Bài 1 đến 10/12

Chủ đề: Điển tích

Hybrid View

  1. #1
    Member PhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    100
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Default Ðề: Điển tích

    Trích dẫn Trích dẫn của phale Xem bài viết
    Phale mang về đây các điển tích mà các nhà làm thơ thường hay sử dụng. Hy vọng là hữu ích với các anh chị và các bạn.
    Pha Lê thật nhiều công sức ghê...đây có lẽ là cái mà TM đang bị thiếu trầm trọng đó...chắc phải vào xem thường xuyên.
    Cám ơn Pha Lê rất nhiều nha.

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Điển tích

    Bình Nguyên Quân

    Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du, đoạn thuật lại lúc Từ Hải gặp gỡ Thúy Kiều, cả hai nói chuyện nhau, có những câu:

    Chút riêng chọn đá thử vàng,
    Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
    Còn như vào trước ra sau,
    Ai cho kén chọn vàng thau tại mình?
    Từ rằng: "Lời nói hữu tình,
    Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

    Kiều tha thiết nói:

    Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

    và lời đáp của Từ Hải:

    Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

    Lời lẽ và ý tứ hai câu vốn mượn ý và lời ở hai câu liền nhau trong bài "Hàm đan thiếu niên hành" của Cao Tứ đời Đường:

    Vị tri can đảm hướng thùy thị,
    Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.

    Nghĩa là:

    Biết ai gan ruột như mình,
    Khiến người lại nhớ đến Bình Nguyên Quân.


    Nguyên đời Chiến Quốc (479-221 trước D.L.), con của Vũ Linh Vương nước Triệu tên Thắng, làm Tướng quốc và được phong đất Bình Nguyên nên thường gọi là Bình Nguyên Quân.

    Cũng như Mạnh Thường Quân (người nước Tề), Tín Lăng Quân (người làm tướng nước Ngụy), Bình Nguyên Quân người rất hiếu khách. Trong nhà bao giờ cũng có thực khách đến hàng ngàn người.

    Khi quân nước Tần vây kinh đô nước Triệu là Hàm Đan, vua nước Triệu phải sai Bình Nguyên Quân đến nước Sở cầu cứu bằng cách liên minh. Bình Nguyên Quân định chọn lấy 20 người đủ sức khỏe, mưu mẹo trong số thực khách cùng đị Nhưng chỉ chọn được 19 người.

    Một thực khách trên Mao Toại bước ra, tình nguyện đi cho đủ số. Bình Nguyên Quân hỏi:

    - Tiên sinh ở nhà này được bao lâu?

    Mao Toại đáp:

    - Đã được 3 năm.

    Bình Nguyên Quân nói:

    - Phàm bực hiền sĩ ở đời chẳng khác gì cái dùi ở trong cái túi, bao giờ mũi nhọn cũng thò ra ngoàị Tiên sinh ở đây đã đến 3 năm mà tôi chưa từng thấy người chung quanh tôi khen ngợi điều gì, thế là tiên sinh không có đặc tài thì xin mời tiên sinh ở lại nhà.

    Mao Toại nói:

    - Chính ngày nay tôi mới xin làm cái dùi trong cái túi đó. Nếu tôi sớm được như cái dùi trong túi thì chẳng những chỉ thò mũi nhọn ra, mà lại còn nhảy tuột cả ra ngoài nữa.

    Nghe lời đáp lạ lùng, Bình Nguyên Quân bằng lòng cho đi. Mười chín thực khách kia nhìn nhau có vẻ xem thường, cười thầm.

    Đến nước Sở, Bình Nguyên Quân cùng vua Sở bàn việc liên minh, giải bày lợi hại, từ sáng sớm mãi đến trưa mà vẫn chưa ngã ngũ ra saọ Mười chín thực khách kia bèn bảo Mao Toại rằng:

    - Xin mời tiên sinh lên đi.

