Bài 1 đến 10/59

Chủ đề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    9. (KTNN 97, ngày 01-12-1992)
    Tại sao từ tập 1 đến tập 5, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh không gọi luôn bộ phim dài của Mexico bằng cái tên "Người giàu cũng khóc" mà gọi là "Nước mắt người giàu để sau đó lại phải thay đổi tên gọi từ tập 6 trở đi? Hai cách gọi đó có gì khác nhau không?


    AN CHI:

    Tên gốc của bộ phim này đúng ra là Người giàu cũng khóc. Tên phim bằng tiếng Tây Ban Nha (Người Mexico nói tiếng Tây Ban Nha) là Los ricostambien lloran. Sở dĩ 5 tập đầu của bộ phim được gọi là Nước mắt người giàu có lẽ vì đã theo bản dịch của Đào Minh Hiệp, người đã dịch lời phim (từ tiếng Nga) cho Đài truyền hình Phú Yên (X. Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92, tr.17). Hai cách gọi trên đây có khác nhau hay không? Sau đây là lời của Đào Minh Hiệp: "Quả thật tôi đã phải suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định dịch là Nước mắt người giàu mà vẫn bảo đảm chuyển tải được ý nghĩa chính xác của tên phim (...), đồng thời nghe hay hơn (…) Tôi nghĩ không có gì khác nhau giữa hai tên phim (Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92). Sự thật thì quả là có khác nhau. Nước mắt người giàu là một cấu trúc phi vị ngữ tính (non-prédicativ) còn Người giàu cũng khóc thì đã là một câu. Hai cấu trúc đã khác nhau đến như thế thì không thể nói rằng hàm nghĩa của chúng hoàn toàn như nhau được. Nếu cần thì các tác giả đã nói Las Ingrimas de los ricos (Nước mắt người giàu) rồi. Nhưng họ lại nói Los ricos tambien lloran. Vậy tưởng cứ nên dịch thành Người giàu cũng khóc cho sát với nguyên văn.

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    10. (KTNN 97, ngày 01-12-1992)
    Tại sao Colomb có công tìm ra châu Mỹ mà tên ông lại không được dùng để gọi châu này? Tên nước Colombia có liên quan gì đến tên của Colomb hay không?


    AN CHI:

    Chính Christophe Colomb đã gọi châu Mỹ là Tây ấn Độ (Indes occidentales) vì đã nhầm tưởng rằng đó là nước ấn Độ. Do cách đặt tên này của Colomb mà thổ dân da đỏ châu Mỹ đã được gọi là Indien (tiếng Pháp), Indian (tiếng Anh), nghĩa là người Ấn Độ. Sau khi biết rõ sự thật, người ta mới dần dần gọi châu Mỹ bằng cái tên Amerique (tiếng Pháp), America (tiếng Anh) như hiện nay. Đúng là trong tên nước Colombia có tên của Colomb. Ông đã đến miền đất này năm 1502 nhưng trước đó thì Alonso de Hojeda đã phát hiện ra nó từ 1499. Sau khi hoàn thành việc chinh phục đất này vào năm 1539 thì Gonzalo Jiménez de Quesada đã gọi nó là Nueva Granada; mãi về sau nó mới được gọi là Colombia.

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    11. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
    Tam tộc trong "tru di tam tộc" là những tộc nào?


    AN CHI:

    Hai tiếng tam tộc có ít nhất là bốn cách hiểu mà Từ nguyên (một bộ từ điển tiếng Hán ra mắt năm 1915) đã cho như sau:
    1. Cha mẹ, anh em, vợ con là tam tộc (Phụ mẫu, huynh đệ, thê tử vi tam tộc).
    2. Họ cha, họ mẹ, họ vợ là tam tộc (Phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc vi tam tộc).
    3. Cha, con, cháu (= con của con) là tam tộc (Phụ, tử, tôn vi tam tộc).
    4. Anh em của cha, anh em của mình, anh em của con là tam tộc (Phụ côn đệ, kỷ côn đệ, tử côn đệ vi tam tộc).

    Vì có nhiều cách hiểu như trên cho nên ngay vụ án Nguyễn Trãi cách đây 555 năm (1442) cũng được người thời nay hiểu khác nhau. Cao Huy Giá dịch Đại Việt sử ký toàn thư đã viết như sau: "Ngày 16 (tháng 8 năm Nhâm Tuất - AC), giết hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời" (t.III, Hà Nội, 1972, ti.131). Ba đời đương nhiên chỉ có thể là đời cha, đời con và đời cháu (ứng với nghĩa 3 của Từ nguyên) mà thôi. Nhưng Phan Huy Lê thì lại viết: "(…) Nguyễn Trãi bị ghen ghét gièm pha, có lần bị hạ ngục và cuối cùng bị tru di ba họ" (Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi (tập kỷ yếu), Hà Nội, 1982, tr.75). Ba họ, theo cách hiểu thông thường là họ cha, họ mẹ và họ vợ (ứng với nghĩa 2 của Từ nguyên), đương nhiên phải nhiều và nặng hơn ba đời vì ba đời chỉ thuộc có một họ mà thôi.

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    12. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
    Tại sao lại nói "ruột đau chín chiều'? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều?


    AN CHI:

    Chữ chiều ở đây chính là chữ mà Huỳnh-Tịnh Paulus Của viết chìu và giảng là "chỗ uất khúc, vạy vò", (Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài Gòn, 1895,tr. 145). Đây chính là cái nghĩa gốc đã cho ra nghĩa thông dụng hiện đại của chiều trong chiều hướng, đường một chiều, v.v. Ruột đau chín chiều là dịch ý của mấy tiếng Hán cửu hồi trường nghĩa là "chín (lần) quặn ruột". Giản Văn Đế nhà Lương có viết: "Bi dao dạ hề, cửu hồi trường" (Đêm buồn dài dặc hề, chín lần ruột quặn). Tư Mã Thiên cũng viết: "Trường nhất nhật nhi cửu hồi" (Một ngày mà ruột quặn chín lần). Cái nét nghĩa "uất khúc, vạy vò" của từ chìu, mà Huình-tịnh Paulus Của đã ghi, rất ăn khớp với cái nghĩa của tiếng hồi là "quanh", là "quặn". Vậy chín chiều là "bản dịch" rất sát của cửu hồi (cửu = chín, hồi = chiều, nghĩa là quặn) nhưng do cấu trúc của nó về mặt thuần túy hình thức rất giống với cấu trúc của "(đường) một chiều" hoặc" (một sớm) một chiều" nên mới dẫn đến hai cách hiểu nhầm đã được ghi nhận trong câu hỏi. Cuối cùng, cũng phải nhắc lại rằng nếu theo đúng chính tả hiện nay thì chữ chìu của Huỳnh-tịnh Paulus Của phải được viết là chiều (Những chữ chiều trong chiều theo, chiều lòng, trăm chiều, v.v. đều được ông nhất loạt viết thành chìu).

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    13. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
    Tại sao có người lại cho rằng câu "Mũi dại lái phải chịu đòn" đúng ra phải là "Mũi vạy lái phải chịu đòn"?


    AN CHI:

    Hình thức gốc và đúng là Mũi vạy lái phải chịu đòn. Câu tục ngữ này bắt nguồn từ đặc điểm của nghề ghe thuyền. Mũi vạy là mũi lệch, mũi không đi đúng hướng cần thiết, có thể do nước xoáy hoặc nước xiết. Trong điều kiện này người cầm lái đương nhiên phải vất vả và phải vững tay vì anh ta là người chịu đòn. Chịu đòn ngon lành thì thuyền sẽ ngon lành vượt qua dòng nước xiết hoặc cơn nước xoáy. Chịu đòn kém cỏi thì thuyền sẽ chông chênh, thậm chí có thể bị lật. Vậy chịu đòn là gì? Là dùng sức của mình mà ghì cây đòn lái cho vững, không để cho cái bánh lái bị dòng nước làm chao đảo, quặt quẹo gây nguy hiểm cho con thuyền. Câu tục ngữ muốn nói đến vai trò và trách nhiệm của người chỉ huy trong tình thế khó khăn, nguy hiểm. Từ nguyên dân gian đã biến nó thành "Mũi dại lái phải chịu đòn" đưa đến cách hiểu hiện nay rằng dại là từ trái nghĩa với khôn còn chịu đòn là bị đánh bằng roi vọt. Tuy nhiên, cái nghĩa ví von của câu này thì lại không khác lắm so với cái nghĩa của câu gốc.

  6. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    14. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
    Trong câu "đầu cua tai nheo" thì "tai nheo" là gì? Ý cả câu là gì?


    AN CHI:

    Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng câu đó như sau: "Chỉ những chuyện chắp nhặt, không đâu vào đâu”. Tai là một từ Việt gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa là (cái) mang cá. Đây là một từ cổ, xưa vẫn được dùng với tính cách là một từ độc lập, chẳng hạn như trong câu: "Lô cư cá vức bốn tai" (Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Hà Nội, 1985, tr.201 - Nhà chú giải đã không giảng chữ tai trong câu này). Không bàn đến chuyện có thật con cá vức có bốn tai, nghĩa là bốn mang, hay không, ở đây chúng tôi chỉ muốn dẫn chứng về cái nghĩa mà mình đã nêu. Chữ tai, Hán tự viết là 鰓, được Dictionnaire classique de la langue chilnoise của F.S. Couvreur giảng là "ouiles de poisson" còn Mathews' Chinse-english Dictionary cũng giảng là "the gills of a fish". Vậy tai theo là mang cá nheo. Mang cá nheo mà đi với đầu con cua thì rõ ràng là chuyện chắp vá chẳng đâu vào đâu!

  7. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    15. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
    Rắn có phủ được mèo hay không? Nếu không, tại sao một số nơi ở miền Bắc lại có lưu hành câu"Rắn phủ l. mèo"?


    AN CHI:

    Về chuyện "rắn phủ mèo", trong Chân trời khoa học (của báo Khoa học phổ thông) tháng11.1990, kỹ sư Nguyễn Quốc Thắng đã giải thích rõ ràng như sau: "Rắn thuộc lớp bò sát còn mèo thuộc lớp động vật có vú, hai lớp này rất xa nhau về mặt tiến hóa. Theo nguyên tắc của sinh vật học, 2 loài khác nhau của cùng một giống đã rất khó giao phối với nhau huống hồ ở đây rắn và mèo có cấu tạo cơ quan sinh dục hoàn toàn khác nhau, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào cũng khác nhau, do đó khẳng định chúng không thể giao phối với nhau được" (tr.56).

    Tất nhiên là có nhiều người quả quyết rằng chính mắt họ đã nhìn thấy rắn phủ mèo. Nhưng sự thật thì hoặc là họ đã nhìn gà hóa cuốc hoặc là điều này có nhiều phần chắc chắn hơn - họ đã "tung tin vịt một cách vô tội vạ mà thôi. Còn "rắn phủ l. mèo" chỉ là một biến dạng của thành ngữ "dán bùa l. mèo", một phần hẳn là cũng có do người ta vẫn bị ám ảnh bởi cái chuyện "rắn phủ mèo". L. mèo là cái đầu hồi nhà, tức là cái phần hình tam giác bên hông nhà mà đỉnh là nơi hai mái nhà giáp nhau. Ngày xưa khi thợ mộc cất nhà xong, họ thường dán một lá bùa vào cái l. mèo nhà theo tín ngưỡng, mà có khi cũng chỉ đơn giản là theo thói quen nghề nghiệp. Câu dán bùa l. mèo bắt nguồn từ thực tế này; về sau nó đã bị từ nguyên dân gian bóp méo nên mới thành rắn phủ l. mèo.

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 1
    Bài cuối: 22-12-2009, 03:47 PM
  2. Trả lời: 6
    Bài cuối: 09-10-2009, 06:39 AM
  3. Xôn xao chuyện dàn cảnh để cướp
    By TeacherABC in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 17-09-2009, 09:53 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •