Bài 1 đến 10/769

Chủ đề: Buồn tàn thu

Threaded View

  1. #36
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket thuphong's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.821
    Thanks
    3.762
    Thanked 7.876 Times in 1.850 Posts

    Default Re: Buồn tàn thu

    Trích dẫn Trích dẫn của Mây Trắng Xem bài viết
    Cảm ơn lời khen tặng của chị, nhưng Mây không dám nhận là mình đa tài đâu ! Mỗi người đều có sự thưởng thức nghệ thuật khác nhau. Tranh của Picasso luôn có giá trị lớn, nhưng đâu phải ai cũng thấy nó đẹp ? Chị thấy tác phẩm của Mây đẹp thì chắc là chúng ta theo cùng một trường phái đó thôi. Mây rất sẵn lòng trao đổi cùng chị những gì chị cần, nếu vấn đề đó không quá tầm và sức của mình.

    Chị muốn có vài “chiêu” để thiết kế tranh thơ cho đẹp, thì chị đang có một chiêu cơ bản nhất rồi đó: “-Đã làm, và thực sự chưa hài lòng tác phẩm của mình !”

    Vâng, đó chính là điều quan trọng nhất – là động cơ thúc đẩy bản thân luôn phải đi tìm , học hỏi và sáng tạo. Nếu lúc nào đó ta thấy hài lòng với những gì ta đã làm, thì xem như ta đã vĩnh viễn dừng chân tại đó rồi.

    “Chiêu” kế tiếp là hãy BẮT CHƯỚC. Người ta vẫn thường lên án chuyện bắt chước, là đánh cắp, là thiếu sáng tạo v.v…Nhưng ở đây chúng ta không bắt chước theo kiểu copy nguyên mẫu tác phẩm của người khác để mưu lợi vật chất, công danh; mà chúng ta bắt chước cách làm để học hỏi. Đừng đánh giá thấp chuyện bắt chước, bởi suy cho cùng, mọi sự học hỏi đều bắt đầu từ sự bắt chước. Thuở nhỏ, chúng ta bắt chước các cô các thầy để tập đọc a, bờ cờ…các phép toán cộng-trừ-nhân-chia; lớn lên thì học sinh ngữ, học nghề… thì bây giờ cũng vậy thôi.

    Chị Thu Phong hãy copy ngay bất kỳ một tác phẩm nào mà chị thấy đẹp. Rồi hãy cố gắng phân tích nó: Nó đẹp ở điểm nào ? Bố cục ? Màu sắc ? Nó còn chỗ nào có thể điều chỉnh lại cho đẹp hơn ? Và sau đó bắt tay vào thực hiện tác phẩm của mình , bắt chước theo những cái hay trong tác phẩm copy đó và điều chỉnh lại những chỗ mà mình cho là chưa đạt.

    Để thiết kế tranh thơ (hay thơ tranh?), Mây gợi ý chị Thu Phong nên phân loại như sau:
    1- THƠ chính + TRANH phụ: Bài thơ là chính, tranh chỉ để làm nền cho bắt mắt hơn, hoặc tạo thêm một chút phần hồn cho thơ.
    2- THƠ chính + TRANH chính: Thơ và tranh cùng có giá trị như nhau trong tác phẩm và cùng nâng cao giá trị lẫn nhau.
    3- THƠ phụ + TRANH chính: Tranh có giá trị nghệ thuật cao nhất, thơ chỉ phụ họa. Thể loại này thường là cảm tác: Nhìn ngắm một bức tranh, bức ảnh đẹp (có thể của chính mình hay của một ai khác), mình cảm tác thành thơ (Có thể hiểu là bức tranh, bức ảnh đã sinh ra bài thơ )

    Thực ra có nhiều điều đối với người này rất đơn giản nhưng đối với người khác lại rất mới mẻ và lúng túng khi bắt đầu chính vì vậy mới sinh ra trường lớp học để giáo viên là những người đã biết có thể giúp những người chưa biết con đường thẳng để đỡ phải mầy mò tìm kiếm, mình cũng nhất trí với bạn là ta phải bắt chước, có điều lý thuyết thì đúng như bạn nói mình cũng xem những tranh thơ mọi người làm có cái đẹp, có cái chưa đẹp, có cái xấu… (theo con mắt nhận xét của mình) có điều áp dụng vào mỗi bài thơ mỗi bức tranh nó rất khác, tuy rằng biết chủ đề của bài thơ là vậy…. tìm tấm ảnh phù hợp rồi nhưng để có thể đưa nó hòa hợp vào nhau và tôn nhau lên là điều k đơn giản chút nào. TP có đề nghị như thế này bạn xem có thể giúp k nha. Chọn một vài bài thơ của TP và bạn phân tích cụ thể trên chính bài thơ đó rồi bạn chỉ cho TP cách làm cũng như chọn ảnh có được không. Đôi khi có những điều biết là nó cũng phù phiếm thôi nhưng thực sự cũng rất thích biết.
    Cám ơn bạn nhiều nha.
    Last edited by thuphong; 29-03-2016 at 02:13 PM.
    Sẽ còn có ngày mai

  2. Thành viên cám ơn bài của thuphong:

    Mây Trắng (06-04-2016)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •