Bài 1 đến 10/10

Chủ đề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

Hybrid View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Chiêm nghiệm về thân phận con người: Sự sống và cái chết



    Vì sao phải đi
    Người chết không tự rời bỏ chúng ta, người thực sự rời bỏ chúng ta có khi lại là người sống!



    Lúc về Đài Loan, tôi gặp một cảnh tượng khó quên ở sân bay Kenedy.

    Một cậu bé chừng bốn – năm tuổi thấy mẹ lên máy bay thì khóc váng. Bị người lớn đe nẹt, cậu bé kêu la vùng vẫy, đến khi cậu bị kéo ra khỏi phòng đợi, tôi vẫn còn nghe tiếng nức nở: “Mẹ đi rồi! Vì sao mẹ phải đi?”

    Chuyện đó làm tôi nhớ một cảnh tượng khác. Người mẹ trẻ lìa đời nằm yên bình trên giường, khi người thân khóc ròng đưa đứa con côi ra ngoài, đứa con không khóc mà lại thắc mắc: “Mẹ vẫn nằm đấy, vì sao chúng ta phải đi?”

    Cậu bé trước chỉ chia tay mẹ lên máy bay, cậu bé sau là vĩnh biệt mẹ, vì sao cậu bé ở sân bay lại cảm thấy đau khổ bội phần đến vậy?

    Một lần, tôi kể hai chuyện trên cho một đứa trẻ cũng chừng bốn – năm tuổi, rồi hỏi cảm tưởng của đứa be.

    Đứa trẻ trả lời không chút do dự: “Tất nhiên là mẹ đi cháu mới buồn khóc, vì mẹ tự bỏ cháu đi, không chơi với cháu nữa! Còn mẹ chết không phải là tự mẹ đi mất, mẹ không bỏ cháu, chỉ là chết!”

    Nghe đứa trẻ nói vậy, bạn có bực không? Nhưng nghĩ kỹ, đứa trẻ đó nào có gì sai?

    Có khi người thân mất đi lại không đau đớn bằng người thân bỏ đi. Đúng như đứa trẻ mồ côi mẹ nói: “Mẹ còn nằm đó, vì sao chúng ta phải đi?” Người chết không tự rời bỏ chúng ta, người thực sự rời bỏ chúng ta có khi lại là người sống!
    Last edited by phale; 12-07-2009 at 05:28 AM.

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Đường dây sống chết
    Tôi lại càng tưởng tượng, nếu bưu điện đồng ý, không khéo một ngày kia nhập mộ, sẽ thấy chung quanh mình bao đường dây như ở trong một thành phố nhỏ. Và trong đêm tối, nhất định bên mình không chỉ có tiếng côn trùng rền rĩ.



    Mua một máy điện thoại ghi âm, không chỉ ghi âm được, mà còn có thể đặt chế độ tự động nối máy. Điện thoại reo, không cần nhấc máy, vẫn có thể nói chuyện.

    Vì thế, đang ở trong phòng tắm, có người gọi đến cũng không cần mặc đồ chạy ra; đang treo tranh, không cần bỏ khung xuống, chỉ cần nói vọng vào để tiếp điện.

    Có việc ra ngoài lại càng yên tâm. Nhờ đặt những chức năng tự nối máy mà có thể biết chuyện trong nhà: con gái có khóc không, con trai có đang xem ti vi không, điều hòa đã tắt chưa, thậm chí nghe ngóng xem nhà có bị trộm vào lục đồ hay không?

    Tuy nhiên, đặt chức năng tự nối máy như vậy sẽ không còn cơ hội từ chối cuộc gọi. Thậm chí đang đêm có điện gọi đến, nếu không tỉnh, người ta có thể nghe thấy tiếng ngáy ầm ầm của gia chủ.

    Nhưng nếu chủ nhân đang ngủ mà đột ngột qua đời thì sao, điện thoại vẫn cứ thông!

    Vì thế tôi tưởng tượng, khi chôn cất người thân yêu, nếu chúng ta đặt điện thoại có chức năng tự nối máy bên tai họ, đến lúc nhớ họ, chỉ cần bấm số là có thể bày tỏ nỗi niềm! Tất nhiên ở đầu dây bên kia chỉ có sự im lặng, một số người có thể tưởng tượng ra thi thể mà sợ hãi. Song cứ nghĩ người thân yêu không thể sống mãi, liệu ta có còn nỗi sợ đó?

    Tôi lại tưởng tượng, nếu bưu điện đồng ý, không khéo một ngày kia nhập mộ, sẽ thấy chung quanh mình bao đường dây như ở trong một thành phố nhỏ. Và trong đêm tối nhất định bên mình không chỉ có tiếng côn trùng rền rĩ.

    Reng… reng… nghe mỗi tiếng chuông reo là biết có một người còn được yêu thương.

    Lắng lòng nghe, đầu dây bên kia là một người đang nhớ tiếc, đang bày tỏ nỗi niềm…
    Last edited by phale; 12-07-2009 at 05:29 AM.

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Gượng không chết
    Một phóng viên trở về từ chiến trường Việt Nam, gặp tôi ở phòng dựng, liền đưa cho tôi một cuốn băng quay cảnh những người chạy trốn khỏi bom đạn, và từ xa có nhiều gục ngã.



    Trong trận động đất lớn ở Armenia, một kỳ tích đã xảy ra tại thủ Erevan: người ta cứu được hai mẹ con bị vùi trong đống đổ nát suốt tám ngày. Tám ngày không đồ ăn, không nước uống, lại thiếu dưỡng khí, cậu bé sống được là nhờ vòng tay che chở của người mẹ. Hơn nữa, người mẹ đã trích máu đầu ngón tay ra cho đứa con ngậm.

    Đọc tin đó tôi rưng rưng nước mắt, cảnh tượng người mẹ ôm con lẩn quất trong đầu. Cứ nhắm mắt lại, hình ảnh người mẹ dùng cả thân mình để che chở, trông đợi, lại hiện ra.

    Cảnh tượng đó khiến tôi nhớ lại bài báo đọc từ nhiều năm trước.

    Các nhà khảo cổ đã khai quật trong lớp chôn vùi của thảm họa Pompei một tượng hóa thạch người mẹ ôm con.

    Cảnh tượng thảm họa núi lửa Pompei một nghìn chín trăm bảy mươi năm trước như hiện ra mồn một. Trong chớp mắt, dòng nham thạch bao trùm những người không kịp chạy trốn. Một người mẹ thấy không còn đường thoát, đã dùng lưng và đầu mình để che kín đứa con, chống lại dòng nham thạch mà bà biết rõ không thể chống lại được.
    Và người mẹ đã đông cứng trong nham thạch.

    Tượng nham thạch đó là gì? Là tình yêu vĩ đại, vĩnh hằng của người mẹ khiến người đời nghìn năm sau còn thương tâm…

    Sáng tạo vĩ đại nhất của Thượng Đế không phải là muôn loài, không phải là vũ trụ, mà là tình yêu! Dù không có logic nào cả, tôi vẫn khăng khăng cho rằng, điều Thượng Đế sáng tạo ra đầu tiên chính là tình yêu, mà tình yêu cao cả nhất chính là Tình mẹ!

    Mà đâu phải chỉ con người mới có tình mẫu tử?!

    Có lần xem tạp chí Nature, thấy trăm ngàn con chim cánh cụt đứng hướng về một phía. Lúc đầu tôi không hiểu vì sao chúng phải đứng chỉnh tề như vậy, quan sát kỹ, mới thấy trước mỗi chim cánh cụt lớn đều có một chim cánh cụt con với bộ lông mượt như nhung.

    Hóa ra đó là những bà mẹ đang che chở những đứa con: bụng chim cánh cụt quá tròn, không phủ kín con được nên chúng phải đứng sát nhau để chắn gió lạnh cho con.

    Thật vĩ đại làm sao, những bà mẹ chim cánh cụt!

    Một lần khác đọc sách về loài nhện xanh, nhện mẹ đan tấm lưới lớn, đẻ trứng, đợi trứng nở rồi nuôi nấng hàng trăm đứa con. Sau đó từng con, từng con nhện theo dây tơ thả mình theo gió.

    Tôi gấp sách lại, nghĩ, liệu nhện mẹ có cảm thấy một nỗi buồn lặng lẽ không?

    Có lẽ, “sống” chính là tạo ra một sự sống khác? Chỉ cần thấy sự sống từ mình được kéo dài là cảm thầy hạnh phúc?

    Không bao giờ tôi có thể quê giờ khắc con gái tôi ra đời tại một bệnh viện ở New York.

    Cũng giống như bệnh viện ở Đài Loan, trẻ mới ra đời lập tức được đưa tới phòng sơ sinh, sau khi căt rốn thì đưa đến cho mẹ ôm ấp mấy phút.

    Vợ tôi sau một hồi la hét, giãy giụa cuối cùng cũng sinh được, song sức lực đã cạn kiệt. Nào hay khi con được đưa đến, mặt vợ tôi vẫn bợt vì mất máu nhưng mắt thì phát ra ánh sáng lấp lánh!

    Đúng là ánh sáng! Một thứ ánh sáng hiền hòa mà cao quý phát ra từ đôi mắt còn ngấn lệ. Đúng là đổi nửa đời mình lấy một cuộc đòi nhỏ! Nhìn vợ ôm ấp con, tuy không phải là phụ nữ nhưng tôi cũng có thể cảm nhận niềm xúc động của vợ.

    Con là cuộc sống nối dài của mẹ, cũng chính là cuộc sống của mẹ! Hãy để tôi kể một câu chuyện từ lâu đã không định kể, thậm chí còn muốn quên đi.

    Một phóng viên trở về từ chiến trường Việt Nam, gặp tôi ở phòng dựng, liền đưa cho tôi một cuốn băng, vẻ xúc động.

    Anh ta không nói gì, tua lại đoạn băng, chỉ cho tôi hình ảnh một người:

    “Anh xem! Tất cả cùng gục ngã, chỉ có một người ngã rất chậm, lại không ngã sấp m2 chầm chậm khụy xuống…”

    Tôi không hiểu, sau đó anh ta mới kể:

    “Lúc tan bom đạn, tôi tới gần, nhận ra đó là một người mẹ trẻ đang ôm con. Bị trúng đạn, người mẹ sợ làm ngã con nên gục xuống chầm chậm. “Người mẹ đã gượng không chết!”

    “Gượng không chết!”

    Mỗi lần nhớ đến câu nó đó là hình ảnh từ xa một người đang gục ngã lại hiện ra, và tôi không ghìm được nước mắt….

  4. #4
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket yeu100C's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    958
    Thanks
    647
    Thanked 1.543 Times in 308 Posts

    Default Ðề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Những bài này hay thật. Cho nên nhiều khi hỏi sao những gì đã mất đi người ta lại tiếc như vậy còn những gì đang có lại dửng dưng coi như bình thường phải thế. Nếu ai không tiếc những điều đã mất trân trọng những điều bình thường người đó một là đại tài hai là đại ngốc. Người dửng dưng với tất cả là đại bịp không chắc cũng khùng khùng.
    Thôi thì sống theo kiểu gượng chết vậy.
    Nào hay số kiếp chuồn chuồn
    Khi vui chuồn đậu khi buồn chuồn bay

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Cười cợt trước cái chết
    Những người già gần tám, chín mươi tuổi thường hỏi thăm tin tức người này người kia.



    “Ồ, ông ta vẫn còn sống kia à, vậy mà lâu lắm không trông thấy!?”

    Ông ta đáng phải chết lâu rồi! Sao đến giờ vẫn lần khân?”

    “Chết” rõ ràng là một từ kiêng ky, song ới họ, nó dường như không gợi lên chút xúc động nào. Những ông bà già bên quan tài đưa bạn về cõi tây phương vẫn nói cười rôm rả, tuyệt không chút bi thương. Nó giống như bữa tiệc tiễn người đi “tiền trạm”.

    Thậm chí mấy người già sau khi nhìn người đã khuất lần cuối còn cười: “Tô son, dồi phấn, còn đẹp hơn cả lúc sống!”

    “Chiếc áo thọ của bà ta là đi may cùng với tôi đấy! Đẹp lắm, mặc vào rất “oách”!”.

    Liệu có thật những người già đó không chút thương cảm cho người đã khuất? Đến tuổi của họ, bạn quy tiên nhiều hơn người ở lại nên họ thấy cái chết cũng thường? Họ thấy mình đã thượng thọ, đã sống đủ rồi nên xử thế ung dung? Hay họ nghĩ, người già lắm bệnh, sống cũng không có gì hay, nên chẳng thà “cưỡi hạc quy tiên”?

    Mà những đám tang có con cháy đeo khăn đỏ thiếp vàng còn được gọi là “hỉ táng”. Gọi là “hỉ”, có phải thầm cảm ơn trời ban thượng thọ cho người đã khuất? Hay thầm mừng cho con cháu cất được gánh nặng? Dù sao cũng là cái chết, lẽ nào vì người chết cao tuổi mà người sống không đau lòng?

    Hóa ra như một vị “hiếu nam” đã nói ra lý do:

    “Nghĩ xem! Cụ nhà hơn chín mươi thì chết, còn tôi cũng đã bảy mươi! Bảy mươi tuổi không biết chầu trời ngày nào, chết cũng chẳng sợ. Lại nói mẹ đi được trước con, con nên mừng mới phải. Nếu tôi đi trước, để bà cụ chín mươi phải chôn cất thì thật đau buồn!”

    Lại nghe một ông già cười ha ha, nói:

    “Chết đối với thanh niên mới đáng sợ! Hồi hơn ba mươi tuổi, thấy có bạn chết thì rất sợ, cũng rất buồn. Sau này ông bà cha mẹ, rồi đám bạn bè lần lượt ra đi, lòng cũng tê liệt! Vì thế trời đã có ý cho chúng ta từ cái chết của người thân, bạn bè dần dần nhận thức cái chết, xem nó là bình thường!”

    Còn nhớ một câu chuyện của phương Tây:

    Mấy ông già chung tiền mua một chai rượu cực quý, hẹn nhau để người chết cuối cùng sẽ được hưởng.

    Các ông lần lượt ra đi, bình rượu quý đến tay người cuối cùng. Khi mở chai rượu, ông lão mới nhận ra chai chỉ đựng toàn nước lã, trong hộp còn gắn mảnh giấy:

    “Xin lỗi vì đã uống trộm rượu! Nhưng ông nên đồng tình với bọn tôi, vì bọn tôi tự thấy không thể thọ hơn ông! Hơn nữa chỉ còn mình ông, uống rượu một mình thì nghĩa gì. Chẳng thà ông hãy xuống đây nhập bọn cùng uống rượu!”

    Chết, hóa ra lại phóng khoáng như thế, trong đó còn ẩn chứa một nụ cười mỉm.

  6. #6
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Cười cợt trước cái chết
    Những người già gần tám, chín mươi tuổi thường hỏi thăm tin tức người này người kia.



    “Ồ, ông ta vẫn còn sống kia à, vậy mà lâu lắm không trông thấy!?”

    Ông ta đáng phải chết lâu rồi! Sao đến giờ vẫn lần khân?”

    “Chết” rõ ràng là một từ kiêng ky, song ới họ, nó dường như không gợi lên chút xúc động nào. Những ông bà già bên quan tài đưa bạn về cõi tây phương vẫn nói cười rôm rả, tuyệt không chút bi thương. Nó giống như bữa tiệc tiễn người đi “tiền trạm”.

    Thậm chị mấy người già sau khi nhìn người đã khuất lần cuối còn cười: “Tô son, dồi phấn, còn đẹp hơn cả lúc sống!”

    “chiếc áo thọ của bà ta là đi may cùng với tôi đấy! Đẹp lắm, mặc vào rất “oách”!”.

    Liệu có thật những người già đó không chút thương cảm cho người đã khuất? Đến tuổi của họ, bạn quy tiên nhiều hơn người ở lại nên họ thấy cái chết cũng thường? Họ thấy mình đã thượng thọ, đã sống đủ rồi nên xử thế ung dung? Hay họ nghĩ, người già lắm bệnh, sống cũng không có gì hay, nên chẳng thà “cưỡi hạc quy tiên”?

    Mà những đám tang có con cháy đeo khăn đỏ thiếp vàng còn được gọi là “hỉ táng”. Gọi là “hỉ”, có phải thầm cảm ơn trời ban thượng thọ cho người đã khuất? Hay thầm mừng cho con cháu cất được gánh nặng? Dù sao cũng là cái chết, lẽ nào vì người chết cao tuổi mà người sống không đau lòng?

    Hóa ra như một vị “hiếu nam” đã nói ra lý do:

    “Nghĩ xem! Cụ nhà hơn chín mươi thì chết, còn tôi cũng đã bảy mươi! Bảy mươi tuổi không biết chầu trời ngày nào, chết cũng chẳng sợ. Lại nói mẹ đi được trước con, con nên mừng mới phải. Nếu tôi đi trước, để bà cụ chín mươi phải chôn cất thì thật đau buồn!”

    Lại nghe một ông già cười ha ha, nói:

    “Chết đối với thanh niên mới đáng sợ! Hồi hơn ba mươi tuổi, thấy có bạn chết thì rất sợ, cũng rất buồn. Sau này ông bà cha mẹ, rồi đám bạn bè lần lượt ra đi, lòng cũng tê liệt! Vì thế trời đã có ý cho chúng ta từ cái chết của người thân, bạn bè dần dần nhận thức cái chết, xem nó là bình thường!”

    Còn nhớ một câu chuyện của phương Tây:

    Mấy ông già chung tiền mua một chai rượu cực quý, hẹn nhau để người chết cuối cùng sẽ được hưởng.

    Các ông lần lượt ra đi, bình rượu quý đến tay người cuối cùng. Khi mở chai rượu, ông lão mới nhận ra chai chỉ đựng toàn nước lã, trong hộp còn gắn mảnh giấy:

    “Xin lỗi vì đã uống trộm rượu! Nhưng ông nên đồng tình với bọn tôi, vì bọn tôi tự thấy không thể thọ hơn ông! Hơn nữa chỉ còn mình ông, uống rượu một mình thì nghĩa gì. Chẳng thà ông hãy xuống đây nhập bọn cùng uống rượu!”

    Chết, hóa ra lại phóng khoáng như thế, trong đó còn ẩn chứa một nụ cười mỉm.

    Hồi ức cận kề cái chết
    “Không! Bởi tôi đã nhận bản án tử hình, không còn cảm thấy có lỗi với họ nữa! Những người tôi cảm thấy thực sự có lỗi là những người đã yêu thương tôi!”


    Trong cuốn “Life after Life” của nhà tâm lý học Mỹ Raymond Moody kể lại hồi ức của những người từng cận kề cái chết, thậm chí bị coi là đã chết mà sống lại, những hồi ức đó đều có chung mấy đặc điểm:

    Nghe thấy tiếng ong ù ù đặc biệt
    Rơi xuyên qua một đường hầm tối đen.
    Nhìn thấy phía xa một vầng sáng lạ kỳ.

    Một đặc điểm khiến tôi nhớ nhất là những người cận kề cái chết thấy “những người quan trọng trong đời mình xuất hiện?!

    Với một số người, sau khi rơi xuyên qua đường hầm, loại hồi ức đó mới bắt đầu xuất hiện; cũng có người dưới ánh sáng thần kỳ đã nhìn lại những sự kiện xảy ra trong đời mình một cách bàng quan.

    Có rất nhiều người trước nguy hiểm, tự cho là mình tất sẽ chết thì hình ảnh người thân yêu vụt lóe qua trước mắt.

    Tôi cũng đã tự mình trải qua chuyện như vậy. Hồi bé vô ý bị trượt xuống hố nước sâu, trong lúc giãy giụa, những hình ảnh như thế đã lướt nhanh qua não, đến nay vẫn còn nhớ rõ ràng.

    Có thể vì thế mà tôi rất đồng ý với nghiên cứu của Raymond Moody, nó cũng khiến tôi càng hứng thú với những người đã trải nghiệm trạng thái cận kề cái chết.

    Tôi đã hỏi một người lính già từng trải qua trận chiến sinh tử:

    :Khi đánh giáp lá cà với quân địc, bác nghĩ gì?”

    “Trong khoảnh khắc một sống một chết thì còn nghĩ gì? Người lính già đáp. Nhưng rồi ông lại nói: “Song không biết sao, khuôn mặt mẹ và vợ con lại bỗng nhiên thoáng hiện lên!”

    Tôi càng chú ý tới cuộc trả lời phỏng vấn của một tử tù đã lên ghế điện rồi thì nhận được lệnh hoãn thi hành án:

    “Tôi nhớ đến bạn gái và những người trong gia đình!”

    “Anh có nhớ tới những nạn nhân bị anh giết chết không, có thể họ đợi anh ở thế giới bên kia để báo thù?”

    “Không! Bởi tôi đã nhận bản án tử hình, không còn cảm thấy có lỗi với họ nữa! Những người tôi cảm thấy thật sự có lỗi là những người đã thương yêu tôi!’

    Tôi nghĩ, đồng tử của người trước lúc chết thường giãn ra nên họ không thấy gì. Có lẽ đó là ý trời, để cho khuôn mặt những người túc trực bên người hấp hối không gây phiền nhiễu đến hồi ức của họ.

    Tôi cũng nghĩ, những ai bên người hấp hối tự cho mình là người thân nhất, liệu có biết rằng, có khi hình ảnh lướt qua não người hấp hối lại là hình ảnh người khác, thậm chí là người mình không hề quen biết.

    Rồi tôi còn nghĩ: với người tứ cố vô thân, hoặc kẻ óan ghét thế giới, hình ảnh xuất hiện trước khi chết liệu có phải chỉ một màu trắng? Cũng có lẽ xuất hiện hình bóng ai đó-một người lạ từng cho miếng ăn trong lúc đói, rồi vô tình nắm tay mà tạo niềm xúc động đặc biệt.

    Còn đứa trẻ vừa sinh ra đã vội lìa bỏ thế giới thì hình ảnh hồi ức sẽ như thế nào?

    Không có gì cả? Cũng có lẽ là một dòng nước xanh? Là tiếng tim đập của người mẹ? Hay vũ trụ ngọt ngào, êm đềm?

    Vậy đó, đáng sợ có khi lại là sự thuần khiết, duy mĩ nhất chứ không phải là yêu ghét đan xen!?

  7. #7
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Lời cuối
    Có khi tàn nhẫn hơn, thần chết tới trước mặt, ra lệnh cho nạn nhân chủ động đón chờ lưỡi hái. Thần chết nói: “Đó là vận mệnh của ngươi!”



    Từ khi máy bay được lắp “hộp đen”, chúng ta có thể nghe được bao nhiêu chuyện trước khi máy bay lâm nạn. Nếu như máy bay đột nhiên nổ, những cuộc đối thọai trong khoang lái trước đó rất đơn giản. Ngược lại, nếu như máy bay rơi từ từ, những lời cuối khoang lái khiến ta xúc động mạnh, bởi phi công không hề hoảng hốt mà họ lại bình tĩnh thuật lại tình huống. Những người đối mặt với cái chết mà vẫn bình thản đều gây cảm xúc bi tráng; trong cảm xúc bi tráng đó còn có một vẻ đẹp đau đớn.

    Do chuyển hướng sai, một máy bay cất cánh từ sân bay Hoa Liên không lâu thì đâm vào núi. Trước khi đâm vào núi mấy giây, cơ phó cảm thấy không ổn bèn bảo cơ trưởng: Cơ trưởng! Sang trái? Sang trái?” Cơ trưởng đáp ngắn gọn: “Đúng rồi!”

    Một máy bay của công ty hàng không Florida cất cánh từ Washington do bị băng đóng quá nặng trên cánh nên lên cao được một lúc thì lao xuống. Khi đó cơ phó nói: “Chúng ta đang lao xuống!” Cơ trưởng đáp ngắn gọn: “Tôi biết!”.

    Trước lúc chết, giọng họ đều thật lạnh, đối thọai ngắn gọn một cách lạ thường, bởi thời khắc sống chết không để họ nói nhiều.

    Song cũng có nhiều câu nói trước lúc chết rất “đẹp. Ví như phi công lái chiếc máy bay chở khách nhỏ của Đức gặp tai nạn mấy năm trước đã nói một câu: “Thế giới đáng yêu! Hẹn gặp lại!”. Viên phi công đó đã cố lái máy bay tránh đâm xuống khu đông dân cư.

    Một máy bay bay từ Osaka tới Tokyo, đang bay thì thân máy bay bị rời ra, một ông lão Nhật Bản đã tranh thủ mấy phút cuối cùng để ghi lại trong sổ tay những lời yêu thương gởi gia đình.

    Dường như khi đối mặt vớ từ thần, ai cũng trở thành nhà triết học về sinh mệnh. Bởi bao kế họach cuộc đời phút chốc tan biến, họ dùng chút thời gian ngắn ngủi để nghĩ về những gì quý giá nhất, hệt như đứa trẻ ôm chặt món đồ chơi quý giá nhất của mình.

    Có khi tàn nhẫn hơn, thần chết tới trước mặt, ra lệnh cho nạn nhân chủ động đón chờ lưỡi hái. Thần chết nói:

    “Đó là vận mệnh của ngươi!”

    Trong các trại tập trung của Phát-xít thời chiến tranh thế giới lần thứ hai, những người Do Thái biết rõ mình sẽ bị giết. Họ viết lại những lời cuối, sau đó xếp thành hàng ngũ, yên lặng bước vào phòng hơi ngạt.

    Một bé gái ở Hiroshima viết sau vụ nổ bom nguyên tử:

    “Em biết mình uống nước này sẽ chết, nhưng em khát quá!” Sau đó cô bé đã uống no thứ nước nhiễm phóng xạ và lặng lẽ chết.

    Xúc động nhất là câu chuyện tôi đọc được trên báo về một thiếu nữ bị bọn Khmer đỏ xử tử. Lúc hành quyết, cô xin một ân huệ cuối cùng:

    Cô chầm chậm cúi xuống bãi cỏ dưới chân, hái lên một bông hoa nhỏ nói: “Nó rất nhỏ bé, nhưng tôi yêu nó!” Rồi cô ôm chặt bông hoa trước ngực, nhắm mắt lại…

  8. #8
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Nhân sinh phiêu bạt - Lưu Dung

    Hội chứng phong thủy
    Còn nếu vận khí tốt thì có ngăn cũng không được, anh không muốn làm quan, người ta cũng tôn anh làm quan


    Không biết vì sao tiền của người Hoa Mỹ đều chảy về Đài Loan, trong khi bất động sản ở NewYork gần 1 năm nay rất “lạnh”. Kỳ thực không phải vì người Hoa không muốn mua nhà ở New York, mà vì họ mãi đắn đo, cân nhắc. Cũng như chọn táo trên sạp, lúc đông người thì mua tranh bán cướp, lúc vắng lại gảy gót từng quả. Tranh thủ giá cả đang hạ, bạn bè tôi đôn đáo khắp nơi tìm nhà, nhưng dù là đã đến xem mười mấy nhà mà vẫn không xong.

    Một người bạn kinh doanh địa ốc nói với tôi: “Hiện bán nhà rất khó, bán cho người Hoa càng khó hơn. Họ xem mười mấy ngôi nhà, đã tìm được nhà vừa ý, kiến trúc đẹp, giá cả hợp lý. Đến khi làm hợp đồng, còn thêm một điều kiện: “nếu thầy phong thủy thấy không hợp thì hủy hợp đồng!”

    Lúc đầu tôi không tin, cho đến Hội Hoa Xuân gần đây, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, tôi mới thấy ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thật thâm căn cố đế. Nhiều người ở Mỹ đã mấy chục năm, ăn đồ tây; nói tiếng Mỹ; con cái họ học ABC, nửa chữ tượng hình cũng không biết; vợ chồng thôi đặt báo tiếng Trung mà chuyển sang New York Times… Song duy còn một thứ rất “trung quốc”: xem phong thủy.

    Bác sĩ của gia đình tôi mới đây mua một căn nhà cả triệu đô. Vậy mà đến nhà tôi, vừa tự khen nhà mình rộng rãi đã lại than thở: “Thực sự tôi thích ngôi nhà đối diện, giá cả cũng vậy, nhưng tôi không mua.”

    “Có người đặt cọc trước rồi à?’

    Vị bác sĩ cười: “Không phải! Chỉ vì đằng sau nhà có bể bơi. Theo phong thủy thì đằng sau nhà không nên có hồ, nếu không thì sẽ là “bối thủy nhất chiến” (Sựa sông (nước) mà đánh một trận quyết tử), rất nguy hiểm!”

    Cách đây không lâu, thầy giáo Trung Văn của con tôi muốn bán nhà, có nhờ tôi tìm khách. Nào ngờ người môi giới bất động sản vừa đến đã nói ngay, bán thì bán được, nhưng e không bán được cho người Hoa vì trước nhà có một khỏang trống quá rộng.

    Tôi nói: “Vậy chẳng hợp với phong thủy sao, “tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền châu tước, hậu huyền võ”. Mặt tiền không phải là “châu tước” đó sao?”

    Anh nhầm rồi! Khỏang trống phía trước quá rộng, cỏ lại mọc cao là điều người Trung Quốc tối kỵ, vì họ sợ “giặc cỏ”!

    Mấy ngày sau một người bạn lại kể, bố của ông là dân di cư sang Mỹ đang tìm mua nhà. Ông bố đã tìm được một căn hộ chung cư hướng Nam, không khí thóang mát, giá cả cũng vừa phải. Đang làm hợp đồng, ông bố bỗng nhận thấy cửa chính tòa nhà nhìn thẳng ra con đường lớn, gọi là “nhất tiễn xuyên tâm” (một mũi tên xuyên qua tim), thế là nhất quyết bỏ, hiện lại tìm nhà khắp nơi”

    Tôi nói: Thời xưa đi xe ngựa, phanh không dễ nên nếu phía trước có nhà, không kịp vòng thì dễ đâm vào làm chết chủ nhà. Còn đường sá ngày nay rất rộng, xe cộ hiện đại, lại thêm có đèn xanh đèn đỏ thì lo gì? Cứ cho là xe không kịp phanh, thì phòng của cụ cũng ở tầng 10, lẽ nào xe cộ biết trèo cầu thang để đâm vào. Mà nếu nói như vậy, Nhà Trắng cũng không thể ở được, chẳng phải Nhà Trắng trông thẳng ra đường lớn sao?
    Ngay cà Tử cấm thành, Phủ Tổng Thống Đài Loan cũng vậy. Chẳng phải đường Tính Nghĩa và đường Nhân Ái đâm thẳng vào Phủ Tổng thống sao?”

    “Đó là Phủ Tổng thống và Hòang cung!” Bạn tôi nói với vẻ thần bí: “Cung điện, Phủ Tổng thống, nha môn, sở cảnh sát đều là những nơi vượng khí nên đương nhiên có thể đối mặt với đường cái được! Còn chúng ta là tiểu dân khí nhược, ngay đến cổng chính cũng không được đối diện với cổng nhà khác. Vì thế phải treo gương để ngăn tà khí!”

    “Ngăn tà khí?”

    “Đúng! Ngăn tà khí từ nhà đối diện!”

    Hôm trước tôi đem chuyện của bạn kể với mấy người hàng xóm, nào ngờ họ vỗ tay, nói” “Cực đúng! Mà anh nên biết, không chỉ để ý bên ngòai, mà trong nhà cũng cần cẩn trọng. Phòng ốc không thể không vuông vắn, cửa giả không thể lơ mơ. Mua nhà kiểu thực dân (colonial) càng phải cẩn thận, bởi vào cửa thường trông thấy ngay cầu thang, tức là “phạm xung”, không thể mua được. Hay vừa mở cửa đã thấy lò sưởi cũng không được, vì hỏa khí quá thịnh, tất phải treo một bồn cây bên trên. Nói về hình dáng phòng, tuyệt đối không được mua nhà hình “dao”. Cũng không được ngủ dưới xà nhà…”

    “Nhưng phòng hình chữ nhật cũng giống hình cái dao đấy thôi!” Tôi nói. “Còn nữa, giờ đây trần nhà đều trát kín, làm sao biết xà nhà ở đâu?”

    “Trèo lên mái mà xem, nếu không thì lấy búa gõ nhẹ lên trần, nghe âm thanh là biết chỗ nào có xà!”

    “Nói như anh thì mua nhà rất khó. Nhà kiểu Mỹ rất nhiều xà, phòng nào cũng không vuông vắn, lại vừa bước vào cửa đã thấy cầu thang!” Tôi nói: “Hình như ở Nhà Trắng cũng bước vào cửa là thấy cầu thang!”

    “Tôi chẳng nói rồi sao? Mả người ta táng hàm rồng, chúng ta không thể theo được!”

    “Nói như vậy, chúng ta không vào Nhà Trắng được, thậm chí không phát tài đều là do phong thủy mồ mả ông cha không tốt?”

    “Đúng rồi! Lỗi không phải do ta, mà do âm phần tổ tiên không tốt! Còn nếu vận khí tốt thì có ngăn cũng không được, anh không muốn làm quan, người ta cũng tôn anh lên. Thế mới gọi là “ba đời mới thấy phát”. Muốn cháu chắt anh vào được “Ivy League” thì bây giờ anh phải xem mồ mả trước đi!”

    Buổi tối tôi về bảo với con: “Con hãy bắc thang lên tầng áp mái (attic) xem trên giường ngủ nhà ta có xà không?” Rồi quay sang bảo với vợ” “Chúng ta nên nhân giá nhà rẻ đi mua lấy mấy cái. Các bạn hiểu phong thủy của anh nói nên tìm nhà sau cao trước thấp, tốt nhất sau nhà là núi, để nếu bị thổ phỉ tấn công thì còn chạy được lên núi. Đó là kinh nghiệm đương đầu với vô số tai nạn, giặc giã, không thể mơ hồ!”

    Ghi chú: Đây chỉ là bài viết vui, nhưng tôi hy vọng nêu lên được một vấn đề: Chỉ có một dân tộc chịu nhiều khổ nạn mới phát triển nên một thuật phong thủy khốn khổ. Bởi người xưa sống trong hòan cảnh thiếu cảm giác an tòan, thậm chí không tự tin vào bản thân, lại thêm trồng trọt chưa chắc đã được gặt hái nên gặp thành công thì không dám cho là nhờ nỗ lực của bản thân. Vì vậy, người xưa đã trút gánh nặng lẽ ra mình phải đảm nhiệm cho phong thủy thần bí, cho số mệnh! Quái lạ là căn bệnh của bao nhiêu thế kỷ trước vẫn kéo dài đến tận hôm nay.

    Xin đừng xem nhẹ căn bệnh phong thủy, ảnh hưởng của nó vẫn rất sâu xa!

Chủ đề tương tự

  1. Tại một phiên chợ vùng cao.
    By thuphong in forum Chị Em Tham Khảo
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 07-11-2011, 10:51 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài cuối: 19-07-2011, 11:03 AM
  3. Lexus ra mắt phiên bản đặc biệt LS460
    By phamlinhtintin in forum Ô tô
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 21-06-2011, 12:40 PM
  4. Mây trắng nghìn năm hồn phiêu lãng...
    By Bạch Vân in forum Thơ Trữ Tình
    Trả lời: 21
    Bài cuối: 25-02-2010, 01:36 AM
  5. Bước phiêu bồng – Minh Châu
    By Nguyên Thoại in forum B
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 11-06-2009, 10:04 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •