Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Làng rượu Bàu Đá

  1. #1
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    367
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Làng rượu Bàu Đá

    Làng rượu Bàu Đá

    Rượu Bàu Đá đã từng được nhà thơ Nguyễn Duy phong là "Đệ nhất tửu" sau khi lội vào tận "sào huyệt" Bàu đá và thưởng thức rượu Bàu đá của xứ “đất Võ, trời Văn”.

    Làng Bàu Đá thuộc làng Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 1 giờ xe chạy . Làng nằm ở tả ngạn sông Kôn, cũng như bao làng quê khác, làng Bàu đá được bao bọc bởi cánh đồng lúa, của lũy tre xanh từ bao giờ. Chào đón du khách là cổng làng được xây kiên cố, đường bê tông uống lượn theo làng như một dải lụa.
    Miếu Bàu đá được xây mới trên bờ của bàu ngày xưa dân làng lấy nước nấu rượu để có thương hiệu rượu Bàu đá “thiên hạ đệ nhất tửu”. Bàu ngày nay đã cạn, chỉ còn một dòng suối chảy qua. Trên nền bàu là những ruộng lúa, ruộng ngô xanh mát mắt. Ngày nay, bà con nấu rượu bằng giếng đóng, nước lấy vừa sinh hoạt ăn uống hàng ngày, vừa để nấu rượu. Sau nhà là những lu đất đựng nước mát và ngọt.


    Cổng làng


    Làng nghề nằm cạnh những đồng lúa xanh.


    Miếu thờ của làng


    Cây lúa làm ra loại rượu ngon nổi tiếng.


    Người dân kể cách làm rượu.


    Nấu rượu trong bếp.


    Những can rượu mới nấu.

    Theo VnE
    Dang tay níu cuộc tình cờ
    Đam mê đậu lại, hững hờ bay đi..

  2. #2
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.320
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Làng rượu Bàu Đá

    Rượu Bàu Đá

    Rượu Bàu Đá là đặc sản của vùng đất võ Bình Định. Rượu hoàn toàn được chưng cất bằng phương pháp thủ công nên có hương vị đặc biệt. Bây giờ, tiếng tăm của rượu Bàu Đá đã lan rộng trong cả nước và cả ngoài nước, đã in dấu trong thơ ca, nhạc họa, đã xuất hiện trong giai thoại làng văn nghệ, đã trở thành sự nhắc nhở thân tình của bạn hữu mỗi khi gặp một người Bình Định ghé ra tỉnh ngoài: "Có mang Bàu Đá không?". Vừa qua, nghe nói có một công trình nghiên cứu khoa học về rượu Bàu Đá trong hành trình công nghiệp hóa. Sau đó thấy có bán ở cửa hàng loại rượu Bàu Đá với dạng chai thủy tinh chữ nhập, bầu sứ giả cổ... có nhãn hiệu in ấn khá bắt mắt. Cũng vui.

    Về xóm Bàu Đá thôn Cù Lâm xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn, may có lần chúng tôi được gặp một cụ ông đã 92 tuổi bên cạnh ngôi miếu cổ có tên là Miễu Bàu Đá cạnh cái bàu nước mang tên Bàu Đá.Chính cái bàu nước này đã cung cấp cho rượu một cái tên bất hủ. Ông kể, nó là một bàu nước như giọi bàu nước khác ở làng quê Bình Định, nơi gia đình ông được đánh bắt, câu, tát để làm tươi những bữa cơm quê. Trong bàu, có đủ loại rô, trê, chép, diếc, tràu, lươn, chạch... Nhưng bây giờ bàu đã cạn, ông và con cháu dùng để trồng rau muống!

    Rượu Bàu Đá được các gia đình quanh vùng cất từ gạo, như một thứ nghề gia truyền. Từ xưa đến nay rượu Bàu Đá chính hiệu vẫn được chưng cất qua quy trình thủ công chứ chưa hề được sản xuất trong nhà máy công nghiệp tối tân như các loại rượu danh tiếng trên thế giới. Mà rượu Bàu Đá danh tiếng là ở cái sự thủ công ấy, ở đôi quang gánh tre mây cô thôn nữ gánh ra chợ làng, ở cái nậm sành, nậm đất, vò thạp thô sơ giấu trong lòng nó dòng lửa bằng nước. Ấy đấy, với rượu Bàu Đá chân chính, ta có thể diễn tả như vậy khi chế một ít rượu vào khô mực, khô cá và bật diêm lên. Trả lời ngọn lửa diêm là một ngọn lửa trong trẻo viên mãn bùng lên từ rượu tẩm, đủ sức làm thơm đĩa mồi truyền thống. Có lần tôi đã chứng kiến mấy ông bạn nông dân ngồi trên bờ ruộng nướng cua cá bằng cỏ có tẩm thêm ít rượu Bàu Đá cho bén, cho thơm. Rượu Bàu Đá có lửa, đã đành. Rượu Bàu Đá còn có cả băng tuyết. Thật đấy, sờ vào da chum da bình đựng rượu là mát lạnh tay. Một giọt rượu nhỏ lên da, cái mát lạnh truyền đến tận tim - ấy là thưởng rượu bằng xúc giác. Rót rượu Bàu Đá phải biết cách nhấc vòi cao lên một tí, tiếng rượu mới thánh thót như một hợp âm huyền diệu; thính giác bắt đầu nhập cuộc. Chính độ cao thấp của vòi rượu quyết định vẻ đẹp của chén rượu. Chén rượu đầy đặn mà vẫn không tràn gọi là vun. Thị giác sẽ no nê bởi cái sống động của tăm rượu như có con cá sống nằm thở ở đáy chén. Nâng chén rượu ngang môi chưa uống vội, hãy nheo mắt tận hưởng mùi thơm tỏa riu riu khắp mặt mày qua những sợi khói vô hình. Nhấp nhẹ một chút, bọt sủi tăm đóng cườm quanh miệng, lặng nghe vị giác lâng lâng, ngấm dần, uống đến đâu biết đến đấy. Cái nồng nàn, cái ý vị không tả nổi, nhất thiết phải "khà" một tiếng, thật là đã vậy! Xúc giác, thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác - ngũ quan thưởng rượu.

    Mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm - đó là biệt tính của rượu Bàu Đá. Người bị cảm nhiễm mưa nắng, cách chữa công hiệu nhất là tới một lò rượu, xin phép chủ nhà rồi tự tay hé giở nắp nồi, đón lấy hơi rượu xông lên nghi ngút. Từng chân tơ kẽ tóc mồ hôi túa như mưa. Lau khô một lượt. Thế là khỏe như thần. Người Bình Định trong nhà luôn có góc rượu Bàu Đá ngâm tỏi hoặc ngâm tiêu đề phòng gió máy, đầy hơi lạnh bụng. Con nhà võ thường ngâm thuốc võ bí truyền tùy từng môn phái để dùng.

    Chung quanh rượu Bàu Đá, người ta thêu dệt nhiều huyền thoại. Có người bảo nó là gốc rượu Chàm, dân Chàm xưa nấu để tiến vua. Có người bảo nó là rượu lưu dân, bắt đầu từ thời mở cõi. Có người kể là nó có xuất xứ sớm hơn. Một kẻ sĩ bất phùng thời cùng một hào kiêu sa cơ lỡ vận kết bạn với nhau trên con thuyền thiên di biệt xứ. Họ đặt chân đến đất này từ thời nhà Hồ có manh tâm tiếm ngôi nhà Trần, thế sự trong nước nhiễu nhương và cuộc tao loạn nồi da xáo thịt là không tránh khỏi. Đến xứ sở này, họ được một người bản địa nhận làm môn khách, biệt đãi như đã từng quen thân từ kiếp trước. Ba anh em kết nghĩa dưới một khu vườn trăng ngay cái rốn kinh kỳ nhưng mùi vương giả chưa hề làm vướng bận trí óc họ. Họ không phải là những người ẩn dật cũng không phải là những người nhập thế nếu hiểu theo cách thông thường của hai khái niệm ngôn ngữ này. Họ không phải là người của dân gian, lại càng không phải là người của cung đình nhưng những tinh hoa của dân gian lẫn cung đình vẫn có mặt ở trang ấp họ. Đó là những bạn hiền bốn phương đến cửa này không phân biệt áo vải hay áo gấm, kẻ ăn mày hay người thế phiệt. Đó là những người dùng tiếng đàn, lưỡi kiếm hay vần thơ thể hiện tâm khí, giãi bày với trời đất, non sông, con người. Và những khúc thức của hai nền văn hóa Việt Chàm cũng chọn nơi này nở nụ cười hợp lưu đầy hồn nhiên và bí ẩn. Ba anh em kết nghĩa cùng những bạn bè của họ là những "chủ biên" và "đồng tác giả" của rượu Bàu Đá danh bất hư truyền.

    Chẳng biết thực hư của truyền thuyết trên ra sao nhưng nó xuất hiện trong các cuộc tửu hứng mạn đài của các tao nhân mặc khách, thật đậm đà và thi vị cho tiệc rượu. Bảo rượu Bàu Đá bình dân hay cao sang, đều đúng. Này gạo nấu lấy từ những lượm lúa đọng mồ hôi, này lửa đun đốt bằng thân rơm vỏ trấu. Này mạch nước nguồn rất kén cho chất mầu trong vắt pha lê. Và sự có mặt của nó từ chỗ bằng hữu giao bôi cho chí các tiểu lễ, đại lễ - là gì nếu không phải là sự tích hợp của tận cùng cao sang và dân dã? Tuy nhiên, cái quyến rũ nhất của rượu Bàu Đá vẫn là không khí bạn bè tri kỷ, một đêm nào đó, ngồi xếp bằng quây quần trên đất, dưới trăng:

    "Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu.
    Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu".


    (Thơ Đường, tạm dịch: Mời anh uống cạn một chén rượu, cùng tôi quên hết sầu muộn xưa).(ND)
    (ST)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •