Đi rừng không chỉ để ngắm cây. Nhưng với nhiếp ảnh, đôi khi một bộ phận của cây (lá, rễ…) lại nói lên cả một không gian rừng rộng lớn. Dùng chi tiết gợi sự liên tưởng cho người xem chính là một cách nắm bắt chủ đề khi lên rừng săn ảnh.
10 chủ đề sau cũng là 10 cách tiếp cận rừng ở các góc độ khác nhau qua ống kính của người cầm máy.
Những bức ảnh minh họa cho từng chủ đề sẽ là ngôn ngữ chuyển tải tốt nhất sự hiệu quả của các phương pháp này.
1. Mù sương
2. Ánh nắng (Ray)
3. Các vùng tương phản
4. Chủ thể đơn độc
5. Chụp ảnh đơn sắc hoặc hai sắc
6. Làm quen với bố cục tròn và điểm mờ
7. Chụp cận lá cây
8. Đặc tả rễ cây
9. Miêu tả vỏ cây
10. Lối mòn
Ngoài ra, Digilife cũng xin lưu ý bạn một vài điểm quan trọng khi tác nghiệp chụp ảnh vùng rừng núi:
- Sử dụng chân máy để lấy sáng lâu hơn giúp bức ảnh sắc nét và màu sắc rõ hơn.
- Thường xuyên chụp ảnh tại cùng một địa điểm sẽ thu được những kết quả mỹ mãn hơn.
- Hiểu biết các điểm khác thường của khu vực bạn chụp ảnh, chẳng hạn như: thời tiết bất thường, thú hoang, côn trùng gây hại và nấm độc, thực vật nguy hiểm…
Quan sát qua ống kính
Hãy quan sát qua ống kính máy ảnh để quan sát đúng hình ảnh 2 chiều qua khung ảnh. Xem hình ảnh qua ống kính: chi tiết nào thể hiện, chi tiết nào thiếu. Những gì nhìn thấy qua ống kính khác với những gì bạn nhìn thấy.
Luôn ghi nhớ rằng hình ảnh quan sát qua ống kính mới chính là bức ảnh của bạn sau này, không phải những gì bạn nhìn thấy.
Lấy cận cảnh
Hãy đưa vào khung hình những gì bạn thấy thú vị và loại bỏ những gì không đáng. Một số máy ảnh và ống kính cho phép người chụp có thể lấy cận các vật thể nhỏ. Càng gần càng tốt là thường là cách tốt nhất khi chụp cảnh thiên nhiên.
Nếu chủ thể có bố cục dọc, hãy xoay máy lại cho tương thích.
Thử các góc nhìn mới lạ
Thử hình dung xem bạn sẽ quan sát như thế nào nếu như bạn là một chú chuột, một con khỉ hay là một cánh chim… Sau đó thử dán mình xuống đất hoặc trèo lên một đỉnh cao để nhìn xuống theo một góc nhìn khác.
Việc thay đổi góc nhìn có thể cho ra những bức ảnh sáng tạo độc đáo ngoài sự mong đợi của bạn. Chẳng hạn khi nhìn lên từ phía dưới một bông hoa, bạn dường như đang xem một chiếc ô (dù) rực rỡ độc nhất vô nhị.
Tập trung vào tiêu điểm
Phải chắc chắn phần quan trọng nhất của bức ảnh phải được lấy nét thật sắc và rõ.
Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là khi bạn chụp ảnh một người hoặc một con vật cưng, hãy tìm và nắm bắt được ánh sáng lấp lánh từ đôi mắt chủ thể trước khi bấm máy.
Ánh sáng
Tiền tố “photo” trong từ nhiếp ảnh (photography) có nghĩa là Ánh sáng. Các nhiếp ảnh gia giỏi thường nắm bắt ánh sáng trong bức ảnh rất tốt.
Ánh sáng có thể chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp, cường độ ánh sáng mạnh hoặc yếu, chiếu thẳng vào chủ thể hoặc rọi từ phía sau chủ thể. Màu sắc của ánh sáng cũng thay đổi liên tục từ sáng sớm đến chiều tà
Ánh sáng vào buổi sáng sớm và chiều tà thường rất lý tưởng vì độ sáng đẹp, ấm áp và tạo bóng rất dài và rõ. Khi rọi sáng chủ thể từ phía bên, ảnh thu được sẽ có cảm giác 3 chiều về chủ thể trong bức ảnh, rất thú vị.
Phối màu cho ảnh
Hãy phối màu cho bức ảnh. Ảnh chụp sẽ đẹp hơn hẳn nếu như bạn chú ý lấy góc có nhiều màu sắc. Bản thân mỗi màu sắc đều chứa đựng những cảm xúc và vẻ đẹp riêng. Nếu tận dụng tốt điều này, bạn có thể phối màu sắc và đường nét cho bức ảnh rất sinh động và ý nghĩa.
Cách tốt nhất thường là bạn hãy chọn một màu chủ đạo của chủ thể và để màu sắc này dẫn dắt cảm hứng sáng tác cho toàn bộ bố cục bức ảnh.
Ảnh theo 2 gam màu chủ đạo vàng và hồng.
Nắm bắt cái "động"
Hãy dùng các động từ để hình dung về các bức ảnh sẽ chụp, chứ không chỉ là các danh từ gọi tên chủ thể.
Người cầm máy nên hòa nhập vào sự việc và dự đoán những gì sắp xảy ra tiếp theo và chờ đợi nắm bắt ngay những khoảnh khắc ấy. Chẳng hạn như một chú ong hút mật, gió thổi qua cánh đồng…
Câu chuyện kể bằng nghệ thuật nhiếp ảnh sẽ rất ấn tượng và thu hút. Ví dụ, bạn có thể thực hiện một loạt ảnh về trước và sau cơn mưa to, trước và sau một trận hỏa hoạn…
Chọn đúng độ phơi sáng
Rọi sáng tốt sẽ giúp bức ảnh có hồn hơn rất nhiều.
Hầu hết các máy ảnh hiện đại có chế độ chọn độ phơi sáng tự động theo phần trung tâm của khung hình. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chế độ tự động lại tỏ ra khá “ngốc nghếch” khi phần trọng tâm của ảnh lại quá sáng hoặc quá tối do không nằm ở vị trí trung tâm hoặc khi ánh sáng rọi từ phía sau chủ thể. Để tránh trường hợp đáng tiếc tương tự, bạn hãy tự điều chỉnh độ phơi sáng cho bức ảnh.
Giữ chắc tay máy
Thiếu sáng, thời gian mở cửa trập lâu, nên sử dụng chân máy.
Khi zoom cận hoặc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, ảnh thường không đủ nét mà rất dễ bị nhòe. Nguyên nhân là do bộ cảm biến ảnh cần lấy thêm ánh sáng nên thời gian cửa trập mở lâu hơn trước khi đóng chụp ảnh. Để giữ độ nét cho ảnh trong điều kiện thời gian đóng máy chậm, hãy luôn nhớ giữ máy thật chắc trong thời gian chụp ảnh.
Nhiều tay máy sử dụng chân máy trong trường hợp này. Nhưng nếu không thích, bạn có thể đặt máy lên một điểm tựa vững chãi hoặc tì vào các vật cứng cố định như thân cây, vách đá… Hay ngay cả đặt máy lên mặt đất cũng có thể tăng độ nét cho bức ảnh.
Sử dụng chế độ chụp tay
Hầu hết các máy ảnh hiện đại đều trang bị chế độ chụp tự động. Máy sẽ tự động lấy nét, chọn tiêu cự và khẩu độ.
Nhưng nếu được, bạn hãy chuyển sang chế độ chụp tay để tự điều chỉnh khẩu độ và tốc độ chụp. Bằng cách này, bạn có thể xử lý trường tiêu cự như: tiêu cự, độ phơi sáng… bao nhiêu thì đẹp.
Ảnh hài hòa về bố cục, màu và ánh sáng.
Chế độ điều chỉnh tay cho phép bạn tạo các hiệu ứng đặc biệt khác cho ảnh.
Hãy tập luyện và thử nghiệm với chế độ chụp tay. Đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận được niềm hạnh phúc với những bức ảnh tuyệt vời do chính bạn chụp được.
DIGILIFE