    Mao Toại cầm kiếm, bước lên thềm, nói với Bình Nguyên Quân rằng:
    - Việc liên minh lợi hại thế nào, chỉ nói vài lời cũng quyết định được, thế mà bàn bạc từ sáng đến trưa vẫn chưa ra bề nào là cớ làm sao?

    Vua nước Sở hỏi ai, thì Bình Nguyên Quân cho biết đó là người nhà. Vua Sở quát:

    - Sao không lùi xuống? Ta đương nói chuyện với chủ ngươi, lên đây làm gì?

    Mao Toại vẫn cầm kiếm, tiến lên, đĩnh đạc nói:

    - Nhà vua sở dĩ quát tháo mắng tôi là vì cậy nước Sở có đất rộng người nhiềụ Nhưng từ chỗ nhà vua đến chỗ tôi đứng chỉ trong 10 bước, thì tính mạng của nhà vua là ở trong tay tôị Cậy thế nào được đất rộng người nhiều kiả Hiện có chủ tôi ngồi đó mà nhà vua quát tháo tôi thì còn lễ độ gì? Vả tôi có nghe rằng: vua Thang chỉ nhờ khoảng đất 70 dặm mà làm vua thiên hạ; vua Văn chỉ nhờ một vùng 100 dặm mà khuất phục được chư hầu, có phải đâu là vì nhiều sĩ tốt? Nay nước Sở nếu biết giữ được thế, trấn được huy thì sẵn đất vuong 5 ngàn dặm, dưới cờ kể có 100 vạn quân, đủ sức để làm bá vương đó. Sức mạnh như thế, đáng lẽ thiên hạ không sao địch nổi, thế mà thằng nhãi Bạch Khởi, tướng của nước Tần, chỉ đem có vài vạn quân đánh nhau với nước Sở, trận đầu đã chiếm được đất Yên Sinh, trận thứ hai lại đốt mất Di Lăng, trận thứ ba phạm đến cả lăng tẩm của tiên vương nước Sở. Đó là mối thù muôn đời, ngay nước Triệu chúng tôi còn hổ thẹn thay, thế mà nhà vua không biết căm giận. Vậy ngày nay, liên minh chính là vì nước Sở chứ không phải vì nước Triệụ Chủ tôi ngồi đó, nhà vua quát tháo tôi là nghĩa làm sao?

    Vua Sở gật gù bảo:

    - Phải, phải! Công việc nước tôi, đúng như lời tiên sinh nóị Vậy tôi xin đem cả nước để liên minh.

    Đoạn tất cả tôi chúa đều uống máu ăn thề.
    Mao Toại cười nói với bọn 19 người:

    - Đối với sự thành công này, các ông chỉ là theo đuôi, vấy máu ăn phần đó thôi.

    Thực hiện được cuộc liên minh, Bình Nguyên Quân trở về nước Triệu, nói:

    - Thôi, ta không còn dám xét đoán người nữạ Xưa nay ta đã từng xét thiên hạ, kể số nhiều thì đến hàng ngàn người, mà ít thì cũng hàng trăm, vẫn tự hào rằng chưa hề bỏ sót ai cả. Thế mà đến nay tự biết mình trước kia đã không nhận rõ đặc tài của Mao tiên sinh. Khi sang nước Sở, Mao tiên sinh đã làm cho nước Triệu được vô cùng tôn kính. Mới biết tiên sinh đã khéo dùng ba tấc lưỡi mạnh hơn trăm vạn quân. Thôi, từ đây ta không dám xét người nữa.

    Ông liền cất Mao Toại lên hàng Thượng khách.

    Tuy dùng người mà Bình Nguyên Quân vẫn tự nhận đã thiếu sót trong việc xét ngườị. Lời nói đó thật tri bỉ tri kỷ vậy.

  3. #3
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Điển tích

    Cưỡi rồng, bói phượng

    Đời Chu Tương Vương (651-617 trước D.L.), Tần Mục Công làm bá chủ các nước ở tây phương. Nhà vua có một người con gái. Lúc mới sinh, gặp có kẻ dâng viên ngọc phác, Tần Mục Công sai thợ giũa, thành một viên ngọc sắc biếc và đẹp lắm.

    Đến khi cô gái đầy tuổi tôi, trong cung bày đồ toái bàn, nàng nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, mới đặt tên nàng là Lộng Ngọc.

    Lớn lên, Lộng Ngọc nhan sắc đẹp tuyệt trần. Tính trời thông minh, nàng có tài thổi ống sinh hay lắm, không học ai mà thành âm điệu. Tần Mục Công sai thợ làm ống sinh bằng ngọc để cho nàng thổị Nàng thổi ống sinh ấy, tiếng trong như tiếng chim phượng.

    Tần Mục Công cưng lắm, lập cái lầu để cho nàng ở, tên là Phượng Lâu. Trước lầu có xây một đài gọi là Phượng Đài. Năm Lộng Ngọc lên 15, Tần Mục Công muốn tìm một người giai tế, Lộng Ngọc thề: nếu có người nào có tài thổi ống sinh họa được với nàng thì mới chịu lấy làm chồng.

    Tần Mục Công sai sứ đi tìm, nhưng không có ai cả.

    Một hôm, Lộng Ngọc ngồi trên lầu, vén rèm ngắm cảnh. Bấy giờ trời quang mây tạnh, vừng trăng sáng tỏ như gương, nàng truyền cho thị nữ đốt một lò hương rồi đem ống sinh ra thổi. Bỗng nghe tiếng tiêu từ đâu họa lại, lúc gần lúc xa. Lộng Ngọc lấy làm lạ, dừng ống sinh lại không thổi nữa, lắng tai nghe giọng tiêu ấy chỉ còn dư âm văng vẳng. Lộng Ngọc ngẩn ngơ, lưỡng lự thao thức canh chầy, đoạn đặt ống sinh ở đầu giường rồi nằm ngủ.

    Giữa lúc ấy, nàng bỗng thấy trên trời về phía tây nam, cửa mở rộng, hào quang ngũ sắc rực rỡ như ban ngày, có một chàng thiếu niên, mũ lông áo bạc, cưỡi con chim phượng từ trên trời sa xuống, đứng trước Phượng Đài. Chàng bảo nàng:

    - Ta đây là chủ núi Họa Sơn, Ngọc Hoàng Thượng Đế cho ta kết duyên với nàng. Đến ngày Trung Thu này thì đôi ta gặp nhau. Ấy là duyên số đã định sẵn như vậy.

    Nói xong, chàng đưa tay rút ống ngọc tiêu bên mình, rồi đứng tựa lan can mà thổi. Con chim phượng đứng bên cũng giương cánh ra vừa hót vừa múa. Tiếng phượng hót cùng với tiếng tiêu xướng họa hòa nhau như một theo điệu cung thương, nghe rất thâm trầm. Lộng Ngọc mê mẩn tâm thần hỏi: Khúc tiêu này là khúc tiêu gì? Chàng thiếu niên đáp: Đây là khúc "Họa sơn ngâm". Nàng lại hỏi: Khúc này có học được không? Chàng đáp: Khi cả hai kết duyên rồi thì có gì không học được. Đoạn chàng bước đến gần đưa tay cầm lấy tay nàng...

    Lộng Ngọc giật mình tỉnh dậy. Sáng lại, nàng thuật lại điềm chiêm bao cho cha nghe. Tần Mục Công liền sai người cứ theo hình dáng người trong mộng đó dò tìm đến núi Họa Sơn. Có người nông phu chỉ rằng: Từ rằm tháng bảy vừa qua, có một chàng trẻ tuổi lạ mặt đến làm nhà ở đỉnh núi, hằng ngày thường xuống chợ mua rượu uống, chiều lại thổi chơi một khúc ngọc tiêu, ai nghe cũng rất lấy làm thích.

    Người của Tần Mục Công mừng rỡ tìm đến, trông thấy chàng thiếu niên mũ lông áo bạc, cốt cách thần tiên, vái chào hỏi tên họ. Chàng xưng là Tiêu Sử. Người của nhà vua thuật lại sự tình và yêu cầu Tiêu Sử về triềụ Sau mấy lần từ chối không được, Tiêu Sử cùng theo về triều ra mắt Tần Mục Công. Tần Mục Công thấy Tiêu Sử dung mạo thanh nhã, có vẻ bằng lòng, cho ngồi bên cạnh, hỏi:

    - Ta nghe nhà ngươi có tài thổi ống tiêu tất có tài thổi ống sinh nữa.

    Tiêu Sử đáp:

    - Tôi chỉ biết thổi ống tiêu, chứ không biết thổi ống sinh.

    Vua bảo:

    - Ta định tìm một người có tài thổi ống sinh, nay nhà ngươi chỉ biết thổi ống tiêu, vậy không thể làm rể ta được.

    Đoạn bảo người đưa Tiêu Sử ra.

    Lộng Ngọc sai nội thị tâu với Tần Mục Công: Tiêu với sinh cũng là một loài, người ta có tài thổi ống tiêu thì sao không bảo dạo chơi một khúc để cho người ta được phô tài.

    Tần Mục Công lấy làm phải, truyền Tiêu Sử thổi nghe.

    Tiêu Sử mới thổi qua một khúc thì thấy có gió mát hây hẩy. Đến khúc thứ nhì thì mây che bốn mặt. Đến khúc thứ ba thì có đôi bạch hạc múa lượn trên không, đồng thời có đôi khổng tước bay đến rồi các giống chim đua nhau kêu hót..., một lúc mới tan. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng. Lộng Ngọc đứng bên rèm trông thấy vui tương nói: "Người ấy thật đáng làm chồng ta!"

    Tần Mục Công lại hỏi Tiêu Sử:

    - Nhà ngươi có biết ống sinh và ống tiêu có từ đời nào không?

    Tiêu Sử thưa:

    - Ống sinh làm ra từ đời Nữ Oa; ống tiêu làm ra từ đời Phục Hi.

    Tần Mục Công bảo kể rõ nguyên ủỵ Tiêu Sử nói:

    - Nghề tôi vốn ở ống tiêu, vậy tôi xin kể nguồn gốc ống tiêu. Ngày xưa vua Phục Hi ghép ống trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phượng. Tiếng thổi cũng giống tiếng chim phượng. Thứ lớn ghép liền 23 ống, dài 1 thước 4 tấc gọi là Nhã Tiêu; thứ nhỏ ghép liền 16 ống, dài 2 thước 1 tấc gọi là Tụng Tiêu. Cả hai thứ gọi chung là Tiêu Quản. Còn một thứ không đáy gọi là Đổng Tiêu. Về sau vua Huỳnh Đế sai Linh Luân lấy trúc ở Côn Khê chế làm ống địch, ống này có 7 lỗ, cầm ngang mà thổi, tiếng cũng giống chim phượng, trông rất giản tiện. Người đời sau thấy ống Tiêu Quản phiền phức quá nên chỉ dùng ống địch. Thứ dài gọi là tiêu, thứ ngắn gọi là địch. Bởi vậy, ống tiêu ngày nay không giống ống tiêu ngày xưa.

    Tần Mục Công lại hỏi:

    - Sao nhà ngươi thổi ống tiêu mà lại có các giống chim bay đến?

    Tiêu Sử thưa:

    - Ống tiêu dẫu mỗi đời mỗi khác nhưng tiếng thổi bao giờ cũng giống tiếng chim phượng. Chim phượng là chúa các giống chim, vậy khi nghe tiếng chim phượng tất nhiên các giống chim đều kéo nhau đến cả. Ngày xưa vua Thuấn chế ra khúc nhạc tiêu thiều mà chim phượng còn bay đến, huống chi là các giống chim khác.

    Tiêu Sử ứng đối lưu loát. Tần Mục Công rất lấy làm bằng lòng, sai quan Thái Sử chọn ngày để làm lễ thành hôn.

    Tiêu Sử kết hôn cùng Lộng Ngọc, được phong làm Trung Đại Phu. Tuy làm quan nhưng Tiêu Sử không dự gì đến quyền chính, ngày ngày vui chơi ở Phượng Lâụ Lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống mấy chén rượu. Lộng Ngọc học được phép tiên của chồng cũng không ăn cơm. Tiêu Sử lại dạy vợ thổi tiêu.

    Ở nhau được non nửa năm, nhân một đêm trăng sáng vằng vặc, vợ chồng đem tiêu ra thổi. Bỗng thấy một con phượng xuống đậu bên tả, và một con rồng xuống phủ phục bên hữu. Tiêu Sử bảo Lộng Ngọc:

    - Ta vốn là tiên ở thượng giới, Ngọc Hoàng Thượng Đế thấy sử sách trần gian nhiều chỗ tán loạn, vậy nên giáng sinh ta xuống họ Tiêu ở nhà Chu để san định lại. Người nhà Chu thấy ta có công về việc sử sách mới gọi ta là Tiêu Sử, đến nay đã hơn trăm năm rồi. Ngọc Hoàng cho ta làm chủ ở núi Họa Sơn, vì ta cùng nàng có tiền duyên nhau, nhờ khúc ngọc tiêu mà được cùng nhau tác hợp, nhưng cũng không nên ở mãi chốn trần gian này. Nay rồng và phượng đã đến đón, vậy chúng ta cùng nhau đi.

    Lộng Ngọc định vào từ biệt cha. Tiêu Sử ngăn:

    - Không nên! Đã là thần tiên thì chớ nên vì chút tình riêng mà quyến luyến.

    Đoạn Tiêu Sử cưỡi rồng, Lộng Ngọc cưỡi phượng cùng bay lên trời.

    Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Từ Hải cùng Kiều gặp gỡ, có câu:

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
    Phỉ nguyền bói phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.

    "Đẹp duyên cưỡi rồng" là do điển tích trên.

    "Bói phượng có nghĩa là kén được chồng tốt.

    Sách Tả Truyện có chép: Trần Trọng Kính sang nước Tề, được vua nước này cho coi việc công chính. Quan Đại Phu nước Tề có ý muốn gả con gái cho Trọng Kính. Người vợ liền bói một quẻ, bảo rất nên. Vì quẻ bói nói:

    "Phượng hoàng vu phi, hòa minh tương tương" nghĩa là phượng hoàng cùng bay, cùng hót vang vang.

    Phượng là tên một giống chim. Theo sách cổ, đó là một trong 4 con thú linh thiêng: Long, Lân, Qui, Phượng, đem lại điềm lành, và chỉ khi nào có đời thái bình hay thánh nhân ra đời thì mới xuất hiện.

    Phượng là chúa loài chim. Con trống là phượng; con mái là hoàng. Loan là một giống chim cùng loại với phượng hoàng. Vì là đồng loại nên người ta hay dùng để ví với vợ chồng. Ca dao có câu:

    Ước gì anh được vô phòng,
    Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan.

    "Bói phượng", "Cưỡi rồng" đều cũng có nghĩa là kén được chồng xứng đáng.

    (st)

  4. #4
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Điển tích

    Lá thắm đưa duyên


    Triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Họ là những giai nhân bạc mạng, đi chẳng có về, suốt đời chịu cảnh lạnh lùng, buồn tủi, sầu đau trong chốn thâm cung.

    Nhà vua có cả tam cung, lục viện, hàng ngàn cung nữ phi tần toàn bực diễm kiều, tài sắc cả. Mỗi đêm ngủ ở cung nào, nhà vua phải nhờ xe dê đưa đến. Xe dừng trước cung nào thì nhà vua vào cung ấy. Có những nàng hằng năm không được đoái hoài, đành chịu cảnh cô phòng giá lạnh.

    Đời Đường (618-907), đời vua Hy Tông có nàng cung nữ tuyệt sắc tên Hàn Thúy Tần sống cảnh lẻ loi buồn bực trong thâm cung, nên thường nhặt những chiếc lá đỏ (hồng diệp) rồi đề thơ lên trên lá, thả xuống ngòi nước:

    Nước chảy sao mà vội?
    Cung sâu suốt buổi nhàn.
    Ân cần nhờ lá thắm
    Trôi tuốt đến nhân gian.

    Nguyên văn:

    Lưu thủy hà thái cấp
    Cung trung tận nhật nhàn.
    Ân cần tạ hồng diệp.
    Hảo khứ đáo nhân gian.

    Chiếc lá chở bài thơ theo dòng nước chảy xuôi ra ngoài vòng cấm lũy. Lúc bấy giờ có người môn khách của quan Tể Tướng Hàn Vinh tên Vưu Hựu vốn kẻ phong lưu tài tử, thơ hay, chữ tốt, chỉ hiềm một nỗi vận chưa đạt nên đành chịu sống nhờ nơi quan Tể Tướng họ Hàn. Đương thơ thẩn ngắm dòng nước chảy, Hàn bỗng nhìn thấy chiếc lá có bài thơ, lấy làm lạ mới vớt lên xem. Cảm tình chan chứa với người gởi thơ lạ mặt, chàng cũng bẻ một chiếc lá, viết một bài thơ vào đấy, đợi dòng nước xuôi mới thả lá xuống cho trôi trở vào cung.

    Nghe oanh thấy liễu chạnh lòng thương,
    Thương kẻ trong cung lúc đoạn trường.
    Chiếc lá đề thơ trôi mặt nước,
    Gởi cho ai đó nói không tường.
    (Bản dịch của Phan Như Xuyên)

    Người cung nữ họ Hàn thường ngồi nhìn dòng nước chảy, bỗng bắt được chiếc lá trở vào của người không quen biết, mới đem cất vào rương son phấn.

    Ba năm sau, nhà vua sa thải một số cung nữ, trong đó có Thúy Tần. Nàng đến ở tạm dinh quan Tể Tướng họ Hàn để chờ thuyền trở về quê cũ, bỗng gặp Vưu Hựu. Hai người trò chuyện, ý hợp tâm đầu. Tể Tướng họ Hàn thấy cả hai đều xứng đôi vừa lứa nên làm mối thành duyên giai ngẫu.

    Đêm tân hôn, Hựu chợt mở rương của vợ thấy chiếc lá của mình ngày xưa. Lấy làm lạ lùng, chàng cũng đem chiếc lá của mình vớt được cho vợ xem. Thì ra cả hai lại giữ hai chiếc lá của nhau. Cho là thật duyên trời định.

    Cổ thi có bài: (*)

    Một đôi thi cú theo dòng nước
    Mười mấy năm qua nhớ dẫy đầy.
    Mừng bấy ngày nay loan sánh phụng
    Cũng nhờ lá thắm khéo làm mai.

    Nguyên văn:

    Nhất liên giai cú tùy lưu thủy,
    Thập tải ưu tư mãn tố hoài.
    Kim nhật khước thành loan phượng lữ,
    Phương tri hồng diệp thị lương môi.

    Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:

    Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
    Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.

    hay:

    Dù khi lá thắm chỉ hồng,

    và:

    Nàng rằng hồng diệp xích thằng,
    Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

    "Lá thắm", "Hồng diệp" đều do điển tích trên.

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •