Trang 27 / 45 Đầu tiênĐầu tiên ... 17252627282937 ... LastLast
Bài 261 đến 270/446

Chủ đề: Ngẫu hứng...

  1. #261
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket Sầu Thiên Thu's Avatar
    Ngày gia nhập
    Dec 2009
    Location
    Lang bạt...
    Bài viết
    333
    Thanks
    0
    Thanked 10 Times in 10 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    Trích dẫn Trích dẫn của huongnhu Xem bài viết
    QUI NHƠN.
    Qui Nhơn giờ hóa Quy nhơn.
    Hỏi người sinh ký gửi hờn nơi mô?
    Bình định sóng gió lô xô.
    Trăng mờ thôn Vĩ gửi mồ Qui Nhơn.
    ( 7/1/2010 - HNhu )




    Quy Nhơn!

    Quy Nhơn mới đúng bé à!
    Quy Nhơn viết chệch ra là Qui Nhơn!
    Cũng như "ly biệt"....cách ngăn!
    Viết thành "li biệt"...cũng đành vậy thôi!
    Ta đi tìm một ánh nắng ban mai!!!


  2. #262
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.853
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    Trích dẫn Trích dẫn của Sầu Thiên Thu Xem bài viết
    Quy Nhơn!

    Quy Nhơn mới đúng bé à!
    Quy Nhơn viết chệch ra là Qui Nhơn!
    Cũng như "ly biệt"....cách ngăn!
    Viết thành "li biệt"...cũng đành vậy thôi!
    Thế thì em Thúy của tôi
    Y dài i ngắn chết thôi là cười!
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  3. #263
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.316
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    LẠI CHUYỆN I NGẮN, Y DÀI

    TS. Phạm Văn Tình


    Kể từ khi A. de Rhodes sáng tạo ra chữ Quốc ngữ (cách viết theo lối ghi âm dùng mẫu tự Latin) từ giữa thế kỉ 17, cho đến nay, vấn đề chính tả (viết đúng) tiếng Việt luôn luôn là vấn đề thời sự. Bởi lẽ thực tế còn nhiều trường hợp “lưỡng khả”, “tam khả” tuỳ tiện, lộn xộn, không nhất quán. Ngay cả nhiều giáo viên đứng trên bục giảng cũng còn lúng túng, đỏ mặt trước những câu hỏi, đại loại: Sờ nặng hay sờ nhẹ? Dờ trên hay dờ dưới? Trờ cong lưỡi hay chờ không cong lưỡi? I ngắn hay y dài? Nhân có bài viết I (ngắn) hay y (dài) của Nguyễn Sĩ Trân (Xuất bản, s. 5-2004), Đình Cao (Tin hoạt động các hội KH &KT, s. 5-2007) chúng tôi xin có đôi lời bàn thêm cho rõ.

    Trong bài viết, tác giả Nguyễn Sĩ Trân có dẫn lời GS Nguyễn Lân Dũng, với đại ý “Chúng tôi thường viết kỹ thuật, lý thuyết (y dài) từ lâu đã quen rồi mà không thấy trở ngại phiền phức gì cả - nay phải sửa lại tôi thấy khó quá...”. Đúng là trong một loạt các trường hợp tương tự như vậy (lí - lý, kĩ - kỹ, mĩ - mỹ, kì - kỳ,...) ta có cảm giác là giữa hai khả năng ấy, viết thế nào chẳng được. Vẫn đọc, vẫn hiểu “ngon lành”, chẳng ảnh hưởng gì đến “hoà bình thế giới”. Thậm chí, viết y dài nom còn dễ chịu hơn i ngắn (nom cứ cụt thun lủn (!)). Ý kiến của GS Nguyễn Lân Dũng là dựa trên một thói quen tâm lí của đại đa số người viết tiếng Việt đã tồn tại từ lâu. Bây giờ muốn đổi khác đi, vấn đề là có thực sự cần thiết không? Và đổi thì đổi trên cơ sở nào? Đâu có phải thích thì đổi, khác gì chuyện “vẽ rắn thêm chân”. Thực ra, chuyện i ngắn y dài trong giới ngôn ngữ học đã có nhiều ý kiến trao đổi khá nhiều (Gần đây báo Văn Nghệ cũng rộ lên sau bài báo của Nguyễn Trường Lịch). Tác giả Đình Cao (Ngôn ngữ & Đời sống, s. 10-2004, Tin hoạt động các hội KH & KT đăng lại, s. 5-2007) đã có những phân tích khá nhiều trường hợp. Nếu để ý và suy nghĩ kĩ, đa số mọi người cũng đã “vỡ vạc” hình dung ra một vài cách viết có vẻ hợp lí, chấp nhận được về các trường hợp này. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cảm tính. Khoa học không thể chỉ dựa vào cảm tính chung chung. Đã đến lúc cần có những giải thích, hướng dẫn, quy định để thực hiện sao cho thống nhất, tránh tình trạng lộn xộn, mỗi người viết một kiểu. Nhưng nếu nói rằng cho đến nay, các cơ quan chức năng và chuyên môn chưa có ý kiến gì thì chưa đúng. Chỉ có điều vấn đề này mới được thực hiện trong một vài phạm vi, cụ thể là trong hệ thống giáo dục phổ thông của ta hiện nay mà thôi (mà cũng chưa hẳn là đều khắp ở mọi lĩnh vực. Sách giáo khoa chính thức có thể thống nhất, nhưng sách tham khảo, dạy thêm có khi vẫn còn sai sót, chưa nhất quán).

    Ngay từ năm 1984, chúng ta đã có một Quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục được kí liên bộ giữa Bộ Giáo dục và Uỷ ban KHXH VN (do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình và Phó Chủ nhiệm UBKHXH VN Phạm Huy Thông kí). Từ đó đến nay, đặc biệt là những năm gần đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã liên tục có những quy định về một loạt vấn đề có liên quan tới chính tả trong nhà trường. Chẳng hạn, Quy định tạm thời về viết hoa, tên riêng trong SGK (QĐ số 07/2003/QĐ-BGD & ĐT, 13-3-2003). Trong đó không chỉ đề cập tới một vấn đề chính là viết hoa tên riêng mà tất cả các trường hợp liên quan tới chuẩn chính tả trong nhà trường: quy định về cách viết thuật ngữ khoa học; cách phiên âm, chuyển tự, viết tên địa danh và một loạt các quy định chính tả khác... (xem Sổ tay biên tập sách giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, 248 trang). Về mặt Nhà nước, trước đó Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có quyết định ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ (QĐ số 09/1998/QĐ-VPCP, 22-11-1998). Như vậy, vấn đề chính tả, trong đó có i ngắn y dài mà chúng ta bàn ở đây mới chỉ được tạm quy định cụ thể trong phạm vi nhà trường.

    Vậy khi nào thì viết i ngắn, khi nào thì viết y dài? Tôi xin giới thiệu một số quy định tạm thời trong cuốn sách nói trên (được quán triệt cho tất cả các cán bộ biên tập thuộc ngành giáo dục):


    - Nguyên âm trong các âm tiết mở, theo quy định là phải viết i ngắn: kĩ (thuật), lí (thuyết), mĩ (thuật), hi (vọng), (nghệ) sĩ....
    - Nguyên âm đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần Việt : ỉ (eo), ì (à) ì (ạch), (béo) ị, (ầm) ĩ,... và y dài, nếu là từ Hán Việt: ý (kiến), (lưu) ý, y (sĩ), (chuẩn) y,...
    - Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viết y dài: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yêng (hùng), huỳnh huỵch,...
    - Trong các âm tiết nửa mở, có nhiều trường hợp thể hiện bằng hai con chữ i, y nhưng thực chất có sự khác biệt (do sự nhầm lẫn chính tả). Nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thuý, (ma) tuý, (xương) tuỷ, quỵ luỵ... thì viết y dài. Nếu là tổ hợp nguyên âm [uj], như trong các từ cúi (đầu), túi (quần), tủi (hổ), xúi (bẩy), (tàn) lụi... thì viết i ngắn.

    Ở đây, có hai điều đáng lưu ý. Thứ nhất, việc viết i ngắn y dài cho các từ thuần Việt và Hán Việt chủ yếu là dựa trên thói quen, chứ hoàn toàn không có sự phân biệt về mặt ngữ âm (âm Hán Việt hay thuần Việt đều như nhau). Đó là một giải pháp tình thế và được thực hiện như một luật bất thành văn. Thói quen này đã đến độ nếu ta cứ khăng khăng gò về i ngắn thì ảnh hưởng tới thẩm mĩ, rất khó coi. Chẳng hạn, nếu ai viết là: i sĩ, lưu í, í kiến, kính iêu, iên tĩnh, sao i bản chính... có vẻ kì quặc, khó tiếp nhận. Thứ hai, trong một số trường hợp thuộc tên riêng thì không nên chuẩn hoá quá máy móc. Các tên như Nghiêm Đình Vỳ, Lý Thái Tổ, Nguyễn Dy Niên, Thuận Vy, Văn Trýnh, Huình Tịnh Của,... chẳng hạn. Đó là sở thích, dụng ý cá nhân, một mặt của vấn đề tên riêng cần được tôn trọng (Những cái tên khai sinh này còn có giá trị pháp lí trong mọi văn bản giấy tờ liên quan, như chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng chứng chỉ, chỉ dẫn thư mục,... Nếu viết khác đi (dù đọc không khác), cơ quan chức năng vẫn không chấp nhận).

    Các đề xuất về chuẩn chính tả như vậy hoàn toàn dựa trên cơ sở ngữ âm tiếng Việt. Dĩ nhiên có tính đến sự thống nhất, hợp lí, giản tiện khi sử dụng. Chẳng hạn viết i ngắn thì vừa dễ nhận diện (gần với kí hiệu phiên âm quốc tế ), vừa dễ viết (chiếm ít diện tích, tiết kiệm một nét kéo xuống, trong in ấn cũng thuận tiện hơn).

    Dĩ nhiên, mọi giải pháp (nhất là các giải pháp đối với chuẩn ngôn ngữ) không phải bao giờ cũng có thể áp dụng triệt để với mọi trường hợp (tiếng Pháp, tiếng Anh phổ cập là thế vẫn còn khá nhiều sự bất cập về văn tự phải chấp nhận). Nhưng về cơ bản, vấn đề chính tả nguyên âm đã được áp dụng khá triệt để đối với hệ thống sách giáo khoa trong trường phổ thông hiện nay. Nếu ta theo dõi các em học sinh tiểu học sẽ thấy rất rõ điều này. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2003, tái bản lần 8) cũng tuân thủ đúng nguyên tắc này (Có thể đảm bảo hầu như không sai một trường hợp nào. Trung tâm Từ điển học (4 Ngõ Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã có thông báo kèm theo tất cả các cuốn TĐ, ai phát hiện ra một sai sót bất kì, trong đó có chính tả, sẽ được Trung tâm gửi tặng riêng 1 cuốn từ điển). Có lẽ dần dần, qua việc áp dụng và mở rộng cho mọi đối tượng bằng các quy định cụ thể, các hiện tượng sai chính tả như vậy sẽ dần đi vào nền nếp. Chính tả là một vấn đề vừa mang tính quy tắc, nhưng cũng lại là vấn đề thuộc về thói quen, thuộc phạm trù văn hoá. Phải làm quen, quan sát, rút kinh nghiệm nhiều lần thì mỗi người mới tự hình thành cho mình thói quen viết đúng chính tả. Trong lúc chưa thật thuần thục và chưa thật yên tâm, chúng ta nên có bên cạnh một cuốn từ điển chính tả (và cả Từ điển tiếng Việt nữa càng tốt) để tiện cho việc tra cứu, sử dụng.

  4. #264
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Phu sinh's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    3.353
    Thanks
    10.473
    Thanked 3.852 Times in 1.190 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    - Thank bài sưu tầm của NN, tốt nhất muốn biết sai đúng chỉ đành dựa vào từ điển thôi!

    - Cứ tựa như việc tranh luận về việc giải 1 bài toán cộng trừ lớp 1, ngày xưa dạy khác bây giờ dạy khác, cãi ư?????? Con 1 điểm ai chịu biết liền!!!!!!!!!!!

  5. #265
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.294
    Thanks
    1.970
    Thanked 1.574 Times in 565 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    Có một ngày

    Tự lúc nào trái tim em băng giá
    Vô cảm lạnh lùng với nhân gian
    Anh cứ ngỡ em thay lòng đổi dạ
    Mái tóc xanh phủ kín nỗi ưu phiền...

    Nhưng anh ơi hết đêm trời lại sáng
    Có một ngày em bừng tỉnh cơn mơ
    Trái tim em đang héo hắt vô cùng
    Anh ấp ủ một ngày đã bớt lạnh...

    Từ ngày ấy em học lại yêu thương
    Học thắp lên những ánh lửa đã tắt...

  6. #266
    Member PhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Sep 2009
    Bài viết
    78
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    MỞ

    Tôi bôn ba muôn xứ
    Mỏi mòn kiếm áo cơm
    Tôi làm thơ tùy hứng
    Thanh thản tận đáy lòng..!

  7. #267
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.316
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    Thăm nhà máy thủy điện Ialy, Biển Hồ chuyến đi không định trước.

    Chủ nhật tuần trước, có cái đám cưới ở Gialai, mấy trăm km đường đèo dốc ngại ghê, không đi không được. Tới nơi vừa đúng trưa, đang ngồi dự tiệc bỗng điện thoại reo:
    - A-lô... tôi nghe...
    - Hello, đại ca ạ! nghe đại ca và chị lên đây ăn đám cưới, lát xong em lại đón anh chị đi chơi nhé!
    - Ok xong anh gọi
    Tiệc xong chưa kịp gọi, đã thấy 2 chiếc xe đứng trước cổng, tay bắt mặt mừng, chẳng hỏi han gì nhiều, lên xe mặc mấy chú em muốn đi đâu theo đó...

    Đường lên Thủy điện Ialy




    Nhà máy thủy điện Ialy


    Lối vào là đường hầm trong lòng núi








    Bên trong lòng núi, nơi đặt các tuốc-bin phát điện




    Bốn tổ máy đang hoạt động ngày đêm hết công suất


    Cống và tràn xả lũ




    Vòng về mới kịp để ý dọc đường vào nhà máy có loài hoa, giống hoa đào đẹp mê ly


    Dừng lại chụp vội vài kiểu






    Điểm dừng chân thứ 2 - Biển Hồ


    Trong xanh Biển Hồ, nơi đây là nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho cả thành phố Pleiku


    Biển Hồ xanh bên triền đất đỏ
    Mắt em xanh má thăm môi hồng



    (... còn tiếp)
    Last edited by NHAT NGUYET; 12-01-2010 at 10:58 PM.

  8. #268
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.316
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    Tiếp theo...

    Lãng đãng chiều về


    Một nghệ nhân đang khắc những tranh thơ lưu niệm cho du khách


    Những tác phẩm của ông


    Và...em Pleiku má đỏ môi hồng (May mà có em đời còn dễ thương)



    Chuyến đi không định trước, thế mà lại vui và thú vị.... Hết.
    Last edited by NHAT NGUYET; 12-01-2010 at 11:06 PM.

  9. #269
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket huongnhu's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.084
    Thanks
    1.189
    Thanked 1.694 Times in 317 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng


    HÁI NGUYỆT.

    TRẢ NỢ 1.

    HÁI NGUYỆT.

    Anh hỏi em: "Em yêu
    Thế gian có bao nhiêu
    Bất cứ gì em muốn
    Anh làm ngay, mọi điều."

    "Em có muốn gì đâu.
    Chỉ là đêm nay sầu.
    Mà trăng thì đẹp quá.
    Muốn hái trăng gối đầu."

    "Tưởng chuyện gì cao xa.
    Có khó chi đâu nà.
    Anh bấc thang anh hái.
    Trăng sao nhiều như hoa"

    Em toét miệng cười tươi.
    Buồn lo vơi mất rồi.
    Em cùng anh, ta hái.
    Yêu thương chất đầy trời.
    ( 13/1/2010 - HNhu )

    HNhu đi học đây. Chú cũng chuẩn bị trả nợ HNhu nghen. Cho công bằng. Vì, hiện thời ứ biết ai thắng.
    Nên, chú, cũng đang là con nợ của HNhu!

    Đừng có mà ăn hiếp HNhu nhá, nhá, nhá, nhá.
    Last edited by huongnhu; 13-01-2010 at 06:07 AM.

  10. #270
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Ngẫu hứng

    Trích dẫn Trích dẫn của huongnhu Xem bài viết

    HÁI NGUYỆT.

    TRẢ NỢ 1.

    HÁI NGUYỆT.

    Anh hỏi em: "Em yêu
    Thế gian có bao nhiêu
    Bất cứ gì em muốn
    Anh làm ngay, mọi điều."

    "Em có muốn gì đâu.
    Chỉ là đêm nay sầu.
    Mà trăng thì đẹp quá.
    Muốn hái trăng gối đầu."

    "Tưởng chuyện gì cao xa.
    Có khó chi đâu nà.
    Anh bấc thang anh hái.
    Trăng sao nhiều như hoa"

    Em toét miệng cười tươi.
    Buồn lo vơi mất rồi.
    Em cùng anh, ta hái.
    Yêu thương chất đầy trời.
    ( 13/1/2010 - HNhu )

    HNhu đi học đây. Chú cũng chuẩn bị trả nợ HNhu nghen. Cho công bằng. Vì, hiện thời ứ biết ai thắng.
    Nên, chú, cũng đang là con nợ của HNhu!

    Đừng có mà ăn hiếp HNhu nhá, nhá, nhá, nhá.
    Bài thơ dễ thương quá thôi.

    Vầng trăng em gối đầu
    Còn mặt trời để đâu?

Trang 27 / 45 Đầu tiênĐầu tiên ... 17252627282937 ... LastLast

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •