Trang 1 / 2 12 LastLast
Bài 1 đến 10/147

Chủ đề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Hồi 2, 3


    Thạch Phi Xà, Hạ Nhục Thiếu Lâm Tự


    Trùng Dương đã quyết chí vào thăm Thiếu Lâm tự nên thay vì đi xuống núi, chàng lại nhắm thẳng ngọn núi leo lên. Gần tới Thiếu Lâm tự, bỗng chàng nghe thấy hình như có người đốn củi ở gần đây, chàng ngạc nhiên tự nghĩ :
    - Lạ thật, đây là chốn thâm nghiêm, sao lại có kẻ cả gan tới đây mà đốn củi, ta phải tới nơi xem cho biết.
    Nghĩ đoạn, chàng dùng thuật khinh công tung mình nhảy lên cây, thoắt chuyển qua cây này sang cây khác nhẹ nhàng như con vượn tuyệt nhiên không nghe qua một tiếng động.
    Khi tới nơi, ở trên cao nhìn xuống, Trùng Dương bỗng mỉm nụ cười, thì ra không phải là họ đốn củi mà là đang luyện công.
    Chàng thấy hai thanh niên trạc tuổi 24, 25 mặc áo võ sinh, chân mang giày buộc rất chắc chắn, mặt mày xanh lét, hình dáng ốm o, đứng dưới gốc một cây cổ thụ, một tả một hữu đang dùng cạnh bàn tay đánh mạnh vào thân cây như người đốn củi. Chàng tự nghĩ :
    - Chắc là họ đang luyện môn Thiết Thủ.
    Hai chàng thanh niên chẳng nói chẳng rằng cứ dùng bàn tay chém mạnh vào thân cây liên tiếp, những tiếng lốp bốp đều đều nổi lên, da cây vỡ ra, trơ thân cây trắng toát.
    Thì ra tiếng đốn cây là như thế, coi tuổi của hai ngươi mà bản lĩnh như vậy thì công phụ luyện tập của họ không phải là ít.
    Hai thanh niên liên tiếp chém vào thân cây mấy chục nhát, mặt đã đỏ bừng, hơi thở chẳng điều hòa. Thanh niên đứng bên phía trái mặt vàng như nghệ ngừng tay lau mồ hôi chảy trên trán vừa lau vừa nói :
    - Chết rồi! Lần trước chúng ta bao tay bằng một lớp vải một lớp sắt tập luôn chín tháng mới chém nổi cây. Đến bây giờ tay không ta đã luyện luôn ba tháng trời mà thân cây vẫn chẳng hề hấn gì. Còn có năm ngày nữa Đạt Ma Trưởng Lão đến xét võ công chắc thế nào chúng ta cũng bị quở phạt.
    Chàng mặt đen có vẻ buồn rầu thở dài một tiếng chẳng nói năng gì, bỗng ở trong rừng có tiếng cười ha hả, tiếng cười có vẻ ngạo nghễ vang lên.
    Hai chàng thanh niên giật mình quay lại chỉ thấy một vị hòa thượng mặc áo cà sa màu đen, tai to, mặt lớn, đôi mắt sáng quắc dáng người hùng dũng, ngang lưng thắt một cái giây lưng màu xanh mang theo một đôi Uyên Ương Thiết Đảm, từ trong rừng bước ra.
    Hai thanh niên kia thấy vị hòa thượng này thì có vẻ sợ hãi, chẳng khác gì con chuột thấy con mèo, cả hai người thối lui lại mấy bước cùng cung kính cúi đầu chào.
    Vị hòa thượng nọ tỏ ra rất kiêu ngạo hừ lên một tiếng, nghiêm nghị nhìn hai người nói :
    - Chư Đại, Chư Nhị, hai đứa chúng mày đến đây thụ võ sư tổ đã được ba năm mà sao tài nghệ vẫn kém cỏi như thế?
    Hai gã họ Chư cuống quýt cúi đầu nói :
    - Thật là chúng tôi ngu quá, nên cũng hết sức tập luyện mà không sao thành công được, kính mong đại sư chỉ giáo thêm cho.
    Hòa thượng nọ cười to lên một tiếng có vẻ thích thú lắm, dương dương tự đắc nói :
    - Hai ngươi hãy lui xa ra, để bản sư thi thố một chút tài mọn cho mà xem.
    Hai người họ Chư tránh xa gốc cây mấy thước. Vị hòa thượng kia bèn xăn tay áo, vận nội công bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, nhắm thân cây phóng ra một quyền, chỉ nghe một tiếng “Bình” thân cây vỡ ra một mảnh khá lớn bằng cái chậu sâu vào tới hai ba tấc, hai anh em họ Chư lắc đầu le lưỡi quá ư khiếp sợ cho thần lực của hòa thượng.
    Vị hòa thượng vừa dùng “Thần công Đại Lực Thiên Cang” của Thiếu Lâm đó, họ Ấn tên Quang cai quản La Hán đường trong Thiếu Lâm tự, sau khi biểu diễn võ công được hai anh em họ Chư hết sức khen ngợi lấy làm vừa ý lắm nói to :
    - Đó là ta chi mới ra oai một phần nào thôi, chứ Thiếu Lâm tự mà có những tên đồ đệ ngu ngốc như các ngươi thì thật là uổng cả danh tiếng.
    Vừa nói tới đó đã nghe thấy tiếng cười khanh khách tiếp theo đó một giọng nói vang lên :
    - Không phải những người này ngu, là chỉ là có người dạy tầm thường thôi!
    Tiếng nói chẳng phải của ai xa lạ, chính là Trùng Dương, nguyên chàng vẫn ở trên cao trông xuống nhất cử nhất động của mọi người chàng đều thấy rõ. Khi trông thấy Ấn Quang hòa thượng dùng thần công Đại Lực Thiên Cang thi thố, tài nghệ chỉ bằng lúc mới tới Tùng Sơn, vậy mà đã dương dương tự đắc, coi trời bằng vung, không chịu chỉ bảo đồ đệ tới nơi tới chốn, chỉ dùng những lời mắng chiếc nhục mạ, thì dằn lòng không nổi buột miệng nói to lên như thế.
    Đang cơn hứng chí không dè bị người chế nhạo, Ấn Quang hòa thượng cả giận quát to :
    - Súc sinh nào to gan lớn mật dám tới đây buông lời hỗn láo, để bản sư dạy cho một bài học.
    Quát xong ngước mắt nhìn lên chỗ phát ra tiếng nói đó, thì đã thấy một chàng bạch diện thư sinh xuất hiện ngay trước mặt. Thấy vẻ người nho nhã, không ai ngờ dám buông lời xúc phạm đến thế, Ấn Quang chỉ vào mặt chàng thét lớn :
    - Mi ở môn phái nào mà ta chưa biết, chẳng hay thầy mi tên là gì, nếu là người quen biết thì may ra ta còn nể mặt tha cho lời nói lếu láo vừa rồi, nếu không ta quyết không cho ngươi toàn tính mạng.
    Trùng Dương thấy Ấn Quang buông toàn những lời vô lễ, trong lòng đã sớm nổi giận nhưng chàng cố nén cười lên một tiếng trả lời :
    - Đại sư hỏi tên họ của sư phụ tiểu sinh à? Tiếc thay, tại hạ không thể nào nói cho đại sư biết được.
    Ấn Quang hòa thượng nghe nói cả giận không thèm nói câu nào nữa rút ngay đôi “Uyên Ương Thiết Đởm” nhắm ngay giữa mặt Trùng Dương công tới.
    Thứ Uyên Ương Thiết Đởm này là một võ khí rất lợi hại của phái Thiếu Lâm không phải là võ khí mà cũng không phải là ám khí, nó làm bằng sắt, ở giữa rỗng, phóng ra nhanh như tên bắn, có thể xa được mười trượng người nội công cao cường có thể sử dụng một cách hư hư thực thực khiến đối phương không biết đường nào mà tránh.
    Nhưng Vương Trùng Dương tập luyện nội công phái “Toàn Chân” đã đến thời kỳ siêu việt, tai mắt đều hơn người, thấy Ấn Quang hòa thượng dùng Uyên Ương Thiết Đởm đánh ra, chàng đã biết rồi.
    Chiếc thứ nhất bay ra trước lại hóa đến sau, còn chiếc đánh sau lại tới trước, khi đôi Uyên Ương Thiết Đởm còn cách xa chàng bảy, tám thước cái thứ nhất bỗng chìm xuống, cái thứ hai lao vút tới ngay như một luồng gió mãnh liệt bay tới, nhắm sang hai Thái Dương huyệt của chàng mà đâm thẳng vào.
    Trùng Dương đã phòng bị sẵn, đợi chiếc Thiết Đởm Uyên Ương thứ hai bay tới tận nơi mới cùng thế “Cắt Mai chỉ” giơ tay bắt gọn vào lòng bàn tay, còn chiếc thứ nhất đang chìm ở dưới bỗng nhiên quay ngang ra lộn phắt lên như có một bàn tay vô hình điều khiển nhắm ngay Quan Nguyên huyệt của Vương Trùng Dương, chàng lại đưa tay mặt ra bắt lấy rồi ném trả lại cho Ấn Quang hòa thượng và nói :
    - Đây ta trả lại cho ngươi.
    Vừa nói dứt lời đôi Thiết Đởm Uyên Ương đã bay vụt ra sức mạnh kinh hồn chỉ nghe đanh vút một cái đã lao thẳng vào người Ấn Quang lẹ như chớp nhoáng.
    Không còn hồn vía, Ấn Quang vội lẫn ngay vào gốc cây tránh thoát.
    Đôi Thiết Đởm Uyên Ương trúng vào thân cây vỡ một mảnh khá lớn.
    Đó là Trùng Dương đã biến ở thế kiếm “Thần Long Bái Vĩ” mà ra, hai anh em họ Chư vỗ tay cổ võ.
    Ấn Quang cả giận thét lớn một tiếng, nhảy vọt tới sát Trùng Dương vung tay dùng quyền bổng cực kỳ lợi hại của Thiếu Lâm là La Hán quyền, quyết hạ họ Vương cho kỳ được mới nghe.
    Chỉ thấy một trận cuồng phong phát ra nhắm thẳng mặt Trùng Dương bay tới, sức mạnh có thể xô thành, bạt núi.
    Nhận thấy chưa chi mà Ấn Quang đã hạ độc thủ, Trùng Dương cả giận, định ra tay đối phó nhưng chợt nghĩ lại :
    - Nếu ta ở trước cửa Thiếu Lâm tự mà đánh với Ấn Quang theo luật lệ của giới giang hồ mình có một lỗi rất lớn, chẳng khác chi mình đi miệt thị một phái võ hữu danh trong giới võ lâm, hai nữa mình mới ra khỏi Tung Sơn đã gây thù kết oán với Thiếu Lâm thì tránh sao khỏi sự quở mắng của sư phụ.
    Nghĩ vậy nên chàng cố nhẫn nhịn vội dùng thế Đảo Kỳ Long, một chiêu thức đặc dị trong Võ Đang Trường Quyền, chỉ khẽ lắc mình đã tránh thoát.
    Quyền phong của Ấn Quang thật quá ư lợi hại, đánh trượt Trùng Dương trúng vào một thân cây chỉ nghe đánh rầm một tiếng, thân cây vỡ một mảnh to, lá rụng rào ràọ Ấn Quang định thần nhìn kỹ thấy Trùng Dương bỏ chạy đã khá xa.
    Ấn Quang đâu biết chàng vì không muốn gây sự nên mới bỏ đi, lại tưởng chàng sợ võ công của mình mà bỏ chạy nên không chịu bỏ, phóng mình đuổi theo quát lớn :
    - Bần tăng đã biết người là cao thủ phái Võ Đang nên mới dùng lời miệt thị bản môn, ngươi hãy dừng lại cùng ta giao đấu vài trăm hiệp cho rõ tài cao thấp.
    Trùng Dương vì không muốn đấu với y nên quay lại đáp :
    - Tại hạ chịu thua, đại sư đã là người tu hành sao hãy còn hiếu sát lắm vậỵ
    Nói xong, chàng quay đầu bỏ đi thì Ấn Quang đã dùng ngay thế Kim Cương Đảng Táng nhằm bả vai chàng công tới.
    Chàng đứng nguyên không tránh, ngón tay của Ấn Quang trúng vào bả vai chàng, y cảm thấy tay mình như đánh vào đống bông gòn mềm nhũn thì kinh ngạc vô cùng, vội kéo tay về, thì Trùng Dương đã bỏ chạy xa đến ngoài hai trượng.
    Khi nào Ấn Quang chịu bỏ, y dùng khinh công phóng mình nhanh như gió đuổi theo.
    Gần tới Trùng Dương, Ấn Quang dùng luôn thế “Ngũ Đinh Dục Thạch” nhắm ngay đỉnh đầu chàng bổ tới.
    Thoáng nghe hơi gió, Trùng Dương biết lão ác tăng đánh trộm, nên chàng chỉ hơi nhoài mình lên một chút, đã tránh khỏi độc thế của y.
    Đánh trượt đối thủ, Ấn Quang lảo đảo suýt ngã, rất may cho y vì cũng là tay võ thuật cao cường, khinh công cũng vào hạng khá, nên lấy lại ngay được thăng bằng, chẳng những thế lại còn tung người lên cao sử dụng thế Bạch Hạc Đạp Tuyết dùng cả hai gót chân đánh xuống lưng Trùng Dương sức mạnh có hàng ngàn cân lực, hai gót chân của Ấn Quang có thể đập tan được đá, đánh gãy được cây.
    Không dè Trùng Dương đã luyện tập võ công tới bực thượng thừa, muốn cương thì cương, muốn nhu thì nhu, chàng muốn làm cho Ấn Quang khiếp sợ một phen nân chẳng những không cần né tránh lại còn giơ lưng ra hứng đỡ hai gót chân của y.
    Đinh ninh phen này thế nào Trùng Dương không dập mật thì cũng gãy lưng, không dè hai gót chân đánh xuống như trúng phải một tấm sắt, dội ngược trở lại tê buốt hai bàn chân ngã lộn xuống đất không còn hồn vía, Ấn Quang vội quật chân xuống thành thế “Cá Chép Vượt Đăng” vùng đứng lên trợn tròn hai mắt nhìn Trùng Dương bằng nét mặt vừa căm hờn vừa sợ hãi.
    Trên chốn giang hồ đã đụng độ rất nhiều cao thủ, nhưng chưa bao giờ Ấn Quang gặp phải một tay ghê gớm như vậy, chưa kịp có phản ứng gì thì đã thấy Trùng Dương cất tiếng cười ha hả :
    - Lão sư đùa giỡn cũng đã nhiều rồi, tại hạ xin đáp lễ.
    Vừa nói dứt lời, chàng dùng tay áo phẩy nhẹ một cái, tức thì phát ra một trận cuồng phong dữ dội.
    Ấn Quang cả kinh vội vận nội công toàn thân cứng như thép nguội xuống tấn để chống đỡ luồng gió ác liệt này, thế mà vẫn bị gió đánh vào người rát như phải bỏng, văng đi xa hơn một trượng, cây cối chung quanh rào rào răng rắc như bị một trận bão lớn.
    Nhờ Trùng Dương không muốn quyết liệt nên chỉ dùng có ba thành công lực, nếu không thì Ấn Quang còn gì là tính mạng.
    Khi lão tăng đứng dậy được thì chỉ còn nghe tiếng cười ha hả vang lên, cùng tiếng giã từ hẹn ngày tái ngộ từ đằng xa đưa lại và thấy tháp thoáng tà áo thư sinh.
    Chỉ chớp mắt đã không thấy đâu nữa, vừa sợ vừa tức lại thêm xấu hổ, Ấn Quang lủi thủi trở về chùa thuật lại cho mọi người cùng nghe và tả kỹ hình dung của Trùng Dương cho mọi người ghi nhớ, sau này còn gây ra biết bao nhiêu chuyện rắc rối khác.
    Còn Trùng Dương ra khỏi Tùng Sơn tự nghĩ :
    - Thiếu Lâm tự tuy danh tiếng đã lâu mà võ công không người truyền lối, đã bị thoái hóa quá nhiều.
    Nên chàng không muốn đến Thiếu Lâm nữa. Trước hết chàng đến huyện Đăng Phong, rồi đến Khai Phong, từ Đông vào Tề, Lỗ, dạo chơi khắp các tỉnh Bắc phương suốt ba năm trường, rồi mới trở lại Tùng Sơn theo đúng lời căn dặn của Thanh Hư chân nhân.
    Sau khi làm lễ vấn an, Trùng Dương đem những điều mắt thấy tai nghe thuật lại cho sư phụ biết, Thanh Hư chân nhân rất lấy làm vui lòng.
    Còn Chu Bá Thông gặp lại sư huynh vui mừng hớn hở, hỏi hết chuyện này sang chuyện kia, không lúc nào rời Trùng Dương ra một bước.

  2. #2
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket songdeyeu's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    502
    Thanks
    30
    Thanked 31 Times in 11 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    gửi bài tiếp đi cô giáo ơi
    Nếu lúc nào kiếp người quá khổ
    Hãy yêu đời như đã tự yêu ta.

    -NX-

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Thấm thoát đã hơn ba tháng Vương Trùng Dương ở lại núi Bách Cầm, chàng lại thu xếp hành trang để sửa soạn đến các tỉnh phía Nam du lịch. Trước ngày chia tay, đêm hôm đó anh em trò chuyện to nhỏ, lưu luyến chẳng cùng, bỗng Chu Bá Thông như sực nhớ ra điều gì, vội cất tiếng hỏi :
    - Sư huynh, ba năm về trước, lúc sư huynh mới hạ sơn, sư huynh có giao đấu với một hòa thượng của phái Thiếu Lâm, đúng không?
    Vương Trùng Dương kinh ngạc hỏi :
    - Tại sao sư đệ lại biết?
    Chu Bá Thông lại nói :
    - Sư phụ còn chưa nói cho anh nghe hay sao? Lúc anh mới hạ sơn được mười ngày thì có hai vị hòa thượng tới đây, tự giới thiệu là người cai trị kinh đường của Thiếu Lâm tự, muốn gặp mặt sư phụ, tiểu đệ dẫn hai vị hòa thượng đó gặp thầy, tiểu đệ nghe thấy một người hỏi sư phụ:
    “Mấy năm nay có người nào của phái Võ Đang, hình dung thư sinh mà võ thuật rất cao cường không?” Và họ cho biết vì có một vị thủ tọa La Hán đường cũng bị chàng thư sinh đó đánh. Tuy thầy biết chắc là sư huynh rồi nhưng thầy không nói, chẳng hay lúc đó sư huynh dùng thế võ gì mà hạ được lão hòa thượng thủ tọa La Hán đường là người rất có danh trong Thiếu Lâm tự vậy?
    Lúc đó Chu Bá Thông đã 17 tuổi, nhưng tính vẫn ham chơi và hiếu động.
    Vương Trùng Dương nghiêm nghị nói :
    - Sư đệ, mình học võ không phải để ỷ tài tranh đấu hơn thua, mục đích là để cứu người hèn yếu bị hà hiếp, giúp nước phò nguy, định an xã tắc, bữa đó phải giao đấu với người của Thiếu Lâm tự là sự vạn bất đắc dĩ mà thôi, sao lại có thể lấy đó làm vinh hạnh được?
    Chu Bá Thông nghe lời sư huynh giảng dạy thì hết sức kính trọng, nên không dám hỏi thêm gì nữa.
    Sáng sớm hôm sau Vương Trùng Dương lạy từ sư phụ, giã biệt sư đệ, vai mang khăn gói sửa soạn lên đường. Thanh Hư chân nhân bảo chàng rằng :
    - Con nên từ phía nam Thái Thất sơn mà xuống, không nên đi về lối Thiếu Thất sơn.
    Hiểu rõ ý thầy, Trùng Dương tuân theo, cúi đầu bái tạ thầy.
    Chu Bá Thông đi theo tiễn đưa đã được một quãng đường khá xa, hai ba lần Trùng Dương nhắc nhủ bảo về, cực chẳng đã Chu Bá Thông đành gạt nước mắt chia taỵ
    Vương Trùng Dương trong lòng cũng biết bao nhiêu cảm động ngậm ngùi hẹn câu tái ngộ. Chu Bá Thông đứng lại nom theo sư huynh cho đến khi khuất dạng trong đám cấy mới quay trở lại về núi.
    Vương Trùng Dương tuân theo lời dặn của sư phụ nhắm thẳng phía nam Thái Thất sơn đi mãị
    Khi tới một cái cầu đá dài hơn trăm trượng đi thẳng xuống núi, Trùng Dương bèn dùng thật phi hành chân không chạm đất người nhẹ như tên lao mình đi vùn vụt, mới tới cửa cầu bỗng thấy một người nhảy vụt tới trước mặt ngăn lại.
    Trùng Dương giật mình đình bộ định nhỡn nhìn kỹ thì nhận ra là một vị hòa thượng hao hao giống Ấn Quang mà ba năm về trước đã có lần chàng gặp gỡ.
    Chàng chưa hiểu ra sao thì đã thấy vị hòa thượng đó cất tiếng rổn rảng nói lớn :
    - A di đà Phật, bần tăng là Ấn Trần, xin hỏi thí chủ có phải là người cao đồ của phái Võ Đang đấy không?
    Lúc bấy giờ Trùng Dương đã hiểu đến tám chín phần, và chàng đề quyết đây là người của Thiếu Lâm tự đến để trả hận.
    Bây giờ Trùng Dương mới để ý nhìn vị hòa thượng này. Khác hẳn với Ấn Quang, Ấn Trần hòa thượng mình mặc cà sa màu xám, tay cầm cây phất trần, mày thưa mắt sáng, dáng người hùng vĩ mới thoáng trông qua chàng cũng nhận ngay thấy đây là một người có bản lãnh cao cường.
    Biết thế nào cũng có chuyện chẳng hay xảy ra, nhưng Trùng Dương không hề một chút gì sợ hãi, chàng bình tĩnh chắp tay thi lễ :
    - Thưa lão sư, tại hạ họ Vương tên Nhàn, chỉ học được một chút thuật phi hành để đi đây đi đó chư không phải đồ đệ của phái Võ Đang. Hôm nay nhân đến Tùng Sơn thăm bạn, lúc ra về sợ bị trời tối, nên phải dùng thuật phi hành xin lão sư chớ cười.
    Ấn Trần và Ấn Quang đều là người trông coi La Hán đường, La Hán đường của Thiếu Lâm tự gồm có mười tám vị La Hán bằng gỗ, ở trong đặt máy móc rất là tinh xảo, nguyên là của Đạt Ma sư tổ chế tạo cốt ý để thử môn đồ, nếu người nào muốn hạ sơn phải đi qua La Hán đường thoát khỏi mười tám vị La Hán thì mới được xuống núi.
    Những đại sư cai quản La Hán đường gồm có bốn người, đều là những tay bản lĩnh cao cường, đã dày công tập luyện.
    Khi ấy Ấn Trần hòa thượng cất tiếng cười ha hả :
    - Thí chủ chớ nên khiêm nhượng, xin mời thí chủ hãy quá bộ tới tệ am để cho chúng tôi được thừa tiếp.
    Nói dứt lời, Ấn Trần dùng cây phất trần nhẹ một cái nhằm tay mặt Trùng Dương điểm tới.
    Tuy chỉ một đòn giáo đầu, Ấn Trần không dùng hết sức nhưng uy lực cũng ghê gớm, người tầm thường bị đánh trúng cũng phải văng ra xa hàng mấy trượng.
    Trùng Dương nhún mình xuống. Nửa thân trên hơi di chuyển và dùng thế “Di Bổ Hoàn Ảnh” giống hệt thế “Thoát Y Hoàn Ảnh” của Võ Đang né mình sang một bên, tránh thoát.
    Ấn Trần đại sư thấy quất không trúng thì cả giận, vung cây phấn trần dùng luôn thế Thanh Long Cuốn Vĩ đánh tới, cây phất trần chẳng khác chi con rồng quẫy đuôi, uốn khúc vùn vụt bao phủ khắp mình Trùng Dương.
    Trùng Dương vẫn đứng im, người không lay động, hai mắt sáng như sao theo rõi cây phất trần của đại sư.
    Cây phất trần đảo lộn, hư hư thực thực, chỉ chờ đôi phương sơ hở là đánh xuống. Bỗng nghe thấy đại sư quát lên một tiếng cực to đinh tai nhức óc, cây phất trần đang quay tít bỗng nhiên ngừng lại, nhằm yếu huyệt “Nê Hoàn” của Vương Trùng Dương điểm tới, lẹ hơn tên bắn, sức mạnh kể có mấy trăm cân lực, nếu trúng thế này dù người cao cường đến đâu cũng không khỏi mang hại.
    Vương Trùng Dương cười khà một tiếng, chàng đã quày tay lẹ như chim cắt bắt mồi nắm được cây phất trần trong taỵ Cây phất trần này làm bằng đuôi ngựa, lẫn mấy sợi tơ vàng, bền bỉ vô cùng.
    Ấn Trần hòa thượng sử dụng cây phất trần này đã mấy chục năm trời, đã hạ không biết bao nhiêu anh hùng hảo hán trong thiên hạ. Không ngờ họ Vương bắt được trong tay, khẽ ấn một cái, cây phất trần đã gãy làm đôi đoạn.
    Vừa trong lúc đó Ấn Trần cũng muốn dùng sức mạnh kéo về, nên mất đà lảo đảo suýt ngã, cũng may là nhờ có bản lĩnh cao cường, nên đại sư dùng nửa cây phất trần còn lại ở tay điểm vào hòn đá mà đứng vững.
    Vừa tức vừa sợ, mồ hôi toát ra lăn tăn trên trán, Ấn Trần hòa thượng gượng cười nói :
    - Quả nhiên Vương thí chủ bản lãnh thật cao siêu, bản sư xin bái phục.
    Nói dứt lời, hòa thượng chắp tay nhằm Trùng Dương xá một cái. Một luồng gió lốc từ trong tay áo Ấn Trần đại sư bay ra, Trùng Dương thoáng thấy thế hiểu ngay là vị tăng này dùng “Phản Phong chưởng pháp” bèn xòe bàn tay phóng ra một chưởng ngăn lại nghe “bùng” một tiếng. Hai luồng chưởng pháp chạm vào nhau gây nên một sức mạnh kinh người, cây cối hai bên gẫy rụng ào ào, bụi bay mù mịt.
    Ấn Trần đại sư bị sức mạnh của Bích Không chưởng dội lại bật văng ra sau đến hơn 10 bộ ngã ngời xuống đất.
    Trùng Dương dùng luôn thế “Thần Điêu Qúa Hải” nhún mình nhảy vọt qua người Ấn Trần, vút mình lao đi như tên bắn, đại sư không kịp phản ứng, đành ngước mắt căm hờn trông theo, nghe xa xa có tiếng vẳng lại :
    - Xin thất lễ hẹn ngày sau tái ngộ.
    Trùng Dương đã chạy một hơi gần hết cây cầu xuống đến chân núi, bỗng thấy bốn vị hòa thượng từ phía sau hòn đá nhảy ra chắn ngang cây cầu, đều là tăng nhân trong Thiếu Lâm tự. Bốn vị đều chắp tay trước ngực đồng nói :
    - Mô Phật, thí chủ xin ngừng chân, bản tự Phương trượng xin có lời mời thí chủ quá bộ tới bản tự cho chúng tôi được nghinh tiếp.
    Vương Trùng Dương thấy bốn vị hòa thượng đều mặc áo cà sa màu xám, râu mày trắng như tuyết, sau vai đều mang võ khí thì tự nhủ :
    - Đây là những tay cao thủ trong Thiếu Lâm tự.
    Nên chẳng dám coi thường, vội vàng chắp tay cúi đầu thi lễ rồi nói :
    - Kính chào các vị đại sư, chẳng hay tiểu sinh có điều gì thất thố, mà đại sư đón đường triệt lối, muốn bắt tiểu sinh đi đâu?
    Một vị hòa thượng đáp lời :
    - A di đà Phật, Phật môn đệ tử không dám nói dối, ba năm trước đây thí chủ đã qua cửa thiền môn chỉ giáo cho một môn đồ, nên nay bản tự Phương trượng thỉnh cầu thí chủ tới La Hán đường để tỏ lòng ngưỡng mộ của bản môn.
    Trùng Dương thốt nhiên tỉnh ngộ nghĩ thầm :
    - “Chắc lúc về Tùng Sơn bái kiến sư phụ, đã bị Thiếu Lâm tự phát giác hành động, họ cũng rất kiên tâm cho người theo dõi mấy tháng trời đợi mình hạ sơn mới ra cản trở, nếu không đi là mang tiếng hèn nhát, bất nhược, thử tới xem sao rồi sẽ liệu bề đối phó.” Nghĩ đoạn chàng bèn cúi đầu nói :
    - Mô Phật, tiểu sinh là một kẻ vô danh tiểu tốt, không ngờ lại được đại môn có lòng chiếu cố, chư vị đại sư đã cho đòi, lẽ nào dám chẳng nghe theo. Vậy xin chư vị đại sư dẫn đường, tiểu sinh xin theo gót.
    Bốn vị hòa thượng đồng thanh đáp :
    - A di đà Phật.
    Rồi cùng quay trở lại đi trước dẫn đường, bỗng thấy Ấn Trần hòa thượng áo cà sa xốc xếch, mặt giận hầm hầm, tay cầm nửa cây phất trần gãy, đằng xa đuổi theo tới nơi, gườm gườm nhìn Trùng Dương như muốn ăn tươi nuốt sống, rồi phóng mình dùng thuật phi hành lao đi như tên bắn.
    Vương Trùng Dương liếc mắt trông thấy không lộ một chút sợ hãi, điềm nhiên đi theo.
    Lúc đó bốn vị tăng nhân mới dùng thuật phi hành để đi cho nhanh, không rời nửa bước, Trùng Dương dùng thuật Thảo thượng Phi lướt mình đi theo, thân hình như chỉ lướt trên mặt cỏ.
    Chưa đến giờ Thìn đã đến núi Thiếu Thất, tới trước cửa Thiếu Lâm tự, bỗng thấy cửa giữa màu đỏ mở rộng, trong chùa chạy ra tám hòa thượng còn trẻ tuổi tay cầm khí giới giàn sang hai bên chào nói :
    - Vương đại hiệp giáng lâm, bổn tự vinh hạnh vô cùng xin mời vào.
    Vương Trùng Dương điềm nhiên như không, quay sang hai bên vái chào đáp lễ rồi theo bốn vị tăng nhân cùng vào bái kiến Phương trượng.
    Đi qua một khoảng sân rộng, tới một đại điện nguy nga cao ngất, trên cửa có một tấm bảng đề bốn đại tự “Đại Hùng bửu điện” sơn son thếp vàng chữ kiểu đại thể rất đẹp. Trước điện có những bậc, xây toàn bằng đá trắng, có tám vị hòa thượng tuổi trẻ, áo cà sa mới sạch, tay cầm lò hương và mõ, hai bên bửu điện trồng những cây Trắc diệp nhỏ.
    Tới trước cửa điện, bỗng thấy bốn vị lão hòa thượng dừng bước, một vị nói :
    - Vương thí chủ, La Hán đường ở phía trái, xin mời thí chủ cứ tự tiện đi vào một mình.

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Trùng Dương thản nhiên cúi chào bốn vị hòa thượng rồi rẽ sang tay trái, đi thẳng theo lời dặn của lão tăng nhân, được một quãng thì đến đến một con đường hẻm, tuy ban ngày mà vẫn tối om.
    Trước đường hẻm có treo một tấm màn bằng vải màu, vải dài có mấy trượng. Chàng biết ngay chỗ này là La Hán đường, đã từng nghe sư đệ Chu Bá Thông nói, những môn đồ nào muốn hạ sơn phải thoát qua La Hán Trận, gồm mười tám vị La Hán mộc nhân thay nhau tấn công mà người không bị dấu vết, tới tham bái Tam Bửu Phật Ấn, Đại Hùng bửu điện rồi mới ra khỏi Thiếu Lâm tự hạ sơn hành hiệp được.
    Tới đây Trùng Dương nghĩ thầm “Đây là họ muốn thử thách, nhiều môn đồ của phái Thiếu Lâm đã đi thoát khỏi La Hán trận, lí nào ta lại không đủ bản lĩnh như họ hay sao". Nghĩ đoạn, chàng đi thẳng vào La Hán đường, định thần chú ý tai mắt rất tinh tường, một tiếng động dù nhỏ đến đâu cũng đều lọt vào tai chàng cả. Chàng vừa bước tới La Hán đường, chân mới bước lên một viên gạch, tấm màn hồng bỗng từ từ kéo sang hai bên.
    Ở trong là một La Hán bằng gỗ gần giống hệt người thật, mặt sơn đen tối, to lớn hơn người, tay trái đưa ra chân mặt giơ lên như thế “Hoành Thân Đả Hổ” và tiếp theo là “Đăng Sơn Đoạt Hổ”, hai thế võ này đều là lấy ở trong bài La Hán phục hổ quyền, một bài võ danh tiếng của phái Thiếu Lâm, rất mãnh liệt nhằm mặt va bụng của Trùng Dương đánh tới.
    Không chút hoang mang Trùng Dương dùng luôn thế “Thủy Tụ Vân Lưu” của Toàn Chân phái đã tránh được cả hai thế của mộc nhân La Hán, thuận tay chàng dùng luôn thế “Chim Điêu Bắt Mồi” nắm chặt lấy chân và tay của mộc nhân La Hán, thế là hết cựa quậy.
    Ở trong La Hán đường lại thấy xông ra hai mộc nhân La Hán nữa, chúng dùng thế “Chân Đàm” của Thiếu Lâm nhằm hạ bộ Trùng Dương công tới.
    Không để cho hai mộc nhân tới gần, Trùng Dương đã vận động nội lực nâng bỗng mộc nhân đang nắm giữ trong tay lên.
    Mộc nhân này to lớn hết sức, bên trong lại đặt máy móc cơ quan nặng đến mấy trăm cân, nhưng thần lực của Trùng Dương quả là đáng nể.
    Chàng nâng bổng mộc nhân lên coi nhẹ hết sức, nhắm thẳng hai mộc nhân đang lao thẳng tới quăng ra, chỉ nghe đánh rầm một tiếng, cả ba mộc nhân đã chồng lên nhau, vì là người bằng máy, tự di động, ba mộc nhân chân đá tay đấm vào nhau nghe bôm bốp, múa may quay cuồng trong thật là ngộ nghĩnh, buồn cười.
    Trùng Dương đánh ngã ba mộc nhân La Hán rồi tự nghĩ những người bằng gỗ này có gì là đáng sợ, lại thấy sau màn nhung liên tiếp bốn mộc nhân nữa xông ra.
    Chàng muốn biểu dương thần lực cho phái Thiếu Lâm biết qua sự lợi hai, nên không chờ cho những mộc nhân kia xông ra tới nơi đã giơ tay cùng “Đại Lực thần công” phóng ra một cái, ghê thay cho sức chưởng, chỉ thấy một luồng gió thổi ra ào ào, cả bốn La Hán mộc nhân đều đổ dồn thành một đống tay chân múa máy lung tung, gạch lát trong La Hán đường bị sức mạnh của những mộc nhân La Hán đánh xuống vỡ tan, bụi bay mù mịt, tiếng rầm rầm huyên náo nổi lên.
    Chỉ trong chớp mắt, Trùng Dương đã hạ một lúc bảy mộc nhân La Hán của Thiếu Lâm tự, rồi liên tiếp hai vị mộc nhân nữa xông ra, có người tay không, có người mang võ khí, lại có cả mộc nhân phun ra những ám khí ở trong mồm thật là lợi hại, nhưng với ai kia chứ đối với Vương Trùng Dương, một tay đệ nhất cao thủ của phái Toàn Chân thì có ra gì.
    Chỉ một loáng mắt, chàng dùng một môn tuyệt kỹ của phái Toàn Chân là “Thủy Tụ Vân Lưu” mang ra đối phó đã làm cho hai mộc nhân trở thành vô dụng, nằm la liệt dưới đất.
    Vương Trùng Dương thấy tình hình như vậy thì tức cười, cất tiếng ha hả cười vang.
    Bỗng nhiên thấy La Hán đường sáng lên rực rỡ, chàng im tiếng cười quay lại thấy ở ngoài cửa La Hán đường đèn đuốc sáng choang, một số tăng nhân đông đảo đi sau một vị lão hòa thượng.
    Vị hòa thượng này râu trắng như cước, hai chòm lông mày dài rủ xuống như che đôi nhỡn quang sáng như điện, nét mặt trang nghiêm tay cầm cây Cửu hoàn trượng, vị này chính là Trưởng giáo chủ tên gọi Tôn Trụ thiền sư.
    Đứng sau thiền sư có năm vị cao tăng mặc áo sà ca vàng. Năm vị hòa thượng này đều giữ một địa vị rất cao trong Thiếu Lâm tự.
    Vị thứ nhất là giám tự Pháp Thắng thiền sư, thứ hai là tri khách Bản Duyên hòa thượng, thứ ba là hòa thượng hộ pháp kiêm cai trị Hình đường Ngộ Thiện đại sư, thứ tư là tàng kinh lâu Pháp Hoàng đại sư, thứ năm là đạt ma viện tổng giáo tập Huệ Không đại sư.
    Năm vị này trong Thiếu Lâm tự thường gọi là Ngũ lão.
    Vương Trùng Dương thấy các vị cao tăng lần lượt tiến vào La Hán đường, theo sau lại còn hơn hai chục vị hòa thượng khác nữa, toàn là những tay bản lĩnh ở Thiếu Lâm.
    Các vị cao tăng vào tới La Hán đường thấy 18 mộc nhân La Hán bị đánh đổ lỏng chỏng, la liệt khắp mặt đất thì mọi người đều có vẻ tức giận.
    Trùng Dương mặt không biến sắc, điềm nhiên chắp tay vái chào Tôn Trụ thiền sư và kính cẩn thưa rằng :
    - Tiểu sinh nhân đi qua cầu đá, vinh hạnh được quí tự mời tới. Nào ngờ vào tới La Hán đường bị 18 vị mộc nhân đả kích, bất đắc dĩ phải tự vệ, không ngờ võ công của tiểu sinh còn quá ư kém cỏi, nên làm hư hết những mộc nhân La Hán, xin Phương trượng rộng lòng tha thứ cho.
    Mấy câu nói của chàng thật khiêm tốn và tế nhị, trước hết tự nói vì võ công quá dở nên đã làm hư La Hán mộc nhân, thứ nữa là do môn đồ Thiếu Lâm tự mời tới chứ không phải tự tiện xông vào.
    Tuy vậy chàng vừa dứt lời thì mọi người đều có vẻ giận dữ mở mồm toan nói, Tôn Trụ thiền sư đã lạnh lùng nói :
    - Vương thí chủ thuộc môn phái nào, tôn sư tên đạo pháp là chi mà bản lĩnh cao cường như thế? Thí chủ làm hư hết 18 vị mộc nhân của bản tự, xin thí chủ cho bần tăng được biết quý tính cao danh?
    Trùng Dương vội cúi đầu thối lui hai bước rồi nói :
    - Tiểu sinh họ Vương tên Nhàn người tỉnh Hà Nam, học lóm được vài ba miếng võ công, không thể nói là môn phái nào, vì tiểu sinh đi ngao du thiên hạ nên cũng học nhiều thầy, mỗi thầy một thế. Do đó, không dám quyết ai là sư phụ, kính xin đại sư tha lỗi chọ Hôm nay tiểu sinh được diện kiến các vị cao tăng của Thiếu Lâm tự thật là một điều vinh hạnh, giờ đây, tiểu sinh xin phép cáo từ vì còn nhiều việc gấp phải làm, xin chư vị thứ lỗi...
    Chàng nói tới đó cúi đầu bái tạ, quay ngoắt mình toan bỏ đi ra khỏi La Hán đường, bỗng thấy viên đạt ma tổng giáo tập Huệ Không đại sư nhún mình như bay chặn ngay trước mặt và nói :
    - Vương thí chủ hãy dừng chân.
    Trùng Dương bèn dừng bước ôn tồn lễ phép :
    - Việc này chẳng phải do tiểu sinh cố tình gây ra, nay trót lỡ tay làm hư hại mộc nhân của quí tự, nếu đại sư muốn bắt thường tiểu sinh thì cũng phải cho tiểu sinh rời khỏi chốn thiền môn, tiểu sinh mới có thể lấy tiền đền được.
    Huệ Không quắc mắt quát to :
    - Vương thí chủ, người tự thị võ công cao cường, làm hư hết mộc nhân La Hán của bản tự, như thế là có ý coi rẻ Thiếu Lâm tự không người đối thủ, bần tăng tuy bất tài nhưng cũng mong lãnh giáo vài đường quyền pháp.
    Vừa nói dứt lời, Huệ Không không để cho Trùng Dương kịp phân trần, vung hai tay dụng thế “Bách Bộ thần quyền” nhằm chàng đánh tới.
    Trùng Dương mỉm cười không cần tránh né, đưa mình ra chịu. Hai tay quyền của Huệ Không đánh ra sức mạnh vô cùng đánh vào núi, núi lở, vào đá, đá tan, vậy mà trúng vào người Trùng Dương, hòa thượng cảm thấy như mình đánh vào một khối bông gòn mềm nhũn, hoàn toàn không có một phản ứng gì.
    Cả giận, Huệ Không đánh liên tiếp hai quyền cực kỳ mạnh mẽ đều trúng vào người Trùng Dương mà chàng vẫn đứng im không hề lay động, Huệ Không vừa tức vừa quát hỏi :
    - Ngươi dùng võ thuật hay yêu thuật thế?
    Lúc đó Trùng Dương mới cười ha hả đáp lời :
    - Ấy là tiểu sinh dùng Âm Dương chi đạo, Âm mềm, Dương cứng nó chỉ là một môn nội công tầm thường, sao đại sư lại gọi là yêu thuật?
    Huệ Không càng giận dữ nói :
    - Thí chủ đã tự cho là mình có bản lĩnh, tại sao ta tấn công liên tiếp mấy đường quyền, mà không dám công khai đối địch?
    Trùng Dương lại mỉm cười nói :
    - Trước mặt cao tăng, tiểu sinh nào dám vô lễ.
    Tôn Trụ thiền sư thầm khen ngợi trong lòng, chàng tuổi nhỏ tài cao mà lại không hiểu môn đồ của phái nào. Do đó thiền sư rất cần biết võ công của chàng nên vuốt râu cười nói :
    - Vương thí chủ không nên khiêm nhượng mà từ chối, hãy thử giao đấu với tổng giáo tập của bản tự coi thế nào.
    Trùng Dương đáp :
    - Có lời chỉ dạy của đại sư, tiểu sinh đâu dám chối từ, kính mong đại sư chỉ giáo thêm cho.
    Nói tới đây chàng quay lại Huệ Không nói tiếp :
    - Hồi nãy đại sư dùng thế “Bách Bộ thần quyền” chẳng hay cách xa trăm bước, qua một lớp da bò, đại sư có thể làm tắt cây đèn cầy được không?
    Huệ Không nghe chàng hỏi vậy thì thất kinh vội nói :
    - Bách Bộ thần quyền của bản môn chỉ có thể đánh xa năm chục bước, qua ba lần giấy làm tắt đèn cầy mà thôi.
    Trùng Dương nói :
    - Nếu vậy Bách Bộ thần quyền của đại sư mới đạt được đến hai thành công lực mà thôi.
    Huệ Không cả giận nói :
    - Bất luận là mấy phần, Vương thí chủ cứ thử xem.
    Vừa nói dứt lời, Huệ Không đã nhắm thẳng ngực Trùng Dương phóng ra một chiêu Bách Bộ thần quyền.
    Trùng Dương vội nói :
    - Xin thất lễ, thất lễ.
    Vừa nói chàng vừa đánh ra một chưởng, hai chưởng giao nhau phát ra một tiếng “đùng”, Trùng Dương vẫn điềm nhiên đứng yên mặt không biến sắc, còn Huệ Không thối lui tới 10 bước, mặt đỏ phừng phừng vì xấu hổ.
    Tôn Trụ thiền sư thấy Trùng Dương chưa đầy 30 tuổi mà nội lực lại quá cao siêu như thế thật là đáng ngạc nhiên. Theo thiền sư biết thì phái Võ Đang không có một môn đồ nào võ công lợi hại đến như vậy.
    Tuy nhiên, mắt thấy rõ ràng Trùng Dương dùng võ công của Võ Đang mà lại không thể xác định được chàng có phải môn hạ Võ Đang hay không.
    Tôn Trụ thiền sư đang ngẫm nghĩ, thì Huệ Không bị Trùng Dương hạ nhục như vậy chịu không nổi, quát to lên một tiếng nhảy vọt tới sát Trùng Dương, nhắm đầu chàng đánh xuống.
    Tôn Trụ thiền sư cả sợ quát to :
    - Huệ Không, dừng lại.
    Nhưng không kịp, tay quyền của Huệ Không vừa đánh xuống, Trùng Dương đã tránh thoát được và bắt lấy người y giơ cao lên qua khỏi đỉnh đầu vận sức ném ra, thân hình Huệ Không bay lên cao rồi lao thẳng ra ngoài cửa La Hán đường trông thật vô cùng khủng khiếp.
    Dù cho bản lĩnh thế nào cũng có thể bị nội thương, may thay Pháp Thắng thiền sư trông thấy nhún mình nhảy vọt theo, ôm gọn Huệ Không vào lòng như con chim cắt bắt mồi, cứu y khỏi bị rơi xuống đất.
    Mọi người hết sức ngạc nhiên, không dè Huệ Không bản lĩnh cao cường như vậy mà mới giáp đấu với thanh niên tuổi chưa quá 30 này, chưa được một hiệp đã bị hạ ngay.
    Đó cũng là vì Huệ Không dùng thế “Thiết Sơn Đỗ hải”, một thế võ cực kỳ lợi hại của Thiếu Lâm, đinh ninh thế nào cũng hạ được Trùng Dương để rửa nhục, không dè thân pháp của chàng thật là kỳ diệu, chỉ trong nháy mắt đã lẫn ngay lại sau lưng hòa thượng, vì ỷ y tự đắc nên bị chàng đánh lại dễ dàng.
    Càng nghĩ càng hận, Huệ Không định xông vào quyết cùng Trùng Dương giao đấu một còn một mất, nhưng Tôn Trụ thiền sư đã nói :
    - Huệ Không mau lên thoái hạ trước Đại Hùng bửu điện và nhận lấy sự trừng phạt.
    Luật lệ của Thiếu Lâm tự rất nghiêm khắc, Huệ Không bị bại, ít nhất phải cách chức đạt ma tổng giáo tập, nên Huệ Không nghe lời Phương trượng phán quyết thì không dám chậm trễ cúi đầu tuân theo lời dạy ra khỏi La Hán đường.
    Tôn Trụ thiền sư quay lại nói với cai trị Hình đường Ngộ Thiện đại sư :
    - Ngộ Thiện, Vương thí chủ bản lĩnh rất cao cường, ngươi có giao đấu thì phải dè dặt, chớ có coi thưởng mà làm giảm danh môn phái.
    Ngộ Thiện cúi đầu kính cẩn :
    - Xin tuân lời chỉ dạy.
    Nói xong ông bước ra chắp tay vào ngực nhìn Trùng Dương nói :
    - Mô phật, bần tăng tuân lời Phương trượng ra đây xin lĩnh giáo Vương thí chủ một ít võ công, bần tăng xin dùng thứ khí giới “Long đầu nguyệt nha sản” này để tỷ thí cùng Vương thí chủ.
    Nói dứt lời, Ngộ Thiện hòa thượng rút cây binh khí đó ra cầm ở tay.
    Cây “Long đầu nguyệt nha sản” là một thứ võ khí khá đặc biệt của phái Thiếu Lâm chế tạo ra, dài chưa đầy một trượng, đầu sản hình bán nguyệt, trên nặng dưới nhẹ rất khó sử dụng, phải là một người có bản lĩnh rất cao mới có thể sử dụng nổi.
    Trùng Dương thấy Ngộ Thiện hòa thượng cầm binh khí ra thách đấu thì chàng cất tiếng cười vang :
    - Đại sư muốn tôi dùng đến võ khí chăng, tiếc rằng tôi tới đây để bái kiến thiền môn, không có ý gây sự nên chẳng mang theo võ khí.
    Ngộ Thiện hòa thượng cũng tươi cười đáp lại :
    - Việc đó không có gì là đáng ngại, bản tự là nơi huấn luyện võ thuật nên sẵn có đủ mười tám môn binh khí, Vương thí chủ muốn sử dụng thứ võ khí nào? Bần tăng xin cho người mang ra.
    Trùng Dương lại cười đáp :
    - Đại sư cao quí quá chú ý tới võ khí như vậy. Người có võ công đâu cần tới các thứ đó, phàm đã gọi là có bản lãnh cao cường, có thể ném hoa giết giặc, hái lá đánh người, cần gì phải có khí giới. Tiểu sinh tuy bất tài, nhưng chưa hề phải sử dụng võ khí bao giờ, xin đại sư cứ tự nhiên, tiểu sinh xin lãnh giáo.
    Lời nói vừa nhún nhường vừa kiêu ngạo, khiến cho Ngộ Thiện hòa thượng nén giận không được quát lớn :
    - Bần tăng chưa có bản lĩnh cao siêu, còn võ công của thí chủ chắc đã tới kỳ tuyệt diệu rồi. Xin hãy coi đây.
    Vừa nói dứt lời, liền vung cây Long đầu nguyệt nha sản dùng thế “Độc Long Giác Hải” nhắm giữa ngực Trùng Dương đâm tới, Ngộ Thiện hòa thượng yên trí Trùng Dương kiêu ngạo, tay không, dám chống với binh khí của mình, thì thế nào cũng bị hạ, dầu cho họ Vương bản lĩnh có cao siêu đến bực nào Không dè chỉ thấy Vương Trùng Dương nhảy lùi xuống mấy bước tránh cây Sản của Ngộ Thiện hòa thượng và nghe đánh “Soạt” một tiếng, họ Vương đã rút chiết đai lưng bằng vải vung tít lên, mềm mại như con rắn trắng, uốn éo bay lượn bao bọc khắp chung quanh người, phát ra tiếng kêu như lụa xé Ngộ Thiện hòa thượng cất tiếng cười khanh khách :
    - Hay lắm! Hay lắm! Bản lĩnh cao siêu của thí chủ thuộc phái Võ Đang khiến cho bần tăng càng muốn lĩnh giáo. Nói dứt lờị Ngộ Thiện hòa thượng vũ lộng thần oai, dùng luôn hai thế võ tối độc là “Kim Kê Trác Túc” và “Vi Đà Phụng Chữ” nhắm cổ họng và cạnh sườn của Vương Trùng Dương đánh tới, sức nhanh như gió. Thấy các vị hòa thượng ở phái Thiếu Lâm cứ luôn mồm bảo mình ở trong phái Võ Đang, Trùng Dương bất giác cười thầm, không cần gì cải chính. Lại thấy Ngộ Thiện hòa thượng sử dụng hai thế võ ác độc giết người đó, thì chàng chẳng dám coi thường, điều động chiếc đai vải gạt luôn cây Long đầu nguyệt nha sản bật văng trở lại, đồng thời lại nhắm toàn yếu huyệt của Ngộ Thiện hòa thượng tấn công liên tiếp. Cái đai vải của chàng lúc đó không khác gì một chiếc roi mềm nhưng sức mạnh cũng vô cùng ghê gớm, quật vào đá, thì đá cũng tan, đập vào núi, núi cũng lở, phát ra một luồng gió mạnh, kêu rít lên trong không khí. Quyết tâm hạ đối phương, để giữ thanh danh cho môn phái, Ngộ Thiện hòa thượng liền sử dụng sáu mươi bốn thế võ Đang Ma Sản, tấn công tới tấp vào người Trùng Dương. Tả một ngọn, hữu một ngọn, thượng hạ bốn bề công kích, sầm sập như trời đổ mưa, vi vút như cuồng phong, mãnh liệt như Độc Long xuất động, uốn lượn như mãng xà uốn khúc, lúc trước, lúc sau, khi tả, khi hữu không xê xích khỏi Trùng Dương trong gang tấc. Cây “Long đầu nguyệt nha sản” ở trong tay Ngộ Thiện hòa thượng sử dụng, lúc đó đã biến thành một đạo hào quang lại nhấp nhoáng nhanh như chớp, bao kín khắp người họ Vương khí thế thật là khủng khiếp Vương Trùng Dương từ lúc tuân lời thầy hạ sơn, chưa phải sử dụng công phu đối địch với một đối thủ nào tài nghệ đến bực thượng thừa như vậy, nên lúc đó chàng cũng lấy làm thích chí, hiển lộng võ công vào chiếc đai lưng cũng phát ra một đạo bạch quang trắng toát uốn éo, bay lượn chẳng khác chi Tiên nữ sắc hoa, luồn qua, luồn lại hòa hợp với cây Nguyệt Nha Sản, lúc thì đỡ, lúc thì gạt phát ra những tiếng phần phật, lại nhắm những yếu huyệt ở tai và mắt của Ngộ Thiện hòa thượng mà quất tới. Phút chốc hai bên đã giao chiến được đến bốn chục hiệp vẫn bất phân thắng bại. Ngộ Thiện hòa thượng đã bắt đầu nóng ruột bồn chồn tức giận, vì tự nghĩ dầu sao mình cũng là đệ nhị cao thủ của Thiếu Lâm ngũ lão, danh tiếng vang lộng khắp giới võ lâm. Cây Nguyệt Nha Sản đã rèn luyện mấy chục năm trời, chưa có mấy ai xứng danh đối thủ, có ngờ đâu ngày hôm nay gặp một tên thư sinh vô danh tiểu tốt, trong giới giang hồ chưa ai biết mặt biết tên, dám ngang nhiên dùng chiếc đai lưng đối địch lại, không hề lùi sút một ly thì coi danh Thiếu Lâm ngũ lão còn gì nữa. Câu chuyện hôm nay nếu để lọt ra ngoài sao cho khỏi bị thiên hạ đàm tiếu chê cười. Càng nghĩ, càng tức, Ngộ Thiện hòa thượng vận dụng hết công phu tuyệt kỹ, sử dụng triệt để bài Đảng Ma Sản, như gió cuốn mây bay, lại hỗn hợp thêm bài côn “Hàng Long Phục Hổ” vào cây Nguyệt Nha Sản.

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Dưới ánh sáng lửa bập bùng, lúc tỏ, lúc mờ, tiếng gió rít lên trong không khí nghe rùng rợn ghê người tỏa ra ánh sáng lấp lánh như những làn chớp giật. Trận đánh trở nên kinh hồn bạt vía đối thủ chỉ sơ sẩy trong gang tấc cũng không còn tính mạng. Mọi người nín thở chăm chú theo dõi trận đấu. Khi ấy hình như Vương Trùng Dương không chịu nổi sức khuynh đảo ngọn Sản của Ngộ Thiện hòa thượng nên lùi dần vào chân tường La Hán đường. Tất cả các vị hòa thượng trong chùa Thiếu Lâm, tuy trong bụng hết sức vui mừng, nhưng cũng không dám reo hò cổ vũ, sợ phạm vào quy tắc của môn phái Ngay cả hòa thượng chủ trì cũng cho là Trùng Dương không chịu nổi với công phu trác tuyệt của Đệ nhị Cao Thủ trong Ngũ Lão của phái Thiếu Lâm Nhưng thấy chàng là một thanh niên tuổi trẻ mà nghiễm nhiên chiến đấu được từng ấy hiệp cũng đã chứng tỏ là có một võ công tuyệt diệu trên đời hiếm có, nếu không có sự rèn luyện chu đáo và công phu luyện tập chân truyền thì không thể chịu được tới ba hiệp chớ đừng nói là tới hơn ba mươi hiệp. Thiền sư là người có độ lượng, lại thương tài Trùng Dương nên không muốn chàng bị sát hại, toan cất tiếng khuyên Ngộ Thiện hòa thượng nới tay một chút thì không ngờ...
    Ngộ Thiện hòa thượng quát lên một tiếng cực lớn, rung cây Long đầu Nguyệt Nha Sản thành thế “Đạt Ma Triều Hải” phát vào ngang lưng Trùng Dương lẹ hơn chớp nháng. Mọi người chung quanh thấy cây Sản của Ngộ Thiện hòa thượng sử dụng quá sức mau lẹ và dũng mãnh kinh hồn thì đinh ninh phen này dầu cho chàng thanh niên họ Vương kia có tài giỏi tới đâu đi nữa, cũng không sao thoát khỏi tử thần, nên đã có một vài người đã không giữ nổi bình tĩnh thốt lên một tiếng “Trời” nhưng ai nấy hết sức ngạc nhiên vì không ai có thể ngờ nổi, lúc đó cây Sản của Ngộ Thiện hòa thượng chỉ còn cách người Vương Trùng Dương một đường tơ kẽ tóc thì chàng đã đưa tay ra nắm lấy đầu cây Sản một cách hết sức nhẹ nhàng. Sức mạnh của cây Sản có tới hàng mấy trăm cân lực không dè vào tay chàng coi như không, Trùng Dương ấn đầu cây Sản xuống đất, tay kia quất luôn cái đai lưng nhằm giữa ngực Ngộ Thiện hòa thượng chỉ thấy đánh vào một cái Ngộ Thiện hòa thượng tay còn đang rút cây Sản ra, thấy chiếc đai lưng bay vụt tới biết tránh không kịp nên Hòa thượng chuyển hết thần lực gồng mình ra hứng chịu không dè sức mạnh chiếc đai quá ư dũng mãnh, Ngộ Thiện hòa thượng bị đánh trúng ngực thấy rát như phải bỏng, đau nhói tới tâm can. Nhờ họ Vương chỉ dùng một phần nội lực vì bản tâm của chàng không muốn gây thù kết oán nếu không chắc Ngộ Thiện hòa thượng không còn tính mạng. Ngộ Thiện hòa thượng không bao giờ có thể ngờ chàng thanh niên họ Vương này bản lĩnh lại quá cao siêu như thế, bất giác giật nẩy mình, buông lỏng bàn tay. Cây Nguyệt nha sản đã bị Trùng Dương giật mất, nhưng chàng là người tử tế, thấy Ngộ Thiện hòa thượng là một cao thủ trong phái Thiếu Lâm có địa vị rất lớn trong võ giới, không thể để mất thể diện nhiều quá, nên chiếc đai lưng của chàng chỉ đánh phớt vào người Ngộ Thiện hòa thượng nhanh hơn chớp nhoáng, và chàng đã thu ngay chiếc đai lưng về, và khi mới giựt được cây Sản trong tay hòa thượng chàng đã trao trả lại lập tức. Việc đó xảy ra nhanh không thể tưởng được, tất cả các vị hòa thượng trong chùa không đủ bản lĩnh cao siêu nên không trông thấy. Chỉ riêng có vị Trưởng giáo là Tôn Trụ thiền sư và mấy vị trong Ngũ lão nhìn thấy mà thôi. Vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ, Ngộ Thiện hòa thượng không phân biệt trái phải, dùng một thế tối độc là Vân Huy Tam Vũ nhằm thẳng Vương Trùng Dương đánh tới ba miếng liên tiếp biến ảo không lường, chỉ thấy phát ra một luồng gió mạnh như cuồng phong tất cả những ngọn bạch lạp và đuốc ở trong La Hán đường bị sức gió của cây Sản phát ra chập chờn như muốn tắt đủ hiểu sức mạnh ghê gớm đến thế nào. Vương Trùng Dương không dè Ngộ Thiện hòa thượng không chịu phục thiện, đã được mình nương tay không quyết tâm nhục hạ, lại lấy đó làm căm mà dùng thế võ tối độc định hạ sát mình. Bất giác, họ Vương cười lên một tiếng lớn, dùng khinh công tuyệt kỹ tung mình nhảy lên trên không, lẹ như con chim cắt tránh thoát, lúc trao xuống chàng đã vung rít cái đai lưng dùng thế “Kim Xà Hí Lãn” nhằm thẳng đầu Ngộ Thiện hòa thượng đánh tới. Thế võ này là do cách sử dụng roi mềm biến chế ra, kho nào đã sử dụng thế võ từ trên cao lao mình xuống thấp là một sự rất nguy hiểm ngay trong kiếm thuật cũng chỉ có một thế “Kỷ Kích Bách Viên” trong bài “Việt Nữ Kiếm” mà thôi, nhưng cũng ít có người dám sử dụng.
    Bởi thế cho nên Ngộ Thiện hòa thượng thấy Trùng Dương từ trên cao lao vụt xuống như con rắn thì hòa thượng cả mừng không một chút chậm trễ vùng ngay cây Sản lên dùng thế “Kiên Đảng Nhật Nguyệt” đánh thốc trở lên.
    Ngờ đâu cây Nguyệt nha sản vừa chạm vào chiếc đai lưng của họ Vương, Ngộ Thiện hòa thượng cảm thấy như tay mình đánh vào một khối sắt nặng hàng mấy nghìn cân, bai hỗ khẩu tê buốt, cây Sản không đủ sức chống chọi đã chúc đầu xuống đất. Vừa lúc ấy bàn chân của Trùng Dương ở trên cao lao tới dậm ngay vào đầu cây Nguyệt Nha Sản, chỉ nghe thấy đánh xoảng một tiếng cây Nguyệt Nha Sản đã xuyên qua hai phiến đá lát sân ở La Hán đường cắm sâu xuống đất Trùng Dương thối lui lại mấy bước cung kính chắp tay cúi đầu thưa :
    - Được đại sư rộng lượng nương tay, tiểu sinh xin bái phục. Ngộ Thiện hòa thượng thẹn đỏ mặt, vận động nội công rút cây Nha nguyệt sản về, chỉ nghe thấy hai tiếng “lốp bốp” vang lên.
    Hai miếng đá xanh bị Nguyệt Nha Sản cắm ngập đã tan ra làm mấy mảnh bụi bay mù mịt. Tất cả các vị hòa thượng đứng coi hết thảy đều lắc đầu lè lưỡi khiếp phục thay cho bản lĩnh của chàng thanh niên họ Vương và cũng không ai đoán được chàng là một nhân vật ở phái nào mà võ công lại cao cường đến như thế. Ngộ Thiện hòa thượng liệng cây Nguyệt nha sản xuống sàn La Hán đường đánh xoảng một cái, thở dài nói to :
    - Hết rồi, hết rồi, thật là uổng công cho bần tăng mấy chục năm trời vang danh trên giới võ lâm, không dè ngày nay bị thất bại bởi một tay kẻ hậu sinh, đâu còn xứng đáng nhận lãnh chức Hình đường Giám Sự nữa.
    Nói xong Ngộ Thiện hòa thượng cúi đầu tạ tội với Tôn Trụ thiền sư và lủi thủi đi đến Đại Hùng bửu điện. Tôn Trụ thiền sư không dè chàng thanh niên họ Vương có tài võ công tuyệt kỹ đến như vậy, một lúc hạ luôn hai vị cao đồ trong Ngũ Lão của Thiếu Lâm tự thì trong lòng cũng lấy làm lạ lùng. Tuy là một vị chủ trì ở trong chùa đã từ lâu không can thiệp đến việc hồng trần nhưng thấy môn phái của mình bị hạ như thế, dẫu sao cũng chạm vào lòng tự ái lão thiền sư đã đinh tự mình ra tay giải quyết để cứu vãn lại thanh danh của môn phái, thì Giám Tự Pháp Thắng đại sư đứng ở sau lưng thiền sư bước ra chắp tay cúi đầu nói :
    - Xin Phương trượng cho tôi ra lĩnh giáo Vương thí chủ, để được biết bản lĩnh của họ Vương cao siêu tới bực nào Tôn Trụ thiền sư thấy Pháp Thắng chịu ra giao đấu thì trong lòng cũng hơi yên vì bản lãnh của Pháp Thắng còn cao hơn Ngộ Thiện hòa thượng một bực, và lại tự nghĩ rằng :
    - Dù cho bản lĩnh của họ Vương có cao cường tới đâu chăng nữa nhưng với số tuổi tác còn trẻ thì dù cho họ Vương có tập luyện võ công từ nhỏ cũng còn kém Pháp Thắng đại sư mấy chục năm rèn luyện. Nên lấy làm bằng lòng gật đầu nói :
    - Được lắm, sự đệ hãy thử giao đấu xem sao Pháp Thắng đại sư chấp tay vào ngực nói với Trùng Dương :
    - Mô Phật, không dè Vương thí chủ tuổi trẻ mà tài cao, khiến cho bần tăng nầy lấy làm hâm mộ, tuy tự lượng bất tài nhưng cũng xin ra lĩnh giáo thí chủ vài miếng chưởng pháp. Trùng Dương thấy Pháp Thắng đại sư râu mày trắng như tuyết, dáng điệu nghiêm trang, mắt sáng như điện, da đỏ hồng hào, thì biết là một vị sư đắc đạo cao tăng tự nghĩ :
    - Bản tâm ta chẳng phải đến đây gây sự, nhưng vì bắt buộc phải tự vệ không dè một lúc chàng đã hạ hai vị cao đồ trong Thiếu Lâm tự, như thế thật là cũng quá lắm rồi. Nên chàng cũng vội vàng vòng tay cúi đầu cung kính thưa :
    - Dám bẩm Đại sư, tiểu sinh tài lực có là bao nhiêu, nhờ được sự nương tay của liệt vị đại đức nên không bị uổng mạng là may lắm, đâu còn dám cùng đại sư công khai giao đấu. Pháp Thắng đại sư nghiêm nét mặt nói :
    - Mô Phật, xin thí chủ chớ quá khiêm nhượng hãy cho bần tăng lãnh giáo vài ngón quyền cước Bất đắc dĩ, Trùng Dương đành phải thủ thế và nói :
    - Tiểu sinh đã hết lòng từ chối mà đại sư quyết chẳng nghe theo, buộc lòng tiểu sinh phải tự bảo vệ, xin đại sư thứ cho tội phạm thượng. Pháp Thắng đại sư ngắm nhìn tư thế của Trùng Dương đứng thì lấy làm ngờ vực vô cùng, phái Thiếu Lâm hay Võ Đang phái cũng vậy đều dùng Võ Đang trường quyền, vả lại xưa nay phái võ nào cũng dùng thế “Cao Tứ Bình” hay là “Đảo Kỳ Long”. Nhưng thanh niên họ Vương không thủ như vậy, mà lại đứng bất đinh bất bát, hai tay thu lại đưa lên ngang ức chẳng giống phái Võ Đang cũng không ra Thái Cực, Pháp Thắng đại sư ngắm nghía một phút bỗng cất tiếng hỏi :
    - Vương thí chủ, chẳng hay thí chủ thuộc môn phái nào, theo con mắt nhận xét của lão tăng thì quyết thí chủ chẳng phải môn đồ của phái Võ Đang. Chẳng hay kỳ tôn là ai, xin cho bần tăng được rõ.
    Trùng Dương trong lòng rất thầm phục Pháp Thắng đại sư nhận xét rất tinh tế. Nhưng không muốn nói rõ môn phái của mình ra theo như lời căn dặn của sự phụ, nên chàng mỉm cười thưa :
    - Quả thật tiểu sinh chẳng học riêng một môn phái nào nên chẳng dám để quyết vị nào là sự phụ, xin đại sư miễn chấp. Vả chăng từ đầu tới cuối tiểu sinh vẫn nói là không phải phái Võ Đang nhưng liệt vị cứ để quyết cho tiểu sinh là môn đồ của phái võ đó, thật tình tiểu sinh chẳng phải là môn đồ của danh sự nào cả.
    Thấy Trùng Dương khăng khăng, nhất quyết không nói rõ mình ở môn phái nào thì Pháp Thắng đại sư đỏ bừng mặt cả giận nói :
    - Được, nếu thí chủ không chịu nói, thì chỉ giao đấu chừng ba hiệp bần tăng cũng có thể đoán được thí chủ ở môn phái nào. Nói dứt lời Pháp Thắng đại sư dùng thế “Thần Long Bố Thủ” một miếng võ trong bài “Thiếu Lâm thần quyền” nhắm ngay giữa ngực Trùng Dương phóng ra một chưởng, một trận cuồng phong theo chưởng pháp bay ra, sức mạnh như vũ bão. Trùng Dương vội nhảy lùi lại sau mấy bước, cong mình vái chào, người cúi rạp xuống gần mặt đất đồng thời phất hai tay áo nhắm trung lộ Pháp Thắng đại sư phóng tới, chỉ nghe thấy hai tiếng vù vù cản bật chưởng phong của đại sư trở lại. Pháp Thắng đại sư thấy chàng xuất lộ lạ lùng như vậy, lập tức làm cong năm ngón tay lại như móng chim ó xuất luôn thế “Thiếu Lâm Ó Trảo Công” giơ tay muốn chộp luôn lấy tay áo của họ Vương. Không dè, họ Vương thân pháp lanh lẹ khôn cùng, chỉ thấy chàng quay ngắt mình một cái, tay trái quay một vòng tròn ở trên đầu, đồng thời tay áo mặt bỗng vút nhanh như tên bắn nhằm mặt đại sư phất tới. Trông tuy nhẹ nhàng nhưng chưởng phong thật là ghê gớm, phát ra một luồng gió nóng bỏng. Pháp Thắng đại sư giật mình cả sợ vội dùng thế “Thiết Bản Kiều” hạ bán thân không cử động, thượng bán thân ngã rạp về đằng sau, nhường cho chưởng pháp của họ Vương bay qua, bỗng thấy Vương Trùng Dương đã quay tít người đi, lưng hướng về Pháp Thắng đại sư. Pháp Thắng đại sư càng hết sức kinh ngạc, đã mấy chục năm trời huấn luyện võ công, đã từng giao đấu rất nhiều mà đại sư chưa hề thấy ai xuất thủ lạ lùng như thế, bèn vội dùng một thế “Kim Pháp Thám Trảo” đánh thẳng ra, bỗng thấy đánh ào một cái, một trận cuồng phong tự trong tay áo của Trùng Dương từ trên bay tới, lại từ dưới bay lên như hai con rắn độc cuốn vào hai bên ức. Thế võ lạ lùng này, Pháp Thắng đại sư chẳng bao giờ nghĩ tới, tự nghĩ mình đã tập luyện nội công luôn mấy chục năm trời, có thể nói là đã tới trình độ cao thâm dù cho có trúng tay áo phất này cũng chẳng nhằm gì bèn đưa luôn hai tay chụp lấy. Nào ngờ, chỉ nghe thấy hai tiếng “phật, phật” hai tay đại sư đã bị tay áo đánh trúng, Pháp Thắng đại sư thấy nơi bị đánh tê buốt, thì hoảng nhiên giật mình tỉnh ngộ, chỉ một ly nữa, họ Vương đánh trúng huyệt đạo đại sư thì thật là nguy hiểm. Tuy vậy Pháp Thắng đại sư cũng thấy người choáng váng lao đao suýt ngã. Trùng Dương đã dùng luôn thế “Kim Lý Xuyên Ba” lao mình vọt ra ngoài và nói :
    - Đã ngoài ba hiệp lão thiền sư có thể nhận ra tiểu sinh ở phái nào chăng?
    Pháp Thắng đại sư thấy hồi nãy mình có nói lớn lối là sẽ đoán được chàng thanh niên họ Vương này ở trong phái võ nào trong ba hiệp, không ngờ đã chẳng rõ ở môn phái chi, lại ỷ y mình võ công thượng thặng không thèm né tránh tự đưa người đỡ hai tay áo phất của chàng suýt nữa thì còn chi là danh dự (Thực ra Trùng Dương dùng thế võ đó chính là thế “Thủy Tụ Lưu Vân” của Toàn Chân Phái nhưng chàng giấu hai tay ở trong tay áo, đồng thời lại hơi chế biến khác đi một chút nên Pháp Thắng đại sư có học cao biết rộng tới đâu cũng không làm sao đoán nỗi).
    Đại sư nén giận không nổi quát lớn :
    - Tiểu tử vô lễ dám trêu ghẹo cả bần tăng. Vừa nói dứt lời Pháp Thắng đại sư vận dụng công phu dùng “Thiếu Lâm trường quyền” đánh ra một chưởng chỉ nghe thấy tiếng gió nổi lên một hơi nóng ngùn ngụt. Chưởng phong đánh ra có một sức nóng và phát ra như một trận cuồng phong thì biết rằng bản lĩnh của đại sư đã tới kỳ thâm hậu tuyệt kỹ nên chẳng dám coi thường nữa, vội tọa rạp người xuống tránh, đồng thời cũng vũ lộng thần lực sử dụng bài “Thái Ất quyền pháp” của phái Toàn Chân ra đối địch, trông nào khác cho con rắn nước hơi dưới biển, lả lướt như nhánh liễu nghiêng mình trước gió biến ảo khôn lường. Tôn Trụ thiền sư ở ngoài quan sát, trông thấy rõ ràng bèn nói to :
    - Vương thí chủ, té ra ngươi là môn đồ của phái Toàn Chân.

  6. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Hồi 4

    Bế Thạch Động Khổ Luyện Nhất Dương Chỉ

    Vương Trùng Dương thấy Chu Bá Thông vừa đi vừa khóc thì trong lòng xiết bao kinh sợ. Chàng lo lắng hồi hộp, e có chuyện chẳng lành cho sư phụ, nên vội gọi Bá Thông giật giọng hỏi dồn :
    - Sao vậy sư đệ! Có chuyện chẳng lành xảy ra mà em khóc lóc như thế?
    Chu Bá Thông thấy Trùng Dương đón hỏi thì lại òa lên khóc rấm rứt, tức tửi rồi nói :
    - Sư huynh ơi sư phụ đã đuổi tiểu đệ đi rồi!
    Trùng Dương nghe xong thở dài một tiếng cực to như trút bỏ gánh nặng.
    Chàng cả cười :
    - Tại sao em lại bị sư phụ đuổi đi, chắc có làm điều gì phạm đến quy luật, nên thầy mới nóng giận. Thôi để ngu huynh vào xin thầy cho, hiền đệ hãy ở đây, đợi một lát xem saọ
    Nói dứt lời Trùng Dương vào thẳng hang Bách Cầm vấn an sư phụ. Chàng thấy Thanh Hư chân nhân ngồi dưới gốc cây mặt đầy sắc giận, vội vàng sụp lạỵ
    Gặp mặt chàng Thanh Hư chân nhân đổi giận làm vui cho phép đứng dậy và hỏi :
    - Trùng Dương con đã trở về đấy ư, may lắm...
    Trùng Dương kính cẩn đứng dậy chắp tay thưa qua tự sự về ba năm trời du ngoạn các tỉnh phía nam, sau hết, mới tới gặp Chu Bá Thông vừa đi vừa khóc ở cửa hang...
    Thanh Hư chân nhân nghe xong liền nói :
    - Thằng súc sinh đó tính nết ngang ngược không thể dung dưỡng cho nó được. Nó sẽ làm hư danh môn phái của Toàn Chân mà thôị
    Trùng Dương cả sợ vội thưa :
    - Chẳng hay Chu đệ của con làm điều chi mà để đến nỗi sư phụ tức giận đến như thế?
    Thanh Hư chân nhân nghe hỏi nổi nóng :
    - Thực là quá lắm! Thực là quá lắm! Càng nói ra càng thêm tức giận!...
    Nguyên do... Chu Bá Thông nay đã hơn hai mươi tuổi mà tính nết vẫn nghịch ngợm.
    Từ ngày theo Thanh Hư chân nhân ở trong hang động Bách Cầm rèn luyện võ công, và được nghe chuyện Trùng Dương hạ ba cao thủ Thiếu Lâm tự thì thích chí lắm. Bá Thông có ý muốn sang tỷ thí võ nghệ cho biết tài cao thấp với môn đồ Thiếu Lâm. Thanh Hư chân nhân biết ý hết lời khuyên dạy, Chu Bá Thông sợ thầy chẳng dám làm điều gì. Gần ba năm trôi qua không dè Chu Bá Thông đã gây sự chẳng lành cho hai môn phái.
    Căm giận các môn đồ của phái Thiếu Lâm từ lâu, là những ngày gánh nước tại chùa, Bá Thông vẫn hậm hực trong lòng, gặp dịp may là Thanh Hư chân nhân xuống núi mua lương thực, dặn Bá Thông ở trong hang dọn dẹp. Chu Bá Thông đợi thầy đi khỏi mới tự nghĩ, nhân dịp này ta sang Thiếu Lâm tự quấy phá một phen và không xưng danh tánh thì ai biết đó vào đâu.
    Nghĩ đoạn, Bá Thông lấy phân và nước tiểu tìm lá to gói vào một gói, đi thẳng tới trước cửa Thiếu Lâm tự. Đến chỗ thạch bia có đề mấy chữ “Từ Quan Phổ Chiếu”, họ Chu mới tung mình nhảy lên một cành cây, cột gói nước tiểu và phân ở trên cao rồi vòng sợi dây xuống gốc cây, ngồi ở đó đợị
    Một lúc sau, có hai vị hòa thượng trong Thiếu Lâm tự gánh hai thùng rau cải qua, Bá Thông cầm hai hòn đá nhỏ nhắm đầu hai vị hòa thượng ném tới, những môn đồ của phái Thiếu Lâm người nào võ nghệ cũng cao cường, nên vừa thoáng nghe tiếng gió thổi biết là có ám khí cúi đầu xuống tránh. Lúc ngửng đầu lên thấy Bá Thông ngồi dưới gốc cây cười sằng sặc thì cả giận rút đòn gánh quát lớn :
    - Súc sinh, thật là to gan, lớn mật, dám tới đây mà vuốt râu hùm.
    Nói xong, hai hòa thượng đều múa đòn gánh chạy lại toan đánh.
    Bá Thông lại ném tiếp luôn hai hòn đá nữa, hai người vội vàng cúi đầu xuống tránh, vừa đứng đúng ở gốc cây ngay dưới nước tiểu và phân.
    Chỉ chờ có thế, chàng thiếu niên họ Chu giật mạnh cái dây, gói phân và nước tiểu vỡ tung tóe vào đầu và mình hai hòa thượng, không bao giờ có thể ngờ được, hai hòa thượng thét to lên một tiếng, vung đòn gánh nhằm Bá Thông đánh tới tấp.
    Nghe đến đây, Trùng Dương không ngờ sư đệ của mình lại tinh nghịch đến thế, nhịn không được thốt nhiên bật tiếng cười, Thanh Hư chân nhân cả giận nói :
    - Con lại còn cười à, thằng súc sinh làm ác như thế, nhục mạ hai vị hòa thượng. Họ đâu có chịu để yên.
    Nói rồi, Thanh Hư chân nhân lại kể tiếp :
    - Hai hòa thượng khi không bị một thằng tiểu tử nghịch quái ác, khắp người toàn phân và nước tiểu thối chịu không được, lồng lộn như con thú dữ, la hét om sòm nhằm người Bá Thông vụt ngang vụt dọc như mưa, không một chút nương tay.
    Bá Thông bản tâm không định giao đấu với họ nên hết sức né tránh, vừa tránh vừa chạy miệng lại còn cười khúc khích. Khi nào chịu bỏ, hai hòa thượng quyết đuổi bắt cho kỳ được và trị một trận nên thân mới nghẹ Bá Thông dùng thuật phi hành chạy từ núi này qua núi nọ, từ Thiếu Thất sơn.
    Lúc này ở dưới chân núi có bốn hòa thượng, cũng ở trong Thiếu Lâm tự đang đốn củi, thấy tình hình như vậy, bất cần phải trái đồng ùa nhau chận đánh.
    Bá Thông vẫn nhởn nhơ như không, liệng mình nhanh nhẹn như con én, thoăn thoắt khắp cành cây này sang cây khác, đu mình như con vượn, vun vút chạy đi, mồm cười ha hả. Sáu vị hòa thượng càng rượt càng tức, vừa đuổi vừa la vang rầm cả một khu rừng.
    Vừa lúc đó Thanh Hư chân nhân về tới nơi, trông thấy tình hình như vậy thì biết ngay là do Bá Thông gây sự nên quát to lên.
    Bá Thông tự nhiên thấy thầy mình xuất hiện, thì không còn hồn vía lính quýnh lăn mình từ trên cao xuống dưới đèo...
    Trùng Dương nghe nói tới đó, thì vội lên tiếng :
    - Thưa sư phụ, chẳng hay Chu đệ lăn xuống có bị thương không?
    - Ta chẳng cần biết rằng nó bị thương hay không nhưng sáu vị hòa thượng thấy ta đều ngừng lại, mang đầu đuôi câu chuyện kể lại cho ta nghe và hỏi xem có phải Bá Thông là đồ đệ của chúng ta hay không? Ta đành phải nói: “Nó không phải là đồ đệ mà chỉ là một tên gia nô mà thôi”, đồng thời ta cũng phải xin lỗi họ và hứa sẽ trừng trị tên súc sinh ấy một cách xứng đáng, họ mới bớt giận trở về nhưng dầu sao cũng không thể nào tránh được sự xích mích sau này.
    Sau đó, Thanh Hư chân nhân trở về tới hang Bách Cầm cát tiếng gọi Bá Thông. Nhưng không thấy họ Chu đâu cả vì nó cũng biết rằng lúc đó đương lúc Thanh Hư chân nhân nóng giận thể nào cũng bị quở phạt.
    Bá Thông ẩn trốn một chỗ. Sáng sớm hôm sau, Bá Thông hai tay cầm những trái khế chỉ rón rén đi vào dâng lên sư phụ để tạ tội. Thanh Hư tức giận đánh luôn hai cái tát. Bá Thông không dám tránh né, hai bên má sưng vù lên, đoạn Thanh Hư chân nhân đuổi Bá Thông ra khỏi hang Bách Cầm không cho ở lại nữa.
    Trùng Dương cúi đầu nhìn xuống đất quả nhiên có mấy trái khế bị vỡ nát tung tóe dưới đất, còn mấy trái nữa cắm sâu vào thân cây, thì chàng biết sư phụ tức giận đến thế nào.
    Chàng vội quỳ xuống thưa :
    - Xin sư phụ bớt nóng giận, Bá Thông vì tính nết hãy còn trẻ con ưa tinh nghịch, chứ không có tâm địa xấu, xin tha cho một lần, bắt ở trong hang một năm không cho rời khỏi ra ngoài, coi tính nết co thay đổi không rồi sẽ quyết định.
    Thanh Hư chân nhân lúc đó cũng bớt giận nên gật đầu.
    Trùng Dương đứng lên ra ngoài cửa hang thấy Bá Thông hãy còn khóc thút thít, chàng bước gần tới nơi vỗ vai nói :
    - Thôi thôi! Nín đi, sư phụ đã tha tội cho sư đệ, mau mau vào tạ tội thầy, nhớ lần sau không tinh nghịch như thế nữa.
    Bá Thông nghe thấy sư huynh nói: Sư phụ đã tha tội cho mình, thì vui mừng hết sức lau khô hai hàng nước mắt nhoẻn ngay một nụ cười hấp tấp, toan chạy vào thì Vương Trùng Dương giữ lại nói :
    - Tuy vậy, sư phụ mới chỉ biết tha tội cho sư đệ thôi. Còn sự trục xuất ra khỏi môn phái, sư phụ chưa thu hồi mệnh lệnh, và phạt giam em một năm trong hang Bách Cầm để xét tính nết và hành vi sư đệ có chịu biến cải hay không, rồi sau mới quyết định. Sư đệ phải liệu, nếu không sư phụ nổi nóng lên, thì ngu huynh cũng đành chịu.
    Nghe xong Bá Thông cả sợ lại òa lên khóc, nước mắt như mưa. Trùng Dương thấy tình hình như vậy cũng thương hại nói :
    - Thôi hãy nín đi vào xem sư phụ dạy bảo ra sao đã.

  7. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Bá Thông đành lau nước mắt riu ríu theo Trùng Dương vào hang cúi lạy sư phụ xin tha tội. Thanh Hư chân nhân trách móc mấy câu, rồi quay lại nói với Trùng Dương :
    - Lần này, thầy sẽ truyền cho con môn “Nhất Dương chỉ công”. Một môn tuyệt kỹ của Toàn Chân phái, mà con có biết Nhất Dương chỉ công là gì không?
    Trùng Dương vội thưa rằng :
    - Đệ tử ngu dốt, nhưng không biết môn võ công này có giống như môn Nhất Chỉ thiền công hay là “Kim Cương chỉ công” của các môn phái khác không?
    Thanh Hư chân nhân lắc đầu nói :
    - Không phải, không phải, môn “Nhất Dương chỉ công” của Toàn Chân phái chúng ta khác hẳn với môn “Nhất Chỉ thiền công” và “Kim Cương chỉ công” nhiều lắm. Hai môn võ công kể trên, chỉ chú trọng về ngoại công thôi, môn Nhất Chỉ thiền công huấn luyện tới cao siêu đặt bảy quả trứng gà dưới đất, xếp liên tiếp nhau, chỉ dùng một ngón tay điểm vào quả thứ nhất thì sáu quả trứng kia cũng bể nát.
    Trên võ lâm mọi người đều cho là tuyệt kỹ, nhưng thật ra giống như “Thiết Sa chưởng công” đáng vào đá vỡ tan như bột. Còn “Kim Cương chỉ công” thì có thể phá được “Kim Chung Chảo” và “Thiết Bố Sam”. Chỉ lực có thể xuyên qua sắt, thủng qua đá, nhưng gặp một người nội công cao siêu làm cho bắp thịt biến cương thành nhu, tùy theo ý muốn thì “Kim Cương chỉ công” cũng thành vô dụng, duy chỉ có “Nhất Dương chỉ” của phái Toàn Chân thực là đoạt thiên địa, tạo hóa chi miên, uy lực rất lớn, hai thứ chỉ công ở trên so sánh thế nào được. Nhưng muốn luyện được “Nhất Dương chỉ” phải là một người có nội lực siêu phàm mới có thể thành tài được.
    Thanh Hư chân nhân lại nói tiếp :
    - “Nhất Dương chỉ công” hoàn toàn phải dùng khí của dương cương. Tức là dùng khí “Nguyên Nhân” và khí “Đan Điền” của con người tập trung vào đầu ngón tay, để cấu tạo thành. Nếu đã xuất thủ bất cứ địch nhân nội công có cao siêu đến đâu chăng nữa mà bị “Nhất Dương chỉ công” điểm phải thì mấy chục năm rèn luyện võ công đành bị phế bỏ hết cả.
    Trùng Dương nghe qua thốt nhiên tỉnh ngộ bèn thưa với sư phụ :
    - Như vậy môn Nhất Dương chỉ công này chỉ có hiệu quả khi điểm vào thân thể con người ta mà thôi có phải không? Dám thưa sư phụ...
    Câu hỏi của Trùng Dương thật là đã thấu đáo rất nhiều vì đối với những người bản lãnh đã cao siêu nhất thủ, nhất động của đối phương đều biết trước, một quyền đưa ra, một thế cước đánh tớị Họ đều biết hư hay thực. Như vậy đối với một người bản lĩnh đã tới trình độ đó thì dễ gì tới gần họ để mà điểm ngón tay vào ngườị.
    Thanh Hư chân nhân nghe Trùng Dương nói như vậy thì có vẻ hài lòng tươi cười nói :
    - Như thế là con đã thấu đáo được một phần nào môn “Nhất Dương chỉ công” là một môn võ công tuyệt diệu, nếu luyện tập được tới mức cao siêu ở trong vòng bảy thước có thể điểm trúng địch nhân, khiến cho kẻ địch vô phương chống đỡ, nhưng mỗi lần phải sử dụng tới môn “Nhất Dương chỉ công” này người sử dụng phải tiêu hao rất nhiều sinh lực, phải tĩnh dưỡng nhiều ngày mới có thể phục hồi nguyên khí.
    - Bởi thế nếu không sự gì hết sức nguy hiểm, không thể sơ khoáng mà dụng tới, sau này nếu con có luyện thành công phải lưu ý.
    Vương Trùng Dương lẳng lặng nghe lời thầy dạy một cách chú ý.
    Kể từ ngày đó Thanh Hư chân nhân bắt đầu mang cách luyện tập môn Nhất Dương chỉ công truyền dạy cho Trùng Dương cách rèn luyện. Thứ võ công này là toàn sử dụng thứ Dương Cương Chí Kinh. Bất cứ lúc nào cũng phải vận dụng từ ngón tay phát ra.
    Trước tiên, Thanh Hư chân nhân bắt đầu dạy cho chàng biết cách Vận Khí Thổ Nạp, cách “Vận Khí Thổ Nạp” của Toàn Chân phái, Vương Trùng Dương cũng đã khổ công rèn luyện nhiều năm rồi, nhưng lần này còn khó khăn hơn nhiều, phải làm sao cho Thiên, Địa, Nhân tam khí điều hành thành một uy lực thì “Nhất Dương chỉ” mới có thể hoàn toàn. Thanh Hư chân nhân bắt Trùng Dương vào sâu trong thạch động.
    Động ở một chỗ thật kín đáo, chỉ còn dư lại một chỗ ngồi thật hẹp, lại dùng một tảng đá lớn che cửa hang lạị Lúc Chu Bá Thông mang đá che cửa hang thì cậu tự nghĩ :
    - “Đây đâu có phải là luyện nội công, nói là tĩnh tọa thì đúng hơn”.
    Trùng Dương ngồi ở tận cùng hang đá kín đáo, mới đầu cảm thấy rất khó chịu, vì chẳng những hang đá đã hẹp lại ở sâu vào trong, thiếu hẳn khí trời và ánh sáng, nay lại còn lấy đá che đi nữa thì làm gì còn đủ dưỡng khí. Nếu người thường, ngồi độ nửa ngày bị ngộp thở mà chết.
    Trùng Dương hết sức tuân theo lời chỉ dẫn của thầy, thở hít hô hấp, điều hòa có hạn định. Tuy vậy, nếu cứ đóng kín cửa hang như thế thì nhất định không sao chịu nổi.
    Cũng may mỗi ngày. Chu Bá Thông lại mở cửa hang hai lần mang thức ăn vào cho Trùng Dương, lúc đó mới có những trận gió thổi tới mang theo không khí trong sạch ở ngoài vào và thổi bớt những uế trọc ở trong ra. Nhờ vậy sự hô hấp của Trùng Dương mới được khoan khoái một phần.
    Liên tiếp như thế được bảy ngày, sang đến ngày thứ tám thì sự ăn uống của Trùng Dương bớt đi chỉ còn có một và sự di chuyển cửa hang cũng bớt đi một phần.
    Đến lúc đó, Trùng Dương đã quen cái không khí và không cảm thấy khó chịu như lúc mới. Tuy rằng sự ăn uống giảm bớt nhưng Trùng Dương cảm thấy tinh thần rất sung túc.
    Quang âm thấm thoắt ngày tháng như thoi đưa, chẳng mấy chốc đã được ba tháng trời, Trùng Dương chịu khổ cực tập luyện trong hang đá. Chàng bỗng nhiên thấy có một cảm giác rất kỳ dị, tuy ở trong hang đen tối như mực, nhưng Trùng Dương nhìn cảnh vật xung quanh thấy rõ ràng như ban ngày, có thể trông thấy hột cát dưới đất, đồng thời Phương Thôn Linh Đài, mười phần minh định, hai tai rất thính, mỗi một nhịp thở đều nghe rõ mồn một. Trùng Dương tự biết “Nội đơn” của mình đã luyện thành.
    Chàng ở trong hang đá liền sáu tháng. Sáu tháng trời khổ luyện trong hang chẳng khác chi một vị hòa thượng khổ hạnh tĩnh tọa.
    Từ lúc một ngày ăn một bữa, rồi dần tới hai ngày ăn một bữa, cho đến ba ngày ăn một bữa, đôi mắt và hai tai thật là linh thính. Có thể trông rõ những sự xê dịch của loài côn trùng, nghe muỗi bay ở tận đằng xa.
    Lúc đó Trùng Dương tự biết môn “Nhất Dương chỉ công” của mình đã qua đợt thứ nhất.
    Chàng liền ngồi xếp bằng tĩnh tọa, giơ ngón giữa và ngón tay trỏ nhằm giữa tảng đá phóng thẳng ra nghe một tiếng đánh “Toẹt” tấm đá đó đã di chuyển đi hai tấc.
    Trùng Dương hết sức kinh ngạc tự nghĩ không dè mình mới dùng lần thứ nhất mà đã ghê gớm như vậy, bèn định thử lại một lần nữa xem sao, ngờ đâu những khí dương cương không tập trung được nữa. Chàng vội vận dụng nội công, vận khí thổ nạp liên tiếp thử mấy lần đều không có hiệu quả.
    Chàng giật mình kinh hãi nhưng kịp tỉnh ngộ vì dùng “Nhất Dương chỉ công” trước tiên, trong lòng không được lo lắng gì và mỗi lần sử dụng phải rèn luyện lại ít ngày mới thu hồi được nguyên khí. Trùng Dương nghĩ tới đó thì xếp bằng tĩnh tọa hô hấp điều hòa thu hồi nguyên lực.
    Hai ngày sau, Linh đài đã dần dần minh tinh, Trùng Dương mới vận dụng “Nhất Dương chỉ” đâm thẳng vào tảng đá, lần này uy lực vô cùng ghê gớm tảng đá đã bắn bắn xa tới bốn tấc.
    Trùng Dương mừng quá muốn la lên, bỗng thấy hoa mày chóng mặt, muốn té ra ngất xỉu. Chàng cả kinh vội tụ lại nguyên khí, nhắm mắt định thần, hồi lâu mới hồi tỉnh, sực nhớ lại sư phụ đã căn dặn mỗi lần vận dụng “Nhất Dương chỉ công” là rất tốn kém nguyên thần phải nghỉ ngơi mấy ngày mới hoàn chân khí.
    Trùng Dương vội tĩnh tọa, vận dụng lại nguyên khí trong toàn thân để cho lưu thông khắp cơ thể. Được một ngày một đêm, chàng đang ngồi tọa bỗng thoáng nghe thấy chân người nhè nhẹ bước tới, chàng chú ý lắng tai nghe thì nhận ngay ra tiếng bước chân của sư phụ. Chàng nghe rõ chân nhân nói :
    - Trùng Dương thật là thiên địa kỳ tài trên đời hiếm có. Ta tưởng ít nhất nó phải khổ luyện hàng năm trời thì mới có thể thi được môn “Nhất Dương chỉ công”, không dè mới có sáu tháng mà đã luyện được tới đợt thứ hai. Như thế chỉ ba tháng nữa nó có thể ra khỏi hang đá.
    Trùng Dương nghe đến đây bỗng thấy tảng đá lại di chuyển che lấp cửa hang như trước, lại nghe thấy Chu Bá Thông hỏi :
    - Thưa sư phụ, Vương sư huynh con đã bao ngày vất vả luyện tập môn Nhất Dương chỉ công, nay mới làm di chuyển được có sáu tấc mà sư phụ lại lấp đi, khiến cho sư huynh con phải mất bao nhiêu công lực nữa.
    Nghe tiếng cười ha hả của chân nhân cắt ngang :
    - Con biết gì? Không đến ba tháng nữa, sư huynh của con có thể làm cho tảng đá này đổ xuống đất. Tới lúc đó là “Đại công” đã thành rồi.
    Trùng Dương nghe thấy tiếng chân hai sư đồ trở ra ngoài.
    Nhớ lại lời sư phụ đã nói chỉ ba tháng sau mình đã thành công môn “Nhất Dương chỉ công” thì trong lòng biết bao vui mừng, phấn khởi.
    Qua vài ngày sau, Trùng Dương lại ra tay thử một lần nữa, sau khi vận dụng “Nhất Dương chỉ công” chàng đâm thẳng váo phiến đá, nghe đánh soẹt một tiếng, phiến đá to lớn đã di chuyển sáu, bảy tấc mà hai lần trước chàng phải sử dụng đến hai lần mới được như thế, thì biết rằng công lực của mình đã tiến gấp đôị
    Như thế, cứ cách hai ngày Vương Trùng Dương lại sử dụng “Nhất Dương chỉ” một lần.
    Một tháng sau, chàng đã có thể di chuyển tảng đá đi được chừng một thước, nhưng mỗi lần chàng di chuyển tảng đá thì Thanh Hư chân nhân lại mang tảng đá đặt về chỗ cũ.
    Đến tháng thứ ba, Trùng Dương vận dụng “Nhất Dương chỉ” nhằm thẳng tảng đá đâm tới một tiếng đánh “Rầm” như trời long đất lở (ở trong hang thành ra tiếng vọng rất xa, cứ thấy rầm rầm như tiếng sấm vang rền, lên đến mấy phút) tảng đá đã đổ bắn sang bên. Thanh Hư chân nhân vui vẻ cất tiếng cười ha hả :
    - Hay lắm! Hay lắm! Nhất Dương chỉ công con đã luyện thành.

  8. #8
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Tôn Trụ thiền sư thật không hổ danh là Trưởng giáo Phương trượng của Thiếu Lâm tự chỉ mới thấy Vương Trùng Dương sử dụng một phần bí pháp của phái Toàn Chân đã hiểu rõ ngay. Thiền sư nói chưa dứt lời, bỗng nhiên thấy ở cửa chùa vang lên mấy tiếng chuông, Tôn Trụ thiền sư ngạc nhiên chẳng biết có chuyện gì, đã thấy có bốn vị hòa thượng chạy vào thưa lớn :
    - Thưa Phương trượng ở ngoài thiền môn có một vị tự xưng là Thanh Hư chân nhân xin vào yết kiến, xin Phương trượng định đoạt. Thanh Hư chân nhân ẩn cư tại Thái Thất Sơn trong hang “Bách Cầm” cách Thiếu Lâm tự chỉ có một ngọn núi, dĩ nhiên Tôn Trụ thiền sư đều biết rõ, nhưng Thanh Hư chân nhân ngày ngày thường đi du lịch khắp mọi nơi tuyệt nhiên không hề đến Thiếu Thất Sơn và cũng không hề giao du với hòa thượng trong Thiếu Lâm tự, nên mọi người ai cũng tưởng ông ta là một tu sĩ tầm thường chứ có dè đây ông ta chính là Chưởng môn phái Toàn Chân. Tôn Trụ thiền sư nghe báo như vậy còn đang lấy làm ngạc nhiên phân vân chưa biết quyết định thì Trùng Dương nghe tiếng vội nhảy vọt ra ngoài và nói lớn :
    - Xin đại sư hãy ngừng tay, sự phụ tôi đã tới đó. Chàng vừa thốt xong câu nói thì toàn thể môn đồ của Thiếu Lâm tự đều giật mình kinh ngạc không ngờ người đạo sĩ của Thái Thất Sơn là Thanh Hư chân nhân ngày thường chẳng ai thấy ông luyện tập võ nghệ bao giờ nay thốt nhiên thấy ông có một đồ đệ còn tuổi trẻ mà công phu đã quá cao siêu. Lúc đó Pháp Thắng đại sư đã mang hết tài lực bình sinh quyết áp đảo kỳ được Trùng Dương nào ngờ liên tiếp đến mấy chục hiệp vẫn bất phân thắng bại.
    Tuy thấy Trùng Dương đã nhảy ra khỏi vòng chiến và kêu xin ngừng tay, nhưng trong lúc tức giận Pháp Thắng đại sư không nghe tung mình đuổi theo quát to :
    - Dù cho sư phụ mi tới đây cũng không sao, ta phải quyết cho mi một vài quyền để trị tội mi đã cả gan phạm thượng. Vừa nói dứt lời, Pháp Thắng đại sư quay tít tay quyền phóng một lúc luôn bốn chưởng, đinh ninh phen này dẫu cho họ Vương bản lĩnh có cao siêu đến đâu, cũng không sao thoát khỏi, chỉ thấy một luồng gió lốc bay ra, bụi bay mù mịt, nhằm khắp bốn phía Trùng Dương công kích mãnh liệt. Không dè bản lĩnh của Trùng Dương đã tới kỳ tuyệt diệu, thân pháp chàng nhanh nhẹn biến ảo vô lường chỉ thấy chàng thoăn thoắt tránh đông né tây. Chẳng những đã tránh khỏi sự tấn công dữ dội của Pháp Thắng đại sư mà chàng còn sử dụng một thế võ tuyệt kỹ là “Cắt Mai chỉ”, đã điểm vào mạch môn hai tay của Pháp Thắng đại sư, vì không có dã tâm gây thù oán cho nên Trùng Dương không vận dụng hết toàn lực chỉ điểm nhẹ mà thôi. Tuy nhiên hai mạch môn ở cách tay của đại sư của in hằn lên ngón tay đỏ như huyết và sưng vù lên, Pháp Thắng đại sư cả giận vung tay toan xông vào đánh nữa. Tôn Trụ thiền sư dơ tay ra hiệu ngăn lại và nói :
    - Thôi hãy ngừng ta, nay đích thân sự phụ của Vương thí chủ tới đây thì ta dễ giải quyết. Nói đoạn, thiền sư lại quay ra nói với mấy vị hòa thượng gác cửa rằng :
    - Các ngươi hãy ra mời vị đạo trưởng đó vào Đại Hùng Điện, chúng ta sẽ ra đó nghênh tiếp. Nói xong, Tôn Trụ thiền sư đưa tay ra hiện cho tất cả các môn đồ theo thiền sư ra Đại Hùng Điện, Vương Trùng Dương cũng nối gót theo sau.
    Ra tới nơi đã thấy Thanh Hư chân nhân ở đó đợi rồi, hai bên đều chắp tay thi lễ, Trùng Dương vội cúi đầu làm lễ sư phụ đoạn đi ra đằng sau Thanh Hư chân nhân khoanh tay đứng hầu. Thanh Hư chân nhân khoan thai nghiêm chỉnh hỏi rằng :
    - Kính thưa lão Phương trượng, tiểu đồ ba năm mới về Tùng Sơn một lần, chẳng hay đã có điều cho xúc phạm tới quí tự, mà bị người của quí tự chặn đường đón lối bắt ép tới đây để trừng phạt đó là vì cớ gì, xin lão Phương trượng chỉ bảo cho bần tăng đặng rõ. Tôn Trụ thiền sư thấy Thanh Hư chân nhân đôi mắt sáng quắc, tiếng nói sang sảng, hai huyệt thái dương nổi cao thì biết không phải tu sĩ tầm thường, mà người đồ đệ của ông ta một lúc đã hạ cả ba môn đồ cao thủ của mình, nếu nay mình nhất đán cố chấp chưa chắc đã mang được phầm thắng lợi mà còn mang tiếng với võ lâm các giới, nên Thiền sư ôn tồn trả lời :
    - Môn đồ của bần tăng thật là lỗ mãng, không dè Vương thí chủ là cao đồ của Đạo trưởng nên trót xúc phạm nhưng cũng chưa có điều chi đáng tiếc xảy ra. Thanh Hư chân nhân thấy Tôn Trụ thiền sư râu tóc bạc phơ, mà thân hình còn quắc thước, tiếng rổn rảng tỏ ra là một người có nội lực, công phu rất cao thâm, lại thấy Thiền sư nói năng lễ độ thì đem lòng ngưỡng mộ vội chấp tay vái dài rồi nói :
    - Thật ra lỗi tại tiểu đồ, hậu sinh chưa biết oai danh của quí tự, nên đã mạo muội xúc phạm, cũng mong lão Phương trượng nể mặt bần đạo mà lượng thứ cho tiểu đồ Nói xong, Thanh Hư chân nhân quay lại trách quở Trùng Dương :
    - Cũng may, các vị Thiền sư nương tay, nếu không thì thật uổng công ta dạy bảo. Quở mắng xong, Thanh Hư chân nhân bắt Trùng Dương tạ tội với Tôn Trụ thiền sư. Tuân theo lời dạy của sự phụ Trùng Dương bước ra cuối đầu tạ tội với lão Phương trượng Tôn Trụ thiền sư nghe Thanh Hư chân nhân quở phạt đồ đệ và dùng lời lẽ khiêm nhường, thì cũng thấy hơi thẹn trong lòng gượng cười nói :
    - Đây một phần lớn cũng do sự lỗ mãng của lũ tiểu tăng bản sự gây ra. Qúy cao đồ có một bản lĩnh phi thường, thật là hậu sinh khả úỵ Hôm nay bần tăng cũng có chút việc cần, không tiện lưu giữ Đạo trưởng, xin hẹn bữa khác. Đạo trưởng có đi qua xin ghé bản tự đàm đạo nhau nhiều hơn Thanh Hư chân nhân nghe nói biết ý Tôn Trụ thiền sư không muốn tiếp mình nên chắp tay cáo từm lão Phương trượng đáp lễ và sai tri khách tiễn hai thầy trò ra khỏi chùa Thanh Hư chân nhân và Trùng Dương đi khỏi chùa được hơn mười dặm, đến lúc không trông thấy bóng Thiếu Lâm tự đâu nữa, lúc đó Thanh Hư chân nhân mới hỏi Trùng Dương đầu đuôi câu chuyện, chàng vội kể lại cho Thanh Hư chân nhân nghe, nào là khi mới xuống núi gặp Âu Trần hòa thượng đón đường và một số hòa thượng ép buộc phải tới Thiếu Lâm tự, rồi chàng đánh ngã mười tám vị La Hán Mộc Nhân ra sao đồng thời hạ ba vị trong Ngũ lão của Thiếu Lâm tự thế nào, như dùng thần công bại Huệ Không, đại lưng phá Ngộ Thiện, chưởng pháp ghẹo Pháp Thắng thiền sư, nhất nhất kể hết cho Thanh Hư chân nhân nghe Thanh Hư chân nhân tươi nét mặt nói :
    - Ta không ngờ võ công của con chóng tiến bộ như vậy, thực thầy cũng không ngờ. Con hãy đi đến các tỉnh phía Nam xem xét, ba năm nữa con trở về thầy sẽ truyền thụ cho con môn “Nhất Dương chỉ” là môn tuyệt kỹ của phái Toàn Chân. Lúc đó, con có thể trở thành thiên hạ đệ nhất danh. Trùng Dương ý muốn hỏi thầy xem tại sao gọi là Nhất Dương chỉ, nhưng tự nghĩ ba năm nữa sư phụ sẽ truyền dạy cho mình. Lúc đó cũng chưa muộn, nên chàng bèn lạy tạ, từ biệt thầy, nhắm phía Nam thẳng tiến. Thanh Hư chân nhân cũng quay về hang Bách Cầm, Lần này, Trùng Dương đi từ Bắc sang Nam. Thoạt tiên, chàng đi từ tỉnh Hà Nam tới Hồ Quang, du lãm những thắng cảnh danh tiếng như “Nam Nhạc Hành Sơn” rồi lại từ Hồ Nam vào Bách Nguyệt dào khắp các tỉnh:
    Xuyên, Điền, Quế... xem xét nhân tình, ngao du thắng cảnh. Thấm thoát đã được ba năm, chàng lập tức quay về Tùng Sơn theo lời căn dặn của sư phụ, thẳng đường vào hang Bách Cầm để bái kiến Thanh Hư chân nhân, chàng bỗng thấy Chu Bá Thông từ trong hang bước ra, nước mắt đầm đìa, vừa đi vừa khóc...
    Trùng Dương giật mình kinh hãi, vội chậm lại hỏi cho biết vì sao khóc lóc như vậy...

    Hết hồi 2, 3

  9. #9
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket songdeyeu's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    502
    Thanks
    30
    Thanked 31 Times in 11 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    cảm ơn cô giáo nhiều...................
    Nếu lúc nào kiếp người quá khổ
    Hãy yêu đời như đã tự yêu ta.

    -NX-

  10. #10
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket songdeyeu's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    502
    Thanks
    30
    Thanked 31 Times in 11 Posts

    Default Ðề: Võ Lâm Ngũ Bá - Kim Dung

    Đọc hết nữa rồi cô giáo ơi,cho học trò nhiều trang một tí
    Nếu lúc nào kiếp người quá khổ
    Hãy yêu đời như đã tự yêu ta.

    -NX-

Trang 1 / 2 12 LastLast

Chủ đề tương tự

  1. Chân dung Rối
    By Boulevard in forum Ảnh Sưu Tầm
    Trả lời: 12
    Bài cuối: 09-07-2010, 08:51 AM
  2. Thần điêu đại hiệp - Kim Dung
    By phale in forum Kiếm hiệp
    Trả lời: 5
    Bài cuối: 19-08-2009, 03:19 PM
  3. Chân Dung....
    By MocXinh_MumMim in forum Nhiếp Ảnh
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 01-08-2009, 06:49 PM
  4. Biển thông báo với nội dung chưa từng thấy
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Ảnh vui - Ảnh lạ
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 16-07-2009, 11:46 AM
  5. Chụp ảnh chân dung
    By COCKOO in forum Kinh nghiệm bóp cò
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 27-05-2009, 11:27 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •