Trùng Dương hỏi lại chuyện của Mã Ngọc, thì chàng cho biết, sau khi bái sư rồi đem gia tài phân phát cho tất cả những kẻ bần cùng, chỉ để lại một số tiền làm phí dụng rồi đến ẩn tại Ngọc Tuyền Sơn ở ngoại ô Yên Kinh, cách xa với nơi phồn hoa đô hội, chuyên luyện nội công như Vương Trùng Dương đã truyền bảo liên tiếp trong ba năm trời, đúng kỳ hạn mới khởi hành về phía Nam.
Còn Tôn Phượng Cô và Đàm Thiên Thoại hai người dần dần giải tán bớt thảo khấu của Hắc Phượng bang, lại thảo phá tất cả doanh trại trên Thừa Tứ Quần Đảọ
Lúc đó, hai người mới dời khỏi đảo Kim Ngao, đến tại đảo Sùng Minh tại tỉnh Giang Tô, luyện tập hai năm, rồi mới khởi hành đi Sùng Sơn.
Vương Trùng Dương thấy Mã, Khấu, Tôn, Đàm bất phụ sở khắc, thì mừng rỡ vô cùng, khen ngợi và khích lệ họ rồi cử hành lễ bái sư túm tóc.
Mỗi người được Vương Trùng Dương ban cho một đạo hiệụ Mã Ngọc lớn hơn hết, Vương Trùng Dương cho hiệu là Đơn Dương Tử, Khứu Phùng Xuân hiệu Trường Xuân Tử, đạo danh là Sử Cơ, Đàm Thiên Thoại hiệu là Trường Chân Tử, đạo danh là Sử Điển.
Chỉ có Tôn Phượng Cô là nhi nữ khó đổi tên tuổi, Vương Trùng Dương đang nghĩ ngợi cho nàng một cái một cái đạo hiệu, Tôn Phượng Cô bỗng lấy ra một miếng vải trong túi, trên vải có thêu một cái sọ người bằng chỉ tơ đen, cười nói :
- Thưa sư phụ, ba năm về trước sư phụ cho con một bức tranh này mà cải tà qui chánh, đệ tử thêu bức tranh này đeo ở ngực để nhớ sự khuyên dạy của sư phụ.
Vương Trùng Dương bỗng vỗ tay nói :
- Hay lắm, ta đặt đạo hiệu cho con là Tôn Bất Nhị.
Vương Trùng Dương đặt xong đạo hiệu cho bốn đệ tử, rồi bắt đầu từ ngày hôm ấy, họ Vương truyền cho bốn đệ tử căn bản võ công theo lối thiên phú của từng người và sự ưa thích riêng biệt của họ mà truyền dạỵ
Lúc đó, Vương Trùng Dương cảm thấy hang Bách Cầm quá chật hẹp, không đủ cho cả bốn người tập luyện võ công, bèn dọn đến Yên Hà Động ở đằng sau Thiếu Thất Sơn.
Yên Hà Động là một trong những thắng cảnh của Sùng Sơn. Hai mùa Xuân, Hạ, mây ở Sùng Sơn đa số là do một vùng ở đấy phát ra, suốt ngày trông như khói xương mù, bởi thế cho nên người ta mới đặt cho là Yên Hà Động.
Trùng Dương dọn đến nơi đây là thích Yên Hà Động, nơi hẻo lánh tĩnh mịch, không giống như hang Bách Cầm kế cận với Thiếu Lâm tự, thỉnh thoảng vẫn có người đi lại, mà còn nhờ những khối mấy mịt mù đó để luyện nhãn lực cho mấy môn đồ.
Ngày, tháng thoi đưa thấm thoát đã ba năm trời, tài nghệ của Mã Ngọc và bốn người so với trước đã tăng gấp bộị
Trong ba năm này, Vương Trùng Dương không hề rời khỏi Yên Hà Động nửa bước.
Những lúc rảnh rang, Vương Trùng Dương lại mang hai bản họa đồ một bức Hoa Sơn Tàng Kinh và một bức Thiên Cương Bắc Đẩu trận, khổ tâm nghiên cứụ
Lúc ấy, Vương Trùng Dương mới từ từ hiểu rõ, chàng nghĩ thầm :
“Thiên Cương Bắc Đẩu trận còn thiếu ba người, không thể bày luyện được, nay ta hãy tới Hoa Sơn tìm Cửu Âm chân kinh trước đã”
Sang năm thứ tư, Vương Trùng Dương quyết định tới núi Hoa Sơn, chàng bèn bảo sư đệ là Châu Bá Thông thây thế mình dạy bốn môn đồ, rồi chàng chọn ngày tốt khởi hành ra khỏi Sùng Sơn hướng về Hoa Sơn đi tớị
Sùng Sơn ở tỉnh Hà Nam, Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây, vừa là chỗ giáp ranh Trùng Tây Nhị Nhạc, đối diện với núi Hoa Sơn.