-
Về Với Bến Tre
Về Với Bến Tre
Tiếp cận sông Cửu Long là khó, cần thời giờ. Đọc sách là một chuyện, nhưng thấy con sông này trước mắt ta sẽ có ấn tượng khác, thú vị hơn. Địa điểm phải gần Sài Gòn, du khách được bảo đảm tiện nghi. Công ty du lịch Bến Tre đã khéo chọn cồn Phụng, một cù lao tương đối nhỏ giữa sông Tiền. Bên này là thành phố Mỹ Tho, bên kia là thị xã Bến Tre, nối liền hai bờ có chiếc phà Rạch Miễu, quê chồn của bà Sương Nguyệt Anh, con gái cụ Đỗ Chiểu. Ở khoảng này sông Tiền khá rộng, phà chạy hơn nữa tiếng đồng hồ. Sông Cửu Long (sông Tiền) đà già nua, vì vậy dòng nước quanh co, với nhiều khúc doi, khúc vịnh.
Cồn Phụng được người địa phương gọi cù lao "ông đạo dừa", tên thật ông là "Nam Nguyễn Thành", như đã ghi trên cái đỉnh cắm nhang, còn trưng bày. Đảo ngược tên họ, phải chăng ông muốn làm một công dân quốc tế! Nói nghe như khôi hài: lúc chiến tranh đang âm ỉ, ông kêu gọi hai bên nên đình chiến lập tức. Theo suy luận của ông, chiến tranh nên chấm dứt để rồi chẳng ai thắng, ai bại! Tại đầu Cồn Phụng hãy còn mấy cây trụ có rồng vấn kiểu đền vua, xem khá vui mắt. Lại có đài tương đối cao, du khách lên đó tha hồ ngắm sông nước. Nước chảy một chiều, mùa lụt đỏ vì phù sa. Đồng bào quen gọi nước son, phù sa thì gọi đất bồi. Đủ kiểu tàu thuyền lớn nhỏ đi ngược về xuôi, có kiểu xuồng câu tôm kết mui với hai miê"ng lá chằm, hình chử nhật, có thể mở ra, xếp lại, bánh lái đặt một bên xuồng (không ngay chính giữa). Vài tư liệu bảo là kiểu xuồng ở Thái Lan, du nhập từ đầu thế kỷ. Tàu thuyền chở trái cây, chở vật liệu xây dựng, hành khách. Sông Cửu Long quả là một kiểu "hạ tầng cơ sở" do thiên nhiên ban cho. Lượng phù sa khá cao, mỗi ngày đêm hai lần nước lớn và hai lần nước ròng. Đào mương nhỏ thông với nhau, cho dòng phù sa chảy vào, rồi vét phù sa dưới mương ném lên gốc cây dừa, như thứ phân hữu cơ tốt. Vườn dừa Bến Tre là thế đó, khác với Philipin, Xri Lanca là những xứ trồng dừa trên đất cao hoặc sườn núi. Đó là sáng tạo của ta, kỷ thuật "đào mương lên liếp", tuy đơn giản nhưng là bí quyết của vườn cam, vườn quít, rễ cây dầm dươi nước, không cần tưới. Nhìn quanh cồn Phụng, bãi cứ bồi, cỏ dại như orô, cóc kèn mọc quá mạnh, chưa kể những bụi dừa nước. Đồng bào đã đánh bắt phù sa, đốn nhánh bần cắm xuống để lấn ra mé nước. Rể bần giử phù sa lại, bờ cù lao nới rộng thêm.
Vườn cò Ba Tri, cái tên nghe hấp dẫn. Tôi đã tham quan vài vườn cò, vườn chim thiên nhiên phần lớn đều khó tham quan. Gần chiều tối, chim cò rải rác bay về, gần vườn, mùi phân chim bốc ra hôi hám, phần lớn là rừng tràm, rừng tre. Ở Ba Tri không đâu sánh kịp. Kiểu vườn cim ở rừng chà là quanh năm xanh mướt. Chim cò bay về buổi chiều. Tôi sửng sốt khi thấy hàng vạn chim cò che kín chân trời, hàng vạn đốm trắng di động, xen vào đó rất ít chim cồng cộc màu đen. Nhừng đốm trắng tuyết di chuyển linh động trên nền trời xanh nhạt, chân trời là rừng chà là bạt ngàn, xanh đậm. Đứng về chất lượng thì "sản phẩm du lịch" này của Bến Tre khó nơi nào sánh kịp. Ta liên tưởng đến đất trời sơ khai, chim cò có trước, người khẩn hoang đến sau!
Bến Tre là nơi dân trí cao. Ở góc biển Ba Tri, những phần mộ cụ Đồ Chiểu, cụ Phan Thanh Giản, cụ Võ Trường Toản gom lại, không xa nhau. Người từ miền Trung vào mở nước theo đường biển, không qua Sài Gòn, Long An. Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, Bến Tre thuộc tỉnh Vĩnh Long, khu vực của triều đình. Rồi Pháp chiếm qua miền Tây, dùng chính sách mềm mỏng: quan chức triều đình được phục viên tại chổ, ai muốn cộng tác với Pháp thì có lương bổng tượng trưng, ai muốn ra Huế thì được cấp giấy phép. Nhưng phần lớn quan lại, nho sĩ cứ ở lại Bến Tre.
Đến Cái Mơn, một khu vực sản xuất cây con cây giống quan trọng (trong ba khu vực Sa Đéc, Đà Lạt, Cái Mơn). Cách biển 50km, nước ngọt quanh năm, mức sai biệt giữa mùa nước lũ và mùa cạn kiệt chỉ là 50cm. Đất phù sa Cái Mơn thuộc vào loại cao cấp. "Đất sét Cái Mơn" được giới trồng cây cảnh ham chuộng, từ Cái Mơn bán lên Sài Gòn để vun quén những cây kiểng bonsai. Đây là quê hương của họ giã Trương Vĩnh Ký với nhà thờ Cái Mơn. Theo lời kể lại đáng tin cậy, buổi đầu là những người theo đạo thiên chúa từ Nghệ An, từ Quảng Ngãi vào tị nạn, thời Minh Mạng. Dạo ấy, vì cầm đạo, ngày chủ nhật muốn làm lễ phải lén vào rừng chồi, ở ven rừng có người cầm đao mác canh dùm cọp dữ. Trương Vĩnh Ký, nhìn vào khu vực nhà lưu niệm nơi sinh quán ở rạch Ông Mầu, quả là con nhà nghèo. Cha là Trương Chánh Thi, mất ở Phnôm Pênh hồi ông còn bé, mộ phần cha mẹ rất khiêm tốn. Nhờ giao lưu sớm với vùng Mã Lai nên Cái Mơn sớm nhập những giống cây từ "miền dưới" như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, chôm chôm. Ông Hai Trí là người đầu tiên học cách tháp nhánh (greffe), rồi phổ biến. Thông thường, nếu là thuần túy nông nghiệp, với mật độ 1.000 người/km^2 thì khó sống, nhưng nhà vườn ở Cái Mơn biết xoay trở, thay vì trồng sầu riêng, vú sửa mỗi công non 30 gốc thì dùng mặt bằng ấy làm nơi tôn trữ cây con cây giống giá trị kinh tế sẽ cao hơn. Mỗi ngày hàng chục ghe gắn máy ra vào Cái Mơn để đưa cây con, cây giống đi nơi khác. Mặt hàng cây tắc (quất) và con nai kiểng phải chăng là thế mạnh của Cái Mơn. Được may mắn thăm nữ tu viện dòng Mến thánh giá đã kỹ niệm 150 năm (1844-1994), tôi ngạc nhiên khi bắt gặp những chậu sứ Thái Lan to lớn, không đâu sánh kịp.
Tính cần cù, óc sáng tạọ xoay trở để sống của vùng đồng bằng được biểu lộ tại Bến Tre hơn ở đâu hết.
(Nguồn: Tuổi Trẻ)
Bến Tre ơi...... Nhớ!
-
-
Ðề: Về Với Bến Tre
Bài viết còn thiếu hình ảnh thiên nhiên minh họa và thiếu cả hình ảnh của 1 cô gái Bến Tre nữa!
P/s 3h sáng dậy để viết bài này?????
Chỉ có anh biết..... từng đêm... từng đêm tỉnh giấc..
Chợt thấy ta giữa xa lạ nơi nào...???
-
-
Ðề: Về Với Bến Tre
Bến Tre...một tình yêu khó quên!
-
Posting Permissions
- Bạn không thể tạo chủ đề mới
- Bạn không thể trả lời
- Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
- Bạn không thể hiệu chỉnh bài
-
Quy định của diễn đàn