Hồi 4

Bế Thạch Động Khổ Luyện Nhất Dương Chỉ

Vương Trùng Dương thấy Chu Bá Thông vừa đi vừa khóc thì trong lòng xiết bao kinh sợ. Chàng lo lắng hồi hộp, e có chuyện chẳng lành cho sư phụ, nên vội gọi Bá Thông giật giọng hỏi dồn :
- Sao vậy sư đệ! Có chuyện chẳng lành xảy ra mà em khóc lóc như thế?
Chu Bá Thông thấy Trùng Dương đón hỏi thì lại òa lên khóc rấm rứt, tức tửi rồi nói :
- Sư huynh ơi sư phụ đã đuổi tiểu đệ đi rồi!
Trùng Dương nghe xong thở dài một tiếng cực to như trút bỏ gánh nặng.
Chàng cả cười :
- Tại sao em lại bị sư phụ đuổi đi, chắc có làm điều gì phạm đến quy luật, nên thầy mới nóng giận. Thôi để ngu huynh vào xin thầy cho, hiền đệ hãy ở đây, đợi một lát xem saọ
Nói dứt lời Trùng Dương vào thẳng hang Bách Cầm vấn an sư phụ. Chàng thấy Thanh Hư chân nhân ngồi dưới gốc cây mặt đầy sắc giận, vội vàng sụp lạỵ
Gặp mặt chàng Thanh Hư chân nhân đổi giận làm vui cho phép đứng dậy và hỏi :
- Trùng Dương con đã trở về đấy ư, may lắm...
Trùng Dương kính cẩn đứng dậy chắp tay thưa qua tự sự về ba năm trời du ngoạn các tỉnh phía nam, sau hết, mới tới gặp Chu Bá Thông vừa đi vừa khóc ở cửa hang...
Thanh Hư chân nhân nghe xong liền nói :
- Thằng súc sinh đó tính nết ngang ngược không thể dung dưỡng cho nó được. Nó sẽ làm hư danh môn phái của Toàn Chân mà thôị
Trùng Dương cả sợ vội thưa :
- Chẳng hay Chu đệ của con làm điều chi mà để đến nỗi sư phụ tức giận đến như thế?
Thanh Hư chân nhân nghe hỏi nổi nóng :
- Thực là quá lắm! Thực là quá lắm! Càng nói ra càng thêm tức giận!...
Nguyên do... Chu Bá Thông nay đã hơn hai mươi tuổi mà tính nết vẫn nghịch ngợm.
Từ ngày theo Thanh Hư chân nhân ở trong hang động Bách Cầm rèn luyện võ công, và được nghe chuyện Trùng Dương hạ ba cao thủ Thiếu Lâm tự thì thích chí lắm. Bá Thông có ý muốn sang tỷ thí võ nghệ cho biết tài cao thấp với môn đồ Thiếu Lâm. Thanh Hư chân nhân biết ý hết lời khuyên dạy, Chu Bá Thông sợ thầy chẳng dám làm điều gì. Gần ba năm trôi qua không dè Chu Bá Thông đã gây sự chẳng lành cho hai môn phái.
Căm giận các môn đồ của phái Thiếu Lâm từ lâu, là những ngày gánh nước tại chùa, Bá Thông vẫn hậm hực trong lòng, gặp dịp may là Thanh Hư chân nhân xuống núi mua lương thực, dặn Bá Thông ở trong hang dọn dẹp. Chu Bá Thông đợi thầy đi khỏi mới tự nghĩ, nhân dịp này ta sang Thiếu Lâm tự quấy phá một phen và không xưng danh tánh thì ai biết đó vào đâu.
Nghĩ đoạn, Bá Thông lấy phân và nước tiểu tìm lá to gói vào một gói, đi thẳng tới trước cửa Thiếu Lâm tự. Đến chỗ thạch bia có đề mấy chữ “Từ Quan Phổ Chiếu”, họ Chu mới tung mình nhảy lên một cành cây, cột gói nước tiểu và phân ở trên cao rồi vòng sợi dây xuống gốc cây, ngồi ở đó đợị
Một lúc sau, có hai vị hòa thượng trong Thiếu Lâm tự gánh hai thùng rau cải qua, Bá Thông cầm hai hòn đá nhỏ nhắm đầu hai vị hòa thượng ném tới, những môn đồ của phái Thiếu Lâm người nào võ nghệ cũng cao cường, nên vừa thoáng nghe tiếng gió thổi biết là có ám khí cúi đầu xuống tránh. Lúc ngửng đầu lên thấy Bá Thông ngồi dưới gốc cây cười sằng sặc thì cả giận rút đòn gánh quát lớn :
- Súc sinh, thật là to gan, lớn mật, dám tới đây mà vuốt râu hùm.
Nói xong, hai hòa thượng đều múa đòn gánh chạy lại toan đánh.
Bá Thông lại ném tiếp luôn hai hòn đá nữa, hai người vội vàng cúi đầu xuống tránh, vừa đứng đúng ở gốc cây ngay dưới nước tiểu và phân.
Chỉ chờ có thế, chàng thiếu niên họ Chu giật mạnh cái dây, gói phân và nước tiểu vỡ tung tóe vào đầu và mình hai hòa thượng, không bao giờ có thể ngờ được, hai hòa thượng thét to lên một tiếng, vung đòn gánh nhằm Bá Thông đánh tới tấp.
Nghe đến đây, Trùng Dương không ngờ sư đệ của mình lại tinh nghịch đến thế, nhịn không được thốt nhiên bật tiếng cười, Thanh Hư chân nhân cả giận nói :
- Con lại còn cười à, thằng súc sinh làm ác như thế, nhục mạ hai vị hòa thượng. Họ đâu có chịu để yên.
Nói rồi, Thanh Hư chân nhân lại kể tiếp :
- Hai hòa thượng khi không bị một thằng tiểu tử nghịch quái ác, khắp người toàn phân và nước tiểu thối chịu không được, lồng lộn như con thú dữ, la hét om sòm nhằm người Bá Thông vụt ngang vụt dọc như mưa, không một chút nương tay.
Bá Thông bản tâm không định giao đấu với họ nên hết sức né tránh, vừa tránh vừa chạy miệng lại còn cười khúc khích. Khi nào chịu bỏ, hai hòa thượng quyết đuổi bắt cho kỳ được và trị một trận nên thân mới nghẹ Bá Thông dùng thuật phi hành chạy từ núi này qua núi nọ, từ Thiếu Thất sơn.
Lúc này ở dưới chân núi có bốn hòa thượng, cũng ở trong Thiếu Lâm tự đang đốn củi, thấy tình hình như vậy, bất cần phải trái đồng ùa nhau chận đánh.
Bá Thông vẫn nhởn nhơ như không, liệng mình nhanh nhẹn như con én, thoăn thoắt khắp cành cây này sang cây khác, đu mình như con vượn, vun vút chạy đi, mồm cười ha hả. Sáu vị hòa thượng càng rượt càng tức, vừa đuổi vừa la vang rầm cả một khu rừng.
Vừa lúc đó Thanh Hư chân nhân về tới nơi, trông thấy tình hình như vậy thì biết ngay là do Bá Thông gây sự nên quát to lên.
Bá Thông tự nhiên thấy thầy mình xuất hiện, thì không còn hồn vía lính quýnh lăn mình từ trên cao xuống dưới đèo...
Trùng Dương nghe nói tới đó, thì vội lên tiếng :
- Thưa sư phụ, chẳng hay Chu đệ lăn xuống có bị thương không?
- Ta chẳng cần biết rằng nó bị thương hay không nhưng sáu vị hòa thượng thấy ta đều ngừng lại, mang đầu đuôi câu chuyện kể lại cho ta nghe và hỏi xem có phải Bá Thông là đồ đệ của chúng ta hay không? Ta đành phải nói: “Nó không phải là đồ đệ mà chỉ là một tên gia nô mà thôi”, đồng thời ta cũng phải xin lỗi họ và hứa sẽ trừng trị tên súc sinh ấy một cách xứng đáng, họ mới bớt giận trở về nhưng dầu sao cũng không thể nào tránh được sự xích mích sau này.
Sau đó, Thanh Hư chân nhân trở về tới hang Bách Cầm cát tiếng gọi Bá Thông. Nhưng không thấy họ Chu đâu cả vì nó cũng biết rằng lúc đó đương lúc Thanh Hư chân nhân nóng giận thể nào cũng bị quở phạt.
Bá Thông ẩn trốn một chỗ. Sáng sớm hôm sau, Bá Thông hai tay cầm những trái khế chỉ rón rén đi vào dâng lên sư phụ để tạ tội. Thanh Hư tức giận đánh luôn hai cái tát. Bá Thông không dám tránh né, hai bên má sưng vù lên, đoạn Thanh Hư chân nhân đuổi Bá Thông ra khỏi hang Bách Cầm không cho ở lại nữa.
Trùng Dương cúi đầu nhìn xuống đất quả nhiên có mấy trái khế bị vỡ nát tung tóe dưới đất, còn mấy trái nữa cắm sâu vào thân cây, thì chàng biết sư phụ tức giận đến thế nào.
Chàng vội quỳ xuống thưa :
- Xin sư phụ bớt nóng giận, Bá Thông vì tính nết hãy còn trẻ con ưa tinh nghịch, chứ không có tâm địa xấu, xin tha cho một lần, bắt ở trong hang một năm không cho rời khỏi ra ngoài, coi tính nết co thay đổi không rồi sẽ quyết định.
Thanh Hư chân nhân lúc đó cũng bớt giận nên gật đầu.
Trùng Dương đứng lên ra ngoài cửa hang thấy Bá Thông hãy còn khóc thút thít, chàng bước gần tới nơi vỗ vai nói :
- Thôi thôi! Nín đi, sư phụ đã tha tội cho sư đệ, mau mau vào tạ tội thầy, nhớ lần sau không tinh nghịch như thế nữa.
Bá Thông nghe thấy sư huynh nói: Sư phụ đã tha tội cho mình, thì vui mừng hết sức lau khô hai hàng nước mắt nhoẻn ngay một nụ cười hấp tấp, toan chạy vào thì Vương Trùng Dương giữ lại nói :
- Tuy vậy, sư phụ mới chỉ biết tha tội cho sư đệ thôi. Còn sự trục xuất ra khỏi môn phái, sư phụ chưa thu hồi mệnh lệnh, và phạt giam em một năm trong hang Bách Cầm để xét tính nết và hành vi sư đệ có chịu biến cải hay không, rồi sau mới quyết định. Sư đệ phải liệu, nếu không sư phụ nổi nóng lên, thì ngu huynh cũng đành chịu.
Nghe xong Bá Thông cả sợ lại òa lên khóc, nước mắt như mưa. Trùng Dương thấy tình hình như vậy cũng thương hại nói :
- Thôi hãy nín đi vào xem sư phụ dạy bảo ra sao đã.