Bài 1 đến 10/43

Chủ đề: Niemrieng cho...mọi người!

Hybrid View

  1. #1
    Member PhotobucketPhotobucket SÓC's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Nông thôn
    Bài viết
    91
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: Niemrieng cho...mọi người!

    Đánh khăng

    Cần ít nhất là hai nhóc, hai que củi dài 20-30 cm (to và nhỏ, tầm bằng ngón chân cái và ngón tay cái), một nửa viên gạch (to bằng cốc uống nước).
    Mỗi ván chơi có các phần nhỏ là lồ, mắm và gà.

    Ván một, người chơi đứng tại một điểm (gọi là lồ), hô “Lồ Ria” (lồ không, lái từ Zero trong tiếng anh) và dùng que mẹ để hất que con (đang được gác 1 đầu lên viên gạch) về phía bạn chơi nhưng gắng không để bạn chơi bắt được. Người kia sẽ đoán phương hướng và điểm rơi để bắt.


    Nếu bạn chơi mà bắt được que con thì người chơi chính sẽ mất lượt. Bằng không, bạn chơi phải đứng tại chỗ que con rơi và tung que về phía lồ, gắng làm sao để que nhỏ chạm vào que mẹ (đang được gác chếch 1 đầu lên viên gạch tại lồ). Nếu chạm được thì người chơi chính sẽ mất lượt chơi, bằng không thì người chơi chính sẽ tiếp tục mắm ria.



    Khi đánh “mắm ria” người chơi chính sẽ tung que con lên không trung và lấy que mẹ vụt ra xa về phía bạn chơi nhưng gắng làm sao bạn chơi không bắt được, tuần tự chơi tương tự như lồ ria. Qua “mắm ria” sẽ là “gà ria”, người chơi chính để que nhỏ thăng bằng trên một hòn gạch, lấy que to và đập mạnh vào1 đầu để cho que đó nẩy lên cao, tiếp tục vụt que đó khi nó ở trên không trung và các bước tiến hành như Lồ Ria và Mắm Ria.


    Lưu ý: nếu như người chơi chính vụt hụt thì sẽ mất lượt chơi.

    Ván hai, sau khi đã kết thúc ván một, người chơi vẫn sẽ có ba phần lồ, gà và mắm nhưng sẽ hô kèm một con số như 10, 20, 50 hay 100. Nếu người kia bắt được que nhỏ thì sẽ có quyền tiến xa về phía lồ (số bước bằng với số mà người chơi chính đã hô) và tung que con để chạm vào que mẹ.
    Khi người chơi chính mất lượt chơi do vụt hụt hoặc bạn chơi tung que con chạm vào que mẹ thì số điểm mà anh ta có được ở ván trước đó vẫn được bảo toàn và sẽ tiếp tục chơi khi có lượt.
    ----------------------
    Nếu ta là người chơi chính và mỗi lượt chơi được ví như một cơ hội trong cuộc sống hẳn sẽ có thêm điều bổ ích để chia sẻ.
    Thứ nhất, cơ hội luôn nối tiếp cơ hội. Nếu ta làm tốt được từng-bước-nhỏ trong cơ hội 1 thì ta có-hàng-loạt-những-cơ hội để thăng tiến.
    Thứ hai, trong cơ hội luôn có rủi ro. Mỗi ván có 3 phần: Lồ, Mắm và Gà. Chỉ khi nào ta làm tốt cả ba bước này thì mới có thể có được thành quả lâu bền. Mức độ đòi hỏi của các phần Lồ, Mắm và Gà cũng tăng lên, nếu Lồ, Mắm xong mà Gà chẳng xong thì cũng thế rồi thôi.

    Thứ ba, cơ hội tỉ lệ thuận với rủi ro. Nếu nó lớn (100), ta làm tốt thì sẽ có điểm cao (100) và hoàn toàn có thể lên mức cao hơn. Bằng không, lượt chơi (cơ hội) sẽ mất. Nếu ta không có kĩ năng thì cơ hội mất rất dễ dàng. Nếu ta không đủ tự tin thì cũng sẽ chỉ tận dụng được một phần nhỏ cơ hội. Tóm lại, cần liều lĩnh có tính toán và chuẩn bị tốt từ trước.

    Thứ tư, muốn tận dụng được cơ hội phải có máu và tài. Đã chơi thì ai cũng máu và người nào máu nhiều hơn thì có cơ thắng nhiều hơn. Máu đã nhiều, đã muốn hô to, làm nhanh mà không đủ tài thì cũng sẽ hộc máu, ngã ngựa và trắng tay. Thiên tài chỉ là danh xưng, muốn có thực tài thì cần tập luyện nhiều ắt thành tài thực.


    Nếu ta là người chơi phụ, và mỗi lượt chơi được ví như một cơ hội để trong cuộc sống thì hẳn sẽ cũng có thêm điều bổ ích để chia sẻ.

    Thứ nhất, cơ hội trong thử thách. Biết được người chơi phụ có khó khăn và thuận lợi gì (để có thể khống chế được đối phương khi mình có lượt chơi chính).

    Thứ hai, thử thách tỉ lệ thuận với cơ hội. Bắt được gà 100 thì sẽ được sải tiến 100 bước về phía lồ và tung que con để giành lượt chơi chính.

    Thứ ba, thử thách nối tiếp thử thách. Quá rõ ràng!

    Thứ tư, muốn vượt qua được thử thách cần có máu và tài. Nếu sợ khăng văng vào mặt, sợ chạy mỏi chân, đau người…; nếu không đoán được hướng, chẳng chạy được nhanh thì sao bắt được khăng.

    (st, nt)
    Có bao giờ em thử hiểu Anh không?
    Mà nặng nhẹ như mưa rào giữa hạ
    Gần mà xa lạ
    Sống vậy đến bao giờ?

    ĐẠI KÝ ĐỘC QUYỀN BIA HEINIKEN!

  2. #2
    Member PhotobucketPhotobucket SÓC's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Nông thôn
    Bài viết
    91
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: Niemrieng cho...mọi người!

    Đánh con quay



    Đánh quay, còn gọi là đánh cù là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên chơi, nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc như đánh tu lu (người Mông)...

    Công cụ

    Con quay: thường được làm bằng gỗ, sừng súc vật có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây. Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê. Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay ở phía nhỏ hơn của nó, ở một số sắc tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. Ngoài ra bi sắt loại nhỏ cũng có thể dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi. Những năm gần đây, đầu thoi dệt bằng sắt cũng được sử dụng và gọi là đinh thoi. Đinh của cù dái dê dài hơn của cù chuối do vậy loại cù này không được đóng đinh bi hoặc đinh thoi. Mấu để quấn dây của cù dái dê thường ở đầu có đinh còn của cù chuối lại ở đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy ý thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn có thể được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt.

    Dây quay: dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp...) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay.
    Kỹ thuật chơi

    Kỹ thuật chủ yếu của trò đánh quay gọi là bổ, cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần quấn chặt dây quay vào con quay bắt đầu từ điểm mấu quấn dây tiếp xúc với thân quay theo vòng rộng dần. Người chơi giữ chặt đầu dây còn lại (hoặc quấn vào ngón tay) để bổ con quay, nghĩa là lăng cho con quay văng ra và thường kết hợp với lực giật đầu dây đang giữ để con quay quay được nhiều vòng hơn. Theo động tác bổ có thể phân ra thành ba cách chính:
    Ra quay: người chơi hơi cúi xuống và khuỵu chân, để con quay ở khoảng ngang bụng rồi lăng con quay ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.

    Bổ thượng: người chơi đứng thẳng, tay cầm quay cao ngang gáy rồi ném quay xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên.

    Bổ vát: cách thực hiện gần như bổ thượng nhưng không theo phương thẳng đứng mà theo đường chéo.

    Do vị trí của mấu quấn dây khác nhau nên khi bổ thượng hoặc bổ vát vị trí chuẩn bị của con quay cũng khác nhau ở hai loại con quay. Cù chuối được để đầu có đinh hướng lên trên còn cù dái dê thì ngược lại.

    Luật chơi

    Chơi biểu diễn (còn gọi là đồng triệt): Những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bổ con quay xuống mặt sân chơi, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc, âm thanh phát ra từ những con quay nghe rất vui tai. Chơi biểu diễn còn có thể vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi cho con quay quay trong đó.

    Hầm (còn gọi là đồng hầm): Những người chơi cùng thực hiện bổ con quay, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận) có con quay dừng sớm nhất sẽ bị hầm, nghĩa là phải để cho những người khác bổ con quay vào con quay của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị hầm. Hầm lại có hai thể thức chính là hầm động và hầm tĩnh, trẻ em gọi là hầm sống và hầm chết. Nếu hầm sống thì những người bị hầm sẽ cho con quay của mình quay và những người được hầm tìm cách bổ trúng. Nếu hầm chết thì những người chơi sẽ vẽ một vòng tròn trên mặt sân chơi, những con quay bị hầm được cho vào đó để người được hầm bổ xuống. Trong thể thức hầm sống, con quay rất dễ bị đinh bổ trúng tu và nếu tu bị mất hẳn thì không thể quấn dây để chơi được nữa. Trong khi hầm, nếu con quay của người được hầm không, hay gần như không quay được trên mặt đất hoặc quay bằng tu chứ không phải bằng đinh thì con quay đó sẽ trở thành bị hầm. Ở thể thức hầm chết, ngoài trường hợp vừa nêu, nếu con quay của người được hầm khi dừng quay nằm lại trong lò thì con quay đó cũng bị đưa vào hầm; ngược lại, con quay đang bị hầm mà sau khi bị va chạm văng ra khỏi lò thì coi như được cứu thoát và người chủ có quyền hầm những con quay còn lại. Để "cứu" một con quay đang bị hầm, người chơi hay áp dụng kỹ thuật bổ vát còn để gây thiệt hại thì dùng bổ thượng. Còn có một biến thể mà ít ai muốn con quay của mình bị hầm là chỉ chọn ra một con quay duy nhất cho vào lò, những người được hầm sẽ bổ con quay của mình nhằm đưa "nạn nhân" đến một vị trí bất lợi như vũng nước, hố vôi, cống nước thải... thậm chí ao nước. Chỉ khi nào những người được hầm đạt mục đích thì vòng chơi mới bắt đầu lại bằng cách chọn ra một con quay khác để hầm. Tuy nhiên trong cách chơi này những người được hầm cũng rất dễ trở thành nạn nhân vì nếu không khéo léo chính con quay của họ cũng có thể rơi xuống vị trí không mong muốn ấy.

    Ăn miếng, trả vố: đây là thể thức thường dùng khi chỉ có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho con quay của mình quay để người còn lại bổ.
    Từ ngữ dùng trong trò chơi

    Vố: vết (lõm, xước) được tạo ra khi bị đinh của con quay khác bổ trúng.

    Ngủ: con quay quay "tít" xung quanh trục của nó đồng thời nhìn gần như đang được đặt đứng tại chỗ trên mặt đất, ở mức độ cao hơn gọi là ngủ lịm.

    Vu: âm thanh phát ra khi con quay quay.
    Càng vố càng vu, chẻ tu càng tít: câu nói hay được dùng để tự an ủi hoặc an ủi người chơi khác (nhưng cũng có lúc để chế diễu) khi con quay bị nhiều vố thậm chí tu bị nứt, sứt mẻ.

    Đánh quay trên thế giới

    Theo các kết quả khảo cổ học thì con quay là một trong những loại đồ chơi rất cổ xưa của loài người. Trò chơi tương tự đánh quay ở Việt nam, có thể thấy ở nhiều vùng trên thế giới:
    Ở các nước châu Á như Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc...chơi quay cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến, trò này còn được chơi ở bang Tamil Nadu ở Ấn độ (gọi là bambaram), ở Philippines (gọi là trumpo)...

    Trò trompo (từ tiếng Tây Ban Nha để chỉ con quay) được chơi phổ biến ở các nước Mỹ Latin, Mexico, Peru, Colombia, Nicaragua... thường tổ chức những cuộc thi chơi trompo. Trompo được cho là du nhập từ Nhật bản khi người Mexico đưa nó về.

    Mỹ còn tổ chức giải vô địch quốc gia về chơi quay ở Chico, bang California và giải vô địch thế giới ở Orlando, bang Florida
    Con quay và đánh quay trong văn học nghệ thuật


    Đồng dao:

    Cút ca cút kít
    Làm ít ăn nhiều
    Nằm đâu ngủ đấy
    Nó lấy mất cưa
    Lấy gì mà kéo...
    Bài thơ Kiếp con quay của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

    Trời sinh ra tớ kiếp con quay,
    Quay tít mù xanh nghĩ cũng hay.
    Lì mít giang sơn khi chóng mặt,
    Đùng lăn thiên địa lúc rời tay.
    Lăng băng thân thế đi, đi, đứng,
    Nghiêng ngả quan hà tỉnh, tỉnh, say.
    Thân tớ ví to bằng quả đất,
    Cũng cho thiên địa có đêm ngày.
    Có bao giờ em thử hiểu Anh không?
    Mà nặng nhẹ như mưa rào giữa hạ
    Gần mà xa lạ
    Sống vậy đến bao giờ?

    ĐẠI KÝ ĐỘC QUYỀN BIA HEINIKEN!

  3. #3
    Member PhotobucketPhotobucket SÓC's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Nông thôn
    Bài viết
    91
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: Niemrieng cho...mọi người!

    Bắn bi, đồ hàng,

    Dường như mỗi khi hè về, nghe thấy tiếng ve kêu râm ran, nhận ra sắc màu đỏ rực của hoa phượng khi ngồi trong lớp học, nó lại nhớ đến nao lòng những năm tháng cấp 1. Ngôi trường nhỏ với 2 hàng cây cổ thụ che bóng râm mát, hàng cây hoa lan trước cửa mỗi lớp học, mảnh vườn nhỏ sau trường, sân thể dục – nơi diễn ra những trận đấu bóng kinh điển của lũ con trai với đội quân hùng hậu gấp 3 lần của con gái, cùng biết bao kỉ niệm ko thể nào quên….

    Nhớ hồi đó, đi học về nóng là tất cả bọn trẻ con trong khu tập thể đều mang chậu ra bể nc công cộng để tắm, bọn con gái thì chui vào cái phòng tắm bé tí của nhà chị Hậu môn, mỗi đứa 1 chậu, của nó là cái chậu thau vừa to vừa nặng (đến bây h vẫn còn Click the image to open in full size.) đổ đầy nc vào rồi đứa nào đứa nấy ngồi vào trong tắm. Đúng là trẻ con, nhìn thấy hết của nhau mà chả bit ngượng j cả


    Hồi đó chưa có Internet, chưa có điện tử, chưa có truyền hình cáp, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí như bây h, chính vì thế mà bọn trẻ con thường tìm đến những trò chơi mà đối với 9x bây giờ khá là xa lạ.

    Trước tiên phải kể đến trò bắn bi. Đây là trò chơi mà nó thấy bọn con trai chơi nhiều nhất. Mỗi thằng it nhất cũng phải sở hữu vài viên bi ve. Hồi đó giá mấy viên bi cũng ko phải là đắt, nhưng thằng nào thằng nấy nâng niu ghê lắm. Ăn đc vài viên của đối phương là sướng tởn lên. Nó là con gái, nhìn thấy mấy viên bi đẹp nên toàn cho vào chậu nc hoặc bể cá, kiếm đc viên nào độc độc thì sung sướng nâng niu đem đi khoe khắp nơi. Nó sở hữu 1 hộp bi ve với đủ các thể loại, màu sắc, to có, nhỏ có và coi đó như là 1 báu vật của mình vậy. Cảnh bọn trẻ con cầm viên bi ngồi cong mông lên bắn bây h sao thấy hiếm hoi quá, có lẽ chỉ còn xuất hiện ở nông thôn, ham mê của thế hệ bây h có lẽ đã khác trước…

    Đồ hàng: đây là trò chơi của bọn con gái nhưng lũ con trai cũng tham gia nhiệt tình ko kém. bọn con gái sẽ đóng vai vợ, con trai đóng vai chồng. Rồi các nhà đi mua bán với nhau. Lấy lá làm tiền, mua bán đổi chác lung tung. Nó có 1 bộ đồ hàng = nhôm. Có đầy đủ nồi, niêu, xoong, chảo, bát, đũa…về sau còn có thêm 1 bộ khác = nhựa, trông đẹp mắt hơn, đồ dùng cũng hiện đại hơn (có bếp điện ). Ngày nào cũng đem ra chơi, lấy con púp pê mẹ mua cho làm em pé, đút cho pé ăn, ru cho pé ngủ, thay quần áo. Nói đến vụ này lại nhớ, cạnh nhà nó có chị làm may, nó hay sang xin vải thừa, rồi về may áo cho púp pê. Công nhận là có hoa tay thật đấy, may đẹp lắm nhé C

    Ném lon: trò này thì nó chơi thuộc vào hàng pro. Đồ để ném là…dép. Lúc đầu chơi thì chỉ là thằng nào ném đổ lon, cả bọn sẽ chạy ù lên lấy hết dép về, còn thằng giữ lon thì cuống cuồng đặt lon lại và tóm thằng gần nhất. Sau đó trò chơi đc nâng cấp lên thành ăn ảnh. Hồi đó ng ta hay bán cả bảng ảnh toàn siêu nhân với thuỷ thủ mặt trăng. Thi nhau đi mua về, cắt ra, xếp thành chồng, hàng ngày bỏ ra xem ko chán mắt. Xem chán thì đem ra chơi. Đặt ảnh vào 1 cái vòng vẽ = gạch đỏ, cầm dép ném. Đứa nào ném bay ảnh ra ngoài vòng thì đc ăn hết. Trò này thì đỡ mất sức hơn ném lon, nhưng lại gây ra nhiều vụ tranh cãi oánh nhau hơn


    Thả diều:
    Cảm giác thả đc diều bay lên cao thật sung sướng vô cùng, phê dã man. Diều hồi đó chủ yếu là tự làm. Nó thấy ng ta thả diều thì thick lắm, ngồi vót tre, dán giấy báo, mua dây dù ngồi làm. Lần đầu tiên thất bại thảm hại. Leo lên tầng thượng ngồi thả mà nó chẳng bay lên đc tí nào. Bố thấy thế thương nên làm cho con gái 1 cái, diều bay lên vù vù, ôi sao mà sướng, cứ lâng lâng phê phê thế nào í. Trò này may mắn là còn tồn tại đến bây h. Cứ ra Mỹ Đình mùa hè là thấy diều bay ngợp trời của các đôi yêu nhau, trông hay phết Click the image to open in full size.




    Ném quay:
    cái trò này thì bạo lực và vô cùng nguy hiểm. Nhưng cũng đã từng là 1 cơn sốt. Đương nhiên là nó cũng chả chịu kém cạnh ai, cũng sở hữu 1 con quay nho nhỏ = gỗ, với 1 đoạn dây thừng để quấn. con quay của nó đc lấy mực tím tô vẽ xung quanh. Khi quay nhìn rất đẹp mắt. Nhà nó mặt đường nên nó toàn ra đường ném quay, đương nhiên khi đó đường HN ko đông quá thể như bây h, nên chỉ thỉnh thoảng mới có ng đi qua mắng bọn trẻ con chơi quay 1 câu. May mà chưa có ai bị nó ném quay vào mặt, ko thì vỡ đầu vỡ mặt như chơi.



    Ngoài ra còn vô vàn những trò chơi hấp dẫn khác như ủn đẩy, nhảy dây, xèng (đập nắp chai bia cho nó thật dẹt, đục lỗ, luồn dây dù vào rồi quấn. kéo ra kéo vào nhìn rất hay,xèng quay tit mù), cá sấu lên bờ, trốn tìm( trò này toàn chơi vào lúc mất điện), xông phi, đồ cứu( trò này ngã vô đối), ô ăn quan, chuyền…

    Mỗi trò chơi lại gắn với những kỉ niệm ko thể nào quên…Bây h ko còn thấy hình bóng những trò chơi như vậy nữa bỗng dưng lại thấy nhớ da diết…Trẻ con bây h chỉ cần 4 bức tường là có thể ngồi cả ngày chơi võ lâm, đột kick, boom, audition rồi những đồ chơi bạo lực như súng ống, xe tăng, dao kiếm, mặt nạ quỷ ( chứ ko phải mặt nạ Tôn Ngộ Không, Đường Tăng như xưa..)


    Chơi ô ăn quan


    Chơi ủn đẩy.

    Xã hội phát triển, đời sống nhân dân đc nâng lên, nhận thức cũng khác xưa…thế nhưng có những giá trị tinh thần, những niềm vui, trò chơi nho nhỏ dường như cũng ko còn tồn tại nữa …

    to be continue...
    Last edited by SÓC; 15-05-2009 at 07:00 AM.
    Có bao giờ em thử hiểu Anh không?
    Mà nặng nhẹ như mưa rào giữa hạ
    Gần mà xa lạ
    Sống vậy đến bao giờ?

    ĐẠI KÝ ĐỘC QUYỀN BIA HEINIKEN!

  4. #4
    Member PhotobucketPhotobucket SÓC's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Nông thôn
    Bài viết
    91
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: Niemrieng cho...mọi người!

    Những trò chơi tuổi thơ của ngày ấy, bây giờ.....


    Có Chị, em nào ngày xưa hay chơi trò này ko?


    Rồng rắn lên cây nhé


    Bắn bi


    Bịt mắt bắt dê


    Thổi bong bóng


    to be continue...
    Có bao giờ em thử hiểu Anh không?
    Mà nặng nhẹ như mưa rào giữa hạ
    Gần mà xa lạ
    Sống vậy đến bao giờ?

    ĐẠI KÝ ĐỘC QUYỀN BIA HEINIKEN!

  5. #5
    Member PhotobucketPhotobucket SÓC's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Nông thôn
    Bài viết
    91
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: Niemrieng cho...mọi người!

    Những trò chơi tuổi thơ của ngày ấy, bây giờ.....


    Chơi chuyền


    Chong chóng


    Đánh khăng


    Kéo co


    Lò cò

    to be continue...
    Có bao giờ em thử hiểu Anh không?
    Mà nặng nhẹ như mưa rào giữa hạ
    Gần mà xa lạ
    Sống vậy đến bao giờ?

    ĐẠI KÝ ĐỘC QUYỀN BIA HEINIKEN!

  6. #6
    Member PhotobucketPhotobucket SÓC's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Nông thôn
    Bài viết
    91
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: Niemrieng cho...mọi người!

    Những trò chơi tuổi thơ của ngày ấy, bây giờ.....


    Ném còn


    Nhảy dây



    Nhảy ngựa



    Rước đèn


    Thả diều
    Có bao giờ em thử hiểu Anh không?
    Mà nặng nhẹ như mưa rào giữa hạ
    Gần mà xa lạ
    Sống vậy đến bao giờ?

    ĐẠI KÝ ĐỘC QUYỀN BIA HEINIKEN!

Chủ đề tương tự

  1. Xây dựng các chủ đề trong niemrieng.com
    By adminNR in forum Đóng góp ý kiến
    Trả lời: 34
    Bài cuối: 02-11-2009, 05:32 AM
  2. Gửi BQT niemrieng.com
    By Lục Bình in forum Đóng góp ý kiến
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 23-09-2009, 02:57 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •