Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Harley Davidson - xe dành cho sư tử

Threaded View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket MinhThy's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.088
    Thanks
    2.347
    Thanked 1.804 Times in 388 Posts

    Default Harley Davidson - xe dành cho sư tử

    Nhanh...nhanh hơn

    Vào năm 1901, ở tuổi 21, William S.Harley đã mơ rằng sẽ độ cho mình một chiếc xe moped hơn 100 phân khối nhưng đến năm 1903, thành quả của của sự cần mẫn lao động đã là một chiếc xe Harley - Davidson đầu tiên trong lịch sử 400 phân khối. Cũng từ đây con đường kinh doanh của cặp bài trùng Harley-Davidson tiếp tục phát triển tỉ lệ thuận cùng với độ lớn của phân khối xe máy.


    Từ năm 1917, Harley và Davidson đã thiết kế động 2 máy hình chữ V trên trăm phân khối.

    Bắt đầu từ năm 1905 chiếc xe model 1 xi-lanh 440 phân khối rồi đến năm 1910 là model máy chữ V, 880 phân khối, 7 mã lực chuyên để... leo đồi. Với tốc độ 97 km/h, rất nhanh vào thời đó kéo theo số xe bán trong 1 năm (1908) tăng từ 450 chiếc lên tới 1.149 chiếc. Còn riêng trong năm 1914, số xe bán ra đã hơn 16 nghìn chiếc.


    Hình ảnh nam tính của động cơ thô sơ.

    Lốp xe của Harley-Davidson hằn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ I và thứ II. Khi được đưa vào phục vụ quân đội vào năm 1918, Harley-Davidson đã là nhà máy chế tạo môtô lớn nhất thế giới. Để vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế thế giới Harley-Davidson đã thử sang các lĩnh vực kĩ thuật khác như chế tạo phụ tùng, thùng xe và thậm chí cả động cơ máy bay nhưng vẫn duy trì cải tiến những sản phẩm của chính mình.


    "Thứ xe khiến lũ đàn ông phát điên và quên cả phụ nữ".

    Năm 1920, kiểu dáng xe máy đã có vài sự thay đổi. So với ngày nay, những thay đổi này dễ nhận thấy hơn nhiều. Một trong số đó là bình xăng có hình giọt nước (Tear drop). Vào năm 1926, động cơ một xilanh một lần nữa trở lại mặc dù sau năm 1918 nó đã không còn được dùng nữa. Năm 1928, động cơ twin-cam lần đầu tiên xuất hiện cùng với hệ thống phanh bánh trước tạo điều kiện cho xe máy có thể đạt đến tốc độ giới hạn 140 km/h.

    Những năm 30, Harley-Davidson đã phá vỡ nhiều kỉ lục và nhận được nhiều giải thưởng. Năm 1932, xe ba bánh Servi-Car đã được giới thiệu và trở thành một chiếc xe chở hàng và xe cảnh sát rất phổ biến. Cùng với những thay đổi về hình thức như logo cánh chim đại bàng trên tất cả các bình xăng của Harley-Davidson thì động cơ cũng được thay đổi theo.

    Tất nhiên, sự thay đổi đáng kể nhất là chiếc Harley phân khối lớn chưa từng có – 1.340 phân khối. Chiếc xe này đã trở thành biểu tượng của Harley-Davidson.


    Và phụ nữ cũng muốn cưỡi lên Harley...

    Năm 1936 cũng là một mốc quang trọng. Vào năm này, chiếc xe Knucklehead được giới thiệu và nó đã chiến thắng đối thủ truyền kiếp – nhà máy sản xuất motor Indian. Và khi chiếc Panhead được xuất xưởng vào năm 1947 Harley-Davidson chính thức là Hãng xe máy của Hoa Kỳ (The American Motorcycle).


    Biểu tượng của sức mạnh công nghiệp nước Mỹ.

    Trong năm 1940, Harley-Davidson một lần nữa hưởng ứng lời kêu gọi yêu nước và đã gửi những chiếc xe máy của mình để gia nhập vào đội quân chiến tranh. Thời này, hầu hết xe dân sự bị ngừng sản xuất vì công ty phải nhường xe cho chiến tranh. Với đóng góp to lớn của mình Harley Davidson đã được nhận huân chương Army-Navy "E". Nhưng đây chưa phải là chiếc huân chương cuối cùng. Vào tháng 11 năm 1945, những chiếc xe dân sự mới bắt đầu được sản xuất trở lại. Năm 1947, Harley-Davidson mua lại công ty A.O. Smith Propeller và dùng để xưởng sản xuất thiết bị máy móc. Những bộ phận sau khi được chế tạo ở đây sẽ được đến khu nhà máy cũ ở đại lộ Junean cho công đoạn lắp ráp cuối.

    Động cơ của người Mỹ
    Vào những năm 50, Harley lại vượt qua một thời kì khủng hoảng khác nữa. Khi người Anh sở hữu 40% của thị phần môtô với chiếc Triumph của họ thì phải đến năm 1957, nhờ chiếc Sportster - chiếc xe nhanh nhất của hãng Harley mới bám đuổi khoảng cách kĩ thuật, phong cách dân chơi. Đây là lí do chiếc xe này rất được ưu chuộng trong nhiều nhiều năm.


    Dòng xe Harley Touring quen thuộc với những gã cao bồi xa lộ.

    Đối đầu người Anh – đó là quyết định của Harley Davidson. Chỉ sau vài năm cộng thêm với sự cạnh tranh vô cùng mạnh của người Nhật khiến môtô Anh biến mất không còn một vết dấu còn ở Mỹ gần như chết hẳn. Thời đó dân Mỹ thường bảo, người Anh ra khỏi đất Mỹ mà không giữ được cái mông của mình lành lặn.

    Những năm 70 công chúng thấy được một cuộc cách mạng của Harley-Davidson. Năm 1971, động cơ siêu tiết kiệm xăng ra đời. Động cơ này kết hợp tinh thần thể thao với khung xe và sức mạnh của bộ truyền động trong sê-ri FL. Năm 1973, khu lắp ráp được chuyển đến một địa điểm mới ở Pennsylvania rộng hơn 37.000 m2 . Năm 1975 là năm đầu tiên trong bốn năm liên tiếp Harley-Davidson giành được giải quán quân đua xe quốc gia AMA. Trong năm 1977, chiếc FXS Low Rider và FLHS Electra Glide Sport được giới thiệu với công chúng. Nét đặc trưng của chiếc FXS là vị trí ngồi rất thấp (kể từ đây xếp thành nhóm low rider…) Chiếc FLHS là dòng FLH Electra Glide giá thấp nhưng được cải tiến để có tinh thần thể thao hơn.

    Có những cách phân biệt các loại xe Harley qua các chữ cái như B (Belt Driver), C (Classic hoặc Custom), D (Dyna Glide), E (Electric start), F (Fat Boy hoặc Foot-shift), ST (Softail), SE (Screaming Eagle); U (Ultrra)... Tất cả những loại xe Harley cũng có thể chia thành các dòng Touring, Softail, Dyna, Sporter và VRSC (hay còn gọi và V-Rod). Có thể phân biệt các dòng này qua giảm sóc như có dòng Softail thì không nhìn thấy trên khung. Còn dòng Touring dáng xe dài, có túi da to hai bên, yếm trước hình cánh dơi. Còn dòng Dyna có dáng cổ điển, giảm sóc liền khung lộ ra ngoài máy to hơn hẳn dòng Sportster. Còn dòng VRSC có hệ thống làm mát bằng gió và phun xăng rất hiện đại...
    Những năm 80 thì có một sự thay đổi khác trong liên kết giữa động cơ và bộ truyền lực. Năm 1980, mẫu FTL ra đời với năm bộ truyền tốc gắn chặt với động cơ.


    Dòng xe V-Rod hầm hố.

