Thắng cảnh gành Đá Đĩa
Gành thường là những bờ đá nằm sát bờ sông hay bờ biển. Ở dọc ven biển miền Trung có rất nhiều gành đá, song có lẽ độc đáo và đẹp vào bậc nhất
phải kể đến gành Đá Đĩa thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Đây thực sự là một thắng cảnh hiếm thấy của thiên nhiên.Tên gọi gành Đá Đĩa phần nào đã nói lên đặc điểm của gành này. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột liền khít nhau, đều tăm tắp. Các cột đá có tiết diệnhình lục giác hoặc hình tròn giống như cái đĩa đựng thức ăn. Do đặcđiểm này mới có tên là gành Đá Đĩa.Theo nghiên cứu bước đầu của các nhà địa chất thuộc Đoàn
địa chất 703 thì Đá Đĩa là loại đá bazan, được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa) cách vị trí gành Đá Đĩa hiện nay khoảng 30km theo đường chim bay. Núi lửa này hoạt động cách nay khoảng gần 200 triệu năm, nham thạch phun từ miệng núi lửa ra sát biển, bất ngờ gặp nước biển lạnh nên lập tức bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra
hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc. Gành Đá Đĩa có chiều rộng 50m và trải dài hơn 2.000m. Cạnh gành có một bãi cát hình lưỡi
liềm, dài khoảng 3km, cát ở đây trắng, sạch và mịn, là bãi tắm rất tốt.
Gành Đá Đĩa nửa nổi nửa chìm trong sóng biển, bọt sóng trong suốt quanh năm, sóng vỗ lên mài dũa cho đá một màu đen huyền, có những chỗ in dấu thời gian hằn xuống lốm đốm như tổ ong.
Giữa gành là một lõm trũng, nước đọng thành từng vũng. Xung quanh vũng, đá dựng tầng tầng, ngồi ở đây tựa lưng vào đá, để tâm hồn thư thái mà ngắm từ trời cao lồng lộng đến biển rộng mênh mông. Nắng hồng, gió mát hòa với tiếng sóng vỗ nhịp đều, trong khung cảnh ấy lòng ai không xao động.
Dr Minh trong một lần về thăm Tuy An.