Chương 5

Chủ quán ăn nhanh tên Phi. Dân chợ thành phố gọi gã là Phi Bẩn.
Phi là dân ăn theo vợ. Không phải diện sang Đức rồi được ở lại như Thị, vợ gã. Thị là dân Công nhân xuất khẩu - Thợ khách của Nhà máy bóng đèn Đông Đức. Thị không đẹp lộng lẫy, nhưng là típ có ma lực với đàn ông. Nghĩa là vẻ ngoài không phô phang rực rỡ, nhưng da mịn, mỡ mát, đụng tay vào như thể dờ vào miếng thạch. Thị ưa nhìn, khi cười, mắt môi đưa nhịp lúng liếng, ma mị lắm, nhất là khi Thị ở phiá trên, tóc bồng bềnh xõa xuống, mắt đen thẫm, sóng sánh như đêm tối bí hiểm…Trời sinh ra thế, Thị làm ai đã dính vào là dứt không ra.
Năm đầu sang Đức, mới nửa tháng, Thị gá với một tay tận Chemniz. Thứ Bẩy, Chủ nhật nào gã Tơ lụa cũng lọ mọ tới. Gã cao lênh khênh, nên cái gì trên người gã cũng dài. Đôi tay vượn khuân theo súc lụa, là thứ hàng được giá khi ở nhà đám đàn bà con gái, ai cũng mơ được một mảnh may quần lụa đen. Mối lụa của gã đứt, Thị cười cười, nói với đám gái sồn sồn hay đàm tiếu về đàn ông: “Dương vật thằng ấy dài như con khăng, khó chịu tới chết”. Hai tuần sau, Thị để mặc gã ngồi rình ở cổng nhà máy, đầu Wohn(6) hết thứ bảy này tới thứ bảy khác. Một tháng dòng, gã Tơ Lụa mới hồi tỉnh, dứt được ra. Cũng đau đớn lắm, sau trận chửi thề cuối cùng, dài tới hơn hai giờ, khi đứng ở ngoài cửa phòng đã khoá chặt của Thị, gã lồng lộn, hăm dọa, đấm vào cửa Thị ầm ầm và bảo, sẽ băm Thị ra làm đôi…Gã lên tầu về Chemnitz, giữa đêm tuyết gió thổi trắng xoá. Tơ Lụa bặt tin từ đó.

Vài tuần sau, Thị hớn hở lôi về một thằng đàn ông làm phiên dịch ở Berlin. Thằng gá thứ hai này nom hào hoa, phong nhã. Nhưng chẳng được như đứa đầu- Thị ca cẩm -Nom tốt mã vậy mà bấy! Sộp lắm! Ra gì đâu, cắn vào, tanh như trái lê non đầu hè! Nửa đường cày đã đứt gánh”. Nói vậy nhưng bọn họ vẫn gian díu với nhau nửa năm, vì tay này có đường dây hàng với Sứ. Hàng tuần khuân về cho Thị vài hộp băng Sony, rượu Napoleon, thuốc 555 để bán quanh trong đội Thị và mấy đội lân cận. Bức tường đổ, tay phiên dịch nước mắt lưng tròng chia tay Thị về nước. Thị cười nhạo quay mặt vào tường đếm sấp U.S.d thơm mùi mực, vừa đôỉ ở trung tâm Westsberlin, nơi có Nhà thờ cụt.

Nửa tháng một mình. Thị thường chép miệng. Tháng sau, Thị lại cười như Fach(8) móc ở chợ thuốc nhà ga Ostbahnhof lúc chập choạng vào sáng, trong đám người Việt nhốn nháo đón hàng từ Poland, một tay kém Thị gần chục tuổi. Hắn tên Y. Sang Đức ba năm mà cổ vẫn đen cháy. Khỏe và trẻ, đấy là ưu điểm của kẻ thứ ba. Đàn ông chung phòng, sau một tối bảo, thằng này cả hơi! Người từng trải nhận xét, đàn bà thích gã, vì đông cũng như hè, Y luôn sực ra toàn mùi đực. Thứ này khỏe như trâu và dai như chão!

Ai cũng biết chuyện Thị với gã đực non này. Ngày họ chị chị, em em, nhưng đêm cấm có thấy ló mặt khỏi phòng. Từ ngoài, có điếc lòi điếc lổ vẫn nghe vọng ra rõ tiếng giường đệm vặn răng rắc như sắp gãy. Tầng dưới nghe rõ tiếng thình thịch như giã giò. Chả cần áp tai vào cửa cũng nghe tiếng rên rỉ, rú rít; khi như ai oán, lúc vang cực lạc; tựa hồ trong nhà có nhốt đôi linh miêu đang cơn động tình. Nhưng thế mà chả biết mèo nào cắn mỉu nào. Một tháng qua, Y giai tơ này mặt mày bạc phếch, còn Thị lại hồng hào, phởn ra trông thấy, sắc diện sóng sánh như con gái ngồi lửa.

Vốn liếng hòm hòm thì nạn cướp phách nổi lên. Thị tính, buôn thuốc lãi xuất rất cao, nhưng trước nạn cướp phách người Việt, cứ rình rập bọn bán thuốc lá lậu đồng hương khắp nơi, thì thực vô vàn nguy hiểm. Không khéo cốc mò cò sơi! Vả lại, khi đó nguồn thuốc quân đội Nga cũng chớm cạn. Thị quyết định ăn non, bỏ hẳn buôn thuốc lá lậu, xoay sang đi học nghề sào mì ở một Imbis. Học xong nghề, Thị tạm rời Y, chạy sang phía Tây, tìm địa điểm mở một quán ăn nhanh. Con người như Thị tuy chẳng học hành một ngày về nghề buôn bán, nhưng lại khéo học lỏm bắt chước. Thị theo dõi quán Imbis của một đồng hương Việt Nam hai tuần, rồi chọn thuê ngay một địa điểm rất gần đó, diện tích rộng hơn, đầu tư tiền dựng quán, cho khách ăn trưa có bàn ghế, lại trong nhà ấm. Ngay khi mở quán, Thị giảm giá mì sào, chỉ bằng nửa giá của quán bên cạnh, nên quán ăn của Thị mau chóng hút khách, chiếm gom hết đám khách ăn trưa bên quán bên cạnh của người đồng hương. Quán bên không chịu nổi chi phí tiền thuế nhà quá cao sau hai ba tháng vắng teo, khách ăn bỏ đi sang quán Thị, tuyên bố đóng cửa. Thế là Thị ung dung độc chiếm bán mì sào thị xã ấy.
Ban đầu, cậu em của Thị quyết không đi. Theo Y, nguồn thuốc lá của Nga cạn thì tìm nguồn khác. Sống ở Berlin ba bốn tháng, nghe đâu Y cũng cặp với một cô bé trẻ, khá xinh xẻo, song Y vẫn không quên được “người đàn bà số 1” đầy đủ kinh nghiệm đã dẫn Y vào tình trạng cực khoái một cách thoả mãn nhất. Nhớ nhau, đêm đêm Y và Thị điện thoại buôn dưa lê. Cả hai, cố áp sát tai vào máy, tay không quên đụng đậy thục xuống dưới. Cả hai đứa cách nhau hơn bốn trăm cây đều trong trạng thái người đong đưa như lắc chảo. Đàn bà có hạng siêu, chỉ cần giọng nói thủ thỉ, dầu xa nhau thăm thẳm, cũng vẫn đủ tài làm thằng đàn ông, đã biết mùi cái, cương cứng mọi cơ bắp.

Sự làm ăn của Thị phát dạt, Thị mở thêm quán mới, song thiếu người tin cậy quản lí. Thị rủ cậu em bỏ Đông Đức sang ở hẳn với Thị. Biết khó bỏ được Thị, Y gạt phắt cô gái tuy trẻ, nhưng làm tình lại “ngay như gỗ” bơ vơ ở lại Berlin, sang phắt với Thị. Hai năm trôi qua, Y để râu, một chòm dài như râu ngô “cho chững chạc khi đi bên nhau làm ăn”. Đấy kết quả sau lần Thị khuyên Y về chuyện râu ria. Quả thực, Y cũng thấy Y chững chạc, tự tin hơn nhờ cái chùm râu dê phơ phất.
Nửa năm nữa, việc bán mì sào may mắn như nhặt được bạc, họ mở quán ăn thứ ba, gần 200 chỗ ngồi.

Thực ra, Thị cũng chả thèm nhớ chồng ở quê. “Mỗi năm gửi về cho hắn, vặt vẹo với lương tháng nhân viên ba cọc ba đồng, đôi ngàn là hắn sướng run lên rồi” Thị vẫn nghĩ vậy. Nhưng thằng chồng tên Phi, dầu có xủng xoảng tiền bạc ở nhà, vẫn nhớ cái rất đàn bà của vợ. Có tiền của Thị gửi về, Phi lẳng lặng bay sang Nga, rồi lần sang Tiệp. Từ Tiệp, Phi nhắn sang. Thị nhận tin, hơi bất ngờ, nhưng tặc lưỡi, thuyết phục “thằng em” vài câu. Thằng em ban đầu cũng khủng khoẳng với quyết định của Thị, Thị bèn cấm vận hai ba tuần. Không chịu nổi, nhất là khi Thị xuất chiêu, mỗi khi biết hắn thèm mình, Thị mơn man, bỡn cợt thằng cu, cho tới khi giai tơ lên cơn, điên cuồng thèm khát, Thị bảo mệt, lăn ra ngủ, mặc xác dương vật hắn trương ra hết cỡ và bụng trên đau tức làm hắn trằn trọc, khó chịu…Dăm lần như vậy, già nửa tháng sau, hắn miễn cưỡng nhào sang Tiệp đón chồng cho Thị.

Việc đón chồng, Thị tính giản đơn. Công việc làm ăn mở quán sào mì đang tiền vào như nước, cũng cần người quản lí cho một quán nữa. Phái Y sang Tiệp đón chồng, Thị được thêm tiếng: làm ăn phát đạt mà vẫn không quên tình xưa nghĩa cũ.
Có chồng sang nhưng không được như điều Thị mong muốn. Mất toi nửa năm kèm cặp dạy chồng ê a tiếng Đức. Công việc quản lí cũng không đơn giản, Phi tỏ ra chậm chạp không như Thị muốn, nên Phi như cái gai, nhất là trước quan hệ già nhân tình non nhân ngãi, kín kín hở hở giữa Thị và Y. Cái điều gian díu ấy có thể giải quyết được, thiếu gì lí do để “chị em chúng tôi đi đây bàn việc này…” Vợ chồng ở trong nước thường chín bỏ làm mười. Khi xa nhau lâu, mới chợt thấy khác nhau quá, không hợp nhau, vạch voì nhau ra từ lời ăn tiếng nói, cử chỉ điệu bộ.
Phi biết thân biết phận. Gã im re, vì tự biết mình phụ thuộc vào vợ, rõ như một với một là hai. Ba nhăm tuổi mới sang Đức, nên không có khả năng thích ứng nhanh với xã hội mới. Gã mà rời Thị là chết đầu nuớc. Vả lại, gã tự biết mình là loại chẳng sớm thích nghi, không thể một sớm một chiều phá rào, độc lập.

Cái sự mâu thuẫn giữa Thị và chồng có cái dung hòa được, có cái không thể. Ví như việc gã không thể nào từ bỏ thói quen ăn cơm và nhớ rau muống cồn cào. Việc ấy thì chấp nhận được, vì rau muống có đắt cũng không đáng bao nhiêu với một gia đình có ba cái quán. Nhưng Thị khó chịu ra mặt với nhiều thói quen của Phi. Quả là khó chịu! Gã đứng giữa quán nói chuyện oang oang như đang cãi nhau, hoặc bạ đâu cũng khạc nhổ bừa. Lại còn cái thói, khi ăn uống cứ tỉnh queo ném xương thịt cá đầy lên gạt tàn thuốc. Tởm quá, khách hàng nó trông thấy nó bỏ chạy sạch! Đã có lần Thị quát lên và bỏ đũa đứng dậy!

Dăm thói xấu ấy, nói mãi Phi cũng sửa được, nhưng thói quen hay ngoáy mũi thì thực là cố tật. Theo Phi, đường phố ở nhà lắm bụi nên mũi dân Việt Nam muốn vệ sinh sạch sẽ, phải đào và ngoáy. Thị bảo, sang đây bụi bậm gì mà lắm cứt mũi thế. Y đáp, mặc mẹ tôi, mũi tôi chứ mũi cô à? Nhưng tây nó ghê! Nó tởm tới bỏ quán mà đi anh biết không? Để chữa cho chồng thói quen tệ hại ấy, Thị viết một khẩu hiệu rất to ở ngay phòng ngủ: “Tôi không ngoáy mũi” Dẫu ức lắm, nhưng sợ khách ăn bỏ đi thực, nên Phi cũng nhịn. Nhưng tay đã quen ngoáy và đào cũng khó bỏ, thành ra cứ mỗi lần đưa tay lên mũi định ngoáy, nhớ khuôn mặt hầm hầm của vợ, có bỏ tay xuống cũng dở, gã đành vờ vuốt mũi. Lâu ngày mũi gã hình như dài ra, cánh mũi teo đi. Điệu bộ nực cười ấy, ai cũng nhận ra. Vậy nên, cứ khi gã đưa tay lên, đám làm thuê, bưng bàn, rửa bát, lại cười bảo: Ông Phi sắp vuốt mũi này! Thế là biệt danh Phi Bẩn có từ đó.

Chuyện trai gái cũng không che được mãi. Vả lại, Phi có mù thì thiên hạ cũng vành mắt ra cho thấy. Đằng này Phi không mù. Những đêm ăn nằm với nhau, khác hẳn thái độ hăm hở, đôi khi chủ động làm tình như hồi trong nước, nay Thị cứ cứng ngắc như khúc gỗ, mặc thây gã xoay ngang, đưa dọc. Lại nghe xì xèo của đám làm thuê, Phi ức sùi bọt mép mà chả dám ho he. “Vớ vẩn! li dị bây giờ, sôi hỏng bỏng không mà giấy tờ còn lởm khởm khéo không lại bị mã hồi về nước!“ Phi nghĩ thầm vậy, đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng cái giống đàn ông, ở cái xứ đàn ông dù có hèn vẫn cứ muốn là chủ gia đình, rơi vào tình huống nói trên ngậm mãi bồ hòn sao được. Cái nhục đêm đêm hành hạ Phi. Nhất là khi đám nhãi ranh nhân viên cũng chẳng bao giờ coi Phi là thá gì, khi chúng biết bà chủ coi chồng kém cả con chó Đức nòi giữ nhà một nấc. Phi lao vào học tiếng cần mẫn hơn và chịu khó quan sát kĩ từng thao tác lắc chảo, sào mì.
Hai năm trôi qua, khi lắc chảo đã dẻo, tiếng Đức cũng vừa đủ dùng chào mời khách, Phi gợi ý Thị, mua cái quán nhỏ để tự lập. Trúng ý, Thị sai cậu em Y tìm chỗ, dựng cho Phi cái quán nhỏ cách Thị hơn trăm cây số để khuất mặt cách lòng hẳn ra cho tiện. Từ đấy Phi biền biệt như một đại sứ ở thành phố này. Thi thoảng lắm theo lệnh Thị, cậu em Y mới mò tới. Cũng không bao giờ ở quá hai tiếng. Lấy giấy tờ làm thuế xong là Y lên B.M.V phắn về với Thị. Phi căm hờn nhìn theo, tay nắm lại, nuốt nuớc miếng tới ực. Bụng như có khối đá tảng, thề có ngày rửa hận.
Nhưng gã mưu thấp, thân cô, có hờn căm ngùn ngụt cũng chả đụng được tới chân lông của Thị. Sự trả thù duy nhất gã làm được là hàng tháng gã khai man, ăn cắp được thêm dăm trăm bỏ lọ. Thèm đàn bà, Phi mò tới với gái điếm. Vài lần như vậy rồi gã thôi. “Gái điếm tây làm tình như cái máy. Tình cảm mẹ gì! Hôn một nhát cũng phải trả thêm chục D.mark!” Gã nghĩ vậy. Sau những đêm thỏa mãn tạm thời sự khao khát tình cảm ấy, gã vừa tiếc tiền vừa thèm khát một gia đình, nhớ đau đớn về hạnh phúc với một người đàn bà là Thị, như hồi họ còn ở Việt Nam.

* * *

Đêm nay đã hơn mười giờ, người khách cuối cùng vừa rời quán. Phi chuẩn bị đóng cửa, gã nghe thấy tiếng chuông treo ở cửa kêu đinh đong, báo hiệu có khách bước vào. “Schon zu! Đóng cửa rồi!” Không ngẩng lên, Phi xếp những vỏ bia vào két rỗng ở gầm bàn nói vọng ra. “I am sory!” Giọng một người đàn bà cất lên nhẹ như gió thoảng. Phi đứng lên. Gã chút đánh rơi chiếc vỏ bia đang cầm xuống đất. Người đàn bà ẵm một đưá trẻ mới đẹp làm sao.
Đó chính là Quyên.
Cả hai nhìn nhau trong giây lát. Một chữ tiếng Anh bẻ đôi không có, Phi không hiểu cô gái nói gì, nhưng nhìn vóc dáng của cô ta, gã không thể nhầm được, đó là người Việt Nam. Cô ta đẹp một cách rực rỡ mà vẫn đằm thắm, dịu dàng. Gã cất tiếng: “Nói tiếng Việt đi! Cô cần gì?”

Người đàn bà nhìn Phi một vài giây rồi cất tiếng Việt. Hoá ra cô ấy cần một chút nước sôi pha sữa cho con. Tới khi Quyên ngồi xuống ghế, dở bọc chăn quấn đưá trẻ, Phi mới nhìn rõ đứa trẻ. Đứa trẻ chỉ hai ba tháng tuổi, còn đỏ hon hỏn thế kia? Định bế nó đi đâu? Đưa bình nước sôi cho Quyên pha sữa, Phi thoáng nghĩ.
Có những vẻ đẹp đàn bà làm người đàn ông chợt muốn mình tử tế, thận trọng hơn. Quyên ở trong số đó. Dẫu đói và mệt, dầu vừa sinh con, Quyên vẫn là bức tượng Tố Nữ đặt dưới ánh đèn mầu dìu dịu, chênh chếch tỏa sáng, làm tôn vẻ đẹp của khuôn mặt cô.

Nửa tiếng sau gì đó, gã cũng nắm được hoàn cảnh Quyên. Cô cũng không nói dối gã, song cũng không nói sâu về mình. Đại loại, cô sợ nằm viện, giấy tờ hợp pháp không có, bỏ trốn, có vậy! Gã tỏ ra đồng cảm với cô. Đấy là hai con người chả hiểu gì về luật pháp nước sở tại gặp nhau. Thực tâm gã cũng không hề có giải pháp nào giúp Quyên cả. Gã luôn luôn gật gù cái đầu và tỏ lòng ái ngại. Một người đàn bà trẻ với một đứa bé chưa đầy ba tháng, túi nhẵn, vài đồ vặt, chăn mỏng, áo thưa, không cầm cự được giá rét của một tối mùa đông. Đi đâu? Gã không hiểu nổi và chính Quyên cũng không thể lí giải nổi. Dù cho vậy trong tâm trí gã khi ấy cũng có thể chia xẻ thực sự với Quyên. Dù sao gã cũng là đồng bào với Quyên. Lại là người mà bấy nay cũng rơi vào tình trạng sống bấp bênh ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ. Gã còn có người vợ hờ, bà chủ là Thị. Còn cô gái này chẳng có ai thân thuộc. Gã bảo, ngày mai cô hãy đi, bây giờ lên phòng trên, có chăn nệm cho hai mẹ con. Yên trí, tôi không là quỷ dữ! Bây giờ cô đói lắm phải không? Tôi cũng chưa ăn tối. Nói thế là gã quay sang nổi lửa ngay.

Cơm có sẵn trong nồi cơm điện. Chảo sèo sèo cháy bùng, lửa vàng trùm lên trên những miếng thịt bê non ướp gừng. Thịt gà kho có sẵn. Đứa trẻ bú xong chai sữa, được quấn trong chăn, nằm ngay trên chiếc bàn rộng. Quyên chèn nó hai bên và ngồi xuống bàn đã được gã bê ra hai đĩa thức ăn. Mùi thịt bò, mùi cơm tám Thái thơm làm Quyên cồn cào. Phải sống đã! Quyên không ngần ngại, khách sáo gì, cô ngồi xuống bàn, đón lấy bát cơm từ tay người chủ quán. Không hiểu sao đang ăn nước mắt cô đột ngột đổ, lã chã rơi xuống bát cơm. Đã lâu lắm cô mới được ăn cơm thơm thế này. Cô chợt nhận ra thân phận mình. Cô nhớ mẹ, những bát cơm dẻo khi cô còn ở Việt Nam. Thế mà ngày ở Việt Nam, có một người bà con tới thăm mẹ cô, từng lưu lạc ở Nga bảo: “Em không ra nước ngoài, em không biết, đôi khi chỉ một cọng rau húng cũng làm người ta cồn cào nhớ quê hương, gia đình.” Khi ấy cô đâu tin. Bây giờ trong hoàn cảnh này, cô chợt thấy thương mình.
- Sao cô lại khóc. – Phi hỏi cô và đôi mắt săn đón. Có lẽ người phụ nữ này đang sợ hãi và đau khổ.

Gã im lặng một lúc. Tự nhiên gã muốn kể cho cô nghe ít nhiều về gã. Khỉ thế, tuy khác nhau về hoàn cảnh, những những kẻ li quê, dù kín tiếng tới mấy, vẫn có nhu cầu chia xẻ, nhất là khi có thêm một người ở cái khoảng trống hoang hoắc bấy nay ở gã.
Gã vừa ăn vừa thủng thẳng kể: “Tôi ở đây một mình. Vợ tôi ở cách đây hơn hai trăm cây. Tôi cũng có hoàn cảnh đau khổ lắm Nhưng ra xứ người rồi cố mà chịu em ạ lắm. Vợ tôi nó chả coi tôi ra gì. Có vợ như không!” Gã tự thấy quá lời, ngần ngừ một lát rồi nói tiếp: “Cô có thể ở lại qua đêm. Nếu sợ, cô khóa cửa lại và…” Gã cầm lên con dao trên bàn bếp, đưa cho Quyên, nói tiếp: “Cô cầm sẵn cái này để ở đầu giường.”

Quyên vừa ăn vừa suy nghĩ. Với gã, cô không sợ. Khuôn mặt gã không có gì biểu hiện là kẻ có thể gây cho mẹ con cô nguy hiểm. Phải sống đã! Con cô cần có chỗ ngủ.
Hai mươi phút sau. Quyên theo gã lên gác. Gã vừa quay xuống, cô chốt cửa phòng lại. Con dao trắng dài, sắc như nước, Quyên để bên mình. Quyên quay lại nhìn con, hôn nhẹ lên má nó và sau mỏi mệt, chìm nhanh vào giấc ngủ.
Gã không ngủ được. Nằm trong cái túi ngủ, trên ba cái bàn ăn kê sát nhau gã nhỏm dậy, uống hết ba bốn chai bia. Trong đêm, gã chợt nhớ tới những đêm vượt biên qua Nga, qua Tiệp. Sao người đàn bà trẻ này liều vậy, chồng cô ta đâu?
Gã bật ti vi.
Kênh RTL đang có phim porno. Đôi trai gái đang làm tình trên màn ảnh làm gã rạo rực. Gã trườn khỏi túi ngủ và kéo dương vật cương cứng ra khỏi quần lót rồi vuốt lấy vuốt để. Người gã căng cứng. Sóc mạnh. Gã hổn hển thở dốc khi dòng tinh dịch từ cái của nợ của gã bắn vọt ra một bãi bầy nhầy, trắng đục, vung vãi trên sàn nhà và dương vật của gã lập tức mềm oặt như dải khoai môn bị hơ qua lửa, héo quắt.
Dăm phút sau, gã thiếp đi.

* * *