Bài 1 đến 10/59

Chủ đề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    56. (KTTN 107, ngày 01-5-1993)
    Có phải Hằng Nga (vợ của Hậu Nghệ trong thần thoại Trung Hoa) còn có tên là Thường Nga hay không? Tại sao?


    AN CHI:

    Vâng, Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trước đời Hán Văn Đế (179-156 tr. CN), người ta vẫn gọi nàng tiên đã ăn cắp thuốc trường sinh này là Hằng Nga. Nhưng từ đời Văn Đế nhà Hán thì do kỵ húy mà nàng đã được cải gọi là Thường Nga vì tiếng thứ nhất trong tên của nàng lại trùng với tên húy của Văn Đế. Tên húy của ông vua này chả là Hằng. Chữ viết tuy khác nhau nhưng cách phát âm lại là một, cho nên người ta đã phải tìm cách thay tiếng Hằng trong tên của nàng bằng một tiếng khác. Người ta đã chọn cho tiếng hằng một từ đồng nghĩa là thường vì tiếng sau có chung với tiếng trước một nét nghĩa là “diễn ra hoặc tồn tại lâu dài trong thời gian”. Cứ theo như từ nguyên, Hằng Nga hay Thường Nga đều có nghĩa là sắc đẹp vĩnh cửu hoặc người đẹp trường tồn (nga là người con gái đẹp hoặc sắc đẹp của người con gái).

    Chính vì những lẽ trên mà Hằng Nga còn có tên là Thường Nga. Trong tiếng Hán phổ thông hiện nay (tiếng Bắc Kinh) Thường Nga có xu hướng thông dụng hơn Hằng Nga chính cũng là do tục kỵ húy ngày xưa mà ra.

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    57. (KTTN 108, ngày 30-4 & 01-5-1993)
    Xin gởi lời giải đáp câu hỏi về hai tiếng cù là (Kiến thức ngày nay số 99, mục Chuyện Đông chuyện Tây) như sau. Kẹo chocolat nhập từ Pháp khoảng thập niên 1920 – 30. Người biết đọc tiếng Pháp phát âm là sô-cô-la còn giới bình dân thì đọc trại ra là súc-cù-là. Đa số người sinh sống tại Sài Gòn - Chợ Lớn thường gọi màu nâu là màu sô-cô-la hay súc-cù-là. Bấy giờ, hiệu Nhị Thiên Đường có bào chế loại dầu gió ở dạng sáp mềm có màu súc-cù-là. Loại dầu này ban đầu được gọi là dầu súc-cù-là, về sau gọi gọn là dầu cù là. Khoảng đầu thập niên 60, dầu cù là Mac Phsu được nhập từ Miến Điện, tuy chẳng có màu cù là nhưng cũng được gọi là dầu cù là. Ngôn ngữ là thế!


    AN CHI:

    Người Nam bộ chưa bao giờ phiên âm chocolat thành “súc-cù-là”. Đây là dạng phiên âm của người miền Bắc. Là người sanh ra và lớn lên tại Sài Gòn – Chợ Lớn, từ cha sanh mẹ đẻ, chúng tôi chưa hề nghe dân ở đây gọi chocolat bằng ba cái âm đó. Vì thế họ cũng không hề gọi màu chocolat là màu “súc-cù-là”.
    Học giả Vương Hồng Sển, người thông thạo về cổ tích và sinh hoạt của đất Sài Gòn và đất Nam Bộ, đã nghe người bình dân Nam Bộ gọi chocolat là sô-cu-la từ hồi còn bé. Xin chép hiến ông lời của học giả này như sau: “Thuở nhỏ tôi có được nghe đám con nít ở chợ Sóc Trăng hát như sau: “Ac-tap-lách Sô-cu-la Canh-ti-na Bồn-Kèn (…). Về sau khi lên học trường Sài Gòn, tôi mới được nếm mùi tấm tablette de chocolat bán tại góc đường Catinat và Bonard gần Bồn-Kèn tôi mới thấy rõ có lẽ câu này thuở ấy là do một món quà sang trọng hiếm có (món chocolat – AC) được đem về xứ quê, chợ Sóc Trăng yêu mến của tôi, nhưng bởi phát âm không rành nên nghe trại bẹ như vậy chăng? (Sài Gòn năm xưa, Thành Phố Hồ Chí Minh, 1991, tr.106). Thế là dân “xứ quê Sóc Trăng” đã gọi chocolat thành “sô-cu-la” từ ngót 80 năm nay và nói chung dân Nam Bộ chưa bao giờ gọi chocolat là “súc-cù-là” cả.

    Dầu cù là Mac Phsu cũng không nhập vào Sài Gòn hồi thập kỷ 60 như ông nói mà trước đó rất lâu. Tổng đại lý của dầu cù là Mac Phsu tại Sài Gòn trước đây nằm trên đường Frère Louis (nay là Nguyễn Trãi, quận Một), gần nhà thờ Huyện Sĩ, cách cổng xe lửa (nay đã bỏ) chỉ có mấy căn phố. Phía sau lưng nó nay là đường Phạm Ngũ Lão, ngó qua chợ Thái Bình. Nhưng trước khi dầu cù là Mac Phsu có tổng đại lý tại Sài Gòn thì dân miền tây Nam Bộ đã biết đến nó từ lâu, vì cuối thế kỷ XIX người Cù Là (= Miến Điện) đã đến buôn bán tại đó. Họ đã thành lập xóm gọi là xóm Cù Là, thuộc làng Vĩnh Hòa Hiệp, cách chợ Rạch Giá khoảng 13 cây số. Xóm Cù Là này nay hãy còn tên (X. Sơn Nam, Việc khẩn hoang vùng Rạch Giá, Tập san Sử Địa, số 19-20, Sài Gòn, 1970, tr.178).

    Vậy xin vui lòng tách ba tiếng “súc-cù-là” ra khỏi từ nguyên của danh từ dầu cù là.

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 1
    Bài cuối: 22-12-2009, 03:47 PM
  2. Trả lời: 6
    Bài cuối: 09-10-2009, 06:39 AM
  3. Xôn xao chuyện dàn cảnh để cướp
    By TeacherABC in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 17-09-2009, 09:53 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •