Bài này nghe bao nhiêu năm rồi vẫn chưa chán, chắc phải lên kế hoạch luyện ngón cho thuộc lòng thôi
NHAT NGUYET (13-12-2010),Phu sinh (17-09-2010)
Có một mùa thu…
Có một mùa thu xa vời vợi
Mang dòng sông chia cắt đôi bờ
Sương giăng kín chẳng rõ thực mơ
Bến xa gần ẩn hiện nhòe đôi mắt
Có một mùa thu không phai lá
Lưu luyến màu của những mùa yêu xưa
Xòe bàn tay đếm bao nhiêu cho vừa
Mỗi tháng ngày trôi dọc theo ký ức
Có một mùa thu xa hun hút
Có một mùa thu ở giữa anh và em…
NHAT NGUYET (13-12-2010),Nhím con (09-10-2010),OA _ NỮ (14-12-2010),Phu sinh (28-09-2010)
Lâu lắm rồi không thấy nhị huynh nhỉ?
Bầu thơ, túi rượu, câu ca
Lang thang quậy phá, buông ra tiếng khà
NHAT NGUYET (13-12-2010)
NHAT NGUYET (13-12-2010)
Thêm một lần ghé qua phố cổ Hội An và Non Nước
Hội An - địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn liền với thương cảng quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ.
Cho đến nay kiến trúc Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại. Cùng với cuộc sống thường ngày của cư dân những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời vẫn đang tồn tại và được duy trì, vì vậy nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Những ngôi chùa, hội quán của người Hoa như Quảng Đông, Minh Hương, Phúc Kiến... là một nét rất riêng của Hội An.
Đại đa số dân ở đây sống bằng nghề buôn bán và dịch vụ, những gian hàng tuy không bề thế, to lớn, rộng rãi, nhưng cũng khá phong phú chủng loại
Lồng đèn là một thứ đặc sản nổi tiếng của Hội An
Đến Hội An không thể không ghé thăm chùa Cầu, biểu tượng của phố cổ nơi đây . Còn có tên gọi là Lai Viễn Kiều, Chùa Cầu bắt qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, do các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17. Chùa Cầu ở Hội An do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa có lối kiến trúc khá đặc biệt, mái lợp ngói âm dương đã ngả màu thời gian. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ công phu, đây không chỉ là một cây cầu hay một ngôi chùa, nó còn là nơi hội họp của xóm làng ngày trước, với ước mơ về một cuộc sống giao hòa tương thân tương ái của cộng đồng.
Ở đây có rất nhiều du khách là Tây, có lẽ phố cổ đặc biệt làm họ thích thú
Và Cô bạn Tây "mượn tạm" bên đường
(Còn tiếp)
(tiếp theo)
Ngôi nhà cổ nhất Hội An
Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Không có thời gian để vào tham quan bên trong ngôi nhà, NN sưu tầm thêm một số hình ảnh để các bạn thưởng lãm:
Lối vào sâu hun hút
Gian thờ uy nghi và cổ kính.
Chiếc phản và bộ bàn ghế cổ chính giữa ngôi nhà.
Thư phòng đậm chất cổ kính.
Phòng khách với bộ salon khảm trai.
Giếng nước trước cửa gian nhà sau cùng.
Bước vài bước đã đứng bên dòng sông Thu Bồn yên ả và khá rộng so với phố cổ, thời tiết mờ sương như khoác lên dòng sông vẻ mơ màng lãng đãng
Thấy tôi nhìn đăm đăm vào dòng sông... rồi lại cười một mình, anh bạn đi cùng không giấu nổi vẻ tò mò hỏi:
- Có gì hay mà bác cười mình ên thế?
Tôi cười khì và kể anh nghe về một giai thoại của nhà thơ Bùi Giáng gắn với cái tên Thu Bồn:
Trong một đợt sinh hoạt của các văn thi sĩ, chủ trì là nhà thơ Thu Bồn, sau khi nghe nói chuyện về... vân vân và vân vân... đến lượt nhà thơ Bùi Giáng được mới đăng đàn để để trổ tài làm thơ lục bát "như hơi thở" của ông mà người ta vẫn đồn. Bùi Giáng khiêm nhượng từ chối nhưng vẫn bị nài ép. Cuối cùng, không thể chối từ, Bùi Giáng lên bục, và chỉ vào nữ sĩ Thu Ba, lúc ấy đang ngồi cạnh nhà thơ Thu Bồn, mà ứng khẩu rằng:
"Thu Ba ngồi cạnh Thu Bồn
Thu Bồn hứng chí, rờ tay Thu Ba"
Rồi tức thì ngồi xuống trước sự ngẩn ngơ của diễn giả Thu Bồn, nữ sĩ Thu Ba, và cử tọạ.
Mọi người nhao nhao: Thơ lục bát gì lạ thế? Vần điệu niêm luật trật lất! Không chuẩn, phải làm lại!
Thế là Bùi Giáng lại bị lôi lên. Ông làm mặt nghiêm đọc tiếp:
"Thu Ba ngồi cạnh Thu Bồn
Thu Bồn hứng chí, rờ... (ngập ngừng)... vai Thu Ba"
Đến lúc này thì cả hội trường cười ầm cả lên
(Còn tiếp)
Last edited by NHAT NGUYET; 07-12-2010 at 01:14 PM.
(tiếp theo)
Tham quan Non Nước
Khu du lịch Non Nước với bãi biển đẹp nằm kề sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, cách thành phố Đà Nẵng 8 km về phía Đông Nam. Đây là gạch nối du lịch giữa Ngũ Hành Sơn và 3 di sản văn hóa thế giới: phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Cố đô Huế.
Chùa chiền và hang động là hai điểm nổi bật của danh thắng Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Tại đây không có chùa chiền hoặc chỉ có hang động, mà chùa chiền và hang động luôn luôn hòa quyện với nhau, tăng thêm phần thực hư huyền bí
Đường lên Trời
Đường xuống Âm phủ
Những điều kỳ thú của thiên nhiên
Bầu sữa tiên
Hình chim hạc (hay đà điiểu?) trên vách động, được tạo thành bỡi các vân đá tự nhiên
Và những "kỳ cục" của con người
"Phố" đi bộ còn "Người" đi xe
Cầu Nhật Bản một di tích "khủng" của Phố cổ, bắt qua con kênh bốc mùi "khủng khiếp"
Hình của NN chụp vừa có tính chất thời sự, có màu sắc kỉ niệm và có cả tính nghệ thuật cao nữa.
Bis bis bis...
Tiếp nữa đi NN, Cái cô râu ngô nhìn kháu quá...
Que Sera, Sera. Whatever will be, will be
The future's not ours, to see
Que Sera, Sera
hahaha (14-12-2010),NHAT NGUYET (14-12-2010)
.
Thấy tôi nhìn đăm đăm vào dòng sông... rồi lại cười một mình, anh bạn đi cùng không giấu nổi vẻ tò mò hỏi:
- Có gì hay mà bác cười mình ên thế?
Tôi cười khì và kể anh nghe về một giai thoại của nhà thơ Bùi Giáng gắn với cái tên Thu Bồn:
------
Nhật Nguyệt đứng cạnh Thu Bồn
Cười tủm nhớ lại cái .....hồn người xưa
Sẽ còn có ngày mai