Lão K
07-09-2013, 03:45 AM
MOSCOW, Nga - Tổng Thống Barack Obama “trên cơ” và “áp đảo” Tổng Thống Putin thông qua các cử chỉ thể hiện quyền lực khi hai người giáp mặt nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 hôm Thứ Năm. Theo các chuyên gia nghiên cứu về ý nghĩa của động tác cơ thể.
Bài viết trên NBC kể rằng, ngay thời điểm dừng lại để cài cái nút áo, đến cái bắt tay nồng nhiệt, ông Obama của Hoa Kỳ đã có ngay dấu hiệu “trên cơ.”
Các nhà phân tích ngôn ngữ cơ thể nhận xét, ngay sau khi ông Obama bước ra khỏi chiếc limo đậu trước Cung điện Konstantin ở quảng trường St Petersburg, cuộc chiến tâm lý thể hiện quyền lực đã bắt đầu liền tức khắc.
http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/Image1/172731-obamaPutin-400_zps44e0acf9.jpg (http://s216.photobucket.com/user/kecuongsi/media/Image1/172731-obamaPutin-400_zps44e0acf9.jpg.html)
Ông Obama nghiêng người về phía trước, cử chỉ của sự áp đảo.
Theo phân tích của các chuyên gia nghiên cứu ý nghĩa động tác cơ thể.
(Hình: Guneev Sergey/Host Photo Agency via Getty Images)
Ðúng thời điểm ấy, ông Putin thì đứng chờ để gặp gỡ người đồng nhiệm Mỹ của mình.
Tuy không tỏ thái độ thù địch, sự lạnh lùng giữa hai nhà lãnh đạo - sự bất hòa do Edward Snowder tiết lộ về cơ quan an ninh NSA và cuộc tấn công Syria - thể hiện trong nụ cười mím chặt hàm. Vẫn theo bài viết trên NBC.
Ánh mắt xa, vô cảm, cũng là dấu hiệu không thân thiện. Theo lời các chuyên gia.
“Không có sự thân mật thực sự giữa hai người này,” ông Erik Bucy, giáo sư Ðại Học Texas Tech, người nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ, nhận xét.
“Nhìn thì có vẻ như ông Putin chỉ là người tiếp tân của một khách sạn năm sao, còn ông Obama thì như một khách VIP, bước ra khỏi chiếc xe limo, đi đến. Ông Putin thì không vui mấy khi thấy mặt ông Obama.”
Patti Wood, tác giả cuốn sách “Tín hiệu thành công: Ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh,” kể một chuyện tương tự.
“Rất kỳ cục. Obama đối xử với Putin như thể đang chào một người gác cổng,” cô phân tích.
Cô để ý đến một chi tiết mà cô cho là quan trọng: Ông Obama cài nút áo vest sau khi xuống xe limo.
“Ðó là một cách để người đàn ông thể hiện quyền lực,” cô nói.
“Hành động ấy nói rằng, 'Tôi biết người ta đang chú ý vào tôi.' Làm như thế thì hơi thô. Giành lấy quyền lực cho chính mình.”
Tonya Reiman, người từng viết ba cuốn sách về ngôn ngữ cơ thể, cho biết Tổng Thống Obama đưa bàn tay của mình ra ít nhất hai giây trước ông Putin.
“Ðây cũng là một lối bày tỏ quyền lực,” cô nói. “Ngoài ra, ông còn nghiêng phần trên cơ thể mình về phía ông Putin, hơi lấn sâu vào không gian cá nhân của Putin. Có thể thấy là ông Putin lui lại một tí. Ðiều này cho thấy ông Obama đang ở cơ trên.”
Trong khi bắt tay, họ lắc đến 18 lần, ông Joseph Tecce, giáo sư tâm lý học và học giả ngôn ngữ thân thể tại Ðại học Boston, quan sát.
“Cái bắt tay rất căng thẳng. Con số 18 có thể là một nỗ lực cho một trong hai người thể hiện sự thống trị, để nói rằng, 'Ðừng phiền tôi.'” Ông Tecce nhận định.
“Hoặc họ muốn nói, 'Hãy nhìn xem, chúng tôi đang bắt tay, chúng tôi thuận thảo - một nỗ lực để tạo sự giả tạo.”
Bà Wood cho biết Tổng Thống Obama nắm lấy tay của Putin từ bên dưới để có thể kéo lên phía mình.
“Ðiều đó có nghĩa là, 'Tôi làm chủ ở đây. Tôi sẽ chủ động chương trình,'” Bà phân tích.
Không ai trong hai người dành cơ hội thể hiện tình cảm vượt ra ngoài cái bắt tay.
“Những gì họ làm khi có mối quan hệ chân tình, họ chạm vào cánh tay nhau như muốn nói: 'Anh là bạn của tôi,'” Bucy nói.
“Nhưng chúng ta không nhìn thấy điều đó ở đây.”
Cả hai mỉm cười trước máy ảnh nhưng Bucy cho biết các bắp thịt hàm của họ và đôi mắt không thoải mái là dấu hiệu cho thấy nụ cười hoàn toàn “giả tạo.”
Thay vào đó, có rất nhiều điều, mà theo ông Tecce, thể hiện “cái nhìn ác cảm.”
“Họ không trò chuyện ở đây,” ông nói. “Họ chỉ cần làm cho qua các thủ tục.”
Ông nói rằng ông Putin gật đầu 10 lần trong suốt cuộc gặp gỡ, nghiêng đầu xuống mặc dầu lẽ ra hợp lý phải nhìn lên ông Obama vì ông này cao hơn.
“Obama hù ông Putin. Obama không bị ông Putin hù,” ông Tecce nói.
Tuy nhiên, ông Bucy cho là ông Putin đã gửi một thông điệp thô bạo.
“Có lúc, ông Putin giơ tay theo phản xạ và rút lại và chỉ tay về phía cửa. Ông ấy gửi một thông điệp: 'Lúc này chúng ta không phải là bạn.' Obama cũng chẳng muốn chần chờ gì lâu hơn với Putin.”
Khi cuộc gặp gỡ kết thúc, ông Putin vẫn còn đứng bên ngoài cung điện khi Obama đã bước vào bên trong.
Cô Reiman nhận thấy, trước khi ông Obama sải bước ra, ông nâng cánh tay của mình, hành động mà cô gọi là dấu hiệu của sự thống trị. Trong khi đó, “Putin nhìn xuống - một dấu hiệu của hành vi phục tùng.” (L.N.)
Bài viết trên NBC kể rằng, ngay thời điểm dừng lại để cài cái nút áo, đến cái bắt tay nồng nhiệt, ông Obama của Hoa Kỳ đã có ngay dấu hiệu “trên cơ.”
Các nhà phân tích ngôn ngữ cơ thể nhận xét, ngay sau khi ông Obama bước ra khỏi chiếc limo đậu trước Cung điện Konstantin ở quảng trường St Petersburg, cuộc chiến tâm lý thể hiện quyền lực đã bắt đầu liền tức khắc.
http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/Image1/172731-obamaPutin-400_zps44e0acf9.jpg (http://s216.photobucket.com/user/kecuongsi/media/Image1/172731-obamaPutin-400_zps44e0acf9.jpg.html)
Ông Obama nghiêng người về phía trước, cử chỉ của sự áp đảo.
Theo phân tích của các chuyên gia nghiên cứu ý nghĩa động tác cơ thể.
(Hình: Guneev Sergey/Host Photo Agency via Getty Images)
Ðúng thời điểm ấy, ông Putin thì đứng chờ để gặp gỡ người đồng nhiệm Mỹ của mình.
Tuy không tỏ thái độ thù địch, sự lạnh lùng giữa hai nhà lãnh đạo - sự bất hòa do Edward Snowder tiết lộ về cơ quan an ninh NSA và cuộc tấn công Syria - thể hiện trong nụ cười mím chặt hàm. Vẫn theo bài viết trên NBC.
Ánh mắt xa, vô cảm, cũng là dấu hiệu không thân thiện. Theo lời các chuyên gia.
“Không có sự thân mật thực sự giữa hai người này,” ông Erik Bucy, giáo sư Ðại Học Texas Tech, người nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ, nhận xét.
“Nhìn thì có vẻ như ông Putin chỉ là người tiếp tân của một khách sạn năm sao, còn ông Obama thì như một khách VIP, bước ra khỏi chiếc xe limo, đi đến. Ông Putin thì không vui mấy khi thấy mặt ông Obama.”
Patti Wood, tác giả cuốn sách “Tín hiệu thành công: Ngôn ngữ cơ thể trong kinh doanh,” kể một chuyện tương tự.
“Rất kỳ cục. Obama đối xử với Putin như thể đang chào một người gác cổng,” cô phân tích.
Cô để ý đến một chi tiết mà cô cho là quan trọng: Ông Obama cài nút áo vest sau khi xuống xe limo.
“Ðó là một cách để người đàn ông thể hiện quyền lực,” cô nói.
“Hành động ấy nói rằng, 'Tôi biết người ta đang chú ý vào tôi.' Làm như thế thì hơi thô. Giành lấy quyền lực cho chính mình.”
Tonya Reiman, người từng viết ba cuốn sách về ngôn ngữ cơ thể, cho biết Tổng Thống Obama đưa bàn tay của mình ra ít nhất hai giây trước ông Putin.
“Ðây cũng là một lối bày tỏ quyền lực,” cô nói. “Ngoài ra, ông còn nghiêng phần trên cơ thể mình về phía ông Putin, hơi lấn sâu vào không gian cá nhân của Putin. Có thể thấy là ông Putin lui lại một tí. Ðiều này cho thấy ông Obama đang ở cơ trên.”
Trong khi bắt tay, họ lắc đến 18 lần, ông Joseph Tecce, giáo sư tâm lý học và học giả ngôn ngữ thân thể tại Ðại học Boston, quan sát.
“Cái bắt tay rất căng thẳng. Con số 18 có thể là một nỗ lực cho một trong hai người thể hiện sự thống trị, để nói rằng, 'Ðừng phiền tôi.'” Ông Tecce nhận định.
“Hoặc họ muốn nói, 'Hãy nhìn xem, chúng tôi đang bắt tay, chúng tôi thuận thảo - một nỗ lực để tạo sự giả tạo.”
Bà Wood cho biết Tổng Thống Obama nắm lấy tay của Putin từ bên dưới để có thể kéo lên phía mình.
“Ðiều đó có nghĩa là, 'Tôi làm chủ ở đây. Tôi sẽ chủ động chương trình,'” Bà phân tích.
Không ai trong hai người dành cơ hội thể hiện tình cảm vượt ra ngoài cái bắt tay.
“Những gì họ làm khi có mối quan hệ chân tình, họ chạm vào cánh tay nhau như muốn nói: 'Anh là bạn của tôi,'” Bucy nói.
“Nhưng chúng ta không nhìn thấy điều đó ở đây.”
Cả hai mỉm cười trước máy ảnh nhưng Bucy cho biết các bắp thịt hàm của họ và đôi mắt không thoải mái là dấu hiệu cho thấy nụ cười hoàn toàn “giả tạo.”
Thay vào đó, có rất nhiều điều, mà theo ông Tecce, thể hiện “cái nhìn ác cảm.”
“Họ không trò chuyện ở đây,” ông nói. “Họ chỉ cần làm cho qua các thủ tục.”
Ông nói rằng ông Putin gật đầu 10 lần trong suốt cuộc gặp gỡ, nghiêng đầu xuống mặc dầu lẽ ra hợp lý phải nhìn lên ông Obama vì ông này cao hơn.
“Obama hù ông Putin. Obama không bị ông Putin hù,” ông Tecce nói.
Tuy nhiên, ông Bucy cho là ông Putin đã gửi một thông điệp thô bạo.
“Có lúc, ông Putin giơ tay theo phản xạ và rút lại và chỉ tay về phía cửa. Ông ấy gửi một thông điệp: 'Lúc này chúng ta không phải là bạn.' Obama cũng chẳng muốn chần chờ gì lâu hơn với Putin.”
Khi cuộc gặp gỡ kết thúc, ông Putin vẫn còn đứng bên ngoài cung điện khi Obama đã bước vào bên trong.
Cô Reiman nhận thấy, trước khi ông Obama sải bước ra, ông nâng cánh tay của mình, hành động mà cô gọi là dấu hiệu của sự thống trị. Trong khi đó, “Putin nhìn xuống - một dấu hiệu của hành vi phục tùng.” (L.N.)