PDA

View Full Version : Thơ có vẽ được không?



thuphong
12-06-2009, 11:54 PM
Sưu tầm

Thời nay các nhạc sĩ thường phổ nhạc vào thơ, còn thời xưa các hoạ sĩ lại thường vẽ tranh theo thơ. Muốn vậy, người hoạ sĩ phải hiểu ý tứ thâm trầm chứa đựng trong câu thơ và diễn tả bằng những nét bút có thần để lột tả được cái ý vị sâu xa đó.



Chuyện kể rằng; Ngày xưa có một ông vua sành cả thơ và hoạ. Một hôm, tìm được câu thơ hay: Thưởng xuân quy lai mã đề hương, nghĩa là: thưởng xuân trở về hương còn vương chân ngựa, vua thường bảo các hoạ sĩ thể hiện câu thơ đó thành tranh, ai vẽ được sẽ thưởng lớn. Các hoạ sĩ say sưa nghiền ngẫm và trổ tài trong cuộc thi đầy thú vị.

Người thứ nhất dâng lên một bức tranh, trong đó vẽ một chàng trai mặt hớn hở ngồi trên con ngựa cũng đang cất cao đầu, trên mặt đường có rất nhiều hoa và ngựa giẫm bước lên hoa. Vua xem rồi nói: "Người và ngựa hớn hở là đang bắt đầu hoặc đang giữa cuộc thưởng xuân chứ không phải trên đường về và hoa đã rụng rơi thì đâu còn hương".

Người thứ hai dâng vua sáng tác của mình: bức tranh vẽ một chàng trai đang dắt ngựa, góc tranh là mặt trời đã nửa vành khuất núi và ven đường đi là vô số những cụm hoa. Vua nhận xét: "Đã rõ ý thưởng xuân trở về nhưng chưa lột tả được ý hương vương chân ngựa".

Một loạt tác phẩm khác dâng lên đều không làm vua hài lòng. Tưởng như đã thất vọng, vua bỗng nhận được bức tranh cuối cùng của cuộc thi và đó chính là tác phẩm trúng giải. Bức vẽ một chàng trai áo khăn xộc xệch, dắt con ngựa với dáng bước chậm rãi và có hai đàn bướm như hai vệt sáng đang đuổi theo vó ngựa.

Khi trao phần thưởng, vua khen người vẽ đã nhìn thấy cái hương hoa vốn là vô hình.

(Thế giới trong ta)

NHAT NGUYET
13-06-2009, 11:11 AM
Thơ có vẽ được không?
Xin thưa là được, nếu đã có chất liệu để viết nên bài thơ, thì từ những chất liệu đó cũng có thể vẽ nên một bức họa. Đẹp xấu thì tùy vào cái tài của người họa sĩ. Câu chuyện tếu tếu sau đây là một ví dụ:

Trong một lớp học về nghệ thuật nọ, thầy đang say sưa giảng về đề tài "Dùng thực tế để diễn đạt sự trừu tượng", bỗng nghe một tiếng "tũn" rõ to ở giữa lớp... và rồi mấy trò ngồi quanh đó chạy dạt cả ra. Ông thầy cao giọng:
- Có đề tài thực tế đây rồi.
Vừa nói, vừa chỉ vào anh học trò gây ra "âm thanh lạ" kia và bảo:
- Anh hãy vận dụng bài đang học: "dùng hình ảnh thực tế, để diễn đạt sự trừu tượng" bằng cách làm một bài thơ tứ tuyệt, để tả "tiếng động" do anh mới gây ra xem nào.
Sau vài phút suy nghĩ, anh học trò vừa gãi đầu vừa đọc:

Đánh rấm ơi hời! đánh rấm ơi!
Đang yên, nổi hứng lại xì hơi
Không gây thương tích nhưng vừa đủ
Giải tán đám đông rất kịp thời.*

Cả lớp cười ồ và vỗ tay khen hay.
Ông thầy cũng gật gù ra vẻ tán thưởng và nói tiếp:
- Bây giờ cả lớp hãy vẽ thật nhanh "cái tiếng động" kia và tôi chấm 10 bài nhanh nhất. Nào bắt đầu...
Tiếng động rào rào, sau môt lúc hí hoái, 10 bài nhanh nhất cũng đã nộp đủ, thôi thì đủ hình ảnh, anh thì vẽ một người đang đứng, có luồng khói xì ra từ bàn tọa, anh thì vẽ kẻ đang ngồi chồm hổm và bụi từ dưới đất bay lên cũng từ chỗ ấy, có anh còn táo tợn hơn, vẽ cái quần phồng lên, thủng một lỗ, ngay mông người mặc...
Gạt tất cả sang bên, ông thầy giơ cao tấm hình vẽ 2 người, một người có khuôn mặt sượng trân, ngượng nghịu, còn người kia tay bụm mũi, tay chỉ vào người nọ.
- Đây mới đúng là "dùng thực tế để diễn đạt trừu tượng" một cách chính xác nhất. Các em hiểu bài chưa
- Hiểu...a...a...ạ... ạ...

Nhat Nguyet 13.06.09
.................................................. ..........................
* Thơ này giống của PL ghê, không biết có phải không? Nếu là của vị nào trong VT thì lên tiếng nhá!

langthang
23-09-2009, 09:15 AM
Theo thiển ý của lang thang thì cầm kỳ thi hoạ luôn luôn đi chung với nhau. Những người đã thông thạo một môn này thì thường biết đôi chút về một môn khác hoặc ít nhất cũng có một tâm hồn "đủ" để thưởng thức.
Trong bốn thứ thì chỉ có "kỳ" là tuơng đối khó hoà hợp với ba môn còn lại vì nó tương đối riêng biệt và cần phải giỏi các môn kia thì mới đạt được trình độ dung hoà cầm, thi, hoạ vào kỳ. Bản thân kỳ là một "góc trời riêng biệt" trong khi cầm, thi, hoạ luôn đi với nhau, bản chất gần gần giống nhau. Vì thế, đưa được ba môn kia hoà hợp với kỳ là một tuyệt đỉnh của nghệ thuật. Trong nhân gian cũng ít có người đạt được trình độ này hoặc khi thực hành thì lại khó đạt được đến đỉnh cao kiệt xuất vì cái này kéo cái kia nên phân tán và không đủ nội lực để đăng phong tạo cực. Trong các đại cao thủ thì chỉ có một ít người có thể sử dụng cả bốn món còn phần đông chỉ thông thạo một hai trong cầm kỳ thi hoạ.
Vài dòng lan man.