    Năm 1982, Harley-Davidson đã ban hành ứng dụng Materials as Needed (MAN) trong các sản phẩm của họ vào 2 năm sau, động cơ V-twin dung tích 1.340 phân khối được sản xuất. Cũng vào năm này, mẫu Softail trở nên phổ biến với nhận dạng đơn giản nhất là có giảm xóc phía sau độc đáo.

    Đầu những năm 1990, mẫu thiết kế Fat Boy (cậu bé mập) được giới thiệu và nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Cái tên Fatboy có nguồn gốc từ việc kết hợp tên của hai quả bom nguyên tử “Fat man” và “Little Boy” ném xuống Nagasaki và Hiroshima.


    Dòng Sportster gọn ghẽ.

    Vào năm 1991, dòng Dyna của Harley-Davidson được giới thiệu với chiếc FXDB Dyna Glide Sturgis. Năm 1994 là một bước nhảy của Harley-Davidson trong giải đua Superbike với chiếc VR1000. VR1000 có điểm đặc trưng là một cam trên kép và động cơ luôn luôn được làm nguội,

    Lúc này ở Mỹ, Harley-Davidson chiếm 62% thị trường xe môtô với những chiếc xe 850 phân khối trở lên.

    Xe của nền văn hóa Mỹ
    Một hãng xe tiềm lực mạnh như Harley Davidson thì “gia phả” của dòng xe này sẽ còn dài nữa. Ảnh hương của loại xe này cũng như nền văn hóa Mỹ cũng đã ngập tràn thế giới. Bất cứ một thằng con trai nào, ở bất cứ đâu, chỉ cần vài lần ngó trên màn ảnh của Hollywood có một vài siêu sao nào cưỡi Harley, đằng sau có một cô chân dài miên man xõa tóc phóng như bay trên cao tốc là đủ chết mê chết mệt.

    Những chiếc xe đời mới của Harley bây giờ có nhiề kiểu máy giảm tiếng ồn để cho thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên đối với dân chơi Harley, thứ tiếng động cơ ồm ồm, ròn đục như tiếng gầm của sư tử vẫn là trên hết.


    Môn đồ của Greatful Dead và Harley Davidson.

    Hình ảnh những người đàn ông nặng 2 tạ, mặc áo da để tay trần săm vằn vện, tóc tai bờm xờm thường gây ác cảm cho những ông già bà cố khó tính. Cứ nhắc đến bọn đi Harley là nghĩ đến rượu và các vụ đánh nhau rầm trời. Mà con gái đã cưỡi lên xe này là cũng thành đồ bỏ!


    Nhưng kẻ bán mặt trên đường...

    Nhưng không phải là như vậy. Các nhóm đi xe Harley cũng có thú vui rất đơn giản và hồn nhiên như thơ trẻ. Mỗi dịp hội hè, họ lại tụ tập dựng trại, làm những phi vụ bảo tồn động vật hoang dã như kiểu ăn giun, nuôi cá sấu. Rồi những trò chơi như cưỡi Harley ăn xúc xích treo, tắm bùn đuổi lợn hay nghêu ngao hát nhạc của Greatful Dead – thứ nhạc rock triết lý thần sầu của những tay râu rậm.


    Hồn nhiên như cây cỏ.

    Còn ở Việt Nam, xe Harley cũng đã khá quen thuộc với dân Sài Gòn. Chẳng bao lâu nữa, khi được nhập xe phân khối lớn, người yếu tim cũng phải tập quen dần với tiếng xe máy ầm ầm của Harley.

    Tuy vậy, giờ đây trên đường cũng đã thấp thoáng vài anh đô con tay với lên cần lái chiếc xe này, thỉnh thoảng cũng có vài vụ ngã xe Harley lãng nhách trông vừa buồn cười vừa... đáng yêu. Bởi vì họ ngã xong lại đứng dậy xuýt xoa con xe hơn là chính bản thân mình. Và ta cũng nên quen dần với những cú ngã như vậy khi nền văn hóa toàn cầu đang xâm thực vào Việt Nam.

    (Theo_VTC)
    Last edited by MinhThy; 10-09-2009 at 10:11 AM.

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •