View Full Version : 12 điều không thể và có thể trong cuộc sống
TeacherABC
18-03-2013, 02:43 PM
12 điều không thể và có thể trong cuộc sống
12 điều có thể và không thể” đang tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng mạng.
Cuộc sống hiện đại hối hả khiến con người bị cuốn theo nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền và có xu hướng thờ ơ với những số phận xung quanh. Đề cập trực tiếp đến từng khía cạnh của sự vô cảm, “12 điều có thể và không thể” đang tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng mạng.
“12 điều có thể và không thể” khiến cư dân mạng "phát sốt"
"12 điều có thể và không thể" sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook vào ngày 5/3 đã nhanh chóng lan truyền và tính đến thời điểm này đã nhận được hơn 4000 lượt "like" cùng hàng trăm bình luận, chia sẻ.
Bằng cách đưa ra hai tình huống và hai cách hành xử mang tính đối lập, tác giả đã nêu bật một lối sống vô cảm, thờ ơ, hời hợt của một bộ phận người Việt. Và điều khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng là những tình huống trong đó không hiếm gặp xung quanh chúng ta, thậm chí còn được nhiều người xem là... hết sức bình thường.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/03/17/14/20130317142201_12dieus.jpg
"12 điều có thể và không thể" nhận được hơn 4000 lượt like
Dưới đây là bản liệt kê “12 điều có thể và không thể” gây sốt trên Facebook:
“1. Người ta có thể dừng xe lại khá lâu chỉ để xem một vụ tai nạn nhưng lại không đủ kiên nhẫn để dừng xe khi đồng hồ giao thông vẫn đang báo đèn đỏ ở những giây cuối cùng…
2. Người ta có thể ngay lập tức kỷ luật và trừ lương nhân viên, thậm chí đuổi việc vì mắc lỗi gây thiệt hại không lớn lắm, nhưng lại thật khó làm thế với lãnh đạo cho dù có thiệt hại lớn hơn nhiều…
3. Người ta có thể nhậu nhẹt với bạn bè hàng giờ, nhưng lại không đủ kiên nhẫn và sẽ phát cáu nếu một trang web không mở được sau 10 giây…
4. Người ta có thể ngồi cả buổi với người yêu tâm sự mọi chuyện, rồi an ủi, sẻ chia… nhưng lại không đủ kiên nhẫn để nghe bố nói trọn câu: Dạo này bố thấy hơi mệt, khó thở và tức ngực lắm, hôm nào con rảnh đưa bố đi khám nhé…
5. Người ta có thể sẵn sàng “bo” cho một “chân dài” nào đó với số tiền không nhỏ, nhưng lại không thể cho bà lão ăn xin số tiền chỉ bằng 1/50 số tiền đó…
6. Người ta có thể gọi điện tâm sự với người yêu hàng ngày đến mấy chục phút, nhưng gọi cho bố thì họa hoằn lắm, và thời gian thì chưa bằng 1/10 so với khi gọi cho người yêu…
7. Người ta có thể mua cái váy tiền triệu và bao nhiêu đồ dùng đắt tiền nhưng không thể cho cô bé ôsin cái áo cũ đã lỗi mốt nhét trong góc tủ của mình…
8. Người ta có thể nghếch chân lên tận mặt cậu bé đánh giày chỉ vì đã bỏ ra 5.000 đồng để cậu bé hì hụi dưới chân mình và họ không thể biết rằng cậu bé đang mừng thầm vì trưa nay không phải nhịn đói…
9. Người ta có thể nhậu một bữa hết cả vài triệu, nhưng khi ra về, họ không quên mặc cả với bác xe ôm đến từng nghìn lẻ…
10. Người ta có thể mua lại cả một cái nhà xuất bản, nhưng lại không thể mua một cuốn sách.
11. Người ta có thể ngồi xe hơi sang trọng đến thăm làng trẻ mồ côi, nhưng họ lại không biết rằng bữa của các em trưa nay có những gì.
12. Người ta có thể hô hào rất hoành tráng trên truyền hình về chuyện chống kỳ thị với những người có AIDS, nhưng họ lại không dám cầm tay động viên một bệnh nhân AIDS trong bệnh viện”.
Ngoài việc đề cập đến căn bệnh vô cảm, “12 điều có thể và không thể” còn lên án một lối sống giả tạo và thực dụng. Người ta sẵn sàng lên mặt, xem thường những người có địa vị xã hội thấp kém mà không cần quan tâm đến việc họ đang phải cố gắng từng ngày mưu sinh. Người ta có thể khoác lên mình một lớp vỏ bọc hào nhoáng của sự giàu có và sang trọng, nhưng lại bỏ quên những giá trị nhân văn của cuộc sống. Mỗi một vấn đề được đề cập đến đều khiến chúng ta phải giật mình xem lại bản thân.
"Liều thuốc đắng" cho sự vô cảm
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, những câu chuyện về sự vô cảm đang xuất hiện với mật độ khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Mới đây nhất là vụ tai nạn xảy ra vào ngày 13/2 trên đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vụ tai nạn khiến người đàn ông đi xe máy bị thương nặng, máu chảy lênh láng. Trong lúc những người xung quanh đứng bàn tán và chỉ trỏ thì một ông Tây không ngại ngần chạy đến giúp người bị nạn cầm máu rồi đưa đi bệnh viện.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/03/17/14/20130317142201_12dieu1s.jpg
Người phụ nữ bị tai nạn được 2 người nước ngoài sơ cứu
Trước đó, vào tháng 11/2012, một phụ nữ ngoài 25 tuổi bị tai nạn giao thông trên đường Phan Đình Phùng, phường 2, TP Đà Lạt, nằm bất tỉnh giữa đường. Và lúc ấy, không phải người Việt mà lại là hai người khách nước ngoài xông xáo lao vào sơ cứu cho nạn nhân trong lúc những người xung quanh còn mải đứng xem và bàn tán xôn xao.
Những sự việc ấy cho thấy thực tế đắng lòng rằng, một bộ phận người Việt đang trở nên quá vô cảm. Trước những biến cố xảy ra xung quanh, miễn là nó không đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân mình thì họ sẽ không thể hiện cảm xúc, sự quan tâm và càng không có chuyện ra tay giúp đỡ người bị nạn.
Tất nhiên, ta không thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được phiền toái. Nhưng trong "thành lũy" của sự an toàn, họ đã gián tiếp làm mất đi tính “người” trong bản thân và tự tách mình khỏi cộng đồng.
Dù chỉ ra những điểm tiêu cực, "12 điều có thể và không thể" được lan truyền một cách mạnh mẽ trên mạng xã hội lại giống như một liều “thuốc đắng dã tật”. Nó khiến cho những con người đang mải mê chạy theo các giá trị bề mặt, những giá trị vật chất đơn thuần phải giật mình, phải dừng lại trong giây lát để suy ngẫm.
Hàng trăm bình luận bên dưới bài viết đã thể hiện nhiều ý kiến trái chiều. Thành viên Tuyen Vo tỏ thái độ đồng tình: “Biết làm sao được, đó là sự thật đang diễn ra hàng ngày trong xã hội của chúng ta. Dù có hơi “phũ” nhưng những điều này đều rất đúng và đáng suy ngẫm”.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/03/17/14/20130317142201_12dieu2s.jpg
Bản thống kê "12 điều có thể và không thể" được cư dân mạng bàn tán xôn xao
Thành viên Thế Bá thì phân tích một cách thực tế: “Một phần của "người ta" cũng đang tồn tại trong mình. Con người sống trên đời có mấy ai làm việc, kiếm tiền để giúp đỡ người khác, hầu hết kiếm tiền để thỏa mãn thú vui của mình thôi. Nhiều khi đọc mấy bài báo đại gia này mua sắm đồ trị giá bạc tỉ là lại có người 'ném đá' phê phán. Đọc mà không nhịn nổi cười, suy nghĩ đơn giản và chỉ biết lên án người khác, có mấy ai tự lên án mình”.
Tuy nhiên, không thể gượng ép cho rằng "12 điều có thể và không thể" là đúng với tất cả mọi người. Nó là hiện trạng xã hội nhưng chỉ đúng với một bộ phận người Việt. Thành viên Nghiêm Xuân Sơn hài hước chia sẻ: “Chả đúng với mình cái nào cả: Mình không có gái nên những gì liên quan đến gái bỏ tuốt. Mình sợ nhất là máu nên chả bao giờ dừng lại xem tai nạn. Không có “xiền” nên chả dám mơ chân dài. Nhậu vỉa hè, đi xe máy. Đi đánh giày cực lễ phép: "Bác 'oánh' cho cháu đôi giày (đưa 2 tay)" đơn giản vì ông bác đánh giày gần nhà đã ngoài 50 rồi! Vụ AIDS thì miễn bàn, chả bao giờ hô hào khẩu hiệu đơn giản vì: mình mà gặp là mình chạy ngay (thật thà thừa nhận)”.
Bài viết này khi được đăng tải đã nhận được hơn 4000 lượt like. Dù nhiều bạn thừa nhận như nhìn thấy một phần bản thân mình trong số đó nhưng vẫn tỏ thái độ cảm ơn vì bài viết hay và ý nghĩa. Mỗi lượt bấm "like" tưởng chừng như chỉ là một hành động nhỏ nhưng lại có thể đánh thức phần nào những trái tim đang dần trở nên chai sạn và vô cảm trong một xã hội sống gấp. Như thành viên Trang Nguyễn bình luận: “Đây là một bài viết đáng quý, nhưng chỉ dành cho những ai đạo đức vẫn còn thổn thức”.
(VietNamNet)
OA _ NỮ
28-03-2013, 02:29 AM
OA NỮ cũng đã từng đi nhiều chốn nơi, nhưng cũng phải đau lòng cảm thấy mức độ vô cảm ở VN cao hơn ở những nơi khác. :nguong:
Hôm qua OA NỮ mới nói chuyện với em trai về một thành viên trong gia đình của mình, cuối cùng OA NỮ phải thốt lên." She ko có lòng trắc ẩn, ko có sự đồng cảm, tất cả những điều she làm đều xuất phát từ chữ " sĩ" chứ ko phải từ chữ chữ "tâm".
Đến những loài vật như con chim hay con chó, một khi đồng loại nó bị thương nó cũng còn ở bên cạnh để cầu xin sự giúp đỡ, tại sao giữa người và người lại có thể ngoảnh mặt làm ngơ. Không hiểu nổi.
OA NỮ đọc những dòng CM trên của một số thành viên có câu Mình sợ nhất là máu nên chả bao giờ dừng lại xem tai nạn...Ko hiều họ nghĩ gì mà phát ngôn ra một câu phản cảm đến như vậy. Sao họ ko nghĩ nếu một ngày nào đó mình cũng bị tai nạn máu chảy lênh láng và đang cần sự giúp đỡ, và có ai đó đi ngang qua nói với họ một câu giống thế. "xin lỗi nha, tớ sợ máu lắm, bạn cứ nằm đó đi, đợi bao giờ máu chảy khô tớ sẽ giúp bạn", thì họ sẽ nghĩ sao
Hay còn câu,Ta không thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được phiền toái. Sao họ ko thử đặt lên bàn cân một bên là lương tâm, còn bên kia là "mặt tích cực của sự vô cảm là oan toàn" thì họ sẽ hiểu được một điều. Còn đường an toàn nhất là là đặt để chữ TÂM ở trong đó
Và còn một cm này nữa Con người sống trên đời có mấy ai làm việc, kiếm tiền để giúp đỡ người khác, hầu hết kiếm tiền để thỏa mãn thú vui của mình thôi. Nghe cũng thậm vô lý, vậy giúp người cũng phân biệt giầu nghèo sao. Chắc họ chưa bao giờ học hiểu câu danh ngôn nối tiêng của NSTCS. [B]Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ để gió cuốn trôi
Độc hành
29-03-2013, 01:28 AM
OA NỮ cũng đã từng đi nhiều chốn nơi, nhưng cũng phải đau lòng cảm thấy mức độ vô cảm ở VN cao hơn ở những nơi khác. :nguong:
..........
Hay còn câu,Ta không thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được phiền toái. Sao họ ko....
Chắc họ chưa bao giờ học hiểu câu danh ngôn nối tiêng của NSTCS. Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ để gió cuốn trôi
ON ơi ! “Sống trên đời cần có một tấm lòng…” đó là điều cần thiết. Nhưng vấn đề là "tấm lòng" đó được thể hiện như thế nào thôi.
Bởi nhiều nguyên nhân, mỗi người thể hiện “tấm lòng” của mình một cách, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, và như thế thì chưa chắc người không hành động gì để giúp đỡ người hoạn nạn đã là người vô cảm.
“Ta không thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được phiền toái.”
Có thể vì ON không làm việc và sinh sống ở VN đã lâu nên không thể nào chấp nhận suy nghĩ có vẻ quá ích kỷ, hẹp hòi như thế. Nhưng chuyện “an toàn … và tránh được phiền toái” chính là rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều chuyện oái oăm đã và đang xảy ra tại VN đấy, ON ơi !
“Nói có sách, mách có chứng”, ĐH xin gửi sau đây một ít các link báo mạng với hình ảnh, chứng nhân đầy đủ để ON tham khảo. Anh chị em trong nước chẳng ai còn lạ gì những chuyện như thế này, nhưng với ON thì có thể rất hấp dẫn đấy.
Riêng với ĐH, NẾU:
-Giúp đỡ đưa người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu, để rồi bản thân bị giữ lại bệnh viện để làm tường trình, bị buộc phải trả tiền điều trị cho nạn nhân, bị vu oan là đã gây ra tai nạn, bị vu lấy trộm tài sản của nạn nhân, bị người thân của nạn nhân hành hung v.v… :
http://vietpress.vn/2012120409445922p45c43/cuu-nguoidung-de-lam-on-mac-oan.htm
-Cho tiền những người già, em bé ăn xin để rồi sau đó toàn bộ tiền đều sẽ vào túi những kẻ chăn dắt; hoặc giúp đỡ cho những kẻ tật nguyền, hoạn nạn đáng thương, để rồi đến cuối ngày, những kẻ đó lột xác, vi vu trên xe máy đắt tiền, uống rượu bia, chơi ma túy v.v… :
http://www.baomoi.com/Theo-chan-nguoi-khuyet-tat-an-xin-That-va-gia/139/3501718.epi
http://danviet.vn/127997p1c24/sang-le-let-an-xin-toi-cuoi-nouvo-di-nhau.htm
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/112382/ga-an-xin-thu-nhap--khung--tai-xuat--nguoi-dan-tiep-tuc-bi-lua.html
http://news.zing.vn/xa-hoi/dot-nhap-tru-so-cai-bang-xem-an-xin-phe-ma-tuy/a294930.html
http://vtc.vn/321-353736/suc-khoe/su-that-ve-cau-trai-ngat-vi-doi-loi-dung-nhan-ai.htm
- Trả của rơi cho người mất, lại bị Công An còng tay đưa về trụ sở đánh đập đến phải vào bệnh viện … :
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/539921/bi-danh-vi--tra-lai-cua-roi.html
http://www.baomoi.com/Bi-danh-vi-tra-lai-cua-roi-Chinh-quyen-xa-xin-loi-nan-nhan/58/10677696.epi
-V.v … và v.v….
THÌ ĐH cũng xin làm người vô cảm thôi.
OA _ NỮ
29-03-2013, 12:00 PM
Mừng ĐH đã trở lại DD. Hi vọng phép màu thời gian làm ĐH nguôi ngoai nỗi đau xa khuất người thân
ĐH ơi, tất cả những thực trạng đó ở VN và TQ OA cũng đọc báo và đã từng chứng kiến một lần ở Nam Mỹ và một lần ở TQ rồi ĐH à.
Một lần ở NM khi chứng kiến cảnh một xe tx cán chết người xong vẫn tiếp tục chạy mà mình bất lực ko làm gì được vì mình chính là người ngồi trên xe. Khi OA với người lên bắt người tài xế đó quay lại để cứu nạn nhân của he còn bị he dùng cùi chỏ hất cho bật ngửa và he còn doạ dẫm ko cho xuống xe nữa.
Lần thứ hai OA đi ofline với hội Ái hữu V-H ở TQ. Nhân thể OA theo mấy người đi VLTT chơi. Trong nhóm có một người vì ko chịu nổi thời tiết nóng bức nên bị đột quỵ. She được đưa vào bv cấp cứu nhưng she phải đóng tiền hoặc có bảo hiểm thì mới được ở lại.
Nghe nói vậy bạn bè she ai cũng lờ đi, OA lại ko quen biết she. Thấy vậy OA nói với bv coi túi sách của her thì chỉ thấy có PP và một ít tiền.
OA quay sang bảo bạn bè she đóng góp mỗi người mấy trăm đô đóng viện phí cho hẻ rồi sau đó gọi phone cho người nhà she qua. Nhưng chẳng còn thấy một bóng hồng nào nữa. OA NỮ đành phải đặt cọc mấy nghìn đô cho một người dưng.
ĐH có biết ko, câu chuyện diễn biễn sau đó giống như những bài báo kia vậy. Nhưng số OA NỮ luôn có quý nhân phù trợ nên thoát được một kiếp nạn
Hai ngày ở bv để chăm sóc her và đợi người nhà she qua.
Rồi thì chồng người đàn bà kia cũng tới. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa và cứ nghĩ OA ko hiểu. Sau đó người chồng quay sang hỏi OA túi của vợ đâu. OA trả lời he là bệnh viện họ giữ và có làm biên bản về toàn bộ tài sản theo yêu cầu của OA và OA có ký tên người làm chứng.
He nghe xong yêu cầu bệnh viện trao trả lại tài sản cho vợ. Lúc hai vợ chồng he kiểm tra xong bệnh viện yêu cầu he ký tên thì hai vợ chồng thầm thì với nhau rồi ko chịu ký. Họ nói số tiền ở trong ví lúc vợ she trước khi bị đột quỵ có hơn 10. 000 US. Rồi họ làm toáng lên, khi thì vu vạ cho OA lấy, khi thì vu khống cho bv lấy.
Ngay lúc đó OA đã hiểu họ diễn kịch cốt để khỏi phải trả tiền OA đã đóng viện phí cho họ nhưng OA vẫn lờ đi và tiếp tục hỏi họ trả lại tiền để mình quay về.
Nhưng ko ngờ họ đã ko trả mà còn gọi bs đến để kêu bảo vệ bắt OA đã ăn cắp tiền của họ.
Câu chuyện đó xảy ra vào thập niên chín mấy gì đó. TQ lúc đó đang ở thời kỳ bắt đầu mở cửa nên hãy còn nghèo. Các bs ở bệnh viện thừa biết chuyện gì xảy ra xong họ vẫn cứ bắt OA vì họ nghĩ nắm đầu kẻ có tóc thì sẽ chắc tay hơn.
Họ giữ OA ở một trong căn phòng của bệnh viện có người canh ở ngoài. Lúc đó OA sợ lắm xong cố nhủ lòng phải giữ bình tĩnh.. OA nghĩ trong đầu ai có thể giúp được cho mình lúc này đây ngoài ban tổ chức ofline ở địa phương đó. OA liền gọi phone cho họ nhờ họ nói bảo đảm hộ, xong bv coi lời nói của họ cũng ko có cân lượng gì hết.
OA thấy vậy chỉ còn cách yêu cầu người canh giữ mình đưa đi gặp hai vợ chồng kia để nói với họ OA ko cần họ trả lại mình tiền nữa, chỉ cần họ rút lại lời vu cáo là được. Cùng lắm là nếu họ thèm tiền đến thế, về đến CA OA đưa cho họ 10. 000 là xong.
Nhưng khi gặp họ, họ nghe OA nói vậy liền đòi OA tháo cặp nhẫn đang đeo ở tay thì họ mới chịu tha cho OA.
Cứ nghĩ đến cảnh tượng bị sẽ gjam giữ trong tù thì toàn thân mình như muốn xỉu. OA cố dùng những lời lẽ cảm động nhất để khơi dậy lương tâm của họ xong họ mặt họ vẫn lạnh lùng kiêu sa. OA đưa thẻ vs của mình ra nói với họ mình đã xài quá lố rồi ko còn tiền nữa, còn cặp nhẫn này chật lắm tháo ko ra.
Nghe xong, người vợ vồ lấy tay OA nghiến ngấu tháo nhẫn ra cho bằng được. She bẻ suôi bẻ ngược ngón tay làm OA đau quá nước mắt cứ trào ra mà ko dám kêu. Người bảo vệ bv đứng cạnh đó thương tình nói với OA nên gọi cho người nhà gửi tiền đến để đỡ bị hành hạ.
Tay OA NỮ run rẩy cầm cái phone ko nổi làm rơi xuống đất, khi nhặt lên OA tình cờ nhìn thấy số phone của một người bạn “lớn” hiện lên.( người bạn này OA đã từng viết về he thời còn MX).
Khi he đưa cho OA số phone, he nói chỉ có mình OA là có số này của him. Đang nghĩ ko biết có nên gọi nhờ he giúp ko thì chợt thấy tiếng phone reo. Thì ra tay mình chạm đúng số phone he.
Mừng quá OA NỮ vừa khóc vừa kể cho he nghe chuyện của mình. He gầm lên và nói “ Em cứ giữ chân đôi vợ chồng đó, sau 5 phút sẽ có người tới giải quyết”
Chưa tới 5’, Cả bv chợt nhốn nháo. Một đám người vừa mặc thường phục và đồng phục công an TQ ào tới, trong đó có cả người biết nói tiếng Việt. Họ hỏi viện trưởng đâu và hỏi OA có phải hai người này ko. Sau đó họ gọi lại cho người bạn”lớn” báo xong nhiệm vụ và đưa phone cho OA nc với him.
Khoảng nửa tiếng sau khi công an làm việc với đôi vợ chồng kia và viện trưởng. Ông vt đến xin lỗi OA NỮ, và hai người vu oan cho OA NỮ đến trước mặt OA quỳ gối xin tha.
Sự việc xảy ra nhanh qua, OA cứ ngớ cả người ra ko biết nói gì thì một người CA nói với OA bằng tiếng Việt, và cả tiếng Hoa.
He nói
Họ đang bàn nhau thấy cô hiền và ngu quá, họ còn định giết cô, cướp của và lấy nội tạng đem bán nữa kìa. He vừa nói vừa nhìn ông viện trưởng.
Rồi he quay sang chửi đôi vợ chồng kia thậm tệ và nói
- Chúng mày mỗi đứa để lại một lá gan và một quả thận, sau đó vào tù …
- Rồi he ra lệnh cho bs vt đưa hai người họ vào phòng phẫu thuật.
- Hai người đó nằm xoài ra ôm lấy chân OA khóc lóc xin tha, người ca đã chửi họ trước kia liền đá và quật gậy vào người họ túi bụi mặc kệ họ kêu khóc thảm thiết.
- OA NỮ thấy họ bị trừng phạt thế đủ nên xin tha cho họ.
ĐH à. Sau này có người hỏi OA đã chừa cái thói “ôm rơm nặng bụng” chưa. OA vẫn hùng hồn nói
Chừa chửa thì chưa….Hì hì
-
Độc hành
29-03-2013, 03:11 PM
....
ĐH ơi, tất cả những thực trạng đó ở VN và TQ OA cũng đọc báo và đã từng chứng kiến một lần ở Nam Mỹ và một lần ở TQ rồi ĐH à.
................................................
-
Thế thì ON cũng đã từng hứng chịu chuyện “làm ơn mắc oán” tương tự rồi. Vậy thì sao ON lại trách những người mà ON cho là vô cảm trên kia không biết lời bài hát nổi tiếng của NS họ Trịnh? ĐH cho rằng họ biết rất rõ và làm theo rất đúng đấy chứ!
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng,
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi,
Để gió cuốn đi,...
T.C.S
ON thấy đấy. Cần có một tấm lòng, rồi để làm gì ?
NS Trịnh Công Sơn nhắc đi nhắc lại đến 2 lần trong bài hát, là “để gió cuốn đi”, chứ ông không bảo phải thể hiện tấm lòng bằng cách nào khác. Chứng tỏ ông ấy biết rất rõ hành động cứu giúp người khác mà chỉ có một tấm lòng thôi thì chưa đủ. Còn cần nhiều thứ khác nữa :
(theo nội dung các báo mạng mà mình đã dẫn trong CM trên)
- Phải có nhiều thời gian rảnh rỗi để đưa nạn nhân đến bệnh viện; ở lại làm tường trình cho bệnh viện; trình diện mỗi khi bị Công An triệu tập, có khi phải ra hầu tòa vì bị thân nhân nạn nhân thưa kiện, và như thế không loại trừ chuyện có khi phải đi tù.
- Phải có lời lẽ đủ sức thuyết phục vợ (hay chồng) mình khi bị tra hỏi: “Đi đâu giờ này mới ló mặt về ?”
- Phải có tính nhẫn nhục , chịu đựng cao để không tức ói máu mà chết khi nghe lời thóa mạ, vu cáo của người nhà nạn nhân và lời trách móc, chê bai sự ngu dại, rước họa vào thân của mình từ những người thân.
- Phải có sức khỏe như trâu để chịu bị nhiều người đấm đá tơi bời mà vẫn đủ sức lết về nhà chứ không về với ông bà.
- Phải có đủ khả năng tài chính để trả viện phí cho nạn nhân và cho cả bản thân mình nếu lỡ bị đánh bầm dập và chi phí hầu tòa nếu lỡ bị kiện tụng v.v …
Còn phải… gì nữa không nhỉ ? Ôi, vỡ đầu ra mất !
Biết rộng, hiểu sâu, thâm thúy . Chả trách người ta tôn vinh NS Trịnh Công Sơn là bậc thiên tài.
:nguroi:
OA _ NỮ
30-03-2013, 06:02 AM
ON thấy đấy. Cần có một tấm lòng, rồi để làm gì ?
- Để cho mình được yên lòng ĐH à.
Có đôi khi những điều mình làm ko phải vì cho ai hay bất cứ điều kiện gì. Đơn giản chỉ vì mình có thể làm được những điều mình có thể làm được thôi. Vô oán, vô hối ĐH à
OA NỮ hiều về vấn đề vô cảm trong xã hội VN hiện giờ như những điều ĐH đã nói. Vô cảm ở đây ko có nghĩa là vô lương tâm mà đó là một minh chứng khi cuộc sống quanh ta thay đổi thì lương tâm con người cũng cần phải đổi thay. Có phải thế ko nhỉ hả ĐH.
Giống như định luật tương đối của NT vậy. Lương tâm của con người ko phải là vĩnh cửu xong cũng ko bao giờ bị biến mất. Nó luôn luôn uyển chuyển cho linh hồn và thể xác được cân bằng, để cho con người ko cảm thấy mặc cảm tội lỗi khi thấy mình “vô cảm”.
Thôi thì “gặp thời thế thế thời phải thế” :rolleyes:
Nhưng đối với OA thì có lẽ. "Gặp thời thế, đau lòng nhập thế"
kehotro
31-03-2013, 12:41 AM
Nếu nói về vô cảm, có lẽ người TQ đang đứng đầu chứ không phải VN. Không cần dẫn chứng vì chúng ta hay xem tin tức trên mạng.
Có quá nhiều rắc rối khi ta dây vào những việc mang tính chất nhân đạo. Sống đâu quen đó là lẽ thường tình.
Tại sao sự vô cảm chỉ xảy ra ở một số nước châu Á? Đó cũng là điều mà ta nên quan tâm và đặt ra dấu hỏi! Mạng người ở nơi vô cảm rẻ như bèo! Cứ xem mức bảo hiểm cho một vụ tai nạn chết người ở nơi đó thì bạn sẽ hiểu.
kehotro
31-03-2013, 12:40 PM
Tài sản của con người.
Nói đến tài sản, người ta thường nghĩ tới tiền của. Nhưng thực tế, tiền của chỉ là một phần trong số đó.
Đánh giá điều gì quan trọng nhất trong khối tài sản đó là việc không dễ dàng bởi không phải ai cũng có đầy đủ tất cả. Luật bù trừ của Thượng đế luôn đúng! Nên với mỗi người, lại có quan điểm đánh giá khác nhau. Do vậy, TH xắp xếp chúng theo một trình tự mà các bạn có thể thay đổi theo ý mình.
1/ Sức khoẻ
2/ Khả năng học tập
3/ Ý chí mạnh mẽ, kiên định
4/ Sự may mắn
5/ Có thời gian
6/ Có tiền của
7/ Có được niềm hạnh phúc
8/ Có bạn để chia sẻ
9/ Có tình yêu
Đối với từng độ tuổi, thì sự quan trọng cũng thay đổi là điều đương nhiên. Và có lẽ TH cũng chưa liệt kê hết ra số mục về khối tài sản của con người.
Nhưng từ vấn đề tài sản, chúng ta sẽ có một vấn đề lớn hơn để xem xét và tranh luận. Đó là sự vô cảm của con người với con người trong Xã hội.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó và muốn thực hiện điều gì, người ta cũng cần có điều kiện.
Trên FB, một bạn từng phát biểu:
Bố Mẹ yêu thương con mà không cần điều kiện, thế giới này yêu thương con là phải có điều kiện!
OA _ NỮ
02-04-2013, 05:54 AM
Đọc bài của KHT, OA chợt nghĩ đến câu thơ của nhà thơ HT
Tôi hỏi đất:
-Ðất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
-Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau, Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
- “người với người sống để yêu nhau”
Nhà thơ TH đã trả lời điều đó vì ông nghĩ chủ nghĩa cộng sản mà ông đang thực hiện là một thiên đường trong cõi trần thế. Sẽ toàn là những Thánh Gandhi và những Đức mẹ Teresa yêu thương nhân loại vô điều kiện.
Có bao giờ nhà thơ nghĩ đến thế hệ sau của ông sẽ viết tiếp .”Yêu thương nhau và muốn thực hiện điều gì đó cần phải có điều kiện”
Lão K
03-04-2013, 07:28 AM
ON ơi ! “Sống trên đời cần có một tấm lòng…” đó là điều cần thiết. Nhưng vấn đề là "tấm lòng" đó được thể hiện như thế nào thôi.
Bởi nhiều nguyên nhân, mỗi người thể hiện “tấm lòng” của mình một cách, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, và như thế thì chưa chắc người không hành động gì để giúp đỡ người hoạn nạn đã là người vô cảm.
“Ta không thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được phiền toái.”
Có thể vì ON không làm việc và sinh sống ở VN đã lâu nên không thể nào chấp nhận suy nghĩ có vẻ quá ích kỷ, hẹp hòi như thế. Nhưng chuyện “an toàn … và tránh được phiền toái” chính là rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều chuyện oái oăm đã và đang xảy ra tại VN đấy, ON ơi !
“Nói có sách, mách có chứng”, ĐH xin gửi sau đây một ít các link báo mạng với hình ảnh, chứng nhân đầy đủ để ON tham khảo. Anh chị em trong nước chẳng ai còn lạ gì những chuyện như thế này, nhưng với ON thì có thể rất hấp dẫn đấy.
Riêng với ĐH, NẾU:
-Giúp đỡ đưa người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu, để rồi bản thân bị giữ lại bệnh viện để làm tường trình, bị buộc phải trả tiền điều trị cho nạn nhân, bị vu oan là đã gây ra tai nạn, bị vu lấy trộm tài sản của nạn nhân, bị người thân của nạn nhân hành hung v.v… :
http://vietpress.vn/2012120409445922p45c43/cuu-nguoidung-de-lam-on-mac-oan.htm
LK rất vui khi gặp lại ĐH. Từ lâu, LK vẫn thích đọc những bài viết thật thâm thuý và kiến thức sâu rộng của anh.
Thấy các bạn tranh luận đề tài này, LK cũng xin được đưa ra vài ý kiến của mình.
LK thấy hình như không ai muốn trở thành vô cảm nhưng nếu giúp người thì sợ những điều phiền toái sẽ đến với mình, nên thôi, mình ... vô cảm cho yên thân.
Tại sao mình sợ?
Từ trước đến giờ có bao giờ mình giúp ai chưa? Và trong những người mình đã giúp, thí dụ 10 người, có bao nhiê người cám ơn mình, bao nhiêu người phản lại và gây ra những thiệt hại cho mình?
Hay mấy bài báo này, mấy "kinh nghiệm sống" của phóng viên này làm mình sợ, nhắm mắt lại cho chắc ăn?
Trở lại bài báo
http://vietpress.vn/2012120409445922p45c43/cuu-nguoidung-de-lam-on-mac-oan.htm
"Gọi đến đường dây nóng Báo SGGP, ông H., chạy xe ôm, nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM, giọng sụt sùi kể"
"Ông S., giảng viên một trường đại học tại quận 5, cũng lâm vào tình cảnh trớ trêu, khốn đốn như vậy."
LK thấy những tin tức về ông H chạy xe ôm, ông S giảng viên đại học,.. có vẽ rất mơ hồ và hình như người viết không nói đến chuyện công an lập biên bản và có truy tố ông H hay ông S không, có phân xử người nhà của các người bị thương khi họ đòi tiền người giúp không và cuối cùng thiệt hại của người giúp là bao nhiêu? Khi bị thưa kiện như vậy, các ông công an có dùng trình độ nghiệp vụ của mình để tìm ra sự thật không? Và còn nhiều, thật nhiều câu hỏi nữa, nếu mình "soi" vào bài báo.
Như vậy bài báo này có được bao nhiêu phần trăm sự thật?
Chuyện có xảy ra thật không hay anh phóng viên "nghe" người ta kể lại rồi thêm mắm, thêm muối vô cho có bài nộp hay tệ hơn nữa, ngồi tưởng tượng ra ông H, ông S?
Những bài như vậy có nhiều người thích đọc và còn được cám ơn nữa vì nhờ ông phóng viên này mà mình khỏi phải gánh chịu những phiền phức do chuyện cứu người.
Tuy nhiên những bài báo này làm cho người ta lúc nào cũng nghi kỵ nhau và trở thành ... vô cảm.
Có một lần Oa kể chuyện đi đường thấy người bị nạn, Oa muốn dừng lại giúp nhưng mấy người bạn ngăn lại vì sợ bị trách nhiệm. Chuyện Oa kể cũng tương tự như bài báo trên, không phải chỉ xảy ra ở VN hay Canada. Bên này LK cũng được rất nhiều người "dạy" thấy tai nạn thì phải chạy thật xa, đừng có ở lại mà mang hoạ.
Hình như những người đó coi thường trình độ của cảnh sát ở đây khi họ điều tra những dấu vết ở hiện trường để tìm ra sự thật.
Bây giờ LK đặt vấn đề ngược lại, nếu mình là người bị thương.
Tối hôm đó tai nạn xảy tới cho mình. Có thể mình bị một người nào đó đụng xong bỏ chạy mất, hoặc tự mình trượt té nằm một đống bên đường. Lúc đó có nhiều người qua lại nhưng họ bỏ đi vì đã được học khôn từ những bài báo. Có một vài người dừng lại giúp, đưa mình vào bệnh viện và nhờ đó mình qua khỏi.
Sau đó, mình và người thân mình sẽ làm gì?
1. Cám ơn người giúp và tin tưởng là cuộc sống vẫn còn những người tốt. Hy vọng sau này mình có cơ hội giúp lại người khác.
2. Bắt người giúp mình phải trả tất cả mọi viện phí, nếu không gọi người nhà đập cho mấy "thằng ngu" đó một trận.
LK muốn làm survey cùng các bạn trong NR.
Nếu là người được giúp, ĐH sẽ làm điều 1 hay 2?
Cùng câu hỏi với các bạn già như Oa, TP, PS, NN ..., các bạn sồn sồn như Ma, Dung, Thảo,.. hay những người trẻ như She, MT, Yêu,...
LK tin là tất cả mọi người đều sẽ cám ơn người giúp mình (nếu ai làm điều 2 giơ tay lên post nha). Cuối cùng LK tự hỏi mình câu đó. Tên đại ma đầu LK sẽ cười hì hì trả lời: "Cái đó còn tuỳ, LK sẽ hí mắt ra, nếu thấy người giúp mình giống đại gia, LK sẽ ăn vạ, còn gặp tên nào làng nhàng thì tha cho nó :botay:"
Như vậy trong 100 người chắc cũng có vài tên gian ác (như LK).
Câu hỏi đặt ra là "Mình có thể vì một vài người xấu mà làm ngơ 98 người tốt không?"
Cách ứng xử tuỳ theo sự suy nghĩ của mỗi người, giúp cũng đúng và làm ngơ ... cũng đúng luôn. Riêng LK, chắc giống Oa, LK sẽ dừng lại cho "cái tâm được yên" và tối ngủ ngon hơn.:rolleyes:
LK đọc nhiều bài viết của mấy anh phóng viên và đọc cho vui chứ tin thì phải xét lại (chỉ trừ Bou, nói gì LK cũng tin:nguong:). Ở bên này, LK đã đọc hàng trăm bài viết về chuyện VK và "dạy" là về VN lúc nào cũng phải thật cẩn thận, ngó trước, dòm sau để khỏi mang hoạ vào thân.:chiuthua:
Về VN nhiều lần, có nhiều chuyện đáng nhớ. LK kể lại ba câu chuyện mắt thấy tai nghe, bảo đãm chính xác 100%, không thêm, không bớt.
Chuyện thứ nhất năm 2005:
Sáng hôm đó trên đường về quê ở Mỹ Tho, anh bạn rủ ghé qua cái quán hủ tíu gần Bình Chánh, hình như là Kim Tháp. Trời nóng, húp nước lèo nóng hơn, tay đổ mồ hôi khó chịu nên LK tháo cái đồng hồ bỏ trên bàn để ăn cho dễ. Trả tiền xong đi một đổi, LK coi giờ mới biết là bỏ quên ở quán. Anh bạn nói đi luôn đi, đồng hồ của mầy lên chuồng chim rồi. LK không chịu, kêu tài xế quay lại. Vừa vào quán chưa kịp hỏi thì bà chủ đã lấy ra đưa lại. Bà nói là người dọn bàn thấy đem đưa lại bà coi có ai mất thì trả lại. LK xin gặp chú dọn bàn để boa thì bả nói "Chiện nhỏ, quán tụi tui nghèo nhưng uy tín".:haha::haha:
Lên xe, LK cười cười thì anh bạn phang cho một câu "Tại đồng hồ mầy tã quá, cho ăn mày nó cũng không thèm lấy":khoc::khoc:
Chuyện thứ hai năm 2007:
Mỗi lần về bên nhà, LK thích hãng taxi Vinasun, xe mới đẹp và tài xế rất lễ phép. Mấy ông thầy dùi bên này có đủ trăm chuyện về taxi, lúc nào cũng nhắc là nên coi chừng xe chạy lòng vòng để lấy thêm tiền. Có một lần đi từ Minh Phụng ra Saigon, đường kẹt xe quá, anh tài xế phân bua "Chú ơi, ở đây kẹt quá nên con đi đường khác, hơi xa mà lẹ hơn, chú chịu không?"
Hôm đó LK mang hai gói quà đến thăm anh Sáu với anh Chị Ba. Đến nhà anh Sáu giao gói quà, ngồi nói dóc cũng gần 1 tiếng, sau đó chạy qua chị Ba. Gần tới nhà mới sực nhớ quên gói quà, không biết bỏ quên trên taxi hay ở nhà anh Sáu. LK hỏi tài xế thì anh ta cho số điện thoại tổng đài để hỏi. Gọi điện thoại, họ hỏi số xe, tài xế thì mình không biết gì hết. Họ nói để lại số điện thoại, nếu có người tìm được thì họ sẽ báo đến lấy. Vào nhà thăm chị Ba thấy buồn buồn vì không có gì tặng. Món quà không đáng giá bao nhiêu, chỉ tiếc công mang về. Vừa lúc đó thì anh Sáu kêu báo cho biết có chú tài xế taxi mang gói quà bỏ quên trên xe lại trả. Chú ấy nói gói đồ ở băng sau, người khách thấy, đưa lại cho chú.
Chuyện thứ ba, năm 2007:
Chuyện này ly kỳ hơn nhiều. LK theo anh bạn bên này về Rạch Giá đi coi mắt vợ. Chàng ly dị, gặp nàng sau mấy lần về thăm nhà. Hai người hợp tính, tìm được một nửa kia nên kỳ này chàng về làm đám hỏi và lo giấy tờ bảo lãnh nàng sang. Chàng và LK ở khách sạn, mỗi người một phòng. Sáng hôm sau, theo chàng mang lễ vật sang nhà nàng cầu hôn. Đến lúc mang phong bì ra thì chàng la lên thất thanh vì không thấy nó đâu hết. Chàng kéo LK ra ngoài nói nhớ là bỏ vô túi quần sau nhung bây giờ không thấy. LK nói chắc bỏ quên hay rớt trong phòng rồi, thôi quay lại kiếm cầu may. Mấy người bên nhà nàng biết chuyện đòi đi theo ủng hộ tinh thần. Đến khách sạn trình bày câu chuyện với cô tiếp tân, cô ấy mời bà chủ ra nói chuyện. Bà hỏi cặn kẻ và nói anh bạn tả cái phong bì và số tiền trong đó. Anh bạn nói xong, bà mở tủ sắt mang ra phong bì, kêu anh bạn đếm lại coi có mất mát gì không. Bà ấy nói cô dọn phòng thấy phong bì rớt dưới đất, lượm lên đưa cho bà chủ cất, coi có ai tới tìm không. Anh bạn mừng quá, nhờ bà chủ gọi cô don phòng lên và hậu tạ 100 đô la. Cô dọn phòng nói " Chú cho nhiều quá, con không dám lấy đâu. Chú thương cho một hai trăm (ngàn) được gồi".:haha::haha:
Có thể LK may mắn, chưa hoặc không gặp những trường hợp thật xấu. Dù có chuyện gì, LK vẫn tin tưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống và không vì vài truòng hợp ngoại lệ, mình trở thành vô cảm, nhìn đời qua lớp kính màu đen.
Khi trách người khác vô tình, nhìn lại bản thân, mình có vô cảm không?
Và điều gì đã làm cho mình vô cảm???
1100i
03-04-2013, 12:22 PM
Em kinh nghiệm sống so với các anh chị là quá ít. Đọc hết các comment mà băn khoăn quá, một mớ hỗn độn và mông lung. Giờ không biết nên nhìn đời và ứng xử với đời qua lăng kính nào đây. Trái tim thì có nhưng cũng méo mó đi phần nào trước thực cảnh xã hội, nhất là với những người đang sống tại VN.
Ôi, Đất nước tôi - bốn ngàn năm lịch sử, Hà Nội của tôi - ngàn năm văn hiến vậy mà chưa bao giờ có cảm giác thật bình yên, thật hồn nhiên để sống, đôi khi muốn làm người tốt cũng không phải dễ.
Anh Độc Hành cũng đúng
Chị Oa Nữ không sai
Tặng Lão K nghìn like
Ai chỉ tôi cách sống?
Độc hành
03-04-2013, 05:23 PM
LK rất vui khi gặp lại ĐH. Từ lâu, LK vẫn thích đọc những bài viết thật thâm thuý và kiến thức sâu rộng của anh. ...
Xin chào Lão K,
ĐH rất cảm ơn Lão K vì lời khen tặng, nhưng thật tình ĐH cũng cảm thấy xấu hổ vì bản thân mình không được như lời khen. ĐH chỉ thấy ở mình duy nhất có một điều may ra có thể gọi là khá, đó là khi đưa lên DĐ điều gì cũng luôn hết sức tôn trọng người đọc bằng cách viết thật cẩn thận và dám nói thật những suy nghĩ trong lòng mình.
Vâng. Nổ tung trời ở thế giới ảo, đánh bóng bản thân mình bằng đủ mọi cách thì rất dễ. Cái khó là dám nói thật lòng mình, nhất là khi chuyện nói thật đó có thể khiến cho mọi người xếp mình vào hàng thấp kém. Cụ thể ở đây là câu thuộc dạng “điều kiện cách”: [COLOR="Blue"]NẾU…..THÌ ĐH xin chấp nhận làm người vô cảm.
Cũng không có gì oan. Vì đã vô cảm thì làm sao người ta đánh giá cao mình được ! ĐH không biện bạch gì mà chỉ xin “tám” thêm đôi chuyện, xem như đáp ứng lời kêu gọi mọi người tham gia của Lão K .
Dân gian VN có câu: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, mà sau này dựa vào đó có một dị bản khôi hài: “Chưa bị cạo đầu chưa thấy mát”. ĐH thì đã “thấy quan tài” rồi, hay nói theo cách khôi hài là “đã bị cạo đầu” rồi, nên luôn rất sợ.
Tiếc là những cái ĐH thấy thì không lưu lại được bằng chứng gì nên phải đưa lên đây những bài báo đã được nhiều người đọc. Mà bài báo thì cho dù có đi đến chi tiết sâu như Lão K đề cập thì cũng chỉ là bài báo. Nó không thể là bằng chứng để kết tội hay giải tội. Bài báo chỉ để tham khảo. Người đọc buộc phải tự đánh giá những gì đáng tin hay đáng ngờ trong đó. Bởi có không ít những bài báo đưa tin chi tiết người này người nọ tuyên bố chắc như đinh đóng cột, rồi sau đó chính các người đó lại cải chính là không có ý như thế, chỉ tại các phóng viên hiểu sai !
Về chuyện đang "tám”, ĐH cũng xin nói rõ thêm ở một vài chi tiết: Có khi thân nhân người bị nạn tố cáo mất tài sản là sự thật chứ không phải họ vu cáo. Bản thân ĐH đã chứng kiến một vụ tai nạn giao thông với trên chục nạn nhân. Xe cộ , ví, túi xách rải rác khắp trên đường. Có rất nhiều người xúm lại “nhặt giúp”. Thậm chí họ còn công khai lục túi nạn nhân lấy ví và phone “để xem địa chỉ nhà” và “gọi báo cho gia đình”. Khi Công An đến nơi thì chỉ còn lại xác xe và những tài sản không có giá trị. Một số người nhiệt tình giúp đỡ nhất lúc nảy bây giờ biến đâu mất. Những người còn ở lại ngẩn ngơ khi được Công An truy hỏi về tài sản của các nạn nhân.
ĐH cũng đã chứng kiến một vụ tai nạn mà “nạn nhân” lại là kẻ cướp: Giả vờ gây tai nạn bằng cách lao vào xe rồi lăn ra nằm vạ. Lúc “người gây tai nạn” còn đang lo chăm sóc “nạn nhân” thì đồng bọn của “nạn nhân” xúm vào đánh hội đồng người đã “gây tai nạn” rồi cướp luôn xe chạy mất trong lúc người bị đánh còn chưa hoàn hồn.
Và trước đây, vì công tác làm thống kê, phóng sự ngoài đường phố suốt ngày, nên rất nhiều lần ĐH gặp những “con người bất hạnh” bởi bệnh mãn tính. Khi thì bà bán bánh, lúc thì thằng bé bán khoai, bỗng dưng sùi bọt mép lăn ra đường, tay chân co giật. Vài cái bánh, mấy củ khoai rơi tung tóe. Người đi đường thấy tội nên góp mỗi người một ít tiền để giúp. Để rồi vài giờ sau, lại thấy cũng những “con người bất hạnh” đó nằm co giật với những củ khoai, chiếc bánh tung tóe trên đường nhưng ở một nơi khác. Và những đồng tiền nhân ái lại tiếp tục được nhét vào túi họ.
Bắt chước Lão K, ĐH xin đặt ra một vài tình huống :
- Ở VN , tình cờ thấy người bị nạn ở trên đường mà muốn tích cực giúp đỡ họ thì bạn phải làm sao với chiếc xe của mình đang đi ? Chắc là chẳng ai chạy đi tìm chỗ gửi xe rồi chạy bộ trở lại ? Vậy là phải bỏ mặc xe ở đó để lo cho nạn nhân ? Thế thì, nếu là xe con, nhẹ nhàng nhất là bạn có khả năng phải đi tìm mua lại bộ gương chiếu hậu, mà giá cả tùy theo đời và độ “xịn” của chiếc xe. Nặng hơn thì toàn bộ ví, túi xách, giấy tờ… trong xe sẽ không cánh mà bay. Nếu là xe 2 bánh, thì gần như chắc chắn bạn sẽ phải mua xe mới.
- Ở VN, chạy xe trên đường mà có người lỡ đường vẫy tay xin đi nhờ, bạn có đồng ý cho người đó lên xe không ? Nếu có và nếu bạn là nam, người đi nhờ là một phụ nữ, bạn có khả năng nhận một trận đòn ghen khủng khiếp của “người chồng” và đồng bọn, sau đó buộc phải chi một khoản tiền kha khá để bồi thường danh dự nếu không muốn đương sự làm lớn chuyện. Còn nếu người quá giang là một thanh niên, thì có khả năng ngày này năm sau sẽ là ngày giỗ đầu của bạn; xác bạn bị vùi bên đường và tài sản của bạn đi theo người khách quá giang đó.
- Ở VN, khi thấy người ta đánh nhau, bạn có nhào vô can thiệp không ? Nếu có thì mời bạn đọc tin này bởi có khả năng vợ con của bạn phải chít khăn tang:
http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201303/Bi-dam-chet-vi-vao-can-chong-danh-vo-2212124/
hoặc tin này:
http://www.tinmoi.vn/doat-mang-anh-xe-om-tot-bung-ga-cuong-ghen-nhan-an-tu-011257340.html
Dính vào những chuyện như thế này, đâu phải một mình bạn chịu, mà cả cha mẹ, vợ (chồng), con cái của bạn sẽ phải cùng gánh hậu quả đấy.
ĐH có thể “tám” rất nhiều chuyện đại loại như thế. Nhưng thôi, bài báo chỉ là bài báo. Nhiều quá sẽ dễ chán.
ĐH hoàn toàn đồng ý với những gì Lão K đã viết, nhất là những câu hỏi như: "Mình có thể vì một vài người xấu mà làm ngơ 98 người tốt không?" Một số câu hỏi Lão K đưa ra tự nó đã có câu trả lời. Nhưng vấn đề (ở VN) không chỉ có thế.
Từ đầu, chúng ta chỉ mới nhìn vấn đề ở sự vô cảm đối với nạn nhân ta gặp trên đường, nhưng ta chưa nhìn lại sự vô cảm của ta đối với gia đình, với cha mẹ đang trông ngóng vì chưa thấy ta về, với vợ (chồng) lo âu đợi chờ bên mâm cơm , với đứa con đang lơ ngơ trước sân trường chờ ta đến rước , với công việc ta cần phải làm và duy trì để kiếm sống….
Chấp nhận mất bao nhiêu thời giờ, tiền của, sức khỏe, công việc… cho một nạn nhân không quen (mà chưa chắc đó đã là nạn nhân thật sự) để tránh cho ta tiếng vô cảm, mà quên đi hoặc coi nhẹ trách nhiệm vô cùng nặng nề của ta đối với bao nhiêu người thân yêu trong gia đình thì phải gọi đó là gì cho xứng ?
Không đơn giản như những con chữ đọc trong bài, ĐH cho rằng chỉ khi bản thân mỗi người lâm vào hoàn cảnh trớ trêu đó và nhìn thấy gương mặt thất thần, ánh mắt âu lo, trĩu nặng của những người thân yêu thì mới thấy sự giằng xé, hối tiếc trong lòng mình khủng khiếp đến mức nào.
Bởi thế, khi gặp những vụ việc mà có nạn nhân cần giúp đỡ ngoài đường phố, ĐH sẽ báo ngay đến số 113 hay 115. Chỉ thế thôi, và ĐH vui lòng chấp nhận dù mình có bị xếp vào loại người vô cảm.
Tuy nhiên, ĐH vẫn cầu mong cho những người tốt bụng đừng ai phải “thấy quan tài” để rồi “đổ lệ” , cho người người cư xử với nhau tràn đầy lòng nhân ái, như vậy cuộc sống sẽ tươi đẹp và đáng sống hơn. Đừng ai như ĐH - con chim đã trúng tên nên cứ thấy cành cong là khiếp sợ.
Thân.
Độc hành
06-04-2013, 11:26 AM
Em kinh nghiệm sống so với các anh chị là quá ít. Đọc hết các comment mà băn khoăn quá, một mớ hỗn độn và mông lung. Giờ không biết nên nhìn đời và ứng xử với đời qua lăng kính nào đây. Trái tim thì có nhưng cũng méo mó đi phần nào trước thực cảnh xã hội, nhất là với những người đang sống tại VN.
Ôi, Đất nước tôi - bốn ngàn năm lịch sử, Hà Nội của tôi - ngàn năm văn hiến vậy mà chưa bao giờ có cảm giác thật bình yên, thật hồn nhiên để sống, đôi khi muốn làm người tốt cũng không phải dễ.
Anh Độc Hành cũng đúng
Chị Oa Nữ không sai
Tặng Lão K nghìn like
Ai chỉ tôi cách sống?
i ơi, đừng nôn nóng
Kẻo đầu nhức, mắt hoa
Sống trong cõi người ta
Nghĩ chi nhiều cho mệt ?
Muốn sống thì…đừng chết
Đơn giản vậy thôi mà !
http://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/4.gif
Triplec
07-04-2013, 03:30 PM
[COLOR="Green"]Có thể LK may mắn, chưa hoặc không gặp những trường hợp thật xấu. Dù có chuyện gì, LK vẫn tin tưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống và không vì vài truòng hợp ngoại lệ, mình trở thành vô cảm, nhìn đời qua lớp kính màu đen.
Có lẽ Triplec cũng là người may mắn như LK, chưa từng "thấy quan tài" nên Triplec chưa bao giờ phải "đổ lệ" hay hối hận vì những điều có thể coi là tốt nhỏ nhoi mà mình đã làm cho người khác. Sự thực thì Triplec cũng không hay phải so sánh nhưng giờ ngồi nghĩ lại Triplec vẫn thấy dường như mình nhận được nhiều hơn là cho và chính bởi những điều tốt đẹp đã nhận được từ người khác khiến Triplec không mất lòng tin vào con người và vào cuộc sống hôm nay.
Hồi Triplec mới sang US học, có lần ngồi trong xe với một người bạn, ít tuổi hơn nhưng sang đó đã cả chục năm, học từ phổ thông sang PhD, nên cậu ấy được coi là có kinh nghiệm sống trên đất Mỹ đầy mình và bạn bè nếu có việc gì về cuộc sống trên đất Mỹ thường tìm lời khuyên ở cậu ấy. Trên đường đi Triplec thấy có người vẫy xin đi nhờ xe. Trời cũng mới cuối chiều, chưa tắt nắng, con đường cũng ngay cạnh khuôn viên trường nhưng ngày cuối tuần nên khá vắng vẻ. Khi Triplec kêu có người xin đi nhờ xe kìa thì cậu bạn nói, chị ơi, ở trên đất Mỹ này đừng bao giờ nghĩ tới chuyện dừng xe cho đi nhờ, có ngày mang họa vào thân! Triplec khi đó mới sang nên cũng thấy bất an và lo lắng. Nhưng rồi cuộc sống xung quanh diễn ra và Triplec thấy con người ta sống với nhau tốt lắm, từ bạn bè, thầy cô trong trường, người nhân viên thư viện hay một người cảnh sát trường đại học, những người theo đạo trong các nhà thờ quanh trường... Tất cả khiến Triplec an tâm lên nhiều và những năm cuối khóa học có thể thường xuyên hàng đêm đi bộ từ phòng làm việc của mình trên trường về nơi ở, khoảng gần 1 km bên ngoài khuôn viên của trường, mà không thấy sợ gì cho dù rất nhiều người bạn của Triplec vẫn cho rằng Triplec liều.
Rồi có một tối khuya Triplec đi từ trường về nhà. Đi được quá nửa đường, gần tới nhà rồi Triplec thấy như có ngưòi gọi đằng sau. Quay nhìn lại Triplec thấy một người thanh niên da đen đang bước về phía mình và như đang gọi mình. Trời thì tối khuya, xung quanh không một bóng người. Theo một phản xạ tự nhiên, Triplec thấy run hết cả người và mặc dù cố bước thật nhanh nhưng hai chân cứ ríu lại và chẳng mấy chốc thì anh chàng da đen cũng đuổi kịp Triplec. Anh ta gọi: này cô, có phải cái này của cô không. Trilec quay lại, trong tay anh ta là cái điện thoại Nokia của Triplec. Triplec không nhớ đó là chiếc Nokia đời gì nhưng nó nhỏ, nắp gập, khá dầy và hơi thuôn thuôn nên rất trơn (À, đó là kiểu điện thoại mà nhân vật cô bác sĩ do Sandra Bullock đóng trong phim The Lake House đã dùng và khi xem phim thấy thế Triplec đã rất khoái, buồn cười!!!). Có lẽ vì vậy nên chiếc điện thoại đã rơi ra từ cái chỗ buột chỉ ở cái ngăn kẹ của cái túi vải Triplec mang bên mình. Câu chuyện với anh chàng da đen này khiến Triplec càng vững tin hơn mỗi khi "mình em lầm lụi trên đường về" (Nguyễn Bính) và sau đó Triplec có viết lại trong một bài luận về sự định kiến trong một khóa học về tâm lý giao tiếp.
Tiếp đó, hè năm 2007 Triplec lấy một khóa học ngắn hạn bên Đức, tranh thủ sang Ba Lan thăm anh trai, chị dâu và cháu luôn. Một trong các thủ tục phải làm khi đó là xin visa đi Đức. Visa này cũng có giá trị đi tất các nước Châu Âu tham gia Thỏa thuận Schengen, trong đó có Ba Lan, nên Triplec không phải xin Visa đi Ba Lan nữa. Tuy nhiện, do chuyến bay từ Ba Lan về Mỹ của Triplec phải transit ở Luân-đôn và phải chuyển từ sân bay Gatwick sang sân bay Heathrow nên Triplec lại còn phải xin visa nhập cảnh nước Anh nữa. Cái chính sách quái quỷ của nước Anh làm Triplec khốn khổ (và tốn tiền) vì thực tế Triplec đâu có được thăm thú gì nước Anh, chỉ là ngồi trên xe buýt hàng không để họ đưa mình chuyển từ sân bay Gatwick sang sân bay Heathrow, chắc 30 phút!
Quay lại với chuyện xin visa năm ấy, Triplec phải bay tới Houston để xin visa. Thực ra từ thành phố của Triplec tới Houston chỉ 4 giờ chạy xe nhưng khi đó Triplec chẳng chạy xe đường trường trên xa lộ một mình bao giờ nên không tự tin, quyết định đi máy bay cho lành. Hồ sơ thì đã gửi qua đường bưu điện từ trước đó tới lãnh sự quán Đức ở Houston. Triplec chưa tới Houston bao giờ và ở nhờ nhà một người bạn của bạn ở Houston. Việc lấy visa đi Đức khá dễ dàng. Lãnh sự quán Đức ở ngay trong thành phố Houston và chỉ việc đi xe buýt tới đó (đi xe buýt hay Subway/Metro thì Triplec thạo lắm!). Nhưng visa đi Anh thì không đươc dễ dàng như vậy. Lãnh sự quán Anh không nằm trong nội thành Houston mà đóng ở Sugar Land, một thành phố nhỏ bên cạnh Houston và Triplec phải thuê ô tô chạy tới đó. Điều này thì Triplec đã biết trước và đã thuê xe qua mạng trước đó. Tuy nhiên ngày đầu khi Triplec tới thì tòa nhà lãnh sự đóng cửa. Ngày hôm sau đến, đợi mãi mới có người mở cửa, vào hỏi thì hóa ra bộ phận lãnh sự quán đó không có thẩm quyền cấp visa đi UK mà phải tới lãnh sự quán ở San Francisco cơ. Thất vọng vô cùng và lòng đầy lo lắng vì ngày bay đi Đức đã tới nơi rồi Triplec lái xe từ Sugar Land về Houston. Có thể vì tâm trạng không tốt nên trên đường thoát từ đường cao tốc liên bang vào đường nội thị, với một tốc độ xe vẫn còn khá cao và đường thì uốn cong như hầu hêt các đường thoát khác, Triplec đã lao bánh trước sượt vào gờ chắn bên vệ phải đường. Xe đảo một hồi thì Triplec cũng dừng được xe. Nhìn bánh xe xẹp lép Triplec biết mình chẳng thể làm gì. Đến phân biệt cái cờ-lê với cái mỏ-lết Triplec còn không biết nói gì tới chuyện thay lốp xe ô tô. Mà thực ra lúc đấy Triplec cũng không hề biết cái xe đó có cả lốp phụ kèm theo vì nó ko treo ở bên ngoài như Triplec vẫn thường thấy.
Lo lắng gọi cho một người bạn để kể chuyện và cũng để mong được trấn an về tâm lý thì bạn đang họp, chỉ kịp nói là anh sẽ gọi lại chứ cũng chưa kịp nghe và biết chuyện gì đang xẩy ra với Triplec (sau cuộc họp anh gọi lại cho Triplec nhiều lần nhưng vì giận và bướng nên Triplec không chịu nghe!). Đứng ra đường vẫy xe nhờ người giúp thì hết xe này tới xe khác cứ chạy qua. Trời thì cứ tối dần và nước mắt Triplec đã bắt đầu rơi. Cuối cùng thì có một cái xe tải nhỏ dừng lại. Một người đàn ông trung niên da đen bước ra. Vui vẻ và thân thiện, người đàn ông đấy hỏi han sự tình, kiểm tra xe và nhanh chóng ra phía sau xe, mở cửa sau (loại xe hatchback), lật tấm lót sàn xe lên và lấy ra một túi dụng cụ cơ khí cùng một cái lốp ô tô, nhỏ hơn chiếc đang lắp ở xe một chút và bắt tay vào thay lốp xe cho Triplec. Trước khi thay lốp xe thì anh ta cũng trấn an Triplec là anh ta trước là thợ cơ khí ô tô nên việc này rất đơn giản, không có gì phải lo lắng. Vì mệt và buồn nên Triplec cũng chẳng nói chuyện gì nhiều với người đàn ông ấy, cứ ngồi bệt bên vệ đường chờ anh ta sửa xe cho mình. Chừng sau 15 - 20 phút lốp xe đã thay xong và trời thì cũng đã tối. Triplec định trả tiền bồi dưỡng nhưng anh ta nhất định không nhận, chỉ hỏi địa chỉ nơi Triplec đang ở nhờ và nói sẽ đi kèm Triplec về nơi ở vì Triplec đã rẽ ngược đường. Anh ta cũng cẩn thận dặn Triplec là cái lốp xe này là lốp dự trữ, nhỏ hơn lốp chuẩn của xe nên sáng hôm sau cần đi ra hiệu để thay lốp trước khi đi trả xe để đảm bảo an toàn. Nói chung người đàn ông da đen đó là một người rất tốt, tốt và chu đáo vô cùng. Kèm Triplec đi về tới cổng khu nhà Triplec ở nhờ mới vượt xe lên vẫy tay chào tạm biệt. Mặc dù trong lòng còn nhiều lo lắng vì chuyện giấy tờ và giận hờn người bạn nhưng lòng tốt của người đàn ông da đen đã khiến Triplec thấy ấm lòng và được an ủi rất nhiều. Quả thực là nếu buổi chiều tối hôm đó Triplec không gặp người đàn ông tốt bụng ấy thì không biết điều gì sẽ xẩy ra với Triplec.
Đấy là chuyện bên Mỹ. Ở Việt Nam Triplec cũng gặp người tốt nhiều lắm. Triplec cũng đã từng được trả lại tiền bỏ quên ở KS như bạn của LK. Mới đầu năm ngoái thôi Triplec có dịp đi công tác tại Sóc Trăng, nghỉ tại khách sạn Quê Hương 1 tuần. Buối tối cuối đợt công tác cô bé trong ban tổ chức đến thanh toán tiền công tác cho Triplec, tất cả để trong một chiếc phong bì. Triplec nhận xong cảm ơn cô bé và để luôn phong bì ở đầu giường vì đang ngồi lướt web trên giường, ngại đứng lên lấy ví ra để cất tiền. Sáng hôm sau dậy sắp đồ để chuẩn bị trả phòng Triplec vẫn nhớ là phải cất tiền trong phong bì vào ví và nhớ là đã cầm cái phong bì đó lên để lấy tiền ra cất đi. Trước khi kéo va ly ra khỏi phòng khách sạn Triplec còn nhìn khắp phòng một lượt và thấy cái phong bì trên gối nhưng tin chắc rằng đó chỉ là cái phong bì rỗng.
Trên suốt chặng đường từ Sóc Trăng đi về Cần Thơ và trong chuyến bay Cần Thơ - Hà Nội Triplec cũng chẳng suy nghĩ gì, chỉ mải tán chuyện và vô tư... ngủ. Cho tới khi tới sân bay Nội Bài, lấy hành lý xong xuôi, đang đẩy ra ngoài đón taxi thì thấy cô bé lo việc hậu cần của đoàn có cuộc gọi tới. Nghe điện thoại xong cô bé quay ra hỏi mình có để quên tiền trong khách sạn ở Sóc Trăng không, khách sạn Quê Hương gọi ra nói trong phòng mình có một phong bì tiền. Triplec nói chắc là không nhưng vẫn mở túi và ví ra kiểm tra thì đúng là chẳng có khoản tiền công tác phí ở trong đó. Có lẽ là trong lúc sắp đồ Triplec đã định cất tiền vào vì nhưng vì lấy cái nọ vào, bỏ cái kia ra rồi lại quên nhưng trong bụng thì lại nghĩ đã cất tiền rồi!
Vì cô bé trong đoàn là người làm thanh toán cho Triplec nên cô ấy nhớ chính xác số tiền có trong phong bì và khớp với khách sạn. Sau đó thì khách sạn Quê Hương nói Triplec cho số tài khoản để sang tuần ra ngân hàng gửi tiền cho Triplec (hôm đó là ngày cuối tuần, ngân hàng không làm việc). Thực sự là Triplec ấn tượng và cảm kích vô cùng vì sự trung thực và lòng tốt của các nhân viên khách sạn QH, đặc biệt là của cô bé nhân viên dọn phòng. Số tiền trong phong bì với nhiều người không lớn nhưng có lẽ nó bằng vài tháng lương của cô bé dọn phòng và phong bì của Triplec thì không dán kín!
Tất cả những người tốt xung quanh, những điều tốt Triplec đã gặp hoặc chỉ là đọc trên báo hoặc nghe nói đến như chương trình từ thiện Áo ấm cho em do ca sĩ Hoàng Thùy Linh khởi xướng hay chương trình Bữa cơm có thịt của nhà báo Trần Đăng Tuấn cùng rất nhiều những câu chuyện về người tốt việc tốt khác khiến Triplec tin rằng còn nhiều người không vô cảm với những con người và cuộc sống xung quanh. Cho dù hàng ngày Triplec vẫn thấy trên báo, vẫn nghe kể về cái giá của việc làm nguời tốt nhưng cũng như LK Triplec nghĩ đó chỉ là những cá biệt trong xã hội. Sẽ không bao giờ hết người vô cảm cũng như sẽ không bao giờ hết lý do để khiến người ta trở lên vô cảm. Mỗi người đều có lý do cho các hành động của mình và Triplec không phê phán hay chỉ trích ai cả. Triplec cũng không phải là người chỉ biết nhìn cuộc sống qua một lăng kính mầu hồng. Cuộc sống là có được, có mất, có nụ cười và có nước mắt, có chân thành và có cả dối trá. Con người chúng ta sống cũng có cả lý trí và tình cảm nhưng đôi khi cần để lý trí sang một bên để cuộc sống của mình được nhẹ nhàng hơn. Triplec tin rằng với nhiều người khi làm điều tốt đều có lẽ không suy tính mình sẽ được gì, mất gì, chỉ là hành động như một lẽ tự nhiên. Triplec vẫn nhớ một câu chuyện được đọc khi còn bé, trong đó khi cậu con trai xin phép mẹ làm một điều gì đó cho bạn mà Triplec không nhớ rõ, người mẹ đã nói một câu mà Triplec nhớ mãi: Làm người tốt thì không cần phải xin phép!
Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt.
Triplec 7.4.2013
kehotro
08-04-2013, 10:48 AM
Khi KHT viết về tài sản của con người, KHT muốn nói đến điều kiện, mà cái điều kiện ấy nó thuộc về người được cho là vô cảm!
Bạn phải là người có thời gian mới có thể tận tình giúp người khác mà nó không ảnh hưởng đến công việc của bạn. Bạn cũng phải có chút đỉnh tiền dư để có thể trả tiền taxi hay xe cứu thương để đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Liệu bạn đủ thời gian và bản lĩnh để trả lời các câu hỏi của CA khi họ nghi ngờ bạn là người gây tai nạn? Bạn có trong người một số tiền lớn để trả tiền cho bệnh viện nhằm cấp cứu người bị nạn trong cơn nguy kịch hay không? Bệnh viện không bỏ tiền chùa để làm những việc như vậy! Họ chỉ sơ cứu mà thôi!
Bạn thấy cụ già hay người tàn tật bán vé số để mưu sinh. Bạn muốn mua để giúp họ mặc dù thừa biết mua chỉ để xé. KHT từng mua và không hề dò xem trúng hay trật. Bỏ bóp vài ngày rồi vất vào thùng rác! KHT làm vậy từ trước khi báo Thanh Niên đăng loạt bài về vé số chỉ bán ra chưa tới 30% lượng vé mà vẫn có lãi !
Vụ Bác sĩ của bệnh viện Nhi Đồng gây tai nạn liên hoàn trên đường Lý Thái Tổ. Đoạn video quay lại cho thấy những khuôn mặt hớn hở của những kẻ vô nhân đạo cướp tiền của người bị tai nạn mà không hề giúp đỡ hay đưa họ đi cấp cứu.
Điều kiện mà KHT đưa ra, nó ngược lại với cái mà chị Oa đã nghĩ!
Độc hành
10-04-2013, 01:08 AM
........người mẹ đã nói một câu mà Triplec nhớ mãi: Làm người tốt thì không cần phải xin phép!
.................................................. ........................
Triplec 7.4.2013
Dù trong suy nghĩ vẫn thấy có chút lấn cấn, nhưng ĐH vẫn đồng ý với Triplec là câu nói này nghe qua rất hay. Vậy ĐH xin phép được mượn nó để nối tiếp câu chuyện.
“Làm người tốt không cần phải xin phép” ?
ĐH thấy có 2 vấn đề ở đây .
Vấn đề thứ nhất : “Vậy, như thế nào là người tốt ?”
Định nghĩa như thế nào là người tốt thực sự quá rộng, vậy có lẽ chỉ nên xoáy đúng vào trọng tâm chủ đề đang bàn để thử tìm câu trả lời:
- Có phải người tốt là người sẵn sàng dẹp bỏ lý trí, hy sinh nhiều thứ để giúp đỡ người bị hoạn nạn dù đó là ai, bất chấp hậu quả từ đó có thể gây khốn đốn, khổ đau cho cả gia đình mình, với niềm tin là gia đình của mình dù bị ảnh hưởng thê thảm thế nào cũng không bao giờ phản đối khi mình làm người tốt ?
- Hay người tốt là người rất sợ gia đình,người thân của mình lâm vào cảnh khốn khó, nên luôn ý thức né tránh mọi nguy hại cho bản thân, giữ cho mình được an toàn, vững vàng về mọi mặt, hầu có điều kiện phụng dưỡng đầy đủ cho ông bà, cha mẹ , làm tròn trách nhiệm với vợ (chồng), nuôi dạy con cái nên người ?
Nhìn nhận thế nào cũng có cái cái lý của nó cả, tùy theo nhận thức và trải nghiệm sống của từng người thôi. Cái đáng bàn là “người tốt” theo kiểu “đối ngoại”với người xa lạ thì luôn được tôn vinh là người có lòng nhân ái, còn “người tốt” theo kiểu “đối nội” với người thân trong gia đình lại thường bị xem là người vô cảm.
Vấn đề thứ hai: Có thật là “Làm người tốt không cần phải xin phép” không ?
ĐH xin kể những câu chuyện thật 100%:
1- Một chiều trên đường đi làm về, qua một quãng đường khá vắng, ĐH thấy ở phía trước có 4 thanh niên trên 2 chiếc xe máy kè sát một cô gái đi chiếc xe tay ga. Cô gái vùng vằng la lớn một câu gì đó rồi tấp xe vào sát lề đường. Thấy xe ĐH trờ tới nên mấy thanh niên kia rồ ga vọt đi. ĐH dừng xe bên cạnh cô gái và hỏi: ” –Có chuyện gì xảy ra vậy ? Cô có cần giúp gì không ?” Cô gái ngồi yên trên xe,mặt tái xanh, một tay túm hai vạt áo khoác, một tay xoắn chặt lấy chiếc túi đeo trên vai và lắc đầu nguầy nguậy. Biết cô ấy sợ nên ĐH nhẹ nhàng nhắc lại: “-Cô đừng sợ.Tôi chỉ muốn giúp cô thôi. Đoạn đường này khá vắng. Nếu cô muốn, tôi sẽ chạy xe kèm bên cạnh cô cho đến khi ra tới chỗ đông người.” Câu trả lời vẫn là cái lắc đầu, nhưng còn quyết liệt hơn. Lúc này chiều đã muộn, một nam một nữ dừng xe giữa quãng đường vắng, vài người chạy xe qua tò mò cứ ngoái đầu ngó lại, cộng thêm thái độ cương quyết từ chối của cô gái, ĐH thấy không tiện kéo dài tình trạng này nên quyết định thôi, nhưng vẫn bỏ ngỏ một giải pháp cuối cùng: “–Cô không cần giúp nên tôi đi đây. Nhưng nếu cô sợ phải đi trên đường vắng một mình, thì hãy chạy ngay phía sau tôi. Tôi sẽ chạy chậm chậm để cô theo kịp”. Khi ĐH cho xe chạy đi thì nghe tiếng xe cô ấy khởi động, nhưng sau đó nhìn vào gương chiếu hậu thì thấy cô ấy đã quay đầu xe chạy về hướng ngược lại.
2- Một lần khác cũng trên đường phố , đang đi bỗng ĐH nghe đánh ầm một tiếng ở phía trước. Hai phụ nữ đã đứng tuổi, đèo nhau trên chiếc xe máy cùng một số bao túi lỉnh kỉnh, không hiểu vì va quẹt hay sao đó mà ngã lăn ra giữa đường, đồ đạc văng tứ tung. Khi ĐH chạy tới thì thấy giữa những túi xốp, bao giấy, hộp rơi vãi, có một túi da đeo vai khá sang trọng nằm tênh hênh trên đường. Giữa đường phố xe cộ đông đúc thế này, chiếc túi đó rất dễ là miếng mồi ngon cho những kẻ bất hảo, bởi chúng chỉ cần lướt xe ngang qua, thò chân xuống móc một phát là xong. Hết sức thận trọng, ĐH dừng xe sát bên chiếc túi, không cúi nhặt mà chỉ dẫm chân lên quai để giữ, miệng gọi, tay đưa cao ra dấu, chỉ xuống chiếc túi. Nhưng hai người phụ nữ lúc đó, một người còn đang dựng xe lên và đưa vào trong, người kia thì đang mải gom nhặt các thứ khác nên không nghe thấy. Lúc đó, một chiếc xe bus từ phía sau chạy tới bấm còi liên tục vì ĐH đang dừng xe giữa đường. ĐH ra dấu xin tài xế xe bus thong thả một chút nhưng anh ta vẫn cứ nhấn còi và khoát tay bảo phải tránh đường gấp gấp. Bất đắc dĩ ĐH cúi xuống nhặt chiếc túi. Nhưng tay vừa chạm túi, chưa kịp xách lên đã nghe tiếng la toáng: “Này, này, ông kia ! Túi của người ta đấy. Bỏ xuống !” Và người phụ nữ xồng xộc chạy tới giật lấy chiếc túi, mắt bà ta còn liếc ngang liếc dọc xem ĐH có nhặt món gì khác nữa bỏ trên xe không.
3- Dẫn chứng kế tiếp là bài báo mà ĐH đã đưa ở CM trước đây:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/539921/bi-danh-vi--tra-lai-cua-roi.html
Bình luận của người xem cho rằng nạn nhân này thực sự có lòng tốt muốn trả lại của cho người mất, nhưng nếu ông ấy đừng gọi để trả trực tiếp, mà đến CA địa phương để “xin phép” trả lại của rơi cho người bị mất thì làm gì nên nỗi ?
Trong 3 câu chuyện kể trên, ở chuyện thứ nhất, nếu ĐH tiếp tục lì lợm làm “người tốt” mà bất cần cô gái ấy cho phép thì hậu quả gì sẽ xảy ra sau đó, mọi người có thể dễ dàng đoán được. Trong câu chuyện thứ hai, dù đã hết sức thận trọng và không hề có ý xấu, nhưng trong tình huống bất ngờ, ĐH chỉ mới chạm vào cái túi xách trong khi chưa có sự đồng ý của chủ nhân, thì người ta đã nhìn mình như một tên trộm cắp. Còn câu chuyện thứ ba thì đã rõ, nạn nhân dám “làm người tốt mà không cần xin phép” nên mới nhận một trận đòn tơi tả đến nỗi phải vào bệnh viện
Vậy thì “Làm người tốt không cần phải xin phép” chỉ có thể đúng ở xứ khác. Còn ở VN, trong khuôn khổ nội dung đang đề cập, ĐH vô cùng nghiêm túc mà “phản biện” rằng : Muốn làm người tốt là phải xin phép !
:nguroi:
yeu100C
10-04-2013, 09:52 AM
Lại được đọc nhiều điều hay và nhiều bài viết hay của các bác.
Y100 xin gió đôi điều suy ngẫm và đúc kết
1. Người tốt là người sống có trách nhiệm và luôn đúng mực trong cuộc sống cũng như công việc
Đúng mực có nghĩa là proper action. Có nghĩa là mình làm cái gì thích đáng với hoàn cảnh.
2. Người tốt nếu không giúp được người khác thì ít ra cũng phải lương thiện không tham của người khác. Sống và tồn tại bằng đôi tay và khối óc của mình hoặc của ông bô và mẹ mình ( tại vì chẳng may be mẹ mình giàu thì mình cũng không nên từ chối thừa kế nhỉ)
3. Người tốt không thể ích kỷ làm cái gì cũng tốt cho bản thân mình chỉ trách nhiệm với bản thân mà quên đi người thân và xã hội.
Tóm lại làm người tốt rất khó vì em không phải là người tốt lắm đâu ạ, ai mà xúc em là em hận cả nhà nó luôn đấy ạ
Triplec
11-04-2013, 12:29 AM
Anh Độc hành thân mến,
Anh đã hiểu sai ý của Triplec khi trích dẫn câu nói "Làm người tốt thì không phải xin phép" rồi. Câu nói ấy được trích ra trong một câu chuyện kể về một cậu bé trai xin phép mẹ để làm một việc tốt cho bạn và người mẹ đã dậy con trai như vậy. Và cuối cùng, sau câu trích dẫn Triplec có nói thêm rằng "Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt". Tất cả để nói về phản ứng của gia đình khi có một người thân trong gia đình làm điều tốt và "không phải xin phép" ở đây là không phải xin phép những người trong gia đình. Đó là một cách giáo dục con cái mà Triplec rất ấn tượng và nghĩ rằng mình cũng chịu ảnh hưởng trong giáo dục các con mình. Tạo cho con cái thói quen độc lập suy nghĩ, quyết định và đặc biệt cho con hiểu làm được điều tốt cho người khác thì không nên chần chừ. Còn để cho con trẻ có thể biết được thế nào là tốt, thế nào là không tốt đó là trách nhiệm của người làm cha mẹ (và nhà trường). Với ý nghĩa của câu trích dẫn của Triplec, trong một ngữ cảnh như vậy thì các ví dụ mà anh đưa ra, từ các bài báo hay từ kinh nghiệm của bản thân anh, là không phù hợp.
Về nội hàm của khái niệm người tốt, như mọi khái niệm thuộc phạm trù đạo đức khác, nó rất... trừu tượng, không phải như "1 + 1 = 2". Mặc dù vậy, nó cũng có những quy chuẩn xã hội nhất định: những hành vi, những cách ứng xử như thế nào được coi là tốt; những hành vi, những cách ứng xử như thế nào được coi là chưa tốt. Trong phạm vi thảo luận của chủ đề này, các anh chị em trong diễn đàn thảo luận về vấn đề vô cảm và có ý kiến nói về việc làm người tốt thật khó, tức sống sao cho khỏi bị coi là người vô cảm thật là khó. Vì vậy, khái niệm người tốt trong phạm vi thảo luận ở đây, tự trong thảo luận của mọi người đã thu hẹp nó về nghĩa làm người tốt là người không vô cảm. Tất nhiên, làm người tốt không chỉ có vậy.
Triplec rất tán đồng với quan điểm của Yeu100C, người tốt là người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và với xã hội và luôn đúng mực trong mọi hành động của mình. Còn hành đông như thế nào để được coi là đúng mực thì nó phụ thuộc vào nhận thức và nền tảng giáo dục của mỗi người. Triplec nhớ cách đây mấy tháng báo chí có viết về vụ một cô gái bị bọn cướp chặt đứt cổ tay khi đang đi trên một đoạn đường khá vắng vẻ ở thành phố HCM, trời thì tối. Báo chí nói về việc có nhiều người chạy xe qua, cả ô tô xe máy, thấy cô gái bị thương, đang quỳ bên đường mà không có một động thái gì. Báo chí đã nói và phê phán những con nguời vô cảm đó. Tất nhiên những người bị coi là vô cảm đó chắc đa phần đều có những biện minh cho mình. Người đời chắc cũng không nỡ trách nếu trong số những con người đang vội vã bỏ qua cô gái đáng thương đó có một người con đang vội về đưa mẹ đi cấp cứu hay một người chồng có vợ ở nhà đang đau đẻ chờ chồng về để đưa đi bệnh viện hay một người bố đang vội vã phóng xe về vì ở nhà báo đứa con nhỏ học tiểu học mọi hôm vẫn tự về nhà từ cuối giờ chiều mà nay vẫn chưa thấy đâu... Hành động bỏ qua cô gái bị thương của những người đó vẫn có thể được xã hội chấp nhận, được coi là đúng mực xét trong hoàn cảnh của họ khi ấy và trong bối cảnh trên đường vẫn còn những con người, những xe cộ khác vẫn đang ngược xuôi mà không phải ai trong số đó cũng có việc khẩn cấp phải về ngay. Cũng trong câu chuyện về cô gái bị chém đứt cổ tay đó báo chí cũng kể có một người thanh niên đã dừng xe lại định giúp cô gái, sau đó đã bị bọn cướp quây lại định tấn công và người thanh niên đó đã phải phóng xe chạy đi (để báo công an hay dân phòng gần đó). Hẳn tất cả mọi người đọc tin đó đều cho là người thanh niên đó là người tốt và không ai cho rằng việc người thanh niên phóng xe chạy đi sau đó là vô cảm với cô gái.
Như Triplec đã nói trong buổi trước, sẽ không bao giờ hết những người vô cảm và không bao giờ hết lý do để khiến người ta trở nên vô cảm hay biện minh cho sự vô cảm của mình. Tuy nhiên, từ những trải nghiệm của cá nhân, từ những gì đã nhận được từ những người tốt mà mình may mắn được gặp trong đời, Triplec nghĩ mình sẽ cố gắng để trái tim mình không chai sạn, không dửng dưng với những hoàn cảnh không may mắn quanh mình. Báo chí nói nhiều về sự vô cảm, về những con người vô cảm, về cái giá phải trả cho việc làm người tốt. Tuy nhiên báo chí cũng nêu rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Thậm chí ngay cả khi báo chí không tôn vinh thì quanh ta vẫn có rất nhiều những tấm gương, những con người như vậy. Đó là điều Triplec vẫn lấy để động viên mình, để không bị những bài báo giật gân làm mình có cái nhìn tiêu cực và có thái độ tiêu cực đối với những con người và xã hội xung quanh.
Làm người tốt thật khó nhưng Triplec tin rằng đó là cái đích mà mỗi người luôn muốn hướng tới tự trong tâm.
Triplec 11.4.2012
Độc hành
11-04-2013, 09:44 PM
Anh Độc hành thân mến,
Anh đã hiểu sai ý của Triplec khi trích dẫn câu nói "Làm người tốt thì không phải xin phép" rồi. ................................................
Triplec 11.4.2012
Triplec thân,
Trong các topic mà nội dung thuộc dạng này, trước khi nêu lên ý kiến của mình , ĐH thường đọc rất kỹ bài mà mình muốn tham gia rồi suy nghĩ cặn kẽ, đôi khi phải để đến một hai ngày, bởi ĐH vẫn cho rằng đọc vội vàng rồi trả lời cẩu thả là mình không tôn trọng người khác. Cho nên, qua bài viết trước và lời giải thích kế đó của Triplec, ĐH thấy mình hiểu hoàn toàn đúng như Triplec giải thích chứ không sai, có chăng là chúng ta còn chưa suy nghĩ như nhau trong một số vấn đề.
Giống như cuộn chỉ rối, muốn tháo gỡ phải tuần tự từng chút một. ĐH cũng xin xếp ra đây từng vấn đề một để gỡ, và tránh cho bài đừng quá dài, những phần không quan trọng lắm ĐH xin hẹn lại ở một CM khác
Có một câu chuyện “tếu” thế này: Một anh ở Nam Cực gọi điện cho một anh đang ở sa mạc Sahara. Anh này than trời nóng như điên, anh kia cãi lại là trời đang lạnh cóng cả người. Cứ thế hai anh cãi nhau tưng bừng.
Để không xảy ra chuyện dở hơi như hai anh chàng đó, nên dù đang “nóng bức giữa mùa hè”, ĐH vẫn thích thú đọc cẩn thận toàn bộ bài viết “mát lạnh như đầu xuân” của Triplec mà không chút thắc mắc , bởi ĐH ý thức được chúng ta đang có sự khác biệt: Một người “đã thấy quan tài” rồi, còn một người thì tự nhận là chưa.
Rồi đến đoạn cuối cùng, bài viết đột ngột trích dẫn lời của người mẹ dạy con trong một tác phẩm nào đó: “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!”
Thông thường theo ĐH biết, ở những bài viết dạng này, sau khi tác giả trình bày hết mọi ý ở thân bài, thì phần kết thúc thường mang những thông điệp quan trọng nhất. Xem lại bài từ đầu thì ĐH thấy mình nhận định chắc chắn không sai. Tác giả không vô tình và cũng không lạc đề. Sau những câu chuyện kể về người tốt bên trên, thì đây chính xác là thông điệp mà tác giả muốn gửi đi. Và vì thông điệp này đã không còn là vấn đề nhận định chuyện vô cảm hay không vô cảm, nên khi thấy “lấn cấn” với nội dung của nó, ĐH mới xin phép tiếp tục câu chuyện từ chỗ này. (Cũng xin được nói thêm, câu nói này mang nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, mà những nội dung này thì rất hấp dẫn đối với ĐH. Chắc bởi vì thế, nên ngày xưa ĐH mới chọn sư phạm, và cái nghề đầu tiên trong đời ĐH là đi “gõ đầu trẻ”.)
ĐH thấy mình đã hiểu đúng như Triplec giải thích: “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” là câu nói của một bà mẹ dạy con, được trích từ một câu chuyện nào đó mà Triplec đã đọc , và Triplec chỉ bổ sung thêm một câu bên dưới : "Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt".
Và như thế, khi ĐH phản biện câu “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” - với đúng ngữ cảnh trong gia đình người mẹ dạy con - là ĐH phản biện chính tác giả của câu nói đó, chứ không phải phản biện Triplec. Triplec chỉ đọc rồi thích nó, cho nên không phải chịu trách nhiệm gì về chuyện đúng sai của câu nói này. Cả hai chúng ta đều chỉ là người đọc và nêu ý kiến đánh giá của riêng mình về tác phẩm đó mà thôi. ĐH cũng chưa bao giờ được đọc tác phẩm này ở đâu khác, mà chỉ đọc từ bài của Triplec. Nên khi đánh giá nó thì không riêng ĐH, mà cho dù là bất cứ một ai khác trong trường hợp này, cũng buộc phải giữ nguyên gốc như Triplec đã đưa lên, chứ không thể cộng thêm vào đó một câu, một từ nào khác không thuộc về tác giả rồi đánh giá nó được.
"Không phải xin phép" ở đây là không phải xin phép những người trong gia đình – đó chỉ là cách hiểu và giải thích của Triplec - một người đã trưởng thành. ĐH cho rằng khi được dạy “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” thì không đứa trẻ nào phân tích được như Triplec cả. Một ông bố nói với con gái : “Bố sẽ không lại gần những ai lười vệ sinh tắm rửa hàng ngày !” thì chiều hôm đó, lúc mẹ đưa đi tắm, cô bé lôi hết mấy con búp bê và chú gấu bông to xù theo vào phòng tắm: “Bố bảo không cho ai lười tắm hàng ngày lại gần, mà khi con nằm với bố, con lại hay ôm chúng”. Cách hiểu của trẻ con là như vậy đấy.
Dù để nguyên văn đúng như trong bài của Triplec:
“…người mẹ đã nói một câu mà Triplec nhớ mãi: Làm người tốt thì không cần phải xin phép!
Gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt.”
Hay thử nối 2 câu vào một cách liền lạc :
“Làm người tốt thì không cần phải xin phép, bởi gia đình chúng ta chắc sẽ không bao giờ phản đối khi ta làm người tốt”
Thì nó vẫn là câu đố hóc búa ngay cả đối với người lớn, khi từ câu nói này phải suy luận được rằng : Ngoài phạm vi gia đình thì phải hỏi ý kiến người cần giúp hoặc xin phép cơ quan hữu trách trước khi muốn ra tay giúp người.
Và phản biện của ĐH không chỉ nhằm nhấn mạnh cho rõ nội dung quan trọng đó, mà còn mở rộng luôn đến “phải xin phép ngay cả trong gia đình”, thì không phù hợp chỗ nào ?
Dù không thấy Triplec đề cập, nhưng tiện thể ĐH vẫn xem lại luôn cách hành văn và dùng từ của mình trong bài phản biện, cũng không thấy gì không phù hợp với người lớn và cả trẻ con.
Hay nội dung các ví dụ đã đưa ra không phù hợp để giáo dục trẻ ? Hãy thử đưa các tình huống trong các ví dụ của ĐH vào áp dụng cho việc giáo dục trẻ xem sao :
-Với ví dụ 1 :
Khi muốn giúp đỡ một bạn hoặc một người nào đó, trẻ nên ân cần hỏi trước: “-Bạn bị làm sao thế ? Để tôi giúp nhé ?” Nếu người ta đồng ý thì mới giúp. Người ta từ chối thì đừng cố giúp mà nên đi tìm người lớn. Như vậy sẽ tế nhị và lịch sự hơn nhiều chứ nhỉ ?
-Với ví dụ 2:
Khi thấy ai đó đánh rơi đồ đạc, trẻ nên lên tiếng gọi người đó trước: “- Bác ơi, bác đánh rơi…này” rồi sau đó hãy nhặt. Có thể người đánh rơi chưa nghe kịp, nhưng những người chung quanh đó sẽ nghe và hiểu hành động của trẻ hoàn toàn xuất phát từ lòng tốt. Tránh chuyện người lớn hiểu lầm rồi xúc phạm đến trẻ.
-Với ví dụ 3:
Khi nhặt được một món đồ không phải của mình, nếu ở nhà thì trẻ nên đưa ngay cho cha mẹ, nếu ở trường thì nộp thẳng cho thầy cô và báo rõ nơi đã nhặt được nó. Chuyện trả lại cho người đánh rơi là chuyện của người lớn. Tránh cho trẻ tự mở xem vì tò mò hay để tìm tên, địa chỉ người đánh rơi, tai hại khôn lường.
ĐH thật sự không tìm thấy gì không phù hợp với cả người lớn và trẻ con trong bài phản biện của mình. Có chăng sự khác nhau là Triplec muốn giáo dục con theo như bài viết :”… Tạo cho con cái thói quen độc lập suy nghĩ… ” Rất tốt. Có sao đâu ? Diễn đàn có cái tuyệt vời ở chỗ đó. Mọi ý kiến tranh luận đều có giá trị như nhau và cùng tồn tại. Người đọc sẽ tự chọn lọc lấy những gì phù hợp nhất cho mình. Ớt cay có thể tối kỵ với người này nhưng lại là gia vị không thể thiếu cho người kia.
Tuy nhiên, không loại trừ mình vẫn còn sai sót đâu đó mà vì chủ quan nên chưa nhìn thấy, ĐH vẫn mong đợi sự góp ý tận tình, chi tiết, nếu Triplec sẵn lòng.
Còn về chủ đề chính, ĐH không hề cổ súy cho lối sống vô cảm, và đã trình bày rõ trong các CM trước:
“…Bởi nhiều nguyên nhân, mỗi người thể hiện “tấm lòng” của mình một cách, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, và như thế thì chưa chắc người không hành động gì để giúp đỡ người hoạn nạn đã là người vô cảm.”
Và:
“…ĐH vẫn cầu mong cho những người tốt bụng đừng ai phải “thấy quan tài” để rồi “đổ lệ” , cho người người cư xử với nhau tràn đầy lòng nhân ái, như vậy cuộc sống sẽ tươi đẹp và đáng sống hơn. Đừng ai như ĐH - con chim đã trúng tên nên cứ thấy cành cong là khiếp sợ.”
Đúc kết những ý kiến của mình, ĐH xin góp thêm vài điều vào “12 điều không thể và có thể”:
-Người ta có thể thấy được tấm lòng nhân ái của những người góp nhiều tiền của để làm từ thiện, nhưng người ta không thể thấy được tấm lòng nhân ái của những người chỉ có thể làm từ thiện bằng lời cầu nguyện.
-Người ta có thể gửi vô vàn lời cảm tạ quan khách đến dự tang lễ có mang theo vòng hoa hoành tráng và phong bì phúng điếu dày cộp, nhưng người ta lại không thể gửi một lời cảm ơn nhỏ nhoi cho người nhặt ve chai tình cờ đi qua đám tang đã đứng lại ngã nón, cúi đầu.
Riêng định nghĩa hay khái niệm về người tốt, trong bài trước của mình ĐH đã nói rõ là nó quá sâu rộng. Đó là một cuộc đua marathon mà ĐH không có ý định tham dự, vì biết mình không đủ sức.
Thân.
Triplec
12-04-2013, 04:55 AM
Anh Độc hành thân mến,
Anh đã đúng khi nói rằng Triplec đã không vô tình và không lạc đề khi kết thúc bài viết (ngày 7.4) của mình bằng việc trích dẫn về câu nói "Làm người tốt thì không phải xin phép" và đưa vào một câu kết của bản thân Triplec nữa. Đúng là Triplec đã không vô tình và không lạc đề. Một người nào đó không tham gia vào cuộc thảo luận về chủ đề "vô cảm" này và không theo dõi đầy đủ các bài viết, ý kiến của mọi người từ đầu thì có thể nghĩ như vậy nhưng với anh Độc Hành thì Triplec nghĩ là không.
Bài viết của Triplec trao đổi về nhiều vấn đề, nhiều quan điểm, câu chuyện được đề cập trong các bài viết của một số anh chị em trước đó. Bài của Triplec có đề cập tới câu chuyện một người bạn ở Mỹ khuyên Triplec ở cái đất Mỹ đừng bao giờ cho người khác đi nhờ xe để nói lên rằng việc nhiều người e ngại "làm ngưòi tốt thật khó"không chỉ có ở mỗi Việt Nam. Hay câu chuyện thứ hai về người đàn ông da đen nhặt được chiếc điện thoại của Triplec cũng để minh chứng rằng làm người tốt thật khó bởi Triplec đã từng ở vị thế người được giúp mà đã nghi ngờ lòng tốt của người khác. Câu chuyện thứ 3 và thứ 4 nói về những tấm lòng tốt Triplec đã được gặp ở cả nước ngoài, cả Việt Nam và qua đó Triplec cũng muôn nói lòng tốt có thể ở quanh ta và ngay cả ở Việt Nam nó cũng không phải là điều xa xỉ hay hiếm hoi. Câu chuyện thứ 3 của Triplec, với chi tiết về việc Triplec đứng vẫy mãi đề nhờ giúp đỡ mà không có ai dừng xe lại để cũng một lần nữa nói rằng sự vô cảm hay nỗi sợ, nỗi e ngại làm người tốt cũng không phải hiếm ở nước Mỹ và không phải chỉ ở Việt Nam mới có. Qua câu chuyện thứ 3 Triplec cũng muốn nói rằng nếu chỉ cần chúng ta không vô cảm, không sợ làm người tốt một chút thôi thì có thể đã giúp người khác được rất nhiều. Triplec đã kể lại một số câu chuyện của bản thân và qua đó cũng chia sẻ quan điểm của Triplec về vấn đề "vô cảm" và "làm người tốt", những vấn đề được đề cập tới trong các bài viết trước đó của một số anh chị và các bạn tham gia chủ đề thảo luận này. Và mặc dù Triplec không trích dẫn lại bài viết của các anh chị, các bạn trước đó (trừ phần trích dẫn của LK để làm đề dẫn) nhưng những người theo dõi thảo luận sẽ biết các quan điểm của Triplec chỗ nào giống của ai, chỗ nào không giống của ai và thông tin trao đổi của Triplec ở chỗ này là đề cập tới vấn đề nào được nêu trong bài của ai (hoặc của những ai)... Hẳn là anh Độc hành cũng thấy như vậy.
Cũng theo một cách thức nhập đề và dẫn dắt câu chuyện, chia sẻ thông tin và quan điểm như vậy Triplec nói về vấn đề làm người tốt và thái độ của gia đình đối với việc một người thân trong gia đình làm điều tốt. Trong phần này Triplec chỉ đề cập tới việc làm người tốt có phải xin phép người thân trong gia đình không, chỉ trong phạm vi đó và tin rằng những người theo dõi cuộc thảo luận này, đặc biệt là anh Độc Hành hiểu điều đó. Tại sao như vậy? Đó là vì phần nói chuyện về gia đình và làm người tốt ở đây liên quan tới vấn đề anh Độc Hành đã nêu ra trước đó về những điều anh cho là vô cảm với người thân trong gia đình với rất nhiều giả thiết cụ thể. Triplec không có thói quen đi vào từng câu từng chữ của người viết mà luôn hiểu xem tìm ý nghĩa khái quát của cả một câu hay một đoạn văn người viết muốn nói lên điều gì. Và với ý của anh là cho là vô cảm khi để mẹ già ngóng cửa, đề người vợ lo lắng chờ cơm, để đứa con bơ vơ cổng trường... Triplec đã kể về câu chuyện người mẹ dậy con, trích dẫn câu nói của người mẹ và tất cả là để đưa tới câu kết cuối cùng của Triplec và cũng là ý quan trọng nhất mà Triplec muốn trao đổi ở đây, đó là có thể mẹ già ta đã phải ngóng cửa, vợ ta đã phải đợi cơm, con ta đã phải chờ trước cổng trường nhưng khi biết lý do khiến ta đã làm người thân trong gia đình trông mong lo lắng như vậy là bởi ta vừa làm điều tốt cho người khác thì chắc cũng sẽ không phản đối. Đó cũng là lý do vì sao câu cuối Triplec để ngắt dòng, là cách để Triplec nhấn mạnh ý mình và cũng là một cách để kết bài. Câu trích dẫn "làm người tốt thì không phải xin phép" là trong ngữ cảnh như vậy, làm đề dẫn cho câu kết về gia đình và làm người tốt của Triplec. Chính vì vậy Triplec mới nói anh Độc Hành đã hiểu sai câu trích dẫn của Triplec khi đưa ra những ví dụ về việc phải xin phép người ngoài hay "đương sự" mà không có một ví dụ nào về việc cần phải xin phép hay không phải xin phép người trong gia đình khi làm điều tốt và những ví dụ của anh đã không phù hợp là vì vậy.
Khi đưa ra một câu trích dẫn mà mình cho là thích và làm đề dẫn cho một ý kiến của mình theo cùng chiều hướng đó thì cho dù câu trích dẫn không phải là của mình nó cũng nói lên quan điểm của mình. Chính bởi vậy Triplec nghĩ rằng mọi người đều hiểu trong bài viết ngày 7.4 của Triplec với cách trích dẫn như vậy, đưa ra câu kết như vậy thì câu trích dẫn đó cũng chính là quan điểm của Triplec. Và đã là quan điểm của mình thì nếu cần có thể tranh luận để bao vệ quan điểm của mình. Tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình (mà cuối cùng cũng có thể là thấy quan điểm của mình và cũng là quan điểm của tác giả câu trích dẫn là sai) chứ không phải đi bảo vệ cho trách nhiệm phát ngôn của tác giả câu trích dẫn. Anh Độc Hành có thể phản biện lại tác giả của câu trích dẫn và Triplec vì đồng quan điểm với tác giả nên nếu cần thì có thể tranh luận lại để bảo vệ quan điểm của mình chứ không phải là đi ôm trách nhiệm phát ngôn của người khác vào người để mà đi bảo vệ.
Mặc dù ở trên Triplec nói về việc có thể tranh luận để bảo về quan điểm của mình trong trường hợp trích dẫn câu nói của người khác mà mình đồng quan điểm, tuy nhiên trong phần trao đổi với anh Độc Hành ở bài trước (11.4) bởi Triplec đã nói các ví dụ của anh không phù hợp với ngữ cảnh trích dẫn và hàm ý của mình nên Triplec không đi vào tranh luận hay trao đổi về quan điểm của anh Độc Hành về việc làm người tốt có cần phải xin phép không (Nhân tiện đây thì Triplec muốn nói rằng Triplec không cho là việc cứ "lì lợm" hay nằng nặng đòi giúp người khác trong khi người ta muốn chối từ mới là không vô cảm với người khác hay mới là người tốt).
Còn một điểm nữa là Triplec thấy mình và anh Độc Hành khác nhau nhiều trong cách tiếp cận, tìm hiều bài viết của người cùng tham gia thảo luận hay tranh luận với mình. Như đã nói, Triplec không hay đi vào tiểu tiết từng câu chữ mà luôn muốn tìm ý nghĩa chính hay hàm ý của một câu nói, một đoạn văn hay cả bài viết của người viết. Anh Độc Hành thì lại cẩn trọng tra cứu và nghiên cứu từng câu chữ để đảm bảo rằng không hiểu sai người viết và để thể hiện sự tôn trọng người viết, theo như anh nói. Và cũng bởi vậy, trong các bài viết của anh Độc Hành, ngoài việc luận giải ý kiến của ngưòi khác rất cụ thể anh nêu các ý kiến của mình với các dẫn chứng, ví dụ cũng vô cùng cụ thể. Tuy nhiên, Triplec e rằng đôi khi việc luận giải quá cụ thể lại làm mất đi ý nghĩa tổng quảt của một câu nói hay một đoạn văn cũng như việc đưa ra các dẫn chứng quá cụ thể làm hạn chế góc nhìn về một vấn đề và có thể dẫn đến sự sai lệch trong cách hiểu về một vấn đề. Ví dụ như khi bàn về khái niệm thế nào là người tốt anh đưa ra hai ý kiến để mọi người thảo luận:
"- Có phải người tốt là người sẵn sàng dẹp bỏ lý trí, hy sinh nhiều thứ để giúp đỡ người bị hoạn nạn dù đó là ai, bất chấp hậu quả từ đó có thể gây khốn đốn, khổ đau cho cả gia đình mình, với niềm tin là gia đình của mình dù bị ảnh hưởng thê thảm thế nào cũng không bao giờ phản đối khi mình làm người tốt ?
- Hay người tốt là người rất sợ gia đình,người thân của mình lâm vào cảnh khốn khó, nên luôn ý thức né tránh mọi nguy hại cho bản thân, giữ cho mình được an toàn, vững vàng về mọi mặt, hầu có điều kiện phụng dưỡng đầy đủ cho ông bà, cha mẹ , làm tròn trách nhiệm với vợ (chồng), nuôi dạy con cái nên người ?"
Hai ví dụ của anh đối ngược nhau hoàn toàn và anh muốn mọi người chọn một, cái này hoặc cái kia, như thế này mới là tốt hay người như thế kia mới là tốt trong khi thực tế thì con người ta thường không suy nghĩ và ứng xử cực đoan như thế. Trong các trao đổi trước đó cũng không có ai nói người tốt hoặc là phải như thế này (trường hợp 1) hoặc phải như thế kia (trường hợp 2). Ví dụ như khi chị Oa-nữ hay anh LK nói muốn được làm người không vô cảm (người tốt) để tâm được an, để tối có thể kê cao đầu ngủ Triplec tin rằng các anh chị ấy cũng không cho rằng mình "sẵn sàng dẹp bỏ lý trí, hy sinh nhiều thứ để giúp đỡ người bị hoạn nạn dù đó là ai, bất chấp hậu quả từ đó có thể gây khốn đốn, khổ đau cho cả gia đình mình, với niềm tin là gia đình của mình dù bị ảnh hưởng thê thảm thế nào cũng không bao giờ phản đối khi mình làm người tốt?" Chẳng lẽ những người tốt nhất định phải là người không cót lý trí và vô cảm với gia đình hay sao? (viết đến đây tự nhiên Triplec lại nghĩ, không biết có cần phải nói với anh Độc Hành rằng lúc trước Triplec có nói đôi khi mình cần để lý trí sang một bên để cuộc sống được nhẹ nhàng thì không có nghĩa Triplec cho rằng để làm người tốt, để nhẹ nhàng trong tâm thì cần vứt bỏ mọi lý trí?).
Triplec cũng không cho rằng tất những người sống có trách nhiệm với gia đình, sợ gia đình, người thân mình lâm vào cảnh khốn khó, người muốn được phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, nuôi dạy con nên người.... lại phải nhất thiết giữ mình đến mức không thể, ví dụ, dừng xe để hỏi thăm một cô gái đang kêu gọi sự giúp đỡ bên đường, xem cô ta cần gì và mình có thể giúp gì... Người tốt, như Yêu 1000C đã nói, là ngưòi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội và biết cư xử đúng mực hay thích hợp theo hoàn cảnh. Bởi vậy việc anh Độc Hành quy người tốt về một trong hai trường hợp rất cụ thể và với ranh giới rõ ràng như trên theo Triplec là không phù hợp.
Hay như khi Triplec nói về việc mình tán đồng quan điểm "làm người tốt thì không cần xin phép" để dạy con... "nếu có thể làm được điều tốt cho người khác thì không nên chần chừ". Hàm ý của Triplec như đã nói ở trên là mình dạy con nếu có thể làm được điều tốt cho ai thì hãy làm luôn đừng băn khoăn mẹ cha, ông bà hay người thân của minh có cho phép hay không. Tuy nhiên anh Độc Hành lại đưa ra những ví dụ cụ thể (1, 2, 3) và nói trước khi giúp người ta thì phải như thế này, như thế kia mới là phải, mới là lịch sự, là tế nhị, vân vân và vân vân... Tuy nhiên như Triplec đã nói, đôi khi ta càng cụ thể lại càng thiếu. Khi nói "không nên chần chừ" là Triplec nói về việc dạy cho con trẻ ý thức sắn sàng giúp đỡ người khác khi có thể chứ không phải để dạy con rằng khi thấy cần giúp ai thì cứ lao bổ vào giúp người ta theo ý mình mà không cần biết việc giúp đó có làm người ta phiền không, có bất lịch sự không, có làm người ta hiểu lầm mình không... Đó là về cách ứng xử, là một vài trong số những kỹ năng sống, kỹ năng mềm mà những người làm cha mẹ cũng cần dậy con mình. Tuy nhiên đó không phải điều Triplec muốn nói ở đây, không phải hàm ý trong câu nói của Triplec. Không có nghĩa khi mình nói cần rèn ý thức cho con là mình bỏ lơi việc hướng đẫn con kỹ năng sống. Không có nghĩa khi mình nói về việc dạy con có ý thức làm người tốt là mình đã quên việc dạy con làm người lễ phép...
Với những khác biệt về cách tiếp cận vấn đề trong trao đổi, thảo luận và tranh luận như vậy nên Triplec thấy thật khó mà có thể tiếp tục trao đổi với anh Độc Hành về chủ đề này bởi sẽ dẫn đến việc đôi bên hoặc đi bắt bẻ ý kiến của nhau hoặc mất thì giờ giải thích cho nhau tại sao tôi lại nói thế nọ, tại sao tôi lại viết thế kia. Vậy nên xin phép anh Triplec sẽ dừng ở đây. Tuy nhiên nếu thấy Triplec nói chưa thỏa đáng thì anh vẫn có thể phản bác lại ý kiến của Triplec nếu anh thấy cần. Mặc dù vậy, cho dù ý kiến anh thế nào thì Triplec cũng xin phép không tiếp tục tham gia cùng anh bởi e ngại về những sa đà không đâu.
Xin cảm ơn anh đã cùng trao đổi với Triplec.
Trân trọng,
Triplec 12.4.2013
kehotro
12-04-2013, 10:37 AM
KHT thấy Thượng đế chỉ công bằng khi cho chúng ta mỗi người có 24h/ ngày! Tất cả những cái còn lại đều có sự khác biệt và ngay cả bản thân chúng ta khi quyết định dồn sự đầu tư vào vấn đề gì đó, nó cũng tạo ra thêm khoảng cách và sự khác biệt so với những người khác.
Và nói cho cùng, ta muốn làm gì cũng chỉ có thể gói gọn chúng trong khả năng của mình. Vượt quá khả năng là điều không thể khi còn có nhiều thứ khác mà ta buộc phải quan tâm. Vậy nếu cảm thấy có thể thì thực hiện còn không thể thì đành chịu!
Vấn đề ở đây, chúng ta đang nói đến sự vô cảm nhưng nó chỉ phản ảnh dưới góc độ quan tâm đến một phần tử nào đó bị lọt vào hoàn cảnh đáng thương. Nhưng KHT bây giờ đặt vấn đề rộng hơn là Trung Quốc bắn tàu của ngư dân VN. Những nước tiên tiến yêu chuộng hoà bình trên Thế giới, họ đã làm gì khi cũng chỉ toàn toan tính, cân nhắc sự lợi hại khi họ dây vào?
Dân VN biểu tình phản đối TQ có hành động gây hấn, chiếm ngư trường truyền thống của VN, cướp đi chén cơm của đông đảo ngư dân VN nhưng liệu họ có được phép biểu tình để làm điều tốt đó không?
Có nhiều thứ mà ngay cả Thượng đế cũng chỉ biết cười trừ!
Độc hành
12-04-2013, 11:08 AM
Anh Độc hành thân mến,
............ Vậy nên xin phép anh Triplec sẽ dừng ở đây. Tuy nhiên nếu thấy Triplec nói chưa thỏa đáng thì anh vẫn có thể phản bác lại ý kiến của Triplec nếu anh thấy cần. Mặc dù vậy, cho dù ý kiến anh thế nào thì Triplec cũng xin phép không tiếp tục tham gia cùng anh bởi e ngại về những sa đà không đâu.
Xin cảm ơn anh đã cùng trao đổi với Triplec.
Trân trọng,
Triplec 12.4.2013
Triplec thân,
Rất cảm ơn Triplec đã chịu khó để đọc bài và đã cho phép ĐH nói thêm lần nữa nếu cảm thấy cần. Và sau giải thích này, ĐH cũng sẽ xin phép dừng lại để tỏ lòng tôn trọng.
Theo ĐH, hình như Triplec đang không được bình tĩnh, chứ một người như Triplec thì ĐH không tin là không đọc kỹ bài của ĐH trước khi nêu ý kiến.
ĐH biết rõ là chúng ta đang có sự khác biệt nên toàn bộ ý kiến của Triplec ĐH vẫn vui vẻ đọc , và trong ngữ cảnh Triplec mượn câu nói đó để làm đề dẫn cho câu kết , ĐH vẫn rất tôn trọng chứ không phản bác gì. ĐH chỉ xin mượn câu nói trong sách đó để tiếp tục câu chuyện theo hướng bàn về cái đúng, cái sai của chính nó.
Nhưng ngay cả khi ĐH giải thích rõ trong CM trên rằng:
"Và như thế, khi ĐH phản biện câu “Làm người tốt thì không cần phải xin phép!” - với đúng ngữ cảnh trong gia đình người mẹ dạy con - là ĐH phản biện chính tác giả của câu nói đó, chứ không phải phản biện Triplec. Triplec chỉ đọc rồi thích nó, cho nên không phải chịu trách nhiệm gì về chuyện đúng sai của câu nói này."
Đã có nghĩa rất rõ, ĐH chỉ phản biện nó ở ngữ cảnh người mẹ dạy con trong quyển sách, , nhưng Triplec vẫn cứ đưa vào ngữ cảnh Triplec mượn nó để làm đề dẫn cho câu kết về gia đình và làm người tốt rồi nghĩ là ĐH đang tấn công Triplec.
Bây giờ ĐH đã hiểu rằng, khi Triplec đã dùng câu nói đó trong ngữ cảnh mượn nó để làm đề dẫn cho câu kết, thì ĐH không được phép bàn luận về nó trong một ngữ cảnh nào khác.
Vậy thì dù ĐH không xin muợn câu nói này từ bài của Triplec, mà dẫn từ một quyển sách nào đó vào đây để phản biện thì vẫn bị mang tiếng là đang tấn công Triplec thôi.
Không sao. ĐH thành thật xin lỗi Triplec, nếu đã làm phiền.
Thân.
Đ.H
Lão K
13-04-2013, 06:37 AM
Vấn đề ở đây, chúng ta đang nói đến sự vô cảm nhưng nó chỉ phản ảnh dưới góc độ quan tâm đến một phần tử nào đó bị lọt vào hoàn cảnh đáng thương. Nhưng KHT bây giờ đặt vấn đề rộng hơn là Trung Quốc bắn tàu của ngư dân VN. Những nước tiên tiến yêu chuộng hoà bình trên Thế giới, họ đã làm gì khi cũng chỉ toàn toan tính, cân nhắc sự lợi hại khi họ dây vào?
Dân VN biểu tình phản đối TQ có hành động gây hấn, chiếm ngư trường truyền thống của VN, cướp đi chén cơm của đông đảo ngư dân VN nhưng liệu họ có được phép biểu tình để làm điều tốt đó không?
Có nhiều thứ mà ngay cả Thượng đế cũng chỉ biết cười trừ!
Vấn đề này có vẽ hấp dẫn, chắc đúng tần số LK rồi.
Tại sao trông cậy vào nước khác "thương hại" trong khi mình không thương được dân mình?
Tiền nhân ta đã đổ biết bao xương máu cho hai chữ "độc lập", bây giờ có chuyện, tại sao đòi người khác phải thương mình? Trên bình diện thế giới, không bao giờ có chuyện nước này thương nước khác, tất cả mọi thứ đều dựa trên quyền lợi và tất cả mọi người dân trên thế giới, bất kỳ nước nào, đều được dạy rằng "quyền lợi của quốc gia là tối thượng". Do đó, nếu trông cậy vào sự bênh vực, can thiệp của nước khác giúp mình thì đó là chuyện không tưởng.
Dân VN biểu tình phản đối TQ có hành động gây hấn, chiếm ngư trường truyền thống của VN, cướp đi chén cơm của đông đảo ngư dân VN nhưng liệu họ có được phép biểu tình để làm điều tốt đó không?
Nhìn bọn Tàu phù gây hấn, hiếp đáp ngư dân, không chịu nổi nên phải lên tiếng bằng cách đi biểu tình ủng hộ dân mình. Chuyện này hoàn toàn đúng và đó là điều tốt cần phải làm nhưng chuyện lớn phải để người lớn lo. Người lớn tin là với tinh thần hiếu hoà của dân tộc mình (ngoại trừ lúc bị ức hiếp quá chịu không nổi nên phải "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào") và quan hệ hữu hảo dựa trên 16 chữ vàng của Tàu và Việt, mình có thể vạch ra các điều xấu để tụi nó ... mắc cở không dám sai phạm nữa:nguong:. Biểu tình không ích lợi gì mà còn làm cho tình trạng rối rắm thêm. Do đó, muốn làm điều tốt này, mình cần xin phép, xin được thì làm, không được thì ... cũng tốt vì mình đã nghĩ, đã thương những ngư dân bất hạnh rồi. Mà đã nghĩ tới thì chắc chắn mình không phải là người vô cảm. Trong trường hợp này, đúng là phải xin phép mới được làm người tốt.:rolleyes:
Tuy nhiên LK cũng có một phương cách khác để làm người tốt mà không cần xin phép ai cả. Cách này rất dễ và cũng rất khó. Đừng nói LK dụ "người lớn làm bậy" nha. LK thuộc loại hèn bẫm sinh nên chuyện gì dính tới chính trị, LK co giò chạy trước.
Biết ngừơi, biết ta, trăm trận trăm thắng, câu hỏi đầu tiên là "Tại sao lúc này mấy thằng Tàu phù hung hăng như vậy?".
Câu trả lời rất đơn giản, đó là mặc cảm hèn kém của chủ nghĩa dân tộc Đại Háng (không phải ý kiến của LK, đó là nhận định của các chiến lược gia hàng đầu của Mỹ và Âu Châu). Nhìn lại lịch sử, Tàu là một chuổi ngày dài chinh phục, xâu xé lẫn nhau để thống nhất thành một nước nhưng Háng tộc không mạnh như bọn nó rêu rao. Bọn này đã từng bị vó câu của những người Mông Cổ dày nát (Mông Cổ đã thất bại thãm thương 3 lần ở Việt Nam dưới tài điều quân thần sầu, tuyệt diệu của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) và gần nhất trong lịch sử cận đại, nhà Háng bị Mãn Thanh tiêu diệt và đó cũng là triều đại cuối cùng của bọn Tàu phù. Trước thế chiến thứ hai, xứ sở có số dân đông nhất thế giới gục đầu trước mấy anh Nhật lùn. Nếu không nhờ chiến thắng của Đồng Minh và thất bại của Nhật Bản, chắc còn lâu lắm bọn Háng mới thoát ra khỏi sự thống trị của xứ Phù Tang. Với bản chất ăn cháo đái bát, sau đó bọn Háng quay lại đối đầu với Anh, Pháp và Hoa Kỳ là những người ơn giúp họ thoát khỏi sự đô hộ của Nhật.
Dùng lợi thế dân đông, Tàu trở thành xưởng sản xuất rẽ mạt cho cả thế giới. Người ta thường nói "nước mạnh, dân giàu" nhưng ở Tàu thì nước mạnh nhưng dân nghèo (ngoại trừ một thiểu số cực giàu và bọn này đang tìm cách hạ cánh an toàn ở các xứ khác trên thế giới. Theo thống kê của Wall Street Journal, hơn 1000 tỷ US dollars đã chảy ra khỏi Tàu trong năm 2012. Cũng trong năm này, 19% những cuộc giao dịch địa ốc ở Orange County California, còn được gọi là Quận Cam, nơi có nhiều người Á Châu ở, được thanh toán bằng tiến mặt ). Với số tiền tích tụ được, phú quý sinh ra lễ nghĩa, bọn Tàu tìm cách "khẳng định đẳng cấp" của mình (nghe giống mấy hotboy, hotgirl nhưng than ôi, đó là thực tế) bằng cách quấy động biển Đông.
Kinh tế của các quốc gia Âu Mỹ tuỳ thuộc vào sự tiêu xài của dân chúng. Nếu người dân có việc làm, tiêu xài nhiều, kinh tế lên và ngược lại. Các quốc gia này thuộc loại dân giàu, có thể tự sản xuất và tiêu xài với nhau nên tương đối độc lập với nước ngoài. Trái lại, đa số dân Tàu nghèo nên kinh tế tuỳ thuộc vào sự đặt và mua hàng của nước ngoài. Nếu đầu vào bị chặn lại, đầu ra sẽ bị táo bón và các chiếc tàu ngoài biển Đông chỉ còn là đống sắt hen rỉ trôi lều bều trên kinh rạch.
Như vậy cách chặn đầu vào hữu hiệu nhất là đừng mua đồ "made ở Tàu phù" nữa. Nói dễ nhưng làm thì khó vô cùng. Có những món đồ chỉ có bọn Tàu làm, không mua thì lấy gì xài? Có những món đồ mắc hơn rất nhiều nếu mua của nước khác, ... Thôi thì tuỳ theo từng trường hợp, ráng mua ít chút nào hay chút nấy, có nghĩ tới để hạn chế, còn hơn không.
Có người nói LK làm chuyện ruồi bu, mầy không mua thì người khác mua cũng vậy. Vấn đề là ở đây, không lẽ thấy người khác làm người tốt mình mới làm theo sao?
Sự tẩy chay hàng Tàu có ảnh hưởng tới tụi nó không? Không ai biết được điều này nhưng LK thấy gần đây, các đại gia trong hàng may mặc như Ralph Lauren, CK, Tommy Hillfiger,... đã có hàng sản xuất từ các nước khác. Trước đây hơn 90% hàng của họ made in China.
Các nhóm bạn trẻ Nhật, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Vietnam làm việc chung với nhau không ngừng nghĩ chống lại bọn Tàu bằng đường kinh tế. Họ quảng bá các tin tức xấu của Tàu trên mạng, gởi email đến các hãng sản xuất, hăm doạ tẩy chay, post các review,... Họ làm tất cả những gì có thể được trong khả năng của mình. Kết quả ra sao? Không ai biết vì đó là bí mật kinh tế của từng hãng. Nhưng có một điều chắc chắn là những bạn trẻ đó tối ngủ rất ngon vì cái tâm của họ được an. Họ làm điều tốt mà không cần xin phép ai cả, không cần biết có "người tốt" nào làm chung với họ không. Họ làm điều tốt chỉ vì đó là điều tốt và điều đó cần phải làm.
Khi chiến tranh xãy ra, một đồng vào túi bọn Tàu phù là một viên đạn bắn vào dân mình.
Khi nhìn bức ảnh này, nhìn sự nhẫn nhục chịu đựng trong ánh mắt của người dân xứ Quãng
http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/cncSgNIM8n_qWr2Yz0R_uA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTUwMA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/thanhnien.com.vn/taucaTQ2-20130327-132508-269.jpg
mình có tự hỏi "trong phát đạn bọn cướp Tàu phù bắn ra, có bao nhiêu hạt thuốc súng của mình góp vào" không?
kehotro
13-04-2013, 10:58 AM
Anh Lão K đặt câu hỏi rất hay! Tại sao mình không thương dân mình mà phải trông cậy vào nước khác?
Vấn đề này nó không còn thuộc về khả năng của VN nữa rồi! Cho dù Dư luận Thế giới có lên án những hành động gây hấn thái quá của TQ thì TQ vẫn tiếp tục hành động bằng việc tăng cường thêm các tàu dưới cái tên gọi : Hải giám để khống chế phần biển đảo của VN, khuyến khích ngư dân TQ đổ xô vào vùng biển VN đánh bắt và khai thác hải sản. Xây dựng khu du lịch, xây dựng sân bay. Tổ chức các tour du lịch đến vùng hải đảo có tranh chấp với VN. Chuyến thăm Hải Nam của Tập Cận Bình vừa qua chính là động thái xúc tiến những bước tiếp theo.
Cứ cái đà này thì chẳng bao lâu, TQ sẽ hoàn thành được âm mưu chiếm đóng và khống chế gần như toàn bộ biển Đông của phía VN. Khi tàu TQ nổ súng vào ngư dân VN, bắt tàu và giam ngư dân VN. VN chúng ta đã không thể đáp trả vì lo sợ một cuộc chiến không cân sức xảy ra. Lúc đó, sẽ còn tồi tệ hơn!
Vậy tại sao người Phi và người Mã dám nổ súng khi TQ cho tàu vào vùng biển của họ? Bởi họ có Mỹ chống lưng còn ta không có ai chống nếu TQ lợi dụng sự đáp trả để châm ngòi cho cuộc chiến!
Vậy một tương lai gần là ta mất dần biển đảo bởi chẳng thể tự mình bảo vệ mình. Cho dù ta có thương mình thì cũng chỉ khóc than cho số phận khi ở gần bên một tên nhà giàu tham lam hiểm độc mà thôi!
Vấn đề không còn trong nằm trong sự kiểm soát, chi phối của bản thân VN ta nữa anh LK ơi! Do vậy mà KHT cũng rất đau lòng! Giờ chỉ biết hy vọng vào sự tính toán của các nước khác không muốn TQ vì chiếm được biển Đông của VN mà phát triển hải quân lớn mạnh thêm!
Độc hành
13-04-2013, 02:01 PM
Các bạn,
KHT đã nêu lên vấn đề "... Trung Quốc bắn tàu của ngư dân VN", và với Lão K , vấn đề này đã "đúng tần số". Riêng đối với bản thân ĐH, xin thú thật với các bạn, đó không chỉ đơn thuần là một vấn đề bàn luận, hay chỉ là một tần số yêu thích, mà đó lại là nỗi đau, nối căm hận suốt 39 năm, kể từ 1974, khi Trung Quốc đổ quân cướp mất Hoàng Sa của VN.
Nếu nói theo kiểu "đao to búa lớn" thì có thể gọi ĐH là "chứng nhân lịch sử" (khiếp !), còn nói một cách khiêm nhường, ĐH chỉ là một trong những quân nhân Hải Quân VNCH đã có mặt trong trận hải chiến vô cùng thê thảm đó. Gót chân bị vỡ nát vì đạn pháo Trung Quốc, mấy mươi năm nay dấu sẹo chưa mờ, day mạnh vẫn còn đau, ĐH luôn xem nó như lời nhắc nhở nghiêm khắc : "Không được phép lãng quên !".
Trận chiến bị lãng quên suốt mấy mươi năm, đến bây giờ, nhân chuyện Trung Quốc hành xử bá quyền trên biển Đông, báo chí trong nước mới dám nhắc lại. Một số ý kiến trong nước còn đề nghị nhà nước công nhận các binh sĩ VNCH hy sinh trong trận hải chiến này là liệt sĩ .
Đọc các tư liệu, những tường thuật về trận hải chiến đó trên các báo trong nước, rồi xem những bài viết, nghe những cuộc phỏng vấn ở nước ngoài, thật tình ĐH không biết nên cười hay nên khóc. Người ta đánh bóng bản thân mình nhiều quá, người ta tự ái lớn quá nên thêm thắt biết bao điều không thật, mà chẳng một ai thừa nhận lỗi ở chính mình. "Mỹ và TQ bắt tay thỏa thuận cho TQ chiếm Hoàng Sa của VN năm 1974" ư ? Láo toét cả đấy !
Vậy nên ĐH cũng như KHT, rất ủng hộ bài viết của Lão K với câu hỏi xoáy động tâm can những người có lòng yêu nước: "Tại sao mình không thương dân mình mà phải trông cậy vào nước khác?". Nhưng xin các bạn thông cảm, vì một số mặt còn yếu trên chính diễn đàn của chúng ta - các bạn chắc cũng nhận biết - nên ĐH chỉ có thể nêu ý kiến đến đây thôi, rồi đứng bên lề để hưởng ứng mà không thể tiếp tục tham dự thêm.
Xin nhắc lại rằng, với đề tài này ĐH sẽ luôn cổ vũ các bạn.
kehotro
14-04-2013, 10:19 AM
Tuy các báo trong nước đều đưa tin về việc này nhưng khi viết về đề tài này, người viết buộc phải cân nhắc cái gì có thể và cái gì không thể!
Nên biết mình là ai và đang ở đâu.
kehotro
22-04-2013, 10:00 AM
Tương trợ người cô thế
TT - Hai bạn đọc có chung suy nghĩ này khi gửi bài hoặc gọi đến đường dây nóng của Tuổi Trẻ, từ đó Tuổi Trẻ có được 2 loạt bài nóng quanh tấm vé số trúng thưởng không được nhận và chuyện một người tốt bị đánh vì trả lại của rơi.
Và Giải thưởng làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 3-2013 đã trân trọng trao đến hai bạn đọc này.
Góp lộ phí để ông Tùng đi kiện
Ngay khi đọc xong bản tin của Tuổi Trẻ về việc ông Dương Văn Tùng (ở An Giang) mua vé số của Công ty Xổ số kiến thiết (XSKT) Kiên Giang nhưng không được nhận thưởng chỉ vì sơ ý làm vé bị rách, ông Nguyễn Quang Sơn (TP Đà Nẵng) đã gửi đến Tuổi Trẻ bài viết “Phải xét trả thưởng cho ông Tùng” (Tuổi Trẻ đã đăng ngày 28-3). Bài viết được dư luận đồng tình và khơi mạch cho nhiều bạn đọc cung cấp thông tin và cùng bàn về chuyện trao giải thưởng cho tờ vé số chẳng may không còn lành lặn.
Vốn là đại lý vé số cấp 1 ở Đà Nẵng, ông Sơn nói: “Là người trong nghề nên tôi cam chắc cách hành xử của Công ty XSKT Kiên Giang chưa hợp tình hợp lý. Vậy nên tôi ngồi vào bàn viết một mạch tất cả suy nghĩ về những gì mình biết, hiểu về thế giới vé số. Để thuyết phục hơn, tôi còn lục tìm thông tư 65 của Bộ Tài chính quy định về “Điều kiện của vé lĩnh thưởng” để nói cho hết tình đạt lý”. Tiếp sau đó, ông Sơn gửi đến Tuổi Trẻ thêm một bài viết tựa đề “Nhiều người sẽ sụp đổ niềm tin nếu...” (Tuổi Trẻ ngày 2-4), như một thông điệp gửi đến giám đốc Công ty XSKT Kiên Giang.
“Tôi làm như vậy là để người mua vé số có thêm niềm tin bởi mua vé số là xây dựng đất nước mà... - ông Sơn tâm sự và nói thêm - Ngày trước tôi ít khi để ý đến báo chí lắm. Nhưng kể từ hôm báo Tuổi Trẻ có bài viết chia sẻ về số phận của một người bán vé số ở Đà Nẵng không may qua đời vì tai nạn giao thông thì tôi nhận ra sự đồng cảm của Tuổi Trẻ với người nghèo, nhất là với những người đi bán vé số. Lần này, Tuổi Trẻ lại tiếp tục đề cập đề tài vé số và lại liên quan đến người nghèo nên tôi quyết định viết bài chia sẻ cùng Tuổi Trẻ”.
Nhận giải thưởng từ Tuổi Trẻ, ông Sơn vui nhưng lại tha thiết đề nghị: “Tôi xin gửi lại số tiền và thông qua báo Tuổi Trẻ gửi đến Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng 1 triệu đồng, 500.000 đồng gửi cho Quỹ công tác xã hội báo Tuổi Trẻ. Riêng 500.000 đồng còn lại nhờ Tuổi Trẻ giúp trao tận tay cho ông Dương Văn Tùng như một phần lộ phí để ông Tùng đi kiện nếu Công ty XSKT Kiên Giang nhất quyết không trả thưởng”.
Không để người tốt bị oan trái
Hơn 700 phản hồi của bạn đọc đã bày tỏ bức xúc khi đọc bài viết “Bị đánh vì... trả lại của rơi” trên Tuổi Trẻ ngày 27-3. Người cung cấp thông tin giúp Tuổi Trẻ làm nên bài viết nóng này là chị Nguyễn Thị Vân, một doanh nhân ở Hà Tĩnh.
Từng làm việc ở tỉnh Lâm Đồng những năm trước đây, chị kể mới đây đã có dịp trở lại Lâm Đồng. Ngày 22-3, chị cùng hai người dân đi cắm mốc lô đất ở thôn Phú Hội, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Hôm đó, hai vợ chồng ông Nông Văn Sanh (trú tại thôn Văn Minh, xã Tân Văn) cũng đang làm nương gần đó. Câu chuyện bắt đầu khi chiếc xe đò dừng lại bên đường cho khách đi vệ sinh và có người nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ của một người ở Phú Hội. Ông Sanh thấy vậy mới nói cứ để ví lại, ông sẽ điện báo người bị mất đến lấy. Người nhặt ví đòi ông Sanh 3 triệu đồng mới đưa ví, nhưng ông Sanh nói không có tiền nên người này vứt chiếc ví lại khi xe đò chuẩn bị chạy.
Chứng kiến việc này nên trưa hôm đó khi vào quán ăn cơm, chị Vân hỏi chuyện ông Sanh về chiếc ví rồi gọi theo số máy ghi trong giấy tờ trong ví để báo tin cho người đánh rơi đến nhận lại. “Người nghe điện thoại trả lời: Tôi là người mất giấy tờ. Chị ở đâu cho tôi chuộc. Tôi báo địa điểm nhưng mãi không thấy ai đến nên chú Sanh gọi tiếp. Một lúc sau tôi thấy 6-7 người đến. Khi tôi đang thẩm tra tên tuổi người đến nhận so với giấy tờ trong ví thì chú Sanh kể chuyện người thanh niên nhặt được chiếc ví. Mới nghe đến đó, mấy người nhào vô còng tay chú Sanh và định còng cả tay tôi nhưng may có chú Hà, công an viên Phú Hội, là người quen nên thôi. Tiếp đó họ chở chú Sanh về trụ sở Công an Phú Hội xa 7km mặc cho chú không có mũ bảo hiểm. Thấy vụ việc bất an, tôi và vợ chú Sanh cùng đi theo. Tại trụ sở Công an Phú Hội, thấy họ đánh chú Sanh nên tôi gọi điện công an Văn Minh đến bảo lãnh, đưa chú về” - chị Vân kể.
“Trên đường về, tôi vừa tức vừa nghĩ mình là nhân chứng, thấy người dân làm việc thiện nhưng bị oan trái mà không được đưa lên báo thì nhiều người khác sợ, không dám làm việc tốt. Vì thế tôi quyết định báo tin cho Tuổi Trẻ. Tôi là bạn đọc lâu năm của Tuổi Trẻ nên biết báo sẽ đưa thông tin này lên nhanh và chính xác. Kết cục đúng như vậy” - chị Vân chia sẻ.
ĐĂNG NAM - VŨ TOÀN
Theo Tuổi Trẻ.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.