Bài 1 đến 10/59

Chủ đề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    4. (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
    Nhà Ngô (939-965) tuy có bị Dương Tam Khả cướp ngôi nhưng Ngô Quyền cũng đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa; sau đó Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng được sử gọi là Hậu Ngô vương. Vì lý do gì mà ở cửa miệng dân gian luôn luôn nói: "Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà không nhắc đến nhà Ngô"? Phải chăng do bài hịch của cụ Nguyễn Trãi?

    AN CHI:

    Ý bạn cho rằng do ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô đại cáo (không nhắc đến nhà Ngô) nên người ta vẫn có thói quen nói "Đinh, Lê, Lý, Trần" thôi mà không nhắc đến nhà Ngô mặc dù nhà Ngô có trước nhà Đinh. Quả là người ta có thói quen dựa vào Bình Ngô đại cáo mà nói như thế thật, nhưng đây chỉ là dựa vào bản dịch của Bùi Kỷ được Trần Trọng Kim sử dụng trong Việt Nam sử lược chứ không phải dựa vào nguyên văn của Nguyễn Trãi. Bùi Kỷ dịch: "Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Nhưng chính Nguyễn Trãi thì lại viết: "Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc; dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương" nghĩa là "Từ khi (các triều đại) Triệu, Đinh, Lý, Trần bắt đầu dựng nên nước ta (thì chúng ta) cùng với (các triều) Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên mỗi làm chủ một phương (riêng của âu Lạc của Thục Phán bị Triệu Đà gồm thâu vào nước Nam Việt nên người xưa vẫn quan niệm rằng Triệu Đà là vua của nước ta. Bằng chứng là đền thờ Triệu Đà vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay tại Đồng Sâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

    Vậy Nguyễn Trãi đã không viết "Đinh, Lê, Lý, Trần" mà viết "Triệu, Đinh, Lý, Trần". Nhà Triệu được quan niệm như triều đại đầu tiên của Việt Nam đã xưng đế, ngang hàng và đồng thời với nhà Hán bên Trung Hoa do Hán Cao tổ Lưu Bang khai sáng năm 206 trước Công nguyên. Còn nhà Trần, triều đại liền trước nhà Lê (nhà Hồ thì bị xem là ngụy triều) của Việt Nam, là triều đại đồng thời với nhà Nguyên, triều đại liền trước nhà Minh của Trung Hoa. Chính vì thế mà Nguyễn Trãi mới đặt nhà Triệu ở đầu và nhà Trần ở cuối của vế "Triệu, Đinh, Lý, Trần" mà đối với vế "Hán, Đường, Tống, Nguyên" trong đó Triệu đối với Hán còn Trần đối với Nguyên.

    Thế là Nguyễn Trãi không những không nói đến nhà Ngô của Ngô Quyền mà cũng không nói đến nhà Lê của Lê Đại Hành tức Lê Hoàn. Ta không nên đòi hỏi Nguyễn Trãi phải nói cho đầy đủ vì ở đây ông không viết sử ký mà chỉ làm văn hùng biện để tuyên cáo về một thắng lợi vĩ đại của dân tộc đối với quân xâm lược nhà Minh. Nếu bắt bẻ về thiếu sót, thì từ nhà Hán đến nhà Đường, ông còn "bỏ quên" các nhà sau đây nữa: Ngụy, Thục, Ngô (thời Tam quốc); Tây Tấn, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Đông Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu (thời Nam Bắc triều); Tống và Tùy. Tổng cộng đến 16 nhà, đâu phải là ít.

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    5. (KTNN 58, ngày 15-ll-1992)
    Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Xin cho biết tại sao?


    AN CHI:

    Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống không phải là vật tổ (totem) của dân tộc Pháp.Thứ đến, người ta cũng không nói con gà trống mà phải nói đầy đủ là con gà trống Gô-loa (con gaulois). Và con gà trống Gô-loa là một biểu tượng (emblème) - chứ không phải "vật tổ" - của dân tộc Pháp. Vật tổ và biểu tượng là hai khái niệm khác nhau. Việc lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng có bao hàm một sự chơi chữ ý nhị ở trong đó. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa(Gauiois). Người Gô-loa, tiếng La Tinh gọi là Gallus. Danh từ Gallus trong tiếng La Tinh lại có một từ đồng âm tuyệt đối là gallus, có nghĩa là con gà trống. Thế là cái vỏ ngữ âm gallus của tiếng La Tinh vừa biểu hiện khái niệm "người Gô-loa" lại vừa biểu hiện khái niệm con gà trống". Vậy cứ theo ngôn ngữ này, người ta có thể chơi chữ bằng đẳng thức:

    Người Gô-loa (Gallus) = con gà trống (gallus).

    Đó là lý do tại sao người Pháp lại lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng của dân tộc mình. Nếu ta biết rằng tiếng Pháp hiện đại là do tiếng La Tinh thông tục (latin populaire) mà ra thì ta cũng sẽ không lấy làm lạ tại sao người Pháp lại căn cứ vào tiếng La Tinh để chọn biểu tượng cho dân tộc mình như thế.

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    6- (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
    Hoa Kỳ hiện nay có bao nhiêu tiểu bang? Tên của các tiểu bang đó?

    AN CHI:

    Hoa Kỳ có 50 bang:

    1. Alabama,
    2. Alaska,
    3. Arizona,
    4. Arkansas,
    5. California,
    6.Colorado,
    7. Connecticut,
    8. Delaware,
    9. Floriđa,
    10. Georgia,
    11. Hawaii,
    12. Idaho,
    13. Illinois,
    14. Indiana,
    15. Iowa,
    16. Kansas,
    17. Kentucky,
    18. Louisiana,
    19. Maine,
    20. Maryland,
    21. Massachusetts,
    22. Michigan,
    23. Minnesota,
    24. Mississippi,
    25. Missouri,
    26. Montana,
    27. Nebraska,
    28. Nevađa,
    29. New Hampshire,
    30. New Jersey,
    31. New Mexico,
    32. NewYork (chú ý: thuộc bang này có thành phố cùng tên NewYork, trước vẫn phiên bằng âm Hán Việt là Nữu ước. Nhưng thủ phủ của bang New York lại là Albany),
    33. North Carolina,
    34. North Dakota,
    35. Ohio,
    36. Oklahoma,
    37. Oregon,
    38. Pennsylvania,
    39. Rhode Island,
    40. South Carol1na,
    41. South Dakota,
    42.Tennessee,
    43. Texas,
    44. Utah,
    45. Vermont,
    46.Virginia,
    47. Washington,
    48. West Virginia,
    49.Wisconsin,
    50. Wyoming.

    Vùng Alaska, nằm ở phía Tây Bắc của Hoa Kỳ, là đất mà nước Nga Sa hoàng nhượng cho Hoa Kỳ từ năm 1867, trở thành bang thứ 49 của nước này từ năm 1958. Quần đảo Hawaii (tên cũ là Sandwich), thủ phủ là Honolulu, là lãnh thổ của Hoa Kỳ từ năm 1898, trở thành bang thứ 50 của nước này cũng từ năm 1958.

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    7- (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
    Tại sao lại gọi những người bán nam bán nữ (lại cái) là "pê-đê”.


    AN CHI:

    Cái tên pê-đê dùng để chỉ những người bán nam bán nữ là kết quả của một lối hiểu sai lệch nay đã trở thành thông dụng. Đó là do tiếng Pháp pédé, dạng tắt của pédéraste. Đây là một danh từ gồm hai từ căn gốc Hy Lạp: péd- (<paidos = trẻ con) và -éraste(<erastês = si mê). Vậy pédéraste là người si mê trẻ con. Còn cái nghĩa đích thực của từ này là: kẻ đàn ông hành dâm vào hậu môn của một bé trai. Nghĩa này đã cho ra nghĩa rộng thông dụng hiện nay là: kẻ loạn dâm hậu môn. Vậy pédé trong tiếng Pháp không hề có nghĩa là "lại cái".

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    8. (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
    Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị Hà. Xin tìm giúp xem sách xưa có ghi tên Hồng Hà là những sách nào?


    AN CHI:

    Xin thưa, sở dĩ sách xưa không có tên Hồng Hà vì đây là một cái tên rất mới do chính người Việt chúng ta dịch từ tiếng Pháp, gọi nôm na hơn một chút là sông Hồng. Sông Hồng có đặc điểm nổi bật là nước của nó về mùa lũ thì rất đỏ, nên người Pháp dựa vào đó mà gọi nó là fleuve Rouge (sông Đỏ). Cũng cùng một cách đặt tên như thế họ đã gọi sông Đà là rivière Noire (sông Đen) còn sông Lô thì lại là rivière Claire (sông Trong). Họ cũng dịch tên sông Hoàng Hà của Trung Hoa sang tiếng Pháp là fleuve Jaune (sông Vàng) rồi lại dựa theo cách diễn này mà dịch tên con sông Dương Tử (Dương Tử Giang) thành fleuve Bleu (sông Xanh) mặc dù họ cũng đã có một tên phiên âm từ Dương Tử Giang thành Yang-tseu-kiang (trước thường viết là Yang-tsé-kiang). Vậy Hồng Hà hay sông Hồng chỉ là những "bản dịch" sang tiếng Việt của tiếng Pháp fleuve Rouge mà thôi. Xin phân biệt với Hồng Giang, một chi lưu xưa của sông Hồng, chảy qua tỉnh Hải Dương.

  6. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    9. (KTNN 97, ngày 01-12-1992)
    Tại sao từ tập 1 đến tập 5, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh không gọi luôn bộ phim dài của Mexico bằng cái tên "Người giàu cũng khóc" mà gọi là "Nước mắt người giàu để sau đó lại phải thay đổi tên gọi từ tập 6 trở đi? Hai cách gọi đó có gì khác nhau không?


    AN CHI:

    Tên gốc của bộ phim này đúng ra là Người giàu cũng khóc. Tên phim bằng tiếng Tây Ban Nha (Người Mexico nói tiếng Tây Ban Nha) là Los ricostambien lloran. Sở dĩ 5 tập đầu của bộ phim được gọi là Nước mắt người giàu có lẽ vì đã theo bản dịch của Đào Minh Hiệp, người đã dịch lời phim (từ tiếng Nga) cho Đài truyền hình Phú Yên (X. Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92, tr.17). Hai cách gọi trên đây có khác nhau hay không? Sau đây là lời của Đào Minh Hiệp: "Quả thật tôi đã phải suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định dịch là Nước mắt người giàu mà vẫn bảo đảm chuyển tải được ý nghĩa chính xác của tên phim (...), đồng thời nghe hay hơn (…) Tôi nghĩ không có gì khác nhau giữa hai tên phim (Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92). Sự thật thì quả là có khác nhau. Nước mắt người giàu là một cấu trúc phi vị ngữ tính (non-prédicativ) còn Người giàu cũng khóc thì đã là một câu. Hai cấu trúc đã khác nhau đến như thế thì không thể nói rằng hàm nghĩa của chúng hoàn toàn như nhau được. Nếu cần thì các tác giả đã nói Las Ingrimas de los ricos (Nước mắt người giàu) rồi. Nhưng họ lại nói Los ricos tambien lloran. Vậy tưởng cứ nên dịch thành Người giàu cũng khóc cho sát với nguyên văn.

  7. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    10. (KTNN 97, ngày 01-12-1992)
    Tại sao Colomb có công tìm ra châu Mỹ mà tên ông lại không được dùng để gọi châu này? Tên nước Colombia có liên quan gì đến tên của Colomb hay không?


    AN CHI:

    Chính Christophe Colomb đã gọi châu Mỹ là Tây ấn Độ (Indes occidentales) vì đã nhầm tưởng rằng đó là nước ấn Độ. Do cách đặt tên này của Colomb mà thổ dân da đỏ châu Mỹ đã được gọi là Indien (tiếng Pháp), Indian (tiếng Anh), nghĩa là người Ấn Độ. Sau khi biết rõ sự thật, người ta mới dần dần gọi châu Mỹ bằng cái tên Amerique (tiếng Pháp), America (tiếng Anh) như hiện nay. Đúng là trong tên nước Colombia có tên của Colomb. Ông đã đến miền đất này năm 1502 nhưng trước đó thì Alonso de Hojeda đã phát hiện ra nó từ 1499. Sau khi hoàn thành việc chinh phục đất này vào năm 1539 thì Gonzalo Jiménez de Quesada đã gọi nó là Nueva Granada; mãi về sau nó mới được gọi là Colombia.

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 1
    Bài cuối: 22-12-2009, 03:47 PM
  2. Trả lời: 6
    Bài cuối: 09-10-2009, 06:39 AM
  3. Xôn xao chuyện dàn cảnh để cướp
    By TeacherABC in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 17-09-2009, 09:53 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •