Bài 1 đến 3/3

Chủ đề: Tiếu luận

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Tiếu luận

    Bóng đá ra đời từ đâu?

    Nhiều tài liệu lưu trữ viết là bóng đá ra đời từ nước Anh. Nhưng thực ra không phải. Nước Anh chỉ là nơi bán vé đầu tiên mà thôi.

    Một số nhà sử học thì công bố bóng đá ra đời từ Italy, và tháp nghiêng Piza sở dĩ bị nghiêng là bởi ngày xưa nó được dựng làm cột dọc, nhiều lần bị bóng trúng vào đến mức vẹo đi. Nhưng cũng không phải. Theo các số liệu đáng tin cậy, nước Italy chỉ là nơi phát minh ra trọng tài.

    Vậy thì bóng đá có nguồn gốc Tây Ban Nha chăng? Người ta đoán thế vì Tây Ban Nha chắc chắn phát minh ra đấu bò, mỗi ngày có hàng chục con bò bị chết. Thịt bò tất nhiên là làm beefsteak rồi, còn da bò để làm gì nếu không khâu bóng? Nhưng cuối cùng, sau mấy tháng điều tra, các nhà sử học nhận ra rằng Tây Ban Nha cũng chỉ phát minh ra khung thành thôi.

    Rõ ràng là bóng đá ra đời từ Pháp. Ai chả biết người Pháp rất thích rượu vang. Khi uống rượu say, tất cả dân Pháp đều đi lảo đảo, còn gọi là "chân vẹo đá chân xiêu", rất gần với bóng đá. Nhưng không phải, hoá ra người Pháp, vốn nổi tiếng là ga lăng, chỉ phát minh ra tục tặng hoa cho cầu thủ trước khi trận đấu bắt đầu.

    Có nghĩa là bóng đá khai sinh ở Đức rồi. Có thể suy diễn được việc này vì một nơi làm ra Beethoven, ra Goethe và xe hơi Mercedes chả có lý gì mà không làm nốt ra bóng đá. Các nhà nghiên cứu yên tâm như thế, các nhà sử học cũng yên tâm như thế, song cuối cùng họ đều thất vọng vì hoá ra nước Đức chỉ phát minh ra quả phạt đền.

    Có một số giả thuyết táo bạo, ghi nhận bóng đá là phát minh của Ai Cập. Đất nước này nổi tiếng vì có những sa mạc lớn, nghĩa là việc xây dựng sân bóng đá ở đây rất thuận tiện và rẻ, mà không có sân bãi thì làm gì có đấu bóng? Một số di tích còn chứng tỏ những kim tự tháp không phải là lăng mộ hoàng đế như xưa nay người ta vẫn tưởng bởi hoàng đế nào lại cần một chỗ chôn to đến thế? Đấy nhất định phải là lăng mộ của những kẻ chết vì cá độ bóng đá. Ngay từ thời xưa, việc cá độ cũng giết chết hàng nghìn người khi trận đấu kết thúc. Ý kiến này rất độc đáo và đáng quan tâm, nó chỉ bị bác bỏ vào phút cuối cùng khi người ta tin chắc là thời đó chưa có điện thoại, nghĩa là chưa thể móc ngoặc được. Cá độ không móc ngoặc là một loại cá độ chết từ trong trứng.

    Phải chăng bóng đá bắt nguồn từ Ấn Độ? Người dân xứ này tính nồng nhiệt, thích cảm giác mạnh và cay (cho nên hay ăn cà ri), là những hương vị gần gũi với bóng đá. Họ lại là nơi duy nhất trên trái đất ăn cơm bốc, mà ai khéo tay thì cũng phải khéo chân. Nhưng rồi giả thuyết này cũng bị loại bỏ, mặc dù quả là dân Ấn Độ có phát minh ra một thứ rất quan trọng, đó là giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu.

    Cuối cùng, tất cả mọi người đều nhất trí là bóng đá, cũng như mọi sự do con người làm ra, đều được tìm thấy trong quá trình lao động. Nếu như lửa có được khi chúng ta hái củi, chạy tốc độ có được khi chúng ta bị chó sói hoặc sư tử đuổi trong lúc đi săn, nhảy cao có được khi chúng ta trèo lên cây lấy mật o­ng, bóng bàn có được khi hứng trứng chim... thì bóng đá dứt khoát phải là phát minh khi loài người đang thực hiện một công việc nào đấy. Vậy đó là công việc gì? Sau bao nhiêu tìm tòi, thử nghiệm, ai nấy đều nhất trí đó phải là một công việc có tính chất chuyền qua chuyền lại, nghĩa là khi nhận được việc, ai cũng muốn thật nhanh chóng đưa ngay cho người bên cạnh, chứ mình không giải quyết điều gì. Do đó, bóng đá phải được phát minh ở nơi nào mà việc chuyền qua chuyền lại trở nên nhuần nhuyễn, thường xuyên và đều đặn.

    Vậy đố tất cả các bạn nơi đấy là đâu?

    (st)

  2. #2
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Tiếu luận

    Học làm trẻ con

    Chuyện này không dễ chút nào. Thật đấy! Bạn sẽ phải dậy từ lúc sáu giờ sáng. Trong trạng thái còn ngái ngủ, khóac chiếc cặp như một cái tủ sách di động, một vị phụ huynh (thường là những bà mẹ) sẽ lôi bạn đến hàng ăn, và dù muốn hay không bạn sẽ phải hoàn thành khẩu phần với: một quả trứng, lưng bát phở, một cốc sữa .

    Hoàn thành màn “chào hỏi” này bạn sẽ vào giai đoạn II với 9 tiếng ở trường, đó là nhiệm vụ cao cả của bạn trong khi những người lớn yên tâm làm việc nơi công sở. Tại sao những 9 tiếng? Đơn giản thôi, bố mẹ kỳ vọng ở bạn những khả năng được đánh thức. Một tiến sĩ trong tương lai? Một thần đồng âm nhạc? Mọi thứ đều có thể, nhưng trước hết bạn cứ phải mài đũng quần trên ghế nhà trường đi đã. Học chính học phụ, học trong học ngoài, có học mới nên người - đó là chân lý.

    Sau đó bạn được về nhàvới hai chiếc quai dép đã trật khỏi chân, áo quần xộc xệch và lem nhem mực. Vừa có định quẳng cặp vào nhà, lao ra ngõ để chơi “gỡ gạc”, ông bố kính yêu của bạn đã túm lấy cổ áo của cậu (cô) con lôi về nhà, hoàn thành các thủ tục vệ sinh và ngồi vào bàn ăn. Tối thiểu hai bát cơm với dư thừa chất đạm. Vừa đến chương trình phim hoạt hình thì chuông cửa reo vang. “Vào bàn học thôi nào con ơi! Thầy (cô) đến rồi !“. Thấy chưa, bạn sẽ không thể thoát được đâu. Hãy quên đi những Hoàn châu cách cách hay Tuổi trẻ của Bao thanh thiên. Yên tâm vào bàn đi. Học, học nữa, học mãi mà! Bao giờ lớn xem bù cũng được.

    Đến lúc hai mắt mắt bạn rũ rượi vì buồn ngủ thì mơí hay bài tập hôm sau còn chưa hoàn thành. Lại phải ngồi mà ngà gật với điệp khúc đại loại: “Rắn là một loài bò... sát không chân...”. Mẹ bạn ân cần bước vào cùng một cốc sữa đầy mà những đứa con ngoan thì không được phép khước từ. Hãy cố mà uống để sau này thấu hiểu nỗi ... khổ của con cái mình.

    Mùa hè ư? Có dễ chịu hơn chút ít nhưng không có nghĩa là lao ra đường chơi cho thảo thích. Thứ nhất dễ tai nạn. Thứ hai cháy da. Thứ ba bị cảm nắng. Thứ tư...Thứ năm... Tóm lại là luôn có những lý do chẳng cãi vào đâu được . Quay đi quay lại đã hết phứt tháng hè. Bạn phải tiếp tục vùi đầu vào sách vở. Mục tiêu: thi vào lớp chọn, đạt học sinh tiên tiến. Nếu không thì cứ giờ hồn!

    Ngày trước tôi cứ ao ước mình sẽ mãi mãi là con trẻ để được dụi đầu vào lòng bà, lòng mẹ nghe kể chuyện cổ tích hoặc nhào vào đám bạn trong khu phố chơi trốn tìm, chơi nhảy dây, đánh chuyền, chơi ô ăn quan và vô biên là các trò chơi khác nữa.

    Bây giờ thì ... tôi xin kiếu! Tôi không đủ can đảm để học làm một đứa trẻ!

    Hãy thử đi nếu bạn là một người dũng cảm?

    (St)

  3. #3
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Tiếu luận

    Trích dẫn Trích dẫn của phale Xem bài viết
    Bóng đá ra đời từ đâu?

    ...................................

    Cuối cùng, tất cả mọi người đều nhất trí là bóng đá, cũng như mọi sự do con người làm ra, đều được tìm thấy trong quá trình lao động. Nếu như lửa có được khi chúng ta hái củi, chạy tốc độ có được khi chúng ta bị chó sói hoặc sư tử đuổi trong lúc đi săn, nhảy cao có được khi chúng ta trèo lên cây lấy mật o­ng, bóng bàn có được khi hứng trứng chim... thì bóng đá dứt khoát phải là phát minh khi loài người đang thực hiện một công việc nào đấy. Vậy đó là công việc gì? Sau bao nhiêu tìm tòi, thử nghiệm, ai nấy đều nhất trí đó phải là một công việc có tính chất chuyền qua chuyền lại, nghĩa là khi nhận được việc, ai cũng muốn thật nhanh chóng đưa ngay cho người bên cạnh, chứ mình không giải quyết điều gì. Do đó, bóng đá phải được phát minh ở nơi nào mà việc chuyền qua chuyền lại trở nên nhuần nhuyễn, thường xuyên và đều đặn.

    Vậy đố tất cả các bạn nơi đấy là đâu?

    (st)
    Phải chăng bóng đá ra đời ở Việt Nam mà cụ thể là ở các cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân?
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •