Bài 1 đến 10/59

Chủ đề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    34. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
    “Trước đây tôi cứ tưởng bánh vẽ là bánh do người ta tưởng tượng mà vẽ ra nên hai tiếng “bánh vẽ” mới dùng để chỉ cái gì không có thật. Nhưng trên Tuổi Trẻ chủ nhật số 28-92 (19.7.1992), trang 20, tác giả bài “Bánh vẽ” là Đức Văn Hoa lại viết rằng đó là “một món bánh đặc sản cổ truyền của làng Vẽ, thôn Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay” và câu ví :

    Khát nước đứng cạnh bờ ao
    Đói ăn bánh vẽ chiêm bao được vàng

    chính là đã nói đến thứ bánh đó của làng Vẽ.


    AN CHI :

    Trong bài “Chữ và Nghĩa” (Ngôn ngữ, số 1, 1969 tr. 85-89) nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng đã từng nói như Đức Văn Hoa. Khác nhau là ở chỗ Nguyễn Công Hoan nói rằng bánh vẽ là loại bánh “thu đa nhập thiểu” vì nó “to bằng quả ping pong, nhưng khi ăn, bỏ vào miệng, bánh có nước dãi làm tan ra thì nó chỉ tóp lại có một tí” còn Đức Văn Hoa thì nói rằng đó là loại bánh “nạp thiểu thu đa” vì “bánh vẽ khi chưa rán chín chỉ là một miếng bột mỏng, bé tí tẹo, nhưng khi rán chín sẽ nở phồng to như cái chén uống nước.” Nguyễn Công Hoan còn đề nghị viết hoa chữ “v” thành V“ẽ” nữa! Nhưng cả Nguyễn Công Hoan lẫn Đức Văn Hoa đều không có lý: bánh làng Vẽ, dù là “thu đa nhập thiểu” hay “nạp thiểu thu đa” thì cũng là thứ bánh có thật còn bánh vẽ lại là một thứ bánh “hư” tuyệt đối, nghĩa là hoàn toàn không thật!

    Bánh vẽ là một đơn vị từ vựng tiếng Việt ra đời bằng hình thức vay mượn theo lối dịch nghĩa (tiếng Pháp: calque, tiếng Anh: calque, heteronym, loan translation) từ tiếng Hán là họa bỉnh. Sách Tam Quốc Chí, phần Ngụy chí, truyện Lư Dục, có đoạn sau đây : “Tiếng tăm như bánh vẽ trên đất, không thể ăn được” (Danh như họa địa tác bỉnh, bất khả đạm dã). Sách Truyền đăng lục cũng có ghi lại lời nói của Trí Nhàn: “Bánh vẽ không thể làm cho hết đói” (Họa bỉnh bất khả sung cơ). Thơ của Lý Thương Ẩn cũng có câu: “Cấp bậc (của quan) như bánh vẽ” (Quan hàm đồng họa bỉnh). Thành ngữ họa bỉnh sung cơ (vẽ bánh làm nguôi cơn đói) vẫn còn tồn tại trong tiếng Hán hiện đại.
    Huình-Tịnh Paulus Của cũng đã giảng trong Đại Nam quấc âm tự vị như sau: “Bánh vẽ. Cuộc dối giả, chữ gọi là họa bỉnh.”

    Vậy điều mà bạn “tưởng” chính lại là điều hoàn toàn đúng sự thật và bánh vẽ chẳng có liên quan gì đến bánh của làng Vẽ cả.

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    35. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
    “Trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, tác giả Nguyễn Lân đã giảng câu Nằm giá khóc măng như sau: “Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu, một người con có hiếu đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình (!) mọc lên cho anh lấy”. Nếu tôi nhớ không nhầm thì nắm giá và khóc măng là hai tích khác nhau. Xin nhờ giải đáp giúp.


    AN CHI :

    Vâng, ông đã nhớ không nhầm. Đó là hai tích khác nhau đã được tác giả Nguyễn Lân gộp lại làm một. Anh nằm giá là Vương Tường đời Tấn. Mồ côi mẹ phải sống với dì ghẻ độc ác, Vương Tường vẫn một lòng hiếu thảo. Có lần đang mùa đông nước đóng băng mà dì ghẻ thèm ăn cá tươi. Vương Tường phải cởi trần mà nằm trên giá để chờ bắt cá. Tự nhiên thấy băng nứt đôi rồi từ dưới khe nứt có hai con cá chép nhảy lên. Vương Tường bắt đem về cho dì ghẻ ăn và nhờ đó mà đã cảm hóa được mụ này. Còn anh khóc măng lại là Mạnh Tông đời Tam quốc, mồ côi cha và chí hiếu với mẹ. Đang mùa hiếm măng mà mẹ bệnh lại thèm ăn măng. Không biết làm cách nào, Mạnh Tông đành ra ngồi ở bụi tre to sau vườn mà khóc. Bỗng chốc có mấy mụt măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông xắn măng đem về làm thức ăn cho mẹ. Nhờ thế mà mẹ khỏi bệnh.

    Vậy nằm giá và khóc măng là hai chuyện của hai anh chứ không phải của một anh và “nằm giá khóc măng” phải được viết có dấu phẩy sau vế trước thành “nằm giá, khóc măng” chứ không phải “liền mạch” như Nguyễn Lân đã viết!

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    36. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
    Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hòa hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được, khi mà hai con vật hoàn toàn khác giống với nhau. Ở đâu đó, có người nói : con trống là Loan, con mái là Phụng. Vậy Loan-Phụng đúng hay Long-Phụng đúng?


    AN CHI : Phụng hoàng là một giống chim huyền thoại mà theo mô tả thì thuộc loại gà (gallinacé), được Đổng Tác Tân đồng nhất với con công. Phụng là con trống, hoàng là con mái. Còn loan chỉ là một giống chim được mô tả là giống như phụng hoàng mà thôi. Vậy loan không phải là con trống và phụng không phải là con mái (vì nó là cặp trống) trong cặp loan-phụng.

    Trong Hán ngữ, hai tiếng loan phụng được dùng để chỉ các nghĩa mà Từ hải đã cho như sau :

    1. để chỉ những người trung nghĩa (dĩ dụ thiện loại)
    2. để chỉ người tài giỏi xuất sắc (dĩ dụ anh tuấn chi nhân)
    3. để chỉ vợ chồng (dĩ dụ kháng lệ)

    Do nghĩa 3 mà có các thành ngữ như: loan phụng hoà minh (loan phụng cùng hót) để chỉ vợ chồng hòa hợp, loan tiên phụng giản (tờ loan thẻ phụng) để chỉ giấy tờ hôn sự của cô dâu chú rể. Tuy nhiên, nghĩa 3 chỉ là nghĩa ẩn dụ mà thôi vì loan không phải là con mái của con phụng. Vì con loan không phải là con phụng mái nên trong đám cưới người ta không thể trang trí con loan con phụng cho thành cặp đôi được.

    Ngược lại, trong đám cưới người ta trang trí con long (rồng) và con phụng vì đây là hai con vật trong hàng tứ linh tượng trưng cho sự cao sang và điềm cát tường. Tên và hình của chúng thường đi chung với nhau. Vì thế mà có các thành ngữ như: long bàn phụng dật (rồng nằm phụng núp) để chỉ người có tài mà chưa gặp thời, long dược phụng minh (rồng nhảy phụng hót) để chỉ tài ba phát tiết ra ngoài, long chương phụng tư (vẻ rồng dáng phụng) để chỉ sự cao nhã, hào phóng, long phụng trình tường ( rồng phụng mang điều lành đến) để chỉ vận số cực hảo, hoặc long đầu phụng vĩ (đầu rồng đuôi phụng) để chỉ sự tốt đẹp tự thủy chí chung. Vậy hình con long con phụng trang trí trong đám cưới chính là tượng trưng cho sự cao sang vốn là ước muốn chính đáng của mọi người, nhất là tượng trưng cho ý long đầu phụng vĩ vốn là một lời chúc bằng hoa lá tươi đẹp (dùng để kết thành hình long phụng) cho đôi tân lang và tân giai nhân được mãi mãi hạnh phúc từ phút tân hôn đến lúc đầu bạc răng long.

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    37. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
    Tại sao lại nói “giao thừa”? Có phải đó là do “giao thời” nói trại ra hay không?


    AN CHI :

    Trong bài “Nên hay không nên loại bỏ chữ Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt”, Dã Lan Nguyễn Đức Dụ có cho rằng giao thừa là do giao thời mà ra (Xem Sông Hương, số 5, tháng 9-10, 1992, tr. 86). Đây là một sự nhầm lẫn. Giao thừa là tiếng Hán đích thực (ở đây là đọc theo âm Hán Việt), đã được Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng như sau: “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng cũng giảng giao thừa như sau: “Tiếp nối nhau. Chỉ thời gian năm cũ hết, năm mới bắt đầu”. Vậy trong giao thừa, thì thừa có nghĩa là tiếp nối, tiếp nhận chứ không phải do thời nói trại ra.
    Hai tiếng giao thừa có hàm ý tống cựu nghênh tân (đưa cũ tiếp mới) vì dân gian tin rằng mỗi năm đều có một ông hành khiển coi việc trần gian; cứ hết năm, đúng lúc giao thừa, thì ông tiền nhiệm bàn giao cho ông kế nhiệm. Vì vậy mà có cúng giao thừa để tiễn ông cũ và đón tiếp ông mới. Chính là xuất phát từ quan niệm này mà Nguyễn Công Trứ đã làm hai câu đối Tết quen thuộc :

    Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa:
    Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    38. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
    Tại sao người ta thường nói ghép “tết nhất”? Có phải “nhất” có nghĩa là một hay không?


    AN CHI :

    Hai tiếng tết nhất chỉ dùng để nói về tết Nguyên đán chứ không chỉ các tết khác trong năm (như Đoan ngọ, Trung thu v.v…). Nhất là đầu tiên; nó là một thành tố ghép vào sau từ Tết để láy nghĩa của từ này theo kiểu hai từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa đi chung với nhau. Tết ở đây là tết Nguyên đán nói tắt, mà Nguyên đán là buổi sáng đầu tiên (của năm âm lịch). Đồng thời, những ngày tết cũng là những ngày đầu tiên trong năm mới. Cái nét nghĩa “đầu tiên” rõ ràng là một nét nghĩa chung cho cả tết lẫn nhất. Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng tết nhất là lối nói trại của tiết nhật (= ngày tết). Ta khó mà giải thích được vì sao mà tiếng thứ hai lại phải chuyển từ thanh 6 (dấu nặng) sang thanh 5 (dấu sắc), nghĩa là từ nhật thành nhất. Hơn nữa, tiết nhật là một cấu trúc chính-phụ của tiếng Hán trong khi người nói hiện nay vẫn còn cảm nhận được rằng tết nhất là một cấu trúc đẳng lập của tiếng Việt trong đó tết và nhất là đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.

  6. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    39. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
    "Ngũ hành sinh khắc" là gì?


    AN CHI:

    Ngũ hành là năm yếu tố nguyên thủy: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Ngũ hành sinh khắc là năm yếu tố nguyên thủy sinh ra nhau (sinh) và triệt tiêu lẫn nhau (khắc) lần lượt như sau:

    thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ;
    thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ.

    Đây là một quan niệm duy vật thô sơ bắt nguồn từ những điều quan sát thực tế chính xác. Chẳng hạn lòng đất chứa quặng kim loại (thổ sinh kim); có nước thì cây cối mới tốt (thủy sinh mộc); đốt gỗ thì ra lửa (mộc sinh hỏa), v.v…

    Hoặc tưới nước vào lửa thì lửa tắt (thủy khắc hỏa); dùng lửa nung chì thì chì sẽ chảy (hỏa khắc kim); dùng rìu chặt gỗ thì gỗ sẽ đứt (kim khắc mộc), v.v…

    Từ sự quan sát quá trình sinh khắc này, ở thời cổ đại, người Trung Hoa đã quan niệm rằng ngũ hành là những yếu tố nguyên thủy cấu tạo nên vạn vật.

  7. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    40. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
    Ngày tết người ta thường nói: “ngũ phúc lâm môn”. Câu này nghĩa là gì và ngũ phúc là những phúc nào? Hình như có hai cách hiểu khác nhau? Vậy cách nào đúng hơn?


    AN CHI:

    Ngũ phúc lâm môn là năm phúc đến cửa, nghĩa là đến nhà. Trong tranh vẽ, người Trung Hoa thường tượng trưng ngũ phúc bằng hình năm con dơi. Người Việt Nam thì cho rằng ngũ phúc là: phú (giàu), quí (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe), ninh (bình an). Quan niệm này đã được ghi nhận trong Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng, Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên và Từ điển tiếng Việt 1992. Nhưng chính người Trung Hoa thì lại dựa vào thiên “Hồng Phạm” trong Kinh thư mà quan niệm rằng ngũ phúc là: thọ (sống lâu), phú (giàu), khang ninh (mạnh khỏe bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết vì già, chứ không chết vì tai nạn hoặc chết non).

    Trong thiên "Hồng phạm", ngũ phúc đối với lục cực (sáu điều dữ, tức không lành): hung đoản chiết (chết nạn hoặc chết non), tật (bệnh tật), ưu (có chuyện phải lo), bần (nghèo), ác (làm điều ác), nịch (đam mê – vì ghi bằng chữ 弱 nên phần nhiều người ta phiên là nhược và giảng là yếu đuối hoặc nhu nhược. Thật ra, ở đây phải đọc thành nịch là say mê, chìm đắm). Đối chiếu kỹ thì thấy du hảo đức đối với ác còn khảo chung mệnh thì đối với hung đoản chiết.

    Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của, Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur và Mathews’ Chinese-English Dictionary đã giảng ngũ phúc đúng với quan niệm của người Trung Hoa, giống như đã giảng trong Từ nguyên và Từ hải là hai bộ từ điển có uy tín. Còn Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức (chủ biên) và Lê Ngọc Trụ (hiệu đính) thì ghi nhận cả hai cách hiểu nhưng lại không nói rõ cách nào là của ai.

    Vì xuất xứ của câu ngũ phúc lâm môn là ở Trung Hoa cho nên cách hiểu của người Trung Hoa mới là cách hiểu đúng đắn nguyên thủy. Còn lối hiểu của người Việt Nam chỉ là ta làm theo cách của ta mà thôi.

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 1
    Bài cuối: 22-12-2009, 03:47 PM
  2. Trả lời: 6
    Bài cuối: 09-10-2009, 06:39 AM
  3. Xôn xao chuyện dàn cảnh để cướp
    By TeacherABC in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 17-09-2009, 09:53 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •