PDA

View Full Version : Hoàng Cung Campuchia



mailan168
17-10-2011, 08:58 AM
Cung điện Hoàng gia Campuchia (http://nancotravel.com/1973-hoang-cung-campuchia/) ở thủ đô Phnôm Pênh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.



http://nancotravel.com/wp-content/uploads/2011/09/hoang-cung-campuchia.jpg

Bên ngoài Hoàng Cung Campuchia

Tiếng Khmer gọi tên đầy đủ là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Các Vua Campuchia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.

Chùa Bạc – công trình nằm trong khu vực Hoàng Cung
Hoàng Cung bao gồm một khu phức hợp các di tích bao gồm Hoàng cung với Chùa Bạc và là sự kết hợp của rất nhiều công trình kiến trúc khác cộng với nhựng khu vườn với rất nhiều hoa kiểng quý đã nhiều năm tuổi. Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc là biểu tượng cho đất nước Campuchia. Công trình nằm quay mặt ra bờ sông thoáng mát, là một đỉa điểm tham quan không thể thiếu trong cuộc hành trình khám phá đất nước Campuchia.

Những công trình kiến trúc tại hoàng cung:
Phòng khánh tiết: là nơi quan trọng nhất trong hoàng cung, nơi tổ chức lễ lên ngôi, các nghi thức ngoại giao và một số nghi lễ truyền thống. Phòng khánh tiết đã được xây dựng hai lần, lần đầu tiên được xây dựng bằng gỗ vào năm 1869-1870 dưới thời vua Norodom, công trình này bị phá bỏ năm 1915. Phòng khánh tiết ngày nay được xây dựng năm 1917 và được khánh thành năm 1919 bởi nhà vua Sisowath. Toà nhà có diện tích 30*60m, với đỉnh tháp cao 59m. Như tất cả các ngôi nhà và công trình xây dựng trong hoàng cung, Phòng khánh tiết có hướng đông và rực rỡ nhất vào buổi sáng. Ngai vàng (Reach Balaing) được đặt trang trọng chính giữa phòng và trần có cấu trúc mái vòm trang trí họa tiết rực rỡ mô tả truyền thuyết Reamker (Sử thi Ramayana đã Khmer hóa).


http://nancotravel.com/wp-content/uploads/2011/09/dien-khanh-tiet-hoang-cung-campuchia-e1316067043650.jpg

Điện Khánh Tiết của Hoàng Cung Campuchia
Sân khấu Chanchhaya: Khu sân khấu ngày nay là công trình đã được xây dựng lần hai, trước đó dưới thời vua Norodom đây là một công trình bằng gỗ. Năm 1913-1914, dưới thời vua Sisowath, công trình được tái xây dựng với cùng kiểu dáng thiết kế với công trình trước đó. Sân khấu Chanchhaya còn được gọi là sân khấu Ánh trăng. Mặt trước sân khấu hướng ra đường Sothearos. Sân khấu là nơi tổ chức các điệu múa cung đình, là khán đài để nhà vua diễn thuyết trước nhân dân và cũng là nơi tổ chức các sự kiện và những bữa tiệc lớn của hoàng gia. Năm 2004, nhân ngày quốc vương Norodom Sihamoni lên ngôi khu sân khấu đã được sử dụng để tổ chức bữa tiệc lớn mừng tân quốc vương đăng quang.

Hor Samran Phirun (Điện nghỉ yên tĩnh): là nơi nghỉ ngơi và thư giãn của hoàng cung, nơi mà nhà vua đợi để lên lưng voi trong các dịp rước lễ của hoàng gia, được xây dựng năm 1917, đây còn là nơi cất giữ nhạc cụ và các đạo cụ biểu diễn. Ngày nay, điện dùng để trưng bày vật kỷ niệm của những nhà lãnh đạo nước ngoài.

Hor Samrith Phimean (Cung điện đồng): được xây dựng năm 1917 và là nơi cất giữ những trang phục và vật tượng trưng của hoàng gia. Ngày nay tầng 1 của ngôi nhà dùng là nơi trưng bày những trang phục và biểu trưng hoàng gia.
Điện Napoleon III: thoạt nhìn, điện Napoleon III với vẻ bề ngoài mang phong cách nghệ thuật Châu Âu thuần khiết có vẻ qúa khác biệt với những cung điện mang phong cách nghệ thuật Khmer ấn tượng và rực rỡ bao quanh. Ngôi điện trên thực tế là công trình xây dựng vĩnh cửu đầu tiên trong khu vực hoàng cung, được xây dựng hoàn toàn bằng sắt. Nó là một công trình độc đáo dành cho nữ hoàng Eugenie nước Pháp, vợ vua Napoleon III, năm 1869 từng được sử dụng trong lễ khánh thành kênh đào Suez. Năm 1876, hoàng đế Napoleon III gửi tặng nhà vua Campuchia Norodom.

Thật ngẫu nhiên, các biểu tượng hoàng gia với chữ “N” trên các cửa và các mặt của ngôi nhà vinh danh Napoleon đã không cần phải đổi lại khi ngôi nhà được tặng cho nhà vua Norodom (tên của nhà vua cũng bắt đầu bằng chữ N). Ngôi nhà được trùng tu vào năm 1991 với sự trợ giúp tài chính từ chính phủ Pháp. Ngôi điện này ngày nay được sử dụng làm một bảo tàng nhỏ, trưng bày các bức ảnh và những sự kiện đáng nhớ của hoàng gia. Chụp ảnh toàn cảnh ngôi điện đẹp nhất là vào buổi sáng sớm.

Điện Phochani: là một sân khấu rộng dùng vào mục đích biểu diễn nghệ thuật, công trình được xây dựng năm 1912 và ngày nay được sử dụng làm nơi đón tiếp và hội nghị của hoàng gia.
Damnak Chan: ngày nay được sử dụng làm nơi làm việc của hoàng cung. Được xây dựng năm 1953 dành riêng cho Hội đồng cao cấp của nhà vua. Ngôi điện được sử dụng làm trụ sở của Bộ văn hoá trong những năm 1980 và Ủy ban cấp cao quốc gia Campuchia từ năm 1991- 1993. Damnak Chan thể hiện một số mặt không hợp lý của sự pha trộn phong cách nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật truyền thống ngưòi Khmer. Sự pha trộn kiến trúc bất hợp lý thể hiện rõ ràng nhất là mái nhà mang phong cách kiến trúc Khmer nhưng tường bao quanh lại mang phong cách kiến trúc phương Tây. Điện không mở cửa cho du khách.

Theo tdgtravel.net
Xem thêm: Địa danh du lịch ở Campuchia (http://nancotravel.com/campuchia/dia-danh-du-lich-o-campuchia/)
Tour du lịch Campuchia (http://nancotravel.com/tours/tour-du-lich-campuchia/)