Bài 1 đến 10/28

Chủ đề: Danh mục các giống chó

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket MinhThy's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.088
    Thanks
    2.347
    Thanked 1.804 Times in 388 Posts

    Default Ðề: Danh mục các giống chó

    (死寐狗) Tử mị cẩu:
    Khi ngủ chó nằm ngữa ra trong tư thế như bị chết, bốn chân và thân mình xoải dài ra, ngực như ngừng thở.

    (麟行狗) Lân hành cẩu:

    Khi bước đi cả thân mình con chó đều lắc qua, lắc về như con kỳ lân và từng bước chân cũng uốn éo khi đặt xuống đất. Về điểm này thường biểu lộ ra mỗi khi chó hân hoan gặp được chủ. Giống chó này thì lông phải dài nên khi đi mới có điệu bộ giống y con kỳ lân. Đây là con chó được xếp hạng đệ lục trong tướng pháp của chó.

    (虎步狗) Hổ bộ cẩu:
    Bốn chân khi đi rất khoan thai, nhưng chắc chắn, mỗi bước chân đặt xuống đất thì các xương cốt trên phần thân thể đều lộ ra.

    Về Lân hành và Hổ bộ, quý vị có thể nhìn cách đi của người múa Lân, cũng như xem cách đi của con cọp thì sẽ hiểu rõ thêm.

    (黑狗) Hắc cẩu:
    tiếng Việt Nam còn gọi là chó mực, một giống chó toàn thân đều đen tuyền, người ta tin rằng loại chó này mắt thấy được ma, và ma quái rất kỵ loại chó này, nhất là máu huyết của nó. Một số thầy pháp khi trị về tà ma thường dùng máu của giống chó này. Nhà có ma người ta thường nuôi chó này thì ma không dám ở trong nhà nữa mà phải bỏ đi nơi khác.

    (黑白四目狗) Hắc Bạch tứ mục cẩu:

    là loại chó toàn thân lông trắng hoặc toàn thân lông đen, trên hai mắt lại có lông xoáy lại trông giống như hai con mắt nữa, loại này vì cái xoáy cùng màu lông nên khó nhận ra, phải nhìn kỷ mới thấy được. Đặc biệt đã là chó đen mà có thêm bốn mắt thì chắc chắn tà ma sợ nhất vì hai con mắt đặc biệt này khi nhìn ma quái, tự nó sẽ phát ra những tia vô hình như tên đạn bắn vào tà ma vậy.

    (黑狗四目) Hắc cẩu tứ mục:
    Là giống chó màu đen nhưng không đen tuyền, bốn chân và bụng là màu vàng, có hai đốm vàng trên mắt, trông như bốn mắt. Đây là giống chó rất dữ dằn, người ta thường nuôi để giữ gìn những doanh trại, công ty, loại chó này nếu nuôi một lúc vài ba con thì khi tấn công địch thủ, chúng đều hợp lực tấn công cùng một lúc từ các phía khác nhau.

    (黑狗四白) Hắc cẩu tứ bạch:
    cũng là giống chó đen, nhưng dưới bụng và bốn chân đều trắng ở phần dưới y như mang vớ, loại chó này cũng mang đến sự giàu sang cho gia chủ.

    (三眼狗) Tam nhãn cẩu:

    là một loại chó có nhiều màu khác nhau, có khi là bạch, hắc, hoàng hoặc nhiều mằu. Giống này đặc biệt trên đầu, giữa hai mắt có một đốm nhỏ, gọi là con mắt thứ ba. Đây là giống chó có biệt tài tự nó biết trước có chuyện gì sẽ xảy ra trong đêm, vì vậy khi nuôi loại này, ban đêm nếu thấy nó có cái vẽ lo lắng, bồn chồn hoặc rên rỉ, ắt là có chuyện trộm cướp sẽ xảy đến, hay tai họa sắp đến với gia chủ. Có những con rất khôn, vì biết trước chủ gặp tai nạn nên nó tìm cách ngăn cản như cắn ống quần lôi chân lại không cho đi, hoặc sủa lên, hoặc tìm những cách khác cố làm cho chủ hiểu. Vì vậy người nuôi cần phải lưu ý và đoán ý định của nó muốn nói gì với mình.

    Thỉnh thoảng lại có một con chó mà tự nó lại có nhiều tướng tốt. Những con như vậy thì càng tăng sự tốt thêm như nuôi được hai ba con có quý tướng vậy.

    Sự sắp xếp theo thứ tự đệ nhất, đệ nhị tướng pháp của chó v.v… không có nghĩa là nó tốt nhất, tốt nhì mà chỉ về sự tìm kiếm khó gặp loại chó đó.

    Các con chó được kể ra ở trên đều là quý tướng cẩu, nếu có nó chủ nhân chắc chắn sẽ gặp may mắn, phát phú quý, thăng quan tiến chức v.v…

    (St)
    Last edited by MinhThy; 10-09-2009 at 10:01 AM.

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket MinhThy's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.088
    Thanks
    2.347
    Thanked 1.804 Times in 388 Posts

    Default Ðề: Danh mục các giống chó

    Ngoài một số tướng pháp nói trên, phần âm thanh của chó cũng rất quan trọng, nếu chúng ta lưu ý để nghe, thì tiếng sủa của chó cái và chó đực sẽ khác nhau, chó đực thì giọng sủa hùng hổ và trầm, còn tiếng sủa của chó cái sẽ thanh và trong trẻo hơn. Tiếng sủa từ một con chó nhà giàu khác hẳn với tiếng sủa của con chó nhà nghèo. Nghe qua hẳn quý vị cảm thấy mắc cười cho là chuyện tiếu, nhưng hãy quan sát rồi quý vị sẽ thấy.

    Từ quan sát phần âm thanh của con người mà các nhà tướng số có thể đoán biết vận mạng sang hèn của một người nào đó, như nữ đới âm nam 女帶 音男 tức là người đàn bà khi phát âm, tiếng nói như đàn ông thì đó là hạng người khắc phu hại tử (剋夫害子), nhất định là phải hai ba đời chổng và khó nuôi con. Hoặc trong lúc phát âm, trong tiếng nói có pha lẫn âm thanh nức nở như tiếng khóc, đây là hạng người mà trong tướng mệnh học xếp vào cách trích lệ chi nhân (滴淚之人) nghĩa là cuộc đời phải khổ lụy với đàn ông.

    Chó cũng vậy, nếu chó cái thì khi sủa giọng phải thanh, nếu sủa mà chen vào cái âm của chó đực thì sẽ phá hại gia chủ, hoặc trong âm sủa mà có pha lẫn tiếng ăng ẳng như đang bị con khác cắn thì cũng là loại sát chủ, chủ sẽ mang họa vào thân.

    Cũng như nam đới âm nữ 男帶音女 là đàn ông mà khi phát âm lại có giọng the thé của đàn bà, người này nhất định phải lao đao trên đường công danh sự nghiệp, dù có đi tu cũng dễ bị hoàn tục hoặc mang tiếng thị phi. Đây là hạng người khôn ngoan, có tài nhưng tánh khí như tiểu nhân.

    Chó đực cũng vậy, khi sủa giọng phải có khí lực và xuất phát từ lồng ngực, do đó âm thanh phát ra phải hùng hổ. Nếu chỉ sủa ra bằng miệng, thì tiếng sủa nghe trong trẻo như tiếng sủa của chó cái, như vậy cũng thuộc loại dỡ, hay cắn bậy người ta và làm trở ngại sự tiến thân của chủ nhà.

    Từ quan sát tướng mệnh của con người, chó cũng có những tướng pháp tương tự, chó mà lúc đi bốn chân bành ra theo hình chữ bát (八), mắt lại lim dim, thì đó là giống chó rất dê xồm, suốt ngày chỉ luẩn quẩn theo bên mấy con chó cái, loại này thường được nuôi để gầy giống y như heo nọc vậy.

    Vì bài viết có tính cách giới hạn trong phạm vi báo xuân Bính Tuất, nên người viết chỉ đề cập về tướng pháp căn bản của chó mà thôi, vì nếu phải viết ra những chi tiết thì cũng cần đến một cuốn sách để giảng nghĩa như bàn về tướng mệnh học của con người vậy.
    Ngoài ra chó cũng là một loài vật mà tự nó rất giỏi về thuật phong thủy, đúng ra thì phải tặng cho chó cái biệt hiệu là phong thủy sư ( Master of feng-shui ), con người sinh ra dù có học vài chục năm về các bộ môn như Bát Trạch, Loan Đâù, Huyền Không v.v… chưa chắc đã biết được các khí mạch tốt hoặc xấu ở dưới lòng đất dù trên tay có la bàn. Nhưng chó chỉ nhìn một cái là biết ngay đất chổ nào tốt, chổ nào xấu. Hãy quan sát chó, trước khi nằm xuống trên mặt đất, chó luôn luôn cúi xuống khoảnh đất và đảo ít nhất là một vòng, chổ lạ thì nhiều vòng hơn, nếu gặp chổ xấu thì tuyệt đối chó không bao giờ nằm xuống. Từ quan sát điểm này, nhưng chổ mà chó chê không nằm xuống, quý vị thử trồng cây, đặt chậu hoa, chậu cá v.v… chắc chắn cây hoa và cá sẽ chết rất sớm, bởi vì từ dưới lòng đất đó có những hắc khí rất xấu xa. Những nơi này làm người ở trong nhà hay bị bệnh hoạn, uể oải hoặc thường gặp chuyện xui xẻo, bực mình v.v…Nói chung là xấu nếu người nào đó thường xuyên ở trên khu vực này như văn phòng làm việc, chổ ngủ v.v…

    Hoặc quý vị nuôi chó trong nhà, nếu như trường hợp nào đó mà chó không thể ra ngoài được để làm công việc đại tiểu tiện, chắc chắn chó sẽ làm bậy trong nhà. Tuy nhiên không phải nơi nào chó cũng làm bậy, những chổ mà chó đã đại tiểu tiện, nếu đọc giả nào am tường về bộ môn Loan đầu hoặc Huyền Không thì hiểu ra rằng những nơi đó đều là khu vực xấu trong trạch vận. Như vậy mới thấy chó quả thật đáng phong danh là Phong thủy sư. Cũng từ điểm này khi quý vị đặt căn nhà để cho chó ở (dogs house) trên một khoảng đất nào đó mà chó không chịu vào ở, thì chắc chắn chổ đó là vủng đất xấu, nên di chuyển căn nhà chó đến vị trí khác, hoặc thấy chổ nào chó thường nằm thì nên đặt căn nhà ở trên chổ đó.

    Như đã nói trên, chó nuôi để giữ của và bảo vệ con người, nên giống chó lớn và bé cũng phân biệt khác nhau, các giống lớn con như German Shepherd, Black Labrador, giống có hình dáng trung bình như Cocker Spaniel, Papillion hoặc các giống nhỏ như Rat terrier, chihuahuas (tea cup) là loại có thể bỏ vào trong túi áo. Tất cả các giống trên và hàng chục giống khác nhau nữa, đều có cùng các tướng pháp như đã nói ở trên. Lẽ đương nhiên để bảo vệ chủ nhân thì chó càng lớn càng tốt, các nhà giàu thường nuôi chó bự con. Tuy nhiên theo ngưòi viết bài này thì tùy vào sự lớn nhỏ của căn nhà mà nuôi loại chó nào. Dù lớn hoặc bé chúng đều có khả năng báo động như nhau mỗi khi có người lạ hoặc loài vật khác đến nhà. Ngày nay nhờ vào nhân loại văn minh, nên hầu hết các căn nhà ở các nước Tây phương đều có hệ thống an ninh (security systems), nên chó trở thành một giống vật được nuôi cho thêm vui cửa vui nhà và cũng là cái mốt (model) mà con người bắt chước nhau. Tuy nhiên đối với một số người, ý nghĩa có chó thì có của, không có chó nghĩa là
    không có của vẫn không bao giờ thay đổi.

    Riêng đối với người tây phương thì chó được xem như một phần tử của gia đình, họ rất yêu quý súc vật, thức ăn của chó cũng được bán chung trong các siêu thị, chó được mang họ cùng với chủ nhà. Luật pháp không bắt buộc như thế, tuy nhiên nếu quý vị đã nuôi chó thì cũng phải cho nó mang cái họ của mình, chẳng hạn như Nikki nguyễn, Nikki là tên của con chó, Nguyễn là họ của con chó, thiết nghĩ cũng cần phải có tên họ như thế, để cho mọi người biết rằng tôi cũng yêu thương súc vật .

    (St)
    Last edited by MinhThy; 10-09-2009 at 10:05 AM.

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket MinhThy's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.088
    Thanks
    2.347
    Thanked 1.804 Times in 388 Posts

    Default Ðề: Danh mục các giống chó

    Chó được chọn làm kiểng tất nhiên phải là loại chó quí hiếm, do ở bản chất đặc biệt của giống dòng. Có giống chó lớn như con Danois, Doberman, Berger, Boxer... nhưng cũng có giống nhỏ như con Chihuahua, Chó Bắc Kinh, Tee Shu, Pinscher... lại mỗi con, mỗi tính, mỗi nết, nên đòi hỏi mỗi cách săn sóc khác nhau.

    Do đó, tuỳ theo sở thích, tuỳ theo hoàn cảnh cho phép mà người chọn nuôi giống chó này, kẻ lại chọn nuôi giống chó khác. Có người nuôi chơi một vài con làm giống, nhưng cũng có người nuôi để sinh sản hầu kinh doanh nên phải nuôi số nhiều.

    Nhưng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, nuôi tài tử hay nuôi chuyên nghiệp thì việc thuần hoá và nuôi dưỡng chú chó kiểng của mình là việc ai cũng phải quan tâm. Vì rằng, chắc chắn không ai muốn nuôi một con chó '' phản chủ '' trong nhà, cũng không ai lại muốn nuôi một con chó có những nết xấu xa, những thói tật mà mình không tài nào sửa đổi nổi.

    Vì vậy, có những vấn đề tuy nhỏ liên quan đến con chó nuôi trong nhà, ta cũng phải chú ý quan tâm:


    Cách chọn một chú chó tốt:
    Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết... Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?

    Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó , con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà, lanh chai thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì '' như chó ăn vụng bột '', hoặc đểnh đoảng '' nhu chó sủa ma '' thì có cho các cụ cũng chẳng thèm.

    Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, những cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây.

    a. Chọn chó nhỏ mà nuôi: Nếu đó là con chó mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bỏ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn nhủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có '' thọ '' hơn năm ba năm nữa, thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa, chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!
    Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khoẻ mạnh có thể '' trẻ '' hơn trước tuổi. Vậy, tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi bò vậy.
    Được biết:
    - Chó một tháng tuổi đã mọc răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day vú mẹ, khiến chó mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con bú.
    - Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc nên răng mới. Đây là loại '' răng thật '', còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.
    - Chó một năn tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.
    - Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.
    - Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
    - Chó bốn năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
    - Chó bảy năm tuổi trở nên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.
    -Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.
    Khi chọn một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.

    b. Chọn chó đực: Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con khoẻ mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.

    c. Chọn chó cái: Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực ( tất nhiên là so sánh các con cùng dòng giống với nhau ), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số vú của chó ra sao. Vú phải đều, không dị tật, núm lớn và ít nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà vú lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.
    Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Đát chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.


    Đặt tên cho chó:
    Với con chó đã có tên sẵn khi mới mua về thì không nói làm gì, nhưng với chó con, hoặc chó mà mình không biết tên, thì mình nên đặt tên mới cho nó.
    Tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ. Người ta bảo '' ngu như chó '' cũng có phần đúng, vì con chó vốn có tính hay quên, khi dạy điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì mới nhập tâm được.
    Ta vốn biết con chó có tính hư ăn ( Thành ngữ có câu: '' Hư ăn như chó '' mà ) cho nên hễ nơi nào động dao động thớt, động chén động thìa là con chó chạy theo ngay. Vậy, hễ một lần cho ăn là ta gọi to tên nó, tất nhiên nó sẽ chạy đến.
    Đây cũng là giai đoạn đầu để mình và con vật làm quen, nên thỉnh thoảng ta lấy tay vỗ nhẹ nhàng nên đầu nó, vừa vỗ vừa gọi tên. Nếu cần thì vuốt ve thân mính nó, nếu là chó kiểng nhỏ thì bồng ẵm nó lên ra vẻ chiều chuộng thương yêu... Tất nhiên, con chó lạ sẽ có cảm tình ngay với người chủ mới.
    Biểu lộ tình cảm thương yêu, không chỉ ở sự vuốt ve con vật mà là còn phải cho ăn uống no nê, ngon miệng. Vốn là giống '' tham ăn như chó '' nên từ đó về sau hễ gặp chủ là nó vẫy đuôi, đó là cách ve vãn, nịnh nọt để xin ăn chứ không có gì khác.


    Tìm hiểu tính nết của chó:
    Có hiểu được tính nết của chó ra sao thì ta mới dễ dàng dạy dỗ được. Chẳng hạn chó tham ăn thì ta dùng mồi để dụ. Với chó dữ dằn lì lợm thì đành phải '' người roi, voi búa '', dùng hình phạt nặng nó mới chịu nghe. Cũng như với con chó thông minh ta dạy khác, còn chó... '' ngu như chó '' thì dạy cách khác... Vì vậy, việc tìm hiểu bản tính của chó là việc lên làm.
    Muốn được vậy, ta càng phải gây sự thân thiện hơn với chó.
    Một khi con chó đã thực sự thân thiện với người chủ mới, và đã quen thuộc với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, thì nó tự biểu lộ bản năng thực sự của nó ra:
    - Nếu tính lười biếng thì cả ngày nó cứ chúi đầu vào góc kẹt nào đó trong nhà mà ngủ.
    - Nếu biết giữ nhà, thì dù ngủ, chó cũng nằm ngay cửa ra vào, chứ không đi đâu xa.
    - Nếu biết săn mồi, săn thú thì gặp chuột ở đâu nó theo vồ đến đó. Hoặc cả ngày cứ vẩn vơ ở bên sóng chén, tủ thức ăn, nơi chứa than củi... vốn là nơi chuột bọ tới lui...
    - Khi gặp khách lạ vào nhà, chó dữ hay hiền ta biết rõ ngay...
    Tìm hiểu được bản tính của chó ra sao rồi, thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được.

    Nhưng, phải dạy dỗ bằng cách nào?
    Có người khuyên ta cứ dùng lời lẽ ôn tồn, dùng sự vuốt ve để phủ dụ, dần dần con chó sẽ nghe lời, sẽ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của ta.
    Nhưng, có người lại cho rằng, phải dùng roi vọt để dạy thì mới có kết quả tốt. Chó tuy dữ nhưng lại sợ đòn, chỉ '' nhá '' roi lên là nó đã cụp tai khiếp vía. Đó là phương pháp của những người dạy thú dữ cọp, beo của các đoàn xiếc, với cây roi điện cầm tay.
    Có người lại cho rằng, với chó chỉ cần lời nói nghiêm nghị, lệnh truyền phải chính xác, gắt gao thì nó cũng đủ sợ rồi. Cây roi nếu cần chỉ coi là vật hù doạ, chứ không nên đánh đập. Vì lỡ '' chó chạy cùng đường '' thì lại phản tác dụng. Khi quá sợ, thì chó sẽ nổi điên...
    Có điều ta nên nhớ rằng với tình thương yêu sẵn có ta sẽ dễ dàng cảm hoá được con vật, dù đó là chó, vốn nổi tiếng ngu si và dữ tợn. Ta cũng thừa biết, đã là chó thì tất nhiên chúng có nhiều nết xấu: sủa bậy, cắn càn, ăn vụng... Nếu không vướng tật này thì nó cũng vướng phải nết kia. Nhưng dù sao cũng phải biết rõ đúng bệnh để trị, biết đúng chứng để uốn nắn thì công việc dạy dỗ mới dễ dàng và chóng có kết quả như ý hơn. Hơn nữa, với chó kiểng, con chó luôn sống gần với mình, nếu khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn, tất nhiên chúng trở nên con vật giá trị hơn.


    Dạy ngủ đúng chỗ:
    Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm càu thang... Nơi đây ta để cho chó một cái hộp bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó lớn con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.
    - Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo '' nằm xuống '', với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi... ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chỏng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó đã trổi dạy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh tren, ta cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày ( mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ ), và trong nhiều ngày liên biếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi '' ngủ lang '' sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.
    Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chó cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.


    Dạy tiêu tiểu đúng chỗ:
    Chó con thì chưa có trí khôn, chó lớn mới mua về thì lạ chỗ lạ nơi, nên thường tiểu tiện bậy bạ trong nhà, trong sân, đó là điều không vừa lòng người chủ. Thật ra, đây là một vấn đề không kém quan trọng, bắt buộc ta phải nghĩ tới khi đem về nhà một con chó lạ.
    Dĩ nhiên, nếu nhà có vườn rộng thì điều này không cần đặt ra. Nhưng phố xá chật chội thì điều này phải nghĩ đến ngay từ đầu.
    Giống chó không phải ở dơ, thường thì nó tieu tiểu có nơi có chỗ nhất định.
    Theo bản năng sinh tồn còn lưu truyền trong ký ức của chúng, thì khi tieu xong là phải quào đất lấp kín lại ngay, vì sợ kẻ thù ( như cọp, beo ) phát giác ra sự có mặt của nó mà lùng bắt ăn thịt. Bằng chứng là ta thấy sau khi đi tiêu xong, con chó thường bước xa mấy bước rồi lấy hai chân trước quào đất lấp cho có lệ, rồi mới trở vào nhà. Đó là thói quen cổ xưa của tổ tiên chúng mà lúc còn là sói ở rừng, đã thâm nhập vào huyết quản chúng, có điều nay chúng đã quên dần đi... ( cú xem con mèo quào đất lấp phân thì ta sẽ rõ ).
    Hiểu được điều đó, sẽ giúp ta biết được thêm rằng loài chó không cẩu thả trong việc tiêu tiểu bừa bãi.
    Tất nhiên, đã nuôi chó là phải chịu hốt phân. Vì vậy, dù nhà chật hẹp, ta cũng phải tìm một nơi thích hợp để dạy cho chó tiêu tiểu.
    Tuỳ theo chó lớn hay nhỏ con, ta đóng một cái máng bằng gỗ, bên trong đổ một lớp cát tương đối dày. Sau đó, khi bắt gặp chó có triệu chứng muốn tiêu tiểu, ta dẫn chúng đến chỗ cái máng cát - nếu cần nhấc chúng lên, đặt vào đó - để chúng tieu tiểu. Chỉ cần tập một vài lần như vậy, chó sẽ biết được đó là '' phòng vệ sinh '' của mình, lần sau cứ tự động đến...
    Sở dĩ chó quen nhanh như vậy, là do trong máng có cát, mà loài chó thì có thói quen tiêu tiểu trên đất cát (để dễ quào che lấp kẻ thù). Hơn nữa, trong máng có lưu lại cái mùi nước đái đặc biệt của nó, nên nó cứ tìm đến khi tiêu tiểu nmhữmg lần sau.


    Dạy chó giữ nhà:
    Dạy chó giữ nhà, hiểu theo đúng nghĩa là biết sủa để không cho người lạ vào nhà, biết cắn nếu người lạ ( hay kẻ gian ) liều lĩnh vào nhà... Nhưng, thông thường thì người mình chỉ cần có một con chó biết sủa đúng lúc khi có người lạ mặt bước vào nhà, như vậy là đã coi là chó biết giữ nhà. Mà việc này thì tập không khó.
    Thường thì con chó nào cũng biết giữ nhà theo cách đó cả. Nghĩa là hễ gặp người lạ vào nhà thì chúng chòm tới sủa oang lên để báo động cho chủ biết mà tuỳ nghi đối phó. Ta có câu: '' chó cậy nhà, gà cậy vườn '' là vậy. Nhưng nếu nuôi phải con chó mà khách vào cứ nằm trơ ra, thì một là nó ngu, hai là nó nhát, ba là nó hiền.
    Trong trường hợp cần chó giữ nhà mà khách lạ vô nhà chó không sủa , thì ngu hay hiền cũng coi là một, cần phải loại ra.
    Còn nếu chó nhát, thì tập cho nó dữ dằn lên một tí, tất nhiên nó không còn nhát nữa.
    Ta tập bằng cách xích chó nằm gần cửa, rồi nhờ một người ăn mặc rách rưới, vai mang bị, đầu đội nón mê vào cửa chọc phá nó để xem nó phản ứng ra sao. Nếu con chó chồm lên mà sủa, tất là con chó cũng biết giữ nhà, thì cứ tập đi tập lại nhiều lần, chó sẽ can đảm lên mà thuần thục công việc. Nhưng, nếu làm như vậy, mà chó cứ vô tình nằm im, thì coi như là vô dụng.
    Thành ngữ có câu: ''chó cắn áo rách'', hễ là chó nhìn thấy ai ăn mặc lôi thôi đều nghĩa đó là kẻ gian nên đuổi theo sủa cắn cho bằng được. Nếu chó mà tha kẻ áo rách thì quả thực là con chó quá hiền, hoặc quá ngu rồi!
    Tâm lý người mình, nuôi chó để làm kiểng, dù con chó quí hiếm đến cả lượng vàng, cũng đòi hỏi nó biết giữ nhà thì mình mới vui. Nếu nuôi chó chỉ để làm kiểng không thôi, thì chắc sự quí mến cũng có phần giảm sút!
    Con chó biết giữ nhà là con chó khôn, lúc nào cũng nằm cạnh cửa ra vào, y như người canh cửa vậy. Do đó, khi tập chó giữ nhà, trong thời gian đầu ta nên xích chó nơi cửa ra vào, ở đó nên đặt một tấm bố, một miếng vải cũ để nó tiện nằm nghỉ ngơi.


    Dạy chó không cắn bậy:
    Tục ngữ ta có câu: '' Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng ''. Có nghĩa là trong nhà có cô dâu dữ, ăn ở không biết điều thì họ hàng xa gần ai cũng tránh mặt, không dám đến nhà nữa. Còn nhà nuôi con chó dữ, gặp ai cũng cắn càn thì láng giềng dù thân quen cũng đâu dám đến. Nếu vì con chó mà mất láng giềng, tất nhiên không ai muốn. Chính vì vậy, không ai muốn nuôi chó quá dữ. Người ta chỉ muốn có con chó biết giữ nhà, biết sủa gâu gâu khi có người lạ vào nhà, chứ không ai lịa muốn vì con chó dữ mà nhà có người đến... nằm ăn vạ!
    Nhất đó lại là con chó kiểng. Chó kiểng là chó phải cần hiền từ, ai cũng có thể vuốt ve mơn trớn. Chó kiểng mà '' dữ như chó '' thì đâu gọi là chó để làm kiểng nữa!
    Chó cắn bậy, đương nhiên là chó dữ, nhưng cũng đồng thời đó là con chó.... mất dạy. Vì nếu nó được dạy dỗ đàng hoàng thì đâu có gặp ai cắn đó.
    Muốn vậy thì ta phải tập cho chó.
    - Trước hết, ta phải tập cho chó kiểng biết tuân theo lời chủ. Bảo nằm là nằm. Bảo vào là vào nhà. Bảo lại đây là chó phải lại gần. Bảo đi là chó ngoan ngoãn đi chỗ khác...
    - Khi bảo chó nằm, ta vừa ra lệnh, '' nằm xuống '' đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu và mình con chó nằm xuống. Cứ bắt nằm như vậy một lúc lâu. Sau đó, cứ động tác đó mà lập đi lập lại nhiều lần.
    - Khi bảo chó vào nhà, thì ta vừa ra lệnh '' vào nhà '' vừa lấy tay chỉ vào phía trong, đồng thời dậm mạnh chân một cái, chó liền ngoan ngoãn vào nhà. Động tác này cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, trong nhiều ngày đến khi chó thuần thục mới thôi.
    Cái dậm chân đi ngay với tiếng quát, chó tưởng là mình sắp rượt đuổi nên càng lại nghe lời hơn.
    - Khi bảo chó '' lại đây '' thì ta lấy tay như ngoắc nó lại gần, bàn tay phải uyển chuyển để cho chó kiểng hiểu rằng: lại để được chủ vuốt ve chứ không phải bị trừng phạt, nên nó đến ngay...
    Xin lưu ý là không nên dồn nhiều bài học lại một lúc, một buổi học, mà phải cho chó học từ từ, động tác này xong mới sang động tác khác. Với người dạy chó chuyên nghiệp, họ cũng đi từng bước một như vậy mà thôi. Từ bài học dễ sang bài học khó, rồi khó hơn, khó hơn nữa...
    Nếu ta trì chí tập luyện thì dù '' ngu như chó '' cũng có ngày chó hết ngu thôi.
    Với một con chó kiểng đắt tiền mà lại được dạy dỗ khôn ngoan, chắc chắn trị giá của nó sẽ tăng lên gấp bội.
    Với một con chó kiểng loại nhỏ con chừng vài ba kí lô, ẳm bồng trên tay được mà ''mất dạy'' hậu quả tai hại không đáng là bao. Nhưng với những con chó có thân hình như con bò ghé mà ''vô giáo dục'' thì hậu quả tai hại sẽ không lường trước được.
    Với những con Berger, Boxer, Danois... nếu tự thấy không đủ khả năng dạy dỗ cho thuần thục, thì chủ nuôi dứt khoát phải đưa chúng đến trường để tập luyện.
    Nói tóm lại, càng là chó kiểng, càng phải được tập luyện nhiều tính tốt.

    (Nguồn: VietPet do anh KimQuiUFC viết)
    Last edited by MinhThy; 10-09-2009 at 10:06 AM.

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket MinhThy's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.088
    Thanks
    2.347
    Thanked 1.804 Times in 388 Posts

    Default Ðề: Danh mục các giống chó

    ALASKAN MALAMUTE - Bạn đường vùng Bắc cực



    Khu vực bắc cực lạnh giá phủ 1 màu trắng toát của tuyết đó là Alaska. Vùng đất băng giá này là nơi cư trú chính của người Eskimo, nơi tồn tại 1 giống bò xạ hương. Nơi này sinh ra 1 giống chó tên là Mahlemuts hay tên khác là Malamute.Đã từ rất lâu rồi thì người dân du mục ở đây đã khám phá ra chúng có khả năng di chuyển và kéo xe trên tuyết một khoảng cách rất lớn và liên tục... Họ đã cho lai tạo tạo để có được giống chó ngày càng to hơn, khỏe hơn, bền bỉ hơn, và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Những người dân du mục ở đây khá tự hào về giống chó của họ vì không có 1 giống chó nào có thể thay thế được và chúng luôn hoàn thành tốt quãng đường phải vượt qua. Bất kì 1 du khách nào khi đến đây thì đều được kể về những nét đẹp và những điều mà những con Malamute đã làm được.

    Giống chó này có 2 lớp lông ngăn không cho cái lạnh buốt giá ngấm vào cơ thể. Lớp lông dài phía ngoài ko thấm nước, lớp lông trong ngắn và cấu trúc như những sợi lông cừu. Do vậy mà việc chăm sóc lông phải yêu cầu rất nhiều thời gian và chu đáo. Nếu nuôi tại các gia đình thì phải chải lông thường xuyên để tránh lông rụng bám vào thảm hay chăn đệm. Những bài tập đối với chó trưởng thành là rất khắt khe để đảm bảo cho sức khỏe và tinh thần của chó luôn được vui tươi. Nếu có điều kiện thì thỉnh thoảng bạn nên cho ra những vùng ven có tuyết dày với bộ xe kéo nhỏ cùng 1 ít đồ. Chúng sẽ thỏa sức kéo và tuân theo sự điều khiển của bạn ở phía sau.



    TÍNH CÁCH:

    Thông minh ,hiền hòa,bao dung. Luôn biết nghe lời dù là chó cái hay đực và luôn nổi bật trong công việc. Thích trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với nhũng vật nuôi khác. Tuy nhiên thường thì Malamute ko có thói quen nhặt bóng hay tha đồ vật như 1 số giống chó săn khác (bởi mục đích nuôi từ cổ xưa của người Eskimo không vì mục đích săn bắn mà chỉ để kéo xe nên bản tính săn mồi trong nó rất ít). Sự hồn nhiên của có được nhiều người yêu thích làm vật cảnh trong gia đình. Đặc biệt là không bao giờ tấn công mèo (rất khác với đa số các con chó khác). Chúng có thể tự đi rất xa mà vẫn tìm được đường về. Theo nghiên cứu thì do tập tục sống bầy đàn nên khi nuôi trong gia đình thì chúng rất nghe lời chủ bởi coi chủ như con đầu đàn, luôn phục tùng và có khuynh hướng luôn sẵn sàng bảo vệ đàn của mình khi có kẻ muốn tấn công hay xâm phạm.

    NHIỆM VỤ

    Ngày nay Malamute chủ yếu được nuôi ở gần vùng Bắc cực băng giá và những khu vực thường có tuyết quanh năm. Tuy nhiên ở 1 số nơi khác thì chúng được nuôi như vật cảnh ttrong gia đình. Việc đi lại trên tuyết với những khoảng cách khá xa thì không gì có thể thay thế được chó Malamute. Hàng năm tại Canada -Mỹ - và 1 số nước khác có tổ chức những cuộc đua mang tính chất thể thao được diễn ra nhằm đáp phát triển giống chó chuyên kéo xe tuyết này. Đôi khi tại 1 số thành phố hay nông trại thì người nuôi cũng có mục đích tương tự nhưng những con Malamute này lại kéo xe có bánh tròn để thồ nông sản và 1 số vật dụng khác thay cho ngựa. Với những đàn chó kéo trên 15 con với quãng đường rất dài thì yêu cầu người nuôi và điều khiển có sự tuyển chọn kĩ càng cho những chuyến đi.



    KHẢ NĂNG


    Malamute có khả năng học rất nhanh và dễ tuân lệnh.Việc HL cần phải giao cho ngườ có kinh nghiệm và đã từng nuôi giống chó này.Chúng rất thích thú khi được kéo vật gì đó trên những đoạn đường dài cùng bầy đàn của nó.Và bạn sẽ vui sướng gấp nhiều lần khi được điều khiển đàn chó như ý mình .


    CHỨC NĂNG CHÍNH


    Từ trước tới nay Manamute vẫn chỉ được lai tạo để phục vụ cho mục đích duy nhất là kéo xe. Với đàn chó kéo khá đông mà không có sự xích mính giữa chúng - 1 sức khỏe vượt mọi con đường tuyết phủ trắng - sự nhiệt tình hết mình chuyến đi - sự chịu đựng thời tiết khắc nghiệt đã nằm trong dòng máu chảy trong ngươi chúng. Chúng thay cho bất kì loại hình - phương tiện di chuyển nào trên vùng phương Bắc này.

    NGUỒN GỐC


    Malamute đã được phát triển ở Alaska từ rất lâu đời, trước khi Alaska trở thành 1 bang của Mỹ và ngẫu nhiên thì nó trở thành 1 giống chó Mỹ. Việc nghiên cứu và phát triển giống chó này không rầm rộ hay nổi bật như các giống chó khác. Khi những người Nga khám phá ra vùng băng tuyết này thì họ cũng nói đến giống chó Malamute này. Và cũng chính những người Nga này đã dùng những chú chó này đê chở lông thú và thịt thú rừng tới những khu vực lân cận để bán và đổi các mặt hàng khác.



    HÌNH DÁNG


    Không giới hạn về kích cỡ nhưng hiện nay thì tiêu chuẩn được AKC ghi nhận là chiều cao trung bình là 63.5cm và có thể cao đến 68.5cm. Có sự cân đối về chiều cao-cân nặng-cấu trúc xương-cơ bắp ... Với hình dáng ngoài ko phải quí phái-duyên dáng-thể thao như 1 số giống khác mà nó có nét tương đồng với loài sói Bắc Mỹ.



    Bộ lông dày thô-mềm-bóng và có sắc biến thiên dần từ màu trắng toát ở phần bụng tới màu đen lên đến trên sống lưng.và có khuôn mặt rất đẹp với những mảng trắng. Đuôi luôn cuộn phía trên lưng.

    Reporter (Theo Hung_HP, Diễn đàn Vietpet)
    Last edited by MinhThy; 10-09-2009 at 10:06 AM.

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket MinhThy's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.088
    Thanks
    2.347
    Thanked 1.804 Times in 388 Posts

    Default Ðề: Danh mục các giống chó

    GSD (German Shepherd dog- berger - Chó Béc Giê)




    1 – Bản chất và tính cách:

    Bẹcgiê Đức là loại chó dũng cảm , cứng rắn , thích nghi cao và rất trung thành ( không thể mua chuộc ) , tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có .
    - Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng , chó bảo vệ , chiến đấu và làm nghiệp vụ cho quân đôi , công an.
    - Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp .

    A/ Hình dáng bên ngoài :

    Giống chó Bẹcgie Đức khi trưởng thành không quá to và cũng không quá nhỏ .
    - Chó cái : Nặng khoảng từ 32kg đến 37kg ( Ta có thể cộng trừ 1kg hoặc 2kg).
    - Chiều cao đến bả vai là khoảng 57,5cm.
    - Chó đực : Nặng khoảng từ 37kg đến 45 kg .
    Chiều cao đến bả vai là 65cm.
    Chó Becgie Đức có thể chất tốt , cơ bắp săn chắc ( Nếu không được vận động đầy đủ chó sẽ trở nên ủ rũ , uể oải , kém năng động và hỏng mất thế đứng của 2 chân sau ).
    - Bộ xương có cấu chúc khô , cơ chắc , bộ lông ngắn và không thấm nước ( Có thể đổ cốc nước lên người chó , sau khi chó rũ lông sẽ khô ngay ).
    Nhìn tổng thể chó ta sẽ thấy đấy là một bức tranh đẹp về sức mạnh hoang dại , sự thông minh và tích cách linh hoạt mà ít có giống chó nào sánh kịp .( Có thể hơi quá vì đam mê hơi quá ).

    B / Nhận dạng chi tiết :
    a). Đầu chó : Chiều rộng của đầu chó phải tương xứng với chiều dài của thân chó , với chó đực thì to hơn một chút so với chó cái.
    Mõm chó chắc , lưỡi chó thì khô và tốt .
    b) Bộ răng :
    Răng chó phải khỏe và chắc có đủ 42 chiếc . Hàm trên có 22 răng và hàm dưới có 20 răng .
    Răng cửa của hàm dưới phải bắt chéo hay giao nhau với chiếc răng cửa hàm trên . Giữa hai răng màcó một khỏang cách lớn là không tốt . ngoài ra hàm răng chó cũng phải chắc và khỏe .
    c) Tai chó :
    Tai chó dựng thẳng đứng , vểnh ra đằng trứơc Những chú chó đang thời kỳ mọc răng đến 6 tháng tuổi vẫn còn hơi cụp vào , Sau 6 tuổi sẽ dựng hết ( Nếu dựng hết trứớc 6 tháng tuổi thì là chó đã lai tạp không còn thuần chủng ).
    d) Mắt chó :
    Mắt chó hình hạnh nhân , hơi nghiêng nhưng không lồi ra . Màu lông vàng quanh mắt chó hơi xẫm màu . Qua đó thể hiện sự tinh nhanh , tự tin, năng động và vững vàng của chó.
    e) Cổ chó : Cổ chó nếu theo tầm nhìn ngang thì nằm ở góc khoảng 45o . Khi bị tức giận và kích thích thì nó sẽ cao hơn 45` , ngược lại khi chạy dạo chơi nó sẽ thấp hơn một chút .

    f) Thân chó : Chiều dài của thân chó tương xứng với 110 > 117 ¬phần trăm chiều cao của bả vai chó .Ngực chó tương xứng từ 45 >48 phần trăm của chiều cao chó .và không được phép rộng quá .. Ngực chó thì nên rộng và hiện rõ xương xườn dài. Ngực chó mà tôt thì mới có thể hoạt động được tốt . Ngục chó quá tròn thì sẽ tạo ra sưj rối loạn và khuỷu chân sẽ bị dãn ra . Ngược lại nếu ngục chó mà phẳng quá thì khuỷu chân sẽ bị co lại .
    g ). Lưng chó : Giữa bả vai vai và mông chó không được phép quá dài ( Mất cân đối về hình thể )
    Hông phải rộng và chắc. Mông dài và hơi cong ở góc 23`.
    Mông mà thẳng quá là không tốt .
    h) Đuôi chó : Ở trạng thái bình thường thì đuôi chó thong xuống nhưng hơi cong . Khi huấn luyện thì se cong lên và độ dài của nó chúng ta có thể cầm tay vuốt xuống đất vẫn còn thừa một đoạn .
    Đuôi chó không được phép thẳng đuột và soắn lại ( Chó nhát và thiếu thông minh ) .

    I ) . Tứ chi của chó :
    Xương bả vai phải dài , nghiêng góc khoảng 45o. Nhìn ngang phải thẳng , cổ chân to và chác chắn . Bắp đùi rộng và cơ bắp . Nói chung tất cả các bộ phân từ mông chó trở xuống phải rắn chắc ( Nên phải cho chó vận động thuờng xuyên mới đạt ) để có thể khi huấn luyện sẽ tốt .
    k) Bàn chân chó : Tròn , ngắn và hơi cong
    Gan ban chân phải chắc không được khô và nứt nẻ
    Móng chân phải chắc , ngắn , màu tối .
    Thỉnh thoảng ở cẳng chân phía sau của chó có ngón chân thứ năm ( Bị thừa ) , ta phải cắt bỏ ngay từ khi mới chào đời .

    l) Màu sắc : Chó Bẹcgie có hai màu cơ bản là màu : Vàng lửa pha đen . Màu thanh xám tàn thuốc lá . ( Màu đen tuyền cũng có nhưng ít và hay được dùng trong quân đội ).
    Những con chó đến khi trưởng thành mới phân biệt được màu thật của lông chó nếu chọn lúc nhỏ thì dựa vào lông của chó bố mẹ . Lông của chó con đến 90 phần trăm màu của bố và cá biệt có đàn 7 con chó con có 3 mảng màu khác nhau là do di truyền đột biến ( Xem phả hệ của chó sẽ thấy một đời nào đấy có màu như vậy )
    Lông chó becgiê thuần chủng thường ngắn và không thấm nước ( Cá biệt có con lông dài nhưng không nhiều và chăm sóc khá vất vả ).
    Một năm chó rụng và mọc lông một lần khi đổi từ hè sang đông( Mùa đông lông chó sẽ mọc dà hơn ) chúng ta cần phải chải và chăm sóc kỹ trong thời kỳ này .)

    2. Sự mọc lông và bộ lông chó :
    a . Ở đầu , tai , chân và ngón chân cái thì lông mọc ngắn . Ở phía cổ thì lông mọc dài hơn phía sau kheo chân trước và kheo chân sau . Chiều dài của các con chó cũng khác nhau nhưng không quá cách biệt .
    b . Lông ở tai , sau tai và phía sau khuỷub chân thường ở phía hông lông chó mọc dài hơn. Lông ở đuôi mọc không quá rậm và lông không thấm nước.
    c. Lông của chó có 2 loại dài và ngắn . Loại chó có bộ lông dài thì thấm nước và không được tốt lắm so với loại lông ngăn không thấm nước .



    Trên đây là những đặc tính cơ bản của Becgiê Đức thuần chủng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chó Becgiee Đức đề ra tiêu chuẩn (, tác giả bảo lưu ý kiến vì một số tiêu chí của chó cho đến nay các chuyên gia huấn luyện và các nhà chăn nuôi đăng còn tranh cãi . Các bạn xem hình dáng và màu sắc của Becgie Đức từ năm 1970 , 1980 , 1990 và từ đó đến nay cũng khác nhau do chees đọ của các nhà chăn nuôi và cách phối màu của họ ).
    Với kinh nghiệm bản thân gần 20 năm nuôi và huấn luyện Becgiê đức , mong muốn mọi người yêu thích loại chó này có một chút kiến thức cơ bản khi chơi chó.

    ( Bài viết sự dụng tư liệu của Liên đoàn chó becgiê Đức mới nhất hiện nay ) Tác giả : Dương Thế Hùng
    Last edited by MinhThy; 10-09-2009 at 10:07 AM.

  6. #6
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    6.058
    Thanks
    3.717
    Thanked 3.039 Times in 1.244 Posts

    Default Ðề: Danh mục các giống chó

    Chuyến này phải tìm một chú chó về nuôi mới đuợc! Nhưng e rằng khó đây vì bà xã lại thích nuôi mèo!!!

Chủ đề tương tự

  1. Giã từ (Quách Thành Danh)
    By Saturday in forum Nhạc Việt Online
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 27-08-2010, 12:27 PM
  2. Trả lời: 68
    Bài cuối: 07-03-2010, 10:02 PM
  3. Danh sách các mạnh thường quân
    By phale in forum Vườn Thơ
    Trả lời: 11
    Bài cuối: 12-02-2010, 07:20 AM
  4. Danh mục các giống mèo
    By MinhThy in forum Yêu Thú Cưng
    Trả lời: 9
    Bài cuối: 18-01-2010, 02:35 PM
  5. Danh sách thực phẩm bổ dưỡng dành cho bạn
    By Nhudadauyeu in forum Chị Em Tham Khảo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 16-10-2009, 11:13 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •