Trong lịch sử văn học Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, do các yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc mà văn học đã tham gia một cách tích cực, phải nói rằng văn học đã có đóng góp không thể phủ nhận. Tuyên truyền, động viên, cổ vũ cuộc đấu tranh, các tác phẩm văn học đã trở thành một trong những nguồn động lực tinh thần giúp mọi người Việt Nam đi qua hơn 30 năm khói lửa. Nhưng dẫu thế nào thì chiến tranh vẫn là một "hoàn cảnh xã hội - lịch sử đặc biệt", và khi lịch sử sang trang, một giai đoạn lịch sử mới đã mở ra, thì đồng thời cũng xuất hiện những yêu cầu, những vấn đề xã hội - con người mới. Các thói quen hình thành trong quá trình sáng tạo, cảm thụ văn học thời chiến tranh hiển nhiên khó có thể tiếp tục vận hành để đưa tới sự phát triển của văn học trong thời bình.

Nhà văn cần tiếp tục viết về đề tài chiến tranh - vì có viết bao nhiêu vẫn không thể nói hết về cái giá mà dân tộc đã phải trả, song để văn học phát triển, đáp ứng các nhu cầu văn học lành mạnh của công chúng, hội nhập với văn học nhân loại… đã đến lúc chúng ta, nhà văn - xã hội - công chúng, cần xác lập các tiêu chí mới của sự phát triển văn học. Và như đã nói, đã đến lúc cần tới một cuộc "lột xác" của cả nhà văn và công chúng

Hà Yên