Bài 1 đến 3/3

Chủ đề: Tin 22/7

  1. #1
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket yeu100C's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    958
    Thanks
    647
    Thanked 1.543 Times in 308 Posts

    Default Tin 22/7

    Thịt bẩn nhập khẩu

    Hàng trăm tấn bán đi đâu?Hàng trăm tấn bán đi đâu?

    SGTT - Hôm qua 21.7, các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra các kho chứa thực phẩm nhập khẩu của công ty Vinafood ở Bình Dương, sau khi phát hiện nhiều sai phạm đối với những lô hàng nhập khẩu của đơn vị này mà Sài Gòn Tiếp Thị đã đưa tin

    Vấn đề nguy hiểm là thịt đông lạnh nhập khẩu (không loại trừ thịt bẩn đã bị cơ quan chức năng phát hiện), bằng nhiều con đường, đã đến được với bữa ăn của người dân và rất khó kiểm soát.

    Đường đi của thịt đông lạnh

    Người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt đâu là thịt sạch, đâu là thịt bẩn với cách buôn bán như thế này. Ảnh: Lê Quang Nhật

    Theo trung tâm Thú y vùng VI, hiện có 37 công ty nhập sản phẩm thịt gia cầm và bảy công ty nhập thịt heo làm thủ tục nhập khẩu qua cảng TP.HCM. Trong đó, Vinafood là một trong những nhà nhập khẩu thịt đông lạnh lớn nhất Việt Nam.

    Một số doanh nghiệp, siêu thị… mà chúng tôi tiếp xúc đều chối đây đẩy: “không lấy thịt của Vinafood”. Trong khi chờ cơ quan chức năng xác định (qua hoá đơn) về số thịt nhập về (có thịt không đạt chất lượng) đã được bán đi đâu, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thịt đông lạnh nhập khẩu được phân phối ra thị trường qua hai ngả: công ty sản xuất chế biến thực phẩm và thị trường tiêu thụ lẻ gồm nhà hàng, khách sạn, quán ăn, sạp chợ…

    Ở đầu ra thứ nhất, có thể thấy các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm công nghệ như: xúc xích, đồ hộp, giò chả… là khách hàng lớn nhất, tiêu thụ từ vài trăm đến hàng ngàn tấn thịt đông lạnh mỗi tháng. Chế phẩm của thịt đông lạnh là các loại xúc xích tiệt trùng, thịt xốt cà, thịt hầm, thịt chà bông, giò chả, kể cả chả lụa.

    Đường tiêu thụ thứ hai, là bán cho các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, quán ăn và các hộ gia đình...

    Bảo quản: “sạch” cũng thành “bẩn”

    Ngoài chợ, với cách bán thịt đã rã đông để trên khay cho khách chọn và cân ký, hoặc thịt bán trong bao nilông có thương hiệu nhưng đã cắt mở miệng bao, thịt gà tẩm ướp gia vị sẵn… thì người mua không thể phân biệt nguồn gốc.

    Chưa kể tới thịt sạch nhập khẩu cũng bị biến chất nếu bảo quản không đúng cách. Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tiết lộ, để trữ đông lượng thịt gà từ 60 – 70 tấn, doanh nghiệp nhập khẩu phải đầu tư ít nhất 500 triệu đồng xây dựng kho (chưa tính tiền thuê đất, mua đất làm mặt bằng kho). Trong số trên 40 công ty nhập khẩu thịt gia cầm và heo đông lạnh, doanh nghiệp có hệ thống kho lạnh bảo quản chỉ đếm đầu ngón tay, còn lại hầu hết phải đi thuê kho dự trữ với giá khoảng 33 USD/tấn/tháng.

    Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc trung tâm Thú y vùng VI cho biết, qua kiểm tra, kho trữ đông của các đơn vị cho thuê lại không chuyên dùng, cùng một lúc chứa nhiều mặt hàng chung nhau, rất dễ gây nhiễm vi khuẩn từ loại thực phẩm này sang loại khác. Vinafood là một đơn vị nhập khẩu thực phẩm lớn nhưng đơn vị này phải đi thuê kho ở nhiều nơi như Thủ Đức, Tân Bình, Bình Dương, cảng rau quả quận 7 để trữ hàng.

    Ông Nguyễn Xuân Bình nói: “Theo quy định, thời hạn sử dụng thịt nhập khẩu tối đa một năm rưỡi đến hai năm tính từ ngày sản xuất, với điều kiện phải được bảo quản thường xuyên trong điều kiện nhiệt độ âm 18 đến âm 200C. Thế nhưng, do doanh nghiệp xuất kho bán thường xuyên nhiều lần trong ngày nên nhiệt độ khó đảm bảo. Nguyên tắc bắt buộc là khi đã rã đông, nếu bán không hết trong ngày thì phải huỷ bỏ”.

    Chưa “xem” khâu chế biến

    Đáng lưu ý là đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành kiểm tra việc sử dụng thịt nhập khẩu ở các nhà máy chế biến, bếp ăn tập thể, mà mới chỉ kiểm tra khâu nhập khẩu, phân phối lưu thông. Ngay tại các chợ, việc kiểm tra vẫn rất “thưa thớt”, và phổ biến chuyện bán thực phẩm đông lạnh không đúng quy cách (không có tủ lạnh). Còn thịt nhập khẩu nhiễm vi sinh, trước đây vẫn được phép đem chiếu xạ rồi sử dụng. Mãi đến 14.7, cục Thú y mới có công văn quy định phát hiện thực phẩm nhập khẩu nhiễm vi sinh thì buộc tiêu huỷ, tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng (làm thức ăn gia súc)!

    Đặng Hoàng – Minh Thành
    Nào hay số kiếp chuồn chuồn
    Khi vui chuồn đậu khi buồn chuồn bay

  2. #2
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket yeu100C's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    958
    Thanks
    647
    Thanked 1.543 Times in 308 Posts

    Default Ðề: Tin 22/7

    “Trẻ chán sống, vì sao?”

    LTS: Tự tử ở trẻ vị thành niên đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều nước. Tại Việt Nam, số ca cấp cứu trẻ tự tử cũng đang dày lên từng ngày. Vì sao những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn và chưa biết “mùi đời” đó lại có thể dễ dàng tìm đến cái chết? Vì sao trong hầu hết các trường hợp, người ta luôn đọc được cáo buộc trách nhiệm của gia đình?... Chúng tôi mong nhận được ý kiến của các chuyên gia và bạn đọc cùng tham gia luận giải vấn đề này. Mở đầu diễn đàn, xin được trích đăng lá thư của một nữ sinh 13 tuổi tự tử không thành gởi cho các bác sĩ đã cứu sống em, như một góc nhìn từ phía các nạn nhân

    Lá thư của nữ sinh 13 tuổi tự tử không thành

    Cha mẹ kính yêu,

    Con vừa mới tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài và hôn mê. Con được các bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện Nhi Đồng 1 ân cần cứu sống con cả thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ biết tại sao con lại quyết định uống hơn 30 viên thuốc ngủ của bà ngoại không?

    Sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ đến các vấn đề tâm sinh lý của trẻ là rất cần thiết. Ảnh chỉ mang tính minh hoạ. Ảnh: Hồng Thái

    Con là một đứa trẻ cô đơn. Con chỉ mới 13 tuổi mà đã phải sống một mình ở nhà với hai anh họ đồng trang lứa với con. Con đi học, rồi tự đi chợ, nấu ăn cho ba người trong nhà. Con biết cha mẹ cũng như hai bác đều bận đi buôn bán xa và lâu lâu con mới gặp được cha mẹ. Cha mẹ biết không, mỗi lần thấy cha mẹ trở về nhà, con rất mừng và ao ước được chia sẻ với cha mẹ về những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống của con, nhưng tiếc thay cha mẹ quá bận rộn với công việc của mình nên con cũng không có cơ hội để nói chuyện với cha mẹ. Trong sự cô đơn đó, con cần có người để tâm sự, nhất là khi cơ thể con bắt đầu thay đổi về mặt tâm sinh lý. Con đã bắt đầu có kinh nguyệt từ vài tháng nay, con cũng không hiểu tại sao cứ mỗi tháng lại có máu chảy ra từ cơ thể con nhưng không ai giải thích cho con.

    Con đã quen một bạn trai trong trường học và bạn ấy quả là một người mà con có thể kể những chuyện buồn vui hàng ngày của con. Thế nhưng, khi cha hay biết chuyện này, cha đã cấm không cho con gặp bạn đó và bà ngoại đã nói: “Mày lấy đồ theo thằng đó luôn đi!” Thế là trong sự bực tức, con đã khăn gói nhà ra đi để qua nhà bạn đó và nhờ mẹ của bạn an ủi, nâng đỡ. Nhưng rồi anh họ đã qua bên đó và kéo con trở về nhà để tiếp tục nghe những lời chửi mắng thậm tệ của bà ngoại. Con xấu hổ vì giọng nói lớn của bà làm cho hàng xóm đều nghe chuyện. Trong nỗi đau đớn cùng cực, con đã đi đến hành động uống thuốc ngủ, không phải để chết nhưng là tiếng kêu cứu.

    Thưa cha mẹ,

    Con biết cha mẹ làm việc vất vả để nuôi sống con nhưng con cũng xin cha mẹ hiểu con cũng cần tình thương của cha mẹ lắm. Con may mắn được gặp một bác sĩ tâm lý ở bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ này đã chịu lắng nghe nỗi lòng của con, làm cho con cảm thấy hạnh phúc vì ít ra trong lúc con đau khổ và không muốn nói chuyện với cha mẹ khi con vừa ra khỏi cơn hôn mê, đã có một người với áo choàng trắng kiên trì ngồi bên cạnh giường con, sẵn sàng đón nhận những giọt nước mắt của con và nói với con những lời êm ái nhẹ nhàng. Bác sĩ đó không hề trách móc con điều gì trong khi con đang chờ đợi bị khiển trách như con đã thường bị tại nhà (...)

    Có lẽ nhiều bạn khác trong lứa tuổi mới lớn của con cũng đồng cảnh ngộ với con. Khi đau khổ vì thiếu tình thương, có bạn muốn tìm sự an ủi trong thuốc lá, trong ly rượu, trong thuốc lắc, trong xì ke… Có bạn cũng đã có thai ngoài ý muốn và cha mẹ bạn ấy đã tìm cách giúp bạn giải quyết cái thai đó. Tuổi trẻ của chúng con có nhiều trăn trở, nhiều thắc mắc mà cha mẹ không quan tâm, hoặc nếu có quan tâm, cũng không thể giải đáp được. Con ước mong cha mẹ cũng được gặp gỡ các chuyên viên tâm lý để biết cách dạy dỗ con cái nên người, có ích cho gia đình và xã hội, để qua trung gian của chuyên viên tâm lý, gia đình chúng ta có thể thông cảm và yêu thương nhau hơn.

    N. T. M. D
    Nào hay số kiếp chuồn chuồn
    Khi vui chuồn đậu khi buồn chuồn bay

  3. #3
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket yeu100C's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    958
    Thanks
    647
    Thanked 1.543 Times in 308 Posts

    Default Ðề: Tin 22/7

    Một trẻ suýt chết vì gối đè mặt

    SGTT - Ngày 21.7, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết vừa cứu sống một bệnh nhi hơn ba tháng tuổi, bị ngạt thở do gối nằm đè ngang mặt. Theo lời của mẹ bé Nguyễn Thị Bảo Tiên (quận 4), trưa ngày 20.7, bà đặt con trong phòng ngủ xuống bếp pha sữa. Trong lúc dưới bếp, bà có điện thoại đường dài nên phải trả lời hơi lâu. Khi trở lên phòng ngủ, bà điếng hồn khi thấy bình sữa bé Tiên cầm khi nãy lăn lóc dưới nền nhà, còn trên giường bé nằm im thin thít với cái gối vắt ngang mặt. Đặt tay vào mũi bé không thấy hơi thở ra nên bà vội hô hấp nhân tạo và nhờ người nhà gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện.

    Một bác sĩ trực cấp cứu cho biết, trường hợp bé Tiên được cứu là nhờ đã hô hấp nhân tạo tại nhà kịp thời. Trước đó ít lâu bệnh viện đã ghi nhận một trường hợp tương tự nhưng do phụ huynh không phát hiện và xử lý kịp thời nên bé đã tử vong trên đường đến bệnh viện.

    Quý Cát
    Nào hay số kiếp chuồn chuồn
    Khi vui chuồn đậu khi buồn chuồn bay

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •