thuphong
24-10-2011, 08:54 PM
Ngôi sao ban chiều - bài hát Nga hay Việt?
http://www.youtube.com/watch?v=NLimrJ-YGJ4&feature=related
Màn chiều dần buông xuống, gió ngàn vi vu
Lấp ló đầu thôn ngôi sao ban chiều
Gợi lòng ta xao xuyến nhớ người yêu ở phương xa
Em thân yêu nơi nao, có nhớ tới chăng
Đôi ta năm xưa chung lời hẹn ước
Bấy lâu trái tim ta vẫn nhắc tới em
Như ngôi sao hôm bao ngày không mờ
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn mang theo mối tình xưa
Người mà tôi yêu dấu đã về nơi đâu?
Tháng năm dần qua tôi vẫn mong chờ
Giờ này em ở đâu hỡi người yêu ta vẫn chờ mong
Ôi không gian bao la hãy nói giúp ta
Em yêu phương xa có còn chờ ta
Nơi xa xôi nghe chăng tiếng hát nhớ em
Mang theo biết bao những lời tâm tình
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn mang theo bóng hình em.
Bài hát "Ngôi sao ban chiều" rất được phổ biến và yêu thích ở Việt Nam vào thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước.
Hầu như trong các cuộc hội diễn, liên hoan văn nghệ thời bấy giờ đều có tiết mục đơn ca hay song ca bài hát "Ngôi sao ban chiều", và trong tất cả những lần trình diễn đó, bài hát đều được giới thiệu là một ca khúc Nga (?). Với giai điệu, lời ca đằm thắm và da diết bài hát đã làm rung động trái tim hàng vạn con người của thế hệ ấy. Đây cũng là một trong những bài hát tủ của nam ca sĩ nổi tiếng một thời Mạnh Hà hay biểu diễn. Rồi các cuốn sách về nhạc lý, dạy đàn...cũng ký âm bản nhạc này như một bài tập mẫu dành cho những học viên của mình.
Ngay cả những nhạc sĩ như Nguyễn Cường, Cát Vận vào những năm 70 thường đi đệm đàn cho các sinh viên hát bài hát này trong các hội diễn, cũng tưởng rằng đó là bài hát của Nga, vì giai điệu của bài hát lại đậm chất Nga. Mãi đến giữa thập kỷ 90 nhạc sĩ Nguyễn Cường mới tình cờ phát hiện ra sự thật. Ông đã thông báo cho nhạc sĩ Nguyễn Lưu và hai người đã tiến hành một số kiểm chứng để đi đến xác nhận tác giả của bài hát lừng danh này là ông Đinh Tiến Hậu, một nhạc sĩ nghiệp dư.
Ông Đinh Tiến Hậu sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông đã thi vào Trường Âm nhạc Việt Nam, nhưng không đạt ước nguyện vì “lý lịch có vấn đề”. Ông chuyển sang học Trường cơ khí Duyên Hải năm 1963, sau đó ra trường về Hải Dương công tác. Chính ở đây, chàng thanh niên trẻ trung 19 tuổi Đinh Tiến Hậu đã sáng tác bài hát "Ngôi sao ban chiều". Lúc đó, ông đâu có thể ngờ bài hát đã tự nó bay đi như con chim sổ lồng, sống trong lòng người và đến bây giờ, nhiều người vẫn còn thuộc bài hát này:
-
Nói thêm về xuất xứ bài hát "Ngôi sao ban chiều" của mình, Ông Đinh Tiến Hậu viết:. Ngày ấy, tôi có một người bạn gái đang theo học tại Liên Xô cũ, tôi đã đem lòng yêu mến người này và viết tặng cô bài hát "Ngôi sao ban chiều". Trong số hồ sơ xin thi vào Khoa sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam ở Ô Chợ Dừa, Hà Nội (nay là Nhạc viện Hà Nội) tôi có gửi kèm theo bài hát này. Sau đó trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lần tôi được nghe sáng tác của mình trong các kỳ biểu diễn của các ca sĩ, qua những cuốn băng và những ấn phẩm trong những giáo trình âm nhạc. Và đặc biệt trong một bộ phim nhiều tập gần đây có sử dụng một đoạn ngắn bài hát của tôi.
Sưu tầm.
http://www.youtube.com/watch?v=NLimrJ-YGJ4&feature=related
Màn chiều dần buông xuống, gió ngàn vi vu
Lấp ló đầu thôn ngôi sao ban chiều
Gợi lòng ta xao xuyến nhớ người yêu ở phương xa
Em thân yêu nơi nao, có nhớ tới chăng
Đôi ta năm xưa chung lời hẹn ước
Bấy lâu trái tim ta vẫn nhắc tới em
Như ngôi sao hôm bao ngày không mờ
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn mang theo mối tình xưa
Người mà tôi yêu dấu đã về nơi đâu?
Tháng năm dần qua tôi vẫn mong chờ
Giờ này em ở đâu hỡi người yêu ta vẫn chờ mong
Ôi không gian bao la hãy nói giúp ta
Em yêu phương xa có còn chờ ta
Nơi xa xôi nghe chăng tiếng hát nhớ em
Mang theo biết bao những lời tâm tình
Vì lòng ta mãi mãi vẫn còn mang theo bóng hình em.
Bài hát "Ngôi sao ban chiều" rất được phổ biến và yêu thích ở Việt Nam vào thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước.
Hầu như trong các cuộc hội diễn, liên hoan văn nghệ thời bấy giờ đều có tiết mục đơn ca hay song ca bài hát "Ngôi sao ban chiều", và trong tất cả những lần trình diễn đó, bài hát đều được giới thiệu là một ca khúc Nga (?). Với giai điệu, lời ca đằm thắm và da diết bài hát đã làm rung động trái tim hàng vạn con người của thế hệ ấy. Đây cũng là một trong những bài hát tủ của nam ca sĩ nổi tiếng một thời Mạnh Hà hay biểu diễn. Rồi các cuốn sách về nhạc lý, dạy đàn...cũng ký âm bản nhạc này như một bài tập mẫu dành cho những học viên của mình.
Ngay cả những nhạc sĩ như Nguyễn Cường, Cát Vận vào những năm 70 thường đi đệm đàn cho các sinh viên hát bài hát này trong các hội diễn, cũng tưởng rằng đó là bài hát của Nga, vì giai điệu của bài hát lại đậm chất Nga. Mãi đến giữa thập kỷ 90 nhạc sĩ Nguyễn Cường mới tình cờ phát hiện ra sự thật. Ông đã thông báo cho nhạc sĩ Nguyễn Lưu và hai người đã tiến hành một số kiểm chứng để đi đến xác nhận tác giả của bài hát lừng danh này là ông Đinh Tiến Hậu, một nhạc sĩ nghiệp dư.
Ông Đinh Tiến Hậu sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông đã thi vào Trường Âm nhạc Việt Nam, nhưng không đạt ước nguyện vì “lý lịch có vấn đề”. Ông chuyển sang học Trường cơ khí Duyên Hải năm 1963, sau đó ra trường về Hải Dương công tác. Chính ở đây, chàng thanh niên trẻ trung 19 tuổi Đinh Tiến Hậu đã sáng tác bài hát "Ngôi sao ban chiều". Lúc đó, ông đâu có thể ngờ bài hát đã tự nó bay đi như con chim sổ lồng, sống trong lòng người và đến bây giờ, nhiều người vẫn còn thuộc bài hát này:
-
Nói thêm về xuất xứ bài hát "Ngôi sao ban chiều" của mình, Ông Đinh Tiến Hậu viết:. Ngày ấy, tôi có một người bạn gái đang theo học tại Liên Xô cũ, tôi đã đem lòng yêu mến người này và viết tặng cô bài hát "Ngôi sao ban chiều". Trong số hồ sơ xin thi vào Khoa sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam ở Ô Chợ Dừa, Hà Nội (nay là Nhạc viện Hà Nội) tôi có gửi kèm theo bài hát này. Sau đó trong cuộc sống hằng ngày, nhiều lần tôi được nghe sáng tác của mình trong các kỳ biểu diễn của các ca sĩ, qua những cuốn băng và những ấn phẩm trong những giáo trình âm nhạc. Và đặc biệt trong một bộ phim nhiều tập gần đây có sử dụng một đoạn ngắn bài hát của tôi.
Sưu tầm.