Bạn có tố chất của 1 nhà lãnh đạo hay không - Cùng tìm hiểu về chỉ số EQ để hiểu
EQ là gì?
• EQ của bạn là bao nhiêu?
• Bạn có thể làm gì để nâng cao EQ của bạn?
:01p2:Chỉ số EQ là gì?
EQ là viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" - chỉ số cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer vào năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995), trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional intelligence), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc, còn gọi là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm xúc”.
EQ - Nghệ thuật lãnh đạo thành công
Chỉ 25% các nhà lãnh đạo thành công có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Vậy con số vượt trội – 75% số người còn lại – thành công của họ đến từ đâu? Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, chỉ số EQ chính là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.
Tầm quan trọng của EQ trong điều hành doanh nghiệp
EQ là khả năng quản lý cảm xúc giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và để cải thiện các mối quan hệ của chúng ta đối với mọi người. Tất cả chúng ta đều có cảm xúc – bởi vì chúng ta đều là con người. EQ là một bộ những kỹ năng bao gồm: Biết mình, Tính lạc quan, Khả năng lựa chọn cách thức phản hồi cảm xúc phù hợp nhất cùng với sự Thấu cảm giữa mọi người.
Vai trò của nhà quản lý/ lãnh đạo là làm việc cùng với mọi người để đạt được mục tiêu. Điều này diễn ra ở hai đối tượng – với nhân viên vì ta cần họ thực thi các chỉ dẫn hoặc làm theo những chỉ đạo và đối tượng còn lại như là khách hàng, nhà cung cấp, và các đối tượng khác. Bởi vậy, con người là nguồn lực quan trọng nhất trong những tình huống này.
Một người lãnh đạo với năng lực EQ cao là người hiểu rõ bản thân và người khác, đặc biệt với những người họ thường xuyên liên hệ trong công việc. Một người lãnh đạo sở hữu các kỹ năng EQ mạnh mẽ biết cách ảnh hưởng tới người khác bằng sự lạc quan, họ chọn được cách đáp trả hay nhất trong các tình huống khác nhau, họ luyện tập sự thấu cảm với nhân viên, do đó giành được sự cam kết và ủng hộ của nhân viên. Thực tế cho thấy, mọi người thường tôn trọng và làm theo người lãnh đạo có kỹ năng con người giỏi – không chỉ trình độ học vấn hay kỹ thuật. Bên cạnh những lý do về kinh tế để làm việc thì hầu hết chúng ta làm theo vì người lãnh đạo ghi nhận và phát triển những khả năng tốt nhất của chính chúng ta.
Để nâng cao cảm xúc bản thân trong điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý/ lãnh đạo được yêu cầu cần phải “khách quan” - hãy tập trung và đừng đưa cảm xúc vào công việc. Điều này đặc biệt quan trọng ở các xã hội Châu Á – nơi mà bất cứ sự thể hiện nào của cảm xúc đều được coi là “yếu đuối”.
Mặc dù vậy, tất cả chúng ta đều biết rằng thật khó khăn để hành động mà không có cảm xúc. Quyết định hàng ngày của chúng ta được cảm xúc điều hướng. Ví dụ, ra quyết định thuê một nhân viên chính là quyết định về kỹ năng của một ứng viên nhưng nó cũng bao gồm một cái nhìn tổng hòa các điểm tốt từ con người đó. Đàm phán một thương vụ đầu tư kinh doanh không chỉ là những con số mà còn bao gồm cảm nhận tinh tế về đối tác – cảm nhận về những người mà chúng ta sắp cùng làm việc.v.v
01p2:Nên học EQ như thế nào?
Trong khi chỉ số IQ ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số EQ có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Nguyên nhân là bởi EQ là các kỹ năng giống như các năng lực khác mà chúng ta học – chúng ta có thể tập luyện thường xuyên để đồng hóa chúng thành một phần trong tư duy của mình – nhưng quan trọng hơn cả - là nhận biết được hành vi EQ ảnh hưởng tốt hơn như thế nào đối với những người mà chúng ta cùng làm việc hàng ngày.
Nói về vấn đề này, Thạc sỹ Bernard Law (Singapore), một chuyên gia huấn luyện được cấp Chứng chỉ Trí tuệ cảm xúc 6 giây (Hoa Kỳ) cho biết: “Nghiên cứu chỉ ra rằng EQ hay kỹ năng con người đóng vai trò quan trọng hơn các kỹ năng về mặt kỹ thuật trong việc quyết định một người lãnh đạo tài năng hay chỉ là một người đảm nhiệm vị trí tròn vai. Những người đã tham gia khóa đào tạo EQ đã cải thiện hiệu suất công việc và quan hệ với mọi người tốt hơn. Nhiều năm nghiên cứu đã tiết lộ rằng những tổ chức có nhà lãnh đạo sở hữu kỹ năng EQ mạnh mẽ thì đã giảm đi được tốc độ thay đổi nhân sự, năng suất cao hơn cũng như nhân viên tận tụy và vui vẻ hơn.”
Thạc sỹ Bernard Law, giảng viên của chương trình đào tạo EQ dành cho lãnh đạo được tổ chức ngày 17 tháng 5 tại Trung tâm Đào tạo QTKD INPRO - Hà Nội, nhận xét: “Trong quá trình làm việc với người Việt Nam nói chung, tôi nhận thấy họ là những người luôn luôn học hỏi – “đói“ những kỹ năng và kiến thức mới. Đây là một điểm cộng quan trọng vì nền kinh tế Việt Nam đang ở tư thế sẵn sàng phát triển theo cấp số mũ. Với mong muốn học các kỹ năng EQ, họ sẽ thu được thêm thuận lợi trong việc thu nhận được kiến thức kinh doanh cũng như kỹ thuật. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo trong các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều lợi ích từ khóa học này và áp dụng được ngay các kỹ năng EQ. Hầu hết tất cả, tôi chắc chắn họ sẽ học rất nhanh với một tinh thần tư duy cởi mở.”
Như vậy, tư duy người học đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của khóa học. Học viên được yêu cầu phải cởi mở trước những thách thức mới trong suy nghĩ – sẵn sàng chia sẻ để phản ánh cũng như để liên hệ tới những khái niệm/ kỹ năng chủ chốt của EQ trong cuộc sống hàng ngày của họ - ở cả trong công việc và trong gia đình hay bạn bè.
Bên cạnh đó, điều đầu tiên trong phương pháp học là chấp nhận cảm xúc là một phần trong cuộc sống của chúng ta – chúng ta nên nắm lấy chúng và quản lý chúng để tạo ra lợi ích. Thứ hai, những cảm xúc chứa đựng thông tin hoặc hiểu biết về những tình huống, những con người hoặc về bản thân chúng ta mà chúng ta nên khơi nguồn để trợ giúp tư duy. Thứ ba, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cần nhiều hơn những năng lực kỹ thuật hoặc tri thức để vượt trội và nó cũng đòi hỏi EQ như vậy hoặc những gì thường được nhắc đến như là kỹ năng con người để tạo ra sự khác biệt thực sự.
Ích lợi và hiệu quả của khóa học không hạn chế bởi kinh nghiệm làm việc của học viên vì cảm xúc là nhân tố luôn tồn tại trong mỗi con người. “Phần thưởng” dành cho những ai nhận thức sâu sắc cảm xúc là vấn đề nội tại của bản thân, cần được khơi nguồn và sử dụng trong công tác lãnh đạo tập thể.
(ST)