Mây Trắng (28-03-2016)
.
Tình xuân bất diệt…..
Người thiếu phụ giữa vườn đào chải tóc
Hương gần xa và ong bướm kề bên
Nắng bừng lên… những hạt nắng tháng giêng
Sao ấm áp sao mà thân thương quá
Hương từ đâu có phải làn hương đã
Từ mùa xưa từ muôn kiếp bể dâu
Hương đất trời hay hoa lá gửi cho nhau
Hương mùa xuân rủ nhau cùng trẩy hội
Bông bưởi thơm đóa hải đường tươi rói
Hoa cúc vàng hoa bướm tím dễ thương
Cả chua me cũng góp nụ bên đường
Dẫu nho nhỏ nhưng ngát lòng chờ đợi
Người thiếu phụ đang mơ gì xuân mới
Một con đường thẳng lối giữa bình minh
Một niềm vui khao khát cuối hành trình
Những niềm yêu rạng ngời trên mắt thẳm
Góc cuối vườn một cội cây già lắm
Từ bao giờ cũng mướt mát những hoa
Bông cuối mùa chắt chiu tháng năm qua
Ngan ngát tím cụm sầu đâu đăng đắng
Em cứ đẹp cứ tươi cứ thắm
Dẫu rồi đây tàn lụi cả hình hài
Thì chính em đã để lại ngày mai
Cành trĩu quả nối tình xuân bất diệt
Ơi nàng xuân cứ mỗi lần đưa tiễn
Là một lần đón xuân sẽ hồi sinh
24/03/2016
Thu Phong
Sẽ còn có ngày mai
Mây Trắng (28-03-2016),Phu sinh (04-07-2016),Tường Thụy (21-04-2016)
Cảm ơn lời khen tặng của chị, nhưng Mây không dám nhận là mình đa tài đâu ! Mỗi người đều có sự thưởng thức nghệ thuật khác nhau. Tranh của Picasso luôn có giá trị lớn, nhưng đâu phải ai cũng thấy nó đẹp ? Chị thấy tác phẩm của Mây đẹp thì chắc là chúng ta theo cùng một trường phái đó thôi. Mây rất sẵn lòng trao đổi cùng chị những gì chị cần, nếu vấn đề đó không quá tầm và sức của mình.
Chị muốn có vài “chiêu” để thiết kế tranh thơ cho đẹp, thì chị đang có một chiêu cơ bản nhất rồi đó: “-Đã làm, và thực sự chưa hài lòng tác phẩm của mình !”
Vâng, đó chính là điều quan trọng nhất – là động cơ thúc đẩy bản thân luôn phải đi tìm , học hỏi và sáng tạo. Nếu lúc nào đó ta thấy hài lòng với những gì ta đã làm, thì xem như ta đã vĩnh viễn dừng chân tại đó rồi.
“Chiêu” kế tiếp là hãy BẮT CHƯỚC. Người ta vẫn thường lên án chuyện bắt chước, là đánh cắp, là thiếu sáng tạo v.v…Nhưng ở đây chúng ta không bắt chước theo kiểu copy nguyên mẫu tác phẩm của người khác để mưu lợi vật chất, công danh; mà chúng ta bắt chước cách làm để học hỏi. Đừng đánh giá thấp chuyện bắt chước, bởi suy cho cùng, mọi sự học hỏi đều bắt đầu từ sự bắt chước. Thuở nhỏ, chúng ta bắt chước các cô các thầy để tập đọc a, bờ cờ…các phép toán cộng-trừ-nhân-chia; lớn lên thì học sinh ngữ, học nghề… thì bây giờ cũng vậy thôi.
Chị Thu Phong hãy copy ngay bất kỳ một tác phẩm nào mà chị thấy đẹp. Rồi hãy cố gắng phân tích nó: Nó đẹp ở điểm nào ? Bố cục ? Màu sắc ? Nó còn chỗ nào có thể điều chỉnh lại cho đẹp hơn ? Và sau đó bắt tay vào thực hiện tác phẩm của mình , bắt chước theo những cái hay trong tác phẩm copy đó và điều chỉnh lại những chỗ mà mình cho là chưa đạt.
Để thiết kế tranh thơ (hay thơ tranh?), Mây gợi ý chị Thu Phong nên phân loại như sau:
1- THƠ chính + TRANH phụ: Bài thơ là chính, tranh chỉ để làm nền cho bắt mắt hơn, hoặc tạo thêm một chút phần hồn cho thơ.
2- THƠ chính + TRANH chính: Thơ và tranh cùng có giá trị như nhau trong tác phẩm và cùng nâng cao giá trị lẫn nhau.
3- THƠ phụ + TRANH chính: Tranh có giá trị nghệ thuật cao nhất, thơ chỉ phụ họa. Thể loại này thường là cảm tác: Nhìn ngắm một bức tranh, bức ảnh đẹp (có thể của chính mình hay của một ai khác), mình cảm tác thành thơ (Có thể hiểu là bức tranh, bức ảnh đã sinh ra bài thơ )
thuphong (29-03-2016)
Thực ra có nhiều điều đối với người này rất đơn giản nhưng đối với người khác lại rất mới mẻ và lúng túng khi bắt đầu chính vì vậy mới sinh ra trường lớp học để giáo viên là những người đã biết có thể giúp những người chưa biết con đường thẳng để đỡ phải mầy mò tìm kiếm, mình cũng nhất trí với bạn là ta phải bắt chước, có điều lý thuyết thì đúng như bạn nói mình cũng xem những tranh thơ mọi người làm có cái đẹp, có cái chưa đẹp, có cái xấu… (theo con mắt nhận xét của mình) có điều áp dụng vào mỗi bài thơ mỗi bức tranh nó rất khác, tuy rằng biết chủ đề của bài thơ là vậy…. tìm tấm ảnh phù hợp rồi nhưng để có thể đưa nó hòa hợp vào nhau và tôn nhau lên là điều k đơn giản chút nào. TP có đề nghị như thế này bạn xem có thể giúp k nha. Chọn một vài bài thơ của TP và bạn phân tích cụ thể trên chính bài thơ đó rồi bạn chỉ cho TP cách làm cũng như chọn ảnh có được không. Đôi khi có những điều biết là nó cũng phù phiếm thôi nhưng thực sự cũng rất thích biết.
Cám ơn bạn nhiều nha.
Last edited by thuphong; 29-03-2016 at 02:13 PM.
Sẽ còn có ngày mai
Mây Trắng (06-04-2016)
Chị Thu Phong,
Làm sao M dám “phân tích cụ thể” bài thơ của chị rồi lại dám “chỉ cách chọn ảnh” để làm tranh thơ ?
Phân tích thơ như thế phải là giới chuyên phê bình thơ, văn học. M chỉ có thể đọc và cảm nhận như một người bình thường. Lúc vui, lúc buồn, lúc phấn khởi, lúc chán nản… sẽ có những cảm nhận khác nhau và thường là rất chủ quan, khó có thể đồng cảm trọn vẹn với tác giả được. M thực hiện tác phẩm cho chính mình thì có thể chị sẽ thấy đẹp, nhưng thực hiện cho bài thơ của chị thì cũng vì lẽ đó chị sẽ thấy nó có khuyết điểm ngay.
Như M đã nói ở comment trước, chúng ta không bắt chước theo kiểu copy 100% tác phẩm của người khác, mà chúng ta chỉ copy cách làm. Khi có được một tác phẩm nào đó mà chị nhận thấy đẹp, chị phải phân tích cho được nó đẹp ở chỗ nào ? Điều này rất quan trọng, vì nếu không phân tích được thì ta không thể bắt chước được. Phân tích cái đẹp ở đây không phải là phân tích theo kiểu chuyên gia, mà phân tích theo cảm nhận của riêng mình thôi. Ví dụ: Có thể chị thấy cái ảnh nền đẹp, màu sắc, chi tiết trong ảnh phù hợp với nội dung bài thơ, thì chị ghi nhận liền: Ảnh nền màu vàng úa, xưa cũ. Ảnh chỉ lấy nét vào chủ thể một chiếc lá vàng, còn tất cả khung cảnh nền thì lung linh, mờ nhạt v.v…
Rồi đến giai đoạn thực hiện: Với tranh thơ thì chỉ cần camera của smartphone là đủ, chị chụp lấy những tấm ảnh tương tự và có thể chọn góc nhìn cho vừa ý hơn. Có thể chụp nhiều tấm, sau đó là xử lý bằng Photoshop để ghép; xóa; làm mờ phông nền; xóa biên; chuyển màu v.v…
Có thể những tác phẩm đầu chị sẽ chưa được vừa ý, nhưng đừng nản, hãy cứ tiếp tục. Chuyện gì cũng vậy, “vạn sự khởi đầu nan” mà ! Rồi chị sẽ thấy mình tiến rất nhanh.
M sẽ trao đổi thêm với chị lần sau.
Chúc chị vui, khỏe.
thuphong (10-04-2016)
Ui, nói phân tích cụ thể nghe nó đao to búa lớn quá thực ra mình k có ý nói phân tích kiểu phê bình thơ mà chỉ là mình muốn biết ví dụ bạn định làm tranh thơ về 1 bài thơ nào đó thì cách bạn chọn chủ đề như thế nào vậy thôi, nói cảm nhận toàn bộ ý thơ của tác giả thì khó nói lắm mà đơn giản là chủ đề của bài thơ (nếu là một bài thơ k quá lan man để người đọc cũng k hiểu tác giả muốn nói gì) tất nhiên mình hiểu khi làm thơ hay tranh thơ cũng ngẫu hứng lắm. Đôi lúc có bài viết trong 15' có bài k thể viết xong cũng như tranh thơ có khi đọc bài thơ có ý tưởng ngay nhưng có lúc muốn làm nhưng k nghĩ ra nên bắt đầu từ đâu, nói tóm lại theo bạn với một bài thơ dài nên làm tranh thơ như thế nào thì đẹp? Ví dụ bài "Tình xuân bất diệt" phía trên đầu tiên mình chỉ định làm cái tiêu đề thôi nhưng làm kiểu gì cũng thấy rất xấu, mình cũng đã áp dụng bài tương phản mầu của bạn nhưng có lẽ chưa thuộc bài nên kiểu gì nó cũng k ổn tẹo nào, cách bố trí chữ với nền chắc nó có quy tắc thế nào đó, nói chung botay.com, có lẽ mình k có năng khiếu về hội họa.
Last edited by thuphong; 11-04-2016 at 09:25 AM.
Sẽ còn có ngày mai