Trang 5 / 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 LastLast
Bài 41 đến 50/56

Chủ đề: Đèn không hắt bóng

  1. #41
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 14


    Bà Ritsukô bắt đầu học chơi mạt chược cách đây hai năm. Còn Yutarô thì đã trở thành một tay máu mê ngay từ thời sinh viên. Và sau khi mở được bệnh viện riêng, ông vần thỉnh thỏang mời những ông bạn mạt chược cũ đến chơi một vài ván.
    Thời gian gần đây ông chơi với hai bác sĩ. Hirayama và Uchimôra ở khu vực Mêgurô. Cả ba người đều bận việc đến tận cổ cho nên không mấy khi tụ tập được, mỗi tháng chỉ được một lần, nhưng mỗi lần như vậy họ đều chơi đến khuya. Yutarô hay vắng mặt trong những buổi ấy; họat động của ông trong Hội đồng thị chính và ban quản trị Hội lương y không để lại cho ông được bao nhiêu thì giờ rỗi.
    Yutaorô tự nguyện dạy cho Ritsukô đánh mạt chược. Người ngòai nhìn vào có thể thấy buồn cười. Ai lại bỏ công đi dìu dắt từ những bước đầu cho một bà vợ ngũ tuần tập chơi một trờ chơi cực kỳ phức tạp, nhưng ông Yutarô có một ý đồ riêng mà không ai biết. Với tuổi tác, bà Ritsukô đã trở thành khó tính, dễ kích động, hay gắt gỏng, và mạt chược có thể làm cho bà khuây khỏa. Ngòai ra đó dường như là một cách chuộc lại cái tội lỗi của ông trong vụ Mayumi. Nhưng điều chủ yếu là những ván bài sau mười hai giờ đêm giúp ông lãng tránh việc làm tròn những bổn phận của người chồng.
    Lúc đầu Yutarô sợ rằng vợ mình sẽ không muốn động não để tập đánh mạt chược. Tuy vậy ông thỉnh thỏang lại khích lệ bà: "Chỉ ngồi xem thôi thì thích thú gì. Giá mình học đánh đi thì hay. Mình không thể tưởng tượng nó thú vị như thế nào đâu". Rồi đột nhiên Ritsukô bắt đầu thấy ham.
    Yutarô đã tận tình dành ra mấy buổi tối dể bày vẽ cho vợ hiểu rõ những qui tắc của trò chơi. Nhưng chẳng bao lâu ông phát chán. Thế là ông bèn khóan trắng cho Yuđzi việc dạy bảo Ritsukô và Mikikô.
    Song dần dần Yutarô hiểu ra rằng mình đã tính nhầm một cách nghiêm trọng. Ritsukô maê mãi với mạt chược, ngồi đánh suốt buổi với Sêkiguichi, và khi đã thành thạo, lại lôi kéo luôn cả vợ chồng Hirayama vào cuộc.
    Rốt cục Yutarô phải gánh chịu những hậu quả tai hại của cái mưu do chính ông bày ra. Bởi vì nếu trước đây ông có thể lấy cớ đi đánh mạt chược để chạy đến nhà Mayumi thì bây giờ cái cớ ấy không còn dùng được nữa. Còn tệ hơn thế: bà Ritsukô đã dạy cho bà Hirayama chơi, thành thử bây giờ họ có thể làm thành hai đôi quanh bàn mạt chược. Đồng thời chính hai bà an định những buổi chơi bài với nhau: họ đều biết rất rõ thời dụng biểu của chồng, thành thử rất khó lòng có thể tìm được một cái cớ thóai thác những buổi ấy.
    Yutarô rất thích đánh mạt chược, nhưng một thành phần như vậy không làm cho ông hài lòng lắm. Nếu đã chơi thì phải chơi lớn, để có cái thú hồi hộp của sự thua to hay được lớn, chứ chơi như thế này thì có nghĩa lý gì? Những số tiền đặt chẳng đáng là bao, dù thua dù được thì tiền cũng chuyển từ tay chồng sang tay vợ, từ tay vợ sang tay chồng. Yutarô phát bẳn: bài bạc như thế thì còn thích thú cái nỗi gì?
    Hirayama, nói chung cũng nghĩ như vạy: nhưng đã từ lâuông không còn quan tâm đến gái nữa, và đánh mạt chược trong không khí gia đình, lạ thay, lại làm cho ông thích thú.
    Trong bốn người chỉ có một mình Yutarô bứt rứt khó chịu - tâm trí ông mãi nghĩ đến Mayumi, nhưng để lộ nỗi bứt rứt ấy ra thì không xong, cho nên ông tự an ủi bằng cách nghĩ rằng trong cái họa cũng có cái phúc: bà Ritsukô chơi khuya mệt sẽ không cần đến ông nữa.
    Tối hôm ấy họ chỉ đánh có ba ván, Ritsukô được, sau đó hai vợ chồng Hirayama, Yutarô thì đứng chót.
    Tuy có thái độ kinh thường đối với các bạn chơi bài, thường thường Yutarô vẫn bị lôi cuốn và chơi rất máu mê. Nhưng hôm nay, tuy thua (điều này rất ít khi xảy ra với ông) mà ông vần không bực tức; có một điều còn làm cho ông lo lắng hơn nhiều: ông đã gặp Mayumi và đã lại thất bại.
    Họ bắt đầu chơi lúc sáu giờ, và đến khỏang mười giờ đã xong. Nhưng họ không vội chia tay: ngòai việc đánh bài ra, các bà bao giờ cũng nhân cơ hội để nói chuyện phiếm. Lẽ tự nhiên đề tài nói chuyện chính là cái đề tài chung, gần gũi với mọi người: bệnh viện, nghề thuốc.
    - Các nữ y tá bên ông bà ra sao? - Bà vợ ông Hirayama hỏi thăm.
    - Chúng tôi thay họ bằng những cô tập sự, thành thử cũng đỡ được ít nhiều. - Ritsukô vừa uống hết cả một chai bia cho nên mắt bà hơi đỏ.
    - Còn bên chúng tôi thì chỉ còn lại có ba cô.
    - Bên ông bà trước kia có bốn kia mà?
    - Trước kia thì thế. Bà có nhớ không, hai năm trước có một cô đến học ở bệnh viện chúng tôi - tên là Yanô. Cô ta lại còn trọ ở nhà chúng tôi nữa.
    - Tôi nhớ, tôi nhớ. Cái mặt dài dài... Một cô gái rất dễ thương.
    - Thì đấy. Cô ta làm việc ở chổ chúng tôi và học làm y tá. Từ sáng đến trưa ở bệnh viện, rồi buổi chiều đi theo lớp. Thế rồi, bà thử tưởng tượng mà xem...
    - Cô ta đi mất à?
    - Vâng! Cô ấy học hết chương trình, dự kỳ thi quốc gia và trở thành một nữ y tá thực thụ. Chúng tôi đâu nghĩ: đấy, bây giờ cô ta sẽ bắt đầu làm việc thật sự: thế mà đùng một cái cô ta tuyên bố rằng mình về nhà với bố mẹ.
    - Tại sao?
    - Cô ta nói là bà mẹ đau tim. Nhưng dĩ nhiên đó chỉ là một cái cớ. Từ trước cô ta cũng đã biết là mẹ ốm nặng.
    - Làm sao lại có thể như thế được? Chẳng lẽ trước đó ông không giao hẹn với cô ta là sau khi học xong, cô ta sẽ làm việc mấy năm ở chỗ ông bà hay sao?
    - Có, có giao hẹn miệng. Cô ta hứa sẽ làm việc hai năm.
    - Đã giao hẹn thì phải làm chứ!
    - Dĩ nhiên! Tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi đã yêu cầu ông bác sĩ nói chuyện với cô ta cho cương quyết một chút... - bà Hirayama quen gọi chồng là "ông bác sĩ", - nhưng ông ấy không chịu nghe. Ông ấy bảo là mẹ người ta ốm thì phải để cho người ta về.
    - Ôi, ông nhà tôi cũng cù lần thế đấy!
    Câu chuyện có một chiều hướng không hay ho lắm cho nên hai người đàn ông thấy nên im lặng uống bia là hơn.
    - Ở chổ chúng tôi năm ngóai cũng xảy ra một chuyện đúng như vậy.
    - Thật là đáng giận: nai lưng ra giúp đỡ cho người ta học, rồi đến khi học xong người ta chẳng thèm nhớ ơn mình.
    - Ừ... các cô gái bây giờ không hề biết thế nào là ơn nghĩa... Được việc mình rồi là thôi, vĩnh biệt.
    - Ông bà đỡ hơn chứ, bệnh viện nhỏ xíu, việc chẳng có mấy. Chứ như bên chúng tôi thì không sao làm xuể.
    - Lớn nhỏ có khác gì nhau? Bác sĩ tư ai mà chả khổ. Các bệnh viện công và bệnh viện thị xã cứ dỗ dành các nữ y tá về làm, không thèm nể ai.
    - Vâng, đến khổ với mấy cô y tá này. Không còn biết làm sao cho vừa ý họ nữa. Không thể hiểu ai làm cho ai: họ làm cho mình hay mình làm cho họ.
    - Thế ở cái Hội lương y của ông không đặt vấn đề này ra à?
    - Dĩ nhiên. - Trong giọng nói của Yutarô có thể nghe rõ ý bực mình. Vấn đề các nữ y tá có thể nói là đã dính răng mọi người, ở Hội lương y nó được thảo luận mãi rồi. - Mỗi khu vực đều có lớp đào tạo nữ y tá, nhưng số người muốn học thì ít.
    - Thế tại sao không ai muốn làm nữ y tá?
    - Lương ít lắm.
    - Ông cho là như thế à? Còn theo tôi thì họ trả lương y tá như thế là hòan tòan phải chăng.
    - Nếu tính khối lượng công việc thì chẳng nhiều đâu.
    - Khối lượng công việc à? Nhưng họ chỉ ngồi không thôi chứ có làm gì!
    - Không, dù sao hiểu biết của họ cũng khá, mà trách nhiệm của họ cũng không phải là nhỏ!...
    - Biết làm thế nào được? Nếu tăng lương cho họ thì các bệnh viện tư sẽ phá sản hết.
    - Cứ thế này, kinh tế cũng đã gay go lắm rồi, - Ritsukô thở dài. Nói cho đúng ra, bà chẳng biết gì bao nhiêu về những công việc của bệnh viện Oriental, nhưng mỗi khi nghe bàn đến tiền bạc là bà rất thích phán đóan.
    - Vâng... Nếu cứ tiếp tục như thế này thì chúng tôi chẳng bao lâu nữa sẽ bị gậy lên đường, - bà Hirayama tán đồng.
    - Bao nhiêu tai họa đều do tiền viện phí quá thấp, - Yutarô kết luận.
    Hirayama và hai bà cùng gật đầu một lượt. Về vấn đề này thì hai đôi vợ chồng hòan tòan ăn ý với nhau.
    - Giường nằm, ngày ăn ba bữa - ngần ấy thứ mà chỉ có một ngàn bốn trăm tám mươi yên mỗi ngày! Ngay đến một khách sạn rẻ tiền như vậy bây giờ cũng không tìm đâu ra.
    - Bà nhớ đến từng yên kia à? - Bà Ritsukô kinh ngạc.
    - Chứ sao! - Bà Hirayama đáp, không khỏi có phần đanh đá. - Ở bệnh viện của chúng tôi không phải như bên ông bà - người thì ít, thành thử tôi phải ngồi ở phòng tiếp bệnh nhân, lại phải đóng gói thuốc thang, tính các khỏan tiền, và cả theo dõi bệnh nhân nữa. Công việc thật là lút đầu lút cổ.
    - Thì tôi cũng phải làm đủ các việc ấy! - Bà Ritsukô chen vào.
    - Làm sao có thể bì với bệnh viện của ông bà. Bao nhiêu giường nhỉ? Bảy chục phải không?...
    - Nhưng ông Hirayama ạ, bệnh viện lớn tuyệt nhiên không có nghĩa là doanh thu lớn. - ông Yutarô vừa mồi thuốc lá vừa nói. - Ông không biết chứ đôi khi tôi thấy một bệnh viện có năm người làm việc có lời hơn nhiều. Còn cơ nghiệp càng lớn lên thì chi phí cũng càng cao: thêm một khỏan lương là thêm bao nhiêu chi phí... Ở các xí nghiệp khác, đầu tư càng nhiều, lợi nhuận càng lớn. Còn chúng ta thì ngược lại...
    - Phải, trên nguyên tắc, - ông Hirayama góp chuyện, - hễ xí nghiệp mở rộng, lợi nhuận ắt phải tăng, nhưng trong nghề thuốc rõ ràng là không phải đơn giản như vậy.
    - Thế thì sao? Một bệnh viện nhỏ như của chúng tôi là trường hợp tối ưu sao? - Bà Hirayama hình như có phần yên tâm.
    - Ấy, điều này thì chẳng phải ý tôi.
    - Cái khổ là ở chổ người ta thường không thích nằm các bệnh viện nhỏ: ngay cả một bệnh viêm ruột thừa thông thường người ta cũng thích nằm bệnh viện lớn hơn, - bà Hirayama lại than phiền. - Vừa rồi có một anh hàng thịt đến chỗ chúng tôi: cửa hiệu anh ta cũng ở gần đấy. Bác sĩ Hirayama khám cho anh ta rồi nói: "Phải làm phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa". Anh ta ưng thuận. Chúng tôi chuẩn bị cho anh ta một chỗ trong phòng bệnh, dọn cho anh ta một cái giường chăn đệm mới tinh. Chúng tôi chờ đợi. Thế rồi ông bà có biết sao không? Anh ta không đến. Chúng tôi gọi điện đến nhà hỏi xem cơ sự ra sá. Thế thì ông bà có thể tưởng tượng được không, anh ta trả lời là bây giờ anh ta đã nghĩ lại: có một người bà con nào đấy của anh ta nằm ở bệnh viện thành phố, cho nên anh ta cũng định đến đấy nằm.
    - Có lẽ anh ta sợ tôi không mát tay chăng? - Hirayama cười nhạt một cách không vui.
    - Trước đây tôi bao giờ cũng mua thịt của anh ta, nhưng bây giờ tôi sẽ không bao giờ đặt chân đến đấy nữa!
    - Thật là đồ vô lại! - Bà Ritsukô tán đồng. - Ai đời lại đi so sánh bác sĩ Hirayama với một thằng nhải ranh nào đấy ở bệnh viện thành phố?
    - Thế còn viện phí... các vị thử nghĩ mà xem: một lần mổ ruột thừa chỉ được mười ngàn yên! Các vị có thể tưởng tượng được không - bà Hirayama im bặt, vẻ công phẫn.
    - Chẳng lẽ ít thế thôi à? - Ritsukô ngạc nhiên.
    - Đấy các vị thấy chưa! - Bà vợ ông Hirayama thậm chí còn có vẻ mừng rỡ. - Tôi đã nói mà: chẳng qua cũng chỉ vì bệnh viện của chúng tôi nhỏ quá... Ôi sao tôi ganh tị với ông bà thế ! Thật chỉ mong sao được sống yên ổn như ông bà, không phải tính từng đồng yên !...
    - Mười ngàn yên... Vào một quán rượu ở khu Ghiđzê thì mười ngàn yên không đủ ngồi nửa tiếng, - Yutarô nhận xét.
    - Gì thì gì, chứ cái này ông biết quá rõ, - bà Ritsukô châm chọc chồng. - Ông chỉ biết la cà ở các quán rượu. Trong khi số thu nhập thì thảm hại như vậy.
    - Tôi nói một đàng thì bà lại nói một nẻo, đây là hai chuyện khác nhau! - Yutarô cau mày bực tức, và Hirayama vội vàng lái câu chuyện sang một hướng khác.
    - Dĩ nhiên là có thể kiếm thêm - bằng tiền thuốc uống, thuốc tiêm... Tuy có thể nói riêng với nhau là chúng ta gần như đã nuôi bệnh nhân tòan bằng thuốc.
    - A, anh không nghe nói Yasui đã nghĩ ra được cái trò gì à? - Yutarô hỏi khẽ Hirayama, không để cho vợ nghe.
    - Yasui nào? Cai anh ở khu Mita ấy à?
    - Có một lần sau buổi họp ở Hội, tôi với anh ta rủ nhau đi uống rượu, và anh ta đã kể cho tôi nghe. Cứ mỗi lần có một bệnh nhân vào nằm theo chế độ trợ cấp bảo hiểm, Yasui thế nào cũng phát hiện ra rằng bệnh nhân ấy có một cái ruột thừa nổi.
    - Vậy thì kết quả sẽ ra sao? Hóa ra tất cả các bệnh nhân thanh tóan viện phí bằng trợ cấp bảo hiểu đều có ruột thừa nổi hết à?
    - Chính thế.
    - Chao ôi...
    - Phẫu thuật thì tối đơn giản: cố định đầu ruột thừa lại là xong. Còn bệnh nhân nào ruột thừa chẳng sao cả thì chẳng làm gì sốt. Chỉ việc rạch ra rồi khâu lại. Rồi sau đó nếu có gì, lúc nào cũng có thể nói rằg cái ruột thừa lại buột ra; dù sao thì cũng chẳng ai biết được.
    - Thết khi nào cắt bỏ ruột thừa thì sao? Nó sẽ thành một chuyện khôi hài: làm giấy thanh tóan hai phẫu thuật cùng một lúc.
    - Dĩ nhiên. trong những trường hợp như thế thì sẽ viết vào bệnh án là hai phẫu thuật được thực hiện vào hai thời điểm khách nhau.
    - Theo tôi thì làm như vậy cũng quá quắt!
    - Nhưng có lợi.
    - À vâng... Thế sao, Yasui dùng cái mẹo này đã lâu chưa?
    - Cũng hai ba năm rồi. Có ai mách cho anh ta đấy.
    - Thế ban kiểm tra của hội bảo hiểm không nhận thấy gì sao?
    - Cũng đã có lần họ nói xa xôi với anh ta rằng ở bệnh viện của anh ta quá nhiều trường hợp ruột thừa nổi.
    - Thế thì dù sao cũng lộ mục tiêu rồi, - Hirayama phì cười.
    - Nhưng anh ta chỉ làm cái trò này với anh ta với những bệnh nhân nằm theo trợ cấp bảo hiểm mà thôi, thành thử chẳng bị lôi thôi gì.
    - Tôi thì có lẽ tôi chả làm như thế.
    - Thế thì cứ suốt đời hẩm hiu thôi, - bà Hirayama phì cười.
    - Không biết thì dựa cột mà nghe.
    - Đấy ông ấy thì lúc nào cũng vậy, - bà vợ than phiền. - Không cho ai nói lấy nửa lời... À mà cả bà vợ của ông Kaita, cái ông ở gần nhà ga ấy, cũng không bằng lòng.
    - Bà ấy thì có gì mà không bằng lòng? Phòng khám của họ bao giờ cũng đầy ấp.
    - Ông này làm nhãn khoa. Mà bác sĩ nhãn khoa thì nhiều việc ít tiền. Một lần rửa mắt chẳng hạn được có bảy mươi yên. Thế mà mất bao nhiêu là thì giờ Kaita có nói là làm nha khoa lời hơn cả.
    - Không, bở nhất là thú y, - Yutarô nói. Ở đây không bao giờ có vấn đề trợ cấp bảo hiểm...
    - Mà lại muốn đòi bao nhiêu thì đòi, - Hirayama cười nụ.
    - Mà bệnh nhân thì toàn là những người có của.
    - Sao lại bệnh nhân! Chủ của chúng nó chứ!
    Mọi người cười rộ.
    - Nhỡ có chẩn đóan sai thì cũng không sao, chẳng phải chịu trách nhiệm gì...
    - Có lẽ ông nên đi học lại để chuyển ngành sang thú y, nhỉ? - Bà Hiayama bàn với chồng.
    - Thế bà có thích mó tay và chỗ lạ không? - Không đời nào.
    - Thì tôi cũng thế!
    -Mọi người lại cười rộ.
    - Nói chung đây là cả một nghịch lý. - Hirayama đột nhiên buồn hẳn đi. - Thầy thuốc càng tồi thì càng hay phải mổ lại, và do đó thu nhập càng nhiều. Bây giờ thầy thuốc chẳng phải là thầy thuốc mà là những anh quản lý, những anh làm hành chính.
    - Nghịch lý thì nhiều; một bác sĩ không có kinh nghiệm, mới rời ghế nhà trường và một giáo sư, tiền thù lao làm phẫu thuật đều hưởng như nhau.
    - Giáo sư thì cũng có nhiều hạng khác nhau.
    Lúc bấy giờ đã khuya lắm, nhưng các bà chưa hề nghĩ đến việc ra về. Họ cảm thấy thỏai mái lắm: chồng thì ở bên cạnh, con gái thì lớn cả rồi. Ở nhà không gọi điện đến tức là mọi sự đều yên ổn.
    Nhưng Yutarô thì thấy chán. Cùng về nhà với Ritsukô ông cũng chẳng thích. Hôm nay bà ta cứ cuống lên đòi đi đánh mạc chược, thậm chí lại còn được nữa. Thôi cứ để cho bà ta vui, ba hoa cho thỏa thích. Bà ta sẽ mệt và đi ngủ trong một trạng thái thỏa mãn. Được như thế thì tốt hơn.
    Yutarô lại nhớ đến Mayumi. "Phải, mình già rồi", - ông tự nhủ, lòng buồn rười rượi.
    Hai bà tiếp tục nói chuyện phiếm. Bây giờ họ bàn đến vấn đề tình trạng khan hiếm các chàng rể. Câu chuyện rõ ràng là đang làm cho họ say sưa.
    Nghe hai bà lải nhải được một lúc, Hirayama quay sang Yutarô:
    - Tôi cũng có thể kể cho anh nghe cái này. Anh cũng biết rằng khi xử lý chứng viêm mũi và chứng viêm xoang Higmore, người ta rửa mũi bằng tăm-bông, nhúng vào dung dịch xyrocain. Thế thì ngòai ra còn có một cách khác nữa: dùng procain. Hiệu quả thực tế cũng như thế, nhưng procain giá rẻ hơn nhiều.
    - Dĩ nhiên tôi có biết. Chúng tôi cũng dùng procain để gây tê cục bộ.
    - Anh nghe đây. Có một điều rất quan trọng; procain có tính chất ma túy, tuy rất nhẹ nhưng vẫn có. Nếu dùng hàng ngày, ở bệnh nhân sẽ phát sinh một nhu cầu proain bền vững. Bệnh nhân sẽ bứt rứt không yên chừng nào niêm mạc chưa đượi bôi procain một lần nữa.
    - Sau khỏi bệnh Highmore, bệnh nhân vào đến tìm bác sĩ như cũ chứ gì?
    - Chính thế đấy. Có nhiều bác sĩ tập cho bệnh nhân nghiện procain một cách có dụng tâm.
    - Thế là song tiễn tề xuyên... Phải, mỗi người đều có một bí quyết riêng.
    Hirayama rót thêm bia cho Yutarô.
    - Ba nó này, - bà Ritsukô quay sang phía chồng - phải cố làm sao cho buổi xem mắt sắp tới thành công.
    - Được rồi... - Yutarô phản ứng một cách uể ỏai trước cuộc tấn công đột ngột của bà vợ.
    - Đã lẽ ông phải nói chuyện kỹ kỹ với con Mikikô từ lâu mới phải!
    - Tôi sẽ nói.
    - Không thể chần chừ được đâu. Mình sẽ không có đám nào được như thế.
    - Nhưng cái anh ấy có một cái gì đó mà con Mikikô không thích phải không? Hình như nó bỏ buổi xem mắt trốn đi đâu ấy phải không? - Bà Hirayama hỏi.
    - Tôi cũng chẳng biết nó có chuyện gì thế nữa, - Bà Ritsukô thở than. - Bây giờ nó cứ kín như bưng ấy không nói gì với tôi cả. Có lẽ nó có nói gì với con Yasukô nhà chị chăng?
    - Tôi cũng chẳng biết. Con Yasukô nhà tôi thì cũng chẳng ai moi được của nó một câu nào.

  2. #42
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Yutarô nhớ lại những điều Mayumi đã nói với ông. Chẳng lẽ Mikikô yêu Naôê thật ư? Mà tại sao lại không? Cách biệt về tuổi tác ư? Thì bản thân ông tuổi chẳng gấp đôi Mayumi là cái gì? Ý nghĩ này đến với ông một cách bất ngờ, và lần đầu tiên Yutarô bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc này.
    - Thật đáng tiếc, nếu một cái bệnh viện tuyết vời như thế mà chẳng biết để lại cho ai, - bà Hirayama tỏ ý đồng cảm.
    - Giá như thằng Yuđzi chịu học y khoa... Nhưng nó lại ghét nghề thuốc mới khổ chứ: Mà nó cũng dại. Bác sĩ thì cũng chẳng kiếm được nhiều, nhưng bao giờ cũng đủ sống.
    - Giá tôi có con trai thì đến mười triệu tôi cũng không tiếc miễn là nó được học trong một trường đại học y khoa.
    -Khoan khoan! Mình nói cái gì thế? Nhà mình làm gì có số tiền đó? - Hirayama kinh ngạc.
    - Không sao. Sẽ đi vay chứ. Kìa như cái bệnh viện kia đã đầu tư vào đấy bao nhiêu là tiền!. Nhà thiết bị: phải đến năm mươi triệu là ít! Thế mà có ra sao đâu. Đến khi ông bác sĩ nhà tôi về già thì tất cả đều đi tong. Thiết bị thì không bán được: lỗi thời rồi, còn tòa nhà thì không thể dùng vào việc gì khác... Không, tôi sẵn sàng bỏ ra bất kỳ bao nhiêu, miễn là đừng phải bán cái bệnh viện. Còn như ông bà thì đã tiêu vào cái bệnh viện kia mấy trăm triệu chứ có phải ít đâu.
    Đáp lại, Ritsukô chỉ buông ra một tiếng thở dài cay đắng.
    - Thế cái anh vị hôn phu của Mikikô sẽ nhận họ Ghyôđa chứ? - Bà Hirayama hỏi thăm.
    - Bà này! - Ritsukô vỗ hai tay vào nhau đánh đét một cáh. - Thanh niên bây giờ họ không chịu đâu. Nhưng nó là bác sĩ nội khoa, nên chúng tôi sẽ vui lòng trao cái bệnh viện Oriental lại cho nó.
    - Phải... Trong cái nghề của chúng ta, làm sao cho con cái nối nghiệp bố mẹ là điều hết sức quan trọng.
    - Khỏi phải nói... Phải có bao nhiêu phương tiện mới kiếm được đủ thiết bụ, nhất là đối với một bác sĩ mới vào nghề. Rồi lại còn phải tìm những bác sĩ giỏi, những nữ y tá thạo việc!...
    - Nhưng ông bà gặp may đấy, - bà hirayama nhận xét. - Ông bà có được một bác sĩ ưu tú như Naôê thật là có phúc.
    - Biết nói với ông bà thế nào đây... - Bà Ritsukô mỉm cười gượng gạo. - Quả là một đôi bàn tay vàng, nhưng...
    - Ông ta sống độc thân phải không? Chắc mê gái lắm nhỉ?
    - Ấy, vấn đề chính là ở chổ ấy. Ngay trong bệnh viện ông ta cũng có một cô.
    - Thôi đi bà, - Yutarô ngăn vợ.- Về thôi.
    - Đã khuya đâu? Thật chưa muốn về tí nào...
    Cái đồng hồ trên tủ chè chi? mười một giờ.
    - Ông bà đi đâu mà vội? Ngồi chơi chút nữa, - bà chủ nhà vui vẻ giữ khách.
    - Không, ngày mai nhiều việc lắm. - Đọan Yutarô bỏ đứng dậy trước.
    Về đến nhà, họ ngạc nhiên nhận thấy cổng hãy còn thắp đèn sáng trưng; cánh cổng không khóa. Phía trên cửa ra vào vẫn có ngọn đèn con, tuy thường thường sau mười giờ chỉ người làm tắc hết đèn và khóa cửa chính, chỉ để ngỏ lối cửa ngách.
    Trong phòng khách vắng tanh! Chị người làm ngủ, còn Yuđzi và Mikikô hình như đã về phòng riêng trên tầng hai.
    - Yên lạnh một cách khả nghi, - Ritsukô nhận xét trong khi cởi áo ngòai.
    Được một lát Yuđzi xuất hiện trên cầu thang.
    - Con ăn tối chưa? - Bà Ritsukô hỏi.
    - Con ăn rồi ạ. - Yuđzi mở tủ lạnh lấy ra một hộp bia. - Chị Mikikô không đi với ba má à?
    - Không. Mà sao?
    - Chị ấy chưa về.
    - Chưa về kia à?
    Ritsukô lo lắng, nhìn con trai. - Thế thì chị ấy ở đâu?
    Yuđzi mở hộp bia nốc một ngụm.
    - Ai biết đâu đấy. Nói chung thời gian gần đây chị ấy bụi quá.
    - Đừng nghĩ vớ vẩn...
    - Đúng thế đấy! Hôm nào cũng về muộn, có hôm lại còn ngủ lang ở đâu.
    - Như thế có nghĩa là chị ấy ở lại nhà bạn, - Rituskô nói. Nhưng nỗi lo lắng mỗi lúc một mạnh thêm nên bà quyết định đánh thức chị người làm.
    - Tômiyô, cô ngủ đấy à?
    - Hả? ... - Tômiyô hình nhu đang ngủ thật.
    - Thôi cứ nằm, đừng dậy. Cô có biết Mikiô biến đi đằng nào không?
    - Thưa bà tôi không biết. Cô ấy có gọi điện nói là tối nay cô sẽ không về.
    - Nó gọi điện từ đâu?
    - Từ nhà một người bạn gái. Cô ấy xin nhà đừng lo lắng gì cả.
    - Cô không hỏi thử xem bạn gái nào, tên gì à?
    - Cô ấy chẳng nói đâu. Có hỏi cũng vô ích... - Tômiyô càu nhàu.
    Một linh cảm chẳng lành tràn vào lòng Ritsukô. Đứng tần ngần một lúc trên cầu thang, bà đi xuống phòng ăn gặp Yutarô.

    Hết chương 14

  3. #43
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 15


    Bệnh viện Oriental nhộn nhịp hẳn lên trong những ngày cuối năm.
    Ai nấy đều tìm cách xin ra viện để về nhà ăn Tết - rồi ra Tết lại tiếp tục điều trị sau. Chỉ còn lại những người bị bệnh nặng, những người không đủ sức ra khỏi phòng.
    Cụ già Yôsiđzô Isikura phải tính chuyện đón năm mới trong bệnh viện. Theo dự đóan của Naôê, cụ còn sống được chừng mười ngày, hoặc tối đa là hai mươi ngày. Ông cụ không không còn tự rửa mặt được, không tự đi ra ngòai được, nhổm lên một chút trên triường cũng rất khó nhọc. Ông gầy đi một cách khủng khiếp; đó là một bộ xương bọc một lớp da khô héo màu xin xỉn như đất; dưới lớp chăn có thể thấy nhô lên một cái bụng sưng phình.
    Ghé vào phòng trong buổi đi thăm bệnh nhân, Naôê gõ mấy ngón tay lên cái bụng trương phình của cụ già, nghiêng đầu lắng nghe. Khi gõ như vậy có thể nhận bắt một cách khá rõ rệt những âm sắc kim lọai ở bụng tích nhiều chất nước. Naôê lấy ống nghe cúi mình trên người cụ Isikura. Những ngày gần đây cụ già hầu như không ăn gì, nhưng có thể nghe rõ trogn dạ dày có chất nươc chao đi chao lại. Naôê có cảm giác là mình đang nghe những bước chân rón rén của cái chết đang đến gần.
    Nghe xong, Naôê gỡ cái ống nghe trên cổ, gắp hai ống cao su lại và bỏ vào túi. Nôrikô sửa lại băng cho cụ Isikura và bắt đầu cài khuy áo pyjama.
    - Cụ nghỉ nhé, - Naôê chào cụ già.
    Isikura đáp lễ bằng một cái gật đầu khe khẽ, mà cũng chẳng buồn hỏi: "Thế nào ạ, thưa bác sĩ, hiện tôi đã sắp khỏi chưa?" Cũng như Naôê, ông cụ biết rằng cái chết đã vào đến ngưỡng cửa. Nhưng, cũng như Naôê, ông cụ vẫn im lặng. Ông ta hiểu rằn chỉ cần hỏi: tại sao? như thế nào? - thì lập tức một nỗi sợ hãi nhầy nhụa sẽ tràn tới, và sợi chỉ mong manh của niềm hy vọng cuối cùng sẽ đứt.
    "Biết đâu, may ra..." Trong hai tiếng "may ra" mơ hồ ấy, người bệnh tim thấy ý nghĩa của những ngày cuối cùng mà sự sống còn leo lét, còn người thầy thuốc thì tìm thấy ở đó phương thuốc cứu vãn duy nhất.
    Có một lần Naôê không đi làm việc. Đến trưa ông ta gọi điện vào bệnh viện báo tin là mình đang ốm.
    - Chắc hôm qua lại quá chén chứ gì!
    - Không phải đâu, chẳng qua sáng ngay ngủ quên, dậy trễ quá đâm lười không muốn đi làm nữa thì đúng hơn.
    Hôm ấy người ta bàn tán rất nhiều. Ở bệnh viện họ đã quên với cái thói đến muộn của Naôê, nhưng nghĩ việc hẳn thì đây là lần đầu.
    Lòng Nôrikô bồn chồn lo lắng. Đã mấy lần cô nhấc ống máy lên để gọi điện cho Naôê, nhưng mỗi lần như vậy, không hiểu tại sao, cô lại e ngại không dám.
    Thời gian gần đây cô hầu như không nói chuyện với Naôê, tuy hai người làm việc sát cạnh nhau. Lúc nào cũng có một người nào đó lởn vởn gần bên, làm cho họ không nói được. Nhưng ngay trong những phút hiếm hoi mà trong phòng chỉ có hai người với nhau thì Naôê cũng lặng thinh như đã mất hẳn khả năng ngôn từ.
    Nôrikô kiên nhẫn chờ Naôê mời mình đến nhà, nhưng chỉ thỉnh thỏang, đến cuối giờ làm việc ông mới hỏi : "Hôm nay em làm gì?" - Và chỉ cần nghe thấy thế thôi, là Nôrikô vội vàng bỏ hết để chạy đến với Naôê.
    Có một lần Nôrikô thử nói chuyện với ông: tại sao ông lại không mời cô từ trước? - Nhưng Naôê chỉ cau mày, và mọi sự đều lại y nguyên như cũ. Nôrikô phải hậm hực gác hết mọi việc để chạy đến khu Ikêđziri.
    Trước kia họ gặp nhau mỗi tuần hai lần, nhưng bây giờ phải mười ngày họ mới gặp nhau một lần. Và Nôrikô cứ chờ đợi, không dám tự mình nói trước. Mỗi khi những niềm mong mỏi của cô trở thành sự thật, Nôrikô vui mừng vô hạn. Đôi khi tình cảm của cô cũng lừa dối cô, nhưng cô đã tập được cho mình cái thói quen không buồn tủi quá. Cô có cảm giác rằng hai người vẫn ở bên nhau ngay cả những khi Naôê không có mặt.
    Có mấy lần, không đủ sức tự chủ, Nôrikô vẫn hỏi: " Bây giờ anh về thẳng nhà à?" Naôê lầm lì gật đầu và im lặng bỏ đi. Nôrikô rầu rĩ thở dài : anh ấy làm sao thế? cái gì đang diễn ra torng tâm hồn anh? Nhưng tình yêu của cô thì không có gì có thể dập tắt được : Nôrikô đã hiến dâng tất cả cho Naôê - cả thể xác lẫn linh hồn.
    Có nhiều khi những bệnh nhân xuất viện hoặc những bác sĩ trẻ mời Nôrikô đến hiệu cà-phê hay hiệu ăn, nhưng cô đều từ chối. Thậm chí cô cũng chẳng bao giờ nảy ra cái ý gặp một người nào ngòai Naôê. Tất cả những người đàng ông khác đối với cô đều vô nghĩa lý - nếu không có Naôê thì thà qua buổi tối với một người bạn gái còn hơn, cô thấy như vậy.
    Còn Naôê? Bằng trực giác, Nôrikô cảm thấy Naôê đang phản bội cô. Thỉnh thỏang lại có một giọng phụ nữ gọi ông ra điện thọai, trong giường Naôê, Nôrikô hay bắt được những chiếc trâm ; gian bếp của Naôê được thu dọn ngăn nắp, rõ ràng không phải do một bàn tay đàn ông... Nhưng Nôrikô chưa một lần nào tự cho phép mình trách móc Naôê.
    Trước sau cô chỉ là một tình nhân và là một con ở, vì Naôê không bao giờ nói đến hôn nhân, thậm chí cũng không bao giờ bảo cô đến ở nhà mình. trước sau Naôê chỉ cho phép Nôrikô được yêu mình, thế thôi. Vả lại Nôrikô cũng không hề đặt ra một điều kiện nào. Hơn nữa, cô sẽ rất ngạc nhiên nếu thấy phụ nữ thờ ơ với Naôê. Cô cố gắng đừng nghĩ đến họ. Cô chỉ muốn biết rằng bản thân cô yêu Naôê: điều đó đã quá đủ đối với cô rồi.
    Hôm sau Naôê cũng không đến bệnh viện. Từ sáng sớm ông đã gọi điện đến, nói rằng mình còn phải nằm nhà ít nữa.
    Trong những ngày cuối năm này, Ritsukô ngày nào cũng có mặt ở bệnh viện. Bà hỏi Sêkiguchi :
    - Tình hình bác sĩ Naôê thế nào ạ? Có lẽ cần phái người nào đến nhà bác sĩ xem sao.
    - Phải-phải, dĩ nhiên... - Bà y tá trưởng sốt sắng gật đầu, nhưng rồi chẳng đề nghị gì cả.
    Bà Ritsukô quay về phía Nôrikô, và tất cả những người khác đang có mặt ở đấy đều quay theo.
    - Simura-san, có lẽ cô đến thăm tiên sinh một chút đi.
    Câu này đến với Nôrikô đột ngột đến nỗi cô súyt đánh rơi cái ống tiêm.
    - Tôi ...
    - Cô đến đi. Có thể là hôm nay, sau giờ ăn trưa. Cô cứ nói là tôi bảo cô đến, thế nhé? Bà không phản đối chứ? - Câu này bà Ritsukô nói với bà y tá trưởng.
    - Không ạ. Chiều nay không có phẫu thuật nào. Simura-san có thể đến thăm bác sĩ.
    - Chúng tôi tha thiết yêu cầu cô đấy, - bà Ritsukô nói, giọng dịu dàng.
    Chắc chắn là Ritsukô cũng như Sêkiguchi đềucó mục đích tốt, nhưng Nôrikô vẫn cảm thấy có một cái gì không thật. Thôi kệ, được đến nhà Naôê là điều mà Nôrikô đã tưởng chỉ có thể mơ ước thôi ! Một khi chính bà Ritsukô đã ra lệnh thì có thể đi với một lương tâm trong sạch.
    Mấy ngày hôm nay Kôbasi không có lấy được một phút nào rảnh rỗi. Đặc biệt vất vả là những công việc phải làm với các bệnh nhân ngọai trú. Quá mười hai giờ trưa trong phòng khám vẫn có hàng chục người ngồi đợi đến lượt mình. May thay bệnh nhân trước ngày lễ ít hơn thường lệ, nhưng dù sao Kôbasi cũng phải làm phần việc của hai người. Khi có mặt Naôê anh chỉ phải giúp ông ta, còn bây giờ anh phải tự mình chẩn bệnh, chỉ định cách điều trị...
    Đến mười hai giờ No6rikô cùng với Kaôru và Akikô đi ăn trưa. Kôbasi còn lại một mình.
    Biết rằng Naôê khi đi làm sẽ điểm lại một cách đặc biệt nghiệt ngã những việc đã làm trong thời gian ông vắng mặt, Kôbasi càng nỗ lực làm việc thật chính xác.
    Lúc này anh đang khám một ông già bị bệnh thấp khớp. Anh hút chất nước ra khỏi khớp đầu gối và bắt đầu tiêm prednisolone vào. Chợt nghe có những tiếng bước vội vã: có ai chạy trên cầu thang từ tầng hai xuống.
    Ngẩng đầu lên, Kôbasi thấy Tômôkô Kawai đang đứng ở ngưỡng cửa thở hổn hển.
    - Tiên sinh!
    - Có việc gì thế?
    - Cụ Isikura... - Tômôkô nói ngắc ngứ từng quãng. Có cái gì ... trong họng..ấy...
    - Áp lực?
    - Dạ không biết ạ...
    Kôbasi lao ra khỏi phòng và chạy lên tầng hai. Nôrikô chạy theo. Bệnh nhân bị thấp khớp vẫn nằm trên cái giường nhỏ.
    Khi Kôbasi và Nôrikô lao vào phòng bệnh nhân, Isikura nằm im không nhúc nhích, đầu bất ngược ra phía sau; hình như ông cụ không còn thở nữa, chỉ thấy cuống họng run run.
    - Máy hút!
    Nôrikô đâm bổ đi lấy máy hút.
    - Cụ ơi! Cụ ơi! - Kôbasi vừa gọi vừa làm hô hấp nhân tạo.
    Trong họng cụ già đờm tích lại, cản trở sự hô hấp. Một người khỏe mạnh có thể khạc nó ra một cách dễ dàng, nhưng ông già kiệt sức không còn cách gì làm như vậy.
    Kôbasi đặt ống máy hút vào lỗ mũi cụ Isikura vô cho máy chạy.
    - A! A-a-a!...- Cụ Isikura hét lên một tiếng man dại, và một cục đời trôi dọc theo ống máy.
    - Giữ chặt ông cụ! - Kôbasi ra lệnh.
    Hai cô y tá nắm chặt lấy hai tay cụ già.
    Người con dâu của bệnh nhân nấp sau lưng họ sợ hãi nhìn ra, theo dõi những sự việc đang diễn ra trên giường bệnh.
    - Khạc ra ! Lấy hết sức lực ! - Kôbasi điều khiển cái ống, nhắc đi nhắc lại.
    Cụ Isikura ngạt thở, quằn quại đau đớn. Mấy phút sau, sự hô hấp được phục hồi, và ông cụ có phần yên tâm.
    - Phù-ù-ù... Thiếu chút nữa là đã quá muộn. - Kôbasi lau mồ hôi trán.
    Người con dâu lặng thinhg, chỉ hơi cúi đầu.
    - Máy hút phải để thường xuyên trong phòng này.
    Cụ Isikura thở mau, mặt cụ ướt đẫm nước mắt và nước miếng.
    Lần này mọi sự đã kết thúc tốt đẹp, nhưng không ai có thể bảo đảm là hiện tượng này sẽ không lặp lại nữa. Cần theo dõi bệnh nhân chăm chú hơn.
    Cụ già thò bàn tay ở dưới chăn ra khua khua như muốn gọi.
    - Cụ cần gì ạ?
    - Z-z.. z-z-zi...
    - Không sao, không sao. Cụ cứ nói chầm chậm.
    - Z-zi... ziết... ch-cho tôi chết nhanh đi!...
    - Sao?! - Kôbasi cúi mình trên ông già, gần chạm vào mặt ông. - Sao lại ngã lòng như vậy? Phải vững tâm!
    - Kh-khổ l-lắm... Thế này thì khổ lắm... - Rồi cụ Isikura quay mặt vào tường.
    - Không được, không được thế. Hiểu chưa? Nào, cụ vui lên chứ! - Kôbasi vỗ vỗ lên cánh tay khô đét của cụ già.
    - Naôê...Naôê tiên... sinh...
    - Hôm nay tiên sinh không có ở đây, - Nôrikô vừa gia/ng giải vừa lau mặt cho bệnh nhân. - Nhưng chốc nữa tiên sinh sẽ đến.
    - Giết... tôi... đi! Tôi.. xin...
    - Cụ ơi, đã nói rồi, không được nghĩ tới việc đó. Bác sĩ đã cứu cụ, mà cụ... Sao lại thế?
    - Hết rồi... tôi không thể... tôi không muốn nữa... - Và cụ Isikura lặng lẽ khóc nấc lên, mặt úp vào gối.

    Khi Nôrikô đến nhà Naôê thì đã hơn một giờ.
    Dãy hành lang vắng ngắt, cửa phòng đóng kín. Nôrikô có một cảm giác hồi hộp lạ kỳ. Có thể tưởng chừng đây không phải là lần đầu, nhưng...
    Lầu sau cùng Nôrikô đến đây là khỏang mười ngày về trước. Mà cũng có thể là lâu hơn. Nhưng hôm nay cô là một người khách không mời mà đến.
    "Nhỡ anh ấy không phải đang một mình? - Nôrikô nghĩ, ngón tay giơ lên bấm chuông ngại ngùng rụt lại. - Lẽ ra phải gọi điện trước..."
    Nôrikô đã bắt đầu thấy hối hận là đã nhận lời đến nhà Naôê. Nhưng đây có phải là ý riêng của cô đâu... Dù sao thì cũng sẽ được trông thấy Naôê. Nôrikô gần như đã tự thuyết phục được mình rằng Naôê có nhà và đang đợi cô.
    Hơi do dự một chút, Nôrikô bấm chuông. Không thấy ai ra mở cửa. Nôrikô bấm lần nữa, lại một lần nữa - không có kết quả gì. Đợi thêm một lát, cô lại bấm chuông và ghé tai vào tấm cửa. Tiếng chuông vang lên lanh lảnh. Dù chủ nhân có ngủ thì cũng nghe thấy "Chắc có ai thật". Nôrikô cảm thấy tim đau nhó. Một khi Naôê không mở cửa, thì ắt là ở trong ấy đang có một người đàn bà.
    "Anh ấy và một người đàn bà nào..."
    Nôrikô hình dung ra một quang cảnh quen thuộc : hai người đang ngồi nép sát vào nhau và nín thở lắng nghe tiếng chuông ngòai cửa. Người đàn bà áp má vào ngực Naôê, còn anh ấy thì ôm lấy nàng và nhìn sang bênh cạnh... Và đây họ nhón chân đi rón rén đến cạnh cửa, ghé mắt vào mắt cửa nhìn ra ngòai... Chính từ bên ngòai, con mắt cửa nhỏ xíu, hầu như không trông thấy được, nhưng nhìn từ bên trong thì bao quát được một vùng khá rộng.
    Có thể bây giờ họ đang nhìn Nôrikô chăng? Cô liền vội vã tránh sang một bên.
    Bên kia cánh cửa vẫn lặng ngắt như tờ.
    Trong hành lang có tiếng mở cửa, và từ căn hộ sát bên, một người đàn bà mặt kimônô bước ra và đi qua mặt Nôrkô. Cứ trông cái cử chỉ quả quyết của người đàn bà khi đóng cửa lại, Nôrikô đóan được rằng người ấy cư trú ở đây. Nôrikô đứng yên một lát nữa, rồi thở dài và cũng đi về phía thang máy.
    Trong khi buồng thang máy trượt xuống, Nôrikô nghĩ: biết trả lời Ritsukô và bà y tá trưởng ra sao đây? Vừa rồi có sao cứ kể hết ra như vậy chăng? Nhưng nếu thế cô sẽ làm hại Naôê. Vì ông đã nói rằng ông ốm. Không, không thể làm như vậy được. Cứ thế này thôi, người ta cũng đã bàn tán quá nhiều.
    Mới vừa qua Nôrikô óan giận Naôê, nhưng bây giờ cô lại cuống quít bới óc tìm cách bao che cho ông.
    Thang máy dừng lại. Nôrikô bước ra, và qua tấm cửa kính của phòng đệm cô lại trông thấy người đàn bà ở tần năm: bà ta bước trên đường phố, tay giữ tà áo kimônô đang căng phồng lên dưới gió. Nôrikô chậm rãi bước theo người ấy.
    Hai giờ rưỡi. Giờ nghỉ trưa đã hết, từ giờ đến tối hãy còn xa, và cái ngõ hẻm rất vắng. Đi dọc theo cái hẻm thoai thỏai xuống dốc, Nôriô ra đến phố lớn. Ở đây là một cuộc sống khác hẳn: chen chúc, ồn ào và rộn rịp.
    Qua hai căn nhà Nôrikô trông thấy một quán cà phê nhỏ, hay nói cho đúng hơn, cô trống thấy cái buồng điện thọai tự động trong quán. Cô bước vào, ngồi xuống cạnh cái bàn con đặt gần cửa và gọi một chén cà-phê.
    Sau khi uống hết cốc nước bỏ đá trong khi chờ cà phê, Nôrikô đến trước máy điện thọai, cô quay số. Sau một quãng im lặng trong ống máy bắt đầu nghe những tiếng túyt túyt dài. Nôrikô nhớ lại rằng máy điện thọai ở nhà Naôê có tiếng vo vo nghe như ngạt mũi. Nhưng bây giờ cô nghe rất rõ những hồi âm của tiếng chuông. Không thấy ai nhấc ống nghe. Nôrikô quay số một lần nữa - lại những tiếng túyt túyt. Nắm chặt trong lòng bàn tay đồng hào mười yên, Nôrikô trở về bàn, chén cà phê đã chờ cô ở đấy. Cô hít thở mùi hương đậm đà của nó.
    "Có lẽ anh ấy đi ra nhà băng? Dù sao chăng nữa thì anh ấy sẽ ra máy điện thọai nếu có nhà, - Nôrikô suy luận. - Nếu không muốn gặp mình thì có thể nói hẳn ra. Qua điện thọai càng dễ nói".
    Nôrikô uống hết cà-phê và hơi bình tâm lại.
    Đã gần đến ba giờ. Nôrikô ra khỏi nhà Naôê ở đã được hai mươi phút.
    Cô lại đến cạnh máy điện thọai và quay số.
    Bên quày đặt máy điện thọai, cô thủ quỹ đang tính tiền với một người khách; một cô hầu bàn đang nói chuyện gì rất hăng với người bán đồ nhắm.
    "Thôi lần này mà không gọi được thì quay về thôi", - Nôrikô quyết định trong khi lắng nghe những hồi âm trong ống máy. Hồi thứ ba, hồi thứ tư...
    - Vâng, - một giọng đàn ông lạ hoắc trả lời. Trong giây lát Nôrikô thậm chí còn ngẩn cả người ra.
    - Có phải nhà ông Naôê không ạ?
    Ống máy im lặng.
    - Tiên sinh đấy ạ?
    - Phải... tôi... - Giọng Naôê nghe rất lạ, như thể miệng ngậm đầy bông. Nôrikô ngạc nhiên, vì thường ngày Naôê phát âm rất rõ.
    - Em đây, Nôrikô đây tiên sinh ạ. Tiên sinh có nghe không?
    - Có...
    - Máy khó nghe quá... Lúc nãy tiên sinh không có nhà ạ?
    - Không...
    - Em gọi điện nhưng không có ai cầm máy...
    - Tôi ngủ, - Naôê im lặng vài giây rồi nói.
    Nôrikô băn khoăn tự hỏi: chẳng lẽ anh ấy không nghe? Hay là anh ấy nói dối?
    - Anh đang ở nhà một mình ạ?
    - Ừ.
    - Em gọi điện từ một quán cà-phê ngay cạnh nhà anh. Có thể ghé anh một phút được không ạ? Bà Ghyôđa và bà y tá trưởng sai em đến thăm anh, vì họ lo cho anh ốm nặng.
    Naôê im lặng.
    - Vậy em ghé nhé?
    - Ghé đi.
    - Anh có cần gì không ạ? Có cần sakê hay thuốc lá không ạ?
    - Không cần. Có cả rồi.
    - Em đến ngay!
    Nôrikô cầm tờ giấy tính tiền trên bàn và đi đến quầy thủ quỹ.
    Naôê đang nằm trên giường, mình mặc pyjama. Thế ra ông không nói dối quả ông không ra khỏi nhà.
    Nôrikô chăm chú nhìn xung quanh: trên lò kôtatsu có để ly sakê như thường lệ, khắp nơi rải rác những tờ giấy - những bản sao bài tạp chí. Không thấy có một cái ly thứ hai nào. Trên bàn có một chồng tạp chí và sách. Ở gian bến, trong lavabô có cả một mớ chén đĩa chưa rửa: đã khá lâu không có ai dọn buồng.
    - Sức khỏe anh ra sao? - Nôrikô cởi áo măng-tô và ngồi xuống cạnh giường.
    - Tôi hơi bị cảm. - Giọng Naôê nghe rất lạ và không biểu hiện một sắc thái gì cả.
    - Nhiệt độ ra sao?
    - Không có nhiệt kế...
    - Ôi, khổ thân anh quá!
    Nôrikô thấy muốn vuốt ve an ủi Naôê đến mức không sao chịu nổi: trông anh đau ốm tội nghiệp biết chừng nào.
    - Sao thế này...- Cô lẩm bẩm, khó khăn lắm mới tự kiềm chế được. Nếu anh ấy đưa tay ra, nếu anh ấy nói một lời tho6i cô sẽ tự lao vào vòng tay anh.
    Nôrikô cúi mình trên người Naôê và sửng sốt: hai mắt anh sáng một cách kỳ dị - không phải cái ánh kim lọai lạnh và sắc như thường ngày, mà là ánh phản chiếu mờ nhạt của mặt trời lặn. Mắt anh có màu trắng như sứ, hai má trũng sâu.
    - Anh làm sao thế?
    Naôê cố giữ cho mắt mình nhìn lên Nôrikô mà không được.
    Trong đôi đồng tử mênh mông của anh, Nôrikô thấy phản chiếu gương mặt của mình.
    - Anh cần phải ngủ một chút. - Nôrikô kéo chăn đắp cẩn thận cho Naôê. Anh mệt mỏi nhắm mắt lại như thể chỉ chờ có thế.
    Nôrikô bắt tay vào dọn dẹp. Mười phút sau cô đến cạnh Naôê. Naôê ngủ rất yên, ngay đến hơi thở cũng nhẹ nhàng, không nghe thấy.
    "Anh ấy gầy đi nhiều quá.." - Nôrikô nhìn rất lâu, như thể không nhận ra Naôê nữa. Rồi cô khẽ khàng đi sang gian bếp. Cô cởi áo vét, và mình chỉ còn mặc chiếc áo thun mỏng, cô bắt đầu rửa chén đĩa. Cô đi lại thật yên lặng, cô quét gian bếp rồi trở vào phòng.
    Naôê vẫn ngủ, mặt quay vào tường.
    Bây giờ biết làm gì đây?
    Nôrikô nhặt mấy tờ giấy vương vãi bên lò kôtatsu, xếp lại thành một xấp gọn ghẽ để lên bàn, đặt lại đĩa gạt tàn cho ngay ngắn. Tấm thảy dày trong phòng dính đầy bụi, nhưng Nôrikô không muốn mở máy hút bụi, sợ tiếng máy làm Naôê thức giấc. Cô nhặt mấy tờ báo ở dưới sàn lên, gấp lại cho thẳng thớm mấy thứ đồ lót vày vò. Rồi cô cúi xuống với tay quơ quàng dướng gầm giường xem có cái gì lăn xuống đấy không. Tay cô chạm phải một vật gì lạnh và cứng. Một cái hộp luộc ống tiêm. Naôê tự tiêm lấy ư? Bằng một động tác quen thuộc, Nôrikô mở nắp nhìn vào trong hộp. Có hai cái ống tiêm và hai ống thuốc rỗng. Nôrikô cầm lên một ống: "Opium".
    Thuốc phiện ư! Thứ ma túy mạnh nhất... Ngay sau những cuộc phẫu thuật người ta cũng ít khi cho bệnh nhân thứ thuốc này. Chỉ khi nào có những cơn đau không tài nào chịu nỗi...
    Nôrikô nhìn kỹ Naôê và lại trông thấy cái nhìn mờ đục, đờ đẫn. Cô đã có mấy lần phải tiêm thuốc phiện cho bệnh nhân, cho nên cô nhớ rất rõ mắt họ. Nhưng anh ấy tiêm thuốc phiện để làm gì? Chỉ cảm lạnh thôi mà cũng tiêm? Mà lại tiêm một liều lượng lớn như vậy? Chẳng lẽ?... Tâm can Nôrikô nóng bừng như lửa.
    Đặt cái hộp xuống sàn, cô lại cúi xuống nhìn Naôê. Đôi má như bằng sắp, râu lởm chởm... Cái mũi trông nhọn hẳn lên khác ngày thường.
    Nôrikô vội vàng đẩy cái hộp vào chỗ cũ, như thể hy vọng rằng làm như thế mình sẽ sua đuổi được những ý nghĩ khổ tâm. Tốt hơn hết là cô đừng trông thấy, đừng biết gì hết. Vừa rồi cô mở nắp hộp ra để làm gì kia chứ? Một cảm giác tội lỗi khó hiểu tràn vào lòng cô.
    Cô chậm rãi chống gối đứng dậy và đột nhiên dẫm lên một vật gì cứng cứng. Nôrikô nhìn xuống chân: trên tấm thảm có một vật sáng mờ mờ. Nôrikô cầm lên. Một chiếc hoa tai. Một chiếc hoa tai vỏ bằng bạch kim. Nó nằm gần phía đầu giường, cái móc cài ngửa lên phía trên. Thế ra trước đây vẫn có một người đàn bà nào lên đây...
    Nôrikô mệt mỏi ngồi xuống cạnh giường. Cô ngồi hồi lâu không cử động, mắt nhìn đăm đăm vào chiếc hoa tai đang lấp lánh trên lòng bàn tay.
    Một giờ sau Naôê tỉnh dậy. Anh mở mắt ngơ ngác nhìn Nôrikô, rồi hiểu ra rằng đây không phải là giất mơ, từ từ ngồi dậy.
    - Anh dậy rồi đấy à ?
    - Vâng. - Bây giờ giọng nói nghe đã bình thường như mọi ngày - rõ và đều đều.
    - Không đau ở đâu chứ?
    - Không.
    - Anh có nhớ em đã đến đây như thế nào không?
    Naôê ngẫm nghĩ một lát, rồi gật đầu.
    - Bà Ghyôđa và bà y tá trưởng phái em đến đây. Em sẽ nói gì với họ?
    Naôê đưa mắt nhìn quanh tìm thuốc lá. Nôrikô đẩy về phía ông một bao thuốc và cái gạt tàn.
    - Thế tức là anh bị cảm lạnh?
    - Cảm lạnh. - Naôê nhắc lại, tay đưa một que diêm lên châm thuốc lá.
    - Chỉ thế thôi à ? Vậy thì tại sao lại phải dùng thuốc phiện?

  4. #44
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Trong khỏanh khắc gương mặt Naôê thay đổi hẳn. Nôrikô biết rõ từng nét một trên gương mặt ấy: cô đã nhìn nó hàng ngày, nhận biết những sự thay đổi nhỏ nhặt nhất, - nhưng bây giờ, sau một thời gian cách biệt không lâu, cô không còn nhận ra nó được nữa: gương mặt này sao cô thấy vô cùng xa lạ, cách vời và thù địch.
    - Anh gầy đi đấy, - Nôrikô buồn rầu nhận xét, mắt không rời Naôê.
    - Không việc gì phải lo.
    Naôê nhìn ra cửa sổ, mắt đầy bóng tối. Rõ ràng là ông đã quên khuấy điếu thuốc lá đi: tàn thuốc đã dài lắm rồi, nó sắp rơi xuống thảm. Nôrikô vội đưa cái gạt tàn ra hứng.
    - Em có đem thuốc lại cho anh. Thuốc cảm thật đây. Em lấy ở phòng nội khoa. - Nôrikô đưa ra một cái gói nhỏ có đóng dấu bệnh viện Oriental.
    - Không cần.
    - Có lẽ... không phải cảm. Anh nói thật đi. Em xin anh. Anh là thầy thuốc, anh phải hiểu rằng...
    Naôê lặng im.
    - Anh ốm thế nào?
    - Chẳng có bệnh gì đâu.
    - Không đúng.
    Naôê giụi tắt điếu thuốc lá và nắm lấy khủyu tay Nôrikô.
    - Anh buông ra. Anh đang ốm, anh cần nghỉ ngơi yên tĩnh. - Nôrikô cố vùng ra, nhưng Naôê không buông cô. - Đừng anh. Em còn phải về, bệnh viện sai em đến đây...
    - Thì đã sao.
    - Em phải về ngay... chứ không họ sẽ nghĩ đủ thứ...
    - Mặc kệ.
    - Không, không "mặc kệ" được đâu. Vả lại...hôm nay không được. Thật đấy.
    Naôê vẫn ôm chặt lấy cô.
    ... Khi Naôê buông cô ra, Nôrikô thở hắt ra một tiếng và mở mắt. Naôê đagn nằm nghiêng, không cử động. Nôrikô dần dần tỉnh hẳn.
    - Em sợ... - cô nói. - Nhở... Nhở có con thì sao? - Giọng Nôrikô êm dịu lạ lùng. - Anh có nghe em nói không?
    - Tôi nghe.
    - Vậy thì sao? - Nôrikô nép vào người Naôê. Lưng anh lạnh như băng. Có thể nào đây chính là con người cách đây một phút đã ôm ấp mình một cách khát khao cuồng nhiệt như vậy? - Em ... em sẽ nuôi nó. Dù có thế nào chăng nữa.
    Naôê từ từ quay lại và nhìn vào mắt Nôrikô.
    - Có thật không? Như em vừa nói ấy?
    - Thật.
    Ông nhìn Nôrikô hồi lâu, rồi lại chìm vào giất ngủ.
    - Em đi đây, - Nôrikô nói.
    Cô nhảy xuống giường, vớ lấy áo quần vào chạy vào buồng tắm.
    - Ôi, bốn rưỡi rồi!
    Mặc áo quần thật nhanh, Nôrikô đến cạnh Naôê.
    - Anh chóng khỏi đi nhé. - Cô cúi xuống người anh, và một lọn tóc quăn rũ xuống mặt anh. - Mai anh sẽ đến bệnh viện chứ?
    - Sẽ đến.
    - Nói lại với bà Ghyôđa như thế nhé?
    - Ừ.
    - Anh phải ăn cái gì đi.
    - Không muốn ăn.
    - Có lẽ em đi nấu cái gì nhé?
    - Thôi. Khi nào đói tôi sẽ gọi điện đến tiệm ăn.
    - Chính vì thế mà ốm đấy...- Nôrikô âu yếm lau mồ hôi trên trán Naôê. - Hay anh uống tí cà-phê vậy nhé?
    - Không. Tôi đã bảo là không cần gì.
    - À, - Nôrikô sực nhớ. - Hôm nay ở bệnh viện cụ Isikura súyt chết đấy.
    - Cái gì?! - Naôê nhổm dậy.
    - Ông cụ bắt đầu ngạt thở may mà cứu kịp. Bác sĩ Kôbasi đã làm hô hấp nhân tạo, hút đờm. Còn ông cụ vừa tỉnh đã cất tiếng gọi anh... Ông cụ quí anh lắm.
    - Ông cụ nằm như thế nào ? Đầu có kê cao lên không?
    - Không... Nằm giường bình thường thôi.
    - Nhất thiết phải kê cao đầu lên, nếu không lại sẽ như thế nữa.
    - Em không thể góp ý cho các bác sĩ được.
    - Em nói là to6i nhờ em yêu cầu Kôbasi như vậy.
    - Nhưng..
    - Không "nhưng" gì cả. Em phải truyền đạt cho Kôbasi đúng như thế.
    Nôrikô, tay đã cầm áo khác, lại ngồi xuống cạnh giường.
    - Đằng nào mai anh cũng sẽ đến. Lúc bấy giờ anh nói với ông ta cũng được.
    - Phải nói ngay hôm nay.
    - Nhưng có thể Kôbasi về nhà mất rồi.
    - Em cứ nói với bất cứ bác sĩ trực nào.
    Nôrikô gật đầu, cài khuy áo khóac.
    Làn ánh sáng nhợt nhạt của mặt trời lặn chiếu xuyên qua bức rèm. Năm giờ kém năm. Phải về bệnh viện ngay.
    - Thôi em đi nhé.
    ... Ngòai đường, một ngọn gió lạnh thấm sâu vào da thịt. Nôrikô không để ý, thong thả đi về phía trạm xe điện. Tiếng gót giầy của cô vang dội trên đường phố vắng. Cô dừng lại nhìn lên tòa nhà Naôê ở, rồi rảo bước đi nhanh hơn.
    Nhưng linh cảm mơ hồ, những ước mơ không rõ nét quay cuồng trong tâm trí, và trí tưởng tượng lôi cuốn cô đi xa, xa mãi. "Nếu mình đẻ được một đứa con ... Nó nhất định sẽ giống Naôê - cao, đẹp, cũng trầm lặng, cứng cỏi, cương quyết. Thế rồi..."
    Nhưng đến đây những ước mơ của Nôrikô đứt đọan. Cô không sao hình dung được Naôê trong vai một người chồng.
    Ngày hôm sau Naôê đến làm việc như đã hứa. Thật ra thì mãi đến quá mười một giờ, gần sát giờ ăn trưa ông mới đến.
    Ông mới vắng mặt có ba ngày, mà ai nấy đều phải kinh ngạc nhận ra rằng ông đã gầy đi một cách khủng khiếp.
    Kôbasi đang khám bệnh nhân, nhưng nghe nói Naôê đến, anh tuyên bố nghỉ giải lao. Nhưng Naôê không đến phòng khám vội, mà lại đi thẳng lên các phòng nằm. Ông đagn khám cụ Isikura thì một cô y tá từ tầng một chạy lên.
    - Thưa tiên sinh, các bệnh nhân đang đợi dưới kia.
    - Thế Kôbasi không tiếp họ sao?
    - Có ạ. Nhưng ... tiên sinh đã đến thì...
    - Bảo bác sĩ Kôbasi cứ tiếp tục đi đã.
    Cô y tá đi xuống.
    Naôê cầm lấy cổ tay khô héo của cụ Isikura và bắt đầu đếm mạch.
    - Tôi có nghe nói hôm qua cụ mệt nặng, - ông nói.
    - Lão đã tưởng chết rồi, - cụ Isikura nói một cách khó nhọc, uốn lưỡi phát ra từng tiếng một.
    - Lần sau hễ thấy khó thở cụ phải gọi bác sĩ ngay.
    - No... đột ngột... quá...
    - Thế hôm nay thì sao ạ? Ổn cả rồi chứ ạ?
    Cụ Isikura khẽ gật đầu và nói chậm chậm:
    - Bác sĩ ạ, bác sĩ đừng đi đâu.. Tôi xin bác sĩ...
    - Được, được ạ.
    Cụ Isikura đã lâu không ăn và lưỡi cụ phủ một lớp trắng. Giác mạc cụ đục, phản ứng ánh sáng kém. Cụ già quả nhiên đang mấp mé cõi chết.
    - Cụ phải nằm cho thỏai mái hơn.
    Cụ Isikura không đáp nửa lời. Cụ nhắm mắt và chắp tay lại như thể để cầu nguyện.
    Naôê nhìn kỹ cụ già một lát rồi đi ra.
    Ngòai hành lang ông hỏi Nôrikô, giọng bất bình.
    - Làm sao thế? Tôi đã bảo phải chuyển ông cụ sang một cái giường khác kia mà.
    - Em cũng định nói... Nhưng bác sĩ trực lại chính là Kôbasi cho nên...
    - Lại càng phải nói.
    - Nhưng... Ông ta biết chuyện của chúgn ta. Akikô kể.
    - Thế thì sao? Quan hệ của chúng ta là một chuyện, mà côgn việc lại là một chuyện khác hẳn.
    - À, bác sĩ Kôbasi có nói: nếu bệnh nhân đã yếu đến nỗi không thể khạc nhổ được thì như thế tức là đã không còn là người sống nữa ròi: có thể cứu một lần, hai lần, nhưng nói chung mọi cố gắng đều sẽ vô hiệu.
    - Kôbasi nói đúng. Nhưng không thể để cho ông già chết cách đó được.
    - Cách nào mà chả thế...
    - Không, tuyệt nhiên không phải là chết cách nào cũng như nhau đâu. Nếu bệnh nhân chết vì sặc đờm, người thân sẽ thấy cái chết đó phi lý, quái đản. Họ sẽ trách chúng ta và trách bản thân họ.
    - Trước đây em khôgn biết nghĩ đên điều đó.
    - Em có biết đánh cờ tướng không?
    - Không... - Nôrikô ngạc nhiên.
    - Khi một ván cờ sắp tàn cuộc, người đánh cờ đã thấy rõ kết cục từ mấy nước trước. Nhưng thọat trong lên bàn cờ thì người ta có cảm giác là người đang thua cuộc chỉ chậm hơn người đang thắng cuộc có một chút thôi, một nước thôi. Trong trường họp này chắc cũng có một ấn tượng như vậy.
    - Anh muốn nói cụ Isikura, phải không?
    - Phải. Mọi người đều phải tin rằng chúng ta đã làm đến mức tối đa tất cả những gì có thể làm được, nhưng tiếc thay!... Vấn đề cũng chẳng phải là bao giờ cụ Isikura chết - sớm một tuần hay muộn một tuần, - mà ở chỗ làm sao cho cái chết của cụ đích đáng và phải lẽ.
    - Ta phải thuyết phục cho bệnh nhân tin như thế hay sao?
    - Không, thuyết phục người nhà của bệnh nhân.
    - Đối với bệnh nhân thì không có một cái chết nào phải lẽ được.
    Naôê đứng lại một lát, mắt đăm chiêu nhìn về phía trước.
    Một cái xe cáng bệnh nhân đi qua mặt hai người, hình như họ đang đưa bệnh nhân vào phòng ngọai trú để phân tích.
    - Sẽ không bao giờ có ai nói : "Tôi đã đến lúc phải chết", - Naôê nói tiếp khe khẽ.
    - Anh có nhớ bà cụ Yôtsiđzaki không? Anh có nhớ bà cụ lăn lộn khổ sở như thế nào không? ... Bà cụ gào lên là thà để cho bà chết thay đứa cháu.
    - Em tin như thế à ? Bà cụ nói như vậy vì bà biết rất rõ rằng không bao giờ bà có thể chết thay cho ai được.
    Nôrikô thấy xốn xang khi nghe những lời này.
    - Những chuyện ấy thật là khủng khiếp...
    - Đúng, rất khủng khiếp.
    - Đối với một bác sĩ như anh cũng thế à?
    - Cái gì?
    - Không... Không có gì cả...
    Một ý nghĩ kỳ dị làm cho Nôrikô thấy tim mình như lặng đi: cô chợt thấy mường tượng như Naôê thuộc một thế giới khác.
    - Phải bảo họ đổi giường ngay cho cụ Isikura. - Naôê quay ngoắt đi và bước xuống phòng ngọai trú.
    Cùng ngày hôm ấy ông bầu của Đzyunkô Hanađzyô gọi điện vào bệnh viện. Sau khi xin lỗi vì đã im lặng trong một thời gian dài, ông ta hỏi:
    - Cô ấy có thể ghé vào bệnh viện hôm nay được không ạ?
    - Hình như tôi đã nói rõ ràng cho ông bie6 t cô ấy phải đến khám lại vào ngày nào. Đã qua bao nhiêu ngày rồi?
    - Bác sĩ thứ lỗi cho. Chúng tôi bận quá... Bao nhiêu là việc...
    - Sức khỏe cô ấy hiện nay ra sao?
    - Theo tôi, nói chung là khá.
    - Tôi phải gặp nữ bệnh nhân ngay.
    - Vâng - vâng, tôi hiểu. Hiện nay cô ấy đang ở studio...
    - Bao giờ cô ấy có thể đến?
    - Đến sáu giờ chiều sẽ xong buổi ghi hình.
    - Hôm nay tôi không trực. Đến chiều tôi sẽ không có mặt ở đây.
    - Nhưng Hanađzyô rất muốn được gặp ông. Và đúng vào ngày hôm nay. Có lẽ bác sĩ có thể chịu phiền chiều chúng tôi một chút? Bác sĩ có thể đợi cô ấy được không?
    - Thế ngày mai? Ngày mai cô ấy sẽ làm gì?
    - gnày mai chúng tôi sẽ đi biểu diễn ở nhiều nơi trong tỉnh Kansai. Thành thử xin bác sĩ thứ lỗi, nhưng...
    - Được, tôi sẽ đợi. Nhưng chỉ đến sáu giờ thôi.
    - Cám ơn bác sĩ! Chúng tôi sẽ cố sao để kịp đến đúng giờ. Chậm nhất là sáu giờ rưỡi.
    Ông bầu xin lỗi một lần nữa rồi bỏ ống máy xuống.
    Công việc đã hết, và các bác sĩ đã về nhà. Naôê ngả mình trên chiếc đi-văng trong phòng điều hành. Nhưng ông chưa kịp giở một cuốn sách ra đọc thì Ritsukô đã xuất hiện.
    Bà ta ăn mặc khá cầu kỳ: một bộ đồ bằng tweed màu sô-cô-la vạch ra-rô nhỏ, và bên trong là một cái blouse màu hồng rất nhã.
    - Tiên sinh vần còn ở đây à?
    - Vâng, tôi đợi một nữ bệnh nhân. - Naôê bỏ cuốn sách xuống và ngồi dậy.
    - Đến ốm, tiên sinh cũng không có thì giờ để mà ốm một cách yên tĩnh nữa. Vừa đỡ một chút đã phải đi làm việc... - Ritsukô tỏ ý đồng cảm.
    - Thế bác sĩ trưởng đâu ạ?
    - Ông ấy có buổi họp ở Hội đồng thị chính : họp Ủy ban Giáo dục.
    Ritsukô nhặt mấy tờ báo vương vãi trên sàn và đột nhiên đề nghị:
    - Có lẽ ta sang phòng văn thư đi.
    - Sang phòng văn thư ư?...
    - Vâng. Thế bao giờ nữ bệnh nhân của ông đến?
    - Sáu giờ.
    - Còn những nửa giờ nữa. Thế thì mời bác sĩ ta sang bên kia một lát.
    Naôê miễn cưỡng đứng dậy đi theo Ritsukô. Trong phòng văn thư không còn ai.
    - Ở đây ấm cúng hơn nhiều.
    Ritsukô đã đưa từ phòng bên sang nào phó-mát, nào bia. Bà quả quyết mở hai cái hộp ra, rót bia vào hai cái cốc, rồi đưa một cái cho Naôê. Bà nâng cái cốc của mình lên, gật đầu mời Naôê và uống mấy ngụm.

  5. #45
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Ritsukô bao giờ cũng có hóa trang, nhưng hôm nay bà đánh đậm hơn thường ngày - chắc có dự tính đến ánh đèn điện.
    - Bây giờ nhiều người ốm lắm. Cần phải giữ gìn sức khỏe cẩn thận. - Ritsukô nhìn Naôê đăm đăm. - Bác sĩ bây giờ gầy đi nhiều quá đấy.
    - Thế ạ? - Naôê đưa tay sờ lên hai cái má lởm chởm không cạo.
    - Tôi cũng thấy trong người khó chịu thế nào ấy. Đau lưng quá. Hôm trươc tôi đã có nói với bác sĩ rồi... Tôi e đó là bệnh lao không biết có phải không? Có lẽ nên chiếu điện?
    - Khó lòng có thể là bệnh lao.
    - Nhưng bác sĩ đã khám tôi đâu mà biết!
    - Ở tuổi bà thì không thể ho lao được đâu.
    - Tại sao ông có thể lấy làm thích chí khi nói với tôi những lời khó nghe như vậy? - Ritsukô đưa mắt lườm Naôê một cách giận dỗi. - Tôi yêu cầu ông một cách nghiêm túc đấy, ông khám tôi đi.
    - Mai đến buổi khám, bà đến gặp tôi.
    - Ôi, không được đâu! Ở phòng khám có các cô y tá... Không, như thế phiền lắm.
    - Thế thì sao, khám ở đây à?
    - Ở đây? Ritsukô sửng sốt. - Không được, ở đây bất tiện lắm...
    - Thế thì ta xuống phòng khám ngọai trú.
    - Không-không, không đời nào!
    - Tôi không hiểu. Vậy thì bà muốn thế nào?
    - Thôi được. Ở đây vậy. Nhưng nếu có ai vào, bác sĩ phải cắt nghĩa cho người ta hiểu. Vậy tôi cởi áo nhé?
    Naôê gật đầu.
    Ritsukô áp hai lòng bàn tay lên hai má nóng bừng. Rồi bà bước nhanh ra cửa sổ kéo rèm cho kín lại.
    - Ông đừng nhìn.
    - Được.
    Naôê ngoan ngõan nhắm mắt lại.
    - Khi nào tôi bảo mới được mở ra đấy.
    Vừa nhìn Naôê, Ritsukô vừa cởi quần áo.
    Bà cởi cái áo vét, gấp lại cẩn thận và đặt lên đi-văng. Sau đó bà mở khuy áo cởi áo blouse, cố đừng làm hỏng mái tóc. Vừa thở dài một tiếng, bà vừa trật hai quai áo xuống - bên vai này, rồi bên vai kia.
    - Cởi hết à?
    - Vâng, Naôê đáp, mắt vẫn nhắm.
    Hai tay Ritsukô quặt ra phía sau để cởi cái khóa sau lưng.
    - Ồ-hồ-hồ-hồ... lạnh quá! - Ritsukô rùng mình, tuy lò sưởi điện họat động rất tốt và trong phòng hơi nóng.
    - Sao rồi ? Mở mắt được chưa?
    - Nhưng ông làm ơn nhanh nhanh một tý nhé...
    Naôê quay lại. Ritsukô đang đứng yên, hai vai co lại, hai tay cố che kín ngực.
    Đến gần hơn, Naôê nhận thấy hai bàn tay đang đỡ cái xu-chiêng đều run.
    - Bà cúi xuống.
    Ritsukô cúi đầu và hơi khom lưng xuống.
    Naôê sờ cột xương sống.
    - Bây giờ từ từ thẳng người lên. Cúi xuống một lần nữa. - Ritsukô nhắm nghiền hai mắt trong khi trên lưng bà cảm nhận những ngón tay linh họat của Naôê. Những sự va chạm nhẹ của mấy ngón tay ấy như truyền qua người bà một luồng điện.
    - Ưỡn ra phía sau.
    - Thế này ạ?
    - Thêm chút nữa. Bây giờ nghiêng bên phải. Bên trái.
    Ritsukô ngoan ngoãn làm theo những mệnh lệnh của Naôê.
    - Như thế này có đau không?
    - Không, - Ritsukô thì thào rất khẽ.
    - Được. - Naôê bỏ tay ra. - Đến đây thì không có gì. Bây giờ bà quay lại đây.
    Hai tay vẫn áp vào ngực, Ritsukô từ từ quay lại.
    - Thế này được chưa? - Bà hỏi lại, vẻ phân vân.
    Naôê đứng sát lại.
    - Ông làm cái gì thế? Buông ra! ... Bỏ tôi ra... - Ritsukô thì thầm nhắc đi nhắc lại, thậm chí cũng không hề cố tránh ra. Bà ngửa đầu ra một cách lả lơi và hé mở đôi môi.
    Naôê lạnh lùng xem xét những nếp nhăn li ti từ góc đôi mắt nhắm nghiền tỏa ra thành hình quạt. Ritsukô dang hai tay ra. Cái xu-chiêng nãy giờ bà vần lấy tay giữ trên ngực, bây giờ đã rơi xuống sàn. Hai tay Ritsukô mơn trớn đôi vai và tấm lưng của Naôê.
    Bỗng có tiếng chuông điện thọai giật giọng. Sau hồi chuông thứ ba Naôê cầm máy lên.
    - Xin lỗi, ở đây có bác sĩ Naôê không ạ? - Cô y tá trực hỏi.- Có một nữ bệnh nhân đến tìm bác sĩ.
    - Tôi hiểu rồi. Tôi xuống ngay.
    Ritsukô đứng yên, một tay che ngực, một tay che mặt.
    - Tôi phải đi.
    Nhìn qua mấy ngón tay, Ritsukô thấy Naôê cầm khăn mặt lau miệng, sửa lại cà-vát và ra khỏi phòng.
    - Chào bác sĩ ! Xin lỗi là mấy hôm trước không đến được, - Đzyunkô vừa nói, giọng như hát, vừa bỏ kính râm. Mặt cô trong thời gian nằm bệnh viện đã tròn ra được một chút, bây giờ lại gầy đi, đôi mắt không còn trong như dạo ấy nữa.
    - Cô thấy trong người thế nào?
    - Tốt ạ. Định ghé bác sĩ từ lâu mà không có thì giờ... Thôi bác sĩ đừng mắng nhé.
    - Công việc vần lút đầu lút cổ à?
    - May thay, đúng như thế.
    - May thay ư?
    - Dĩ nhiên. Đối với một nghệ sĩ đó là điều may mắn.
    - Thế. - Naôê mặc áo blouse và rửa tay. - Thử xem nào. Giỏ đựng áo quần trong góc ấy.
    Đzyunkô đóng cửa lại và cởi chiếc áo khóac dày làm bằng lông lạc đà. Trong phòng làm việc, ngoài họ ra không còn ai nữa : cô y tá trực chưa kịp đến.
    - Không đau chứ?
    - Có hai ba lần thấy nhói nhói, nhưng lại hết ngay.
    Khám xong, Naôê đặ ty cụ vào nồi khử trùng và ngồi xuống viết kết luận.
    - Bác sĩ ạ, - Đzyunkô đang mặc áo quần sau tấm bình phong gọi ra. - Tối nay bác sĩ rỗi chứ?
    - Vâng.
    - Có lẽ bác sĩ đi với tôi một lát nhé? Tôi có hứa sẽ chiêu đãi bác sĩ. Kia, sao im lặng thế? Đồng ý không?
    - Đồng ý.
    - Thế thì tuyệt ! - Đzyunkô mừng rỡ reo lên.
    Cô từ phía sau tấm bình phong bước ra, trên người đã khóac măng tô. Được đóng khung trong cái cổ bẻ rất to của chiếc áo lông, khuôn mặt trông còn mảnh hơn nữa.
    - Được. Tôi chỉ sang phòng điều hành mặc áo một chút.
    - Tôi đợi ngoài xe.
    Trong hành lang Naôê chạm phải Tômôkô Kawai.
    - Xin lỗi. - Tômôkô thở hổn hển. - Em mải làm mấy việc trong phòng bệnh nhân cho nên để quá giờ.
    - Không sao, tôi đã làm xong hết rồi.
    Tômôkô liếc nhìn Đzyunkô một cách nghi hoặc.
    Ở phòng điều hành, Ritsukô đang đón đợi Naôê.
    - Thật là vô lương tâm, - bà rít lên khe khẽ.
    - Cái gì thế?
    - Bỏ người ta mà đi...
    - Có bệnh nhân đến.
    - Có thì sao! Ai lại như thế... - Cái hôn duy nhất đã làm cho Ritsukô dạn dĩ lên. - Khám xong rồi chứ?
    - Vâng. Nhưng tôi phải đi.
    - Anh thật là nhẫn tâm, thật đấy!...
    - Tôi? Tôi nhần tâm ấy à?
    - Đúng, anh là một con người tàn nhẫn, - Ritsukô bước vào phòng điều hành.
    - Thế anh định đi đây đấy?
    - Về nhà.
    - Thật không? Hay là đi đến chỗ hẹn hò?
    Mắt không nhìn rRitsukô, Naôê cài khuy áo măng-tô.
    - Liệu đấy, tôi sẽ kiểm tra. - Bà hăm dọa. - Bao giờ sẽ gặp lại?
    - Tôi không biết.
    - Anh nói rõ đi.
    - Tuần sau.
    - Lúc nào?
    - À... Lúc nào tiện bà gọi điện cho tôi đi.
    - Thứ hai tôi sẽ gọi, được không?
    - Được.
    - Nhưng đừng có mà lừa tôi!
    - Nhỡ tôi lừa thì sao? - Naôê phì cười.
    - Thì sao ấy à? - Ritsukô nheo nheo đôi mắt. - Nếu thế tôi sẽ nói với mọi người là anh tán tỉnh thôi.
    Naôê ném lên Ritsukô một cái nhìn ngạo nghễ rồi ra khỏi phòng điều hành.
    Cái quán ăn nhỏ mà Đzyunkô mời Naôê vào nằm trong một khu vực náo nhiệt ở giữa Rôpponghi và Nôghiđzaki, đó là một quán nổi tiếng về các món bit-tết. Đzyunkô nghĩ rằng ở đây Naôê sẽ thấy thích. Cô thích đến đây vì trong những hiệu ăn lớn người ta thường dòm ngó cô, còn ở đây thì không có ai để ý.
    - Bác sĩ muốn gọi gì?
    - Sakê.
    Người hầu bàn ngơ ngác nhìn Naôê.
    - Phải, bác sĩ có nói là bác sĩ thích rượu nếp hơn cả. - Đzyunkô đỡ lời. - Ở đây có sakê không? - Cô quay về phía người hầu bàn.
    - Chắc là có ạ...
    - Làm ơn dọn ra nhé. Hâm nóng thì tốt.
    Người hầu bàn vẫn phân vân.
    - Sakê ạ? ... Nhắm với bít-tết ạ?
    - Thì có khác gì! - Naôê nhún vai.
    - Có lẽ tôi cũng sakê luôn, - Đzyunkô họa thêm.
    Khi người hầu bàn đã đi xa, cô cười phá lên.
    - Ở đây chắc chưa có ai gọi sakê bao giờ.
    - Thế à? ... Thế mà tôi không biết.
    - Ở quán này có món awabi và món tôm ngon lắm. Có lẽ ta ăn món tôm nhé?
    - Ăn awabi thì hơn.
    Đzyunkô gọi hai bít-tết và một awabi. Ngay bên cạnh bàn có đặt một cái bếp. Một người đầu bếp đến và bắt đầu đặt chảo lên.
    - Hay là ta đến một hiệu ăn có các món ăn Nhật bản?
    - Ồ không, ở đây được rồi. Miền là có sakê.
    Đzyunkô lại mỉm cười.
    Sau bữa ăn tối, cô đưa Naôê đến một quán bar nhỏ dọn ở tầng hầm. Quán được ngăn ra thành năm buồng. Sàn phủ một tấm thảm sang trọng, cách bài trí nội thất theo đúng phong cách của cung điện ở thế kỷ thứ XVII.
    Hình như Đzyunkô rất hay đến đây: người bán bar lập tức nhận ra cô và mời vào buồng. Đối với quán bar giờ này hãy còn sớm, khách còn thưa thớt.
    - Làm ơn cho ít sakê, - Đzyunkô yêu cầu.
    - À, cái này mới đây! - Người hầu bàn nhìn Đzyunkô và người bạn trai của cô, vẻ quan tâm đặc biệt.
    Đzyunkô uống được khá nhiều. Mà hôm nay thì cô lại có phần cao hứng: rượu sakê ở đây là loại thượng hạng, cô được rỗi suốt buổi tối, cho nên Đzyunkô uống hết ly này đến ly khác. Một giờ sau cô đã say rõ rệt.
    - Bác sĩ này, thử nhìn tôi một chút. Má có đỏ không?
    - Không đỏ lắm.
    - Chà! - Đzyunkô cười khanh khách. - Ông lại nhìn tôi như một bác sĩ nhìn bệnh nhân.
    Một màu hồng phơn phớt ửng lên trên đôi gò má, làm cho gương mặt xanh xao của Đzyunkô sinh động lên. Trông cô thật kiều diễm và đáng yêu. Tính phóng đã tiềm ẩn trông cô mỗi lúc một hiện rõ thêm.
    - Thế bác sĩ không bao giờ say à?
    - Tại sao? - Naôê ngạc nhiên. - Cũng như mọi người thôi.
    - Thế mà bây giờ thì hoàn toàn tỉnh táo... Có lẽ men không thấm hay sao? - Đzyunkô đặt cái chén không xuống bàn.
    - Không thấm... - Naôê cười, mắt nhìn bàn tay trau chuốt, thanh nhã của cô.
    - Có thật cô Simura của ông tuyệt vời đến không? - Đzyunkô hỏi một cách đột ngột.
    - Simura nào?
    - Thôi đừng vờ nữa, tôi biết hết rồi. Cô hộ lý đã kể cho tôi nghe khá nhiều chuyện. Tôi với cô ấy đã đi đến kết luận rằng ông bác sĩ của chúng tôi quá trinh bạch ... Thế nào? - Đzyunkô rướm thẳng người ra một cách đầu thách thức. - Như tôi đây cũng chẳng xấu nào, phải không?
    Naôê thích thú nhìn cô. Trên gương mặt Đzyunkô không còn chút bóng dáng của sự ngây thơ.
    - Sao ông lại nhìn tôi bằng đôi mắt băng giá như vậy? - Đzyunkô nhìn chằm chằm vào mắt Naôê. Rồi, không chịu được nữa, cô nhìn ra chổ khác. - Cứ nghĩ rằng ông đã biết tỏ tường mọi thứ trên thân thể tôi, tôi thấy chán quá. Chắc tôi đối với ông chẳng còn chút hứng thú gì.
    Naôê ghé miệng bên tai Đzyunkô:
    - Em này... em vẫn thường chích ma túy đấy à? Hay là tôi nhầm?
    Đôi mắt đen của Đzyunkô mở to ra vì ngạc nhiên.
    - Tại sao anh...kết luận như vậy?
    - Tại vì tôi làm thầy thuốc. Tôi hiểu hơn những người khác.
    Đzyunkô cúi đầu.
    - Có ... Nhưng không nhiều. Chỉ thỉnh thoảng khi nào mệt quá.
    - Em đừng sợ, tôi sẽ không giảng luân lý đâu. Chẳng qua... Nếu em muốn thì tôi có đấy.
    - Ngay bây giờ ấy à?
    - Ừ.
    - Anh có đem theo à?!
    - Dĩ nhiên là không, ở nhà ấy.
    - Nhưng... Tại sao anh lại cho là em muốn?
    - Thế em không muốn à?
    - Chà ... Bác sĩ! Anh cũng chẳng phải là một thiên thân. - Và Đzyunkô vịn vào cánh tay Naôê.

    Hết chương 15

  6. #46
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 16


    Tiếng rít của gió thu lạnh vừa nổi lên lúc tờ mờ sáng đánh thức Nôrikô dậy. Vẫn nằm im trong chăn, cô đưa mắt nhìn quanh phòng. Cái nhìn của cô dần dần dừng lại ở cửa sổ: ngoài đường trời vần còn tốt mịt. Nôrikô bấm đèn ngủ nhìn đồng hồ: năm giờ rưỡi. Mùa hạ thì bây giờ mặt trời đã lên rồi, còn vào tiết cuối tháng chạp này thì bây giờ vẫn còn là ban đêm.
    Gió gõ vào cửa kính. Bên cạnh giường có mộtt cuốn sách mở. Nôrikô thường đọc sách khuya để dễ ngủ, nhưng đêm qua không hiểu sao cô đã quá xúc động trong khi đọc - cuốn sách nói về tình yêu - và giờ lâu không sao chợp mắt được.
    "Tình yêu có những dạng khác nhau, - trong sách có đoạn viết như vậy, - và sự xả thân cũng là tình yêu..." Hình ảnh Naôê không lúc nào rời tâm trí cô. Trong thời gian gần đây có một cái gì kỳ dị đã diễn ra với anh. Anh đã gầy đi và bây giờ trông càng cao và càng mảnh, cái nhìn của anh trở nên sắc nhọn. Nhưng không phải những sự thay đổi bên ngoài làm cho Nôriko lo lắng.
    Trong tòan bộ cái bóng dáng của Naôê - trong đôi vai rũ xuống một cách mệt mỏi, trong cái lưng gầy hơi khom xuống - có thể cảm thấy một nỗi đau thầm kín và mộ tmối sầu vô vọng. Anh không bao giờ kể gì cho cô nghe, nhưng Nôrikô vần cảm biết được à có một cái gì đó đang giày vò anh khổ sở.
    Anh vẫn lạnh lùng như trước, đôi khi còn tàn nhẫn nữa. Anh có thể mời Nôrikô đến rồi tới khi cô dọn dẹp xong, lại đuổi cô về. Cô đã quen với những sự thay đổi đột ngột, vô cớ của anh, nên không hề giận. Xưa nay đối với cô, anh vẫn như vậy. Khi nào anh gọi thì cô chạy đến, khi nào cô cảm thấy anh đã chán mình thì cô ra về. Dù đối với anh, cô chỉ là một thứ đồ chơi chăng nữa, thì cô cũng hài long với vai trò đó. Nôrikô không bao giờ suy nghĩ xem cái gì là tốt, cái gì là xấu; chẳng qua Naôê muốn gì thì cô chỉ biết làm đúng như vậy.
    Từ trước kia, Nôrikô cũng cảm thấy trong tâm hồn Naôê không sao có được sự yên tĩng. Có lúc chưa nghe cô nói hết câu anh đã vớ lấy cuốn sách, mà cũng có lúc anh lại đột nhiên quan tâm đến một chuyện gì đấy, rồi hỏi đi hỏi lại: "Em định nói gì phải không? Nói đi !" Anh thường cau mày, mấy ngón tay gõ gõ trên bàn - như thế nghĩa là trong lòng anh thấy bứt rứt không yên. Vào những phút như vậy, Nôrikô giống như một con sóc sợ sệt; cô e dè cố sức đọc cho ra những gì đang được giấu kín trong tâm hồn anh. Và mỗi khi cô đoán sai, Naôê quay mặt đi hoặc bảo cô về.
    Nhưng thời gian gần đây Naôê trong ủ rũ khác thường. Những chuyện bực mình trong công việc chăng? Hay là nguyên nhân nằm ngay trong bản thân anh. Giá Nôrikô có thể biết được cái gì đang diễn ra trong Naôê! Nhưng hỏi thì cô đã biết trước là không bao giờ anh trả lời. Naôê giữ một khoảng cách khá xa giữa bản thân với Nôrikô và đó là điều làm cho cô tủi thân nhất. Luôn luôn ở bên cạnh, mà không hề biết một chút gì... Một sinh vật không lời...
    Nôrikô vẫn thỉnh thoảng phải nghe người ta nói về những mốiquan hệ giữa Naôê với phụ nữ. Vì hầu hết mọi người trong bệnh viện đều biết mối quan hệ giữa hai người, cho nên những chuyện này chỉ đến với cô dưới dạng những tiếng đồn mơ hồ, đứt đoạn. Nhưng cũng có những người nói chuyện lại với cô một cách chi tiết chỉ vì cái thú được thấy cô đau khổ - trong đám nữ y tá cũng có những người như vậy.
    Chuyện Đzyunkô Hanađzyô ghé bệnh viện tìm Naôê tối hôm ấy thì ngay ságn hôm sau Nôrikô đã biết. Nói chung người ta đã bắt đầu xì xào ngay từ hồi Đzyunkô nằm bệnh viện Oriental. Họ lại còn nói rằng Naôê nhiều lần ngồi rất lâu với bà Ghyôđa trong phòng văn thư. Từ trước họ cũng xì xào rằng phu nhân muốn quyến rũ Naôê, mà ông ta nói chung cũng không phản đối. Nhưng đâu phải chỉ có thế... Nghe đâu người đã đã mấy lần gặp naôê ở ngoài phố với những cô gái bán bar phấn son lòe loẹt và áo quần sặc sỡ. Lại còn ...
    Người ta lại còn khẳng định rằng con gái ông bác sĩ trưởng, cô Mikikô, mê Naôê như điếu đổ. Nghe đâu cô ta còn nói trắng rằng một người như bác sĩ Naôê mà đi hỏi cô thì cô sẽ nhắm mắt lấy ngay. Cô ta cố gắng dùng cái bệnh viện để cám dỗ o6ng ta, và hình như ông ta cũng đớp cái mồi này.
    Nôrikô không tin những chuyện ngồi lê đôi mách, coi đó như những chuyện do những kẻ vô công rỗi nghề bịa đặt ra, nhưng dù sao ... Ai cũng biết là không có lửa làm sao có khói.
    Nôrikô thở ra một tiếng dài. Có lẽ thà đừng biết còn hơn. Nhưng giá có thể hỏi chính Naôê thì hay biết mấy. Ngay các bạn gái cũng khuyên như vậy... Nhưng cũng khó tin họ lắm. Dưới cái mắt nạ của sự đồng cảm có thể là sự ganh tị.
    Gần đến ba giờ đêm Nôrikô mới ngủ thiếp đi. Cô không tắt lò sưởi ga, nhưng vẫn bị lạnh cóng.
    Căn buồng nhỏ của Nôrikô ở tầng thứ ba của nhà chung cư. Đó là một tòa nhà cũ kỹ, tường đã nứt nẻ nhiều nơi. Chỉ được cái sát cạnh bệnh viện. Người ta có hứa rằng khi đã sửa chữa xong trong bệnh viện thì sẽ bắt đầu tu sửa chung cư, nhưng dù sao cũng phải đợi ba bốn năm nữa, hay năm năm cũng chưa biết chừng. Mà năm năm nữa thì cô sẽ ra sao? Có còn làm ở bệnh viện nữa không? Vì lúc bấy giờ cô sẽ ba mươi tuổi...
    Cái chính là đừng mất Naôê. Dĩ nhiên chắc anh ấy chẳng cưới mình đâu. Chỉ mong sao mọi sữ sẽ cứ như thế này. Nôrikô không dám ao ước gì hơn.
    Có một cái lạ là Nôrikô không bao giờ thử tưởng tượng xem nếu lấy nhau thì cuộc sống gia đình của họ sẽ như thế nào. Chắc hẳn là vì cô thừa biết rằng Naôê không bao giờ muốn phải gánh vác một gia đình. Cô bắt mình tự chuyển đổi để trở thành một con người thật thích hợp với ý muốn của Naôê.
    Cái gì thu hút cô, cô yêu cái gì ở Naôê? Nếu có đặt câu hỏi này ra thì Nôrikô cũng không thể nào trả lời được. Trong Naôê, cô yêu tất cả: cái tính lạnh lùng và lòng nhân hậu của anh - không phải một lòng nhân hậu ngây thơ và trừu tượng như ở Kôbasi, nhưng cũng không phải vụ lợi như ở bác sĩ trưởng; cô yêu ở Naôê một con người gồm có phần tốt và phần xấu, cũng như tất cả những con người bình thường ... Trong anh chỉ có một điều không bình thường: đó là nỗi buồn vô vọng, không thể cắt nghĩa được...
    Căn buồng của Nôrikô không rộng: chỉ vừa trải tám chiếc tatami. Cô có cái may là được ở một mình, torng khi các cô khác đều hai người một phòng. Ngoài Nôrikô ra, trong chung cư chỉ có Akikô là nữ y tá. Các cô khác đều là tập sự, và còn rất ít tuổi. Nhưng Akikô chỉ ít lâu nữa sẽ đi nơi khác. Cô ta đã đính hôn với Kôbasi. Các nữ y tá khác thì hoặc ở với gia đình hoặc thuê những căn hộ riêng.
    Nôrikô cũng đã từng nghĩ đến việc dọn đi ở nơi khác. Lúc bấy giờ cô sẽ có thể gặp Naôê một cách dễ dàng hơn, có thể mời anh về nhà, cho anh ăn những bữa cơi gia đình... Tòa nhà chung cư không bao giờ khóa, và không có ai kiểm soát lối ra vào; tuy vậy Nôrikô không bao giờ dám về khuya: cô thấy như vậy không hợp với mình là người lớn tuổi nhất trong các nữ nhân viên.
    Có một lần Nôrikô nói chuyện với Naôê về những dự định thay đổi chỗ ở của cô. Đám lại anh chỉ nói vắn tắt: "Thế à?" - và không nói thêm một tiếng nào nữa. Rốt cục cô không thể hiểu anh tán thành hay phản đối. Vấp phải một thái độ thờ ơ như vậy. Nôrikô lại phân vân. Cô thấy hình như Naôê không muốn cho mình ở một căn hộ riêng. Tại sao thì không thể hiểu được. Tất cả những điều đó làm cho Nôrikô hoang mang: ở chung với những cô gái trẻ măng thì không hợp, nhưng vì thái độ của Naôê cô lại phải từ bỏ những ý định chuyển nhà.
    ...Tối qua cô thiếp đi vào lúc nào nhỉ? Nôrikô nhớ rằng lần cuối cùng cô nhìn lên đồng hồ là lúc hai giờ. Bây giờ là năm giờ rưỡi - vậy là cô ngủ được ba tiếng. Vả chăng đó không hẳn là một giấc ngủ mà là một trạng thái quên lãng nặng nề. Cứ mỗi cơn gió cô lại thức giấc.
    Bốn ngày nữa là Tết. Một ngày lễ thường làm cho lòng người lắng xuống: vừa vui lại vừa buồn - thêm một năm nữa của cuộc đời đã trôi qua.
    Khi Nôrikô đã qua tuổi hai mươi ba, cô thường buồn khi nghĩ đến mỗi năm đang trôi đi. Giá cái năm ấy được sống qua bên cạnh Naôê... Nhưng không, dù thế nào thì cũng vẫn buồn.
    Ngoài cửa sổ trời đã sáng hẳn, Nôrikô tắt đèn. Cô nhìn ra cửa sổ, và những ý nghĩ lại trở về với Naôê.
    Cô chợt muốn cảm thấy sức nặng của đôi tay anh! Dù anh ấy có lạnh lùng, thô lỗ nữa, dù anh ấy có làm khổ mình đi nữa cũng được, miễn sao được ở bên anh!
    Từ ngày hai mươi chín tháng chạp là bắt đầu nghỉ. Cả thảy được năm ngày, cho đến mùng ba tháng giêng. Nôrikô định qua năm ngày đó ở Niigatta, trong ngôi nhà cô đã ra đời. Hơn nữa, vào những ngày này Naôê về thăm mẹ ở Sappôrô. Bà cụ ở đấy với gia đình của người con trai thứ. Ông con trai trưởng là Naôê được gia đình coi là hư hỏng: Naôê đã bỏ nhà của bố mẹ ra đi, trong khi lẽ ra người con cả, phải đảm đương tất cả những công việc lo toan của gia đình. Ông ta đã lên Tôkyô học rồi ở lại luôn đấy: đã không chịu cưới vợ, mà cũng không lo gì cho mẹ.
    Ngày ba mươi mốt tháng chạp Nôrikô và Naôê cùng trực đêm. Làm việc vào ngày nghỉ chẳng phải là một niềm vui gì lớn, nhưng Nôrikô sung sướng vì tối hôm ấy cô được ở bên cạnh Naôê. Vả ại cô cũng được đền bù vì mãi đến mồng bảy tháng giêng mới phải đi làm. Sau ngày mồng một các chuyến xe lửa sẽ rộng chỗ hơn. Nói chung tết năm nay mọi việc khá thuận lợi cho cô.
    Ngủ thì không muốn ngủ nữa, mà dậy thì hãy còn sớm. Từ bây giờ đến tám giờ còn có thể nằm nghĩ ngợi liên miên...
    Nôrikô trở mình nằm lại cho thoải mái, rồi mở mắt ra. Mới lúc nãy chỉ có khung cửa sổ sáng lên thành một hình chữ nhật trắng, mà bây giờ khắp gian phòng đã tràn đầy ánh sáng. Từ dưới phố đưa lên tiếng lách cách của những chai lọ bằng thủy tinh, tiếng tít phanh của một chiếc xe đạp - những tiếng động quen thuộc của những người đi làm sớm nhất: những người đi đưa sữa tươi, người đưa thư.
    Naôê bây giờ đang làm gì? Dĩ nhiên là đang ngủ. Nhưng - Những ngày gần đây trí tưởng tượng của Nôrikô bao giờ cũng hình dung bên cạnh Naôê đang ngủ có một người đàn bà. Vì vậy Nôrikô bắt đầu thấy chóng mặt, khó thở; cô không làm được một việc gì, mọi thứ chỉ chực tuột ra khỏi tay. Nôrikô tự mắng nhiếc mình, nhưng vẫn không sao thoát được những ý nghĩ đau xót ấy.
    Dưới cửa sổ có thể nghe rõ những bước chân của người đưa thư. Cố sức xua đuổi những ám ảnh, Nôrikô chạy ra khỏi giường để đón lấy hơi lạnh của buổi sáng.
    Một ngày mới đã bắt đầu - một ngày bình thường với những lo toan bình thường: đi thăm các phòng bệnh nhân, ghi vào nhật ký bệnh viện những chỉ thị của bác sĩ trực, phân phát thuốc uống, tiêm thuốc cho bệnh nhân, lấy máu đem đi phân tích.
    Hôm nay không có một phẫu thuật nào được dự tính. Nôrikô đi qua các phòng bệnh nhân một lần nữa, trở về phòng y tá và bắt tay vào quấn tăm-bông.
    Bà y tá trưởng đang ngồi giở các bệnh án. Chọn ra mấy tập, bà đột nhiên gọi Nôrikô.
    - Simura-san! Tôi muốn nói chuyện với cô một chút. Có lẽ ta sang phòng áo nhé?
    "Bà ấy muốn gì thế nhỉ?" Lòng không khỏi băn khoăn, Nôrikô ra hành lang theo bà y tá trưởng.

  7. #47
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Phòng mắc áo đặt ở tầng ba, bên cạnh kho dụng cụ. Dọc trường có đặt tủ áo, đối diện là một cái đi-văng và một tấm kính lớn, tre6m mấy cái móc có treo những đôi bít-tất trắng, những sợi thắt lưng áo blouse.
    Bà y tá trưởng vào phòng trước. Sau khi đã biết chắc là trong phòng không có ai, bà khóa trái cửa lại. Đôi khiSêkiguchi cũng cho thấy rõ cái tài năng khác lỗi lạc của mộ tngười tổ chức âm mưu.
    - Tôi xin nghe chi, - Nôrikô nói sau khi ngồi xuống cạnh bà y tá trưởng.
    - Tôi muốn hỏi cô chuyện này. - Sêkiguchi đặt mấy tập bệnh án lên đùi, rồi giở tập có đề Yôsiđzyô Isikura. - Bệnh nhân Isikura được chỉ định tiêm ma túy phải không?
    - Vâng ạ.
    - Thế.. Bệnh nhân kêu đau dữ dội ở vùng thắt lưng... Tiêu bản nhóm "A". Cái này thì được rồi. - Bà y tá trưởng đặt tập bệnh án như thế nào cho Nôrikô cũng đọc được - Tuần này đã tiêm cho cụ hai lần: hôm qua và hôm thứ hai, tức cách một ngày tiêm một lần. Cụ Isikura đau dữ dội đến thế kia à?
    - Nhất là ban đêm.
    - Cái đó thì tôi biết. Nhưng tại sao lại phải ma túy mới được? Chẳng nhẽ không dùng được những thứ thuốc giảm đau thông thường hay sao? - Bà ta giở qua mấy trang. - Đây, hôm kia chẳng hạn có cho thuốc nobulon, còn trước kia thì cho unitamin: như thế nghĩa là vẫn có thể không dùng đến ma túy? Nhưng vì một lý do nào đấy trong phiên trực của cô lần nào cũng cho ma túy.
    Nôrikô đã đóan được bà y tá trưởng ám chỉ cái gì.
    - Bao giờ cũng và phiên trực của cô, - Sêkiguchi nói tiếp, - và bao giờ cũng theo chỉ thị của bác sĩ Naôê.
    - Nhưng chị muốn nói gì với tôi?
    - Nói chung thì không có gì. .. Chẳng qua tôi nghĩ, không biết cho ma túy như thế có nhiều quá chăng?
    - Tôi không được biết việc đó. Chị hỏi bác sĩ Naôê thì hơn.
    - Dĩ nhiên, dĩ nhiên. Cô hòan tòan đúng. Chẳng qua tôi muốn nói trước với cô thế thôi.
    Lẽ đương nhiên là Nôrikô nhớ rằng trong những buổi trực đêm với Naôê đã nhiều lần phải ghi vào nhật ký trực những mũi tiêm ma túy. Theo chỉ thị của Naôê thì ban ngày những liều thuốc này do cô tiêm, nhưng vào buổi tối hay ban đêm, hòan tòan không hiểu tại sao, Naôê nói rằng ông sẽ tự tay mình tiêm lấy. Điều đó hoàn toàn không thể hiểu được, vì xưa nay ông vẫn tránh quan hệ tiêng tư với bệnh nhân.
    Lần đầu tiên Nôrikô lưu ý đến việc này là cách đây khỏang hai tháng. Khi nghe nói phải tiêm cô toan chạy đi, nhưng Naôê ngăn cô lại: "Ma túy phải do chính bác sĩ tiêm." Tuy vậy Nôrikô vẫn cứ đi theo, vì Naôê đã nói một cách thô lổ: "Sao, tôi không có quyền tiêm à? Không việc gì phải theo tôi sát nút như vậy".
    Cách đây không lâu, Nôrikô chợt có một ý nghĩ khủng khiếp: hay là Naôê lấy ma túy tiêm cho mình - những liều ma túy mà ông kê cho bệnh nhân? Cái ống thuốc mà cô đã tìm thấy trong phòng ông xác nhận sự phỏng đoán này: nếu không, tại sao chỉ cảm lạnh thường mà phải dùng đến những phương thuốc mạnh như vậy? Có lẽ ngay cả ống thuôc; ấy, Naôê cũng lấy ở bệnh viện chăng?
    - Đây cô xem, với bệnh nhân này cũng thấy kê tiêm ma túy. - Bà y tá trưởng giở một tập bệnh án khác ra: Kôkichi Uênô. - Quả có ít hơn Isikura, nhưng vẫn lại do Naôê chỉ định.
    Nôrikô sực nhớ rằng với Uênô, Naôê cũng tự tay đến tiêm trong khi trực đêm.
    - Tôi đã hỏi bác sĩ Kôbasi. Ông ta nói rằng bệnh nhân này không mấy khi kêu đau.
    "Phải chăng câu chuyện này đã bắt đầu từ Kôbasi? Nếu vậy thì gay lắm. Khó lòng có thể đánh lạc hướng Sêkiguchi."
    Nôrikô cảm thấy một vòng vây đang khép lại xugn quanh Naôê.
    - Tại sao bác sĩ Naôê thích chỉ định tiêm ma túy như vậy? - Sêkiguchi hỏi thẳng vào mặt Nôrikô. Đôi mắt hạt chanh soi mói của bà chăm chú theo dõi cô.
    "Bà ta đã đánh hơi được cái gì hay chỉ giả vờ như thế? - Nôrikô cố hết sức hiểu cho ra. - Chỉ cần một lời lẽ thiếu thận trọgn là Naôê sẽ bị hại."
    - Chị thấy có sự vi phạm ở chổ nào?
    - Gần đây, ủy ban có truyền đạt cho tôi lời nhận xét của họ. Ở bệnh viện ta sử dụng quá nhiều các phương thuốc ma túy. Vì vậy tôi quyết định tự mình theo dõi việc sử dụng các phương thuốc đó.
    "Ra thế đấy! phải báo ngay cho Naôê biết!"
    - Còn tôi muốn nói chuyện với cô là để thấy rõ thêm tình hình, - Sêkiguchi nói thêm.
    - Tôi không biết gì cả...
    Dĩ nhiên Nôrikô không nói thật. Cô đã nhận thấy khoảng hai tháng trở về đây Naôê hay chỉ định cho tiêm ma túy, và cũng đã hơi nghi rằng bản thân ông bắt đầu nghiện. Tuy không thể nói rằng ông đã trở thành một người nghiện hoàn toàn: suốt những buổi tối dài đằng đẳng cùng trực với nhau, Nôrikô chưa có lần nào nhận thấy có gì khả nghi. Nhưng đó là một niềm an ủi quá vô nghĩa.
    - Có thể sinh ra những chuyện rầy ra gì không? - Cô hỏi bà y tá trưởng.
    - Hiện nay thì đang yên ổn cả. Nhưng phải cố gắng dùng thật ít. Vì như cụ Isikura chẳng hạn, yếu đến thế mà dùng nhiều ma túy thì cầm chắc cái chết.
    Chính Nôrikô cũng nghĩ như vậy. Vậy ra Sêkiguchi không hề ngờ những liều ma túy ấy biến đi đâu?
    - Dù sao, - bà y tá trưởng kết thúc câu chuyện, - tôi cũng mong cô lưu ý đến việc này.
    - Được ạ...
    - Còn một điều này nữa. Cô hãy giữ kín về chuyện này, chớ kể cho ai nghe.
    - Dĩ nhiên, - Nôrikô gật đầu.
    Bà y tá trưởng ném vào Nôrikô một cái nhìn soi mói và ra khỏi phòng.
    Nôrikô đi xuống tần dưới với hy vọng tìm được Naôê trong phòng ngọai trú hay phòng điều hành. Thường thường buổi chiều số bệnh nhân đến khám không đông, chỉ cần một bác sĩ tiếp họ, và thời gian gần đây, đó thường là Kôbasi.
    Nôrikô ghé mắt vào phòng điều hành. Naôê không có ở đấy. Thế thì ông đang ở phòng ngoại trú chăng? Nôrikô liền đến đấy.
    Nói chuyện riêng với Naôê trogn bệnh viện không phải là việc đơn giản. Cứ mỗi lần như thế đều phải tìm ra một cái cớ. Cái cớ mà Nôrikô viện ra lúc này là có một bệnh nhân mới nhập viện đang kêu đau đầu.
    Quả nhiên Naôê đang ở phòng khám ngoại trú. Ông đang ngồi gác đôi chân dài lên cái ghế đẩu dành cho bệnh nhân, và đang đọc sách. Akikô Hakanisi lơ đãng nhìn ra cửa sổ, tay chải món tóc dài. Rõ ràng là không có việc làm.
    Khi Nôrikô bước vào ngưỡng cửa, Naôê ngừng đọc sách ngước mặt lên nhìn cô.
    - Kawasaki ở phòng bốn lẽ ba kêu la đau đầu quá. - Nôrikô nói.
    - Thế... - Naôê nghĩ một giây rồi hỏi thêm: - Có sốt không?
    - Nhiệt độ bình thường.
    - Cho sáu viên ôpairin, và cho chụp X-quanh vùng thắt lưng. Đến mai có phim tôi sẽ xem.
    - Sáu viên ôpairin ạ? - Nôrikô lấy một tờ đơn thuốc ở trên bàn, ghi tên thuốc và liều lượng. Thật ra không cần ghi cũng được, nhưng cô cần nhân một lúc nào đấy hỏi Naôê xem tối nay ông có rỗi không.
    Akikô Hakanisi quay ra cửa sổ và làm ra vẻ như câu chuyện giữa Naôê và Nôrikô hoàn toàn không có gì là thú vị đối với cô.
    Ở ma9.t trái đơn thuốc Nôrikô viết: "Tối nay có thể gặp được không?" - và đẩy tờ giấy về phía Naôê. Naôê liếc qua rất nhanh, vò tờ giấy lại và ném và sọt.
    - Không, - ông nói.
    Akikô quay lại và tò mò nhìn hai người.
    Không còn có dịp nào nói chuyện với Naôê nữa, Nôrikô đành trở lại đề tài trước đó.
    - Vậy em đi đưa thuốc nhé, - cô nói đoạn đi ra cửa.
    Cô chưa kịp cầm lấy quả đấm cửa thì có tiếng cười the thé, cánh cửa vụt mở ra, và bà Ritsukô lao vào phòng. Chạm trán với Nôrikô, bà ta hơi sững lại, nhưng lập tức tự chủ được ngay.
    - Xong rồi bác sĩ ạ! - Bà vừa cười vừa thông báo, theo sau bà là Sawađa cầm mấy tấm phim mới rửa hãy còn ướt.
    - Tôi ngượng quá! - Ritsukô cúi mặt xuống một cách rất kịch.- Bây giờ thì bác sĩ nhìn thấu ruột gan của tôi như người ta thường nói.
    Sawađa vẫy vẫy mấy tấm phim cho ráo nước và đính nó vào tấm kính sáng. Mọi người xúm lại xem.
    - Thế nào? Bác sĩ thấy thế nào? - Ritsukô liếng thoắng. Bà cúi người trên tấm kính, má gần như áp vào Naôê.
    Nôrikô thấy mặt nóng bừng lên. Cô muốn tống cổ cái bà này ra khỏi phòng quá!
    Naôê chăm chú xem xét mấy tấm phim.
    Hai bên khung chậu đều có những vệt gì trắng trắng trông rất lại mắt.
    - Những vệt ấy là thế nào? - Ritsukô sợ hãi kêu lên.
    - Móc cooc-xê. Bà quên cởi cooc-xê khi chụp.
    - Ôi-ôi-ôi! Tôi đã nói mà: bây giờ thì ông biết hết bí mật của tôi rồi! - Ritsukô vui vẻ cười hô hố. - Thế sao hở bác sĩ? Tôi bị bệnh gì?
    "Hôm nay bà ta đĩ quá, - Nôrikô thầm nghĩ. - Sao lại có cái giọng ấy nhỉ? Lạ thật. Hôm qua đã xảy ra chuyện gì chăng?" - Tim Nôrikô thắt lại đau buốt. Cô liếc mắt nhìn Naôê, nhưng gương mặt ông vẫn lạnh lùng như thường lệ.
    - Bà hoàn toàn khỏe mạnh, - ông nói.
    - Thật không?
    - Tối ưu!
    - Tôi mừng quá! - Như đứa con nít, Ritsukô vỗ hai lòng bàn tay lên ngực một cách nghịch ngợm và đưa mắt nhìn quanh một cách đắc thắng.
    - Với một cột xương sống như của bà thì tha hồ mà sống. - Naôê vẫn nhìn mấy tấm phim không rời mắt.
    Đột nhiên Nôrikô nhớ lại những chiếc phong bì lớn đựng trong tủ ở nhà Naôê.

    Hết chương 16

  8. #48
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 17


    Mấy ngày qua.
    Nhiệt độ cụ Yôsiđzô Isikura lại tăng. Họng không đau, không có chứng sổ mũi, cho nên tình trạng sốt chỉ có thể có một ý nghĩa duy nhất: bệnh đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
    Trong lần đi thăm bệnh nhân vào buổi sáng, Nôrikô đưa mắt chỉ tờ ghi nhiệt độ, nói khẽ:
    - Lại sốt.
    Naôê im lặng nhìn tờ giấy, rời giường bệnh nhân đứng dậy và quay về phía người con dâu:
    - Sao, lại sốt à?
    - Vâng. Cụ tôi rên suốt đêm. Bác sĩ trực có đến tiêm hai lần.
    Mặt cụ Isikura đỏ bừng, hơi thở không đều, trong ngực có tiếng khò khè và lục bục như trong bệnh viêm phổi.
    - Cụ mệt lắm phải không? - Naôê hỏi một cách dịu dàng. - Phải chịu khó một chút.
    Cụ Isikura khẽ nhúc nhích.
    - Tiêm mêtilon và co ôxy, - Naôê ra lệnh cho Nôrikô và lại cúi mình trên giường bệnh: - Cố chịu đựng một chút nữa, sẽ đỡ ngay.
    Quả nhiên một lát sau nhiệt độ giảm, và cụ Isikura bắt đầu thiêm thiếp ngủ. Nhưng sự thuyên giảm chỉ là nhất thời, và đến chiều cột thủy ngân lại lên ngang nấc "ba mươi tám".
    Nôrikô tìm thấy Naôê trong phòng điều hành - ông đang nghỉ sau một phầu thuật, chiếc blouse mặc khi mổ cũng chưa kịp cởi. Nôrikô báo cho ông biết là cụ Isikura lại sốt.
    - Dễ hiểu. - Naôê đưa mắt nhìn theo làn khói thuốc lá đang tan dần trong không khí. - Hơi thở thế nào?
    - Thở hơi gấp.
    Naôê nói rất khẽ, như thể tự nói thì thầm với mình:
    - Xong... Thế là hết.
    - Không thể làm gì được nữa ạ?
    - Có thể sẽ kéo được hai ba ngày nữa.
    - Thế thì vừa đúng ngày tết...
    - Phải, đúng thế... - Naôê thở ra một hơi khói. - Tiêm thêm cho ông cụ một ốgn mêtilon.
    - À, anh ạ...
    - Cái gì?
    - Không ạ, không có gì.
    Nôrikô định nói đến cuộc nói chuyện hôm qua vơi bà y tá trưởng, nhưng rồi nghĩ sao lại thôi. Cô không đủ can đảm. Cô im lă/ng ra khỏi phòng điều hành, đi chuẩn b. tiêm thuốc mêtilon như Naôê đã ra lệnh.
    Đến đêm nhiệt độ của cụ Isikura lên đến bốn mươi, cụ bắt đầu ngạt thơ?.
    Bác sĩ trực hôm ấy là Kôbasi. Sau khi đi thăm qua các phòng bệnh nhân, anh gọi người con trai của cụ Isikura ra ngoài và nói rằng ông cụ bắt đầu có chứng phù phổi và tình hình rất nguy kịch. Cần phải báo cho những người thân biết.
    Nôriko6 đổi phiên với Kawai và ở lại trực.
    Đến tảng sáng cụ Isikura bắt đầu hôn mê: họ tiếp tục tiêm cho cụ, đặt bình tiếp huyết thanh, nhưng đến tám giờ sáng cụ tắt nghỉ một cách êm lặng. Ông cụ chỉ đau đớn khoảng hai ba mươi phút, rồi sau đó dường như thiếp dần đi và chết mà không cảm biết những phút cuối cùng của mình.
    Naôê đến bệnh viện sau mười giờ như thường lệ. Ông được bà y tá trưởng báo cho biết cụ Isikura đã chết.
    - Tôi đã cho rửa ráy thi hài và đưa xuống nhà xác. Trong mấy ngày tết lò thiêu không làm việc, cho nên lễ vĩnh biết với người quá cố sẽ tiến hành hôm nay. Ngày mai sẽ làm lề an tháng - hình như vào lúc chín giờ sáng.
    Naôê thản nhiên nghe Sêkiguchi nói, rồi cầm lấy tập bệnh án của bệnh nhân Yôsiđzô Isikura, mở nó ra và ở mục "biến diễn bệnh" ông viết bằng bút dạ đỏ: "Đã chết".

    Hết chương 17

  9. #49
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 18


    Ngày 31 tháng mười hai tuyết rơi từ sáng sớm, rồi đến trưa trời ấm lên và bắt đầu đổ mua.
    Ở phòng ngoại trú hôm nay không khám bệnh, nhưng xe cấp cứu có chở đến năm người. Ba bệnh nhân bị cảm lạnh, bệnh nhân thứ tư bị thương trogn một tai nạn giao thông - người này bị giập đầu gối, còn người thứ năm bị bong gân nhẹ. Nói chung không có gì nghiêm trọng. Họ đều khám, được tiêm những thuốc cần thiết, được chỉ định cách điều trị và cho về nhà.
    Đến tám giờ tối khi bắt đầu buổi đi thăm các bệnh nhân, trời tạnh mưa và quang hẳn mây, trăng sáng. Tôkyô ở giữa một vùng khí áp cao, những khối không khí từ lục địa tràn ra thành những đợt gió lạnh làm cho nhiệt độ trên thành phố hạ xuống.
    Bệnh viện rất vắng: đa số bệnh nhân đều về nhà ăn Tết với gia đình, chỉ còn lại độ một phần ba.
    Tết giao thừa, bệnh nhân tụ tập thành những nhóm nhỏ trong các phòng nằm ăn sôba và các món ăn ngày tết.
    Đến chín giờ tối Nôrikô đi tắt các đèn trong bệnh viện. Nhiều phòng bệnh nhân không có lấy một bóng người. Trong căn phòng của cụ Isikura trước đây cũng tối om. Trong ngực Nôrikô có một cảm giác ớn lạnh khi cô ghé nhìn vào khung cửa hé mở của căn phòng này.
    Ánh trăng chiếu lên cái giường của cụ Isikura nằm trước đâu. Tử thi đã đưa xuống nhà xác, chăn trải giường đã tháo hết, và trên cái đệm trần đây đó hay còn lại những chỗ lồi lõm.
    Nôrikô vội vã đi qua thật nhanh, gần như chạy, quanh xuống cầu thang đến tầng thứ ba, và bước vào phòng y tá. Trong phòng điều hành có ánh đèn - như vậy tức là Naôê vẫn con ở đấy. Cô rất mừng vì có thể yên tâm đến gặp anh. Huống hồ cô y tá trực hôm nay là Unô, một cô gái hơi khờ khạo, và nếu nói với cô ta rằng mình cần gặp bác sĩ có việc cần thì cô ta sẽ không nghi ngờ gì.
    Trước cửa phòng, Nôrikô phân vân đứng lại, rồi lấy hết can đảm, cô gõ cửa khe khẽ.
    - Mời vào.
    Nôrikô thở phào nhẹ nhõm: "May quá, giọng của Naôê".
    Cô bước vào phòng điều hành và đóng cửa lại cẩn thận.
    - Em vừa đi tắt hết đèn ở các phòng bệnh nhân.
    - Tốt.
    Naôê đặt cuốn sách xuống, thọc tay vào thúi lấy ra một bao thuốc lá.
    - Anh uống trà nhé?
    - Cám ơn. Không cần.
    Trên chiếc bàn trước mặt Nao6ê có một chai sakê đặt cạnh một cái ly đã uống cạn một nửa.
    - Lúc đi ngang căn phòng cụ Isurika nằm trước đây, em thấy rợn quá...
    Naôê châm thuốc lá hút, vươn vai rồi nhìn Nôrikô nói.
    - Em ngồi xuống cạnh anh đi.
    - Sao ạ? - Nôrikô không dám tin ở tai mình nữa. Ở bệnh viện đây là lần đầu có nghe Naôê nói với mình như vậy.
    Naôê dẹp mấy tờ báo lại để lấy chỗ cho Nôrikô ngồi. Nôrikô hối hả đi rửa cái gạt tàn và lau bàn xong rồi mới ngồi xuống cạnh Naôê.
    - Em uống sakê nhé? - Naôê hỏi.
    - Không, em đang làm việc...
    - Thôi, hôm nay là ngày lễ. Năm hết tết đến rồi.
    Naôê đưa ly rượu của mình đang uống cho Nôrikô. Nôrikô nha6 p môi một chút rồi đặt lại trên bàn.
    - Mai anh đi Sappôrô ạ?
    - Ừ.
    - Thế bao giờ anh về?
    - Sẽ ở đấy hai ba ngày.
    - Chỉ thế thôi à? - Norikô quyết định ngay lập tức là nếu vậy tô sẽ rời Niigata về đây sớm hơn.
    - Sappôrô chắc bây giờ tuyết phủa trắng xóa...
    Naôê im lặng cầm ly lên uống.
    Nôrikô tưởng tượng anh đang bước trên những đường phố phủ tuyết của thành phố Sappôrô.
    - Chúng mình cùng đi đin!- Đột nhiên Naôê đề nghị.
    - Hả? - Nôrikô bàng hoàng cả người: lời đề nghị này đối với cô quá bất ngờ.
    - Em có muốn đi Sappôrô, đến đảo Hôkkaiđô không?
    - Anh... nói thật đấy chứ? - Nôrikô sửng sốt nhìn Naôê. - Anh muốn em cùng đi với anh ư?
    - Nhưng bây giờ ở đấy lạnh lắm.
    "Có sao đâu. Dù tuyết rơi, dù băng igá cũng mặc, miễn là được ở bên cạnh anh!" - Nôrikô nghĩ thầm.
    - Nhưng em định mai đi Niigata kia mà?
    - Em không đi nữa cũng được.
    - Mẹ em đợi em ở quê phải không?
    - Em sẽ gặp mẹ em lúc khác: lúc nào mà chả được.
    Naôê lại uống một ngụm sakê.
    Nôrikô lấy làm lạ về những lời lẽ vừa rồi của mình. "Em gặp em em lúc nào mà chả được"... Làm như thể mình sẽ không bao giờ còn gặp lại Naôê nữa.
    - Vậy thì mai chúng ta đi.
    - Mai ư? - Nôrikô lại ngạc nhiên.
    "Cái gì thế này? Một ý thích thoáng qua trong chốc lát chăng? Dù sao cũng không thể nào bỏ lỡ một cơ hội như vậy được!"
    - Thế còn... Anh cũng về thăm mẹ kia mà?
    - Anh sẽ ở khách sạn.
    - Sao lại thế? Anh có nhà ở Sappôrô...
    - Anh sẽ ở nhà với mẹ một ngày thôi.
    - Em không làm phiền anh chứ?
    - Không. Chỉ có điều là trong khi anh về nhà thăm mẹ, em ở lại khách sạn.
    Nôrikô chưa bao giờ đến Hôkkaiđô và chưa bao giờ được đi cùng với Naôê. Niềm vui bất ngờ làm cho cô đỏ bừng mặt lên.
    - Mấy giờ ta sẽ đi?
    - Máy bay cất cánh lúc ba giờ. Vé của em anh sẽ gọi điện đặt ngay hôm nay.
    - Thế còn phòng khách sạn?
    - Gần tết chắc khách vãng lai cũng nhiều, nhưng không sao, đấy không phải là một thành phố nhỏ, thế nào cũng còn.
    Nôrikô vẫn chưa dám tin vào hạnh phúc của mình.
    - Anh cho em đi thật đấy à?
    - Thì tôi đã nói rồi.
    - Em mừng quá...
    Nôrikô nhìn ra cửa sổ. Cô có cảm giác hạnh phúc đang chạy đến đón mình. Chỉ cần lắng tai một chút là có thể nghe thấy tiếng bước của nó đang lại gần. Cô không dám động đậy, sợ làm cho nó kinh động, cô sợ phải nghe một câu gì như: " Không phải, cô hiểu lầm tôi rồi..."
    - Em nghĩ gì thế?
    - À không... có gì đâu... - Nôrikô cười và nép vào vai Naôê.
    - Đừng quên mang măng-tô nhé.
    - Thế còn ủng?
    - Không nhất thiết, đi bốt-tin cũng được.
    Nôrikô có mỗi một chiếc áo măng-tô mỏng, chỉ thích hợp với khí hậu ở Tôkyô. Bốt-tin thì có thể mua ở Sappôrô cũng được. Cái va-li nhỏ quả hơi sờn, nhưng cũng không sao. Đáng tiếc là rốt cục cô vẫn không may bộ đồ mà cô mơ ước từ lâu. Cô định về Niigata thăm mẹ, mà về đấy thì chẳng phải diện làm gì. Nhưng Hôkkaiđô là dĩ nhiên là chuyện khác... Đágn tiếc là cô không biết trước, chứ không thì đã có thì giờ chuẩn bị cho chu đáo. Bây giờ thì dĩ nhiên là không còn kịp chuẩn bị gì nữa... Anh ấy không nói sớm hơn thì cũng đành vậy. Anh ấy xưa nay vẫn thế. Rất cóthể là cái ý mời mình nẩy ra ngay lúc ấy, thế là anh mời luôn.
    - Chắc ở Sappôrô mùa đông đẹp lắm nhỉ? Nhà cửa đường sá, mọi vật đều phủ tuyết...
    Nôrikô hình dung những dãy phố nhỏ yên tĩnh, những bông tuyết quay cuồng trên không; những nếp nhà, những hàng cây, những vỉa hè, những mặt đường, tất cả đều trắng xóa. Và hai người sẽ sánh vai nhau đi... Xung quanh là sự tĩnh mịch và là màu trắng lấp lánh. Nôrikô thấy chóng mặt vì hạnh phúc.
    - Thế là năm đã sắp hết... - Naôê nói khe khẽ và uống nốt ly sakê.
    - Kể cũng lạ...
    Đâu đây có tiếng hát vọng lại. Chắc các bệnh nhân đang xem chương trình Tết trên ti-vi.
    - Phải, một năm đang kết thúc... cũng như mọi sự trên thế gian đều có lúc kết thúc...
    Hai tiếng sau cùng Naôê nói vơi một giọng đặc biết gay gắt. Nôrikô sợ hãi ngẩng mặt lêng.
    Trong đôi mắt Naôê thoáng hiện một nụ cười. Nôrikô chưa bao giờ được trông thấy ở Naôê một nụ cười hiền dịu như vậy. Vưa ấy yếm nhìn nụ cười của Naôê, Nôrikô vừa đứng dậy.
    - Thôi em đi nhé? Đem trái cây đến nhé?
    - Không cần. Anh nằm ngủ một chút.
    - Chúc anh ngủ ngon.
    Ngày mồng một tháng giêng trời rất đẹp. Trên các đường phố tấp nập những đám người qua lại. Những người phụ nữ mặc kimômô lễ phục. Ai nấy đều rảo bước đến các đền thờ. Mọi vật đầu thắm đượm cái không khí tưng bừng của ngày hội.
    Ngày thường trong bệnh viện Oriental nhân viên làm việc thành hai ca, nhưng vào ngày lễ thì theo đề nghị của các y tá, họ chỉ làm một ca; tuy phải làm việc lâu, nhưng công việc lại ít, và sau đó có thể nghỉ lâu hơn.
    Những người phải trực vào ngày mùng một là Kôbasi và hai nữ y ta - Takaghi và Hakanisi.
    Sau khi giao ban, Nôrikô đã toan về nhà thì Kôbasi chạy đến gặp cô.
    - Naôê tiên sinh đây? - Anh hỏi, giọng xúc động.
    - Chắc đang ở trong phòng của tiên sinh. Hôm nay tôi chưa gặp tiên sinh.
    - Ông ấy dậy chưa?
    - Tôi không biết, tiên sinh thường dậy muộn.
    - Tiên sinh sặp đi nghỉ phải không?
    - Hình như thế.
    - Vậy thì làm thế nào đây?!
    - Có việc gì thế?
    - Đã ba ngày tôi không đến bệnh viện; hôm nay vừa đến thì đây, cô xem, tôi nhận được cái này...
    - Cái gì thế?
    - Một bức thư. Người ta khước từ việc thanh toán tiền tiếp máu cho Uênô.
    - Kôkichi Uênô? Bệnh nhân bị thiếu máu ấy à?
    - Vâng! Mà bà vợ già cũng không làm việc được...
    - Họ khước từ kể từ sang năm ạ? - Nôrikô hỏi.
    - Mà hôm nay chính là ngày bắt đầu cái "sang năm" ấy đây.
    - Nhưng chúng tôi tiếp máu rồi. Lúc sáng sớm.
    - Họ không chịu chi trợ cấp. Họ bảo là bệnh nhân phải trả lấy.
    - Trả lấy là thế nào? Hai ông bà già làm gì có tiền?
    - Dĩ nhiên. Làm sao họ có thể trả gần mộ trăm ngày yên mỗi tháng? - Kôbasi giận dữ khua khua cái phong bì.
    - Tại sao bỗng dưng họ lại khước từ?
    - Tôi cũng chịu!
    - Có thể là một sự nhầm lẫn gì đây chăng?
    - Nhầm gì mà nhầm... mọi sự đều trình bày rất rõ trong thư. Nôrikô đọc qua bức thư. Đúng thật: "...cho nên chúng tôi đề nghị kể từ ngày đầu năm chấm dứt việc truyền máu cho bệnh nhân Kôkichi Uênô".
    - Họ bảo là họ không đủ phương tiện.
    - Phương tiện gì thế không biết? - Nôrikô cũng phẫn. - Không truyền máu thì ông cụ chết ngay!
    - Vấn đề chính là ở chỗ ấy...
    - Vậy bây giờ làm thế nào?
    - Tôi không biết. Tôi khôgn hiểu mấy thằng cha công chức ấy nghĩ gì.
    - Phải hỏi lại cho thật chính xác.
    - Nhưng hôm nay là mồng một tháng giêng rồi còn gì?
    - Ôi, hôm nay dĩ nhiên là chẳng có ai làm việc.
    - Đành phải đợi đến mồng bốn, - Kôbasi nói.
    - Thế từ đây đến đấy thì làm gì?
    - Tiếp tục truyền máu. Chính tôi sẽ trả tiền. - Kôbasi kiêu hãnh ưỡn ngực ra.
    Tính cách trẻ trung và cương trực của Kôbasi không hiểu sao làm cho Nôrikô có một cảm giác bực bội âm ỉ.
    - Có lẽ nên hỏi ý kiến bác sĩ Naôê - Cô đề nghị.
    - Dĩ nhiên là phải hỏi chứ... - Hình như Kôbasi muốn nhờ Nôrikô đánh thức Naôê.
    - Tôi chắc tiên sinh đã dậy rồi. Có thể gọi điện.
    - Tôi sẽ gọi thử, - Kôbasi đáp.
    Nôrikô chạy xuống cầu thang.
    Chừng mười phút sau Naôê bước vào phòng y tá. Ông mặc săng-đai và vét-tông; mái tóc rối bù, gương mặt thiếu ngủ. Có thể thấy rằng ông nằm mãi không ngủ được, tuy tối qua ông đi ngủ sớm, vào khỏang mười giờ.
    - Xin chúc năm mới, - Kôbasi, Akikô và Hubanisi nói.
    Naôê đáp lại lời chúc tết: hình như đến bây giờ ông ta mới nhận ra rằng năm mới đã đến. Chắc hẳn đối với ông cũng thế thôi: năm mới thì mới nhưng công việc thì cũ.
    - Xin lỗi tiên sinh vìe đã phải đánh thức...
    - Không sao, đằng nào thì cũng đã đến lúc phải dậy.
    - Tiên sinh sắp điHôkkaiđô ạ?
    - Vâng. - Naôê gật đầu và thọc tay vào túi lấy thuốc lá. - Anh có việc gì cần nói với tôi phải không?
    - Vâng. Có một việc... Đây, có bức thư này vừa nhận được.
    - Naôê mở bức thư ra và bắt đầu đọc. Dưới ánh nắng từ cửa sổ chiếu vào, những ngón tay dài và mảnh của ông trông như trong suốt.

  10. #50
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đọc xong, Naôê lật phía sau xem thử mặt bên kia có viết gì nữa không, rồi nhìn lại cái phong bì một lần nữa.
    - Chẳng còn ra thế nào cả! - Kôbasi lên tiếng - Khác nào ký lệnh xử tử ông già! Tôi khônghiểu được bọn công chức cần gửi cho chúng ta một bực thư như thế này làm gì.
    - Ở tòa thị chính có hỏi han gì về bệnh nhân Uênô không?
    - Không... Hình như không... - Kôbasi lẩm bẩm một cách thiếu quả quyết và quay về phía Akikô đang đứn gsau lưng anh, để tìm chỗ dựa.
    - Đúng ạ, không có ai hỏi gì về Uênô đâu, - Akikô xác nhận.
    - Anh vẫn gửi hóa đơn cho họ đấy chứ?
    - Dĩ nhiên. Tháng nào tôi cũng viết hóa đơn.
    - Anh thử nhớ xem, có ai hỏi gì về hiệu quả điều trị không? Qua điện thọai chẳng hạn.
    Kôbasi liếc mắt về phía Akikô.
    - Nói chung thì ... có một lần người ta.. gọi điện thọai hỏi tôi...- Anh trả lời ngần ngừ.
    - Hỏi gì?
    - Hỏi xem cụ Uênô được truyền máu như vậy thì có khỏi bệnh không?
    - Thế anh trả lời thế nào?
    - Tôi nói rằng dĩ nhiên là không. Việc truyền mau giữ cho bệnh nhân sống, nhưng không làm khỏi bệnh được.
    - Thế... Nhưng anh không biết giấy tờ gì chứ?
    - Có viết ạ. Khoảng một tháng trước đây họ có gửi cho tôi một tờ phỏng vấn, và tôi đã trả lời như vừa nói.
    Naôê gảy tàn thuốc lá và lắc đầu.
    - Bây giờ thì rõ rồi.
    - Cái gì rõ ạ?
    - Bức thư này là câu trả lời cho tờ giấy của anh.
    - Nhưng tôi nói đúng! Với tư cách là thầy thuốc tôi hòan tòan đúng! truyền máu chỉ làm cho bệnh nhân thấy đỡ trong một thời gian.
    - Dĩ nhiên anh đúng. Nhưng bọn công chức cũng đúng.
    - Thế nào ạ? - Kôbasi chống hai tay lên mép bàn.
    - Có lệ cấm trả trợ cấp nếu việc điều trị không có hiệu quả mà lại kéo dài. Lại còn rất đắt nữa.
    - Như vậy thì dã man quá! Vì bệnh nhân sẽ chết ngay! Không kéo lấy được một tuần.
    - Đúng.
    - Vậy tiên sinh thấy nên thế nào? Đành chịu à?
    - Chuyện này dĩ nhiên là khủng khiếp, nhưng... cũng khá lô-gích.
    - Với tư cách là thầy thuốc tôi không thể chấp nhận như vậy được!
    - Đúng. Nhưng anh phải hiểu cả mặt bên kia nữa: nếu chấp thuận một cách điều trị không có hiệu quả, thì có những bác sĩ sẽ tìm cách trục lợi... Trong cách lập luận của họ cũng có cái lô-gích của nó.
    - Vậy thì bây giờ phải làm gì?
    Mặt Kôbasi nhợt nhạt như tờ giấy.
    Akikô lo lắng quan sát hai người.
    - Giá viết sai sự thật đi thì khôn ngoan hơn.
    - Nói dối à?
    - Nói dối. Viết rằng việc truyền máu có một hiệu quả thần diệu.
    - Lẽ nào có thể làm như vậy?
    - Cần phải làm như vậy.
    - Ừ thì làm... Chẳng khó gì. Tôi sẽ viết ngay bây giờ.
    - Không, bây giờ muộn rồi.
    - Tại sao?
    - Anh đã viết một lần rồi. Anh đã cho họ biết tình hình thật. Bây giờ viết khác đi họ không tin anh nữa đâu.
    - Thế thì làm thế nào?
    - Chẳng làm thế nào được.
    Naôê thấy khô cổ; ông đứng dậy vặn vòi nước vào ly và nốc một hơi hết sạch.
    Kôbasi vẫn đứng ở tư thế cũ, hai tay chống vào bàn, và im lặng.
    - Thế. Rõ cả, - cuối cùng anh ta nói. Chính tôi sẽ trả tiền truyền máu.
    - Làm như vậy sẽ chẳng đưa đến đâu hết.
    - Không, tôi đã quyết. Vì chính tôi có lỗi.
    Akikô kéo ống tay áo Kôbasi.
    - Nếu không, tôi không thể nào yên tâm được. - Kôbasi nói tiếp, giọng khản đi vì xúc động.
    - Nhưng anh phải hiểu rằng việc truyền máu sẽ giúp cho Uênô ssốn tthêm được một tháng, giỏi lắm là hai. Chỉ thế thôi. Anh cho rằng chỉ cần có thế là anh sẽ yên tâm hay sao?
    - Vâng. Dù chỉ thêm được một tháng cũng vậy.
    - Anh làm dáng một cách hoàn toàn ngu xuẩn! - Naôê nói khẽ, nhưng rất rõ ràng, làm cho mọi người sửng sốt. - Anh là một thằng công tử bột thuộc loại tệ hại nhất! - Kôbasi ngạc nhiên trố mắt nhìn ông nhưng rồi lại cụp mắt xuống. Akikô và Hakanisi quên cả công việc, kinh hãi hết nhìn Kôbasi lại nhìn sang Naôê.
    Naôê cầm tập bệnh án để trên bàn, giở qua mấy tờ. Rồi ông nói, giọng khô khan:
    - Bà cụ dã biết rằng chồng bà sẽ không khỏi bệnh. Đặt bình truyền đi.
    - Bình truyền gì?
    - Truyền glucoza nhuộm đỏ cho bệnh nhân.
    - Nhuộm đỏ? Để làm gì?
    - Để cho dung dịch trông giống như máu. - Naôê không che giấu nỗi bực bội.
    - Nhưng như thế là lừa b... - Kôbasi bỗng im bặt giữa chừng.
    Naôê khoanh hai tay trước ngủc nhìn ra cửa sổ.
    - Tiên sinh đề nghị giải quyết vấn đền bằng cách lừa dối ư? Giả vờ như thể vẫn tiếp tục truyền máu chứ gì?
    - Hoàn toàn đúng.
    - Không được, như thế là dối trá, là bịp bợm. Như thế không xứng đáng với người thầy thuốc!
    - Xứng đáng, không xứng đáng... Vấn đề không phải ở chổ ấy. Không có lối thoát nào khác.
    - Nhưng... - Kôbasi nhìn Naôê như thể đang trông thấy trước mặt mình một quái vật. - Ông già sẽ chết ngay... - Giảng giải điều này cho Naôê thì thật là ngu xuẩn, nhưng Kôbasi không kìm nổi. - Chẳng lẽ tiên sinh không cần biết đến điều đó hay sao?
    - Thì ngay việc tiếp máu cũng chỉ làm cho ông cụ sống thêm được vài tháng là cùng.
    - Rút ngắn thời hạn ấy là bất lương!
    - Bất lương ư? - Naôê sấn tới sát người Kôbasi. - Anh nói là bất lương phải không? - Ông nhìn Kôbasi từ đầu đến chân một cách căm giận đến nỗi anh bất giác lùi lại.
    - Không phải sao? - Kôbasi bàng hoàng nói lắp bắp. - Nhuộm glucoza, giả làm máu mà là lương thiện ư?
    - Khi không còn có thể làm gì nữa, thì phải làm sao cho người ta được chết một cách bình yên. Dĩ nhiên huyết thanh nhuôm đỏ không thể lừa được anh. Vì anh đã biết hết sự thật. Nhưng Uênô và cụ bà không biết. Phải để cho họ tin rằng chúng tra đã làm hết cách.
    Kôbasi ngẫm nghĩ. Có lẽ trong những lời Naôê vừa nói có một phần sự thật chăng? Không. Đối với người thầy thuốc con đường ấy không thể chấp nhận được. Làm như vậy thì còn gì là ý thức bổn phận.
    - Người thầy thuốc có bổn phận cứu giúp bệnh nhân, làm cho bệnh nhân tất cả những gì có thể làm được, - Kôbasi một mực không nhượng bộ. - Và nếu khả năng bị hạn chế thì phải cố kéo dài cuộc sống của bệnh nhân dù chỉ là một ngày.
    - Câu trích dẫn ấy đúng.
    - Chỉ là một câu trích dẫn thôi ư?
    - Tiếc thay thế giới của chúng ta không phải là một thế giới lý tưởng.
    Kôbasi cũng hiểu điều đó nhưng vẫn không sao đồng tình với Naôê được. Anh cãi tiếp:
    - Người thầy thuốc trước hết phải là một con người nhân đạo.
    - Chà, nhân đạo! - Naôê mỉm một nụ cười chua chát và ngồi lại cho thỏai mái, chân này ghếch lên kia. - Thế anh có biết rõ nhân đạo nghĩa là gì không?
    - Tôi biết. Có nghĩa là trân trọng tính mạng của con người nói chung, có nghĩa là thương yêu đồng loại...
    - Anh không lẫn lộn nhân đạo với từ bi đấy chứ?
    - Không, tôi không lẫn lộn. Bất kỳ ai cũng phải tìm cách duy trì sự sống một khi nó còn thoi thóp trong con người.
    - Duy trì sự sống... Hừm ... - Naôê nhếch mép trong một nụ cười méo mó. - Như vậy tức là hteo anh, nhân đạo là ở chổ duy trì sự sống. Còn sống như thế nào thì không quan trọng, miễn là sống.
    - Dĩ nhiên có thể có những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng về nguyên tắc tất cả những điều tôi nói đều đúng.
    - Ừ... Như vậy là anh chẳng hiểu gì hết. Trong các bệnh viện đại học của anh, các anh bị cách ly ra khỏi cuộc sống thực.
    - Căn cứ vào đâu mà tiên sinh kết luận như vậy? - Kôbasi mới từ bệnh viện của trường đại học chuyển về bệnh viện Oriental chưa được bao la6u, cho nên lời lẽ của Naôê làm cho anh thấy bị xúc phạm trực tiếp.
    - Để trở thành một người thấy thuốc và có kiến thức về đạo đứchọc, và thuộc lòng những nguyên lý của thực tiễn y học. Ngoài ra còn phải biết cách giúp cho người ta chết.
    - Giúp cho người ta chết ư?
    - Chính thế. Nhiều khi cần phải giúp cho bệnh nhân chấp thuận cái chết, làm sao cho bản thân bệnh nhân cũng như những người thân của họ đừng tự trách cứ chúng ta...
    - Ở trường đại học không có một giáo trình nào như vậy. Trong chương trình không thấy có...
    - Nếu trong chương trình có một giáo trình như vậy, chắc chắn tôi sẽ là một chuyên gia. - Naôê đưa hai bàn tay lên xoa xoa đôi má hóp.
    - Giáo trình đào tạo những kẻ sát nhân?
    - Đáng tiếc là gần đúng như vậy! ... Mỗi người thầy thuốc đều có phần nào là một kẻ sát nhân ; cứ như hiện nay thì trong khá nhiều trường hợp bổn phận nghề nghiệp của anh ta là làm sao thuyết phục cho bệnh nhân thấy rõ rằng mình không thể nào thoát chết được.
    - Nhưng sứ mệnh của chúng ta là cứu sống! Và trên thực tế, chúng ta đang cứu người ra khỏi nanh vuốt của cái chết.
    - Cứu à? - Naôê đưa về phía Kôbasi một cái nhìn đối địch. - Chúng ta không cứu đâu. Chính con người tự cứu lấy mình - người nào chưa cạn kết sức vật lộn với cái chết. Còn người thầy thuốc chỉ chìa tay ra giúp họ một chút đúng vào lúc cần thiết. Và chỉ có thế thôi.
    - Dù sao thì hạ thấp vai trò của người thầy thuốc đến như vậy cũng...
    - Đáng tiếc là có những lúc phải như vậy. - Naôê rời ghế đứng dậy. - Thôi, tôi đi đây.
    - Thế còn Uênô thì sao? ... - Kôbasi nói, nhưng Naôê không để cho anh nói hết câu.
    - Anh là bác sĩ điều trị Uênô, cho nên tôi sẽ không nói gì thêm với anh nữa. Anh thấy thế nào là đáng thì cứ thế mà làm.
    - Nếu tôi... làm theo lời khuyên của tiên sinh, thì sau đó tôi biết nói thế nào với Uênô và vợ ông ấy.
    - Sau một hai ngày tình trạng của bệnh nhân sẽ xấu đi. Lúc bấy giờ anh sẽ nói: chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng đáng tiếc là hoàn toàn vô hiệu.
    - Thế còn cái... thứ nước đỏ ấy thì tiếp mấy lần?
    - Cũng như từ trước tới nay: một lần sáng, một lần chiều. Theo tôi hai lần là đủ. Đến khi bệnh nhân bắt đầu thấy mệt nặng thì thêm lần và tăng liều lượng. Cái chính là làm sao bệnh nhân cũng như vợ ông ta đều tin chắc rằng mình đang đười điều trị đến mức tối đa.
    - Không tiếp máu nữa thì bệnh nhân sẽ kéo được bao nhiêu lâu?
    - Theo tôi thì độ năm sáu hôm.
    - Tiên sinh sẽ trở về vào ngày mùng năm?
    - Có thể.
    - Có thể gọi điện cho tiên sinh ở Sappôrô được không?
    - Tôi trọ ở khách sạn G., cứ hỏi ở phòng tiếp tân của khách sạn.
    - Xin tiên sinh về sớm sớm.
    - Vâng-vâng.
    Naôê đi ra cửa, nhưng bỗng dừng lại. Ông quay về phía sau và đưa mắt nhìn mọi người - Kôbasi, Akikô, Hakanisi với một ánh mắt dịu dàng, thân ái mà không ai có thể ngờ là ông có được. Sau đó ông mở mạnh cánh cửa và đi ra hành lang.

    Hết chương 18

Trang 5 / 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 LastLast

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •