Hình thiếu nữ múa kiếm nơi triền núi gọi thắng tích Vũ Kiếm Thạch.
Tương truyền vào đời nhà Đường có một thiếu nữ cha mẹ bị kẻ thù giết chết.
Chỉ có một mình nàng thoát khỏi trốn lên núi Hoa Sơn.
Thời may nàng gặp được kiếm khách chỉ điểm kiếm thuật. Từ đó ngày đêm nàng khổ công luyện tập chờ ngày thuần thục sẽ hạ sơn rửa hận.
Nào ngờ kẻ thù dò biết được, dùng kim ngân mua chuộc dũng sĩ tìm được lên núi để giết nàng trừ hậu hoạn.
Vừa gặp lúc nàng đang luyện kiếm bên sườn núi, tên dung sĩ thừa cơ nàng bất ý phóng ám khí ra sát hại nàng. Nhưng thiếu nữ lúc gần chết đã phóng mũi kiếm trên tay, cắm phập vào ngực thích khách. Và sau khi nàng chết thi thể nàng vì oán khí không tan cứ đứng mãi không ngã, lâu năm chầy tháng biến thành tượng đá.
Do sự tích trên hậu thế mới gọi tượng đá ấy là Vũ Kiếm Thạch.
Còn hình ông câu bên suối nước gọi là thắng tích Hiếu Tử Thạch.
Nguyên do vì ở chân núi Hoa Sơn có một khe nước rất sâu và rộng, nơi dưới khe có một loại cá thịt rất ngon gọi là ngân ngư, bán rất được giá.
Bởi thế sơn dân ở Hoa Sơn rầm rộ kéo đến câu, chài nên chẳng mấy chốc loài ngân ngư gần như tuyệt giống.
Tượng đá Hiếu Tử họ Triệu tên Tử Cáng, vốn là một sĩ tử, văn hay chữ tốt vì chạy loạn Hoàng Sào nên cùng mẹ già ẩn cư tại núi Hoa Sơn.
Người mẹ của chàng ta quê ở Triết Giang, mắc phải chứng đau bụng kinh niên, chi có Ngư thang mới diệu trị được bịnh tình.
Một hôm bịnh tình của mẹ Triệu Tử Cang bộc phát, rên la suối ngày, bà biết nơi sinh cảnh này không làm gì tìm được cá tươi, nên bảo Triệu Tử Cang tìm cách cho bà chết để tránh sự đau đớn hành hạ. Nhưng Tử Cang là một người con hiếu thảo, đâu nỡ đành lòng.
Ông lập tức lấy cần câu chạy bay đến khe Bích Tùng noi theo gương “Nhị thập tứ hiếu” khóc than cho tuyết tan để tìm Lý Ngư về dâng cho mẹ.
Có lẽ vi lòng hiếu của Tử Cang cảm động đến trời, không đầy nửa tháng, ông đã câu được ba con ngân ngư, mừng rỡ ông định xách cá trở về, nào ngờ người lối xóm đến cho hay, mẹ Ông quá đau đớn không chịu được đã treo cổ tự ảị
Triệu Cang nghe xong người chết điếng, đôi mắt từ từ nhắm lại, ngồi im bất động như hình cây tượng gỗ.
Người láng giềng thấy ông ngồi im mãi, định lay ông dậy, nào ngờ lúc rờ đến người ông thì thân mình ông đã lạnh như băng giá cứng từ lúc nàọ
Và kỳ lạ thay, sau khi Tử Cang lìa trần, thi hài như mọc rễ xuống đá, mọi người muốn khiêng về chôn cất, không làm sao khiêng nổi, đành để yên đấy năm tháng dần trôi xương thịt đã biến thành phiến đá.
Hai hình người hóa đá ấy: một ở sườn non, một bên khe suối đối diện nhau.
Nghe bô lão trong vùng thuật lại thì cứ mỗi lần giông to gió lớn thường nghe tiếng múa kiếm vi vu của người thiếu nữ cùng tiếng thở dài não ruột của ngư ông. Sơn dân trong vùng vì thế ít ai dám lai vãng đến chỗ ấỵ
Độ trăm năm về trước nhằm ngày vía của Tây Nhạc Sơn Thần, đột nhiên thiên lôi địa ám, mưa tuôn như xối, sấm sét nổ rung chuyển cả rừng núi, tượng đá Vũ Kiếm Thạch bị sét đánh bay mất một mảng vai tóc và sau lưng tượng Hiếu Tử Thạch thì sét soi thủng một lỗ thật lớn. Sau trận sét ấy những hiện tượng ma quái mới chấm dứt tới naỵ