Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... LastLast
Bài 11 đến 20/56

Chủ đề: Đèn không hắt bóng

  1. #11
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 5


    Sau năm giờ chiều trời đã bắt đầu tối dần. Khí lạnh tê buốt của buổi hoàng hôn mùa thu thấm vào đến tận xương tủy. Naôê chuẩn bị ra về. Thắt xong cà-vát, ông ra đứng ở cửa sổ phòng điều hành.
    Dưới cầu trời phủ kín một lớp mây thấp, những mái nhà chen chúc chạy dài đến vô tận, nép dưới chân những tòa cao ốc đồ sộ. Như thể mọc lên từ lòng đất, hằng hà sa số những ngọn đèn lần lượt sáng lên, và những ngọn đèn li ti ấy thắp lên càng nhiều thì bóng tối lại càng dạy đặc thêm. Naôê yêu thích thời gian này, khi ánh hoàng hôn dần dần chìm vào đêm tối. Chính đây là giờ phút mà cái bộ mặt thật của thành phố hiên lên trong khoảnh khắc, như thể được vẽ lên bằng một chất mực thần diệu. Một diện mạo khác biết bao nhiêu với diện mạo ban ngày... "Cái tôi thứ hai, cái bản ngã thầm kín cũng tỉnh dậy trong con người như thế này đây", Naôê thầm nghĩ trong khi ngắm cảnh thành phố trong bóng chiều. Một sự so sánh kỳ lạ. Nhưng, không hiểu tại sao, nó lại làm cho ông sợ hãi. Ngoài đường xe cộ nối đuôi nhau chảy thành dòng bất tận, khách bộ hành nườm nượp qua lại trên các vỉa hè, thế nhưng từ trên nóc những tòa nhà cao ốc, chắc hẳn thành phố tưởng chừng như im lìm bất động...
    Có tiếng ai gõ cửa. Naôê rời cửa sổ.
    - Mời vào.
    Mikikô, cô con gái của bác sĩ trưởng, rụt rè bước vào phòng.
    - Tiên sinh chưa về ư?
    Hơi thở Mikikô hình như hơi dồn dập.
    - Có việc gì không?
    - Nếu không có gì vội lắm, xin tiên sinh trước khi về hãy ghé vào phòng văn thư một chút. Có người đang đợi tiên sinh ở đấy.
    - Cha cô à?
    - Không mẹ em.
    Mikikô nhìn thẳng vào mắt Naôê.
    Naôê gật đầu, mặc áo vét-tông vào và vắt chiếc áo choàng trên cánh tay Mikikô lặng lẽ chờ ông bên khung cửa.
    - Đi chứ?
    Mikikô mở cửa và ra hành lang trước. Một người hộ lý đi qua. Trông thấy Naôê và Mikikô, người ấy kính cẩn cúi chào. Phòng văn thư cũng ở tần với phòng điều hành. Tòa nhà được xây thành hình chữ U, thành thử muốn đến phòng văn thư phải đi dọc hành lang vòng qua góc nhà. Phòng văn thư đặt kế cầu thang. Đi đến cầu thang, Mikikô đứng lại.
    - Thôi xin chào bác sĩ.
    - Cô về ư?
    - Không, hôm nay em phải đi học Ikêbuna. Buổi học này không vắng được.
    Mikikô mặc một chiếc áo măng-tô trắng có thắt lưng, trên cổ choàng một tấm khăn màu thiên thanh, tay xách một chiếc ví xếp của thanh niên.
    - Vậy tạm biệt nhé?
    - Không, khoan đã, xin bác sĩ đợi cho một chút...
    Naôê quay lại.
    - Bác sĩ có thích ba-lê không?
    - Ờ-ờ... Vũ kịch ấy à?
    - Vâng. Cuối tháng này bắt đầu có hội diễn...
    - Cô sẽ biểu diễn chứ?
    Mãi đến bây giờ Naôê mới sực nhớ ra rằng Mikikô có tham gia biểu diễn ba-lê.
    - Không ạ. Lần này không phải trường chúng em biểu diễn, mà Đoàn ba-lê Tôtô. Nếu em... Nếu tiên sinh không từ chối... Em có vé đi xem.
    - Bao giờ biểu diễn?
    - Ngày hai mươi chín và ba mươi - hai ngày liền.
    Mikikô nói ngập ngừng giọng hơi khàn đi vì hồi hộp.
    - Tôi không hứa chắc được, nhưng có lẽ tôi sẽ đi.
    - Vậy em để dành vé cho bác sĩ nhé? Còn nếu bác sĩ bận việc gì không đi được, xin báo trước cho em biết.
    Mikikô quay đi và chạy xuống cầu thang rất nhanh, như thể trốn tránh một người nào.
    Trong phòng văn thư có bà Ritsukô và một thiếu phụ làm việc ở phòng.
    - Xin lỗi bác sĩ nhé. Chắc bác sĩ đang sửa soạn về nhà phải không? - Ritsukô sắp xếp lại những thứ giấy tờ đặt trước mặt và mời Naôê ngồi xuống đi-văng. - Tôi hy vọng không quấy phiền bác sĩ. Bác sĩ có việc gì quan trọng phải đi ngay không?
    - Không ạ
    Ritsukô đến cạnh cái tủ con đặt ở góc phòng.
    - Trà hay cà phể
    - Gì cũng được ạ.
    - Hay có lẽ uống bia? Hay là whisky?
    - Xin bà đừng bận tâm.
    - Một ngày làm việc đã qua. Có thể tự cho phép mình rượu chè một chút chứ!
    Bà lấy bia trong tủ lạnh ra, với tay lên kệ lấy một chai whisky và mấy cái cốc rồi bày lên bàn con trước mặt Naôê.
    - Bác sĩ nhắm cái gì nhé? Có lẽ phó-mát chăng?
    Naôê ngập ngừng.
    - Không thì sasimi vậy. Cô Muraki, - bà quay về phía người thiếu phụ, - cô làm ơn gọi điện đến hiệu Tamađzusi bảo đem gấp một đĩa sasimi đến đây nhé.
    - Mấy suất ạ?
    - Một thôi. Nhớ dặn cho thêm các món gia vị nhé: mỗi thứ một ít, những thứ gì ngon nhất ấy.
    - Quả thật, bà bày vẽ làm gì thế, - Naôê lại nói.
    Ritsukô ngồi xuống trước mặt ông rót bia vào ly cho ông. Lúc bấy giờ đã quá năm giờ nên viên quản lý và cô kế toán thứ hai đều đã về nhà.
    - Phải đợi chút xíu. Độ mười phút.
    - Dĩ nhiên. Xin cám ơn bà.
    Yasukô Murakami xếp dọn bàn làm việc của cô, mở tủ lấy áo ngoài ra mặc.
    - Thế bác sĩ trưởng ở đâu ạ? Hôm nay ngài bận những việc gì? - Naôê hỏi thăm.
    - Ông ấy có buổi họp ở ban quản trị Hội Lương Y.
    - Lúc nào cũng bận rộn...
    - Ông ấy thích bận rộn thế đấy, lại còn đi tìm việc cho nó bận rộn thêm nữa, - Ritsukô so vai. - Cả tối hôm nay cũng vậy, thế nào ông ấy cũng tìm cách chuồn đi đâu cho mà xem.
    - Bác sĩ trưởng nhiều việc quá...
    - Không sao đâu. nếu còn đủ sức vui chơi giải trí tức là vẫn còn sức khỏe! - Ritsukô cười xòa.
    - Thế tôi đi gọi nhé - Murakami hỏi.
    - Cô đừng quên đấy. Những giấy tờ kia đến mai nhất thiết phải xong đấy nhé, - Ritsukô nhắc nhở.
    - Dĩ nhiên, tôi mang các thứ ấy về nhà làm đây.
    Murakami cúi chào rồi ra khỏi phòng. Naôê nhìn theo, rồi nâng ly lên.
    - Có lẽ tôi cũng uống với bác sĩ nhé?
    - Bà cũng biết uống rượu ư?
    - Chút xíu thôi. Tôi thì uống độ hai ly đã thấy choáng váng rồi.
    Ritsukô lại rót đầy cốc cho Naôê, rồi rót cho mình chút ít và đưa lên môi nhấp vài giọt.
    Một khuôn mặt hơi thiếu sinh động nhưng cũng đẹp... Có lẽ không ai ngờ là bà đã bốn mươi tám tuổi. Các cô y tá thường kháo nhau: hồi trẻ bác sĩ trưởng đã phải quì xuống van xin Ritsukô vui lòng làm vợ ông. Bây giờ thì dĩ nhiên tuổi trẻ đã qua, nhưng những dấu vết của nhan sắc thời xưa vẫn còn.
    - Có lẽ vẫn phải uống whisky tiên sinh ạ. Tôi xin phép được hầu rượu tiên sinh.
    Ritsukô lấy một cái ly sạch, cho nước đá vào và rót whisky.
    - Nhà tôi uống whisky bao giờ cũng pha nước.
    - Không cần ạ.
    Naôê uống một hơi cạn cốc rượu. Ông ưa thích cái cảm giác ấy - cái cảm giác nồng cháy của một làn sóng nóng hổi từ từ chảy dọc thực quản xuống dạ dày. Vào những giây phút như vậy trong trí Naôê bao giờ cũng hiện ra một hình ảnh bất di bất dịch: lớp niêm mạc màu đỏ tươi của thực quản dần dần đen đi và cháy thành than...
    - Xin nhị vị thứ lỗi cho vì đã để nhị vị phải chờ...
    Trên ngưỡng cửa xuất hiện người hầu bàn của hiệu ăn phái đến.
    Trên một cái đĩa hình bầu dục có bày những món gia vị xếp thành những ô ngũ sắc rất đẹp mắt.
    - Các vị dùng xì dầu ạ?
    Ritsukô dẹp cái gạt tàn sang chỗ khác và đặt lên bàn dĩa sasimi người hầu bàn vừa lấy ra.
    Naôê thường thích uống whisky mà không nhắm. Ông chỉ cần mấy hạt dẻ muối, và nếu không có thì chỉ uống nước xen vào. Ông vẫn thường uống rượu kiểu đó trong những tối ngồi một mình trong căn nhà vắng vẻ của ông.
    - Bác sĩ không thích ăn cá à?
    - Sao lại không? Rất thích!
    - Hình như bác sĩ sinh trưởng ở đảo Hôkkaiđô thì phải?
    - Vâng, ở Sappôrô.
    - Hôkkaiđô nhiều cá lắm.
    - Đúng thế. Nói chung tôi thích cá ở các vĩ tuyết bắc hơn. Có lẽ vì đã quen từ bé. Tôi có cảm giác là cá vùng bắc ngon hơn và tươi được lâu hơn.
    Naôê dùng đữa gắp một miếng cá thu.
    - Bác sĩ có con người nhà ở Sappôrô không?
    - Còn mẹ tôi.
    - Bà cụ ở một mình ư?
    - Còn có em trai tôi và chị tôi, tuy chị ấy đã có chồng.
    - Còn bác sĩ cũng nên lấy vợ đi thôi.
    Naôê im lặng uống nốt cốc whisky. Ông uống từng ngụm lớn, nhưng rất chậm, cố kéo dài cảm giác khoái lạc. Cái cảm giác như có một hòn lửa từ từ chảy xuống trong họng bây giờ đã bớt rõ rệt đi một chút.
    - Tôi cứ nghĩ không biết có nên làm mối cho bác sĩ không...
    Bàn tay Naôê đang cầm cốc nhưng hẳn lại.
    - Bác sĩ không muốn à? Một người đàn ông dễ mến như vậy mà cứ phải một thân một mình? Thật đáng tiếc. Tôi có biết một người con gái tuyệt vời. Có lẽ để bác sĩ gặp cô ta chăng?
    - Thôi.
    Câu trả lời của Naôê nghe khá thô lỗ.
    - Đáng tiếc... - Ritsukô thất vọng thở dài. - Được gặp bác sĩ chắc cô ấy cũng sẽ rất mừng.
    Naôê vẫn một mực lặng thinh.
    - Cô ấy tốt nghiệp trường đại học K., khoa văn học Anh. Năm nay hai mươi sáu tuổi. Cố nhiên cái tuổi ấy... Nhưng mà xinh đẹp lắm. Trông cứ trẻ măng. Cha cô ấy làm kiểm tra viên ở ngân hành T. Cô ta là con gái duy nhất trong nhà, được bố mẹ cưng chiều hết mức. Khi họ phái ông bố đi làm việc ở chi nhán Luân Đôn của nhà ngân hàn, bà mẹ ở nhà, còn cô ta đi theo bố sang Anh, cho nên mới chưa có nơi có chốn. - Vì hơi bia, mắt Ritsukô sáng long lanh. - Ở nước ngoài mà cô ấy chẳng kiêu chút nào. Khiêm nhường, tế nhị... Thật đáng yêu hết chỗ nói. Tôi có quen với cô ấy: cô ấy thỉnh thoảng vẫn ghé với con Mikikô ở nhà.
    Gương mặt Naôê vẫn im lìm như một cái mặt nạ, không hể hiểu được ông ta có nghe thấy hay không.
    - Hai vợ chồng chúng tôi mấy hôm trước có bàn về việc này. Chúng tôi đều thấy nếu hai người mà lấy nhau thì rất hợp.
    Ritsukô ngước mắt lên nhìn Naôê có ý dò hỏi.
    - Ông thử xem qua ảnh cô ta nhé.
    - Thôi.
    - Thử xem qua một chút thôi mà!
    Bà đứng dậy rút ngăn kéo bàn lấy ra một cái phong bì giấy trắng.
    - Cô ta đây này.
    Ritsukô đưa cho Naôê một tập ảnh. Mấy bức ảnh dường như được rửa riêng cho những chàng trai đang đi kiếm vợ: một bức chụp cô thiếu nữ mặc kimônô, một bức khác - cũng cô ta nhưng mặc âu phục.
    Cô thiếu nữ mặc kimônô đứng giữa một phong cảnh rất ăn ý với trang phục. Cô thiếu nữ mặc áo đầm thì ngồi thoải mái trên một bãi cỏ. Cả hai bức đều là ảnh màu. Ritsukô không hề nói ngoa: cô ta quả thật xinh đẹp và trang nhã.
    - Ông thấy thế nào?
    Naôê trả tập ảnh cho Ritsukô
    - Không thích à?
    - Không phải thế. Chẳng qua tôi không cần.
    - Nhưng theo tôi thì cô gái thật tuyệt vời!

  2. #12
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Ritsukô nhìn mấy bức ảnh lần nữa ra chiều tiếc rẻ
    Nâoê lặng thinh uống rượu.
    - Thế tại sao ông lại không muốn lấy vợ?
    Nâoê nhún vai.
    - Cũng không có lý do gì đặc biệt...
    - Ấy, tôi cũng nghĩ như thế.
    - Chẳng qua tôi quá bận. Có lẽ đó là lý do duy nhất.
    Nâoê dụi tắt điếu thuốc lá.
    - Bác sĩ đang vội đi đâu?
    - Không ạ.
    - Thật là dễ chịu khi người ta có thể ngồi chơi nói chuyện này chuyện nọ, không vội đi đâu cả. Phải không nào?
    Trong phòng yên tĩnh và ấm cúng. Thậm chí người ta khó có thể tin được rằng mình đang ngồi trong bệnh viện.
    - Chao ôi, tiên sinh, - Ritsukô thở dài. - Tiên sinh thật là một con người kỳ lạ...
    - Có thể.
    - Không phải là "có thể", mà là kỳ lạ khủng khiếp ấy!
    Bây giờ Ritsukô đã hơi chếnh choáng cho nên thái độ của bà có phần thân mật. - Hay là ông đã có người khác?
    - Không.
    - Thật à? Khó mà tin được.
    Nâoê lặng thinh.
    - Thế thì tại sao ông không chịu lấy cô này?
    Sau khi thất bại trong một mai mối, Ritsukô hơi phát bẳn. Bà tự dưng thấy muốn châm chọc cho thật đau con người lầm lì khó hiểu này.
    - Ông thì hông sao... Nhưng tôi thấy thương hại cho cô nào làm bạn với ông!
    Nâoê cau mày.
    - Nếu bà không có việc gì cần nói với tôi nữa, xin bà cho tôi được phép ra về.
    - Nhưng ông nói là ông không vội đi đâu kia mà.
    Nâoê bỏ bao thuốc vào túi.
    - Tôi có chuyện cần nói với ông thật. Tôi không nói dối đâu. - Ritsukô đưa về phía Nâoê đôi tay trắng trẻ, trang nhã của bà. - Một câu chuyện có tính chất nghề nghiệp. Xin ông đừng về.
    Nâoê ngả người ra đi-văng nhìn Ritsukô. Những nét mặt hơi đanh của bà bây giờ như dịu lại - Có lẽ là do tác dụng của hơi men.
    - Thời gian gần đây tôi thấy đau nhiều ở thắt lưng. - Ritsukô đặt tay ra sau lưng. - Khi nào cúi về phía trước như thế này thì thấy đau nhói. Còn khi cúi chào hay cầm máy hút bụi...
    - Đã lâu chưa?
    - Hơn một tuần nay rồi. Hôm ấy ở nhà tôi đang bưng một cái chậu hoa thì bỗng thấy đau lưng như vậy! Thế là kể từ hôm ấy...
    - Trước kia bà chưa bao giờ thấy đau như thế à?
    - Cũng có vài ba lần. Tôi có kêu với nhà tôi, nhưng ông ấy bảo đó chỉ là chứng đau mỏi thông thường thôi, chỉ cần nằm vài ba hôm khắc sẽ hết. Thậm chí ông ấy cũng chẳng thèm khám cho tôi kỹ kỹ một chút.
    Tay vẫn cầm cốc rượu, Nâoê nhìn hình dáng Ritsukô. Hơi mập một chút, nhưng vai và ngực hãy còn đẹp lắm. Cái thân hình hơi chảy một chút - Tương phản hoàn toàn với thân hình thon nhỏ của cô con gái - thậm chí còn làm cho Ritsukô có một vẻ duyên dáng riêng.
    - Nhưng đã một tuần rồi mà tôi chẳng thấy đỡ một tý nào.
    - Ngón chân có bị tê không?
    - Thế là thế nào? - Ritsukô ngạc nhiên nhìn Nâoê.
    - Bà có khi nào có cảm giác như mấy ngón chân bà là của ai ấy? Hay khi sờ thì thấy như sờ qua một lớp giấy?
    - Nói chung thì... hình như cũng có...
    Như thể để kiểm tra lại, Ritsukô đưa mấy đầu ngón tay chạm thử vào chân.
    - Có bao giờ thấy giật ở bắp chân không?
    - Cũng đôi khi. Nhất là bên trái.
    Nâoê uống hết cốc whisky và khoanh tay trên ngực.
    - Tôi có uống alinamin và mấy viên thuốc gì đó, nhưng chẳng ăn thua gì.
    - Làm sao có thể ăn thau gì được. Ở đây các thứ thuốc men đều vô hiệu.
    - Thật ư? - Ritsukô thốt lên.
    - Quả tình chưa chụp phim thì tôi chưa có thể khẳng định được... Mà tôi cũng chưa có dịp khám bà.
    - Nhưng theo ông thì tôi bị bịnh gì?
    - Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi là bệnh thoát vị xương sống.
    - Thoát vị là thế nào?
    - Các đốt xương sống bị xê dịch và đè lên các dây thần kinh.
    - Bệnh này chữa được chứ?
    - Dĩ nhiên.
    - Thế ông khuyên tôi nên thế nào?
    - Nếu đây chỉ là bệnh Lumbagô thì ít lâu tự khắc sẽ hết đau. Chỉ cần khi ngủ co hai đầu gối lên gần ngực. Còn nếu dây thần kinh bị nén, nhưng ít thôi, thì có thể dùng cốc-xê. Chỉ khi nào cảm giác đau dội xuống bắp chân thì mới cần than thiệp bằng phẫu thuật.
    - Mổ à... - Mặt Ritsukô biến sắc đi.
    - Không có gì đáng sợ đâu, chỉ là một phẫu thuật đơn giản.
    - Không, tôi sợ lắm!
    - Còn nói chung thì tôi không thể nói gì quả quyết chừng nào tôi chưa khám bà.
    - Vậy ông khám đi! ... Ông nghĩ sao? Tại sao sinh ra bệnh này?
    - Tại tuổi tác.
    Nâoê nhìn Ritsukô từ đầu đến chân bằng một cái nhìn nghề nghiệp. Trong một khoẳnh khắc gương mặt Ritsukô để lộ ý khó chịu, nhưng bà tự chủ rất nhanh và chỉ hơi cau mày.
    - Ông nói những điều khủng khiếp quá!
    - Tôi đang nói với tư cách một người thầy thuốc.
    - Thế thì ông nên biết rằng khi người ta nghe nói là bao nhiêu nguyên nhân đều nằm trong tuổi tác, người ta bắt đầu thực sự cảm thấy mình là một bà già.
    - Thời kỳ phồn vinh của cơ thể con người là vào tuổi mười bảy mười tám, sau hai mươi tuổi đã bắt đầu quá trình già nua. Với năm tháng con người hao mòn dần đi, và không có cách gì cưỡng lại quá trình đó.
    - Hoá ra về sau chỉ có thể càng ngày càng tệ?
    - Dĩ nhiên.
    Nâoê dùng đũa gắp một miếng awabi.
    - Thế đến khi tôi đã già khọm rồi thì sẽ ra sao? - Ritsukô làm ra vẻ sợ hãi đưa hai tay áp vào đôi má đỏ ửng.
    - Đối với tuổi tác của bà, bà hãy còn đẹp lắm.
    - Đối với tuổi tác của tôi?
    - Vâng. Người ta thường nói rằng mỗi người đều trẻ ngang với tuổi mình, nghĩa là tuổi tác như thế nào thì trông bề ngoài cũng như thế. Nhưng đối với bà thì không thể nói như thế được. Bà trông trẻ hơn nhiều.
    - Xin đa tạ - Ritsukô trang trọng cúi đầu như trên sân khấu.
    - Vào tuổi hai mươi rất nhiều người đẹp. Về phương diện sinh học, tuổi này thuật lợi nhất, cho nên đẹp vào tuổi hai mươi là lẽ tự nhiên. Đến ba mươi, bốn mươi tuổi, quá trình tàn héo bắt đầu. Và đó cũng là điều hợp quy luật. Khen ngợi cái gì đúng lẽ tự nhiên thử hỏi có ý nghĩa gì? ...
    Ritsukô chăm chú lắng nghe.
    -... Nhưng nếu một người đàn bà đến tuổi ba mươi, rồi bốn mươi, mà vẫn trẻ đẹp, thì đó là điều phi thường. Còn đến tuổi năm mươi mà người ấy vẫn còn đẹp thì đó là điều đáng kinh ngạc. Lúc bấy giờ người ấy mới thực sự đáng ca ngợi.
    - Ông muốn nói rằng tôi là người phi thường ư?
    - Vâng, và là người vượt ra ngoài lệ thường.
    - Tôi không tài nào hiểu được là nên mừng hay nên khóc trước những lời khen của ông...
    Rõ ràng là Ritsukô lần đầu tiên được nghe người ta nói về mình như vậy. Bà đã quá quen được ngưỡng mộ: "Đẹp quá chừng! ", "Sao trẻ thế! ". Còn Nâoê thì lại rất xa với sự tán tụng. Nâoê nhìn bà bằng con mắt tỉnh táo của một người thầy thuốc, cảm thụ về con người như về một bộ máy sinh học. Và chính điều đó đã pha thêm vào lời khen của ông cái dư vị bất mãn ngấm ngầm ấy.
    Ritsukô lại rót whisky cho Nâoê.
    - Xin cám ơn bà. Hôm nay như thế là đủ.
    - Không, không, ông đã nói là hôm nay ông không bận kia mà.
    - Có lẽ không tiện lắm. Ở đây, trong bệnh viện...
    - Thì có sao đâu! Thật tình tôi rất thích thỉnh thoảng được nói chuyện với các bác sĩ của viện ta. Chẳng ai giống ai cả!
    - Thế à?
    - Đúng thế. Tôi cũng đã mong được nói chuyện với ông từ lâu. Nhưng ông là người danh tiếng thế kia cho nên tôi không dám.
    Nâoê châm thuốc lá hút.
    - Chắc uống rượu ở một chỗ khác ông sẽ thích hơn? - Ritsukô ngước mắt lên nhìn Nâoê.
    - Có lẽ thế.
    - À, ít nhất ông cũng thẳng thắn thấy, - Ritsukô nói, rõ ràng là lòng tự ái bị tổn thương, và nốc cạn chén rượu một cách gần như tuyệt vọng. - Thế ông thích giải trí ở nơi nào hơn?
    - Ồ, ở rất nhiều nơi khác nhau.
    - Chắc hẳn ở những nơi nào có đàn bà đẹp? ...
    - Có họ thì tốt hơn là không có họ.
    Nâoê gảy tàn thuốc.
    - Ông cho tôi đi theo với, - Ritsukô yêu cầu. - Một lần thôi cũng được.
    - Tại sao bà lại không đi với chồng bà?
    - Ông ấy không chịu đem tôi đi theo.
    - Tôi hoàn toàn thông cảm với ông nhà!
    Ritsukô phẫn uất nhìn Nâoê. Nâoê khuấy cho tan mấy viên đá trong cốc, rồi dốc cạn. Hai người im lặng một lát, và lúc bấy giờ nổi bật lên một sự tĩnh mịch nặng nề, rất không quen thuộc đối với bệnh viện, chỉ được điểm xuyết bằng tiếng nước chảy róc rách khe khẽ trong các đường ống.
    Hồi lâu Ritsukô mới lên tiếng, dường như để phá ta cõi im lặng vang dội này:
    - Ông rất tàn nhẫn đối với tôi. Tôi làm mối cho ông, ông cũng khước từ... Phả-ả-ải, rõ ràng là một người đàn bà về già thì đến cái việc làm mai cho người ta cũng không xong. - bà buông một tiếng thở dài não ruột, - À nhân tiện cũng xin hỏi, tiên sinh có biết ai hợp với con Mikikô nhà tôi không?
    Nâoê lẩm bẩm cái gì không rõ.
    - Nó đã hăm ba rồi, mà hoàn toàn không quan tâm gì đến những chuyện này. Có thể ông có quen một thanh niên nào khá ở trường đại học chăng?
    - Tôi hầu như không hề giao thiệp với giới thanh niên.
    - Thằng con trai của tôi một mực không chịu học y. Nó đi học kinh tế. Thế mà chúng tôi lại cần có một bác sĩ nữa trong gia đình, cho nên việc lựa chọn vị hôn phu cho Mikikô bị hạn chế rất nhiều.
    - Nhưng bác sĩ thì thiếu gì!
    - Thế mà không tìm được đấy.
    - Thế bà thấy Kôbasi thế nào? Một bác sĩ rất giỏi, tính tình rất dễ chịu.
    - Kôbasi có người yêu rồi.
    - Thế à?
    - Ông không biết sao?
    - Không!
    - Nhưng cái này ông chỉ nên biết thôi nhé - Ritsukô đưa mắt nhìn quanh và hạ giọng nói khẽ. - Akikô Takaghi đấy.
    Akikô Takaghi năm nay hăm mốt tuổi. Cô là y tá của phòng phụ khoa. Trong bệnh viện không có bác sĩ phụ khoa riêng. Nhưng cứ mỗi tuần hai lần, có bác sĩ Muấe ở nơi khác đến, và Akikô phụ việc cho ông. Những này còn lại thì cô phụ việc trong phòng phẫu thuật. Năm ngoái Akikô được coi là đã kết húc thời kỳ tập sự và trở thành y tá chính thức. Cô gái rất lanh lợi và thông minh.
    - Akikô làm việc ở viện ta, thành thử ta không nghĩ đến Kôbasi được.
    - Thế còn cô Mikikô thì sao? Cô ấy nghĩ thế nào?
    - Tôi thật không hiểu con gái thời nay. Tôi luôn luôn nhắc nó: "Nếu con có bạn trai, hãy đưa nó về nhà giới thiệu với bố mẹ". Thế mà nó chẳng thèm nghe. Rồi đến khi tôi đề nghị tổ chức lễ xem mắt, nó nổi cáu lên và trốn biệt.
    Nâoê trầm ngâm nhìn ra khung cửa sổ cằng rèm.
    - Vậy ông làm ơn đừng quên lời thỉnh cầu của tôi.
    - Tôi e rằng bà không thể trông cậy vào tôi nhiều quá.
    - Chắc chắn là ngoài tôi ra, việc này không làm phiền ai hết...
    - Xin phép được tạm biệt.
    Nâoê đứng dậy.
    - Thế mà ông vẫn nhất định đi... - Ritsukô thở dài.
    - Tôi uống nhiều quá rồi. Xin về thôi.
    - Ông đi đến nơi có những người đàn bà đẹp chứ gì?
    - Cám ơn bà về buổi chiêu đãi.
    Nâoê mở cửa bước ra hành lang.

    Hết chương 5

  3. #13
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 6


    Kể từ khi làm "phẫu thuật" cho cụ Isikura cho đến nay đã được ba ngày đêm. Suốt thời gian này ông cụ phải nằm ngửa, nhưng bây giờ người ta đã cho phép cụ nhổm dậy ngồi trên giường. Lẽ tự nhiên là một sự hồi phục nhanh chóng như vậy không làm cho ai ngạc nhiên.
    Sáng hôm ấy, khi Naoêê đã mặc blouse trắng và xuất hiện ở phòng y ta, Nôrikô bước tới gặp ông.
    - Chào bác sĩ, - cô chào Naôê một cách lãnh đạm. Sau những cuộc ái ân nồng cháy đêm nào, Nôrikô khi vào bệnh viện lại nói chuyện với Naôê như thể hai người chỉ quen sơ nhau.
    - Cụ Isikura rất mong bác sĩ đến.
    - Thế sao, Kôbasi chưa ghé thăm ông cụ à?
    - Chưa.
    Nôrikô, với một cử chỉ thuần túy sự vụ đẩy vê phía Naôê tập bệnh án của Isikura. Nhiệt độ: 37, 1, mạch: 70. Mọi thứ đều gần như bình thường.
    - Bác sĩ Kôbasi có nói rằng kể từ nay ông từ chối việc theo dõi bệnh tình cụ Isikura. Kôbasi nói rằng ông đã báo điều này cho tiên sinh biết.
    - Cho tôi?
    - Bây giờ đặt bình tiếp huyết thanh cho cụ Isikura phải không ạ?
    - Có lẽ Kôbasi sẽ chịu khó thêm một ngày nữa chăng?
    - Bác sĩ Kôbasi hiện đang đi thăm các bệnh nhân.
    - Ra thế...
    Gạt tập bệnh án sang một bên, Naôê đưa mắt nhìn quanh. Trong đám nữ y tá đang vội vàng qua lại không thấy có Akikô Takaghi.
    - Xin bác sĩ nhanh cho.
    Nôrikô tay cầm ống nghe đứng đợi ở cửa. Naôê đứng dậy và đi ra hành lang.
    - Chẳng lẽ bác sĩ Kôbasi không nói gì với tiên sinh sao?
    - Tôi chưa nghe ông ta nói gì cả.
    Nôrikô đi trước Naôê một chút. Có thể thấy rằng cô đang có chuyện gì bực tức lắm. Đi dọc hành lang bên phải khoảng ba mươi thước, họ đến gần cầu thang gác. Và đến đây Nôrikô không chịu được nữa:
    - Bác sĩ đừng bao giờ làm một việc gì để sau đó người ta cười cho!
    - Cười ư?
    - Tôi nói chuyện tối hôm qua.
    Một bệnh nhân đi lên thang gác qua mặt họ, và Nôrikô ngừng bặt.
    Naôê nhún vai.
    - Tôi không hiểu.
    - Tối qua ông uống rượu với bà vợ ông bác sĩ trưởng. Mà lại uống ngay trong bệnh viện! Ông chọn được một chỗ thích hợp quá nhỉ!
    Ngay cả tấm lưng của Nôrikô cũng hừng hực niềm công phẫn.
    - À, té ra là chuyện ấy!
    - Sáng nay cả viện chỉ kháo nhau mỗi một chuyện này.
    Câu chuyện đã lọt ra ngoài. Rõ ràng là có người nào đó trong bệnh viện đã lâm vào tình trạng quá nhàn rỗi...
    Khi Naôê bước vào phòng, cụ Isikura mới được thay quần áo sạch.
    - À à, tiên sinh. Lão đang đợi tiên sinh. - Cụ Isikura chắp tay vái theo phong tục cổ.
    - Sao, cụ thấy trong người thế nào?
    - Cám ơn bác sĩ, đỡ nhiều rồi... Nghĩ cũng lạ, cắt bớt dạ dày mà vẫn cứ thèm ăn! Tôi vẫn chưa ăn được cháo gạo sao?
    - Kể từ ngày mai chúng tôi sẽ chuyển cụ sang chế độ ăn cơm.
    - Đa tạ bác sĩ - Cụ Isikura lại kính cẩn chấp tay vái rồi quay về phía con dâu đang ngồi ở đầu giường: - Nào, con muốn hỏi gì thì hỏi đi.
    - Thưa bác sĩ, cha tôi rất thèm hoa quả.
    - Được. Cô cứ cho cụ ăn táo. Nhưng nhớ gọt vỏ.
    Nôrikô tháo băng cho cụ Isikura. Đường khâu kéo dài suốt bụng. Trong khi Naôê dùng bông tẩm dung dịch sát trùng lau vết mổ, Isikura nhắm mắt nằm im không động đậy. Khi đã thay băng xong, ông cụ nói:
    - Trước kia tôi thấy nặng trịch trong dạ dày, thế mà bây giờ đã tan biến đi đâu mất.
    - Thế thì hay lắm.
    Naôê nghe tim và bắt mạch cho ông cụ, rồi ra khỏi phòng. Khi ông đã gần tới phòng y tá, Kôbasi, vừa về phòng trước đó một chút, ra gặp ông.
    - Tôi muốn nói chuyện với tiên sinh về cụ Isikura. - Gương mặt Kôbasi sắt lạị - Tôi đã suy nghĩ nhiều về việc này và đã đi đến kết luận rằng tôi không thể nói dối được.
    - Tôi đã hiểu hết rồi, và hiểu rất rõ.
    - Tôi cho rằng một bác sĩ phẫu thuật không có quyền làm những cuộc phẫu thuật vô nghĩa.
    - Anh có thể tiếp tục giữ lấy ý kiến đó.
    - Xin lỗi.
    Naôê dặn dò cách đặt bình tiếp huyết thanh và đi ra hành lang. Kôbasi theo sát ông.
    - Thưa tiên sinh, chưa hết đâu. Ở phòng ba trăm linh tư mới đưa vào hai bệnh nhân bị trẹo thớ ở khu vực cổ. Một công chức và một người lái xe.
    - Thế thì sao?
    - Có phải tiên sinh đã ra lệnh cho họ nằm viện không?
    - Không.
    - Thế thì ai?
    - Theo tôi, đó là quyết định y tá trưởng.
    - Y tá trưởng có quyền gì quyết định những vấn đề như vậy?
    - Dĩ nhiên, đó là một việc không đúng qui chế. Nhưng hình như bà ta chỉ thừa hành chỉ thị của bác sĩ trưởng.
    Naôê và Kôbasi cùng xuống cầu thang gác.
    - Có nhiều phòng bệnh nhân bỏ trống, cho nên bác sĩ trưởng yêu cầu Sêkgiuchi là hễ ai có điều kiện nằm thì cho nằm vào các phòng ấy.
    - Chỉ có bác sĩ điều trị mới biết được ai cần cho nằm viện, ai không.
    - Đây không phải là trường đại học mà cũng không phải là bệnh viện công của thành phố.
    - Những vẫn là một bệnh viện! - Trong khi đi vòng qua nhịp cầu thanh uốn, Kôbasi ngừng nói một chốc, rồi tiếp tục nói rất hăng: - Có thể là tôi quá bao biện, nhưng tôi đã khám hai bệnh nhân này và không hề thấy ở một người nào có những triệu chứng parathénie và tay. Cả hai chỉ kêu là hơi đau ở phần dưới cổ. Ảnh X-quanh cho thấy ở người công chức các khớp xương bị mòn nhiều, còn phần còn lại thì bình thường. Không có lấy một lý do gì để cho hai người này hưởng chế độ điều trị nội trú. Hơn nữa, họ thậm chí cũng không cần đến chế độ nằm yên!
    - Có lẽ thế.
    - Cho họ nằm viện đúng là xử sự không trung thực đối với họ.
    - Nhưng chính họ yêu cầu như thế.
    - Chính họ?! Tại sao?
    - Người lái xe sống độc thân trong một ký túc xá, còn người công chức thì đã năm mươi lăm tuổi, chỉ ít lâu nữa phải về hưu. Cho nên ông ta muốn lợi dụng dịp này để nghỉ ngơi.
    - Nhưng dù có thế thì tại sao lại phải nằm viện mới được?
    - Cái đó rõ như ban ngày.
    - Tôi không hiểu, xin tiên sinh giải thích cho.
    - Đã muốn nghỉ ngơi thì nghỉ ở bệnh viện tốt hơn nghỉ ở nhà. Như cái ông công chức kia chẳng hạn, rõ ràng là ông ta rất mệt mỏi. Dù sao cũng nhiều tuổi rồi.
    - Và theo tiên sinh đó là một lý do có đủ trọng lượng để cho ông ta nhập viện.. ?
    Giọng Kôbasi run lên vì phẫn nộ. Đã bắt đầu có mấy người quay lại nhìn họ.
    - Dĩ nhiên đó không phải là lý do chính. Nhưng là một trong những lý do.
    - Tiên sinh! ! Ở đây là bệnh viện! Ở đây chúng ta chữa bệnh nhân! Nếu cứ người nào muốn nghỉ ngơi một chút ta đều cho cả vào đây thì...
    - Nhưng giúp cho người ta có điều kiện nghỉ ngơi một chút thì có gì mà xấu?
    Hai người đà xuống đến tầng một. Trong phòng tiếp bệnh nhân có khoảng hai mươi người ngồi đợi. Kôbasi và Naôê đi qua các dãy ghế và mở cửa vào phòng khám. Trên bàn xếp một chồng bệnh án.
    - Nếu chúng ta cho nhập viện với một bản chẩn đoán như vậy, bệnh viện sẽ thành cái gì? Chẳng hóa ra bạ ai muốn nằm viện thì nằm sao? - Nhìn người nữ y tá đang đứng đợi, Kôbasi nói thêm: - Ngoài ra... người ta lại kê cho họ những thứ thuốc uống và thuốc tiêm chẳng có được bao nhiêu tác dụng với họ.
    - Các thứ thuốc uống và tiêm là do tôi kê đơn.
    Kôbasi giật mình im lặng.
    - Có công hiệu, không công hiệu - dù sao cũng phải kê đơn. Nếu các bệnh nhân chỉ trả tiền khám bệnh thì bệnh viện sẽ phá sản.
    - Hóa ra chỉ vì thế mà tiên sinh quyết định một cách điều trị như vậy?
    - Cố nhiên.
    Kôbasi buông mình xuống một chiếc ghế và rút điếu thuốc lá.
    - Ai trả viện phí cho họ?
    - Vì đâu là hậu quả của một tai nạn giao thông cho nên công ty bảo hiểm xe hơi phải trả một số tiền nhất định.
    - Thành thử nạn nhân không phải trả một đồng tiền túi nào phải không?
    - Trong phạm vi của số tiền đó qui chế bảo hiểm ấn định, ngay cả người gây ra tai nạn cũng hầu như không phải trả gì.
    - Hóa ra chính vì thế mà y tá trưởng cứ nào họ nằm ở viện ta... .
    - Hình như thế.
    - Ở bệnh viện của trường đại học người ta không đời nào làm như vậy. Những chuyện đó thối quá.
    - Chắc ở đấy mọi sự đều tốt đẹp nhỉ - Naôê nói qua khẽ răng.
    Kôbasi kinh ngạc nhìn ông nhưng Naôê đã cầm lấy tờ bệnh án để trên cùng, ra lệnh cho cô y tá:
    - Mời bệnh nhân vào khám!

    Hết chương 6

  4. #14
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 7


    Ba giờ chiều, Yutarô Ghyôđa ra khỏi bệnh viện. Ông chuẩn bị đến Ban bảo vệ môi trường để lấy những tài liệu về một số vấn đều ông đang quan tâm.
    - Bao giờ ông về nhà? - Ritsukô hỏi khi tiễn chồng ra xe hơi.
    - Có thể sẽ phải ăn cơm tối với họ, cho nên có lẽ tôi sẽ về muộn một chút.
    - Tức độ chín mười giờ chứ gì?
    - Không biết nữa, - Yutarô lúng búng. - Còn tùy.
    - Thế ông sẽ ăn tối với ai? Chắc mấy người ở ban chứ gì?
    Yutarô sốt ruột ra mặt.
    - Thôi được rồi. Tôi sẽ cố về sớm.
    Ông ngồi lên xe và vẫy tay từ biệt vợ.
    Nômura, người lái xe của Yutarô, năm nay hai mươi bảy tuổi. Ở bệnh viện Oriental anh làm việc đã gần ba năm và am hiểu tất cả những công chuyện ở đây, trong đó có cả những chuyện thuộc đời tư của ông chủ.
    - Ra tòa thị chính ạ? - Anh ta hỏi trong khi cho xe chuyển bánh.
    Yutarô gật. Họ đi về phía trung tâm dọc theo đường Aôyama. Cũng như thường lệ, dòng xe cộ nối đuôi nhau đi rất chậm, thỉnh thoảng lại dừng lại hồi lâu dưới bầu trời u ám thấp lè tè. Yutarô rút trong túi ra một cuốn sổ ghi và vừa nhìn đồng hồ vừa ghi ghi chép chép cái gì không rõ. Khi họ đến ngã tư Miyakêđzaka, đồng hồ chỉ ba giờ rưỡi.
    - Chỉ đội hai mươi phút tôi sẽ xuống, thành thử anh cứ đợi tôi ở đây.
    - Rõ, - Nômura đáp, mắt nhìn thẳng phía trước.
    Yutarô vào tòa thị chính đúng hai mươi phút như ông đã nói. Đi rất nhanh ra xe hơi, ông bước vào, buông phịch người xuống ghế,
    - Bây giờ đi đâu?
    - Ờ-ờ! ... - Yutarô rút khăn mùi soa, v à mặc dầu trên trán ông chẳng có một giọt mồ hôi nào, ông cũng lau thật kỹ.
    - Đến trạm Êbisu nhé?
    Nômura lặng lẽ ấn lên bàn đạp.
    - Tháng mười một mà nắng thế này! Thật là trái tiết... - Yutrô nói, giọng cầu cạnh. - Trời u ám thế này là hay xảy ra tai nạn lắm đâu -
    - Có lẽ thế.
    Những câu trả lời củ anômura không lấy gì làm sốt sắng. Yutarô thì cứ phút phút lại nhìn đồng hồ. Khi họ đã qua phố Tegenđzi và đến gần khi Êbisu thì đã bốn giờ rưỡi.
    - Nhà số một chứ?
    - Phải, phải.
    Con đường đi ngang nhà ngân hàng vượt qua hai ngã tư rồi dần dần lên dốc. Trên đỉnh dốc có một ngôi biệt thự. Mái nhà màu xanh tươi mát đặt trên những bức tường trắng xóa, mái hiên có dãy bao lơn sơn đên. Nhưng giọng văn quảng cáo thường nói đây là một ngôi "nhà xây thoe phong cách bắc Âu". Xe dừng lại trước cửa chính.
    - Cám ơn nhé! - Yutarô dúi vào tay anh lái xe một tờ giấy bạc ba ngàn yên trong khi len ra cửa. - Này cầm lấy.
    - Thôi ạ! Ông làm gì thế...
    - Cầm đi, cầm đi! - Anh lái xe ngơ ngác nhìn tờ giấy bạc rơi xuống ghế xe bên cạnh anh. - Tôi bảo là cầm đi mà! Tôi cần nhờ anh một việc. - Yutarô nháy mắt có vẽ ngụ nhiều ý nghĩa, ra khỏi xe và đi về phía khung cửa chính trang trí bằng gạch tráng men nhiều màu.
    Trên cánh cửa mang số 818 có dòng chữ đề họ "Uêgusan" Yutarô bấm chuông và đứng im chờ đợi.
    Bên kia cánh cư/a rõ ràng là người ta đã nghe thấy tiếng chuông, nhưng hình như chẳng vội gì ra mở cửa. Yutarô bấm chuông một lần nữa và ghé mắt vào cái lỗ tròn tròn bằng đồng xu trên cánh cửa dòm vào trong.
    Vừa lúc ấy sau cánh cửa vang lên một giọng nói phụ nữ.
    - Ai đấy?
    - Anh đây.
    Có tiếng chìa khóa vặn lách cách trong ổ, rồi cánh cửa mở ra.
    - À-à, papa!
    Tóc người phụ nữ chải túm lên phía trên. Tay cô ta ép lên ngực để giữ hai tà áo choàng không cài khuy.
    - Thật bất ngờ..
    - Thế nào, em đang tắm à?
    - Vâng. - Người đàn bà để Yutarô bước vào rồi đóng cửa lại. - Tại sao lại đến đột ngột thế?
    - Thích đến thì đến thôi.
    Yutarô cởi áo khoác, ngờ vực nhìn quanh. Những đồ đạc thông thường củ a một phòng khách, một dàn máy stereo, một chiếc máy thu hình. Bên phải, sau bức màn, là gian bếp. Tận cuối phòng còn có một buồng nữa rất nho bày biện theo phong cách Nhật Bản. Bên trái gian bếp là phòng tắm. Toà nhà mới xây cách đây nửa năm, tường còn trắng muốt. Căn họ nhỏ này sạch sẽ tinh tươm, cũng như bất cứ trong căn nhà nào mà chủ nhân là một người đàn bà.
    - Nếu định ghé thì ít ra cũng gọi điện thoại cho người ta biết chứ.
    - Đôi khi đến bất thình lình cũng có ích.
    - Ô-hô! Papa lại nghi ngờ rồi chăng?
    Yutarô ôm lấy cái thân hình phụ nữ hở hang chỉ mặc chiếc áo choàng mỏng.
    - Buông ra! Em đang tắm dở mà!
    Cô gái cố vùng ra, nhưng nhỏ bé và mảnh khảnh thế kia, cô ta làm sao chống cự nổi Yutarô. Ôm gọi cô gái trong tay, ông bế cô ta vào gian buồng nhỏ, ném lên giường. Làn da còn ướt tỏa ra một hơi ấm dịu dàng, làm Yutarô không còn chút tự chủ nào nữa.
    -... Hứ! Người đâu mà tởm! - Vừa thở hổn hển, cô gái vừa nhổm dậy bỏ chân xuống đất.
    Yutarô mỏi mệt và thỏa thuê nhìn theo cô ta qua đôi mi mắt lim dim.
    - Nước trong buồng tắm chắc nguội hết rồi còn gì!
    - Thì vặn thêm nước nóng.
    - Thế thì lâu chết.
    Cô cái vừa càu nhàu vừa đi vào buồng tắm. Một phút sau cô quát vọng ra:
    - Thế papa không tắm à?
    - Em tắm trước đi, Mayumi ạ.
    - Ừ đúng đấy, - cô ta cười ha hả, - chứ không thì papa to béo thế kia, nước tràn ra nhà mất một nửa còn gì!
    Mayumi là cái tên chỉ dùng ở quán rượu Alônika ở khu Ghinđzê, nơi cô làm việc. Tên thật của cô Machikô - Machikô Uêgusan, nhưng Yutarô thích gọi cô là Mayumi hơn.
    Học quen nhau cách đây hai năm ở quán cà phê Ôđillya, hồi cô còn làm việc ở đấy và nửa năm sau Yutarô bắt đầu bao hẳn cô ta.
    Mayumi mới hai mươi ba tuổi, còn Yutarô thì đã quá ngũ tuần, nhưng túi tiền của Yutarô hoàn toàn đủ để bù lại cho Mayumi sự chênh lệch lớn về tuổi tác này. Còn Yutarô thì tuổi càng cao lại càng thích phụ nữ trẻ. Thêm vào đấy Mayumi với vẻ đẹp trang nhã, với cái thân hình rắn chắc, với cái mũi hơi hếch, hoàn toàn hợp với khẩu vị của ông. Nhược điểm duy nhất - nếu có thể coi đó là một nhược điểm - là ở chỗ Mayumi vừa đúng tuổi con gái Yutarô.
    Khi Mayumi đã ra kho/i buồng tắm và rót bia ra uống thì đã gần sáu giờ.
    - Thôi chết! Em muộn mất!
    Mayumi ngồi xổm xuống trên cái đệm đặt trước gương và bắt đầu vẽ mắt.
    - Hôm nay em phải làm việc à?
    - Vâng. Thế sao papa rổi à?
    - Không. Sau bảy giờ anh phải gặp một người ở tòa thị chính.
    Mayumi vừa ngắm mình trong gương vừa gật đầu.
    - Nhưng cần gì dến quán cà phê trước tám giờ?
    - Em phải đến mỹ viện chậm nhất là sáu giờ rưỡi.
    - Tiếc nhỉ.
    - Sau đó lại phải ăn tối, thành thử vừa sát tám giờ.
    - Hay là ta ăn tối với nhau đi?
    Mayumi ngẫm nghĩ.
    - Anh đã mà.
    - Thật không? Thế nếu mađdam Ritsukô biết rồi làm toáng lên thì sao?
    - Không biết đâu.
    - Nhỡ bà ấy sinh nghi thì sao? Nghĩ mà sợ.
    Mayumi đưa cái bông phấn lên hai má và nhăn mặt ra chiều sợ hãi.
    - Sao, em nhìn thấy bà ấy rồi à?
    - Papa không nhớ sao? HÔm ấy em bị sái chân phải vào bệnh viện chiếu điện ấy mà?
    Yutarô gật đầu.
    - Ấy đấy: Hôm ấy em thấy trong hành lang có một bà đang nói chuyện với một cô y tá. Bỗng có môt. nhân viên nào đấy chạy vào gọi: "Thưa bà, thưa bà! ".
    - Ra thế...
    - Papa chọn giỏi thật! Người đẹp thế kia ai dám bảo là đã bốn tám.
    - Em lại còn biết cả tuổi bà ấy à?
    - Dĩ nhiên, papa nói với em chứ ai.
    - Thế à? ... - Yutarô phì cười. Ông ta đang mặc áo quần lót ngồi uống nốt cốc bia thứ hai.
    - Chỉ có điều...
    - "Chỉ có điều" gì?
    - Chỉ có điều mặt bà ấy.. hơi khùng. Chắc bà ấy hơi loạn thần kinh.
    Mayumi ngắm mình trong gương một lát rồi thè lưỡi ra.
    - Em thấy thế à?
    - Papa không bằng lòng ư?
    - Ồ không, có gì đâu.
    - Nói chung, không hiểu tại sao em cứ có cảm giác như thế.
    Mayumi nhún vai rồi bắt đầu dán lông mi giả. Yutarô đứng dậy cài áo sơ mi. Trang điểm xong, Mayumi bơm nước hoa rồi quay về phía Yutarô.
    - Em muốn hỏi ý kiến papa một chút...
    - Về việc gì thế? - Ông vừa hỏi vừa thắt chiếc ca-vát trên cái cổ béo phì.
    - Em sắp tròn hai mươi bốn tuổi...
    Yutarô băn khoăn nhìn cô.
    - Em không muốn cứ mãi mãi là cô gái bán bar.
    - Nếu em muốn đi khỏi nơi ấy, anh không có gì phản đối.
    - Vâng. Nhưng vấn đề không phải ở đấy. Không phải chỉ muốn đi, em còn muốn làm bà chủ, muốn có hiệu cà-phê của chính em cợ
    - Hừm... Ở khu Ghinđzê chứ gì?
    - Dĩ nhiên.
    - Mới hăm bốn mà đã làm bà chủ... có sớm quá chăng?
    - Em có đòi hiệu cà-phê lớn đâu. Chỉ cần một cái bar nho nhỏ, một quầy thôi cũng được, không cần có bar con.
    - Tìm được một cái bar nhỏ nhỏ ở khu Ghinđzê cũng chẳng dễ gì đâu.
    - Đường Namiki, phường tám. Hiện đang rao bán một hiệu cà-phê rất dễ thương.
    - Việc gì phải vội thế? - Yutarô nhăn mặt. Lúc này ông đã thắt xong ca-vát.
    - Thế tức là papa từ chối à?
    - Tự dưng nghĩ ra những chuyện không đâu, thật điên rồ!
    Mayumi phì cười.
    - Chẳng có gì mà cười!
    - Đồ keo kiệt! ...
    Mayumi quay ngoắt đi. Bộ đồ trắng bó sát vào người cô, nhất làđôi đùi.
    - Sẽ mua quán cà-phê cho em, nhưng chỉ khi nào anh đã hoàn thành một việc.
    - Một việc à? Việc gì thế? - Cô tò mò hỏi, trong khi luồn qua đầu chiếc áo dài crêpe trắng như tuyết.
    - Anh quyết định xây một bệnh viện mới.
    - Ố-ồ! ở đâu?
    - Ở khu Nakamêgurô
    - Nhưng hiện thời mới chỉ là dự án, anh chưa nói với ai.
    - Chúa thật
    Trong chiếc áo crêpe trắng tinh, tóc chải cẩn thận, Mayumi trông trang nhã và tinh tế một cách bất ngờ.
    - Bệnh viện có lớn không?
    - Chừng bốn mươi giường.
    Ghyôda cài khuy quần và bắt đầu chải tóc.
    - Thế nghĩ là cái bệnh viện hiện nay thu nhập rất khá phải không?
    - Thu nhập gì! - Ông ta nhăn mặt. - Anh phải lấy tiền tín dụng mà xây.
    - Thế nghĩa là mấy thằng cha keo kiệt ở nhà băng cuối cùng cũng vui lòng mở hầu bao à?
    Yutarô vuốt phẳng mái tóc, mặc áo vét-tông vào và cũng biếng thành một gentleman hào hoa phong nhã. Bây giờ thì khó lòng có ai đoán được những trò điên rồ vừa qua của ông trên trường tình ái.
    - Hiện nay thì đó chỉ toàn là những dự án.
    - Thế papa định làm gì với bệnh viện Oriental?
    - Cứ để nó đây thôi. Nhưng nếu anh xây được bệnh viện mới, thì ở đây sẽ chỉ có những phòng thượng hạng và chỉ nhận chữa những người trả tiền mặt chứ không phải nhận theo giấy bảo hiểm.
    - Nhưng ở bệnh viện Oriental thì ngay bây giờ cũng có những phòng thượng hạng giá mỗi ngày mười lăm ngàn yên.
    - Đúng thế, nhưng cũng có cả những phòng công cộng trả tiền theo giấy bảo hiểm.
    - Chẳng lẽ như vậy không tốt sao?
    - Không phải là không tốt... Chẳng qua khi có ai nằm lâu trong bệnh viện thì các bệnh nhân khác bắt đầu nghiêng ngó.
    - Có lẽ thế thật.
    Mayumi rời tấm gường ra ngồi cạnh Yutarô.
    - Thế nếu em ốm, papa sẽ cho em nằm ở phòng thượng hạng chứ? - Cái mũi hếch xinh xinh của Mayumi gần như giúi vào mặt Yutarô. - Thế nào?
    - Có thể.
    - Thật vô tình!
    - Không phải đâu.
    - Thật đấy, em mà gặp phải tai nạn gì thì thật khốn khổ! Papa sẽ chẳng thèm lo gì cho em. - Mayumi cười khúc khích... - Chứ còn gì nữa, chăm các bệnh nhân giàu vẫn hay hơn...
    - Này, chuyện này đừng nói ra với ai nhe. - Yutarô uống một cốc bia. - Phòng thì sang trọng mà chẳng có ai nằm. Chả ra cái nghĩa lý gì.
    - Papa cứ cho người ta nằm nạo thai, - Mayumi khuyên - Món này thì ai cũng phải trả tiền mặt. Thu hoạch sẽ được bảo đảm.
    - Nhưng lấy đâu ra những bác sĩ giỏi?
    - Cái ông bác sĩ khám em hôm trước mà không giỏi ư?
    - Em nói ai thế?
    - Cái ông cao cao, trông hấp dẫn lạ lùng ấy...
    - Naôê ấy à? ...
    - Đúng rồi! Ông ấy đấy.
    - Sao, đã khắc sâu vào tâm kham rồi kia à?
    - Ôi chao, thôi đừng nói nữa. Ông ấy vừa chạm vào người em một cái là em đã lịm đi rồi! - Mayumi ép hai tay lên ngực, làm như thể sắp ngất xỉu đến nơi. - Đẹp trai, trang nhã... mà cái áo blouse trắng ông ta mặc mới hợp làm sao! ...
    - Đó là một bác sĩ rất lành nghề.
    - Vừa trông thấy một cái em đã biết ngay mà!
    - Thôi đừng nói phét.
    - Thật một trăn phần trăm đấy mà! Chỉ có điều ông ta ít nói dễ sợ, mà lại lạnh như băng ấy, đến rùng mình!
    - Quả đúng như thế...
    - Trông ông ta có cái gì làm cho người ta phát sợ.
    - Một Nômuri Kyosirô tái thế...
    - Đấy đấy! Nômuri Kyosirô mặc áo blouse trắng, thế nhưng em vẫn năm mơ thấy ông ta! Thôi, - Mayumi mỉm cười, - bây giờ ta đi dâu ăn tối đi!
    - Em hôm nay hư lắm đấy nhé. Thôi được, ta đi đi.
    - Ghyôđa đứng dậy cầm áo khoác lên.
    Tối hôm ấy bác sĩ Kôbasi trực. Trong phòng khám, ngồi đó đối diện với anhh là Đirô Tôđa.

  5. #15
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đã qua năm giờ từ lâu, phòng cấp cứu vắng tanh. Trong bệnh viện chỉ còn có Kôbasi và Akikô Takaghi ở lại, nếu không kể cô nữ y tá Miđôri Tanaka vì phải giúp đưa bữa ăn chiều cho bệnh nhân nên còn náu lại trên các phòng nằm.
    - Họ nói với anh từ bao giờ? - Kôbasi xoay ghế về phía người bệnh. Chiếc ghế khẽ két lên một tiếng.
    - Tối hôm qua.
    Đầu và mắt phải của Đzirô Tôđa lấp sau một lớp băng dày đặc.
    - Anh không nhầm đấy chứ? Đúng là bà y tá trưởng chứ?
    - Dĩ nhiên. Bà ấy gọi tôi ra hành lang và nói chuyện rất khẽ đừng ai nghe thấy.
    - Anh kể những điều thật khó nghe. - Kôbasi cau mày và im bặt.
    Đzirô Tôđa chính là tên du đãng bị thương ở quán rượu hôm trươ;c. Hắn nằm viện đã được bốn ngày. Máu không còn chảy nữa, và vết thương đang dần dần khỏi, nhưng cho đến bây giờ mổi khi đi, Tôđa vẫn còn cảm thấy hơi chóng mặt và đau đầu. Ba vết sẹo sâu cắt ngang trán và má bên phải có những chỗ mưng mủ, và khi nào Tôđa mấy máy đôi môi, cảm giác đau làm cho măt. hắn giật giật. Hắn đã mất nhiều máu cho nên cầnphải ở lại bệnh viện ít nhất là năm ngày nữa cho đến khi nào tháo chỉ khâu, nhưng tối qua bà y tá trưởng bỗng dưng bảo hắn chuẩn bị xuất viện.
    - Khi họ chở tôi đến đây, họ chỉ nộp có ba mươi ngàn yên. Dĩn nhiên tôi hiểu số tiền này chẳng bao lâu sẽ hết, nhưng... - Tôđa nói rất khẽ, phải chú ý lắm mới nghe được. Những ai đã từng trông thấy Tôđa trong cái đêm đáng ghi hớ ấy sẽ không thể nào tin được rằng giọng hắn có thể yếu ớt đến như vậy. - Thế nhưng tôi vẫn nghĩ người ta sẽ còn giữ tôi nằm lại... Thế ra số tiền ba mươi ngàn yên ấy đã hết rồi ư?
    - Sở dĩ như vậy là vì người ta đưa anh vào nằm loại phòng tốn ba ngàn yên một ngày, - Akikô phân trần như thể để tự thanh minh.
    - Mãi hôm qua tôi mới được nghe điều đó lần đầu!
    - Ngày hôm ấy trong số tất cả các phòng còn chỗ, chỉ có phòng anh nằm là rẻ tiền nhất.
    - Hôm ấy lẽ tự nhiên là tôi không thể nhớ gì.
    - Anh không đăng ký bảo hiểm phòng kkhi đau ốm cho nên mới đến nông nỗi này.
    - Tôi xin lỗi...
    - Ngoài tiền giường ra, còn phải tính tổn phí phẫu thuật và tiền thuốc men, - Akikô lại xen vào câu chuyện.
    - Nhưng nói chuyện tiền bạc ở đây làm gì?! - Kôbasi đột nhiên nổi giận. - Bảo hiểm là cái quái gì?! Giá tiền phòng có nghĩa lý gì?
    Akikô sợ hãi im bặt.
    - Có tiền hay không có tiền! Chẳng lẽ chuyện đó lại có tác dụng quyết định đối với việc nhập viện hay xuất viện của bệnh nhân? Chỉ có thể có một tiêu chuẩn duy nhất: tình trạng của bệnh nhân! - Cũng như thường lệ những lúc giận, hai bên mép Kôbasi run lên. - Thế mà trong bệnh viện này lúc nào cũng chỉ toàn nghe nói tiền, tiền! ...
    Để tự kiềm chế, Kôbasi nắm chặt hai tay và nhìn trừng trừng vào khoảng không.
    Kinh hãi trước cơn giận của Kôbasi, Akikô bà Tôđa lặng thinh. Cuối cùng Tôđa nói, vẻ như người biết lỗi:
    - Hôm ấy tôi không có tiền, thê mà tôi đã hành động dại dột biết chừng nào... Tôi đã gây ra cuộc cãi vã ngu xuẩn ấy...
    Kôbasi im lặng.
    - Khi quá chén, tôi không biết tôi làm gì nữa...
    - Bây giờ nói chuyện ấy cũng muộn quá rồi.
    Tôđa lại cúi mái đầu băng bó xuống.
    - Cái bà y tá trưởng ấy thật! - Kôbasi bực bội thốt lên.
    - Bà ấy chẳng có lỗi gì. Đây là lỗi của tôi: Tôi đã không trả tiền...
    - Anh đọc thứ kinh sám hối gì thế? Anh muốn được người ta tống ra ngoài lắm phải không?
    - Dạ không! Sao bác nói thế? - Tôđa hoảng hốt chống chế.
    - Thế thì đừng nói bậy.
    - Vâng ạ
    - Anh chưa khỏi đâu. Các vết thương đang mưng mủ, anh còn buồn nôn, còn đau đầu, có đúng không?
    - Đúng ạ
    - Anh phải nghĩ cho kỹ đi.
    - Nhưng còn biết làm thế nào được?
    Kôbasi tay bứt rứt rút ra một điếu thuốc lá. Quả nhiên, còn biết làm thế nào? Anh ta mắng Tôđa, nhưng bản thân anh cũng chẳng nghĩ ra được một cách gì...
    Akikô lấy bao diêm đặt cạnh nôi tiệt khuân, để trước mặt Kôbasi. - Bây giờ anh có bao nhiêu tiền?
    - Độ năm sáu ngàn.
    - Năm sáu ngàn... - Kôbasi lẩm bẩm, vẻ trầm ngâm, tay đưa que diêm lên châm thuôc lá. - Bình thường anh làm gì?
    - Tôi chơi nhạc trong giàn nhạc nhẹ.
    - Ở quán rượu à?
    - Đại loại như thế...
    - Còn những người đến bệnh viện với anh, họ cũng ở trong giàn nhạc?
    - Nói chung là thế.
    Những câu trả lời của hắn khá mơ hồ. Một người chơi nhạc nhẹ... Thế mà các cô y tá lại nói rằng những tên đến thăm hắn đều là những tên cướp thực thụ. Thành thử câu chuyện nhạc nhẹ này... Khó tin lắm.
    - Anh không thể mượn thêm của các bạn được sao?
    - Ờ-ờờ, họ... tôi... - Tôđa nói lúng túng rồi im bặt.
    Các bạn hắn đến bệnh viện cả thẩy hai lần, vào những ngày đầu, rồi sau đó chẳng còn thấy tăm hơi đâu nữa.
    - Anh có gia đình chứ?
    - Không.
    - Thế còn bố mẹ?
    - Ở rất xa...
    - Xa thì xa nhưng vẫn có chứ?
    Tôđa gật đầu.
    - Anh có thể xin họ được không?
    Tôđa nghẹn ngào lẩm bẩm cái gì không rõ, và đưa tay lên bưng lấy khuôn mặt quấn băng.
    - Tiên sinh, - Akikô lên tiếng. - Thế còn chế độ cứu trợ người túng thiếu thì sao ạ? ... Có lẽ thử xin trợ cấp của nhà nước chăng? ... . .
    - Tôi đã nghĩ đến điều ấy. Họ sẽ không cấp ngay đâu. Dù họ có chuẩn y thì thủ tục vẫn chiếm không ít thì giờ, và rốt cục phải ba tháng sau là ít, bệnh viện mới nhận được tiền.
    - Nếu anh ta không có tiền mặt thật, thì không còn cách nào nữa ư?
    - Rốt cục là như thế, - Kôbasi xác nhận, vẻ mặt lầm bầm. - Tôi không tin rằng những kẻ keo kiệt kia bằng lòng đợi ba bốn tháng.
    Ở bệnh viện Oriental người ta thường tránh những bệnh nhân trả viện phí bằng tiên trợ cấp. Những khi vẫn cứ phải tiếp xúc với những bệnh nhân như vậy thì người ta tìm cách giải quyết sao cho họ đi thật nhanh...
    - Bố mẹ anh sống ở đâu? ...
    - Ở Miyađza.
    - Ừ, cũng xa thật. Nhưng nếu viết thư xin ngay thì sao... ? Dĩ nhiên ông bà sẽ ngạc nhiên, vì mọi việc xảy ra đột ngột quá. Nhưng đây là vấn đề sức khỏe của anh. Ông bà sẽ không từ chối đâu!
    Tôđa gật đầu, rồi lại đưa hai bàn tay bưng khuôn mặt quấn băng.
    - Anh sẽ nằm đây thêm ba bốn ngày nữa, nhiều nhất là năm ngày; nếu ông bà gửi độ ba mươi ngàn yên thì mọi việc sẽ êm xuôi. Rồi sau anh sẽ gửi trả lại. Anh sẽ ra viện và sẽ làm việc để kiếm tiền.
    - Nhưng bà y tá trưởng đã quyết định cho anh ta xuất viện từ ngày mai. Dù anh ta có xin bố mẹ được nữa thì vẫn đã quá muộn, - Akikô lại xen vào câu chuyện.
    - Thế thì đã sao? Tôi sẽ yêu cầu bà ta đợi một chút.
    - Vấn đề không phải là bà y tá trưởng. Sau lưng bà còn có đích thân bác sĩ trưởng...
    - Bác sỉ trưởng ư?! Nhổ toẹt vào!
    - Tiên sinh? Hảy cẩn thận...
    - Cẩn thận à? Tại sao? Tôi chỉ muốn làm những gì cần làm.
    - Nhưng bệnh nhân quả thật là có lỗi. Anh ta không trả tiền điều trị...
    - Một người thầy thuốc không được nghĩ đến tiền! Bổn phận của hắn là chữa bệnh một cách tận tình.
    - Nhưng trong môt. bệnh viện tư thì như thế không được.
    - Cô thay lòng đổi dạ từ bao giờ thế?
    - Thay lòng... ? - mặt Akikô như hóa đá. - Chẳng qua em cho rằng không thể cái gì cũng đổ lỗi cho một mình bác sĩ trưởng. Ông ấy không đến nỗi xấu như thế.
    - Không, rất xấu. Ông ta chẳng nghèo môt. chút nào, thế mà vẫn cố vắt cái bệnh vei^. n này ra cho được thật nhiều lợi nhuận. Ông ta đã biến y học thành phương tiện làm giàu. Theo cô như thế là bình thường à?
    - Tiên sinh, trước mặt bệnh nhân... - Akikô đưa mắt chỉ Tôđa.
    Kôbasi, dường như thể mới nhìn hăn lần đầu, im lặng. Anh thấy ngượng. Bới đống qua6`n áo bẩn lên, mà lại trước mặt bệnh nhân...
    - Dù có thế nào... - Kôbasi cố thở lại cho đều, - Anh cũng cứ nên viết thư ngay cho mẹ anh.
    - Vâng ạ.
    - Nếu bác sĩ trưởng có giục tiền thì chính tôi sẽ cho anh vay.
    - Tiên sinh! ... - Akikô thốt lên, giọng trách móc.
    - Không sau đâu. Số tiền ấy sẽ không làm cho tôi túng quẫn quá đâu.
    Tôđa cúi đầu rất thấp, thấp đến nỗi có thể trông thấy mớ tóc buột ra ngoài băng ở phía sau gáy.
    - Nào thôi, bình tĩnh lại đi.
    Trong tâm hồn Kôbasi thấy nhẹ nhõm và vui mừng. Anh làm việc đã đến năm thứ ba, nhưng hôm nay là lần đầu anh thực sự cảm thấy mình là một người thầy thuốc. Akikô nhìn anh trong một nỗi kinh ngạc thầm lặng.
    - Anh không nên ngồi lâu quá, lại bắt đầu chóng mặt cho mà xem.
    - Thế... - Tôđa từ từ ngẩng đầu lên. - Thế thì không cần nói gì với bác sĩ trưởng nữa ạ?
    - Bác sĩ trưởng nào? Bác sĩ Naôê ấy à? Thế anh có nói gì với ông ấy à?
    - Vâng, sáng nay, sau giờ thăm bệnh nah^n. Tôi có hỏi ông...
    - Như vừa hỏi tôi chứ gì?
    - Vâng.
    - Thế ông ta trả lời anh thế nào?
    - Ông ấy bảo là phải ra viện thôi.
    - Ra viện?!
    Tôđa gật đầu.
    - Ông ấy nói: " Phải ra viện thôi", có đúng thế không? - Kôbasi không dám tin ở tai mình nữa.
    - Đúng ạ.
    - Thật là ngu xuẩn! Nhưng anh làm sao ra đường đi giữa đám đông được. Một khi người ta chóng mặt. Naôê phải hiểu điều đó chứ!
    - Tiên sinh! ... - Akikô lại nhắc nhở anh.
    - Bác sĩ Naôê viết trong bản kết luật rằng bết thương hãy còn đau, nhưng có thể chữa ngoại trú được.
    - Chẳng lẽ ông ta lại có thể viết như vậy? - Nếu bác sĩ trưởng nói như vậy thì còn khả thứ, chứ nếu là Naôê thì không thể tưởng tượng được.
    - Chế độ chữa ngoại trú không thể dùng cho anh ta thật sao? - Akikô hỏi.
    - Tuyệt đối không. Vả lại chính Naôê cũng đã nói rằng Tôđa phải nằm viện ít nhất là hai tuần.
    - Nhưng bây giờ ông ấy khẳng định rằng Tôđa có thể ra viện đấy thôi!
    - Ông ấy nói gì kệ ông ấy! Thực chất là nếu cho Tôđa ra viện bây giờ thì quá trình hồi phục sẽ kéo dài, - Dường như Kôbasi tự bei^. n luận với mình. - Trong bệnh viện này có những bệnh nhân vẫn còn nhẹ hơn nhiều mà vẫn được nằm. Những bệnh nhân như thế thì giữ lại, còn Tôđa thì tống đi; thử hỏi như thế có đúng khôn g?
    Tôđa tiếp tục nhìn xuống đất. Đầu quấn băng gần kín hết, hắn trong còn trẻ hơn cả cái tuổi hai mươi lăm của hắn - một cậu bé bơ vơ tội nghiệp.
    - Nói chung tôi đã rõ hết rồi. Anh cứ tin ở tôi. Hôm nay anh có thể ngủ yêu.
    - Cám ơn bác sĩ. Bác sĩ tha lỗi cho tôi...
    Tôđa đứng dậy, cúi chào và ra khỏi phòng khám.
    Khi cánh cửa đã đóng lại và những tiếng chân bước ngoài hành lang đã im hẳn, Akikô quay sang phía Kôbasi.
    - Sao anh có thể ăn nói như vậy?
    - Những điều tôi nói đều đúng, đúng từng chữ một.
    - Đúng thì đúng. Nhưng cái anh bệnh nhân này rất kỳ quặc.
    - Tại sao?
    - Trẻ thế mà không có việc làm thường xuyên chỉ đi lang thang, kết bè với những tên rất khả nghi... Em thấy chẳng ưa hắn tí nào.
    - Ưa, không ưa - điều đó có liên quan gì đến bệnh?
    - Dù sao hắn cũng rất khả ố.. Mỗi lần đo nhiệt độ hay bắt mạch, tay hắn cứ sờ soạng lung tung.
    - Hắn hãy còn trẻ.
    - Hắn đưa cho chúng em xem đủ thứ ảnh bậy bạ...
    - Thật à?
    - Các chị y tá không chị nào chịu nổi.
    Kôbasi cảm thấy quả thật mình đã nói nhiều điều hơi quá. Tuy vậy anh vẫn nói một cách ngoan cố.
    - Thực chất không phải ở đấy.
    - Liệu bố mẹ hắn có gửi tiền cho hắn thật không?
    Nói cho thật ra, bản thân Kôbasi cũng không tin chắc điều đó.
    - Cho hắn vay có nguy hiểm không?
    - Mọi sự đều sẽ ổn thỏa, - Kôbasi trả lời, cố khắc phục mối ngờ vực trong lòng mình, rồi nhìn lại cái biển treo ở sau lưn g: - Phòng công cộng đã hết chỗ..
    - Chỉ còn chỗ trong các phòng hạng nhì và các hạng cao hơn.
    Kôbasi im lặng quay mặt đi.
    - Anhh muốn chuyển Tôđa sang một phòng rẻ tiền hơn ư?
    - Ừ, làm như thế ít nhất cũng kéo dài thêm một ngày.
    - Ta chỉ có cả thảy hai phòng công cộng.
    - Phải.. Ở đây người ta cố sao chỉ giao dịch với người giàu... Thế mà cứ leo lẻo chuyện "xây dựng một xã hội của phúc lợi toàn dân "!
    - Cái gì-ì? - Akikô giương cao đôi mày.
    - Đó là lời hứa hẹn của bác sĩ trưởng khi ông ra ứng cử vào Hội đồng đôi thị...
    Akikô cười ngặt nghẽo.
    - Thế còn hai người kia thì ta có giải quyết không?
    - Viên công chức và anh lái xe ấy à?
    - Họ đã không có việc gì làm trong bệnh vei^. n thì ta cho họ xuất viện quách nhé?
    - Tôi xin cô...
    Bây giờ khi trong phòng chỉ còn lại hai người. Akikô ăn nói với Kôbasi khác hẳn. Có thể cảm thấy giữa hai người có những mối quan hệ rất gần gũi.
    - Gần đây anh đã từ bỏ việc tìm hiểu Naôê.
    - Tại sao?
    - Ông ta để mặc cho bà y tá trưởng muốn làm gì thì làm, cho những người khỏe mạnh vào nằm viện, kê đơn cho những thứ thuốc hoàn toàn vô ích, làm một cuộc "phẫu thuật" vô nghĩ lý, trong khi Tôđa vết thương còn mưng mủ thì lại đuổi về...
    - Đó là chính sách của bác sĩ trưởng, chẳng ai làm gì được.
    - Nhưng Naôê là một bác sĩ rất giỏi! Bất cứ một trường đại học nào cũng phải lấy làm tự hào nếu có được môt. bác sĩ như thế. Nếu ông ta không chịu khuyên răn bác sĩ trưởng thì còn ai làm được việc ấy?!
    - Bác sĩ Naôê và bác sĩ trưởng rất khác nhau.
    - Chỉ khách nhau ở chỗ Naôê không phải là nhà tư bản.
    - Không, không phải chỉ có thế. Naôê có những quan điểm riêng, đáng cho mọi người kính trọng.
    - Khó tin lắm.
    - Ông ấy là một con người lỗi lạc.
    - Không, ông ấy là một người xấu.
    - Sao anh có thể nói như vậy về Naôể!
    - Có thể trước đây ông ta là một người thầy thuốc lỗi lạc.. Dù sao đó không phải là môt. bạn học của tôi, cho nên tôi có thể tự cho phép mình lên án ông ta.
    - Nôrikô mà nghe được những lời như vậy thì không biết sẽ ra sao?
    - Mặc. Tôi còn cảm ơn cô ấy nữa là khác, nếu cô ấy truyện đạt những lời của tôi cho Naôê nghe.
    - Anh ngốc quá. Chỉ chuốc lấy những việc phiền phức!
    - Nếu ở đây tình hình không còn chịu nỗi thì anh sẽ về bệnh viện đại học. Làm việc dưới quyền một người như thế thì có ra gì!
    - Ôsamu - Tyan! - Suốt buổi tối, đây là lần đầu tiên Akikô gọi Kôbasi bằng tên riêng của anh. - Sao anh có thể?
    Nói đoạn cô lao ra cửa chạy như bay theo cầu thang lên tầng hai.

    Hết chương 7

  6. #16
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Đèn Không Hắt Bóng
    Chương 8


    Đồng hồ đã điểm mười giờ mà Naôê vẫn chưa thấy đến.
    Người tiếp bệnh nhân trong phòng khám là Kôbasi : Hôm qua anh đã ở lại trực đêm.
    Naôê xưa nay không bao giờ đến sớm, nhưng quá mười giờ mà ông vẫn chưa đến thì đó là chuyện không bình thường. Các nữ y tá bắt đầu lo lắng. Bà y tá trưởng Sêkiguchi từ trên tầng ba chạy xuống phòng khám: Chắc ở phòng ghi danh đã gọi điện cho bà.
    - Sao, bác sĩ Naôê vẫn chưa đến à ?
    Đồng hồ trên tường chỉ mười giờ mười lăm.
    - Chưa. - Akikô Takaghi ngừng tay thay băng ngước mắt nhìn Sêkiguchi.
    - Chắc các bệnh nhân đã chờ từ lâu, phải không ?
    - Người đến sớm nhất đã chờ từ chín giờ.
    Trên bàn của Naôê có một chồng gồm khoảng năm tập bệnh án.
    - Có lẽ hôm nay ông ấy nghỉ chăng ?
    - Không phải đâu. Sau giờ nghỉ trưa có phẫu thuật.
    Akikô gật đầu.
    - Phẫu thuật à ?
    Bà y tá trưởng nhìn lên tấm biển treo trên tường. Dưới các ô ghi đơn thuốc, ở cuối cùng bản có đề tên và ngày giờ làm phẫu thuật. Không thấy đề một phẫu thuật nào cho ngày hôm nay.
    - Đêm qua tôi trực, sau giờ nghỉ trưa hôm nay tôi muốn về nhà.. Có được không ạ ? - Akikô hỏi.
    - Tôi nghĩ là có thể, - Sêkiguchi nói một cách thiếu quả quyết. Bà ta nhìn quanh. Trong phòng tiếp nhận ngoài Akikô ra còn có Kaôru Unô và Miđôri Tanaka, còn trong phòng ghi danh thì có Nôrikô Simura và Akikô Nakanisi. Thường thường đối với một phẫu thuật nhỏ như cắt bỏ ruột thừa thì chỉ cần hai y tá.
    - Phẫu thuật gì thế ?
    - Nạo thai.
    Bà y tá trưởng trợn mắt tròn xoe.
    - Chính bác sĩ Naôê sẽ làm à ?
    - Hình như thế. Bác sĩ murasê hôm nay sẽ không đến. Không phải ngày.
    - Lần đầu tiên tôi nghe thấy.
    - Vậy ra chị không biết à ? - Akikô ngạc nhiên nhìn bà y tá trưởng.
    - Không.
    Kôbasi lúc bấy giờ đang khám bệnh nhân, quay lại.
    - Sao, chính Naôê sẽ làm ư ?
    - Vâng, - Akikô nhún vai - Anh cũng chưa nghe nói ư ?
    - Chưa.
    Kôbasi đã khám xong. Bệnh nhân cúi chào rồi ra khỏi phòng.
    - Chính em cũng mãi đến tối qua mới biết. Bác sĩ Naôê có gọi điện cho em lúc chín giờ, yêu cầu chuẩn bị các dụng cụ.
    - Những chuyện này thực bất ngờ. - Bà y tá trưởng liếc mắt nhìn về phía Akikô, vẻ bất mãn rõ rệt và nói thêm : - Dù sao thì lẽ ra cô cũng nên nói cho tôi biết khi giao ban.
    Akikô lúng túng.
    - Em tưởng mọi người đều biết, cả chị cũng vậy.
    - Chưa ai biết cả. Thì ngay bác sĩ Kôbasi cũng có hay biết gì đâu ?
    Bị vặn lại như vậy, Akikô ngượng nghịu cúi đầu, tuy cô tuyệt nhiên không có lỗi trong việc cả Kôbasi lần bà y tá trưởng đều không biết gì ; Những cuộc phẫu thuật đều do các bác sĩ ấn định, còn các cô y tá thì chỉ được chỉ thị khi cần thiết.
    - Phẫu thuật này làm cho bệnh nhân nào ?
    Akikô lặng thinh.
    - Sao, cô không biết à ?
    - Tôi chỉ được lệnh chuẩn bị dụng cụ ! - Akikô đáp xẵng.
    - Rốt cục là chỉ một mình Naôê biết... - Bà y tá trưởng lẩm bẩm đoạn nói, giọng dàn hòa : - Ông ấy thấy cần làm gì là cứ thế mà làm, còn chúng ta bị đặt vào một tình thế ngu xuẩn ra sao thì ông ấy cũng mặc.
    Cuộc phẫu thuật này, xét tự bản thân nó, là một phẫu thuật sơ đẳng. Chỉ cần một bác sĩ và một y tá là hoàn toàn đủ. Nhưng Sêkiguchi chảm thấy lòng tự ái của mình bị tổn thương nặng nề. Làm y tá trưởng mà lại chỉ nhờ sự tình cờ mới biết được là sắp có một cuộc phẫu thuật ! Chẳng ai coi bà ra gì !...
    - Như thế tức là nữ bệnh nhân chưa vào viện.
    - Hình như thế.
    - Ai thế nhỉ ?... Tiên sinh không biết à ? - Sêkiguchi quay sang hỏi Kôbasi.
    - Tôi không biết, - Kôbasi đáp xẵng trong khi lấy tập bệnh án tiếp theo.
    - Thật là vô lối.
    Bà y tá trưởng nhìn đồng hồ. Vào lúc ấy Nôrikô từ phòng ghi danh bước sang.
    - Nôrikô này, - bẽ mặt thì thái độ lạnh nhạt của Kôbasi, Sêkiguchi vội quay sang cô nữ y tá, - cô không biết gì về cuộc phẫu thuật hôm nay à ?
    - Phẫu thuật ạ ? Không.. tôi không biết.
    Rõ ràng là Nôrikô nghe nói đến chuyện này lần đầu.
    - Thế mà bác sĩ Naôê maĩ bây giờ vẫn chưa đến...
    Kim phút trên đồng hồ treo tường nhích lên một quãng ngắn. Mười giờ hai mươi phút.
    - Có lẽ bác sĩ ốm chăng ?
    Nôrikô nhún vai. Cô rất muốn trả lời : "Sao các người lại hỏi tôi ? Tôi có phải là vợ ông ấy đâu mà biết ".
    - Nếu ông ấy không định đến hôm nay thì ít ra cũng phải báo chứ ! Cô thử gọi điện về nhà ông ấy xem !
    - Tôi không biết số điện. Bà tự gọi lấy thì hơn.
    Nôrikô quay lưng về phía bà y tá trưởng lấy trong tủ thuốc ra hai ống thiazin à quay về phía phòng ghi danh.
    - Mời bệnh nhân tiếp theo, - Kôbasi nói với Akikô lúc bấy giờ đang ngồi trầm ngâm.
    - Thế-ế-ế đấy... Mãi vẫn không thấy đến, - Cô trấn tĩnh, bà y tá trưởng nhìn ra hành lang. Khoảng hai mươi bệnh nhân đang ngồi im lặng kiên nhẫn chờ.
    - Tiên sinh, - Sêkiguchi yêu cầu Kôbasi, - có lẽ tiên sinh cứ khám các bệnh nhân của ông ấy trước đi ? - Bà hất hàm về phía chồng bệnh án đặt trên bàn của Naôê - Chứ không thì có mấy người đã đợi đến hơn một tiếng đồng hồ rồi đấy.
    Kôbasi không đáp, lặng lẽ giở tập bệnh án của người mời vào.
    - Để cho người ta đợi lâu thế kia thật là quá tệ.
    - Tôi sẽ không khám cho họ đâu.
    - Tại sao ?
    - Vì đó hoặc là bệnh nhân mới đến lần đầu hoặc là những bệnh nhân do chính bác sĩ Naôê điều trị. Tôi không có quyền khám họ.
    - Nhưng bây giờ muộn quá rồi còn gì !
    - Thì cho họ về đi.
    Sêkiguchi im lặng, chẳng còn biết giải quyết ra sao.
    - Và xin chấm dứt câu chuyện đi.
    - Tiên sinh !... - Akikô kéo lên, không dám tin ở tai mình nữa.
    - Thôi cô im đi !
    - Biết làm thế nào bây giờ ? - Sêkiguchi tuyệt vọng thở dài rồi vội vã sang phòng ghi danh gọi điện thoại.
    Mãi nửa giờ sau, khi đã gần đến mười một giờ, Noâê mới đến. Mặt ông xưa nay vẫn xanh xao nhưng hôm nay trông như thể không còn hột máu nào, tóc tai thì bù xù không chải.
    - Xin lỗi vì đã đến muốn... - Naôê nói lẩm bẩm, không rõ là nói với Kôbasi hay với cô y tá, đoạn buông phịch người xuống ghế nhắm mắt lại và thở dài. Xung quanh mắt ông có một cái quầng thâm xanh, nom trũng sâu hẳng xuống, và mỗi đường nét nhỏ trên mặt ông đều để lộ một sự mỏi mệt khủng khiếp.
    Một cô nhân viên bên phòng ghi danh chạy sang.
    - Tiên sinh có điện thoại.
    - Ai gọi đấy ?
    - Một người tên là Yamaguchi.
    - Yamaguchi à ?
    - Thấy nói là ông bầu của cô ấy.
    - À- à - Naôê vỗ lên trán một cái rồi đứng dậy.
    - Nôrikô-san ! Bác sĩ đến rồi, - Sêkiguchi ngó vào phòng ghi danh nói. Bà y tá trưởng lúc nào cũng tìm cách ghép đôi Nôrikô với Naôê và Akikô với Kôbasi. Rõ ràng là bà cố dùng cách ấy để dò la, may ra có đánh hơi thêm được điều gì chưa biết chăng, và sự phân phối lứa đôi này chẳng làm cho hai cô y tá hài lòng cho lắm.
    - Chào bác sĩ, - Nôrikô vừa nói vừa đi vào phòng. Naôê đã nói chuyện điện thoại xong và đang ngồi im, hai mắt nhắm nghiền.
    - Anh ốm à ?
    - Không...
    Nôrikô gặp Naôê gần đây nhất là ba ngày trước, ở nhà ông.
    - Có thể mời các bệnh nhân vào chưa ạ ?
    Naôê nhìn Akikô đang đứng bên cạnh, rồi nói :
    - Cô đã chuẩn bị dụng cụ chưa ?
    - Rồi ạ. Chỉ còn phải tiệt khuẩn nữa thôi. Em đã giao ban rồi. Em có thể về được không ạ ?
    - Cô về đi.
    Naôê trở về bàn, cầm lấy tập bệnh án nằm ở trên cùng rồi bảo Nôrikô :
    - Mời vào đi !
    Sáng hôm ấy Naôê tiếp khoảng mười lăm bệnh nhân và kết thúc buổi khám muộn hơn thường lệ. Mặc dầu Naôê làm việc rất nhanh, bệnh nhân cuối cùng ra về vào khoảng mười hai giờ rưỡi.
    Kôbasi kết thúc sớm hơn và đã lên phòng điều hành.
    Khi cánh cửa đã khép lại sau lưng bệnh nhân cuối cùng, Noâê kiệt sức ngả người ra lưng ghế.
    - Đưa tôi một cái khăn ướp lạnh !
    Nôrikô lấy khăn ướt lau mặt cho Naôê. Các cô y tá khách, chắc không muốn làm phiền hai người, đã bỏ đi sang phòng ăn.
    - Anh làm sao thế ?
    - Không có gì đặc biệt.
    - Anh lại uống rượu đấy à ?
    Naôê không đáp, ngồi thẳng lên một chút và buông một tiếng thở dài nặng nhọc.
    - Anh cần nằm một chút.
    - Ừ...
    - Ở phòng điều hành bây giờ có ai không ?
    Naôê im lặng.
    - Có lẽ ta tìm một phòng bệnh nhân bỏ không nhé ?
    - Tôi sẽ lên phòng sáu trăm lẻ một.
    - Sáu trăm lẻ một ư ? - Nôrikô ngạc nhiên hỏi lại.
    - Ừ, hiện nay nó đang bỏ trống.
    - Anh không đợi một chút, để em trải giường đã !
    - Không cần, nằm ở đi-văng cũng được.
    - Không được ! Một nhoáng là xong ngay mà !

  7. #17
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Phòng 601 ở tần sân, có một phòng ngoài, một phòng cho người nuôi bệnh nhân, một phòng cho bệnh nhân, một phòng tắm, một phòng toa-lét, có cả máy thu hình - Nói tóm lại là một phòng thượng hạng. Ở tầng sáu có cả thẩy ba phòng như vậy. Hiện thời có hai phòng là 602 và 603 đang có người nằm: Một ông giám đốc của một hãng buôn lớn và một nhà hoạt động văn hóa có tên tuổi.
    Naôê cởi blouse, nằm lên chiếc giường vừa mới dọn và nhắm mắt lại. Các cửa sổ đều mở ra sang, và trong căn phòng im lặng khác thường : Chỉ thỉnh thoảng mới có tiếng còi xe hơi từ đâu xa lắm vẳng lại. Thậm chí nằm ở đây khó có thể tin rằng đây gần như là trung tâm của thành phố.
    Ánh sáng nhợt nhạt của ngày thu len qua mấy bức màn xanh, và trong cái ánh sáng lạnh mờ mờ ấy gương mặt Naôê trông tối tăm, như không còn sứ sống.
    - Chướm nước lạnh lên trán cho anh nhé.
    - Không. Không cần.
    - Có lẽ anh ăn chút gì nhé ?
    - Có nước quả gì không ?
    - Để em xem.
    - Nhưng phải lạnh một chút.
    Ra đến gần cửa, Norikô dừng lại một chút trước tấm gương cài lại áo blouse trên ngực và chạy đi. Khi cô quay lại, Noâê đang nằm nghiêng, ngoảnh về phía tối.
    - Có rồi đây !...
    - Cám ơn.
    Naôê hơi nhấc đầu lên, uống cạn cốc một hơi.
    - Tối quá !
    - Uống nữa nhé ?
    Dưới chân Nôrikô còn để một chai nước quả nữa.
    - Đủ rồi. Bây giờ là mấy giờ ?
    - Một giờ kém mười.
    - Thế rồi cơ à ?...
    Naôê nhìn trâng trân lên bức tường trắng. Những nét mặt của ông sắc nhọn lên, trong bóng tối mờ mờ đôi má trông càng hốc hác.
    - Anh đã đỡ mệt được chút nào chưa ?
    - Hình như chẳng đỡ mấy.
    - Sao lại có thể uống rượu nhiều như thế ?
    - Tôi không uống rượu.
    - Vậy thì anh làm sao thế ?
    - Không quan trọng.
    Naôê lại nhắm mắt. Nôrikô kéo rèm kín lại, và trong phòng càng tối hơn ban nãy.
    - Sáng nay ở bệnh viện loại cả lên.
    - Việc gì thế ?
    - Cả bà y tá trưởng lẫn bác sĩ Kôbasi đều không biết gì...
    Naôê im lặng.
    - Cô bệnh nhân của anh tên là gì ?
    - Akikô Yamaguchi.
    - Có phải người hôm trước ghé bệnh viện không ?
    - Phải.
    - Chính hôm ấy anh đã thỏa thuận với cô ta về phẫu thuật sắp tới phải không ?
    - Một người bạn của tôi yêu cầu tôi làm. Người ấy quen với ông bầu của cô ta.
    - Ông bầu à ?
    - Ừ. Akikô Yamaguchi là tên thật của cô ta, còn tên sân khấu là Hanađzyô. Hanađzyô Đzyunkô.
    - Cô ca sĩ ấy à ?
    - Phải, chính cô ấy.
    - Tức là cô ấy sẽ được nạo thai ở bệnh viện ta ?
    - Đúng. Vã sẽ nằm ngay phòng này.
    - Ở đây... - Nôrikô đưa mắt nhìn quanh phòng một lượt. - Thế thì cô ấy sắp đến bây giờ ?
    - Phải, đã thỏa thuận là sẽ làm ngay sau giờ nghỉ trưa, nhưng cô ta có gọi điện đến báo rằng cô ta sẽ đến trễ một chút.
    - Cô ấy từ đâu đến đây ?
    - Từ Phukuôki. Nhưng hình như nhỡ mất chuyến máy bay.
    - Chắc vì ra sân bay trễ.
    - Phải. Ông bầu của cô ta nói rằng tối hôm qua sau buổi biểu diễn ở trung tâm văn hóa, cô ta có buổi gặp gỡ với những người hâm mộ, và sáng nay cô ta phải đến cửa hàng đĩa hát cho công chúng xin chữ ký, rốt cục những chuyện ấy đã chiếm nhiều thì giờ hơn là cô dự tính.
    - Thế thì cô ta sẽ đến bệnh viện...
    - ... Vào lúc năm hay sáu giờ, - Naôê tiếp theo câu nói của Nôrikô. - Cô ấy báo thế.
    - Đến là làm ngay sao ?
    - Hôm nay em làm kíp ban ngày à ?
    - Vâng.
    - Takaghi xin về nhà rồi.
    - Nếu cần, em sẽ ở lại.
    - Thế thì tốt.
    - Nhưng như thế thì khổ quá - Vừa đến nơi đã lên bàn mổ ngay mà lại đi rất xa, mãi từ Phukuôki.
    - Đời các nữ nghệ sĩ là như vậy. Biết làm thế nào được.
    - Nhưng đây là vấn đề sức khỏe của cô ấy.
    - Cô ấy không có chủ quyền đối với bản thân.
    Naôê chậm rãi xoay người nằm sang sườn bên kia. Trong hành lang có tiếng ai bước sột soạt. Một nữ y tá. Có tiếng gõ cửa phòng bên. Rồi bên cửa ra vào có thể nghe những tiếng nói, nhưng không rõ đang nói gì.
    - Thế ra không ai biết việc này sao ? - Nôrikô hạ thấp giọng hỏi.
    - Chỉ có bác sĩ trưởng biết.
    - Trông bên ngoài thùy mị thế mà... - Nôrikô cắn môi im bặt. Biết đâu lại chẳng có lúc cô rơi vào tình cảnh ấy...
    - Phải tuyệt đối bí mật về việc này.
    - Đối với cả bà y tá trưởng sao ?
    - Chẳng qua tôi quên nói với bà ấy, chỉ có thế thôi.
    - Bà ấy rất khó chịu về việc này ! Chắc chắn là bà ấy đã báo cáo với và Ghyôđa là hôm nay anh đến muộn.
    - Mặc bà ấy ! Tôi nghỉ một chút nhé. Độ hai giờ đánh thức tôi dậy. - Đoạn Naôê quay mặt vào tường.
    - Khi nào Hanađzyô đến thì đưa cô ta lên đây à ?
    - Cô ta sẽ đến sau năm giờ.
    - Có lẽ nên giữ thêm một nữ y tá nào đấy ở lại chăng ?
    - Không cần. Cô và cô y tá trực cũng đủ lắm rồi.
    - Vâng.
    Nôrikô ngoái lại nhìn. Cô chợt hình dung nàng Đzyunkô Hanađzyô kiều diễm sau khi mổ sẽ nằm lại trong phòng này ra sao.
    Đã năm giờ rồi mà Đzyunkô Hanađzyô vẫn chưa thấy đâu. Các bác sĩ và y tá đều đã về nhà. Trong phòng điều hành, Naôê nằm trên đi-văng đọc mấy tờ báo mới ra sáng nay.
    - Thôi tôi về. Kôbasi treo chiếc blouse lên mắc áo, rồi lấy chiếc áo màu nâu sáng của ông.
    - Kôbasi, anh đợi một chút.
    Kôbasi quay về phía Naôê.
    - Tôi có ghé các phòng bệnh nhân.. Tôđa Đzirô, người bị đáng bị thương ở mặt, vẫn còn nằm ở đây. Anh giữ hắn lại phải không ?
    - Tôi.
    - Tại sao ? Hắn có chịu trả tiền nữa đâu.
    Naôê chống khuỷu tay ngước nhìn lên Kôbasi đang đứng trước mặt.
    - Tôi cho rằng để hắn ra viện bây giờ là quá sớm.
    - Rồi sao nữa ?
    - Tạm thời tôi trả tiền thay cho hắn.
    - Ra thế...
    Naôê gấp tờ báo lại ném lên bàn con.
    - Như thế tức là viện phí của hắn từ nay về sau sẽ do anh trả ư ?
    - Chẳng qua tôi tạm cho Tôđa vay tiền.. Cho đến khi nào bố mẹ hắn gửi tiền lên.
    - Thế nếu họ không gửi thì sao ?
    - Ta không nên đoán trước chuyện chưa đến.
    Naôê xoa cằm.
    - Tôi hiểu anh một phần. Nhưng anh có chắc là làm như vậy không quá đáng không ?
    - Tại sao ? Tôi cho rằng hắn cần được điều trị tiếp trong bệnh viện. Không có tiền không phải là một lý do để ném một con người đang cần săn sóc ra ngoài đường.
    - Thế à ?
    - Chứ hông thì thành ra những người như Tôđa phải ra viện trong khi cũng đúng lúc ấy người ta lại nhận những người hoàn toàn không có việc gì nằm ở đây cả. Tôi không tán thành làm như vậy. Chỉ có những kẻ trục lợi mới có thể hành động như vậy ! - Kôbasi ném lên Naôê một cái nhìn giận dữ. - Ông cho như thế là đúng ư ?
    - Không, tôi không cho như thế là đúng. Nhưng không thể đổ hết tội cho những người thầy thuốc làm tư.
    - Nhưng chẳng phải bác sĩ trưởng đã ra lệnh tống cổ bệnh nhân đi đó sao ?
    - Chỉ vì Tôđa không trả tiền... Nhưng bây giờ thì ổn cả rồi mà ? Anh đã nộp tiền thay hắn, chỉ có điều...
    - "Chỉ có điều" gì ?
    - Các bác sĩ không được thiết lập những mối quan hệ như vậy với bệnh nhân.
    - Tại sao ? Nếu một bác sĩ trả viện phí cho một người nghèo thì như thế có gì là xấu ?
    - Là xấu hay là tốt, vấn đề có phải ở đấy đâu ? - Naôê ngẫm nghĩ một lát - Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân phải là quan hệ thuần túy sự vu.
    - Đồn ý. Nhưng trong trường hợp này thì không có cách gì khác.
    - Cần phân biệt ai cần và có thể được giúp đỡ và thông cảm, còn ai...
    - Ông muốn nói gì ?
    - Tôi chỉ muốn nói rằng một tên du đãng hai mươi lăm tuổi chuyên quấy phá các nhà hàng khó lòng có thể nghèo túng đến như vậy.
    - Nhưng quả thật hắn không thể trả tiền.
    - Thôi được. Anh thấy thế nào tốt thì cứ thế mà làm.
    Naôê lại với lấy tờ báo.
    Kôbasi đứng im một lát, ngạt thở vì nỗi căm phẫn đang cuồn cuộn trong lòng, rồi cúi xuống cầm lấp cặp.
    - Chúc ông may mắn.
    - Cám ơn - Naôê đáp lễ.
    Tấm lưng Kôbasi đang đi xa dần trông đầy sát khí.
    Về phía tuy ánh nắng đã tắt, và trong phòng tối sẫm lại rất nhanh. Trong thành phố Tokyo chi chít những tòa nhà đồ sộ, không thể trông thấy vầng tà dương đang lười biếng treo trên đường chân trời. Nó chậm chạp men theo vòm trời tụt xuống mỗi lúc một thấp, rồi sau đó là đêm xuống rất nhanh.

  8. #18
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Naôê lại nằm xuống đi-văng cầm tờ báo lên đọc. Sau khi Kôbasi ra về, trong phòng điều hành ngoài Naôê ra không còn ai ở lại. Naôê thấy buồn ngủ. Cơn bệnh ban sáng hãy còn để lại những dấu hiệu khá rõ rệt. Ông thiu thiu ngủ, không biết Nôrikô đã vào phòng.
    - Anh không thấy tối à ?
    Nôrikô bật đèn lên. Mấy bộ đèn màu ánh sáng ban ngày lắp trên trần nhấp nháy một lát rồi lần lượt sáng lên.
    Naôê vẫn nằm yên, tờ báo phủ kín mặt.
    - Dụng cụ dã chuẩn bị xong. Hễ bệnh nhân đến có thể bắt tay vào ngay.
    Naôê bỏ tờ báo ra và nheo nheo đôi mắt nhìn lên mấy ngọn đèn.
    - Anh vừa ngủ đấy ư ?
    - Không.
    - Chắc anh chưa ăn gì ? Em mang lên nhé.
    - Chưa cần.
    - Hôm nay anh trực à ?
    - Phải, tôi đổi phiên với Rawahara.
    - Thế thì phải đổi ca cho cả em nữa.
    Nôrikô khao khát nhìn Naôê, nhưng ông ta vẫn tiếp tục nhìn lên trần với đôi mắt trống rỗng. Nôrikô quan sát ông ta vài phút rồi đến ngồi xuống cạnh đi-văng.
    - Dạo này anh gầy đi nhiều quá.
    Naôê ậm ừ mấy tiếng gì không rõ.
    - Anh cân đã lâu chưa ?
    - Lâu rồi.
    - Trông rõ cả xương đòn gánh... - Nôrikô âu yếm nhìn khắp người Naôê.
    - Trong các nữ y tá cô nào trực đêm hôm nay ? - Naôê chậm chạp ngồi dậy. Vì nãy giờ nằm, tóc ông bù xù lên.
    - Shughiê và Nakabusu. Ai sẽ phụ giúp cuộc phẫu thuật ? Có phải em không ?
    - Dĩ nhiên là em.
    Ngoài hành alng có tiếng bước sột soạt; Rồi có tiếng gõ cửa.
    Nôrikô giật mình đứng dậy, vội vã dọn dẹp mấy cái chén trên bàn.
    Murakami bước vào phòng.
    - Vừa rồi có người gọi điện yêu cầu nói lại rằng cô Yamaguchi nào đấy đã về tới sân bay Hanêđa và hiện giờ đang đi xe thẳng về bệnh viện.
    - Rõ.
    Murakami đưa mắt liếc rất nhanh về phía Nôrikô đang dẹp mấy cái chén, rồi bước ra ngoài.
    - Cô ấy sẽ đến đây vào khoảng bảy giờ. Như thế tức là cuộc phẫu thuật sẽ bắt đầu vào lúc bảy giờ rưỡi.
    - Có lẽ thế.
    Nôrikô đem mấy cái chén ra rửa.
    - Không biết tình nhân của cô ấy là ai nhỉ ?
    Naôê lặng thinh. Ông vuốt lại mái tóc, rồi đến cạnh cửa sổ nhìn xuống đường qua khe hở giữa hai bức màn.
    - Mổ một minh tinh như vậy anh có sợ không ?
    - Có gì mà sợ ?
    - Thế nhỡ có chuyện gì xảy ra... Anh cứ tưởng tượng xem nó sẽ um lên như thế nào ?
    - Nghệ sĩ, danh ca.. co thể ai mà chẳng giống nhau.
    - Cố nhiên, nhưng...
    - Có lẽ tôi nằm nghỉ thêm chút nữa.
    Naôê lại nằm xuống. Nôrikô rửa chén xong đem xếp cả vào cái tủ chìm.
    - Có lẽ uống trà hay cà phê ?
    - Không, không cần.
    - Nếu thế em xuống chuẩn bị phòng mổ.
    Nôrikô đứng dậy đi ra cửa, nhưng ra đến ngưỡng của cô đứng lại.
    - Ngày mai anh có rỗi không ?
    - Mai ư ?
    - Em đến anh được không ?
    - Em đến đi.
    - Thế thì bảy giờ !
    Gương mặt rạng rỡ hẳn lên, Nôrikô ra khỏi phòng.
    Đzyunkô Hanađzyô đến bệnh viện vào lúc bảy giờ hơn. Một đôi kính màu nhạt, chiếc áo nhung đen có măng-sét và cổ trắng, chiếc quần cachemir đen chiếc áo khoác miđi vắt trên tay. Bất kỳ ai mới thoạt nhìn qua cũng biết ngay đây không phải là một người đàn bà trần thế bình thường.
    - Đây là Yamaguchi. Bác sĩ Naôê có ở đây không ?
    Người cùng đi với Hanađzyô là một người đàn ông vạm vỡ mặc chiếc áo vét- tông sọc màu trắng. Ông ta đến trước bàn giấy ghi danh. Cô y tá trực nhìn qua hai người rồi nhấc ống máy.
    Khi Naôê xuống. Đzyunkô và ông bầu đã ngồi cạnh nhau trên hai chiếc ghế, ngoan ngoãn đợi ông.
    - Xin bác sĩ thứ lỗi cho chúng tôi đã đến muộn.
    Ông bầu đứng dậy và giới thiệu Đzyunkô. Cô ta vội vã bỏ kính và cúi chào.
    - Chương trình làm việc ở Phukuôki rất căng thẳng, cho nên chúng tôi không đi sớm được. Xin bác sĩ lượng thứ, - ông bầu lại xin lỗi một lần nữa. Đzyunkô, đầu cúi gằm, đặt lên đùi tôi tay móng sơn bóng lộn.
    - Sao Hanađzyô-san xanh thế, - Naôê liếc nhìn khuôn mặt hơi gầy của Đzyunkô. Ông thỉnh thoảng vẫn trông thấy cô ta trên tivi, nhưng bây giờ, nhìn gần sát, khuôn mặt của cô, hầu như không hóa trang, trông nhỏ bé và mệt mỏi lạ lùng.
    - Những ngày vừa qua rất khó nhọc. Tuy cô ấy cũng đã được nghĩ ngơi ít nhiều trên máy bay, - ông bầu trả lời thay cho Đzyunkô.
    - Hai vị chưa ăn tối chứ ?
    - Chưa. Trước khi máy bay cất cánh cô ấy chỉ ăn một it xa-lách và uống một chén nhỏ cà phê.
    Đzyunkô gật đầu như để xác nhận câu nói của ông bầu.
    - Thế thì ổn rồi, có thể cho thuốc gây mê.
    Naôê kín đáo nhìn Đzyunkô một lần nữa. Không cao lắm, nhưng thanh tú, trang nhã, trên màn ảnh thật sự là một mỹ nhân. Thế nhưng trông gần thế này thì lại có cảm giác như một cái cây héo.
    - Cô có mang ao ngủ và khăn mặt theo sẵn không ?
    - Có, tôi đã mua dọc đường. - Ông bầu lại đáp thay ; rõ ràng là cái gì ông ta cũng lo liệu chu đáo.
    - Mời các vị, tôi sẽ đưa các vị lên phòng nghỉ. Phẫu thuật sẽ bắt đầu sau ba mươi phút.
    Đzyunkô Hanađzyô xuống phòng mổ lúc tám giờ kém hai mươi. Cô mặc một chiếc áo blouse bằng da mỏng có điểm hoa, tóc cô búi ra sau gáy và buộc chặt lại bằng một chiếc khăn trắng. Trong bộ trang phục giản dị này trông cô như một người con gái hết sức bình thường.
    - Trước tiên chúgn tôi sẽ tiêm thuốc mê vào tĩnh mạch. Xin cô đếm "một", "hai"..
    Đzyunkô im lặng gật đầu.
    - Ai, đau.
    Chiếc kim tiêm lùa vào cánh tay trắng mảnh dẽ, Đzyunkô sợ hãi co rúm lại.
    - Một... Hai... - Trong phòng mổ vang lên cái giọng nói quen thuộc dã bao nhiêu lần nghe trên ti-vi. Bây giờ giọng nói ấy nghe xa xôi và không có màu sắc.
    - Một, hai, - Nôrikô nhắc lại.
    Giọng nói yếu ớt, nghe như đang tắt dần của Đzyunkô dường như dựa vào giọng nói mạnh mẽ của cô y tá, vang to lên một chút, nhưng dần dần, chịu tác dụng của thuốc mê, mỗi lúc một khẽ hơn, rồi cuối cùng im hẳng trong khi Đzyunkô đang đếm dở.
    - Hô hấp bình thường chứ ?
    - Vâng.
    Dưới ánh đèn sáng rực, khoảng ngực để trần của đzyunkô nâng lên hạ xuống đều đều theo nhịp thở. Trên cái vú ở bên trái có một vết bầm nhỏ do một chiếc hôn để lại.
    - Huyết áp ?
    - Trăm mười.
    - Tốt.
    Naôê lấy chiếc gương phẫu thuật và cúi xuống cái thân thể đang nằm thẳng trước mặt ông.
    Cuộc phẫu thuật kết thúc sau hai mươi phút. Tấm drap trải dưới thân thể của đzyunkô thẫm máu. Naôê rút đôi găng tay váy máu, bỏ mũ, tháo vải che mặt, rồi châm thuốc hút. - Để cô ấy nằm một chút, cho đến khi nào tỉnh dậy.
    - Ông bầu đang chờ bác sĩ ở dưới kia. Ông ấy bảo muốn nói chuyện gì đó với bác sĩ.
    - Tôi xuống ngay.
    - Bác sĩ không tắm à ?
    - Để sau.
    Không bỏ điếu thuốc lá đang ngậm trong miệng, Naôê ra phòng thay áo, cởi bỏ bộ áo mổ, mặc chiếc blouse thường vào và xuống phòng tiếp nhân. Ông bầu, hai tay đút túi, đang sốt ruột đi đi lại lại trong phòng khách.
    - Xong rồi ạ ?
    - Vâng.
    - Cám ơn bác sĩ.
    - Chừng hai mươi phút nữa thuốc mê sẽ hết tác dụng, và lúc bấy giờ có thể đưa cô ấy về phòng riêng.
    - Rất tốt ạ.
    Naôê mở cửa phòng và đưa tay ra hiệu mời người đàn ông vào.
    - Tôi xin nghe ông. Ông muốn nói gì với tôi ?
    - Số là... - Ông bầu ngượng nghịu rúm người lại và cúi đầu rất thấp. - Số là chúng tôi muốn giữ bí mật tất cả về việc này.
    - Tôi hiểu. Các nhân viên của bệnh viện sẽ thu xếp để các bệnh nhân không biết gì hết.
    - Dọc đường chúng tôi phải đổi mấy lần taxi. Tôi tha thiết mong rằng nếu bọn phóng viên mò đến thì các ông sẽ không cho họ vào.
    - Tôi sẽ nhắc lại một lần nữa ở phòng ghi danh.
    - Bây giờ tôi xin nói đến những kế hoạch sắp tới...
    - Tôi nghe ông...
    Naôê mở vòi nước hứng đầy cốc và uống cạn một hơi.
    - Số là ở studio cũng không có ai biết gì. Chỉ có tôi và viên thư ký của Đzyunkô là biết chuyện. Nhân thể cũng xin nói rằng cô thư ký ấy sắp đến đây.
    - Nói tóm lại ông muốn gì ở tôi ?
    - Khi nào Đzyunkô có thể bắt đầu làm việc trở lại.
    - Cũng tùy công việc.
    Ông bầu bứt rứt xoa xoa hai bàn tay và nhích tới gần sát Naôê.
    - Bác sĩ ạ, chúng tôi phải ghi băng một buổi biểu diễn ca nhạc trên đài vô tuyến truyền hình ở Chiba.
    - Khi nào ?
    - Ngày mai, lúc hai giờ.
    - Ngày mai ư ?
    - Vâng.
    Naôê nhìn chằm chằm vào mặt ông bầu. Như vậy nghĩa là Đzyunkô chỉ có được một nửa ngày để lại sức...
    - Nếu buổi ghi băng bắt đầu từ hai giờ thì các vị phải rời bệnh viện vào khoảng mười hai giờ hay sớm hơn nữa ?
    - Còn phải duyệt lại cách dựng cánh nữa... - Gương mặt ông bầu mỗi lúc một rõ thêm vẻ ân hận. - Và thời gian duyệt cũng bằng thời gian ghi băng.
    - Thế tức là các vị phải rời bệnh viện lúc...
    - Mười giờ sáng thì tốt, - ông bầu cố dấu đôi mắt, nói gần như thì thầm. - Chắc bác sĩ cũng có nghe nói... Khách đặt hàng của buổi truyền hình này là hãng dược liệu T. Nói chung thực chất ở đây là có sự cạnh tranh giữa mấy ban nhạc khác nhau. Mỗi ban có ba người - Cả ba đều là thành viên của một gia đình. Hanađzyô sẽ có chân trong ban giám khảo, và ngoài ra sẽ hát một số bài. Chủ yếu là cô ấy sẽ ngồi, thành thử tôi nghĩ là không có gì đáng sợ lắm.
    - Đó là ông nghĩ thế đấy thôi.
    - Xin lỗi bác sĩ, bản thân tôi gần đây cũng đã trải qua một phẫu thuật, cho nên tôi biết rõ sau đó người ta yếu đến mức nào.
    - Thôi ta đừng nói chuyện ấy nữa.
    - Thưa bác sĩ, trên các báo dã loan tin từ lâu rằng Đzyunkô sẽ tham gia buổi truyền hình này, và hơn một nửa số khán giả đến dự chỉ là để xem cô ấy thôi. Bây giờ mà từ chối thì không thể được nữa rồi. Dĩ nhiên tôi hiểu như vậy là không hợp lý nhưng... - Ông bầu đưa khăn mùi soa chấm chấm lên trán mặc dầu cái trán ấy không có lấy một giọt mồ hôi nào. - Vậy xin bác sĩ cho biết ý kiến.
    - Tôi chỉ có thể cho một ý kiến duy nhất mà thôi.
    - Không được ạ ?
    Naôê gật đầu.
    - Nhưng không có cách gì từ chối được đâu ạ... - Đôi mắt ông biểu lộ rõ vẻ tuyệt vọng. - Có lẽ có cách gì...
    - Thôi, tôi thấy ông đã quyết định ngày mai bằng bất cứ giá nào.
    - Như vậy tức là cũng vẫn có thể được ?
    Ông bầu háo hức chồm người ra phía trước.
    - Tôi không nói thế. Tôi chỉ nói là nếu ông đã quyết định như vậy rồi thì cứ thế mà làm.
    - Như thế nghĩa là thế nào ?
    - Chỉ có nghĩa là như thế thôi.
    - Thế liệu lên sân khấu có làm sao không ?
    - Ấy, cái đó thì tôi không thể nói trước được.
    - Nói chung cô ấy cũng khỏe...
    - Cũng có thể mọi sự sẽ trót lọt, mà cũng có thể là không.
    - Xin bác sĩ nói thẳng ra, bác sĩ lo điều gì ?
    - Chỉ nửa ngày sau một phẫu thuật như thế thì thể chất bất kỳ người phụ nữ nào cũng khó lòng chịu nổi. Nhưng ông đã nói không còn thay đổi gì được nữa kia mà.
    - Không phải đâu bác sĩ ạ, tôi không hề có ý nghĩ muốn làm một điều gì trái ý bác sĩ. - Ông bầu lại xoa tay. - Chẳng qua chương trình quá sít sao.
    - Cho nên ông cố nài tôi ưng thuận chứ gì ?
    Naôê kéo tập bệnh án của Hanađzyô lại và bắt đầu viết kết luận.
    - Nếu bác sĩ cho phép ngày mai lúc mười một giờ chúng tôi sẽ lên xe đi Chiba. Sau khi ghi băng chúng tôi có buổi duyệt các ca khúc mới với sự có mặt của tác giả và sau đó đi thăm các cửa hàng đĩa hát, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm những việc ấy thật nhanh, sau đó Đzyunkô chỉ còn phải trả lời một buổi phỏng vấn và ngay tối hôm đó chúng tôi sẽ trở về bệnh viện.
    Naôê vẫn viết tiếp, không nhìn sang ông bầu.
    - Tôi làm mất thì giờ của bác sĩ, tôi nói dông dài về những chuyện vặt như vậy... Xin bác sĩ thứ lỗi.
    - Đối với tôi ông chẳng có gì phải xin lỗi.
    Ông bầu thở dài một tiếng rõ to rồi lại đưa cái khăn trắng muốt lên lau trán.
    - Người trả giá cho cách làm ăn liều lĩnh của ông sẽ không phải là tôi mà là Đzyunkô.
    - Phải.. làm nghệ sĩ thật cũng không đơn giản.
    Naôê đã viết xong, ngẩng đầu lên.
    - Chúng tôi sẽ đền ơn bác sĩ, - ông bầu nói, giọng xiểm nịnh.
    - Nếu bằng rượu thì tốt.
    Nghe thấy câu gợi ý cụ thể đến như vậy, ông bầu giương mắt nhìn Naôê với một nỗi kinh ngạc không giấu giếm.
    - Mà không phải là whisky, - Naôê nói thêm. - Sakê ngon thì tôi thích hơn.
    Ông bầu gật đầu, trong lòng chưa hết hoang mang. Lúc bấy giờ Nôrikô bước vào phòng. Cô vẫn mặc chiếc blouse ban nãy đã mặc trong phòng mổ, chân đi dép nhẹ không bít tất, đầu đội khăn y tế.
    - Có thể đưa cô Hanađzyô về phòng riêng được rồi ạ
    - Tỉnh rồi ư ?
    - Gần tỉnh hẳn. Đã có thể trả lời tên mình là gì.
    - Huyết áp ?
    - Trăm mười. Mạch bảy mươi tám.
    - Chuẩn. Đưa cô ấy về phòng. Tôi sẽ ghé sau.
    - Cô ấy kêu la đau lắm.
    - Tiêm một ống nôbulông.
    - Vâng ạ.
    - Với lại thế này nữa : Ngày mai lúc mười một giờ sáng Hanađzyuô-san phải đi.
    - Mai ạ ?
    Nôrikô nhìn sang ông bầu.
    - Cô ấy có việc gấp. Sáng sớm mai tôi sẽ khám. Cô chuẩn bị trước các thứ đi.
    - Vâng ạ, - Nôrikô đứng lại một giây nữa, rồi quay lại và ra khỏi phòng.
    - Tỉnh rồi... - Ông bầu thở dài nhẹ nhõm. - Cám ơn bác sĩ. Bây giờ tôi sẽ được yên tâm hơn nhiều.
    - Ông yên tâm quá sớm.
    Ông bầu mở miệng ra, nhưng rồi lại ngậm lại, không nói ra được một tiếng nào.
    - Cuộc phẫu thuật đã tiến hành một cách bình thường. Hiện nay mới chỉ có thể nói được như vậy.

  9. #19
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Naôê đứng dậy rót dung dịch sát trùng lên hai tay, mở vòi nước rửa sạch rồi đi lên phòng điều hành.
    Nôrikô rửa các dụng cụ lau khô, rồi dọn dẹp lại phòng mổ. Dọn xong thì đã hơn chín giờ. Naôê đợi cô. Hai người cùng đến phòng Đzyunkô.
    Ông bầu đã biến đi đâu mất, và thay cho ông là một người con gái khoảng mười bảy mười tám tuổi, chắc là cô thư ký của Đzyunkô. Đzyunkô nằm ngửa trên giường, rên khe khẽ vì đau. Naôê kiểm tra lại mạch cho cô. Huyết áp bây giờ hơi thấp, nhưng sau phẫu thuật điều đó không có gì đáng lấy làm lạ.
    Vì mất máu, khuôn mặt cô hơi sắc nét lên và trông có vẻ ốm yếu. Trên gương mặt ấy không có sự tươi tắn khỏe mạnh thường thấy ở các thiếu nữ hai mươi mốt tuổi.
    - Hanađzyô-san ! Hanađzyô-san ! - Nôrikô gọi đến lần thứ ba Đzyunkô mới khó nhọc hé mở đôi mắt.
    - Yamaguchi- san ! Yamaguchi- san - Lần này Nôrikô gọi tên thật của bệnh nhân.
    - V-vâng... - Giọng Đzyunkô nghe khàn khàn như giọng bà già.
    - Vẫn còn đau à ?
    - Đau- u- u.. - Đzyunkô nói giọng kéo dài, ngước mắt ai oán nhìn Naôê. - Đau lắm bác sĩ ạ
    - Thuốc sẽ có công hiệu ngay bây giờ và cô sẽ ngủ rất say, - Nôrikô an ủi bệnh nhân.
    - Ngày mai...
    - Không nên lo lắng gì cả.
    - Nếu ngày mai mà tôi chưa đi được thì sẽ ra sao ?... Nếu thế thì sẽ ra sao ?...
    - Đừng xúc động, - Nôrikô nói đoạn quay sang cô thư ký. - Cô tắt đèn đi và trông cho cô ấy ngủ.
    Naôê ra khỏi phòng.
    - Ngày mai Hanađzyô-san sẽ đi đâu ? - Nôrikô theo kịp Naôê, hỏi.
    - Đi Chiba. Cô ấy phải ghi băng một buổi diễn trên tivi.
    - Liệu cô ấy có chịu nỗi không ?
    - Không chắc.
    - Thế thì tại sao anh lại cho phép ?
    - Họ một mực đòi như vậy.
    - Nhở xảy ra việc gì thì sao ?
    - Tôi biết làm thế nào được ?
    Naôê nhún vai.
    - Thế nếu...
    Hai người đi bào buồng thang máy. Trong buồng ngoài họ ra không còn ai nữa. Thang máy bắt đầu xuống.
    - Nếu cô ấy quỵ thì sao ? - Nôrikô hỏi tiếp.
    Buồng thang máy rất nhỏ, nên giọng Nôrikô nghe to quá mức.
    - Hiện nay cô ấy nghĩ đến sự nghiệp nhiều hơn là đến sức khỏe.
    - Chẳng lẽ cô ấy liều đến thế ?
    - Đối với những người như thế có khuyên can thế nào cũng vô ích.
    - Nhưng anh là thầy thuốc ! Anh có nhiệm vụ phải ngăn chặn lại một cách cương quyết.
    Thang máy dừng lại ở tầng ba. Hai cánh cửa mở ra.
    - Anh không ngăn cấm chuyện này thật là không phải, - Nôrikô vẫn không buông. - Đêm hôm trước cô ấy đã không ngủ lấy được một phút : Chính cô ấy nói là công việc ở Phukuôka ngập đến tận cổ. Đến chiều vừa đến đã mổ ngay. Thế mà bây giờ đã lại chuẩn bị lên đường ! Thật là hoàn toàn điên rồ ! Dù là một nghệ sĩ thì liều lĩnh như vậy cũng không thể dung thứ được. Anh cứ thử cho cô ấy đi đi, rồi cô ấy sẽ ngất ngay trên sân khấu cho mà xem !
    - Cơ sự có lẽ sẽ xảy ra đúng như thế.
    - Tiên sinh !!! - Nôrikô ném sang Naôê một cái nhìn hủy diệt. - Như thế là vô trách nhiệm !
    Naôê dừng lại, tư lự đưa mắt nhìn quanh rồi bỗng quay đi, bước nhanh vào toa- lét.
    Hôm sau đúng mười một giờ, Đzyunkô Hanađzyô có ông bầu và cô thư ký đi kèm, ra khỏi bệnh viện. Trước thềm đã có chiếc xe hơi chờ sẵn. Đzyunkô xốc cổ áo khoác lên để tránh những đôi mắt tò mò. Mặt cô ta nhợt nhạt như mặt một tử thi. Cô phải vịn vào tay ông bầu và lê đi từng bước - hình như mỗi bước đi đều làm cô đau đớn.
    Trong bệnh viện mọi sự đều yên ổn. Theo dự kiến hôm ấy không có cuộc phẫu thuật nào, cho nên sau bữa ăn trưa Nôrikô và Naôê đều được nghỉ. Đến năm giờ, khi ngày làm đã kết thúc, Naôê và thẳng nhà.
    Cơn bệnh sáng hôm qua, cuộc phẫu thuật cho Đzyunkô, phiên trực đêm và công việc ngày hôm nay ở bệnh viện - Tất cả những thứ đó làm thành một gánh nặng khủng khiếp đè lên vai Naôê, cho nên về đến nhà anh đổ xuống giường như một cái xác. Gần như ngay tức khắc có tiếng gõ cửa và Nôrikô lao vào phòng. Tay nàng cầm bó hoa bọc cellephan.
    - Để em dọn đã, anh đứng dậy một chút ! - Cô vui vẻ nói nhanh, nghe như hát.
    - Vừa nằm được một chút... - Naôê lầu bầu.
    - Giường sạch ngủ thích hơn.
    Nôrikô kéo tấm chăn trên giường xuống. Naôê miễn cường đứng dậy và khoác chiếc áo kimônô.
    - Bác sĩ Kôbasi hôm nay không nói gì với anh ư ?
    - Không.
    Naôê chắp tay sau lưng nhìn ra cửa sổ.
    - Thế à ?
    Nôrikô tỏ ý ngạc nhiên, rồi mở cửa ra, cô cắm máy hút bụi - Ông ấy phẫn ghê quá.
    Naôê im lặng đợi cô nói tiếp.
    - Ông ấy bảo ông ấy rât ngạc nhiên về thái độc của anh đối với Đzyunkô Hanađzyô. Ông ấy cho rằng làm như vậy là tàn ác và vô nhân đạo. Chỉ có loài ác thú mới xử sự như vậy.
    Naôê đút một điếu thuốc lá vào miệng và đi ra gian bếp.
    - Ông ấy lại còn nói rằng một người thầy thuốc mà chấp nhận những chuyện như vậy, không nên tự xưng là thầy thuốc. - Nôrikô vừa nói tiếp vừa đưa chổi khua dưới gầm bàn. - Cả bà y tá trưởng và Akikô, ai nấy đều nghĩ như vậy. Em thấy khó chịu kinh khủng.
    Naôê nhìn mấy bông hoa của Nôrikô đem lại. Trong cái chậu con đựng nước có cắm mấy bông hoa tra và mấy cành arđizi.
    - Nói chung thời gian gần đây bác sĩ Kôbasi chê trách anh rất nhiều.
    - Không sao.
    - Nhưng bây giờ không phải chỉ một mình ông ấy. Ngay cả bác sĩ Kawahara cũng phải ngạc nhiên. Rồi đến mai bác sĩ phụ khoa Murasê đến, không biết còn sẽ ra sao !
    Nôrikô tắt máy hút bụi và đóng cánh cửa kính lại.
    - Chính em cũng thấy hành động như vậy là không đúng.
    Naôê im lặng.
    - Chắc anh chưa ăn gì phải không ? - Nôrikô quyết định đổi đề tài. - Em có mua một ít đồ ăn đây.
    Cô lấy trong gói ra một ít sushi đựng trong một cái hộp nhỏ.
    - Anh đã đói chưa ?
    - Chưa.
    - Thế thì em bày hoa đã.
    Nôrikô lấy cái chậu hoa đem ra lavabô cắt bớt các cuống hoa.
    - Lại còn cái việc bác sĩ trưởng ra lệnh làm biên bản về cuộc phẫu thuật làm cho ông già Isikura là cắt đoạn dạ dày. Như thế là không trung thực ! Thật ra mình có làm gì đâu, chỉ mổ bụng ra xem rồi khâu lại.
    - Có lẽ đúng.
    - Anh ăn nói như thể việc này không liên quan gì đến anh. Thế như chính anh mổ chứ ai ! May mà bản thân cụ Isikura tin là như thế. Nhưng còn người nhà của cụ thì sao ?! Chính họ phải trả tổn phí phẫu thuật.
    - Tôi sẽ viết lại phần kết luận.
    - Đến khi bác sĩ trưởng biết được, ông ấy sẽ tha hồ nổi giận ! - Nôrikô cười.
    - Chúng ta đã làm một thủ thuật mổ bụng thông thường.
    - Lấy tiền của người ta vì một cuộc phẫu thuật không có thật là bất lương ! - Nôrikô lùi lại một bước để ngắm hoa. - Thời gian gần đây thật không biết trốn vào đâu để khỏi nghe những bài giảng luân lý. Đến chán... - Nôrikô thở dài. Cành hoa trà dài chen giữa mấy cái lá xanh trông đẹp lạ lùng. - Có lẽ đến phải bỏ hết mà chuyển sang nghề ikêbana mất. - Nôrikô đã tốt nghiệp một khóa ikêbana và có bằng giáo viên nghề này. - Ở đây tối quá. Có lẽ phải bày ra kia.
    Cô bưng cái chậu sang bàn của Naôê và mấy bông hoa làm cho căn phòng sáng hẳn lên.
    - Mấy cô ca sĩ được ưa chuộng sống thật chẳng dễ dàng gì...
    Nôrikô ngoái nhìn phía sau ; Naôê nằm trên giường hai tay chắp sau gáy.
    - Anh đang nghĩ gì thế ? - Cô ngồi xuống thành giường. Naôê dang tay ra kéo cô vào lòng. Nôrikô kháng cự lại một chút cho có lệ, nhưng chẳng được bao lâu. Trong chậu, những đóa hoa trà điểm những chấm sáng.
    ... Khoảng ba mươi phút sau Nôrikô tỉnh dậy. Cô nhìn đồng hồ. Đúng tám giờ. Cô mặc quần áo gần xong thì có tiếng chuông điện thoại. Naôê nhấc ống nghe lên. Người ta gọi điện từ bệnh viện.
    - Vừa rồi ông bầu của Hanađzyô Đzyunkô gọi điện cho chúng tôi. Cô ấy bị ngất.
    - Việc xảy ra ở đâu ?
    - Ở khách sạn R.
    - Sao nữa ?
    - Họ đã lên xe đi đến bệnh viện. Ông ấy khẩn khoản bác sĩ đến cho.
    - Rõ.
    Naôê chống khuỷu tay nhổm dậy và đưa mắt nhìn ra khung cửa sổ đang tối dần.
    - Có việc gì xảy ra à ? - Nôrikô lo lắng hỏi.
    - Đzyunkô Hanađzyô quị rồi. Sắp chở vào bệnh viện.
    Naôê đứng dậy và bắt đầu mặc áo quần.
    - Cơ sự ra sao ?
    - Ngất. Chưa có chi tiết.
    Nôrikô nhìn Naôê, đầy ý trách móc. Vẻ mặt thản nhiên, ông ta đang cài khuy quần.
    - Việc xảy ra ở đâu ?
    - Hình như ở tiền sảnh khách sạn R. Cô ấy đang sắp sửa trả lời phỏng vấn. Có lẽ xảy ra đúng lúc đó.
    Naôê mặc chiếc sơ- mi cổ bẻ và áo vét- tông. Nôrikô ngước mắt lên nhìn ông.
    - Còn em làm gì bây giờ ? Anh sẽ còn trở về chứ ?
    - Chắc không lâu.
    - Em ở lại đây nhé ?
    - M- m... được.
    - Em sẽ đợi anh nhé ?
    Naôê chần chừ, trầm ngâm nhìn lên tường rồi với lấy cái bật lửa và bao thuốc lá ở trên bàn bỏ vào túi.
    - Anh về nhanh nhé.
    - Được.
    Naôê cúi xuống buộc dây giầy.
    - Em sẽ khóa cửa, vậy khi nào anh về anh bấm chuông nhé, - Nôrikô nói thêm.
    Trong căn nhà vắng vẻ này cái gì đối với Nôrikô cũng quen thuộc. Cô biết rõ từng góc một, từng chi tiết vụn vặt, như thể đây là nhà riêng của cô : Mấy cái chén cà phê để đâu, đường cất ở đâu... Thế nhưng cô vẫn bỡ ngỡ. Từ trước tới nay cô chưa bao giờ ngồi một mình trong nhà Naôê. Đột nhiên Nôrikô nhận thức rất rõ rằng đây là chổ ở của một người đàn ông độc thân, và một cảm giác lo lâu kỳ lạ len vào tâm hồn cô, không rời cô nữa. Mở tivi chăng ? Xung quanh im lặng quá, cô không dám. Nhưng rồi đưa mắt tìm quanh, cô chợt hiểu rằng trong phòng không hề có máy thu hình. Cô mỉm cười rầu rĩ : Xưa nay phòng này làm gì có máy thu hình ?
    Naôê không thích xem tivi. Anh thích đọc sách hay đọc báo hơn. Dĩ nhiên từ trước, Nôrikô cũng đã nhận thấy là trong nhà Naôê không có máy thu hình, nhưng cô không chú ý đến điều đó. Hạnh phúc của mỗi buổi hẹn họ với Naôê đã đủ tràn đầy lòng cô, và cô không còn quan tâm đến một cái gì khác nữa.
    Trong những phút ái ân cô còn cần gì đến tivi ? rồi sau đó khi hai người chỉ nằm yên bên cạnh nhau, Nôrikô không còn muốn nghe những tiếng nói xa lạ nào ở bên tai. Chỉ có điều đáng tiếc là những giây phút ấy quá ngắn ngủi. Thường thường hầu như ngay sau đó Naôê với lấy một cuốn sách hay một tờ báo, nhất là một tờ tạp chí y học nào đó - cứ như thế chỉ cần nhìn vào một trang chữ in là anh đã thấy thích thú.
    Nôrikô đứng dậy, mặc quần áo, chải đầu và đi vào gian bếp. Naôê lặng lẽ uống chén trà hay cà phê, mặt không rời trang giấy. Nôrikô lại vào bếp rửa chén đĩa bẩn, cọ lavabô - và thời gian cứ thế mà trôi qua. Sau đó cô giở mấy tờ báo mà Naôê đã đọc, hay thùa nốt mấy đường ren. Hai người hầu như không nói chuyện với nhau. Chỉ thỉnh thoảng Nôrikô mới cắt ngang sự im lặng : "Hay ta uống chén trà đi ? " - Và Naôê thường đáp gọn "Ừ" hay "Không" - Chuyện trò giữa hai người chỉ có thế. Cũng có khi người ta không cần lời mà vẫn hiểu hau, những giữa Nôrikô và Naôê không có một sự gần gũi như vậy. Nôrikô không hay biết gì về những ý nghĩ của Naôê, và ngay về công việc của Naôê cũng vậy. Cô không biết gì về Naôê hết mà cũng chẳng muốn biết. Không biết thì yên ổn hơn. Quả tình vào thời gian đầu cô muốn biết mọi thứ về Naôê, và cô đã thử hỏi anh. Naôê trả lời một cách miễn cưỡng, rồi về sau Naôê chưa nói hết câu đã im bặt, và không có một sức mạnh nào có thể làm cho anh nói chuyện bình thường được. Anh không để cho một ai nhìn vào tâm hồn mình. Có một đường biên giới mà không ai có thể bước qua được. Đường biên giới ấy rất rõ. Và Nôrikô khi đã hiểu được điều đó, đành phải chấp nhận thái độ khép kín của anh. Thậm chí cô còn đi đến chỗ tin rằng những mối quan hệ giữa một người đàn ông và một người đàn bà tất nhiên phải như vậy - một sự bột phát ngắn ngủi của dục vọng, và sau đó là một sự im lặng dửng dưng. Cô đã qen với tình trạng đó và không còn ao ước gì hơn nữa. Nôrikô chỉ cảm thấy mình thanh thản khi nào ở trong phòng của Naôê, bên cạnh anh. Và ngay khi cả hai người đều im lặng thì trong lòng cô cũng thấy tràn đầy hạnh phúc.
    Nhưng giờ đây, ngồi trong gian nhà trống trải, Nôrikô thể nghiệm một nỗi lo âu kỳ lạ. Giá thử Naôê ở nhà thì bây giờ anh đang nằm trên giường với một cuốn sách... anh sẽ im lặng... nhưng anh sẽ ở đây, bên cạnh cô. Và Nôrikô sẽ thấy hạnh phúc.
    Để thoát khỏi cái cảm giác lo âu kỳ lạ ấy, Nôrikô đứng dậy. Cô chưa ăn tối. Cô đã mua sushi để cùng ăn với Naôê, nhưng chưa có thì giờ - tiếng chuông điện thoại đã reo lên đúng vào lúc cô đang đi vào bếp.
    Cái lavabô và cái bàn làm bếp trong gian nhà này có những kích thước rất lớn, nhưng soong chảo thì chỉ có hai. Trong tủ lạnh có những chai bia và những hộp đồ hộp, nhưng Nôrikô không thấy có rau quả hay cá tươi - Naôê thường ăn cơm ở ngoài phố. Nôrikô hơi đói, nhưng cô không muốn ăn một mình, không có Naôê. Không sao, chỉ lát nữa anh sẽ về. Hai người cùng ăn sushi thì thích hơn, không biết bao nhiêu mà kể. Chính vì thế mà cô đã mua một hộp hai xuất.
    Nhưng bây giờ biết làm gì đây ?
    Nôrikô không chịu nổi cảnh ngồi không. Lại nằm mãi trên đi-văng thế này, cô thấy chán vô cùng.
    Cô đã rửa cái tủ lạnh sạch bóng, đã gon mấy cái chai không ở dưới lavabô. Bây giờ cô bắt tay vào lau bụi. Vừa mới đây cô đã hút bụi khắp nhà, nhưng trên các bìa sách và các khung nhóm của mấy bộ giá sách đã có một lớp bụi mỏng phủ lên. Cô vặn vào xô một ít nước nóng, nhúng tấm giẻ rồi lau chiếc bàn trong phòng.
    Các ngăn giá đều chật ních những sách. Nôrikô chỉ rút những cuốn nào có thể lấy ra một cách dễ dàng, và lau bụi ở khoảng trống còn lại. Hình như bà già vẫn đến dọn dẹp mỗi tuần hai lần không bao giờ động đến các giá sách.
    Trước đây Nôrikô chỉ cầm máy hút bụi đi khắp phòng và cọ lavabô, chứ như cầm giẻ chui vào từng xó xỉnh như thế này thì đây là lần đầu.
    Đôi mắt chăm chú của Nôrikô nhận ra rằng trong những ke hở giữa các tấm chiếu tatami trải sàn và những kẻ hở cạnh cửa tủ chìm có một lớp bụi đất đóng lại. Cô thay nước rũ giẻ lau rồi lại bắt tay vào việc. Trên bàn làm việc của Naôê chồng chất một đống tạp chí y học và sách nước ngoài. Cố gắng để mọi vật y nguyên, Nôrikô chỉ khẽ nhấc các chồng sách báo lên lau bụi rồi lại để xuống như cũ. Trên các tai ngăn kéo bằng kim loại cũng có một lớp bụi. Ở chính giữa bàn có một cái ngăn kéo lớn, còn hai bên bàn thì mỗi bên có năm ngăn kéo nhỏ hơn. Ngăn kéo trên cùng bên phải có ổ khóa, hình như ngăn này đã khóa chặt, Nôrikô đưa tấm giẻ lên tai ngăn kéo. Cô bỗng thấy tò mò muốn biết cho được trong ngăn kéo có những gì.
    Căn nhà của một người đàn ông độc thân thường chứa đầy những điều bí mật. Biết được những điều đó thì sẽ hiểu được chủ nhân. Không rõ tại sao Nôrikô thấy rờn rợn.
    Nhúng giẻ một lần nữa và vắt giẻ cho khô, cô đến cạnh cái tủ chìm. Muốn lau kỹ tất cả các ngóc ngách, phải cất bỏ tấm ván ngăn. Nôrikô cất bỏ tấm bên phải.
    Cô làm những việc này không hề có ý đồ gì riêng. Chẳn gqua bản chất cô như vậy : Ðã bắt đầu làm việc gì thì thế nào cũng phải làm tiếp đến cùng.
    Trên các ngăn trên có những đồ dùng trải giường còn ở phía dưới, trong mấy cái thùng bằng các-tông xốp thấy xếp những tập tạp chí cũ.
    Nôrikô lau các kẽ hở, luồn khăn vào tận đáy tủ. Sau đó cô lắp tấm cửa ngăn bên phải lại rồi tháo tấm bên trái ra.
    Đáy tủ phía này cũng đầy những cái hộp các-tông đựng tạp chí cũ. Ngay trước mũi cô có một cái thùng lớn hình vuông cao khoảng nửa thước. Trên thùng, cô thấy dán một nhãn hiệu sakê. Thùng hình như đựng đầy tạp chí. Một phần các tạp chí vượt lên trên vách thùng thành một chồng dày. Cái thùng ấy đặt quá gần cửa tủ làm cho Nôrikô vướng tay. Cô cố đẩy cho nó lùi vào phía trong. Hóa ra cái thùng nặng một cách không ngờ. Khi Nôrikô đã làm cho nó nhích được một chút, nó va phải cái hộp ở bên cạnh, và chồng tạp chí ở phía trên đổ xuống.
    "Phải xếm lại đúng như cũ", - Nôrikô sợ hãi tự nhủ thầm. Cô vừa tự mắng nhiếc mình vừa nhặt mấy tờ tạp chí vừa rơi xuống. Phần lớn đều là tạp chí y học. Đột nhiên Nôrikô nhìn thấy mấy cai phong bì đựng phim X- quang dày cộm.
    Cô rút mấy cái phong bi ra khỏi thùng, xếp lại cho ngay ngắn và nhìn quanh những chữ đề ở ngoài bì. Ở phía trên những phong bì như vậy, trong một cái khung nhỏ thường có đề tên họ bệnh nhân và ngày tháng chụp phim, ở phía dưới là tên bệnh viện. Mấy phong bì Nôrikô đang cầm đều là của bệnh viện Oriental - điều này Nôrikô xác định được ngay từ đầu. Những tấm phim này mà để ở nhà Naôê thì điều đó chẳng có gì lạ : Những khi phải chuẩn bị dự hội nghị khoa hoạc các bác sĩ nhiều khi phải đem những tấm phim và những tập bệnh án về nhà, sao chép lại để sau này giở ra xem trong khi nhàn rỗi. Nhưng thường thường thì phim bao giờ cũng cất ở bệnh viện : đó là một cái lệ bắt buộc. Các bác sĩ hết hạn mượn phải trả phim về cho bệnh viện.
    Nôrikô đưa một phong bì lên xem : Cái khung nhỏ dành cho tên họ và tuổi tác của bệnh nhân được để trống. Chỉ có ở mục ngày tháng là thấy đề : "30/10", "10/10". Như vậy những tấm phim này chỉ mới chụp gần đây. Những nét chữ đề trên bì rất quen thuộc đối với Nôrikô : đó là những nét chữ của Naôê.
    Người được chụp những tấm phim đựng trong phong bì hẳn không phải là một bệnh nhân thường, nếu không, Naôê sẽ không để trống tên họ. Nôrikô đã toan để cái phong bì về chỗ, nhưng rồi không cưỡng được trí tò mò, cô rút mấy tấm phim ra.
    Trong phong bì có cả thảy sáu tấm, đều là những hình chụp một đoạn xương sống. Chụp đủ các góc độ khác nhau : Từ phía trước, bên kia sườn... Vì không thấy có xương sườn và vì cái hình thù đặc biệt của các đốt xơng, Nôrikô có thể xác định một cách dễ dàng phần xương sống được chụp là khu vực thắc lưng.
    Quay về phía cửa sổ, Nôrikô soi mấy tấm phim lên ánh sáng : Ở góc trên phía bên phải đều có viết tên bịnh nhân bằng chữ katakana. Nôrikô đọc chậm rãi hai lần rồi mới chợt hiểu ra : Cô đã đọc ngược. tên ấy là Naôê ! Xương sống của Naôê ?!
    Nôrikô qua về phía ánh sáng xem tấm phim một lần nữa. Trên cái nền đen của tấm phim những đốt xương hiện lên thành những khối trắng mờ mờ, nom khá rõ. Từ những khối trắng đều đặn của các đốt xương có những đường mảnh kéo dài ra như những cánh tay vươn dài.

  10. #20
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Đèn không hắt bóng

    Nôrikô chưa bao giờ nghe Naôê kêu đau lưng. Thế nhưng ở đây không thể nào có sự lầm lẫn : Trên các tấm phim đều có đề tên anh rõ ràng.
    Nôrikô thử xếp mấy tấm phim theo thứ tự. Chiếc phong bì trên cùng đề ngay ba mươi tháng mười, rồi sau đó là ngày mười tháng mười, rồi ngày một tháng chín - cách nhau có hai mươi ngày, - chiếc phong bì dưới cùng đề ngày năm tháng bảy. Không có một phong bì nào có để tên tuổi hay số hiệu : Hình như Naôê chụp những tấm phim này cho riêng mình. Nôrikô nhìn sâu vào cái thùng : Toàn những chiếc phong bì. Không có tên, không có họ, chỉ có ngày tháng, nhưng phim thì để tên Naôê. Giữa một số phim có một khoảng cách năm ngày, còn những phim khác thì làm thành một chuỗi liên tục. Những phim chụp trước tháng bảy đều có đóng dấu của bệnh viện trường đại học T, nơi Naôê làm việc trước kia.
    "Có lẽ anh ấy đang viết một công trình khoa học hay đang tiến hành một cuộc nghiên cứu độc đáo nào đấy bằng một phương pháp mới ? - Nôrikô phỏng đoán mông lung. - Nhưng dù sao nghiên cứu cột xương sống của chính mình kể cũng lạ... Thật là một con người khó hiểu... " - Nôrikô lẩm bẩm, và vừa đúng lúc ấy có tiếng chuông điện thoại. Như một cậu bé bị bắt gặp trong khi đang nghịch bậy, Nôrikô hoảng hốt đút tập phong bì vào chỗ cũ. Trong gian phòng vắng lặng, tiếng chuông reo nghe vang dội khác thường.
    Nôrikô loay hoay mãi không biết nên làm gì. Tuy được phép của chủ nhân, nhưng dù sao cũng là một mình, trong căn hộ của một người đàn ông độc thân đang vắng nhà... Nhấc ống máy lên chăng ? Nhưng nhỡ nếu làm như vậy cô sẽ đặt Naôê vào một tình thế khó xử thì sao ? Còn nếu cú điện thoại được gọi từ bệnh viện tới thì sao ?... Nếu vậy chính cô sẽ làm lộ hết bí mật của mối quan hệ giữa hai người... Người co rúm lại, Nôrikô đợi cho tiếng chuông ngừng reo. Nhưng máy điện thoại vẫn reo chuông mãi như đã phát điên. Có thể Hanađzyô Đzyunkô gọi đến báo rằng cô ta sẽ đến muộn chăng ? Nôrikô không sao quyết định được là mình nên làm gì... Cứ vào sự kiên nhẫn của người gọi đện, cũng có thể suy ra rằng người đó rất có thể là Naôê, nhưng Nôrikô không dám tin chắc như vậy. Còn nếu đó là Naôê thật thì sao ? Anh ấy sẽ tức giận biết chừng nào...
    "Ta sẽ trả lời", - Nôrikô quyết định và thận trọng nhất ống máy lên.
    - Allô ! Allô ! - Một giọng phụ nữ từ ống máy vang lên. Nghe cách phát âm " Allô" lần thứ hai, Nôrikô hiểu ra rằng người gọi còn rất trẻ.
    - Mikikô đây.
    "Mikikô" - Nôrikô thầm nhẩm lại.
    - Tiên sinh đấy phải không ?
    Nôrikô thấy hình như mình đã nghe giọng nói này ở đâu rồi.
    - Allô, Làm sao thế ?... Allô! Tiên sinh ! Lạ thật...
    Nôrikô nín thở khe khẽ đặt ống máy xuống. trong phòng lại im phăng phắc. Ngồi xuống bên cạnh chiếc máy điện thoại, Nôrikô cố nhớ thử xem giọng nói bí ẩn kia là của ai. Đúng, cô biết chắc là đã từng nghe thấy nó rồi. Nhưng ở đâu ? Trong số các nữ y tá ở bệnh viện không có cô nào tên là Mikikô. Nhưng giọng nói của một người lạ không làm việc ở bệnh viện, thì không thể có vẻ quen thuộc đối với cô đến như vậy...
    Với một cảm giác bất mãn mơ hồ, Nôrikô trở lại với cái tủ. Mấy tấm phim X-quang nằm ngổn ngang trên tấm tatami. Nôrikô đút nó vào phong bì và đặt vào cái thùng các-tông. Cô đặt lên trên mấy tờ tạp chí rơi xuống ban nãy, để cái thùng vào đúng chỗ cũ và lắp tấm cửa vào.
    Khi Nôrikô đứng dậy, có tiếng chuông bấm cửa. Cô nhìn vào con mắt cửa : Naôê đang đứgn ngoài hành lang. Buông một tiếng thở dài nhẹ nhỏm, Nôrikô mở rộng cánh cửa.
    - Sao anh nhanh thế !
    - Tôi đi xe.
    - Hanađzyô-san thế nào rồi ?
    - Băng huyết nhẹ
    - Bây giờ có đỡ không ?
    - Đã đặt bình tiếp nước. Cũng không có gì nghiêm trọng.
    Naôê chợt trông thấy tấm giẻ trong tay Nôrikô.
    - Cái gì thế ?
    - Em vừa dọn dẹp, lau bụi
    Trong khi cởi áo ngoài, Naôê nhìn Nôrikô, vẻ không bằng lòng.
    - Lau dọn làm gì ? Chỉ hay bày việc không cần thiết !
    - Nhưng nhà bao nhiêu là bụi, - Nôrikô cãi. Cô thấy tủi quá : Mình thì bò lê la khắp phòng, mà anh ta thì !... Trên các giá sách và trong cái tủ kia dễ thường đã trăm năm nay không có ai lau dọn !
    - Trong tủ à ? - Naôê ném về phía Nôrikô một cái nhìn sắc nhọn. - Sao, cô mở tủ ấy ra à ?
    - Còn có cách gì khác ? Phải mở ra mới lau được cửa tủ...
    Naôê bước nhanh đến cạnh tủ và tháo cửa ra. Ở bên trong mọi vật đều y nguyên như mọi khi : ở ngăn trên là những đồ trả giường, ở ngăn dưới là đống tạp chí.
    - Cô có lục lọi gì ở đây không ?
    - Em chỉ lau đáy tủ...
    - Cô không giở đống này ra chứ ?
    Trong giọng nói của Naôê có một âm sắc căm giận rõ rệt đến nỗi Nôrikô chỉ rụt rè lắc đầu.
    - Có đúng thế không ?
    - Vâng ạ.
    Naôê lại nhìn qua một lần nữa các thứ đựng trong tủ, vẽ vẫn ngờ vực, rồi lắp cửa tủ lại.
    - Trong tủ này có những tài liệu rất quan trọng rất cần thiết cho công việc của tôi. Không được đụng đến những tài liệu ấy, dù là khi lau bụi cũng vậy.
    - Em em có động đến cái gì đâu.
    Dĩ nhiên nói như thế không đúng hẳn sự thật : Nôrikô đã làm đổ chồng sách, rồi sau đó lại xem trộm mấy tấm phim X-quang, nhưng cuối cùng cô đã cẩn thận xếp mọi thứ vào chỗ cũ. Xong Naôê đã nổi giận thật sự. Lần đầu tiên Nôrikô trông thấy ông như thế này. Trong trí cô hiện ra một phỏng đoán ghê gớm : Cô đã vi phạm một điều kiêng kỵ nào đó, đã trông thấy một cái gì không thể lọt vào mắt người ngoài. Cô thấy sợ.
    - Từ nay không có tôi, cô không được làm những việc ấy.
    - Vâng ạ - Nôrikô gật đầu ngoan ngoãn.
    - Đưa tôi cái kimônô.
    Bây giờ giọng nói của Naôê mới trở lại bình thản như thường ngày. Ông cởi khuy áo vét-tông. Nôrikô với lấy chiếc áo awase treo trên mắc đưa cho Naôê - như bất cứ người vợ Nhật Bản nào vẫn thường đưa áo cho chồng.
    - Chúng mình ăn tối nhé.
    - Ừ, - Naôê ậm ừ, nhưng như sực nhớ ra điều gì, lại nói - À không, xin lỗi cô, hôm nay cô phải về nhà cô.
    - Ngay bây giờ à ?
    - Ừ.
    - Còn bữa ăn tối thì sao ?
    - Tôi không cần.
    - Sắp có ai đến anh sao ?
    - À không...
    - Anh vẫn còn giận em à ?
    - Chẳng qua tôi muốn ngồi lại một mình.
    Sau một câu trả lời dứt khoát như vậy. Nôrikô không còn biết nói gì nữa. Cô không hề ngờ là cơ sự lại diễn ra như vậy. Có lẽ có chuyện gì xảy ra trong bệnh viện chăng ? Hay Naôê giận cô thực sự vì chuyện dọn dẹp vừa qua ? Muốn đoán bao nhiêu thì đoán, nhưng nguyên nhân thật thì vẫn không sao biết được. - Xưa nay Naôê thích thế nào thì cứ thế mà hành động.
    Nôrikô đột nhiên nổi giận.
    - Được em sẽ về. Món sushi em để kia - Cô vẫn không nỡ để lộ hẳn nỗi tức giận ra ngoài. - Thôi chào anh. Nôrikô hy vọng rằng ít ra Naôê cũng nói lấy một câu từ biệt, nhưng ông ta vẫn ngồi yên trên đi-văng không nói một lời.
    - Trong khi anh đi vắng, có ai gọi điện.
    - Ai ?
    - Giọng phụ nữ. Một cô Mikikô nào đấy.
    Naôê không phản ứng.
    - Em nói là anh đi vắng và buông ống máy.
    Điều sau cùng này dĩ nhiên là Nôrikô bịa đặt. Câu nói của cô có tác động vào Naôê không thì không thể nào biết được : Ông ta vẫn ngồi như cũ, hai tay bắt chéo lên vai, mắt nhìn vào khoảng trống.
    - Có thể cô ấy sẽ gọi điện lần nữa.
    Nôrikô đóng cửa đánh sầm một tiếng rồi ra hành lang.
    Ngày hôm sau trời mưa từ sáng sớm. Nôrikô đêm ấy khó ngủ vì chuyện xích mích vừa qua với Naôê. Khi cô đến bệnh viện với cái mặt sưng húp, trong phòng y tá người ta đang bàn tán sôi nổi về sự việc vừa xảy ra với Đzyunkô Hanađzyô.
    - Thật là khủng khiếp !
    Yurikô Miyakawa, cô y tá đã trực đêm qua, bây giờ là trung tâm của sự chú ý cho nên có phần lên mặt với chị em.
    - Bọn phóng viên được một trận ra trò ! Họ xông vào nhưng lại bị dồn ra ngay lập tức.
    - Họ làm sao đánh hơi được thế nhỉ ?
    - Thì cô ấy ngất ngay trong buổi họp báo mà. Có ai đó để hở ra là người ta chở cô ấy đến đây, thế là bọn phóng viên lập tức ùa tới. Thật khủng khiếp ! Ấy, "Mùa bướm" là như thế đấy !
    Một trong những ca khúc được công chúng ưa thích trong chương trình biểu diễn của Đzyunkô là bài "Mùa bướm". Hồi mùa xuân, công ty truyền hình đã quyết định dựng một vở kịch cùng tên, và tối hôm qua trong buổi họp báo, Đzyunkô phải bắt tay người diễn viên đóng vai chính, rồi sau đó trả lời những câu hỏi của một tờ tuần báo phụ nữ.
    - Ngay giữ cuộc họp báo à ? !
    - Ông bầu là Ôôba- san có kể lại rẵng lúc đầu Đzyunkô bỗng nhợt nhạt hẳn đi, nhưng vẫn còn đứng vững được, rồi sau đó mỉm cười với anh diễn viên ấy như thế này này ! - Yurikô mỉm một nụ cười tươi rói - Rồi bỗng kêu lên một tiếng rồi ngã xuống.
    Yurikô không phải chỉ kể suông : Cô ta còn diễn lại hẳn hoi. Kết quả là cô ta đã làm cho mọi người hình dung được sự việc một cách khá trực quan.
    - Xung quanh có cả một đống những phóng viên nhiếp ảnh !... Lúc bấy giờ anh diễn viên đã chuẩn bị bắt tay Đzyunkô. Thế là anh ta đứng sững ra. Và cũng la lên.
    - Thế là bức ảnh chưa kịp chụp à ?
    - Sao lại chưa chụp ? ! Những cảnh như thế thì người ta chụp mệt nghỉ ấy chứ, bao nhiêu cũng vừa... Hanađzyô Đzyunkô dưới ánh sáng của những ngọn đèn Jupiter !... Cô ca sĩ nổi tiếng đang mỉm cười... Hanađzyô Đzyunkô đang được đưa vào bệnh viện !
    - Nghĩa là cô ta cố gượng được một lúc rồi sau đó vẫn xỉu, phải không ?
    - Ngã lăn ra đất à ? - Một cô y tá khác háo hức hỏi.
    Phụ nữ vốn rất mê những chuyện xì-căngđan, nhất là khi những chuyện ấy không có liên quan đến bản thân họ.
    - Chứ sao nữa. Nhưng người ta lập tức bế cô dậy và đặt nằm ở đi-văng.
    - Việc ấy xảy ra ở phòng tiền sảnh à ?
    - Không. Khách sạn đã tràn thiết một phòng lớn cho buổi họp báo.
    - Thế cô ấy ăn mặc thế nào ?
    - Ô- ô ! Rất các liệt ! Các cô thử tưởng tượng mà xem, một chiếc xoa màu vàng rực, có thêu một con bướm đỏ chạy những đường xanh xanh. Thêu ở đây này. - Yurikô dùng hai tay vẽ thành một vòng tròn lớn trên vạt áo của mình. - Một con bướm to tướng hai cánh dang rộng. Nói chung, rất thần tiên. Mình chưa bao giờ trông thấy một cái gì tương tự.
    - Rất hợp với bài hát nhỉ.
    - Chinh thế. Và các cô thử tưởng tượng xem : Cô ta đã ngất đi trong một trang phục như vậy.
    Các cô y tá cố sức tưởng tượng cho ra cái khung cảnh ấy.
    - Chắc trông đẹp lắm nhỉ ?
    - Cái gì đẹp ?
    - Thì cái con bướm ấy.
    - Con bướm thì đẹp tuyệt. Chỉ có điều là lúc ấy nó ướt đầm những máu...
    Mấy cô y tá nhìn nhau cười khúc khích.
    - Nhưng có ai biết sự thật do đâu mà ra thế đâu !...
    Các cô rất lấy làm hãnh diện vì chỉ có họ chia xẻ được điều bí ẩn của cô "minh tinh".
    - Khi chở đến đây cô ấy vẫn mặc chiếc áo ấy à ?
    - Thì dĩ nhiên. Còn thì giờ đâu mà thay áo cho cô ấy, nếu chậm trễ thì chỉ có nguy thêm.
    - Thế mặt cô ấy ra sao ?
    - Tái xanh như chết rồi ấy. Nhưng rất đẹp, trông mà choáng người đi ấy !
    Yurikô ép chặt hai tay lên ngực, hai mắt đảo lên mi trên trông khi ôn lại cái cảnh bất hủ cô vừa được chứng kiến.
    - Rồi sao nữa ?
    - người ta đã gọi điện cho bác sĩ Naôê, và bác sĩ đã ra lệnh đưa ngay cô ta vào phòng mổ.
    - Vẫn để nguyên chiếc áo ấy à ?
    - Bác sĩ Naôê khi bước vào phòng mổ cứ há hốc mồm ra.
    - Thế rồi sao nữa, sao nữa ? - Akikô giục rối rít.
    - Rồi thì... Ôi khủng khiếp quá ! Khi ông ấy nghe nói huyết áp còn có tám mươi, ông ấy tiêm ngay thuốc cầm máu và mổ lại lần nữa. Lại tiếp huyết thanh. Sáng hôm nay cô ấy đã hơi đỡ. Ông bầu ở bên cạnh cô ấy suốt đêm không rời một bước.
    - Giữa hai người có cái gì không nhỉ ? Akikô hỏi.
    - Biết nói thế nào với cậu đây.. Không biết cô ấy có quá quen thuộc với ông ta không ? Hôm qua ông ta đưa vào bệnh viện đủ thứ đồ, kể cả đồ lót, thế mà cô ấy vẫn tỉnh bơ như không.
    - Ông ấy chăm sóc cô ta từng li từng tí...
    - Nhưng cái thai hình như không phải của ông ấy.
    - Thế- ế- ế à ? !
    - Hôm nay Kenđzi Tanimôtô có đến thăm Đzyunkô. Đem vào cả một đống quả và một bó hoa to tướng.
    - Đúng, đúng. Chính đó mới là kép của cô ta. Thậm chí trên các báo người ta còn viết về chuyện này.
    - Ôi, không thể hiểu được mấy ông bà nghệ sĩ.
    Và mấy cô gái thở dài thườn thượt.
    Naôê chỉ khám được Đzyunkô lúc hai giờ - Ông trở lại bệnh viện sau mười giờ, cho nên không có thì giờ đi thăm các phòng bệnh trước buổi nghỉ trưa. Nôrikô, vẫn còn buồn bực vì câu chuyện hôm qua, không muốn đi theo Naôê thăm các phòng bệnh nhân lắm, nhưng cô cũng muốn nhìn Đzyunkô một chút. Sự tò mò đã giành phần thắng, và Nôrikô quyết định đi đến phòng cô ca sĩ với Naôê.
    - Lấy nhãn áp kế ! - Naôê nói, như thế giữa hai người không hề có chuyện gì xảy ra, không hề có cuộc chia tay nặng nề hôm qua. Trong khi vội vã bước theo ông, Nôrikô nhớ lại mấy tấm phim X-quang mà cô đã tình cờ phát hiện. Nhìn vào lưng Naôê, cô chợt hình dung rõ nét những đốt xương được tia Roentgen vạch trần ra : Những khối trắng trắng trên cái nên đen của âm bản.
    "Nhưng tại sao anh ấy lại chỉ nghiên cứu cột xương sống của bản thân mà thôi ? " - Nôrikô thắc mắc. Hôm qua cô đã nghĩ rất lâu về vẫn đề này, nhưng rốt cục vẫn không tìm được cách giải thích. Cô rất muốn hỏi thẳng Naôê, nhưng lại hiểu rằng việc đó không thể được. Vì cô mới chỉ nảy ra cái ý lau bụi trong tủ thôi mà anh ấy đã giận điên lên rồi. Nếu cô thú nhận là đã trông thấy mấy tấm phim thì mọi thứ sẽ tiêu ma. Có thể biết chắc như thế. Ý muốn biết sự thật tha thiết đến nỗi cô có thể vui lòn ghy sinh tất cả những gì mình đang có.
    "Chỉ một ngày sau mọi sự sẽ bị quên hết ", - Nôrikô tự nhủ.
    - Trên cánh cửa dẫn vào phòng Hanađzyô có treo một tấm giấy nhỏ đề hàng chữ : "Cấm thăm hỏi bệnh nhân ". Hai người gõ cửa và bước vào. Trong phòng ngự trị một ánh sáng mờ mờ màu xanh lục. Đzyunkô đang nằm yên, hai mắt nhắm nghiền. Khuôn mặt cân đối được hóa trang cẩn thận của Đzyunkô chìm trong đống gối đệm.
    - Ngủ à ?
    - Cách đây một giờ có tỉnh dậy một lát, nhưng rồi lại ngủ...
    Ông bầu ngồi ở cạnh giường đứng dậy đưa tay về phía chồng gốị
    - Thôi. Nếu cô ấy ngủ thì đừng đánh thức.
    Naôê luồn tay dưới tấm chăn, cầm lấy cườm tay mảnh khảnh của Đzyunkô bắt đầu đếm mạch.
    - Không có gì thay đổi chứ ?
    - Không. Cứ ngủ li bì thế thôi.
    - Mấy hôm vừa rồi quá mệt.
    Ông bầu ngượng nghịu giấu kín đôi mắt.
    - Để cô ấy nghỉ.
    - Vâng ạ
    Sau bài học kinh nghiệm cay đắng vừa qua, ông bầu không có ý định chống chế gì nữa.
    - Cô ấy chưa ăn gì à ?
    - Kể từ hôm qua chưa ăn chút gì.
    - Khi nào cô ấy tỉnh dậy, ông phải ép cô ấy ăn một chút.
    - Vâng.
    Naôê đã toan bỏ đi, nhưng ông bầu giữ lại :
    - Dĩ nhiên sau khi xảy ra những việc như vừa rồi mà hỏi ngay thế này thật không phải... Cô ấy còn phải nằm ở đây bao lâu nữa ạ ?
    - Được năm ngày thì tốt.
    - Năm ngày ? !
    - Ông lại định lôi cô ta đi đâu nữa sao ?
    - Ồ không, bác sĩ hỏi gì lạ thế. Cô ấy đã ngất đi trước mặt mọi người. Bây giờ sẽ không có ai dám nói gì, dù cho chúng tôi có xé hợp đồng chăng nữa.
    - Thế à ?
    - Bác sĩ không biết, chứ ông chủ tịch công ty truyền hình đã cho tôi một trận nên thân.
    - Vì sao ?
    - Tôi đã giấu không cho ông ta biết cuộc phẫu thuật, và bây giờ mọi việc đều đã lộ ra hết. Ông ta chửi tôi thậm tệ vì đã không cho ông ta biết sự thật.
    - Ừ- ừ...
    - Tình cảnh thật là... - Ông bầu gãi gãi sau gáy và nói thêm : - Tôi đã bàn kỹ với ông ta và cả hai đã quyết định không nên vội. Cứ để cho Đzyunkô nghỉ ngơi cho thật lại sức.
    - Cho cô ấy nằm một tuần thì tốt.
    - Cũng được, chỉ lo bọn phóng viên.
    - Vậy ông đề nghị thế nào ?
    - Tôi nghĩ rằng hôm nay sẽ có bọn phóng viên của tuần báo phụ nữ kéo đến, có thể có cả phóng viên của mấy tờ báo khác nữa... Phải giấu sao cho họ đừng biết sự thật.
    - Ta sẽ nói là cô ấy viêm ruột thừa.
    - Có đủ để cho họ tin không ? Họ không đóan ra được sao ?
    - Có thể nói rằng từ hôm qua cô ấy đã lên cơn đau, liền tiêm thuốc giảm đau để lên sân khấu, nhưng rồi cái ruột thừa bị viêm đã đột nhiên vỡ ra.
    - Trong những trường hợp như vậy phải nằm viện bao lâu ?
    - Khoảng một tuần.
    Ông bầu ngẫm nghĩ một lát.
    - À khoan đã, - Naôê như sực nhớ ra điều gì, - Cô ấy đã mổ cắt ruột thừa chưa ?
    - Chưa. Không có sẹo.
    - Hừm... Mổ mà không có đường khâu - chuyện đó không thể có. Tuy.. Thôi được, để đánh lừa bọn nhà báo thì như thế cũng được.
    - Xin bác sĩ làm ơn giúp cho, chúng tôi rất cảm ơn.
    Ông bầu xoa hai tay và cúi chào.
    Đêm hôm ấy Kôbasi trực. Theo lệ thường, cô y tá cùng ở lại trực với anh ta là Akikô Takaghi. Ngoài ra còn có một y tá tập sự là Tômôkô Kawaai ở lại giúp Akikô. Kôbasi ngồi bên máy thu hình một lát rồi sang phòng nữ y tá nói chuyện phiếm. Nhưng các cô y tá chỉ dám nói chuyện phiếm sau chín giờ, khi đã tắt đèn ở các phòng bệnh nhân. Nếu bác sĩ có thì giờ rỗi, thì như thế không có nghĩa là các nữ y tá không có việc gì làm. Tối hôm ấy công việc cũng không thiếu. Có ba bệnh nhân lần lượt đết phòng khám ngoại trú. Lẽ ra họ phải đến ban ngày, nhưng vì bận công việc nên phải đến vào lúc tám giờ. Sau đó lại có một người đàn bà đưa đứa con trai năm tuổi đến bệnh viện. Thằng bé kêu đau đầu dữ dội. Cặp nhiệt kế thì thấy ba mươi tám độ. Amiđan của nó đỏ và sưng. Kôbasi bôi thuốc vào họng nó, tiêm cho nó rồi kê đơn xirô hạ sốt có pha chất kháng sinh. Sau đó lại có một chiếc xe cấp cứu chở đến một người bị ngất ở ngoài đường.
    Mặt người đàn ông xanh xao và bất động. Thoạt nhìn đã có thể thấy rõ ngay người ấy ngất không phải vì mệt, mà vi một bệnh gì đấy. Tuổi người đàn ông vào khoảng sáu mươi. Tóc ông ta gần bạc hết, hàm răng đã rụng khá nhiều. Ở bên ngoài bộ com-lê có khoác một chiếc áo măng-tô, nhưng cả áo măng-tô lẫn bộ đồ đều đã sờn cũ, riêng cái áo măng-tô lại mất hẳn lớp vải lót.
    - Người này từ đâu đến ?
    - Có ai biết đâu. Trong túi thấy có tờ giấy. Cứ theo tờ giấy thì tên ông ta là Kôkichi Uênô, nhà ở gần Namikibasi, - người hộ lý tải thương nói. - Hiện đang tìm cách bắt liên lạc với gia đình, may ra sẽ có người nhà ông ta đến.
    Kôbasi đo huyết áp, nghe phổi cho bệnh nhân. Huyết áp gần như bình thường, thậm chí hơi gấp một chút. Phổi không có tiếng ran nhưng tim thì hình như có tiếng thổi. Kôbasi là bác sĩ phẫu thuật cho nên không dám tin lắm vào những tri thức của mình về nội khoa. Có thể là nhồi máu nhẹ chăng ? Vả chăng xem ra tình trạng giống như kiệt sức nhiều hơn. Giá là ban ngày có thể rỏ ngay, nhưng bây giờ thì không thể kiểm tra toàn diện được.
    - Cứ tiếp glucôza cho ông ta đi đã, để tăng cường hoạt động tim mạch.
    Kôbasi ghi chỉ định này vào bệnh án.
    - Bác sĩ cho nhập viện chứ ?
    - Dĩ nhiên. Chẳng lẽ tôi lại cho ông ta về trong một tình trạng như thế này !
    - Phòng nào ạ ?
    Akikô đưa mắt nhìn ông già đang nằm yên, mắt nhắm nghiền. Trông ông ta chẳng có vẻ sang trọng chút nào.
    - Phòng chung còn chỗ không ?
    - Hết rồi ạ.
    - Còn phòng hạng ba ?
    - Cò một phòng bỏ không, nhưng sắp có người vào nằm rồi.
    - Thôi được. Tạm thời đưa vào đấy.
    - Mức chênh lệch sẽ là một ngàn yên mỗi ngày.
    - Tôi biết. Không việc gì phải nhắc tôi những chuyện như vậy. Hãy lo lấy việc mình thì hơn. Đưa ngay về phòng đi.
    Akikô cau mày.
    Kôbasi quay trở về phòng điều hành, ngồi uống trà một mình. Anh nhìn lên đồng hồ thì thấy đã tám giờ rưỡi.
    "Trong cái bệnh viện này lúc nào cũng chỉ nghe nói tiền với tiền... " - Anh bực tức nghĩ thầm. Cứ mỗi lần có bệnh nhân mới đến lại phải xác định xem người ta có thể trả bao nhiêu, rồi sau đó mới chỉ định cho người ta nằm phòng nào.. Nếu lúc nào cũng phải nhớ đến tiền thì làm sao có thể yên tâm mà điều trị bệnh nhân ?... Trong bệnh viện của trường đại học, Kôbasi không phải nghĩ đến những chuyện như vậy. Ở đấy tất cả đều do tình trạng của bệnh nhân quyết định, thêm vào đấy có chăng cũng chỉ là vấn đề còn chỗ hay hết chỗ. Trong một bệnh viện tư thì tình hình khác hẳn. Hình như mọi người ở đây không lo đến sức khỏe của con người bao nhiêu, mà lo nhiều hơn đến số tiền mặt hay giấy bảo hiểm của bệnh nhân.
    "Họ ra sức nuông chiều các bệnh nhân phòng thượng hạng và hạng nhất. Còn các bệnh nhân khác thì họ nhổ toẹt vào... "
    Kôbasi hết sức phẫn uất về cái tình trạng phân biệt bệnh nhân giàu nghèo trong bệnh viện Oriental. Theo anh nguyên tắc duy nhất đúng là cho các bệnh nhân nặng nằm phòng riêng, còn bệnh nhẹ thì nằm phòng chung. Trong khi đó ở đây tình hình khác hẳn. Trong các phòng thượng hạng và hạng nhất nhiều khi được dành cho những người đau những bệnh hết sức đơn giản, hoặc dành cho những người muốn nghỉ ngơi.
    "Không biết những bệnh nhân như thế thì việc gì phải khám với chữa ? "- Kôbasi tự hỏi.

Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... LastLast

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •