Boulevard
22-04-2012, 01:16 PM
Bà Hoàng Yến: “Tôi chấp nhận quyết định của Quốc hội”
TTO - Đó là ý kiến của bà Đặng Thị Hoàng Yến trong buổi đối thoại với báo chí ngày 21-4 quanh việc bà bị kiến nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Tuổi Trẻ xin trích lược một số nội dung của cuộc đối thoại này.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560418
Bà Đặng Thị Hoàng Yến trong buổi đối thoại với báo chí. Ảnh: Trần Tiến Dũng
* Tuổi Trẻ: Bà cho rằng sở dĩ không khai thông tin về về việc đã vào Đảng là do không ai yêu cầu. Có phải Ủy ban bầu cử tỉnh Long An chưa làm tốt công tác hướng dẫn kê khai lý lịch?
- Hoàn toàn đúng như thế. Khi tôi kê khai không có ai hướng dẫn. Ngày 14-3-2011 người của tôi đi nộp hồ sơ, Sở Nội vụ trả lại do chưa điền đầy đủ thông tin. Ngày 18-3 tôi đem nộp lại. Sở Nội vụ tỉnh Long An thấy đã đáp ứng yêu cầu rồi nên nhận hồ sơ. Trong hướng dẫn của Sở Nội vụ không nói phải đề cập đến người chồng đã ly hôn và việc tôi vào Đảng hay chưa?
* Tuổi Trẻ: Còn trong lý lịch cá nhân bình thường, bà có kê khai đầy đủ không?
- Tôi tin chắc chưa có ai, kể cả thông lệ ở Mỹ, không ai khai chồng đã ly hôn. Tôi biết các đại biểu Quốc hội khóa XIII này cũng không người nào khai mình đã từng ly hôn.
* Riêng về vấn đề từng là Đảng viên, bà có kê khai trong lý lịch bình thường?
- Có, lý lịch xin nhập cảnh sang Mỹ, lí lịch khi thành lập doanh nghiệp tôi đều có kê khai.
* Đến lúc làm hồ sơ ứng cử viên có ai hỏi về chuyện này?
- Không.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560426
Toàn cảnh bà Hoàng Yến gặp gỡ báo chí. Ảnh; T.T.D
* Tuổi Trẻ: Bà cho rằng bà không có lỗi trong việc kê khai không đầy đủ lý lịch. Lỗi ở đây là của các cơ quan chức năng tỉnh Long An?
- Không hẳn như vậy. Tôi tin mỗi người đều làm việc đúng quy định. Tuy nhiên cuộc sống luôn vận động. Bản thân tôi không nghĩ sẽ xảy ra chuyện như hôm nay. Nếu biết tôi đã khai đầy đủ. Tôi không cố tình giấu diếm. Ủy ban bầu cử cũng vậy. Có thể là do sơ suất. Đây cũng là bài học trong công tác tổ chức.
* Một báo khác: Nhiều “cây đa, cây đề” của Quốc hội đều cho rằng bà không trung thực. Tới đây bà có thể bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội. Bà làm gì trước nguy cơ này?
- Tôi đã viết đơn trình bày là sẽ chấp nhận mọi quyết định của tổ chức. Tuy nhiên tôi cũng yêu cầu làm rõ ba vấn đề:
Một là Quốc hội khóa XIII này không chỉ có mình tôi mà có vài trường hợp tương tự như tôi. Trước đó họ là Đảng viên nhưng khi khai lý lịch ứng cử cũng không đề cập.
Thứ hai, nhiều đại biểu khác cũng trong tình trạng hôn nhân như tôi, nhưng có ai khai không?
Thứ ba, từ tháng 11-2011 tôi có văn bản gửi Ban công tác đại biểu của Quốc hội vì phát hiện lý lịch của tôi bị tẩy xóa, viết lại bằng tay. Tôi yêu cầu làm rõ nhưng đến nay chưa trả lời.
* Một báo khác: Lý lịch của bà bị sửa đổi những gì?
- Phần khai về hôn nhân của tôi. Tôi khai không có chồng, nhưng không hiểu vì lý do gì mà cạo đi thay bằng chữ “đã mất”.
* Một báo khác: Bà có thể liệt kê ra một số đại biểu Quốc hội không khai từng là Đảng viên và có chồng đã ly hôn như bà?
- Tôi không cho rằng họ làm như vậy là sai, nên không có lý do gì để nói tên tuổi họ ra. Một mình tôi chịu đủ rồi.
* Tuổi Trẻ: Trong dịp 8-3-2011 bà đã tặng quà gồm bộ áo dài và tiền mặt 200.000 đồng cho cả ngàn hội viên phụ nữ ở bốn huyện bà ứng cử đại biểu Quốc hội. Trong khi đó các huyện khác bà không làm vậy. Nhiều cử tri cho rằng bà làm như thế là để lấy lòng họ, nói thẳng ra là mua phiếu bầu. Bà nói gì chuyện này?
- 18-19 năm qua Tập đoàn Tân Tạo do tôi lãnh đạo đã đóng góp nhiều tỉ đồng cho công tác xã hội ở VN. Khi tôi còn ở Mỹ, chưa về VN, tôi cũng đã cho tiền xây trường, tài trợ mổ tim. Nói tôi dùng tiền đi mua phiếu bầu sẽ làm thui chột truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Tôi tặng quà cho phụ nữ, những người không chồng con (ý bà Yến nói các bà Mẹ VNAH-PV) là việc làm bình thường.
* Tuổi Trẻ: Có lần bà phát biểu tại nghị trường Quốc hội đề xuất làm luật bảo vệ bí mật đời tư. Có phải vì lúc đó chuyện bà và ông Jimmy Trần lùm xùm trên báo nên bà mới đề nghị như thế?
- Quy trình làm luật ít nhất phải khóa sau, nhanh lắm là cuối khóa mới có luật đó. Tôi hiểu thế này, Quốc hội là cơ quan làm luật, quyền riêng tư là luật cơ bản trong các công ước quốc tế và cả trong hiến pháp cũng có nêu. Quyền cơ bản đó đối với người VN, kể cả tôi, chưa được thực thi. Quyền tối thiểu còn thiếu, con người không an tâm, không thấy được pháp luật bảo vệ thì liệu họ có cống hiến được không?
* Tuổi Trẻ: Bà là doanh nhân, điều đầu tiên bà phải quan tâm sâu sắc là phải tham gia xây dựng các luật về kinh tế?
- Anh nói đúng. Tôi đã đóng góp rất nhiều về luật. Luật kinh tế chúng ta đã có, nhưng vấn đề là nó hoàn thiện hay chưa mà thôi. Tôi cũng đã bỏ rất nhiều thời gian tìm hiểu, đóng góp cho Luật Giáo dục đại học.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560419
Bà Yến khóc khi nhắc đến cha mình - Ảnh: Trần Tiến Dũng
* Tuổi Trẻ: Theo như bà nói, bà rất quan tâm đến chuyện bảo vệ bí mật đời tư. Vậy, tại sao bà lại thông tin về chuyện quan hệ với ông Jimmy Trần cho báo chí, theo chúng tôi đây là chuyện đời tư của bà?
- Một số báo đặt vấn đề về chuyện đời tư của tôi từ tháng 7-2010. Tôi không quan tâm. Có trường hợp đặt vấn đề đòi tôi phải “ngoại giao”. Tôi không đồng ý thì họ bảo rằng Tập đoàn Tân Tạo “ngoại giao” kém. Sau khi các báo đăng, Quốc hội bắt tôi phải giải trình. Tôi cũng đã giải trình.
* Tuổi Trẻ: Theo chúng tôi biết, các bài báo (trên báo Công an TP.HCM và Người Lao Động) viết về chuyện của bà và ông Jimmy Trần gần đây là do bà đưa ra?
- Trước ngày hôm nay tôi chưa được gặp bất cứ báo nào cả. Nếu có thì tôi cũng sẽ nói đó là những chuyện riêng tư của tôi, báo chí không nên đề cập làm gì.
* Tuổi Trẻ: Nhưng chúng tôi biết các bài báo đó căn cứ vào văn bản của bà gửi họ?
- Đúng. Tôi có gửi văn bản và đề nghị phải đăng nguyên văn, đăng trong 5 kỳ. Nhưng một số báo cắt xén đăng lại một số ý, nên tôi cho rằng đó không phải là thông tin của tôi cung cấp.
* Người Lao Động: Bà nói tỉnh Long An và Đoàn chủ tịch Trung ương MTTQ VN dựa vào báo chí để đề nghị bãi nhiệm bà?
- Không. Tôi nói họ bị sức ép rất lớn từ báo chí.
* Tuổi Trẻ: Xin bà cho biết sau khi có việc Ủy ban MTTQVN và Đoàn chủ tịch Trung ương MTTQVN đề nghị Quốc hội bãi nhiệm, bà có xin từ nhiệm hay không?
- Tôi không biết quy định về việc này thế nào. Với nhận thức của mình, tôi chấp nhận quyết định của Quốc hội.
* Tuổi Trẻ: Ủy ban MTTQVN tỉnh Long An có gặp thông báo cho bà biết việc họ đề nghị bãi nhiệm bà?
- Trước cuộc họp ở Long An tôi có gặp ông chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Long An nói chuyện 15 phút, nhưng ông này không nói gì về việc đó.
* Tuổi Trẻ: Còn ở trung ương?
- Đến nay vẫn chưa thấy gì.
* Tuổi Trẻ: Cuối tháng 4-2012 tới sẽ vào đợt tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5-2012. Bà có đi tiếp xúc cử tri nữa không?
- Nếu tôi không đi thì xúc phạm cử tri. Người ta chưa có thông tin đầy đủ thì mình phải đi để giải thích cho họ hiểu.
LÊ THANH TÂM - VÂN TRƯỜNG
“Điều này thật đáng tiếc”...
Tối 19-4, đã có cuộc phỏng vấn nhanh với bà Đặng thị Hoàng Yến qua e-mail. Tại cuộc cuộc phỏng vấn này bà Hoàng yến nói:
- Dù chưa hẳn đã đồng ý đề nghị bãi nhiệm ĐBQH của UB MTTQ tỉnh Long An và Đoàn chủ tịc UB MTTQ VN, nhưng tôi vẫn tôn trọng tổ chức, tôn trọng MTTQ các cấp đã làm qua 3 vòng hiệp thương để giới thiệu tôi ra ứng cử QH. Tôi tin rằng họ đã làm việc hết sức có trách nhiệm và kỹ lưỡng để lựa chọn những ứng viên có đủ phẩm chất cho cử tri lựa chọn. Đến nay thật sự chỉ một việc của tôi mà làm cho quá nhiều cơ quan tổ chức phải mất nhiều thì giờ... Điều này thật đáng tiếc và tôi cũng cảm thấy không nên để tiếp tục như vậy, tôi hoàn toàn chấp nhận mọi quyết định của tổ chức.
Là người trong cuộc nhưng chỉ đến khi đọc báo mới biết UB MTTQ tỉnh và TƯ họp quyết định về sinh mệnh chính trị của mình... Có lẽ ai đó đặt mình vào địa vị của tôi thì sẽ hiểu rõ cảm giác không thể diễn tả bằng lời được. Chỉ biết rằng, dù thời gian ngắn ngủi song tôi không hổ thẹn với những gì mình đã làm được.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560425Bà Hoàng Yến tại cuộc họp báo 21-4. Ảnh: T.T.D
* Vì sao bà không khai ngày vào Đảng trong hồ sơ ứng cử đại biểu QH, bởi trong biểu mẫu lý lịch ứng cử viên hỏi về thời điểm vào đảng nếu có, nhưng bà đã khai: “không” hoặc bỏ trống. Có phải điều này nhằm mục đích khỏi phải giải thích lý do về việc bỏ sinh hoạt Đảng?
- Thật ra tại thời điểm đó, tôi suy nghĩ đơn giản: mình đã không sinh hoạt Đảng rất lâu rồi, theo Điều lệ Đảng thì tôi không còn là đảng viên nữa, nếu khai ngày vào Đảng có nghĩa rằng tôi vẫn là đảng viên, nếu xem biểu mẫu lý lịch sẽ thấy rõ chỉ có một khoảng trống nhỏ và không hề có mục nào hỏi 'Đã từng vào đảng?". Hơn nữa, cũng không có ai hướng dẫn tôi phải khai rõ đã từng vào đảng. Giả sử có người hướng dẫn thì chắc chắn tôi đã khai.
Cả dân tộc Việt Nam gần 89 triệu người và chỉ có mấy triệu đảng viên, điều đó không có nghĩa không còn là đảng viên thì không yêu nước, không phải là người xứng đáng làm đại biểu QH. Do vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc né tránh. Nhất là tôi vào Đảng tại Quận 5 chứ có phải ở một vùng kháng chiến, chiến khu trong chiến tranh nào đâu, ai cũng có thể tìm hiểu được và tôi đã sinh hoạt đảng cả chục năm, làm sao có thể nghĩ đến chuyện giấu giếm hoặc né tránh?.
* Trong hồ sơ ứng cử bà cũng không khai mình có người chồng là Jimmy Trần đang làm thủ tục ly hôn, nhưng lại khai người chồng đã mất cách đây 20 năm. Có phải đây là cách để tránh né về chuyện ông Jimmy Trần đang là tội phạm bị truy nã, như mọi người nói là làm sạch lý lịch khi ra ứng cử đại biểu QH?
Từ ngày 6-10-2010, TAND tỉnh Long An đã có bản án cho phép tôi và ông Jimmy Trần được ly hôn. Trong khi đó ngày nộp hồ sơ tham gia ứng cử đại biểu QH là 18.3.2011, hơn nữa trong bản mẫu lý lịch không có bất cứ mục nào yêu cầu tôi phải khai người chồng đã ly hôn, do đó tôi không khai ông JimmyTran là hoàn toàn chính xác. Còn việc TANDTC ra quyết định giám đốc thẩm vào tháng 12.2011, rút lại quyết định xử ly hôn là yếu tố pháp lý phát sinh về sau và ngoài ý muốn.
Về việc có mục khai người chồng đã qua đời, tôi đã có đơn gửi ban công tác đại biểu khẳng định rõ: Tôi đã khai tình trạng hôn nhân của mình trong mục chồng là "Không", phần tẩy xóa cùng với chữ viết tay thêm vào thông tin về người chồng đã mất trong bản lý lịch của tôi hoàn toàn không phải của tôi, ai đó đã tự viết thêm vào. Tôi đã yêu cầu Ban Công tác đại biểu cần điều tra làm rõ từ tháng 11-2011, nhưng đến nay cũng chưa thấy trả lời về việc này.
XUÂN TOÀN - LÊ THANH TÂM
TTO - Đó là ý kiến của bà Đặng Thị Hoàng Yến trong buổi đối thoại với báo chí ngày 21-4 quanh việc bà bị kiến nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Tuổi Trẻ xin trích lược một số nội dung của cuộc đối thoại này.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560418
Bà Đặng Thị Hoàng Yến trong buổi đối thoại với báo chí. Ảnh: Trần Tiến Dũng
* Tuổi Trẻ: Bà cho rằng sở dĩ không khai thông tin về về việc đã vào Đảng là do không ai yêu cầu. Có phải Ủy ban bầu cử tỉnh Long An chưa làm tốt công tác hướng dẫn kê khai lý lịch?
- Hoàn toàn đúng như thế. Khi tôi kê khai không có ai hướng dẫn. Ngày 14-3-2011 người của tôi đi nộp hồ sơ, Sở Nội vụ trả lại do chưa điền đầy đủ thông tin. Ngày 18-3 tôi đem nộp lại. Sở Nội vụ tỉnh Long An thấy đã đáp ứng yêu cầu rồi nên nhận hồ sơ. Trong hướng dẫn của Sở Nội vụ không nói phải đề cập đến người chồng đã ly hôn và việc tôi vào Đảng hay chưa?
* Tuổi Trẻ: Còn trong lý lịch cá nhân bình thường, bà có kê khai đầy đủ không?
- Tôi tin chắc chưa có ai, kể cả thông lệ ở Mỹ, không ai khai chồng đã ly hôn. Tôi biết các đại biểu Quốc hội khóa XIII này cũng không người nào khai mình đã từng ly hôn.
* Riêng về vấn đề từng là Đảng viên, bà có kê khai trong lý lịch bình thường?
- Có, lý lịch xin nhập cảnh sang Mỹ, lí lịch khi thành lập doanh nghiệp tôi đều có kê khai.
* Đến lúc làm hồ sơ ứng cử viên có ai hỏi về chuyện này?
- Không.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560426
Toàn cảnh bà Hoàng Yến gặp gỡ báo chí. Ảnh; T.T.D
* Tuổi Trẻ: Bà cho rằng bà không có lỗi trong việc kê khai không đầy đủ lý lịch. Lỗi ở đây là của các cơ quan chức năng tỉnh Long An?
- Không hẳn như vậy. Tôi tin mỗi người đều làm việc đúng quy định. Tuy nhiên cuộc sống luôn vận động. Bản thân tôi không nghĩ sẽ xảy ra chuyện như hôm nay. Nếu biết tôi đã khai đầy đủ. Tôi không cố tình giấu diếm. Ủy ban bầu cử cũng vậy. Có thể là do sơ suất. Đây cũng là bài học trong công tác tổ chức.
* Một báo khác: Nhiều “cây đa, cây đề” của Quốc hội đều cho rằng bà không trung thực. Tới đây bà có thể bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội. Bà làm gì trước nguy cơ này?
- Tôi đã viết đơn trình bày là sẽ chấp nhận mọi quyết định của tổ chức. Tuy nhiên tôi cũng yêu cầu làm rõ ba vấn đề:
Một là Quốc hội khóa XIII này không chỉ có mình tôi mà có vài trường hợp tương tự như tôi. Trước đó họ là Đảng viên nhưng khi khai lý lịch ứng cử cũng không đề cập.
Thứ hai, nhiều đại biểu khác cũng trong tình trạng hôn nhân như tôi, nhưng có ai khai không?
Thứ ba, từ tháng 11-2011 tôi có văn bản gửi Ban công tác đại biểu của Quốc hội vì phát hiện lý lịch của tôi bị tẩy xóa, viết lại bằng tay. Tôi yêu cầu làm rõ nhưng đến nay chưa trả lời.
* Một báo khác: Lý lịch của bà bị sửa đổi những gì?
- Phần khai về hôn nhân của tôi. Tôi khai không có chồng, nhưng không hiểu vì lý do gì mà cạo đi thay bằng chữ “đã mất”.
* Một báo khác: Bà có thể liệt kê ra một số đại biểu Quốc hội không khai từng là Đảng viên và có chồng đã ly hôn như bà?
- Tôi không cho rằng họ làm như vậy là sai, nên không có lý do gì để nói tên tuổi họ ra. Một mình tôi chịu đủ rồi.
* Tuổi Trẻ: Trong dịp 8-3-2011 bà đã tặng quà gồm bộ áo dài và tiền mặt 200.000 đồng cho cả ngàn hội viên phụ nữ ở bốn huyện bà ứng cử đại biểu Quốc hội. Trong khi đó các huyện khác bà không làm vậy. Nhiều cử tri cho rằng bà làm như thế là để lấy lòng họ, nói thẳng ra là mua phiếu bầu. Bà nói gì chuyện này?
- 18-19 năm qua Tập đoàn Tân Tạo do tôi lãnh đạo đã đóng góp nhiều tỉ đồng cho công tác xã hội ở VN. Khi tôi còn ở Mỹ, chưa về VN, tôi cũng đã cho tiền xây trường, tài trợ mổ tim. Nói tôi dùng tiền đi mua phiếu bầu sẽ làm thui chột truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Tôi tặng quà cho phụ nữ, những người không chồng con (ý bà Yến nói các bà Mẹ VNAH-PV) là việc làm bình thường.
* Tuổi Trẻ: Có lần bà phát biểu tại nghị trường Quốc hội đề xuất làm luật bảo vệ bí mật đời tư. Có phải vì lúc đó chuyện bà và ông Jimmy Trần lùm xùm trên báo nên bà mới đề nghị như thế?
- Quy trình làm luật ít nhất phải khóa sau, nhanh lắm là cuối khóa mới có luật đó. Tôi hiểu thế này, Quốc hội là cơ quan làm luật, quyền riêng tư là luật cơ bản trong các công ước quốc tế và cả trong hiến pháp cũng có nêu. Quyền cơ bản đó đối với người VN, kể cả tôi, chưa được thực thi. Quyền tối thiểu còn thiếu, con người không an tâm, không thấy được pháp luật bảo vệ thì liệu họ có cống hiến được không?
* Tuổi Trẻ: Bà là doanh nhân, điều đầu tiên bà phải quan tâm sâu sắc là phải tham gia xây dựng các luật về kinh tế?
- Anh nói đúng. Tôi đã đóng góp rất nhiều về luật. Luật kinh tế chúng ta đã có, nhưng vấn đề là nó hoàn thiện hay chưa mà thôi. Tôi cũng đã bỏ rất nhiều thời gian tìm hiểu, đóng góp cho Luật Giáo dục đại học.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560419
Bà Yến khóc khi nhắc đến cha mình - Ảnh: Trần Tiến Dũng
* Tuổi Trẻ: Theo như bà nói, bà rất quan tâm đến chuyện bảo vệ bí mật đời tư. Vậy, tại sao bà lại thông tin về chuyện quan hệ với ông Jimmy Trần cho báo chí, theo chúng tôi đây là chuyện đời tư của bà?
- Một số báo đặt vấn đề về chuyện đời tư của tôi từ tháng 7-2010. Tôi không quan tâm. Có trường hợp đặt vấn đề đòi tôi phải “ngoại giao”. Tôi không đồng ý thì họ bảo rằng Tập đoàn Tân Tạo “ngoại giao” kém. Sau khi các báo đăng, Quốc hội bắt tôi phải giải trình. Tôi cũng đã giải trình.
* Tuổi Trẻ: Theo chúng tôi biết, các bài báo (trên báo Công an TP.HCM và Người Lao Động) viết về chuyện của bà và ông Jimmy Trần gần đây là do bà đưa ra?
- Trước ngày hôm nay tôi chưa được gặp bất cứ báo nào cả. Nếu có thì tôi cũng sẽ nói đó là những chuyện riêng tư của tôi, báo chí không nên đề cập làm gì.
* Tuổi Trẻ: Nhưng chúng tôi biết các bài báo đó căn cứ vào văn bản của bà gửi họ?
- Đúng. Tôi có gửi văn bản và đề nghị phải đăng nguyên văn, đăng trong 5 kỳ. Nhưng một số báo cắt xén đăng lại một số ý, nên tôi cho rằng đó không phải là thông tin của tôi cung cấp.
* Người Lao Động: Bà nói tỉnh Long An và Đoàn chủ tịch Trung ương MTTQ VN dựa vào báo chí để đề nghị bãi nhiệm bà?
- Không. Tôi nói họ bị sức ép rất lớn từ báo chí.
* Tuổi Trẻ: Xin bà cho biết sau khi có việc Ủy ban MTTQVN và Đoàn chủ tịch Trung ương MTTQVN đề nghị Quốc hội bãi nhiệm, bà có xin từ nhiệm hay không?
- Tôi không biết quy định về việc này thế nào. Với nhận thức của mình, tôi chấp nhận quyết định của Quốc hội.
* Tuổi Trẻ: Ủy ban MTTQVN tỉnh Long An có gặp thông báo cho bà biết việc họ đề nghị bãi nhiệm bà?
- Trước cuộc họp ở Long An tôi có gặp ông chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Long An nói chuyện 15 phút, nhưng ông này không nói gì về việc đó.
* Tuổi Trẻ: Còn ở trung ương?
- Đến nay vẫn chưa thấy gì.
* Tuổi Trẻ: Cuối tháng 4-2012 tới sẽ vào đợt tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5-2012. Bà có đi tiếp xúc cử tri nữa không?
- Nếu tôi không đi thì xúc phạm cử tri. Người ta chưa có thông tin đầy đủ thì mình phải đi để giải thích cho họ hiểu.
LÊ THANH TÂM - VÂN TRƯỜNG
“Điều này thật đáng tiếc”...
Tối 19-4, đã có cuộc phỏng vấn nhanh với bà Đặng thị Hoàng Yến qua e-mail. Tại cuộc cuộc phỏng vấn này bà Hoàng yến nói:
- Dù chưa hẳn đã đồng ý đề nghị bãi nhiệm ĐBQH của UB MTTQ tỉnh Long An và Đoàn chủ tịc UB MTTQ VN, nhưng tôi vẫn tôn trọng tổ chức, tôn trọng MTTQ các cấp đã làm qua 3 vòng hiệp thương để giới thiệu tôi ra ứng cử QH. Tôi tin rằng họ đã làm việc hết sức có trách nhiệm và kỹ lưỡng để lựa chọn những ứng viên có đủ phẩm chất cho cử tri lựa chọn. Đến nay thật sự chỉ một việc của tôi mà làm cho quá nhiều cơ quan tổ chức phải mất nhiều thì giờ... Điều này thật đáng tiếc và tôi cũng cảm thấy không nên để tiếp tục như vậy, tôi hoàn toàn chấp nhận mọi quyết định của tổ chức.
Là người trong cuộc nhưng chỉ đến khi đọc báo mới biết UB MTTQ tỉnh và TƯ họp quyết định về sinh mệnh chính trị của mình... Có lẽ ai đó đặt mình vào địa vị của tôi thì sẽ hiểu rõ cảm giác không thể diễn tả bằng lời được. Chỉ biết rằng, dù thời gian ngắn ngủi song tôi không hổ thẹn với những gì mình đã làm được.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=560425Bà Hoàng Yến tại cuộc họp báo 21-4. Ảnh: T.T.D
* Vì sao bà không khai ngày vào Đảng trong hồ sơ ứng cử đại biểu QH, bởi trong biểu mẫu lý lịch ứng cử viên hỏi về thời điểm vào đảng nếu có, nhưng bà đã khai: “không” hoặc bỏ trống. Có phải điều này nhằm mục đích khỏi phải giải thích lý do về việc bỏ sinh hoạt Đảng?
- Thật ra tại thời điểm đó, tôi suy nghĩ đơn giản: mình đã không sinh hoạt Đảng rất lâu rồi, theo Điều lệ Đảng thì tôi không còn là đảng viên nữa, nếu khai ngày vào Đảng có nghĩa rằng tôi vẫn là đảng viên, nếu xem biểu mẫu lý lịch sẽ thấy rõ chỉ có một khoảng trống nhỏ và không hề có mục nào hỏi 'Đã từng vào đảng?". Hơn nữa, cũng không có ai hướng dẫn tôi phải khai rõ đã từng vào đảng. Giả sử có người hướng dẫn thì chắc chắn tôi đã khai.
Cả dân tộc Việt Nam gần 89 triệu người và chỉ có mấy triệu đảng viên, điều đó không có nghĩa không còn là đảng viên thì không yêu nước, không phải là người xứng đáng làm đại biểu QH. Do vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc né tránh. Nhất là tôi vào Đảng tại Quận 5 chứ có phải ở một vùng kháng chiến, chiến khu trong chiến tranh nào đâu, ai cũng có thể tìm hiểu được và tôi đã sinh hoạt đảng cả chục năm, làm sao có thể nghĩ đến chuyện giấu giếm hoặc né tránh?.
* Trong hồ sơ ứng cử bà cũng không khai mình có người chồng là Jimmy Trần đang làm thủ tục ly hôn, nhưng lại khai người chồng đã mất cách đây 20 năm. Có phải đây là cách để tránh né về chuyện ông Jimmy Trần đang là tội phạm bị truy nã, như mọi người nói là làm sạch lý lịch khi ra ứng cử đại biểu QH?
Từ ngày 6-10-2010, TAND tỉnh Long An đã có bản án cho phép tôi và ông Jimmy Trần được ly hôn. Trong khi đó ngày nộp hồ sơ tham gia ứng cử đại biểu QH là 18.3.2011, hơn nữa trong bản mẫu lý lịch không có bất cứ mục nào yêu cầu tôi phải khai người chồng đã ly hôn, do đó tôi không khai ông JimmyTran là hoàn toàn chính xác. Còn việc TANDTC ra quyết định giám đốc thẩm vào tháng 12.2011, rút lại quyết định xử ly hôn là yếu tố pháp lý phát sinh về sau và ngoài ý muốn.
Về việc có mục khai người chồng đã qua đời, tôi đã có đơn gửi ban công tác đại biểu khẳng định rõ: Tôi đã khai tình trạng hôn nhân của mình trong mục chồng là "Không", phần tẩy xóa cùng với chữ viết tay thêm vào thông tin về người chồng đã mất trong bản lý lịch của tôi hoàn toàn không phải của tôi, ai đó đã tự viết thêm vào. Tôi đã yêu cầu Ban Công tác đại biểu cần điều tra làm rõ từ tháng 11-2011, nhưng đến nay cũng chưa thấy trả lời về việc này.
XUÂN TOÀN - LÊ THANH TÂM