Vương Trùng Dương kính cẩn thưa :
- Thưa sự phụ, đệ tử đã từng nghe trong giới Võ Lâm thường nói tới “Cửu Âm chân kinh” là do Đông Tấn Cao, Văn Pháp Hiếm trước tác thu thập tinh nhuệ của thiên hạ võ học, hơn một ngàn năm đúc kết thành. Các vị cao thủ danh gia trong giới võ lâm vì tranh dành “Cửu Âm chân kinh” mà chém giết nhau, chết không biết bao nhiêu ngườị
Sau đó cuốn “Cửu Âm chân kinh” bị phái Không Động cướp được giữ hơn mười mấy năm trời, nhưng lại bị Côn Lôn Ngũ Lão đến cưỡng bách đòi cho mượn “Không Động tam tử” phải dùng hoãn binh chi kế lấy cuốn “Cửu Âm chân kinh”
giả ra trao cho ngũ lão, còn cuốn nguyên bản thì mang đến Trung Thổ ẩn tang, và từ đó thì cuốn “Cửu Âm chân kinh” bị thất lạc, đệ tử nghe nói như thế, không biết có phải chăng?
Thanh Hư chân nhân gật đầu nói :
- Con đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện về Cửu Âm chân kinh như thế thì hay lắm, vậy con hãy xem bức tranh này đâỵ
Nói dứt lời, Thanh Hư chân nhân mở bức họa đồ ra, Vương Trùng Dương nhìn vào bức tranh, thấy một bức họa đồ vẽ một trái núi nguy nga hung vĩ, mây trắng bay lơ lửng trân sườn núi, những cây cổ thụ cành lá sum suê.
Họ Vương ngắm ngọn núi và những cây vẽ trong bức họa rất quen thuộc, hình như chàng đã qua nơi này một vài lần rồi, chàng cau mày suy nghĩ một lát thốt nhiên tươi hẳn nét mặt nói với Thanh Hư chân nhân :
- Thưa sự phụ, ngọn núi trong họa đồ này đồ đệ trông như trái núi Tây Nhạc Hoa Sơn ở Thiểm Tây co phải chăng?
Thanh Hư chân nhân cười :
- Đúng lắm, con thử xem trên ngọn núi có gì lạ không?
Vương Trùng Dương cầm bản họa đồ nhìn kỹ lại thấy phía dưới Hoa Sơn có một con suối chảy, nước trong veo, bên bờ có một lão trượng tay cầm cần câu, ngồi dưới gốc thông già, ở lưng chừng núi có một thiếu nữ đang múa kiếm, quần áo phất phới trông như người thật.
Ngoài hai người này ra không còn nhận vật nào khác nữa, lại nhìn phong cảnh trên bức tranh vẽ sơn vẫn không tĩnh, phong quang như thuận.
Vương Trùng Dương cứ ngẩn người ra mà thưởng thức, chàng chú ý nhìn kỹ từng ly một, thốt nhiên nói :
- Thưa sự phụ bức họa này có phải là nơi tàng ẩn bộ Cửu Âm chân kinh.
Thanh Hư chân nhân khen ngợi :
- Con thật thong minh, tương lai có thể phát huy Toàn Chân phái được lắm.
Ta nói cho con nghe bức họa này do chính tay danh họa Hải Vân Tử trong phái Không Động vẽ rạ Hải Vân Tử chính là người tìm ra cuốn Cửu Âm chân kinh là một nhân vật trọng yếu trong việc sao chép giả kinh để gạt Côn Lôn Ngũ Lãọ
Ông ta đã vãn niên quy ẩn ở Hoa Sơn, theo như truyền thuyết chính ông ta đã tàng ẩn cuốn Cửu Âm chân kinh. Đây con hãy lưu tâm nhìn cho kỹ trong cái trục của bức họa này còn có sự bí mật nữạ