mà sống bằng trợ cấp ư? - Viên cảnh sát trực hỏi.
    - Chắc là trợ cấp thất nghiệp, - một tên du đãng thứ ba, hãy còn trẻ măng, ước đoán.
    - Nói chung thì chúng tôi không biết chính xác lắm, - người có cái lưng gù gù kết luận.
    - Như vậy tức là các anh chịu tiền tổn phí điều trị cho hắn?
    Naôê đưa mắt nhìn cả bọn một lượt. Bọn du đãng im lặng nhìn nhau, rồi người có cái lưng gù gù nói:
    - Hắn sẽ tự trả lấy.
    - Trong khi chờ đợi, có lẽ các anh sẽ nộp tiền ứng trước?
    -... Nói chung thì có thể được... Thế liệu hắn sẽ nằm bao lâu?
    - Tối thiểu là hai tuần.
    - Lâu thế kia à?
    - Các anh muốn hắn nằm bao loại phòng nào?
    - Nghĩa là thế nào? - Cái lưng gù gù lại tỏ ý ngạc nhiên.
    - Ở đây có nhiều hạng phòng: Phòng thượng hạng, phòng hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và cuối cùng là phòng chung.
    - Thế... thượng hạng là thế nào?...
    - Phòng hạng nhất nằm mỗi ngày trả chín ngàn yên. Phòng thương hạng mười ngàn rưỡi. Nhưng nếu nằm hạng này giấy bảo hiểm không có tác dụng. Phải trả bằng tiền mặt.
    Tốp du đãng lại đưa mắt nhìn nhau.
    - Nếu không có giấy bảo hiểm thì nằm phòng công cộng mỗi ngày một ngàn rưỡi yên, dù không chữa cũng phải trả.
    - Hiện nay phòng chung không còn chỗ, - Nôrikô nhắc nhở.
    - Các anh nghe thấy chưa? Hết chỗ rồi. Thế thì chỉ còn lại phòng hạng ba. Mỗi phòng ba người nằm. Ba ngàn yên. Hạng này được không?
    - Ở đây không có vấn đề lựa chọn gì nữa. - Người có cái lưng gù gù ưng thuận sau một phút suy nghĩ.
    - Nếu vậy, xin các ông nộp tiền tạm ứng. Năm mươi ngàn yên.
    - Nộp ngay bây giờ à?
    - Vâng.
    - Nhưng... bây giờ đã khuya quá rồi...
    - Theo tôi thì đối với các ông giờ này mới chỉ là giờ bắt đầu sinh hoạt, - Naôê cười gằn. Ông nhìn lên đồng hồ treo tường. Kim đồng hồ chỉ mười hai giờ kém hai mươi...
    - Có lẽ bây giờ xin bác sĩ tạm nhận bệnh nhân không cần ứng tiền trước, có được không ạ?
    Người có cái lưng gù gù nhoẻn miệng cười cầu tài. Naôê không nhìn hắn, đứng đọc tấm thẻ.
    - Bác sĩ làm ơn...
    Naôê im lặng.
    - Chẳng lẽ bác sĩ không tin chúng tôi à?
    - Tôi không tin.
    - Sao?! - Người có cái lưng gù gù giật mình như bị con gì đốt, và chồm về phía Naôê. Viên cảnh sát vội vàng đứng xen vào giữa hai người. - Ông làm thầy thuốc kia mà!
    - Vâng, tôi là thầy thuốc, - Naôê nhìn trừng trừng vào mắt người đàn ông.
    - Thế thì ông là loại thầy thuốc tồi!
    - Ở đây không nhận chữa những bệnh nhân không có địa chỉ, không có nơi làm việc và không có khả năng thanh toán tiền điều trị.
    - Nhưng người ta ra máu nhiều thế kia! Nếu các người không nhận, nhỡ người ta chết thì sao!
    - Ở đây đã có mấy trường hợp những bệnh nhân như thế làm khổ mọi người rồi đến khi ra viện không thèm trả lấy một yên.
    - Bác sĩ cho rằng hắn là một người như thế ư?
    - Bây giờ dù chỉ là thuê phòng ở thôi mà không ứng tiền trươc cũng không ai cho người ta thuê.
    - Bệnh viện của ông như cứt ấy!
    - Thay vì chửi bới, các anh kiếm đâu tiền trả tạm ứng nhanh lên thì hơn, - một viên cảnh sát can người có cái lưng gù gù.
    - Nhưng tôi đã nói là hôm nay muộn quá rồi kia mà.
    - Nếu thế thì xin tạm biệt các ngài.
    - Ông nhất định không chịu nhận hắn à?
    Naôê quay ngoắt đi và quả quyết bước về phía thang máy.
    - Khoan đã - người đàn ông lại chặn Naôê lại. - Thế nhất định phải ứng tiền ngay hôm nay à?
    - Thì tôi đã nói rồi.
    - Ông có thể đợi cho một phút không?
    Người đàn ông bực bội chặc lưỡi một tiếng rồi lôi các bạn sang môt. bên bàn bạc gì với nhau một lát.
    Naôê trở vào phòng ghi danh, ngồi vào ghế rồi châm thuốc hút.
    - Họ làm phiền ông quá, bác sĩ nhỉ, - viên cảnh sát cười ngượng nghịu.
    - Phải, đến khổ với cái đám du đãng ấy.
    Naôê vươn vai rồi nhìn đồng hồ.
    - Cô thử ra xem hắn ra sao rồi.
    - Vâng. - Nôrikô đi về phía cửa, nhưng cô chưa kịp mở thì gã đàn ông có cái lưng gù gù đã xông vào phòng.
    - Vừa rồi chúng tôi đã tính thử xem cả bọn mỗi người có bao nhiêu tiền. Ba mươi ngàn yên, có được không? - Bây giờ thái độ hắn có vẻ ôn hòa hơn. - Sao? Bác sĩ đồng ý chứ?
    - Thôi được. Nhưng hễ số tiền này sắp hết, tôi yêu cầu các ông nộp ngay số tiền còn lại.
    - Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Có điều xin bác sĩ làm ơn quan tâm tới hắn một chút. Naôê cầm lấy ba tờ giấy bạc một ngàn trong tay hắn và ghi vào tờ bệnh án.
    - Ố-ồ, ông bác sĩ. Hơi ông cũng có mùi rượu đấy - Gã đàn ông bỗng nhật xé t trong khi ngồi xuống chiếc ghế đẩu đặt ở trước mặt Naôê. Nhưng Naôê vẫn điềm nhiên đóng dấu vào thẻ và bắt đầu điền vào bệnh án, thậm chí cũng chẳng nhìn về phía sau hắn khi hắn nói câu vừa rồi.
    - Do đâu có cuộc ẩu đả ấy?- Viên cảnh sát hỏi.
    - À, vì một chuyện vặt gì đấy - gã du đãng nhún vai - Ngồi với nhau một lát rồi tự dưng sinh ra chửi nhau. Chẳng đâu vào đâu cả.
    - Cái anh bạn mới này của các anh cũng thuộc bọn kia à?
    - Tôi biết đâu đấy? Chúng nó chuồn hết mà.
    - Thôi đừng vò.
    - Thật thế đấy, - người có cái lưng gù gù nói quả quyết. Tôi nói dối làm gì?
    - Mà thôi, cứ thế cũng đủ rõ lắm rồi, - người cảnh sát xua tay.
    Vừa lúc ấy Nôrikô chạy vào phòng.
    - Hắn tự dưng im bặt rồi ngồi bệt xuống sàn nhà xí.
    - Thế à?
    Naôê đưa mắt rất nhanh nhìn qua gian phòng một lượt.
    - Dịch cái giường con lại gần đây, đặt chính giữa phòng ấy. Dụng cụ đã chuẩn bị xong cả chưa?
    - Xong rồi ạ. Chỉ lụa cỡ số bốn ạ?
    - Phải.
    Nôrikô chạy ra báo cho tốp tải thương biết. Naôê xắn tay áo lên, khoác chiếc tạp dề polyetylen vào ngực. Viên cảnh sát và người đàn ông có cái lưng gù gù kéo chiếc giường con ra chính giữa phòng.

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Tốp tải thương cáng nạn nhân vào.
    - Đầu ở phía này
    Quay cáng lại, mấy người tải thương đặt người đàn ông lên giường con, đầu quay về phía cửa sổ. Người bị thương mới phút trước còn hung hãn như vậy mà bây giờ đã nằm ngủ say sưa, đầu ngả ra phía sau, hai tay giang rộng. Kaôru cùng với Nôrikô khó nhọc cởi áo vét-tông và săngđai cho hắn. Thân hình hắn nặng nè, ngoan ngoãn và vô tri, như thể bao nhiêu sinh lực đều đã cạn hết. Khi trên người hắn chỉ còn có mỗi chiếc sơ-mi, Norikô cầm cánh tay hắn lên cài băng áp kế ào. Naôê cầm cổ tay bắt mạch và lắp ống chuyển áp.
    Mặt người bị thương bê bết máu, nhưng máu đã ngừng chảy hẳn.
    - Bình tiếp nước! Huyết thanh bốn trăm. Còn cô rót dung dịch ra chậu, - Naôê vừa ra lệnh cho hai cô y tá vừa cất ống nghe vào túi.
    - Hắn có sao không? - Người có cái lưng gù gù hỏi.
    - Không có gì nghiêm trọng. Yêu cầu những người không có phận sự lùi xa ra.
    Cả bọn lùi lại một bước. Naôê đeo khẩu trang và đi găng cao su vào.
    - Dung dịch.
    - Đây ạ.
    - Bông.
    Nhúng mảng bông vào dung dịch, Naôê thận trọng đặt nó vào cạnh miệng vết thương. Lớp máu đông đã khô đặc thành vảy từ từ tan ra. Naôê làm như vậy mấy lần nữa thì gương mặt người bị thương bắt đầu sạch máu. Trên trán hắn toang hoác ba vết đứt dài: một vết đi chênh chếch xuống phía dưới chạy suốt khuôn mặt, qua má và khóe mắt. Chính giữa tránh thòi ra một mảnh thủy tinh hình chữ nhật dài khoảng ba phân, và trong đám tóc giắt rất nhiều mảnh chai vụn. Mấy tên du đãng ban nãy lùi ra xa bây giờ lại xúm xít bên chiếc giường con.
    - Rửa tay chuẩn bị phụ cho tôi. - Naôrê ra lệnh cho Nôrikô.
    Da mặt người bị thương trắng trẻo một cách bất ngờ, trông gần như trong suốt; nét mặt hắn gãy gọn, cân đối. Thậm chí cũng thật khó lòng mà đoán được rằng ở bên dưới cái mặt nạ bằng máu khô ban nãy lại có thể là một gương mặt tuấn tú đến thế.
    - Thưa bác sĩ, sau này sẹo có mất đi không ạ? - người có cái lưng gù gù vừa hỏi vừa chăm chú và tò mò nhìn Naôê làm việc. - Sau vài ba năm chẳng hạn?
    - Không. Sẽ còn mãi cho đến chết, - Naôê đáp trong khi dùng cặp banh-xét kẹp miệng vết thương lại.
    Ba mươi phút sau mọi việc đã xong xuôi. Phải khau cả thảy hai mươi mũi. Họ băng kín trán và má nạn nhân lại rồi đưa lên tần ba, tần của các phòng bệnh nhân hạng ba. Hắn vẫn còn say nên hoàn toàn không đau đớn gì. Khi khâu mũi cuối cùng, thậm chí hắn cũng không hề nhúc nhích.
    - Đặt mình tiếp huyết thanh: hai trăm phân khối glucoza và hai ống thuốc cầm máu. Đừng cho mấy tên kia vào phòng bệnh nhân, bảo họ đi đi cho nhanh. - Naôê dặn Nôrikô.
    Ngay từ khi đang khâu các vết thương người ta đã đuổi đồng bọn của nạn nhân ra hành lang, và giờ đây viên cảnh sát trực đang chất vấn họ về trận ẩu đả.
    - Naôê đã đi ra cửa, nhưng chợt như sực nhớ ra, ông đứng phắt lại, nói với Nôrikô:
    - À, suýt nữa quên mất. Tôi có gọi món sushi ở cái quán ăn ban nãy...
    - Ở đâu?... - Nôrikô ngơ ngác nhìn ông.
    - Ngay lúc cô gọi điện lần thứ hai ấy. Tôi không đợi được, nhưng cũng nghĩ là khi nào xong hết những công việc vừa rồi có cái gì ăn cũng hay, nên đã trả tiền trươc cho người hầu bàn. Cô thấy thế nào? Nếu gọi điện bây giờ, họ có đưa tới đây không?
    - Nhưng...
    - Có thể gọi thêm cho cả cô và Kaôru nữa. Nhưng phải gọi điện đấy.
    - Giờ này mà còn bắt họ dưa mãi từ Sibuya đến đây ư?...
    Lúc bấy giờ đã mười hai giờ rưỡi.
    - Không sao, họ sẽ hiểu.
    - Nếu được thế thì... xin cảm ơn.
    Naôê đẩy cửa bước ra hành lang. Viên cảnh sát sốt sắng rút sổ tay.
    - Tôi đã xác minh được địa chỉ.
    - Ông làm ơn báo lại cho các cô y tá.
    - Nhưng... tôi muốn được biết kết quả chẩn đoán.
    - Bị thương ở trán và ở vùng má bên phải. Có điều là trong trường hợp này chữ thương phải viết có bộ thủ chứ không phải là bộ nhân, - Naôê nhìn trang sổ ghi qua vai người cảnh sát, nói thêm.
    - Sao ạ, có sự phân biệt gì quan trọng chăng? - người cảnh sát hỏi.
    - Dĩ nhiên. Người này bị thương có vết rách bên ngoài, mà chữ thương của ông thì dùng để chỉ những chấn thương ở bên trong.
    - Tôi hiểu ạ. Xinh bác sĩ cho biết bao lâu nữa hắn mới khỏi hẳn ạ?
    - Khoảng hai tuần.
    - Có để lại vết sẹo không ạ?
    - Đương nhiên.
    - Sẹo có lớn không?
    - Nếu là đàn bà thì coi như hỏng cả một đời, - Naôê đáp đoạn quay lại nhìn tốp du đãng đang chen nhau đứng sau lưng. - Nhưng đối với các ông này hình như có sẹo như vậy lại thêm phần uy vũ.
    - Chả nhẽ sẹo rõ đến thế kia ư?
    - Rõ à? Sẽ cổ quá hết sức.
    Người có cái lưng gù gù đăm chiêu nhìn Naôê.
    - Bác sĩ xử lý giỏi quá...
    - Chẳng qua hắn say mèm không biết gì cho nên làm rất dễ. - Naôê cười.
    - Thôi xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ thứ lỗi cho chúng tôi đã làm phiền. - Viên cảnh sát cúi gập người xuống chào từ biệt, và kế theo, tốp du đãng cũng cúi chào theo, như một tốp búp-bê lên dây cót.
    Khi Nôrikô và Kaôu đã cọ rửa xong các y cụ và dọn dẹp xong phòng tiếp bệnh nhân, người ở tiệm mang sushi đến. Mấy tên du đãng đang lúc bấy giờ đã chịu nghe những lời khuyên răn của viên cảnh sát bỏ ra về, và hai cô gái cùng trở lên phòng trực của họ ở tầng ba.
    - Thế nào, ta ăn thôi chứ?
    - Trông ngon lành quá, - Kaôru vừa pha trào vừa nhìn đĩa sushi. Lúc bấy giờ đã quá nửa đêm, hai cô gái đều đói như cào. - Thế mới biết tiên sinh cũng có khi tốt bụng.
    - Để chuộc tội đấy. Ai lại bỏ cả cái bệnh viện cho hai đứa chúng mình mà đi...
    - Thế tức là ông ấy cũng biết mình xử sự không tốt?
    - Có vẻ như thế...
    - Dù sao đó cũng là con người tuyệt vời.
    - Cái con bé này ngốc quá đi mất, - Nôrikô phì cười, làm cho Kaoru phụng phịu hờn dỗi, - tốt hơn là nên tránh cho xa con người ấy.
    - Nhưng tiên sinh xử lý vết thương tài tình quá, nhìn thật sướng mắt. Một vết thương phức tạp như thế mà... Khi mấy thằng cha đầu trộm đuôi cướp ấy xông vào, tiên sinh cứ tỉnh như không. - Kaôru cứ sôi lên sùng sục.
    - Ông ấy là bác sĩ phẫu thuật. Họ đều như thế cả.
    - Không phải thế đâu. Đấy như bác sĩ Kôbasi. Có hôm chở một bệnh nhân gãy chân vào, ông ta run bần bật cả người lên ấy.
    - Kôbasi trẻ hơn, mà kinh nghiệm cũng ít hơn Naôê nhiều.
    - Riêng em, em thích những người như Naôê hơn. Những người lạnh lạnh ấy.
    - Thôi được rồi, - Nôrikô tủm tỉm cười - ngồi xuống mà ăn đi.
    - Thế còn chị?
    - Mình phải xuống tầng dưới lấy cái này: ban nãy bỏ quên.
    - Để em xuống lấy cho; chị quên cái gì thế?
    - Thôi khỏi. Không cần đâu. Ta cứ ăn đi cái đã.
    ... Nôrikô theo cầu thang đi xuống tầng dưới. Mới hồi nãy trong gian phòng cấp cứu thắp đèn sáng trưng, nhộn nhịp ồn ào như vậy mà bây giờ đã im phăng phắc, chỉ sáng mờ mờ dưới ánh đèn chong yếu ớt. Xuống hết cầu thang, Nôrikô rẽ phía trái và đi vào phòng ghi danh. Cô nhất máy điện thoại quay số bảy - số phòng của bác sĩ trực.
    - Alô? - giọng buồn ngủ của Naôê đáp lại.
    - Em đây, - Nôrikô nói khe khẽ như thể sợ có ai nghe thấy. - Chúng em vừa ăn tối xong xin cám ơn bác sĩ về món sushi.
    - Không có gì.
    - Hãy còn đấy. Anh không ăn nữa à?
    - Không.
    - Ăn một tí thôi nhé.
    - Tôi đã bảo là không.
    - Vâng em quen mất... Khi anh đi chưa về có bốn bệnh nhân đến; hai người đến thay băng, hai người đến tiêm. Chúng em đã làm đúng như đã dặn.
    - Tốt.
    - Còn một việc nữa: cụ Isikura kêu đâu dữ quá. Chúng em đã tiêm brobarin cho cụ, hai liều.
    - Thế à?
    - Sao ạ? Không đúng ạ?
    - Ồ không, sao lại không đúng?
    - Thế... anh đã đi nghỉ rồi sao?
    - Tôi vừa đi nằm, đang đọc sách.
    - Hôm nay anh uống nhiều, nên đi ngủ sớm một chút...
    - Hết chưa?
    - À --- à...
    - Còn gì nữa nào?
    - Anh rỗi vào ngày mai hay ngày kia?
    - Mai thì không rỗi; có việc.
    - Thế còn ngày kia? Hay một ngày nào khác...
    - Có lẽ ngày kia...
    - Thế thì ngày kia, ở chỗ cũ nhé?
    - Được, lúc sáu giờ. Này, em đang ở đâu đấy?
    - Ở phòng cấp cứu. Chỉ có mình em Kaôru ở trên kia.
    Naôê im lặng.
    - Chúc anh ngủ ngon - Nôrikô buông máy xuống và hoan hỉ chạy như bay lên tầng ba.

    Hết chương 1

  6. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 2


    Yutarô Ghyôđa, bác sĩ trưởng của bệnh viện Oriental ngụ ở khu Mêgurô, phố Kakinôkidzaka. Đi xe hơi đến bệnh viện hết chừng mười lăm phút. Hai vợ chồng ông Ghyôđa ở chung với hai người con đã lớn cả - Người con trai là Yudzi và người con gái là Mikikô. Yudzi hai mươi mốt tuổi. Cậu cương quyết chống lại ý đồ của bố mẹ muốn nuôi dạy cho cậu trở thành bác sĩ, nhất định vào học khoa kinh tế ở trường đại học T.. Mikikô hơn em hai hai tuổi. Năm ngoái cô vừa tốt nghiệp khoa văn học Anh ở trường đại học nữ sinh. Cô không đi làm, mà ở nhà giúp me trong công việc nội trợ và giúp đỡ bố ở bệnh viện. Trên thực tế cô là thư ký riêng của cha cô, chuyên lo những công việc văn thư. Ở bệnh viện Oriental, có hơn bốn mươi người làm việc, và Yutarô bây giờ không đủ sức một mình đương hết những công việc lo toan. Bản thân ông rất ít khi đến bệnh viện. Quả tình ở đấy đã có viên quản lý sự vụ và cô y tá trưởng nhưng ông Yutarô lẽ nào có thể việc gì cũng giao phó hoàn toàn cho những người dưng? Chẳng hạn khi giải quyết những vấn đề tiền nong ông không thể nào thiếu bà vợ hay cô Mikikô được. Thường thường mỗi khi đến bệnh viện, thoạt tiên ông ngồi uống trà, giở xem các sổ trực đêm, nghe viên quản lý và bà y tá trưởng báo cáo về tình hình ngày hôm qua, rồi sau đó ông tiếp các bệnh nhân - chỉ riêng những bệnh nhân nào có ai giới thiệu gửi gắm cho ông. Nói chung đến mười hai giờ trưa là tất cả những công việc của bệnh viện đều đã được giải quyết xong xuôi.
    Sau bữa ăn trưa Yutarô đi họp hay đi gặp người này người nọ có công chuyện làm ăn với ông. Đã mấy năm nay phần lớn thì giờ và sức lực của ông không được dành cho y học nữa, mà dành cho những buổi họp ở Hội đồng đô thị và cho công việc quản lý ở Hội lương y. Vả chăng sự tình này cũng hoàn toàn vừa ý ông.
    Hôm ấy, cũng như thường lệ, đến chín rưỡi Yutarô ăn bữa sáng - gồm có thịt rán và xa-lach rau quả - và uống chén trà. Yutarô người không cao nhưng vạm vỡ, và gần đây lại phát phì ra nữa, đồng thời huyết áp cũng tăng lên khá nhiều. Sau một cuộc công kích kéo dài suốt một năm trời của bà hiền thê yêu quý, ông Yutarô cuối cùng đành phải nhượng bộ và bằng lòng với những bữa ăn sáng thanh đạm theo kiểu Âu châu. Nhưng trong bữa ăn trưa và ăn tối, vì không nỡ từ chối bản thân những lạc thú ở đời, ông vẫn một mực ăn nhiều cơm và mì. Trong các bữa tiệc, nếu không có những món ăn Nhật bản thì ông ăn chẳng còn thấy ngon miệng chút nào nữa. Trong các món uống, Yutarô chỉ thực sự ưa thích rượu sakê, nhưng cùng lắm không có sakê thì ông cũng có thể dùng tạm rượu whisky được.
    Sau bữa ăn sáng, Yutarô vừa nhấm nháp chén cà phê vừa thong thả đọc qua mấy tờ báo. Ở phòng bên vợ ông đang ngồi trang điểm. Bà Ritsukê, năm nay đã bốn mươi tám, trẻ hơn chồng bảy tuổi, và nhờ cái thân hình cao dong dỏng, đứng cạnh ông chồng bà trông còn trẻ hơn nhiều. Dĩ nhiên năm tháng vẫn in dấu ấn của nó lên nhan sắc của bà; làn da đã mất cái mịn màng xưa kia, song gương mặt với đôi mắt to và sống mũi thanh tú của bà vẫn còn giữ được những di tích của thời oanh liệt đã qua.
    - Mình ạ, hình như Mikikô lại sắp khước từ người ta rồi, - bà Ritsukô nói với chồng trong khi đang kẻ lông mày trước tấm gương. Nét mặt bà hơi đanh, cho nên bà cạo mỏng đôi mày đi và vẽ thêm vài nét cho nó nhích xuống phía dưới một chút.
    - Nếu chuyến này lại đoạn tuyệt lần nữa thì trong tầm tay nhà mình không còn chàng rể nào hết, - Yutarô rời tờ báo. - Tôi thât. không hiểu nổi. Thằng ấy con nhà tử tê", người ngợm trông được quá... Con Mikikô không ưa nói vì cái gì?
    - Nó nói là thằng ấy bình thường quá.
    - Bình thường thì có gì là xấu?
    - Sao mình lại hỏi tôi? Tôi đi đâu mà biết được?
    Bà Ritsukô cẩn thận vẽ cái lông mày bên phải.
    - Mà lại học giỏi nữa. Y khoa đâu có phải chuyện đùa? Cho đến nay nó vẫn học hành xuất sắc lắm, các giáo sư đều khen không tiếc lời...
    Không còn mong hướng thằng con trai vào con đường y học được nữa, hai vợ chồng Ghyôđa quyết tâm bù lại sự tổn thất này bằng cách thu xếp cuộc hôn nhân của đứa con gái: Mikikô nhất định phải lấy một anh chồng bác sĩ.
    - Thằng ấy tốt thật; nó đến là dễ bảo, ngoan ngoãn.
    - Ấy, hình như cũng chính vì thế mà con Mikikô không thích nó, - bà Ritsukô thở dài.
    - Tôi chả hiểu ra sao. Hay là nó có một anh chàng nào khác mới lọt vào mắt xanh cô nàng?
    - Chỉ với vẩn. Không thể như thế được. Trường thì toàn nữ sinh, khi ra trường thì không đi làm đâu cả, suốt ngày ở nhà giúp me, có dịp nào làm quen với đàn ông đâu?
    - Cái lớp trẻ bây giờ thật không sao hiểu được. - Uống nốt tách cà-phê, Yutarô đứng dậy.
    - Cũng đã hăm ba rồi chứ có còn thơ dại gì nữa đâu, mà chẳng thèm toan tính gì cả. Nhắc đến là nó chỉ cười, nói là bạn học cùng lớp còn đến một nửa chưa đi lấy chồng.
    - Lúc nào mình thử hỏi xem nó thích hạng thanh niên như thế nào. - Yutarô nói lúng búng.
    - Bố nó hỏi thì hơn.
    - Bà sao thế, điên rồi chắc? Tôi là bố, là đàn ông hỏi sao tiện?
    Mikikô là cái chỗ yếu quan trọng nhất của Yutarô. Ông quý đứa con gái duy nhất đến nước không còn biết phải chăng gì nữa, từ hồi Mikikô còn bé tí ông đã chìu chuộng nó từng ly từng tí; và bây giờ lớn lên, không có một lời răng dạy nào của bố còn có thể tác dụng đối với Mikikô nữa.
    - Thôi chết, muộn quá rồi kìa.
    Bà Ritsukô vừa mở miệng toan gọi cô con gái thì cô ta đã từ trên cầu thang bước xuống.
    Mikikô rất xinh; đôi mắt to, cái mũi thon nhỏ. Trông hơi lạnh lùng, nhưng vẫn là một giai nhân, giống hệt bà Ritsukô hồi trẻ.
    - Thằng Yudzi vẫn còn ngủ cơ chứ?
    - Thôi kệ nó. Rồi nó chắc dậy.
    Bà Ritsukô ngồi lên xe. Ông Yutarô lên ngồi cạnh vợ ở ghế sau. Mikikô ngồi ghế trước. Cô đầy tớ gái Tômiyô đứng trên thềm vẫy vẫy:
    - Thượng lộ bình an!
    Xe phóng ra đường chu vi số 6. Lúc bấy giờ đã quá mười giờ từ lâu, cho nên đường cũng rộng chứ không đến nỗi nườm nượp những xe cộ như vào buổi sáng sớm. Đột nhiên bà Ritsukô hỏi chồng:
    - Mình không nghe nói gì về Naôê và Simura à?
    - Simura? Simura Nôrikô ấy à?
    - Phải.
    - Thế chuyện gì?
    - Hình như giữa hai người có chuyện gì ấy.
    - Khó tin lắm...
    - Tôi nói thật đấy.
    - Sao ạ, chuyện gì thế mẹ? - Mikikô nhấp nhổm trên ghế xe.
    - Không liên quan gì đến mày, - bà mẹ mắng Mikikô rồi quay sang chồng nói tiếp: - Cô Sêkgiuchi nói với tôi như vậy.
    - Sêkgiuchi? - Gương mặt ông Yutarô như chua ra.
    Tsuruyô Sêkgiuchi là y tá trưởng của bệnh viện Oriental. Năm nay bà bốn mươi hai tuổi. Trước đây ba năm bà ly dị chồng và ở một mình với đứa con trai hãy còn đi học. Sêkgiuchi làm y tá đã lâu nên khá nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng lại có một nhược điểm quan trọng - bà ta rất thích ngồi lê đôi mách.
    Đối với vợ chồng Ghyôđa, bà ta là một thứ quý nhân; Tsuruyô thường xuyên báo cáo cặn kè cho họ rõ tất cả những gì đang diễn ra ở bệnh viện, và không có một việc gì có thể lọt ra ngoài con mắt cảnh giác của bà. Song lượng thông tin được chuyển đến bác sĩ trưởng thì ít mà đến tai bà vợ ông ta thì nhiều hơn, cho nên Yutarô, vốn đã mấy lần lâm vào thế khó xử vì những lời mách lẻo của bà y tá trưởng, không lấy gì làm ưa chuộng bà ta.
    - Nghe nói hai người hay gặp nhau ở khu Sibuya...
    - Thế à? - Đúng với tính cách của giới nam nhi, Yutarô có một thái độ khá thờ ơ đối với những tin tức như vậy.
    - Hơn nữa, quan hệ giữa hai người không lấy gì làm trong sạch cho lắm.
    - Thế sao, đã có người chứng kiến hẳn hoi à? - Yutarô điềm nhiên hỏi.
    - Là vì Simura thường lại nhà ông ta đấy.
    Nhà Naôê ở khu Ikêdziri, cách bệnh viện không xa.
    - Thế thì đã sao? Như thế tuyệt nhiên không có nghĩa là họ ngủ với nhau. - Bà Ritsukô phì cười.
    - Naôê sống độc thân mà.
    - Con cũng nghe nói như vậy, - Mikikô góp chuyện từ ghế xe phía trước. - Simura hầu như bao giờ cũng ở lại bệnh viện đúng vào phiên trực của Naôê.
    - Ấy đấy, Sêkgiuchi cũng nói thế.
    Kể cũng lạ: Lần này bà Ritsukô và cô Mikikô lại tập hợp thành một chiến tuyến duy nhất.
    - Thôi được, cứ cho là như thế đi. Nhưng chuyện đó có liên quan gì đến mình đâu?
    - Phải, nhưng mà... - thậm chí bà Ritsukô còn nghẹt thở vì công phẫn.
    - Mình ạ, mình nên hiểu rằng ta mời được Naôê về là rất may. Tuy đây là chuyện quá khứ, nhưng dù sao Naôê đã từng giảng dạy ở trường đại học, anh ta là phó giáo sư, thế mà bây giờ lại về làm việc với ta.
    - Nhưng vấn đề có phải là Naôê đâu? Cơ sự trước sau toàn do cái con Simura đặt bày ra cả.
    - Ô - hô - hô, - Yutarô cười, đấy ý chế riễu. - Bà ghen rồi hay sao?
    - Ông nói bậy bạ gì thế? Thật vớ vẩn. - Bà Ritsukô ném về phía chồng một cái nguýt chết người.
    - Miễn Naôê làm hết việc mình, còn những chuyện khác thì chẳng liên quan gì đến tôi. - Nói đoạn Yutarô khoát tay một cái.
    - Khốn nỗi là trong công việc của ông ta cũng có phải cái gì cũng ổn đâu.
    - Naôê ấy à?
    - Phải. Ông có nhớ cái ông già Isikura không?
    - Isikura?...
    - Nằm ở phòng hạng nhì ở tần tư ấy. Cái ông già bị ung thư dạ dày ấy mà...
    - À à! Yôsiđzô Isikura, - cuối cùng Yutarô sực nhớ ra.
    - Ấy, Naôê cứ cho ông ta dùng ma túy suốt ấy.
    - Chắc là để ông cụ đỡ đau?
    - Ai biết được. Cũng có thể vì một lý do khác.
    - Lại còn lý do nào nữa? - Yutarô băn khoăn giương cao đôi mày.
    - Đây dĩ nhiên là tiếng đồn đại, nhưng... - bà Ritsukô ghé tai chồn nói khẽ, - họ nói là ông ta tiêm ma túy cho cụ Isikura để ông cụ chết cho nhanh!
    - Bà nói gì thế? - Yutarô đột nhiên nổi khùng. - Nói bậy thế đủ rồi đấy!
    - Nghe thế nào thì tôi chỉ nói lại như thế cho ông biết.
    - Chuyện vừa rồi cũng do Sêkgiuchi mách lẻo với bà chứ gì?
    - Cô ấy chỉ nói là "Hình như thế"... - Bà Ritsukô thấy chồng đột nhiên nổi giận, hơi hoảng.
    - Sao cô ta lại dám nói như vậy! Chỉ là một cô y tá quèn mà... Cả bà nữa cũng hay lắm đấy; người ta nói gì cũng tin! Thật đến khổ với bà!
    Trong khi Ghyôđa gắt vợ như vậy xe đã vào cổng bệnh viện. Yutarô, Ritsukô, và Mikikô đi lên phòng văn thư. Viên quản lý và các cô làm việc trong phòng đều đứng dậy chào vợ chồng chủ nhân.
    - Hôm nay trời đẹp tuyệt. - Dường như đã quên hẳn câu chuyện xảy ra trên xe hơi, bà Ritsukô, bằng một động tác thoải mái, cởi bỏ tấm khăn choàng, nhìn ra cái cửa sổ hướng vào sân trong của bệnh viện. Trên một khoảng đất nhỏ đóng khung giữa mấy bức tường đá, khóm cây dăm bụt nở hoa đỏ chói.
    - Bác sĩ Naôê vừa ghé tôi, - viên quản lý kính cẩn báo cáo. Yutarô nhìn ông ta có ý dò hỏi. - Bác sĩ bảo là muốn gặp ngài nói chuyện về một vấn đề gì đấy.
    - Anh nói hộ với ông ấy đến gặp tôi ngay bây giờ.
    - Vâng ạ.
    Viên quản lý nhấc máy điện thoại. Bác sĩ trưởng ngồi xuống đi-văng, vói lấy một điếu thuốc lá trong hộp thuốc bày trên bàn.
    - Chào ngài!
    Tsuruyô Sêkgiuchi bước nhanh vào phòng. Không biết bà ta đã biết trước rằng bác sĩ trưởng hôm nay sẽ đến bệnh viện, hay chỉ vì bà ta đã canh đúng giờ. Tất cả các nữ y tá trong bệnh viện, kể cả các cô tập sự đều đội mũ vải trắng, và chỉ riêng chiếc mũ vải của Sêkgiuchi có điểm hai cái sọc đen. Chiếc mũ sọc oai vệ ấy rõ ràng là quá lớn đối với bà y tá trưởng Tsuruyô có vóc người nhỏ nhắn, cao chỉ độ thước rưỡi. Khuôn mặt hơi choắc với đôi mắt sâu soi mói, như che dấu cả sự khôn ngoan của bấy nhiêu năm đã sống, toát ra cái vẻ chững chạc rất thích hợp với một bà y tá trưởng.
    - Hôm nay trời trở lạnh, - Tsuruyô nói.
    - Thật đấy. Một thời tiết rất không bình thường đối với tháng mười một! - Bà Ritsukô đỡ lời.
    - Ố - ồ, hôm nay phu nhân làm tóc kiểu mới!
    - Vâng, tôi đã quyết định chải tóc ngược lên trên, nhưng quả tình tôi cũng không biết như thế này trông có được không...
    - Được quá đi chứ! Phu nhân có một khuôn mặt trái xoan tuyệt vời, chải thế rất hợp. - Bà y tá trưởng mỉm cười ngọt sớt.
    - Thật à? Vậy mà tôi cứ lo...
    - Mà tóc phu nhân mới tuyệt làm sao, vừa dày vừa dễ chải. Mềm mại không thể tả được.
    - Phải. Chính tôi cũng không ngờ nó dễ uốn thế.
    Thường thường, những khi khen bà vợ, Tsuruyô cũng hông quên nịnh cả ông chồng.
    Viên quản lý đã gọi điện thoại xong đặt ống nghe xuống bàn.
    - Bác sĩ Naôê hiện đang đi thăm các phòng bệnh nhân. Hễ xong việc bác sĩ sẽ đến ngay.
    - Cám ơn.
    Bác sĩ trưởng giở cuốn sổ trực đêm. Ở trang cuối, nét chữ của Nôrikô viết: "Bác sĩ trực: Naôê. Y tá: Nôrikô Simura, Kaôru Unô".
    - Tối hôm qua họ chở đến bệnh viện một tên rất khả nghi, một tên cướp thì phải, - Sêkgiuchi thông báo.
    - À, cái người này đây hả?- Mắt bác sĩ trưởng đang lướt qua trang giấy, dừng lại ở dòng ghi tên họ nạn nhân.
    - Bị đánh vào mặt bằng một cái chai. Mất rất nhiều máu.
    - Thế giấy tờ bảo hiểm của hắn ổn cả chứ? - Bác sĩ trưởng quan tâm đến phương diện này của sự việc hơn.
    - Dạ không rõ, nhưng người ta có ứng cho hắn ba mươi ngàn yên. - Câu này bà y tá trưởng nói với cái giọng như thể chính bà đã trả món tiền này. - Bệnh nhân đang ở trạng thái say cho nên phá phách rất dữ, phải nhốt vào nhà toa-lét cho đến khi hắn chịu yên...
    - Trong toa-lét ư? - Bà Ritsukô kinh ngạc thốt lên.
    - Phải, trong toa-lét phụ nữ. Ở phòng cấp cứu ấy.
    - Ai trực?
    - Bác sĩ Naôê.
    - À, ra thế...

  7. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Bà Ritsukô cắn môi, cố giữ lại những lời cạnh khoe đang chực buột ra.
    - Thế bệnh nhân bây giờ ở đâu?
    - Hắn nằm ở phòng bệnh hạng ba trên tầng ba ấy. Hắn ngủ như chết.
    - Hắn nằm đấy không có bạn bè gì chứ?
    - Hắn nằm một mình.
    - Phẳi dặn mọi người đừng cho bọn họ vào thăm hắn.
    - Tôi đã dặn ở phòng ghi danh.
    - Phẫu thuật tiến hành ra sao?
    - Mặt bị đứt rất nặng nhưng kết quả hoàn toàn khả quan.
    Bà y tá trưởng thuật lại những chi tiết mà bà vừa nghe Nôrikô và Kaôru báo cáo sáng nay cứ như thể
    chính mắt bà trông thấy.
    - À thế thì tốt.
    - Thế nhưng dù sao tôi cũng không hiểu nổi, - Tsuruyô chêm thêm, - làm sao người ta lại có thể đem
    nhốt một bệnh nhân đang ra máu nhiều như vậy vào toa-lét! Dù cho người ta có say chăng nữa.
    - Thế nhà toa-lét đã dọn dẹp lại chưa?
    - Rồi ạ, đã rửa sạch máu. Nhưng điều phiền hà nhất không phải là ở đấy. Hôm qua bạn bè hắn đã
    đến đây. Bọn họ rất công phẫn khi thấy bạn mình bị nhốt vào nhà xí.
    - Rồi sao nữa?
    - Bác sĩ Naôê đã nhanh chóng làm cho họ biết điều hơn.
    Bác sĩ trưởng vốn không ưa những chuyện rầy rà. Ông muốn sống yên thân, không dính dấp vào
    những chuyện lôi thôi và chỉ lo lắng đến một điều; lợi ích của bản thân.
    - Bọn họ chịu lép?
    - Vâng. Nhưng sáng hôm nay có ai gọi điện đến phòng ghi danh. Một cú điện thoại khá lạ lùng...
    - Thế à? Họ nói gì? - Giọng Yutarô có chiều lo lắng. Bà y tá trưởng đưa mắt rất nhanh nhìn sang hai
    bên và hạ giọng, - nói thì thầm:
    - Người gọi điện nói thế này: "Ở bệnh viện các ngài có những bác sĩ trực đêm mà lại say rượu đấy".
    - Sa-a-ao?! Say rượu à?
    - Vâng. Nghe nói đâu như bác sĩ Naôê trong khi trực đêm đã uống ít nhiều... - Sau khi im lặng một lát
    để gây hiểu quả tâm ly, Tsuruyô nói tiếp: - Tôi đã đến chung cư gặp các cô y ta, khi Simura và Unô đã
    giao ban xong, và đã hỏi họ cặn kẽ. Simura tuyến bố ngay rằng cô ta không biết gì hết, nhưng Kaôru
    Unô thì lại thừa nhận rằng "Có, hình như có uống chút ít "
    Tòa nhà chung cư nằm phía sau bệnh viện, trong một hầm chật. Ngoài các cô y tá ra, còn có các cô thư
    ký và các anh lái xe ở đấy nữa.
    - Tôi thấy hình như Simura bao che cho Naôê. - Bà y tá trưởng ném về phía Yutarô một cái nhìn chứa
    đầy ý nghĩa.
    - Người gọi điện thoại không nói gì thêm nữa à?
    Yutarô vốn biết rất rõ rằng các bác sĩ hay tự cho phép mình uống rượu trong khi đang trực đêm, nhưng
    việc ấy xét tự bản thân nó không làm cho ông lo lắng bằng những hậu quả có thể xảy ra.
    - Không. Người đó cắt máy ngay. Tôi nghĩ cũng bọn họ chỉ muốn cảnh cáo nhẹ. Lầu đầu họ tự giới
    hạn ở đấy.
    - Sao, lại có một lần thứ hai nữa à? - Bác sĩ trưởng hoảng hốt.
    - Không ạ. Ít nhất là cho nến nay thì chưa.
    Lần này những thông báo của bà y tá trưởng không dựa vào những tin đồn, mà căn cứ vào những sự
    kiện xác thực hẳn hoi, nhưng Tsuruyô rõ ràng là có khuynh hướng phóng đại tầm quan trọng của
    những việc đã xảy ra.
    - Dĩ nhiên là họ chẳng lấy gì hài lòng khi thấy bạn họ bị nhốt vào toa-lét như vậy.
    Bác sĩ trưởng lặng thinh, hình như có ý khó chịu về cách nói của Tsuruyô, cho nên bà ta bèn quay sang
    bà Ritsukô tranh thủ sự đồng tình:
    - Dù sao thì làm như thế cũng quá tàn nhẫn!
    Bà Ritsukô gật đầu tán thành, và ngay phút ấy cánh cửa phòng văn thư mở ra không một tiếng động.
    Mọi người đều nhìn ra. Trên ngưỡng cửa, Naôê xuất hiện.
    - À, bác sĩ. Mời bác sĩ vào, bác sĩ ngồi đây, - viên quản lý nhanh nhẩu chào mời, tay chỉ cái đi-văng
    bác sĩ trưởng đang ngồi.
    - Chào bác sĩ, - Yutarô và Ritsukô cùng chào Naôê.
    Naôê im lặng gật đầu đi vào phòng.
    - Vậy hôm nay bác sĩ trưởng sẽ không tiếp bệnh nhân ạ? - Bà y tá trưởng vội vã đổi đề tài. Bác sĩ
    trưởng đang mãi nghĩ ngợi, không trả lời ngay.
    - Có bệnh nhân nào được giới thiệu riêng không?
    - Không ạ, cho đến nay chưa thấy ai.
    - Tôi sẽ có mặt ở bệnh viện cho đến trưa. Nếu có ai đến tìm tôi thì cho tôi biết.
    -Vâng ạ.
    Bà y tá trưởng khúm núm cúi chào rồi len lén đi ra cửa. Tiếp theo, bà Ritsukô cũng lui sang phòng bên
    với cô con gái. Viên quản lý lại vùi đầu vào những giấy tờ sổ sách của ông ta.
    - Đêm qua trực, chắc hôm nay bác sĩ mệt lắm?
    Xét về thực chất đối với các bác sĩ trong bệnh viện, bác sĩ trưởng chẳng qua là ông chủ, song đối với
    những người dưới quyền, ông ta bao giờ cũng nói chuyện một cách lễ độ rất mực. Số những người
    thích làm việc trong một bệnh viện tư - nhất là những bác sĩ giỏi - chẳng lấy gì làm nhiều, huống chi
    Naôê lại từng có một cương vị vững vàng trong trường đại học, cho nên bác sĩ trưởng rất trọng nể ông
    ta và khi nói năng với ông ta lại càng tỏ ra lễ độ hơn nữa.
    Naôê nhún vai.
    - Không ạ, không mệt lắm.
    Sau một đêm mất ngủ, Naôê trông hốc hác và xanh xao hơn thường lệ. Vả chăng xưa nay Naôê đã có
    sẵn nước da như vậy và đó có thể là màu da bình thường của ông.
    - Nghe nói đêm qua có một tên say rượu nào đấy được đưa tới đây phải không ạ?
    - Vâng, mặt hắn bị đứt nhiều chỗ.
    - Bác sĩ nhốt hắn vào nhà xí thật ư?
    - Hắn phá phách dữ quá.
    - Một ý rất hay! - Yutarô cười phá lên. Rồi như nhân thể nói qua, ông nhận xét: - Sau này nếu hắn
    biết, chắc hắn sẽ không lấy gì làm hài lòng. Mà đồng bọn của hắn cũng vậy.
    - Chắc thế... - Naôê cười.
    - Liệu có lôi thôi gì không?
    - Khi nào hắn khỏi, ta sẽ cho ra viện, thế thôi. - Naôê thản nhiên đánh diêm châm thuốc hút. Quả
    thật không có cách gì tác động vào con người này.
    Từ phòng bên Mikikô ghé sang hỏi:
    - Naôê tiên sinh có dùng cà phê không ạ?
    - Cám ơn, không cần.
    - Thế thì tiên sinh dùng trà vậy...
    - Đa tạ.
    - Còn ba uống gì?
    - Ừ thì rót luôn cho ba một chén.
    Bác sĩ trưởng không nhắc đến chuyện bệnh nhân hôm qua nữa, và Naôê im lặng nhìn ra cửa sổ. Ánh
    sáng yếu ớt của một ngày cuối thu chiếu qua tấm kính trong suốt. Từ bên phòng văn thư, bà Ritsukô
    đã quay trở lại và lễ phép gật đầu chào Naôê.
    Bác sĩ trưởng rút một điếu thuốc rồi hỏi, sau một lát im lặng:
    - Người ta nói lại với tôi rằng bác sĩ có việc gì cần gặp tôi phải không?
    Như thể chưa muốn bắt đầu ngay câu chuyện. Naôê đưa mắt nhìn quanh. Thấy vậy, Yutarô mời ông
    sang căn phòng bên cạnh, vốn được dùng là nơi làm việc của bác sĩ trưởng. Ritsukô và cô con gái băn
    khoăn nhìn theo họ.
    Cửa phòng vừa khép lại, Yutarô đã hỏi:
    - Có chuyện gì xảy ra chăng?
    - Ngài có biết tên Yôsiđzô Isikura không?
    - À à, có phải cụ già bị ung thư dạ dày ở bệnh viện của trường đại học chuyển sang không?
    Yutarô nhớ lại câu chuyện sáng nay trên xe. Ritsukô có nói gì về ma túy...
    - Ngài không quen riêng à?
    - Không, - Ghyôđa nhún vai, - Thậm chí tôi cũng không nhớ ông ta là ai nữa.
    - À nếu thế thì ổn cả, - Naôê lẩm bẩm rất khẽ như thể đang nói chuyện với chính mình.
    - Thế chuyện gì?
    - Ông cụ yêu cầu mổ... Ông cụ cứ nói chuyện ấy suốt ngày.
    - Mổ ư? - Ghyôđa ngạc nhiên quay lại. - Nhưng đã có di căn rồi còn mổ làm gì? Chẳng có kết quả gì
    đâu. Chính vì thế mà bên bệnh viện trường đại học họ cho ông ta xuất viện.
    - Nhưng ông cụ không biết điều đó.
    - Phải, quả thật như vậy... - Yutarô trầm ngâm.
    - Ở bên ấy có nói với ông cụ rằng mọi sự đều tốt lành, có thể ra viện. Thế nhưng bệnh tình mãi vẫn
    không thuyên giảm. Bây giờ ông cụ chỉ còn hy vọng vào phẫu thuật.
    - Ông ta tưởng sau khi mổ sẽ đỡ chăng?
    - Ông cụ tưởng mình bị loét dạ dày.
    - Có đúng là xương sống đã bị tổn thương không?
    - Khoang bụng và xương sống ở đoạn thắt lưng hình như đều bị tổn thương.
    - Có mổ cũng không cắt đi được?
    - Dĩ nhiên.
    - Thế nếu cắt u chính đi thì sao? May ra có đõ đi chút ít, trong một thời gian ngắn chăng?
    - Không được, chỉ nặng thêm mà thôi. Các tế bào ung thư sau khi mổ thường bắt đầu phân ra rất
    nhanh, vả lại bản thân phẫu thuật sẽ làm cho cơ thể yếu đi và làm cho người bệnh chóng chết hơn.
    Cố kéo dài cuộc sống cho ông cụ là điều vô nghĩa lý.
    Yutarô gật đầu. Những trí thức của ông trong lĩnh vực phẫu thuật dù sao cũng đủ để ông có thể đánh
    giá tình hình.
    - Thế mà bác sĩ vẫn định mổ sao? - Ông nhìn Naôê, không hiểu.
    - Tôi có nói là tôi định mổ đâu?
    - Thế ra bác sĩ đã từ chối yêu cầu của ông cụ?
    Bác sĩ trưởng đặt chén trà đã uống hết xuống bàn.
    - Một khi bệnh nhân đã yêu cầu thì ta không có quyền từ chối. Nhưng sau một phẫu thuật lớn như vậy
    bệnh nhân sẽ không kéo được đến hai tháng đâu. Hơn nữa, lập tức sẽ rõ là cuộc phẫu thuật chỉ làm
    cho bệnh nặng thêm. Điều đó không có lợi cho ta.
    Bác sĩ trưởng gật đầu.
    - Còn nếu bệnh nhân đã khẩn khoản như vậy mà ta vẫn từ chối, thì ông ta có thể sinh nghi và lo sợ
    một cách có hại cho bản thân.
    - Thế thì biết làm thế nào? Ta sẽ giải thích cho ông cụ hiểu là ta không thấy cần mổ.
    - Trong bệnh viện của trường đại học, khi họ phát hiện là cụ Isikura bị ung thư, họ nói với ông cụ rằng
    đó chẳng qua là bệnh loét dạ dày, nhưng nên mổ thì hơn. Rồi sau đó, khi đã thấy rõ là di căn đã phát
    triển quá xa họ lại lập tức đổi giọng, nói với ông cụ là mọi sự đều tốt lắm rồi, thậm chí cũng chẳng cần
    mổ nữa. Thành thử bây giờ ông cụ không còn hiểu ra sao nữa.
    - Vậy thì còn có con đường thoát nào không?
    Phải che dấu sự thật khủng khiếp, để mặc cho bệnh nhân chết một cái chết kéo dài như vậy thật
    không dễ chút nào. Trước đây Yutarô cũng đã mấy lần có dịp để nghiệm những nỗi dằn vặt khủng
    khiếp trong những tình huống tương tự, nhưng những năm gần đây người ta thường chững ung thư
    bằng phẫu thuật, và bây giờ cái việc đọc kinh cầu hồn đã được giao lại cho các bác sì phẫu thuật...
    - Thế ý kiến người nhà ra sao?
    - Họ nói là ta nên làm đúng yêu cầu ông ta.
    - Hừm... Một lời tuyên bố khá vô trách nhiệm.
    - Bây giờ thì họ chẳng còn thiết gì nữa.
    - Phả-ả-ải.... tình thế thật gay go. - Bác sì trưởng tay chống cằm suy nghĩ miên man.
    - Thế thì đấy, tôi đã nghĩ rất lâu về vấn đề này và đã đi đến kết luận rằng dù sao cứ mổ vẫn hơn.
    Yutarô hoảng hốt khua hai bàn tay.
    - Thế nếu ông cụ chết ngay thì sao?
    Thậm chí ông ta còn toát mồ hôi ra: lúc bấy giờ các bệnh nhân đang nằm ở viện tha hồ hoảng sợ. Và
    nói chung, môt. kết quả như vậy khó lòng có thể củng cố uy tín của bệnh viện...
    - Có thể mổ được, nhưng chỉ mổ cho có lệ thôi. Làm như vậy sẽ không chết quá nhanh đâu.
    - Cụ thể bác sĩ đề nghị làm thế nào?
    Naôê giụi tắt điếu thuốc lá.
    - Laparotomie.
    - Rạch da bụng à?
    - Vâng. Chỉ cách rạch từ đây đến đây. - Naôê đưa mấy ngón tay dài vạch trên chiếc áo blouse trắng
    của ông một đường thẳng chạy suốt bụng. - Thât. ra chỉ cần rạch lớp da bên ngoài là đủ nhưng đã
    rạch thì rạch hẳng. Tôi cũng muốn nhìn vào khoảng bụng xem sao. Làm như vậy sẽ không có ảnh
    hưởng gì đến thể trạng của bệnh nhân; ngược lại ông cụ sẽ tưởng rằng người ta đã tiến hành một
    phẫu thuật thực sự cho mình.
    Yutarô gật đầu và với tay lấy điếu thuốc lá nữa.
    - Nhưng phẫu thuật sẽ xong quá nhanh. Liệu bệnh nhân có đoán ra điều gì chăng?
    - Ta sẽ gây mê. ta sẽ mổ ra, khâu lại rồi để cho bệnh nhân ngủ trên bàn mổ suốt thời gian còn lại.
    Ông ta sẽ không hay biết gì.
    - Ừ thôi, một khi bác sĩ đã thấy như vậy là hơn thì...
    - Sau một phẫu thuật như vậy không cần gì phải tiếp huyết thanh, nhưng ta vẫn cứ đặt bình tiếp.
    - Sau đó ta sẽ cho bệnh nhân ăn uống ra sao?
    - Cũng như sau khi mổ cắt dạ dày thật sự. Khoảng bốn năm ngày ta bắt bệnh nhân kiêng thật ngặt,
    sau đó chuyển sang khẩu phần bình thường. Tôi nghĩ rằng sẽ không khó gì mà thuyết phục cho bệnh
    nhân nghĩ rằng mọi sự đều tốt lành.
    - Nhưng nếu mọi sự diễn ra một cách quá suông sẻ, có thể bệnh nhân sẽ sinh nghi chăng? - Yutarô
    chợt nấy ra ý nghi ngại.
    - Không sao. Chỉ có lớp da và lớp trên của hoang bụng có thể có cảm giác đau, còn dạ dày và các cơ
    quan bên trong đều không có dây thần kinh thu nhận cảm giác. Nếu ông cụ cười hay cố nhấc người lên
    thì cũng sẽ thấy đau không kém gì sau một phẫu thuật thật sự.
    Yutarô nhìn Naôê một cách thích thú rõ ràng.
    - Vậy bao giờ bác sĩ định mổ cụ già?
    - Có lẽ ngày kia, vào buổi chiều.
    - Vào ngày thứ sáu à?
    - Vâng. Có thể bệnh nhân sẽ xin hỏi ý kiến bác sĩ trưởng. Cần làm sao cho cách giải thích của ngài và
    của tôi trùng hợp với nhau: Chúng ta quyết định mổ cắt một phần dạ dày. Tôi cần gặp ngài là vì việc
    ấy.
    - Rõ, - Yutarô gật đầu.
    Kế hoạch của Naôê dĩ nhiên là hay nhưng bác sĩ trưởng chợt thấy hoang mang khó chịu.
    - Thôi được... - Naôê lúc bấy giờ đang ngồi xếp chân chữ ngủ bỏ chân xuống ngồi thẳng lại. - À nhân
    thể xin báo là tuần sau sẽ có Đzyunkô Hanađzyô đến nằm viện ta.
    - Đzyuokô Hanađzyô? - Yotarô hỏi lại. Một cái tên quen thuộc... Không biết ông ta đã nghe ở đâu rồi
    ?
    - Một nữ ca sĩ.
    - À-à! Phải rồi, dĩ nhiên... cô ấy sẽ nằm viện ta à?
    Đzyunkô Hanađzyô, một nữ ca sĩ minh tinh chuyên hát những bài thuộc loại nhạc nhẹ, vừa mới nô"i lên
    vào mùa hè năm trước một cách đột ngột và nhanh chóng. Công chúng thực sự phát điên lên vì nàng.
    Đzyunkô có đôi mắt đẹp hình hạnh nhânvà cái miệng căng mọng, môi đưới hơi chìa ra phía trước,
    thường rung lên môt. cách rất dễ thương khi Đzyunkô hát. Ca sĩ K., cũng đi vào thời thường cùng một
    lúc với Đzyunkô, được hoan nghênh trong đám thanh niên mới lớn, còn Đzyunkô thì chinh phục trái tim
    của giới đàn ông đứng tuổi. Năm nay nàng hai mươi mốt tuổi.
    - Sao cô ấy phải nằm viện?
    - Cô ấy muốn nạo thai.
    - Ố-ồ!
    Yutarô cười khẽ lên một tiếng. Ông ta rất thích Đzyunkô. Trong người thiếu nữ này có một thứ tì vết gì
    rất lạ, một dấu hiệu mơ hồ của sự hư hỏng, trụy lạc, có sứ cám dỗ rất mạnh đối với những người đàn
    ông đứng đắn bệ vệ.
    - Thủ phạm là ai?
    - Cái đó thì tôi không biết.
    - Tại sao lại đúng vào viện ta? Có ai gửi gắm cô ta cho bác sĩ chăng?
    - Vâng, một người bạn học cũ của tôi hồi còn ở trường y. Anh ta quen thân với ông bầu của Đzyunkô.
    Ông bầu này có yêu cầu anh ta dàn xếp công chuyện: cần một bệnh viện tư thật tốt và dĩ nhiênlà cần
    bí mật.
    - Ra thế đấy... - Yutarô buông một tiếng thở dài va lại nhìn Naôê một cách thích thú. - Bác sì đã
    khám cô ta chưa?
    - Hôm qua.
    - Thế à? Cô ấy đến đây à?
    - Vâng. Đeo kính râm và ăn mặc rất kín đáo để đừng ai nhận ra.
    - Đzyunkô Hahađzyô có phả là tên thật của cô ta không?
    - Không, ngoài đời cô tên là Akikô Yamaguchi.
    - Một cái tên khá tầm thường.
    - Cô ấy chỉ có thể ở đây được một ngày. Cô ấy yêu cầu xếp vào phòng bệnh nhân tốt nhất - Căn
    phòng tầng sáu ấy.
    Căn phòng thượng hảo hạng đặc biệt ấy giá mười lăm ngàn yên một ngày - cũng chẳng phải là quá
    đắt khi cần giữ bí mật...
    - Chính bác sĩ sẽ làm chứ?
    - Vâng. Ông bầu cô ta đã thân hành đến yêu cầu.
    - Cũng có phần đáng sợ nhỉ?... - Trong cái giọng thông cảm vợ vịt của bác sĩ trưởng có thể nghe thấy
    những âm sắc của một lòng ghen tị không dấu giếm. - Trong thời gian cô ấy còn ở đây, bác sĩ cho tôi
    xem mặt một lần nhé.
    - Xin tùy ý.
    - Hãy còn trẻ thế, cần gì...
    - Chẳng qua cô không may.
    - Không may ư?
    - Trong giới ho, người ta nhìn cái gì cũng đơn giản. Nhưng không nên mất bình tĩnh. Thế mà cô ta đã
    quá bồng bột, và bây giờ phải trả giá... Cô ấy đến đây vào thứ tư là tiện cho cô ấy hơn cả. Cô ấy yêu
    cầu làm sao cho mọi thứ đều sẵn sàng vào ngày ấy.
    - Phải, phải, dĩ nhiên.
    - Nhưng chuyện này chúng ta biết với nhau thôi nhé.
    - Nhất định rồi.
    Naôê đứng dậy định cáo lui, nhưng Yutarô giơ tay cản lại.
    - Bác sĩ làm ơn coi hộ, sao cho cái thằng sau rượu kia đừng sinh chuyện lôi thôi.
    - Xin bác sĩ trưởng yên tâm.
    Naôê cúi đầu chào rồi ra khỏi phòng.

    Hết chương 2

  8. #8
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 3


    Mấy ngày hôm ấy quang đãng, ấm áp lạ thường đối với tiết tháng mười một. Đúng năm giờ chiều, Nôrikô xuống xe buýt ở trạm Sibuya và thong thả tản bộ trên phố, lơ đãng đưa mắt nhìn vào các cửa hàng. Năm ấy các kiểu váy dài đã trở thành thời thượng, nhưng các kiểu váy "miđi" và "mắcsi" cũng còn ít gặp trên các đường phố. Những kiểu váy ấy không lấy gì thích hợp với phụ nữ Nhật Bản vốn thấp và to ngang; vải may váy tốn không ít, mà công may cũng chẳng rẻ nào.
    Mắt Nôrikô cũng không lấy gì làm đẹp lắm, và khuôn mặt cô có lẽ hơi thôi một chút, nhưng đối với hình dáng mảnh dẻ, uyển chuyển và đôi chân thanh tú của cô thí chắc chắn là kiểu "miđi" rất hợp. Song một cuộc mua sắm như vậy sẽ là một vố khá nặng đánh vào túi tiền, vả lại một cô y tá thường mà ăn mặc như vậy thì e rằng sẽ quá cầu kỳ.
    Sau khi đi lang thang một lúc trong gian hàng bán áo may sẵn, Nôrikô từ bỏ hẳn ý nghĩ sắm "miđi" và đi lên tần trên, nơi có gian hàng giày dép. Ở gian hàng này đang có khá đông những thiếu phụ đi mua sắm.
    Sau khi ướm thử mấy đôi giày, Nôrikô chọn một đôi ủng đen cao đến đầu gối, buộc bằng giây: đôi này rất hợp với váy hơi ngắn của cô. Nôrikô thay giày, cô bán hàng bỏ đôi giày cũ vào hộp trao lại cho cô, và cô bước ra đường. Cái đồng hồ điện ở trạm xe chỉ 6 giờ 15. Naôê sẽ đến vào lúc 6 giờ rưỡi, thành thử còn có thể dạo chơi mười lăm phút nữa...
    Nôrikô đi qua lòng đường và thong thả tản bộ trên phố Đôghendzakan, bạ cửa hiệu nào cũng ghé vào. Và đây đã là quán cà phê nơi hẹn hò. Nôrikô mở cửa bước vào và ngồi xuống cạnh một chiếc bàn con.
    Lúc bấy giờ đã là sáu giờ hai mươi lăm, nhưng Naôê vẫn chưa đến - Nôrikô cũng biết như vậy là rất bình thường. Họ gặp gỡ hẹn hò đã từ lâu, nhưng, Naôê chưa có lần nào đến trước giờ hẹn. Hoặc là anh đến muộn, hoặc là (trong trường hợp may mắn nhất) anh đến đúng phóc giờ hẹn không sai một phút. Nôrikô đã quen và không giận. Quán cà phê được gọi là Phênix. Nôrikô bắt đầu hẹn hò với Naôê từ tháng tám, tức một tháng sau khi anh đến làm việc ở bệnh viện, và cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ cũng diễn ra ở quán "Phênix".
    Ban đầu, Nôrikô thấy Naôê khô khan và khó gần. Một ông thầy thuốc lạnh lùng, không cảm xúc. Với các bệnh nhân cũng như các nữ y tá, Naôê ít khi nói chuyện, có chăng cũng chỉ nói về những điều cần thiết nhất; thái độ lãnh đạm của anh nhiều khi gần như thô lỗ. Cá cô nữ y tá xì xào:
    - Bác sĩ Naôê tự đặt mình quá cao. Còn phải nói, người ta là giảng viên đại học kia mà...
    Bà y tá trưởng cho đến bây giờ vẫn nghĩ như thế. Nôrikô thì thoạt tiên không hề có chút thiện cảm nào với ông bác sĩ mới đến. Nhưng ngay từ tuần đầu cô đã có dịp phụ mổ cho Naôê: cô đã phải kinh ngạc trước vẻ đẹp tinh vi và chính xác của cách làm việc của anh. Cắt ruột thừa là một phẫu thuật tối đơn giản, chẳng có gì khó khăn đối với bất kỳ một bác sĩ phẫu thuật nào, huống hồ đối với một phó giáo sư trong bệnh viện của trường đại học. Nhưng tài ba của Naôê không phải ở chỗ đường khâu nhỏ và gọn gàng, và thậm chí cũng không phải ở chỗ toàn bộ cuộc phẫu thuật được hoàn thành đúng trong vài phút: ở đây không có một động tác thừa, không bao giờ con dao mổ ăn xuống một cách ngập ngừng, không bao giờ một động tác đã bắt đầu lại ngừng lại ở giữa chừng. Những ngón tay dài và thon, của Naôê, giống như những cơ chế cực kỳ chính xác, bao giờ cũng đặt đúng phóc vào nơi cần thiết. Nôrikô là một nữ y tá chuyên phụ mổ, cô đã được chứng kiến không ít những phẫu thuật, nhưng chưa bao giờ cô được trông thấy một sự hoàn mỹ như vậy. Naôê ít khi mở miệng nó i gì, nhưng khi đã nói thì chỉ đi vào cốt lõi của những điều cần nói. Các bệnh nhân kể cả những người không biết gì về cái quá khứ vẻ vung của anh ở trường đại học, cũng đều đánh giá được rất nhanh những phẩm chất ưu tú của người bác sĩ phẫu thuật mới.
    Phải, Naôê cómột kỹ thuật thực sự tài hoa, không ai bì kịp, nhưng lại lạnh lùng một cách kỳ quặc với những người chung quanh. Hình như anh chân thành quan tâm đến các bệnh nhân, nhưng đồng thời dường như lại giữ một khoảng cách khá xa với họ. Sự lãnh đạm của anh làm cho Nôrikô lo lắng, nó gây nên trong lòng cô một mối e ngại mơ hồ, hầu như bất tự giác.
    Hai ngươi đã trở thành gần gũi ngay từ buổi hẹn đầu tiên. Từ quán cà phê họ đưa nhau đến quán ăn, rồi về khách sạn. Nhìn từ bên ngoài, mọi sự có vẻ như thể Naôê lôi cuốn và quyến rũ Nôrikô, nhưng thật ra, mặc dầu anh không ngờ, anh chỉ lăn theo những đường rày do Nôrikô đặt sẵn...
    Nôrikô không còn là một cô gái ngây thơ, thiếu kinh nghiệm. Ba năm trước đây, khi cô mới tốt nghiệp trường y tá, Nôrikô có quen với một thanh niên hơn cô năm tuổi. Anh ta làm tromg một hãng buôn, và hai người gặp nhau hoàn toàn do sự tình cờ: Nôrikô gặp anh ta vào một hôm anh đến khám bệnh.
    Và vào một ngày đẹp trời anh ta đã dùng sức chiếm đoạt Nôrikô một cách thô bạo. Cuộc dan díu của họ kéo dài nữa năm, rồi sau đó anh ta được đổi đi Senđai, và những quan hệ giữa hai người bị đứt đoạn. Nói chung, ngay từ đầu đã có thể thấy rõ rằng đối với anh ta, đây chẳng qua là một trò giải trí, và Nôrikô thề với bản thân là từ nay đến chết sẽ không bao giờ dan díu gì với đàn ông nữa. Thế nhưng bây giờ cô không sao tưởng tượng là mình có thể thiếu Naôê được. Ngay cả sự chờ đợi khắc khoải những khi Naôê trễ hẹn - mà đối với Naôê thì đó là chuyện thường xuyên - cô cũng vui lòng chịu đựng.
    Nôrikô nhìn đồng hồ. Đã sáu giờ ba mươi lăm. Quán cà phê dọ ở tần hầm, nên nhìn qua cửa sổ cô chỉ thấy những đôi chân bước trên vĩa hè. Những đôi giày cao gót... Những đôi guốc thuyền... Những đôi ủng cao... Thỉnh thoảng lại thấy lướt qua một cái gấu váy dài. Đôi khi có một đôi chân tự dưng đứng lại, rồi sau đó quay chiều và vội vã đi ngược trở lại.
    Naôê xuất hiện ít phút sau khi có một chiếc váy dài kèm theo ba đôi giày đàn ông lướt qua cưa sổ. Vẫn như những lần trước, anh không hề nghĩ đến chuyện giải thích lý do chậm trễ, chỉ lặng lẽ ngồi xuống bàn và phanh áo choàng ra.
    - Anh vừa gặp bà y tá trưởng - Naôê thông báo.
    - Đi một mình à?
    - Đi với Kaôru Unô
    - Ở đâu?
    - Đằng kia, ở ngã tư.
    - Họ không đến đây chứ? - Nôrikô lo sợ.
    - Không đến đâu. Họ chuyển sang bên kia đường rồi. - Naôê hất hàm về một phía nào đấy bên cửa sổ.
    - Em thấy hình như cô ta hơi nghi ngờ.
    Naôê gọi người hầu bàn lấy cà phệ
    - Đấy như hôm qua: Em vừa đi trực về thì có tiếng gõ cửa Sêkgiuchi. Bà ấy đến hỏi xem đêm qua có chuyện gì.
    Naôê lặng lẽ lấy thuốc lá châm hút.
    - Nhân thể bà ta cũng hỏi có phải anh uống rượu trong phiên trực không?
    - Thế em trả lời ra sao?
    - Em nói là em không biết rõ lắm, nhưng theo em thì không.
    Naôê thở khói ra, môi chỉ nhích lên một chút trong một nụ cười khó nhận thấy.
    - Sau đó bà ấy lại hỏi Kaôru, và hình như cô ta mắc bẫy bà phun ra hết.
    - Thế đấy! - Naôê cười ngạo nghễ.
    - Chẳng có gì để mà cười hết! Bà y tá trưởng đã mách hết với bà vợ bác sĩ trưởng. - Nôrikô giận dữ cau mày, nhưng trong giọng nói của cô chứa chan một âm hưởng âu yếm. - Bà ta mách cả chuyện anh với em nữa.
    Nôrikô nhấn mạnh ba tiếng "anh với em" một cách đầy ý nghĩa.
    - Chà chà!
    Nôrikô bối rối.
    - Thế bà ta mách những gì? - Naôê hỏi.
    Một cô hầu bàn đến đặt một tách cà phê trước mặt anh.
    - Đã tữ lâu em nghĩ không biết có nên dọn ra khỏi chung cư hay không, - Nôrikô cúi đầu nói rất khẽ.
    - Dĩ nhiên ở đấy tiện mà rẻ, nhưng... quá nhiều những kẻ ác miệng. Em không chịu nổi nữa đâu.
    Naôê im lặng ngồi nghe.
    - Em sẽ thuê một căn phòng ở chỗ nào gần gần một chút...
    - Bao giờ?
    - Em cũng chưa biết. Em chưa nhất định.
    - Khi nào em quyết định thì cho anh biết. Anh sẽ đưa tiền.
    - Em kể chuyện này không phải vì mục đích ấy! - Nôrikô đỏ mặt và giận dỗi ngoảnh mặt đi.
    - Ừ thì thôi, thôi. Hôm nay em rỗi chứ?
    - Vâng.
    - Đến nhà anh đi.
    - Em không làm phiền anh chứ?
    - Không đâu, không có gì phiền lắm.
    Nôrikô nhìn thẳng vào mặt Naôê rồi gật đầu. Không động đến tách cà phệ Naôê cầm lấy mảnh giấy tính tiền để trên bà và đi ra bàn thủ quỹ.
    Nhà Naôê ở trong một ngõ hẻm nhỏ, yên tĩnh lạ lùng, cách không bao xa đây phố Tamgawa nhộn nhịp.
    Căn hộ của anh thuê có hai phòng: một phòng khách nhỏ bày biện theo phong cách Âu châu, và một căn bếp đồng thời dùng làm phòng ăn. Căn bếp bày đủ các thứ bát đĩa soong nồi, mặc dầu Naôê thường không ăn ở nhà và không bao giờ tự nấu lấy ăn. Trong phòng khách sàn trải một tấm thảm, trong góc đặt một chiếc bàn thấp, một bên tường đặt chiếc đi văng, bên tường đối diện kê một chiếc giường.
    Khi Naôê và Nôrikô vào nhà, Nôrikô toan đi vào căn bếp để đặt ấm trà, nhưng Naôê nóng nảy ôm lấy cô. Norikô cố vung ra.
    - Trà thì để sau cũng được, - Naôê lại kéo Nôrikô vào lòng. Chiếc áo dài tuột xuống sàn nhà. Naôê bế Nôrikô lên tay, đưa nàng về phía giường. Thường ngày vốn khô khan và dè dặt, hôm nay Naôê tìm đến thân thể Nôrikô với một dục vọng cuồng nhiệt bất ngờ. Lòng Nôrikô tràn ngập một nỗi hỗ thẹn pha lẫn với một niềm khoái lạc vô bờ.
    - Anh tắt đèn đi, - cô van xin, người cô dúm lại vì ngượng ngùng, mặc dầu cô biết rỡ hơn ai hết rằng van xin tuyệt nhiên không có nghĩa là sẽ được chìu theo.
    Nôrikô ra đời ở Ngiiata, học hết trung học ở đấy rồi sau đó mới lên Tokyo, và da cô trắng như vẫn thường thấy ở những người sinh trưởng ở vùng tuyết. Tuy trông bề ngoài có vẻ bé nhỏ và mảnh khảnh, Nôrikô khi cở quần áo ra tuyệt nhiên chẳng gầy gò chút nào: người cô đầy đặn một cách bất ngờ. Naôê nhìn không rời mắt làn da trắng của cô đang ửng hồng lên dần dần đến mức gần như ngả sang màu biếc, và Nôrikô, cảm thấy cái nhìn của anh đặt lên người mình, tưởng có thể bốc cháy lên vì xấu hổ. Giá có thể vùng ra và bỏ chạy! Nhưng thể xác của cô không sao phục tòng ý nghĩ ấy được.
    Trong ái ân, những cử chỉ âu yếm của Naôê có một cái gì vô tư và minh mẫn khác thường. Đôi khi Nôrikô bàng hoàng sợ hãi: Cô có cảm giác như bị phơi bày ra giữ ánh sáng ban ngày. Nhưng lạ thay điều đó chỉ nung đốt cô thêm và đem lại cho cô một khoái cảm kỳ lạ.
    Đôi mắt lạnh lùng của Naôê chăm chú sờ nắn thân thể cô. Cô nghĩ thầm "khác nào khi đang mổ" Nhưng rồi dần dần cô cũng quen với những cái kỳ quặc của Naôê và chỉ về sau, khi còn lại một mình, nhớ lại cái nhìn tỉnh táo và chăm chú của anh, cô mới đỏ mặt lên vì hỗ thẹn.

    Nôrikô thức dậy muộn - cô tỉnh dậy vì cánh tay trong khi ngủ đặt ở một tư thế không thuận, bị tê. Cô từ từ ngẩng đầu lên; Naôê đang nằm quay lưng về phía cô đọc báo. Nôrikô choàng dậy, vơ những áo xống vứt bừa giữa sàn nhà chạy vào buồng tắm. Trong thân thể cô vẫn còn vương lại cái cảm giác mất trọng lượng ngọt ngào, như thể cô đang bước trên mây. Nôrikô nhìn bóng mình trong gương. Đôi mắt cô, thường không biểu hiện một cái gì rõ rệt, bây giờ đang ném ra những tia sáng long lanh. Khi Nôrikô ra khỏi buồng tắm, Naôê vẫn nằm ở tư thế cũ, đọc một cuốn sách tiếng Âu châu.
    - Pha trà anh nhé? - Nôrikô gọi ý.
    Naôê gật đầu, mắt vẫn không rời cuốn sách. Nôrikô đổ nước nguội trong bình tra ra, rót nước sôi vào.
    Naôê miễn cưỡng đứng dậy khoác chiếc áo pyjama màu xanh đậm.
    - Tự dưng muốn ăn cái gì...
    - Em đi nấu nhé? - Nôrikô cuống quýt.
    - Nấu làm gì mất công. - Naôê nhăn mặt - Bảo họ mang sushi đến thì hơn.
    ... Nôrikô ra phòng ngoài gọi điện nhà hàng rồi quay vào nhìn thấy Naôê đang ngồi vùi đầu vào đọc sách. Sau khi thỏa mãn được dục vọng, biến thành một con người hoàn toàn khác. Nôrikô hơi tức.
    Biết làm thế nào để lay chuyển Naôê? Cô suy nghĩ rất lung tung để tìm ra một đề tài có thể hấp dẫn
    Naôê.
    - Em nghe nói cụ Isikura sắp được mổ phải không?...
    - Ừ,
    - Kôbasi nổi khùng lên khi nghe nói như vậy.
    Bây giờ Naôê mới rời cuốn sách. Nhận thấy anh phải ứng phó, tuy là một cách yếu ớt như vậy, Nôrikô vững tâm hơn.
    - Bác sĩ nội khoa Kawahara cũng nói là việc này không thể nào hiểu được.
    - Sao vậy?
    - Vì phẫu thuật chỉ làm cho cái chết gần lại.
    Naôê, vẻ chán chường, đút một điếu thuốc vào miệng. Nôrikô vội quẹt diêm.
    - Anh mổ ông cụ để làm gì?
    Naôê bỏ câu hỏi ngoài tai, lại cúi đầu đọc sách. Nếu anh đã không muốn trả lời thì không có cái gì có thể làm cho anh thốt ra một tiếng. Biết rõ điều đó, Nôrikô đành rút lui. Cô thở dài đứng dậy.
    Nôrikô vốn quen sạch sẽ, không chịu nổi sự lộn xộn dù nhỏ đến đâu, cho nên mỗi lần đến nhà Naôê, cô đều lập tức bắt tay vào dọn dẹp. Cứ ba ngày một lần bà già giữ cổng lại đến dọn dẹp căn nhà độc thân của Naôê. Naôê thường về khuya cho nên trong nhà cũng không đến nỗi bẩn, nhưng khắp nhà chỗ nào cũng có những cái ly uống rượu chưa rửa và những cái chén có cặn cà phê đọng lại ở đáy.
    Nôrikô vơ hết các chén đĩa bẩn đi rửa, còn Naôê thì vẫn vùi đầu vào cuốn sách như trước. "Anh ấy thì cứ ngồi đọc, còn mình thì tha hồ mà rửa chén!" - Nôrikô phẫn uất nghĩ thầm, tuy trong thâm tâm cũng chẳng có gì phản đối. Rửa xong cô tráng lavabô và cầm chiếc máy hút bụi.
    - Anh đứng lên một chút nhé.
    Naôê bực mình ngước mắt lên.
    - Thôi đi. Có bẩn gì lắm đâu.
    - Anh thật! Bao nhiêu là bụi kia kìa!
    Rồi không thèm để ý đến những lời phải đối, Nôrikô cho máy hút bụi chạy. Naôê đành miễn cưỡng đứng dậy đi ra bao lơn. Qua khung cửa sô" mở rộng có thể nghe tiếng ồn ào của thành phố vọng lại.
    Nôrikô hút bụi thật kỹ dưới đi văng và chuyển sang gầm giường. Sau đó cô lau bàn và trả lại khăn trải giường. Cô cài tắm chăn lên, dẹp mấy cái gôi ra chỗ khác và bắt đầu kéo lại tấp drap nhau cho thật thẳng. Bỗng nhiên máy ngón tay cô sờ phải một cái gì cứng cứng. Một chiếc kẹp tóc. Nôrikô đặt có lên lòng bàn tay. Màu đen hình chữ U. Nôrikô không bao giờ dùng kẹp, cô thích dùng trâm hơn, và không phải màu đen là màu xanh.
    Tay cầm chiếc cặp, cô bước ra bao lơn, Naôê đang đứng quay lưng lại hút thuốc.
    - Cái này của ai? - Nôrikô hỏi, cố tự kềm chế, anh đóng cửa bao lơn và ngồi xuống cạnh bàn.
    - Có một người đàn bà nào đến đây, phải không?... Người ấy đánh mất cái này?
    - Đánh mất cái gì?
    - À, đồ vặt ấy mà!
    - Em rót trà đi thì hơn, - Naôê nói giọng dàn hòa.
    - Em tìm thấy ở trong giường đấy!
    Nôrikô ném cái cặp lên bàn. Naôê im lặng đưa mắt nhìn nó một cái rồi hờ hững quay mặt đi.
    - Ngày mai anh làm ơn bỏ giặt cái thứ chăn mền và áo gối cho tôi nhờ nhé.
    Cả người run lên vì giận, Nôrikô quay ngoắt vào bếp. Naôê ngồi yên không một tiếng động.
    Khi Nôrikô cầm ấm trà đi vào phòng cái kẹp vẫn nằm ở chỗ cũ. Naôê ngồi xuống vùi đầu vào cuốn sách.

    Hết chương 3

  9. #9
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 4


    Buổi khám bệnh ở bệnh viện Oriental bắt đầu từ chín giờ sáng và kết thúc lúc năm giờ chiều. Giữa trưa nghỉ chừng một tiếng để ăn cơm.
    Các nữ y tá đến làm việc vào khoảng gần chín giờ. Đến giờ, họ tập hợp lại một lát để nghe cô y tá trực đêm báo cáo và giao ban, nghe những chỉ thị của y tá trưởng về những công việc ngày hôm nay và nghe thông báo về các kế hoạch. Buổi họp ngắn này thường chỉ mất mười đến mười lăm phút, sau đó các cô gái giải tán, mỗi người chạy một phía về nơi làm việc.
    Các bác sĩ thường đến vào khoảng chín rưỡi. Theo điều lệ chính thức thì họ phải có măt. lúc chín giờ, nhưng hầu như không có ai đến vào giờ này, vả lại các nữ y tá thường càu nhàu khó chịu khi có bác sĩ nào bắt đầu sai bảo này nọ trước buổi họp sáng. Dù sao thì các bác sĩ cũng phải có mặt châm nhất là mười giờ sáng, vì đúng mười giờ bác sĩ trưởng đến.
    Naôê thường là người đến sau cùng - sau chín giờ rưỡi và nhiều khi gần mười giờ. Thường thường vào giờ này bác sĩ phẫu thuật thứ hai là Kôbasi đã bắt đầu khám các bệnh nhân được một lát. Cách đây hai năm, Kôbasi đã kết thúc thời gian thực tập và nhận một chỗ ở khoa phẫu thuật trong bệnh viện của trường đại học.
    Kôbasi làm việc ở bệnh viện Oriental mới được hai tháng. Trường đại học phái anh về đây để thực tập thêm nửa năm. Số là phải sau một vài năm làm việc, khi đã thuần tay trong những phẫu thuật đơn giản nhất thì một bác sĩ trẻ tuổi như vật mới giúp ích được phần nào cho bệnh viện.
    Kôbasi biết Naôê qua những bài viết trên các tạp chí khoa học và qua những lời nhận xét của các nhà y học. Naôê được coi là một bác sĩ phẫu thuật có tài, cho nên mọi người đều kinh ngạc khi ông đột nhiên bỏ trường đại học để chuyển sang ở một bệnh viện tư. Khi Kôbasi được phái về bệnh viện Oriental, một người bạn ra trường trước anh vài năm đã nói với một giọng đầy ganh tị: "Bác sĩ trưởng của bệnh viện Oriental là một gã lang băm, nhưng ở đấy lại có Naôê. Cái ông bác sĩ Naôê trước làm việc ở trường đại học ấy. Cậu thật là may mắn cực kỳ, cậu sẽ có thể học hỏi ông ta. So với thân phận của một anh bác sĩ phải rơi vào một bệnh viện thành phố vớ vẩn nào thì đây thật là một diễm phúc". Bản thân Kôbasi cũng nghĩ đúng như vậy. Anh ước mơ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu trong khi học hỏi Naôê trong nửa năm trời.
    Song mới về được ít lâu anh đã thấy Naôê khó gần và lặng lẽ đến kỳ lạ. "Có", "Không" - ngoài hai tiếng đó ra hầu như chẳng thấy ông nói gì hơn. Khi kôbasi tìm cách hỏi thêm một vấn đề gì thêm cho thật cặn kẽ, Naôê thường chỉ trả lời qua loa cho xong chuyện. Quả tình trong những cuộc phẫu thuật, Kôbasi cũng học thêm đượt ít nhiều trong khi theo dõi những động tác của ông ta. Nhưng chung qui chỉ có thế. Naôê không có gì thiết tha trong việc hướng dẫn người bạn đồng nghiệp trẻ đi vào những hiểu biết và những kỹ thuật tinh vi không thấy nói đến trong các sách giáo khoa. Những lần chính Kôbasi mổ thì Naôê chỉ im lặng quan sát anh làm. Ông không bao giờ khen hay quở trách Kôbasi. Chỉ khi nào anh ta làm sai, Naôê mới buông một tiếng cộc lốc: "Không phải thế". Kôbasi không tài nào hiểu được: Phải chăng Naôê chỉ làm biếng không muốn mất công hướng dẫn anh ta, hay là ngay từ đầu ông ta đã không coi anh là một người học trò có triển vọng. Trong khi đó thì Kôbasi thậm chí gần như thuộc lòng bản luận án của Naôê. Chỉ cần có ai nói: "Tôi không hiểu người ta tìm thấy cái gì đặc biệt trong bản luận án này! Có ai cần đến một công trình nghiên cứu cài màu ly phân của thận nhân tạo?! " là Kôbasi lập tứ nổi sùng: "Phương pháp này đang được ứng dụng rộng rãi không chỉ ở Mỹ, mà cả ở cộng hòa liên bang Đức và ở Pháp. Công trình của Naôê cực kỳ chính xác". Những chương trong luận án có đề cập những vấn đề phẫu thuật thì Kôbasi đều có thể nhắm mắt đọc làu làu. Anh hết sức khâm phục những trí thức uyên bác cũng như cái nghệ thuật điêu luyện của Naôê, nhưng dù có cố gắng bao nhiêu anh cũng không thể khoét được một đột phá khẩu trong bức tường cách biệt mà ông ta đã dựng lên xung quanh mình. Chỉ cần bước một bước thôi qua cái vạch ngăn cấm, thì một cánh cửa vô hình đã lập tức đóng sập lại ngay trưới mũi anh. "Thật là một con người kỳ quặc! " - Kôsiba băn khoăn tự nhủ. Dĩ nhiên là có thể tìm cách giải thích tất cả những điều đó bằng cái tính cách xấu bụng và khó tính của Naôê, nhưng cách giải thích này không thể làm Kôbasi hài lòng. "Có lẽ sở dĩ như vậy chẳng qua là vì ông ta với mình học trong những trường đại học khác nhau chăng? " - Kôbasi loay hoay trong những phỏng đoán tương tự. Nhưng có một lần, một người quen của Naôê đến bệnh viện tìm ông mượn một số tài liệu gì đấy. Trước kia hai người cùng học một lớp với nhau, thế mà Naôê vẫn tiếp người bạn đồng nghiệp với một thái độ không kém lạnh lùng một chút nào. Người ấy nói: "Naôê tiên sinh đã thay đổi rất nhiều", rồi vội vàng cáo từ. Như vậy nghĩa là Naôê lạnh nhạt không phải riêng gì đối với Kôbasi...
    Tại sao Naôê bỏ trường đại học đi nơi khác? Điều đó Kôbasi không thể nào hiểu được, thế nhưng rõ ràng là nếu không giải được bài tính đố này thì không thể nào khám phá được những nguyên nhân bí ẩn của thái độ lạnh lùng khép kín của Naôê. Những nguyên nhân thật của tái độ ấy thì không ai biết được, dù là người bạn học kia hay là bác sĩ trưởng, hay là người chị của ông cũng vậy. "Có một cái gì không ổn ở đây... " - Kôbasi nghĩ như vậy. Ở phía sau cái mặt nạ thường ngày với vẻ đẹp lạnh lùng của nó hình như có che dấu một gương mặt hoàn toàn khác mà những người xung quanh không thể hay biết, và có lẽ chính điều đó làm cho Kôbasi suy nghĩ lao lung, chính điều đó thu hút anh như một chất nam châm.
    "Dù sao chăng nữa thì mình được làm việc với một bác sĩ lỗi lạc như vậy cũng là một điều may mắn lớn lao! " - Kôbasi tự thuyết phục mình một cách nhiệt thành.
    Thế mà bây giờ Naôê lại có ý định mổ cụ già Yôsiđzô Isikura! Dù là một người khâm phục Naôê đến như anh cũng không sao hiểu được việc này. Quả tình trước đây cũng đã có lần những lời khuyên và những phương pháp điều trị của Naôê gieo những mối ngờ vực vào lòng Kôbasi, nhưng lần này thì... Hôm qua Kôbasi nhân ghé vào trường đại học đã kể cho bạn mình nghe tất cả những chuyện này, và cuộc nói chuyện đã làm cho Kôbasi tin hẳn rằng mình đúng.
    Vào ngày dự định mổ, Kôbasi đến phòng điều hành sớm hơn thường lệ, mặc áo blouse trắng, ngồi xuống đi văng, giở một tờ báo ra chờ Naôê đến. Nhưng chưa được năm phút thì cô nữ y tá Sawanô từ phòng cấp cứu chạy lên.
    - Thưa bác sĩ, có một bệnh nhân đến!
    - Cái gì nữa thế - Kôbasi rời tờ báo.
    - Cái cậu thiếu niên vừa được cắt bỏ chiếc móng tay hôm qua ấy.
    - Thì sao? Chỉ cần thay băng. Cô có thể tự làm lấy.
    - Vâng, nhưng... Hôm nay đã là ngày thứ hai mà...
    - Cô bảo cậu ấy đợi một chút. Tôi đang cần nói chuyện với bác sĩ Naôê.
    Cô y tá làm ra một vẻ mặt bất mãn rồi đi ra ngoài.
    Theo một tập quán đã hình thành từ trước, người khám các bệnh nhân mới đến bệnh viện lần đầu trước tiên là Naôê. Ông chẩn đoán bệnh và chỉ định cách điều trị xong mới chuyển lại cho Kôbasi. Hai bác sĩ phẫu thuật ngồi đối diện với nhau ở hai bên bàn khám bệnh. Các bệnh nhân mới làm tốn khá nhiều thời giờ, nhưng so với những người đến khám lần thứ hai hay thứ ba thì họ không đông bằng. Cũng có khi bệnh tình tiến triển thêm nay cách điều trị tỏ ra vô hiệu: lúc bấy giờ bệnh nhân lại được trả về cho Naôê. Ngoài ra, Naôê còn phải khám những bệnh nhân được ai đó gửi gắm riêng cho ông. Naôê giải quyết khá nhanh những trường hợp thuộc phần việc của ông. Xong việc, ông thường lấy tạp chí ra và vùi đầu vào một bài nào đấy. Kôbasi bận bịu với các bệnh nhân của mình, cố gắng làm ra một vẻ mặt thản nhiên. Dĩ nhiên Kôbasi so với Naôê thua kém hẳn về kinh nghiệm và kỹ năng, cho nên cách chia việc như vậy không làm cho anh bất mãn chút nào. Nhưng nói chung thì Naôê lẽ ra thỉnh thoảng có thể giúp Kôbasi một lời khuyên hoặc khi hết việc có thể làm hộ anh nữa... Nhưng điều đó lại không bao giờ xảy ra. Cả cái thái độ Naôê hình như muốn nói: "Xin để cho tôi yên". Nhưng Kôbasi uất ức chủ yếu không phải vì cái tính vị kỷ của ông, mà vì cái vẻ thờ ơ lạnh lùng của ông thì nhiều hơn: Anh không thể nào quen được với cái vẻ ấy...
    Theo thường lệ, Naôê đến sau chín rưỡi một chút
    - Chào bác sĩ, -Kôbasi cúi chào Naôê.
    - Chào anh, - Naôê đáp lễ, mặt vẫn quay về phía cái tủ chim. Kôbasi giả vờ tìm một cái gì trên giá sách. Anh lấy cuốn "y học", lật vài trang. Naôê, lúc bấy giờ đã mặc áo blouse, đang đi ra phía cửa.
    - Thưa tiên sinh, tôi muốn hỏi tiên sinh một điều.
    - Vâng?
    Cũng như mọi khi, gương mặt Naôê xanh nhợt nhạt.
    - Tôi muốn hỏi về bệnh nhân Isikura. Tiên sinh vẫn quyết định mổ ông cụ à?
    - Tôi đang chuẩn bị mổ
    - Tôi phản đối cuộc phẫu thuật này.
    - Tại sao?
    - Muộn rồi. Cắt bỏ một cái mà đã có di căn chỉ làm cho bệnh nhân chết nhanh hơn.
    - Nhưng tôi không hề có ý định cắt bỏ u. Tôi chỉ rạch ra rồi khâu lại, để cho bệnh nhân nghĩ rằng người ta đã cắt bỏ những phần bị tổn thương.
    - Nhưng... - Kôbasi đang nói bỗng im bặt không sao nói tiếp được nữa.
    Trung thực mà nói, tối hôm qua anh cũng đã từng thoáng nghĩ đến một giải pháp tương tự, nhưng anh đã lập tức gạt nó đi. Anh không thể nào tưởng tượng nỗi rằng Naôê dám làm một việc như vậy. Có thể đây là một cách giải quyết vấn đề, nhưng nó quá ư tàn nhẫn...
    - Vậy tiên sinh sẽ nói với bệnh nhân là đã cắt bỏ hết những gì cần cắt bỏ?
    - Tôi sẽ nói là tôi đã cắt bỏ những gì có thể cắt bỏ
    - Nhưng chính ông cụ biết là có u rồi kia mà! Có một lần chính ông cụ cầm lấy tay tôi để lên bụng đúng vào chỗ có thể sờ thấy thớ thịt xo cứng lại.
    Naôê lặng thinh.
    - Ông cu sẽ hiểu là chúng ta lừa dối!
    - Ông cụ sẽ hiểu hay sẽ không hiểu... Đoán trước như vậy phỏng có ích gì? Cứ làm rồi sẽ biết.
    - Không thể coi bệnh nhân như một kẻ toàn toàn đần độn! Nếu ông cụ hỏi cho kỹ được thật ra bệnh của mình là bệnh gì, thì chúng ta sẽ trả lời sao?
    - Có thể nói rằng ông ta bị một vết loét lan rộng.
    Naôê thong thả cài khuy áo blouse. Kôbasi cảm thấy cơn giận lại bắt đầu sôi lên trong người anh.
    - Dù sao cũng không thể dấu nổi một sự lừa dối!
    - Ông cụ bị ung thư. Thành thử dù sao cũng đành phải nói dối.
    - Nhưng mổ như vậy... chẳng lẽ lại cần phải nói dối đến mức ấy?
    - Tất cả đều tùy quan điểm.
    - Khi ông cụ biết ra sự thật, ông ấy sẽ cay đắng vô cùng.
    - Có thể.
    - Đến khi ông cụ than thở rằng mổ rồi mà vẫn không đỡ chút nào, thì chúng ta xử lý ra sao?
    - Thì im lặng mà nghe.
    - Thế nếu ông cụ dồn ta vào chân tường?
    - Không dồn đâu.
    - Tại sao?
    - Khi cái chết đến gần, con người bao giờ cũng tự mình cảm biết được. Chúng ta không có nhu cầu phải nói rõ ra.
    - Thế còn...
    - Bệnh nhân sẽ im lặng khi biết rằng không còn ai có thể cứu mình nữa. Và đồng thời lại bấu víu lấy niềm hy vọng cuối cùng. Bệnh nhân sẽ không oán giận nếu người ta không nói với họ là họ bị ung thư...
    - Nhưng tại sao, tại sao tiên sinh lại cho rằng bệnh nhân sẽ im lặng mà nuốt lấy sự dối trá ấy?!
    - Tại vì bản thân họ không muốn tin vào sự thật khủng khiếp ấy! Họ không muốn nghĩ rằng đây là sự kết thúc. Tại vì họ sợ nghe sự thật. Họ sẽ biết rằng các bác sĩ nói dối, nhưng lại sẵn lòng tin lời bác sĩ. Nếu chúng ta sẽ im lặng, họ sẽ cố gắng tự thuyết phục mình. Xét cho cùng, chết trong khi vẫn tin vào một sự dối trá đầy sức an ủi cũng không có gì quá tệ.
    Đột nhiên trong đôi mắt trũng sâu của Naôê hiện ra một nỗi buồn da diết, tuyệt vọng. Kôbasi chợt nghĩ: Hay có lẽ Naôê nói đúng? ... Không! Dù sao làm như vậy vẫn đê hèn. Đó là một sự phỉ báng đối với con người.
    - Tôi không thể chấp nhận điều đó được, - Anh nói, giọng rắn rỏi.
    - Kôbasi - san! - trong giọng nói khe khẽ của Naôê nghe như lanh lảnh những âm thanh kim loại - Không được ủy mị!
    - Tôi không hề ủy mị - Kôbasi nổi giận - Chẳng qua tôi muốn phụ vụ con người một cách thật trung thực, không cần đến sự dối trá.
    - Anh là thấy thuốc hay là người nhà của bệnh nhân?!
    - Dĩ nhiên tôi là thầy thuốc.
    - Vậy thì hãy lập luận như một người thầy thuốc!
    Naôê trùm lên Kôbasi một cái nhìn có sức hủy diệt, quay ngoắt đi và ra khỏi phòng điều hành.

  10. #10
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Cuộc phẫu thuật được bắt đầu lúc hai giờ trưa như đã định. Trước đấy một giờ cụ Yôsiđzô Isikara đã nuốt một viên rabônal và bây giờ gần như đã ngủ khi người ta đẩy xe cáng và phòng mổ. Khi bắt đầu gây mên, ông cụ gần như líu lưỡi không nói được nữa.
    - Xin bác sĩ... làm ơn... cố gắng... lão không muốn chết...
    Kôbasi im lặng bắt mạch. Nhịp mạch và độ căng đều bình thường.
    - Xin bác sĩ, - ông cụ lại thều thào, - cẩn thận cho... Đừng cắt nhiều quá.
    - Cụ cứ ngủ đi. - Nôrikô cầm lấy tay Isikura. - Cụ săp ngủ rồi đấy. Xin cụ đếm: "một, hai, ba... ". Đếm chầm chậm.
    - Được, được... Chỉ xin các vị đừng quên lời thỉnh cầu của tôi...
    - Cho thuốc mê được chưa? - Nôrikô quay về phía Kôbasi. Anh im lặng gật đầu. Mặt anh bịt kín chỉ còn trông thấy đôi mắt.
    - Nào, xin cụ đếm cho... một...
    - Một...
    - Đếm tiếp!
    - Một...
    Chất thuốc gây mê từ từ chảy vào đường tĩnh mạch xanh xanh cộm lên dưới lớp da khô héo của cụ già.
    - Mô-ô-ột... Dễ chịu quá -
    Cụ Iskura ngáp một cái và mấy giây sau thở đều đều.
    Khi Naôê rửa tay xong, đeo khẩu trang và bước đến bà mổ, đồng hồ đã chỉ hai giờ ba mươi phút.
    Ngọn đèn không hắt bóng chiếu sáng khoảng bụng trần của cụ Isikura lộ rõ giữa những tấp drap trắng thành một hình thoi đều đặn. Naôê chăm chú nhìn vào làn da nhăn nheo, rồi bàn tay đi găng cao su khẽ ấn lên chỗ dạ dày. Ở phần dưới dạ dày có thể sờ thấy một khối cứng cứng. Nó không cộm lên, nhưng khi ấn xuống, ngón tay lập tức gặp phải sự kháng cự, như thể chạm phải một vật thể cứng. Xem xét trên bề mặt khó lòng xác định đúng những đường giới hạn của khối u, nhưng hoàn toàn chắc chắn là nó không còn nhỏ hơn một nửa lòng bàn tay.
    - Dao mổ!
    Naôê ra lệnh vắn tắt trong khi ước lượng chiều dài của đường vạch.
    Cụ Isikura đã ngủ say.
    Vì mọi người đều biết rất rõ ràng phẫu thuật sẽ rất đơn giản, họ quyết định không mời bác sĩ chuyên gia về gây mê, mà giao cho Kôbasi làm việc này. Người phụ mổ là Nôrikô.
    - Bắt đầu được chưa?
    Kôbasi im lặng gật đầu. Con dao mổ ấn vào phía dưới lồng ngực, rồi chạy nhanh xuống bụng, đến gần rốn thì vẽ thành một hình bán nguyệt sắc nét chạy sang phải rồi lại chạy thành đường thẳng xuống phía dưới. Một đường mổ thông thường khi cần cắt bỏ một phần dạ dày. Mũi dao để lại ở phía sau một đường máu đỏ thẫm.
    - Kẹp!
    Naôê kẹp hay bên mép của đường rạch nhanh chóng chặn đứng dòng máu từ vệt mổ. Nhìn từ bên ngoài có thể thấy những động tác của ông có vẻ hơi chậm, nhưng mấy ngón tay đang nắm lấy các huyết mạch chuyển động không ngừng. Sau khi chấm dứt sự xuất huyết trong mấy phút, Naôê lại gọi dao mổ. Sau lớp da banh rộng, phía dưới các cơ thịt, có thể nhìn thấy chất mô dài màu trăng trắng của khoang bụng. Nôrikô cầm móc khẽ kéo cho các tổ chức tách ra. Naôê dùng cặp nhíp nâng khoang bụng lên một cách khéo léo và khẽ chạm mũi dao vào. Một lỗ nhỏ hình thành.
    - Banh!
    Naôê đưa cái banh vào chỗ thủng nhỏ xíu ấy và bấm mép bên phải lại. Ông keo căng cho lỗ thẳng căng sang bên trái. Bây giờ Nôrikô dùng móc kéo các cơ thịt một đằng lên phía trên, một đằng xuống phía dưới. Cô không cần đợi mệnh lệnh của Naôê: cô đã biết sẵn cần phải làm gì. Hai đôi tay của họ cử động theo một tiết tấu đồng nhất.
    Trong vết rạch ba mươi phân được banh rộng có thể thấy các nội tạng phơi trần của cụ già Isikura, trong khi cụ không hề hay biết gì, vẫn ngủ rất say.
    Bằng cái nhìn của người nghiên cứu, Naôê nhìn một lát những khúc ruột, đang co bóp đều đều như nhịp sóng, rồi bằng một động tác quả quyết ông thò mấy ngón tay đi găng vào khoang bụng... Những ngón tay tinh xảo của Naôê không ngừng sờ nắn, thăm dò... Sau khi cắt một cái hạch bạch huyết nở to, ông bỏ nó sang một bên, rồi nhấc cái dạ dày lên, nhòm xuống phía dưới. Ông vạch các vòng ruột ra để lộ vách sau của khoang bụng và sờ vào cột sống lưng.
    Ông nhìn chăm chú đến nỗi có thể tưởng chừng ông đang cố ghi nhớ vĩnh viễn tất cả vào ký ức. Nhưng mắt ông là mắt một nhà khoa học nhiều hơn là mắt một thầy thuốc đang cố cứu bệnh nhân, và thân xác của con người trước mắt ông chỉ là một đối tượng nghiên cứu đã quen thuộc.
    ... Khi Naôê cuối cùng đã ngẩng đầu lên và rút hai tay ra khỏi khoang bụng thì tính từ lúc bắt đầu mổ đã trôi qua bốn mươi phút. Lúc bấy giờ là ba giờ mười phút. Trong thời gian này, nếu không kể việc cắt bỏ hai cái hạch bạch huyết, họ không hề làm một cái gì có thể tạm gọi là một phẫu thuật thật sự.
    - Rõ rồi. Ta khâu lại.
    Đột nhiên Nôrikô có một cảm giác kỳ dị. "Lục lọi xem xét khoang bụng của một con ngường kỹ đến như vậy... Chắc hẳng không phải mọi thứ đều rõ cả... " Song vẻ mặt của Naôê hoàn toàn thỏa mãn.
    - Di căn rất nhiều... - Ông lẩm bẩm.
    Nôrikô đã quen thuật ngữ này. Cô hiểu rằng toàn bộ đều bị tổn hại.
    - Vậy tức là không thể làm được gì nữa sao?
    - Chừng hai tháng là hết.
    - Nặng thế ư? ...
    - Phía dưới dạ dày đầy di căn. - Trong mắt Naôê sáng lên một xác tin vững chắc. - Chỉ lụa số bốn!
    Cầm lấy cái kìm cặp kim của Nôrikô đưa, Naôê nhanh nhẹn kéo hai mép khoang bụng lại và bắt đầu khâu. Khi ông khâu xong mũi cuối cùng, đồng hồ chỉ ba giờ hai mươi phút. Thường một phẫu thuật cắt đoạn dạ dày phải kéo dài từ một tiếng đến một tiếng rưỡi. Thì giờ còn thừa nhiều quá.
    - Áp lực động mạch?
    - Bình thường, - Kôbasi liếc nhiền áp kế rồi nói.
    - Đúng cả. Đúng phải như thế: Lượng máu mất không đáng kể. - Với một nụ cười mệt mỏi, Naôê nhấc tay lên khỏi bụng bệnh nhân. Nôrikô từ phía sau bước nhanh tới và cởi dây áo blouse.
    Naôê quay về phía cô.
    - Để ông cụ ngủ ở đây nửa giờ nữa.
    Nôrikô gật đầu
    - Và đặt bình tiếp. Chỉ cần ghicôza năm phần trăm.
    - Còn cái này đưa đi đâu? - Nôrikô giơ cáo cái lọ pênicillin đựng hai cái hạch bạch huyết vừa cắt bỏ.
    - Gửi đi xét nghiệm.
    Ông cầm lấy cái lọ, rồi lau vầng trán lấm tấm mồ hôi và đi sang phòng điều hành.
    Một tiếng sau cụ Isikura tỉnh lại. Lúc bấy giờ Naôê đang ở phòng ngoại trú khám một bệnh nhân bị thương trong một tai nạn xe hơi. Chiếc taxi ông ta đi phanh lại ở đèn hiệu ngã tư, và vừa lúc ấy một chiếc xe khác từ phía sau đầm vào taxi. Sự va chạm mạnh làm cho đầu người khách bị hất ra sau, và ông ta thấy đau nhói. Bây giờ ông ta kêu là thấy nặng trong đầu và đau ở gốc cổ.
    Sau khi khám qua, Naôê gửi ông ta đi chiếu điện rồi bước vào phòng bệnh nhân.
    Dưới tấm chăn dày, thân hình cụ Isikura nằm trên giường trông như bẹp dí. Nghe những bước chân của Naôê, ông cụ mở mắt và mỉm cười niềm nở.
    - Cụ đã tỉnh rồi ạ?
    - Tiên sinh! Cám ơn tiên sinh nhiều quá.
    Giọng ông cụ còn hơi khàn, nhưng nghe cũng khỏe khoắn.
    Naôê bắt mạch cho cụ, xem lại bình tiếp huyết thanh. Ngồi cạnh giường ông cụ là người con dâu và một cô thiếu nữ trẻ măng chắc là một người cháu gọi ông cụ bằng ông.
    - Bác sĩ đã cắt sạch hết cho tôi rồi chứ?
    - Có một vài chỗ không cắt được, nhưng chính ổ bệnh thì đã thanh toán hẳn rồi.
    Naôêe vừa trả lời vừa lấy cái ống nghe trên tay Nôrikô đặt lên ngực cụ Isikura. Cụ già nhắm mắt lại, háo hức nghe. Về trương lực tim không có gì thay đổi. Trước đây một giờ, Kôbasi trong khi báo cào về tình trạng bệnh nhân, đã nói rõ như vậy. Nói cho đúng ra thì không thể có gì khác được. Làm sao có được những sự lệch lạc trong khi một trái tim hoàn toàn khỏe mạnh sau một "phẫu thuật" như vậy? Bỏ cái ống nghe xuống Naôê xem lại lòng trắng mắt của cụ già, yêu cầu tụ le lưỡi ra xem.
    - Tốt cả, không có gì phải lo. Bây giờ cụ cần ngủ cho đẫy.
    - Thưa bác sĩ, thế bao giờ tôi có thể ăn cơm được? - Cụ Isikura sốt ruột hỏi.
    - Độ bốn ngày nữa cụ sẽ ăn cháo được.
    - Bốn ngày ạ? Tức là sẽ đau suốt bốn ngày?
    - Phải chịu khó. Dù sao cũng là cắt đoạn dạ dày.
    - Thế mà người ta cứ dọa tôi: ông mà ưng thuận cho người ta mổ thì chỉ có chết. Ngay từ đầu, tôi đã biết họ nói bậy hết. Tôi bảo là cứ cắt đi cho tôi. Thế là y như rằng, tôi nghĩ sao là đúng như vậ y! - Cụ Isikura đắc thắng nhìn sang người con dâu, - Ấy, tôi đã ngần này tuổi rồi mà chưa bao giờ đau ốm gì đáng kể. Còn đọ sức với thanh niên được!
    Naôê mỉm cười
    - Bao giờ các vị cho phép tôi xuống giường?
    - Chắc khoảng mười ngày.
    Isikura trầm ngâm nhìn ra khoảng không, biểu lộ đang tính nhẩm số ngày.
    -Thế bao giờ thì cho tôi xuất viện?
    - Kìa ông! - Người con dâu không ghìm được. - Ông không được nói chuyện nhiều thế. Nó sẽ yếu sức đi.
    - Đến tháng hai tôi đã ra khỏi đây rồi nhỉ?
    - Tôi không dám tiên liệu quá xa như vậy.
    - Vâng-vâng, dĩ nhiên... - Cụ Isikura ngoan ngoãn gật đầu.
    - Cụ nghỉ nhé - Naôê đứng dậy.
    - Cám ơn bác sĩ.
    Mấy người đàn bà cúi mình chào còn cụ Isikura thì hơi nhấc đầu lên khỏi gối một chút.
    Trên tần của các phòng thượng hạng rất sạch sẽ, những bức tường trắng đều bóng lộn lên, trong các dãy hành lang có bày những chậu cây cao-su và dứa. Cố đi thật nhanh cho kịp Naôê, Nôrikô lo lắng hỏi.
    - Chẳng lẽ có thể lừa bệnh nhân như vậy sao?
    - Nhưng còn biết làm thế nào nữa?
    - Chúng em cũng phải nói với ông cụ như vậy à?
    - Dĩ nhiên.
    Naôê bước đi, hai tay thọc vào túi áo blouse, mắt nhìn thẳng phía trước.
    Ở phòng khám ngoại trú có một bệnh nhân đang đợi ông. Trong bệnh án có đề: "ba mươi lăm tuổi" nhưng trên hai thái dương tóc đã điểm bạc, và trên đỉnh đầu tóc thưa rõ rệt. Nói chung ông ta trông già hơn tuổi nhiều.
    - Ông làm việc ở đâu?
    - Ở tòa thị chính Tokyo, - người đàn ông trả lời, bàn tay để sau ót. Tên ông ta là Kuwana.
    - Như vậy tức là lúc bấy giờ ông đang đi...
    - Đi công chuyện, rồi sau đó sẽ trở về sở.
    Kỹ thuật viên X-quanh đã đem tới những tấm phim rửa gấp chụp các đốt xương sống vùng cổ của Kuwana, dùng cặp treo lên tấm kính sáng thành một dãy. Ảnh chụp từ nhiều góc độ khác nhau: từ phía trước, từ một bên, cái thì chụp đầu nghiêng về phía trước, cái thì chụp đầu ngả về phía sau, cả thảy sáu tấm. Không có một tấm nào cho thấy có sự lệnh lạc.
    - Cột sống lành lặn, - Naôê nói.
    Naôê bắt đầu viết kết luận vào bệnh án. Kuwana trầm ngâm xem xét những đường viền của mấy đốt xương của bản thân được tấm kính mờ soi sáng từ phía sau. Phía trên cái cột nhỏ gồm bảy đốt xương sống chồng lên nhau có một vùng sáng rộng hiện lên trăng trắng - đó là hộp sọ.
    - Vào lúc đụng xe, khi cái đầu hất đột ngột về phía sau, có một số huyết quản nhỏ và một số thở của tổ chức cơ. Chính tình trạng đó gây nên đau đầu và những cảm giác khó chịu ở vành cổ, nhưng không có hiện tượng vỡ hay xê dịch các đốt xương sống.
    - Hóa ra tôi chỉ bị trẹo cổ thôi ư?
    - Theo ngôn ngữ khoa học thì không gọi như vậy. Thành ngữ "trẹo cổ" chỉ nguyên nhân của tình trạng chứ không phải bản thân tình trạng.
    - Thế nếu gọi theo khoa học thì thế nào ạ?
    - Giãn hệ dây chằng ở vùng cổ của cột sống.
    Người đàn ông lại chăm chú nhìn mấy tấm phim X-quang. Phía trên cái cằm chạy hai hàng răng và trong số răng có một cái nổi rõ lên: đó là một cái răng giả bằng kim loại. Kuwana thận trọng sờ lên cổ.
    - Nói một cách khác. Hệ dây chằng nối liền các đốt xương sống này tạm thời bị yếu đi, - Naôê giảng giải.
    Cánh cửa bổng mở ra và trên ngưỡng cửa một viên cảnh sát xuất hiện. Sau lưng y thấp thoáng bóng dáng một người trẻ tuổi. Mặt người cảnh sát, Naôê thấy quen quen. Đó chính là người cảnh sát trực cách đây ba ngày đã đưa tên du đãng sau rượu vào bệnh viện.
    - Thưa bác sĩ, bây giờ tôi nên thế nào ạ? - Kuwana hỏi.
    - Ông chẳng có gì đáng sợ. Nhưng phải một tháng mới hết đau, không sớm hơn.
    - Không cần nằm bệnh viện chứ ạ?
    - Không. Chẳng qua ông nên cố giữ một chế độ yên tĩnh hoàn toàn. Trong tình trạng này nhiều khi vào ngày thứ hai hay thứ ba cảm giác đau tăng lên.
    - Xương không sao chứ ạ?
    - Ông đừng lo.
    - Như thế nghĩa là xương vẫn lành lặn... - viên cảnh sát quay về phía người trẻ tuổi đứng sau lưng nói.
    - Anh kia là gì, người gây ra tai nạn phải không? - Naôê hỏi. Nghe tiếng nói của ông, người trẻ tuổi sợ hãi ngẩng đầu lên. - Địa chỉ?
    - Khu Sêtagaya, Phố Staghenđzyaya..
    Người trẻ tuổi là một sinh viên năm thứ hai trường đại học.
    - Sự việc xảy ra như thế nào?
    - Cái xe thể thao của anh ta đâm và đít chiếc taxi - viên cảnh sát trả lời thay cho người trẻ tuổi - Cái xe taxi chẳng sao, chỉ có cái thanh chắn sau bị vẹt một tí, còn xe của anh này thì cả hai cái đèn phía trước đều vỡ tan.
    - Giấy bảo hiểm của anh hợp lệ đấy chứ?
    Người trẻ tuổi gật đầu và nhìn ra phía khác. Nôrikô ghi địa chỉ và số điện thoại của anh ta vào bệnh án.
    - Ông sang bên kia tiêm.
    Kuwana đưa mắt nhìn một lần nữa, chành sinh viên mặc săngđdai rồi đi sang phòng ghi danh.
    Viên cảnh sát quay về phía người trẻ tuổi.
    - Anh ra ngồi ở phòng khách đợi một chút. tôi cần bàn với bác sĩ một lát.
    Người thanh niên ngoan ngoãn đi ra.
    -Thưa bác sĩ, thế còn cái gã bệnh nhân kia thì sao ạ? .. Cái gã bị nhốt vào toa-lét ấy mà... Hắn không phá phách gì chứ ạ?
    - Không.
    - Thế bạn bẹ hắn có kéo đến bệnh viện nữa không ạ?
    - Hình như có đến một lần, nhưng tôi không gặp.
    - Tôi cứ lo bác sĩ gặp những chuyện lôi thôi.
    - Anh lo cũng phải.
    - Thế ạ? - Viên cảnh sát bối rối. - Có việc gì xảy ra hay sao ạ?
    - Cái số tiền ba mươi ngàn mà họ ứng trước đã sắp hết.
    Nghe nhắc đến tiền bạc, viên cảnh sát ngượng nghịu cúi đầu, như thể chính anh ta định quịt số tiền phải trả thêm.
    - Còn đủ được đến ngày nào ạ?
    - Hôm qua tôi có hỏi ở phòng văn thư: họ nói là khoảng hai ngày nữa.
    - Chỉ thế thôi ạ?
    - Phòng của anh ta nằm dù không điều trị cũng phải trả ba ngàn yên một ngày, thành thử ba mười ngàn yêu trên thực tế chẳng là cái gì cả. Thậm chí cũng không đủ chụp một tấm X-quang.
    - Xin bác sĩ thứ lỗi cho tôi.
    - Sao anh lại phải xin lỗi?
    - Mấy tên cùng bọn với hắn không thể nào lại không có tiền...
    - Tôi đã nói từ đầu rồi, hễ hết tiền là tôi cho xuất viện.
    - Thế hiện nay hắn ra sao rồi ạ?
    - Vết thương hơi bị mưng mủ... Không sao, điều trị tiếp theo chế độ ngoại trú cũng được.
    Naôê đến cạnh lavabô và bắt đầu rửa tay.

    Hết chương 4

Trang 1 / 6 123 ... LastLast

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •