OA _ NỮ
10-08-2011, 07:25 AM
Hận thù thời nào cũng có nhưng không mấy ai thấm thía được câu "gieo nhân nào, gặt quả ấy". Có những kế hoạch trả thù đã được hình thành nhưng thật may mắn là những điều độc ác lại không xảy ra.
Đứa bé 5 tuổi con tôi hét toáng lên: ”Bố ơi! Cá ngất hết rồi”. Nó chìa cho tôi những con cá vàng cứng đờ nằm trên đôi bàn tay nhỏ xíu và mếu máo: “Chắc cá ăn phải thuốc mê rồi”. Lời nói của con làm tôi giật mình. Trước đây tôi có dặn con rằng khi không có bố mẹ, người lạ có cho đồ ăn cũng không được ăn ngay mà phải mang về nhà rồi mới được ăn. Tôi giải thích cho nó rằng có nhiều mẹ mìn bỏ thuốc mê vào đồ ăn rồi bắt con đi. Câu chuyện thuốc mê đã ám ảnh cháu tới tận bây giờ. Có lẽ con tôi nói đúng. Tôi linh cảm thấy đang bị một kẻ xấu nào đó đang ngấm ngầm hãm hại.
Chúng tôi chuyển về nhà mới được nửa năm. Tôi gần 40, đã có 2 con và cháu nhỏ mới 5 tuổi. Cháu rất thích nuôi cá nên khi xây dựng nhà mới, tôi dành riêng một khoảng sân để xây bể cá. Hằng ngày, cháu nhận nhiệm vụ cho cá ăn và thấy con vui đùa bên bể cá, tôi cảm thấy tâm hồn thư thái. Chúng tôi làm công ăn lương nên thu nhập cũng không dư giả gì. Mảnh đất và ngôi nhà xây được là do tiền di chúc của bố tôi để lại. Trước đây, ông là sếp của một đơn vị xây dựng. Là sếp nên bao giờ cũng có nhiều ân oán. Những ân oán của ông dây dưa tới cả tôi và suýt chút nữa tôi đã phải trả giá cho hành động nóng nảy của mình.
Chúng tôi sống ở căn nhà mới và gặp rất nhiều rủi ro. Khi thì vợ ốm, khi thì con ốm và chúng tôi thường xuyên mắc bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Đáng nhẽ ở vùng giáp ngoại ô thế này không khí trong lành phải khỏe mạnh. Đằng này, mỗi sáng thức dậy tôi luôn cảm giác mệt mỏi đau đầu. Lúc đầu tôi chưa để ý lắm nên cho rằng do cơ thể chưa hợp với thổ nhưỡng. Nhưng sau một thời gian thì gia đình tôi đâm hoảng loạn. Vợ tôi thì nằng nặc bảo rằng do đất không hợp với tuổi gia chủ, lúc lại cho rằng khi động thổ không cúng bái cẩn thận. Cô ấy còn mời cả thấy cúng về làm lễ nhưng tình trạng mỏi mệt vẫn xảy ra.
Sau một năm thì tình trạng đó đã hết, nhưng chúng tôi rất khó chịu khi quần áo phơi trước sân khi mặc vào cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tôi cho rằng có thể do bụi bẩn rơi vào nên đã làm mái che bằng tôn nhưng cũng không hết. Rồi xe máy chúng tôi thường xuyên cán vào đinh, các con vật nuôi như chó, mèo đều tự nhiên lăn đùng ra chết. Cho đến khi bể cá vàng bị chết sạch tôi mới thực sự thấy nghi ngờ mình đang bị kẻ xấu hãm hại.
Tôi kiểm tra thì phát hiện xung quanh bể cá có những mẩu đá nhỏ khá kì lạ, nhìn kĩ và đưa lên mũi ngửi, tôi phát hiện ra đó là đất đèn. Chính đất đèn hòa tan với nước làm cho lũ cá vàng bị chết. Không biết ai đã làm chuyện độc ác này? Họ làm việc đó với mục đích gì? Chúng tôi sống rất hòa thuận với hàng xóm xung quanh, mỗi khi đi công tác, tôi thường có quà cáp, khi thì cân trà, khi thì hộp bánh. Tôi loại bỏ khả năng những người hàng xóm tạo áp lực để tôi bán nhà đi nơi khác.
Chắc chắn kẻ có hành động xấu xa đó đang sống rất gần chúng tôi. Chỉ có thế thì hắn mới có đủ điều kiện để chơi xấu trong một thời gian dài đến như vậy. Nhưng trong thời gian chưa khám phá ra thủ phạm, chúng tôi phải cảnh giác hơn. Tôi nghi rằng thời gian trước đây chúng tôi bị mỏi mệt đau đầu cũng do hít phải thứ khí độc do đất đèn sinh ra. Qua tìm hiểu, tôi được biết đất đèn được sử dụng nhiều trong hàn xì và các chế phẩm hóa học như phân đạm hoặc sản xuất bao bì nhựa, đồ giả da…. Những người hàng xóm của tôi đều xuất thân từ nông nghiệp nên khả năng họ đều biết sử dụng đất đèn để làm chín hoa quả xanh. Nếu vậy thì đối tượng của tôi sẽ rất rộng. Nhưng có một điều phi lí rằng những người này không có lý do gì để hại chúng tôi một cách thâm độc như vậy.
Tôi quyết định lắp đèn chiếu sáng ngoài sân và một camera theo dõi. Ngay hôm đó tôi phát hiện một đứa bé chừng 10 tuổi dùng súng phun nước bắn vào những bộ quần áo tôi phơi ở sân. Đó chính là đứa bé hàng xóm cách nhà tôi một nhà, đứa bé mà mỗi khi tôi cho quà thường ngước đôi mắt trong veo nhìn tôi rồi lý nhí cảm ơn. Tôi không ngờ thủ phạm lại là nó. Nhưng suy nghĩ lại, tôi không tin rằng nhưng trò ác ý đó lại là mưu đồ của một đứa trẻ 10 tuổi. Chắc chắn nó bị người lớn xúi bẩy.
Đứa bé sống cùng với ông nội, nghe đâu bố mẹ nó bỏ nhau rồi để mặc nó cho ông chăm sóc. Ông cháu này tuy nghèo nhưng sống rất vui vẻ với láng giềng nên trẻ con trong xóm thường lấy nhà của họ làm nơi tụ tập vui chơi. Nhưng mỗi khi ông già đó nhìn tôi, tôi luôn thấy trong ánh mắt đó biểu hiện gì đó rất lạ. Có thể chính ông ta xúi đứa cháu làm những việc thất đức đó, nhưng lý do tại sao ông ta làm thế thì tôi chịu.
Tuy biết thủ phạm nhưng đó lại là một đứa trẻ, tôi quyết định tìm bằng được kẻ chủ mưu để đưa ra ánh sáng. Khổ nỗi tôi chưa nghĩ ra cách gì để buộc tội ông già kia thì đứa con tôi bị cháu ông ta đánh cháy cả máu đầu. Sự ức chế và bực bội dồn nén lâu ngày, tôi lôi cổ đứa bé vào nhà dọa nạt báo công an và cu cậu đã khai ra ông của nó xui làm những điều đó. Tôi sang nhà ông già hàng xóm thì ông ta chối bay chối biến. Ông ta bảo rằng nó chỉ là đứa trẻ nghịch ngợm, thấy người lớn dọa nạt nên sợ quá nói linh tinh. Ông ta còn nói rằng không có thù oán với tôi nên tôi đừng đặt điều làm mất tình hàng xóm. Đến lúc đó thì tôi ngớ người, đúng thật mình nóng giận hành động hồ đồ, cơ hội tìm bằng chứng bây giờ trở nên quá khó khăn. Rồi tôi quyết định không cần thiết phải có những chứng cớ nữa, ông ta chơi bẩn thì tôi cũng chơi bẩn lại. Tôi định bụng sẽ thuê mấy thằng đầu gấu trên phố rình lúc lão già đi về đêm hôm sẽ tông xe một cú cho lão què cẳng.
Dự định là vậy, tôi còn phải theo dõi xem lãi hay đi ra vào lúc nào. Tôi dự định sau khi tính toán kĩ lưỡng sẽ thực hiện vào cuối tháng âm lịch. Khi đó trời tối, người tôi thuê dễ thực hiện hơn. Làm theo phương pháp này thì tình huống xấu nhất là người của tôi bị bắt, anh ta cũng chỉ phải bồi thường thiệt hại cho lão già. Quả thật lúc đó tôi chỉ muốn cho lão già ốm liệt giường để không thể hãm hại chúng tôi được nữa. Hỉ hả với mưu đồ của mình, tôi thấp thỏm chờ cơ hội hành động.
Nhưng ông trời không cho tôi thực hiện kế hoạch độc ác của mình. Chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, một đêm lão hàng xóm đi vệ sinh bị ngã gãy chân. Cũng chẳng hiểu tại sao xung quanh hàng xóm bao nhiêu nhà mà đứa cháu của lão lại bấm chuông nhà tôi nhờ đưa ông đến bệnh viện. Có lẽ nhà tôi để đèn sân sáng nên luống cuống, đứa trẻ tìm nơi có ánh sáng để cầu cứu.
Lúc đó mọi hận thù của tôi như xẹp hết, tôi tức tốc lấy xe máy đưa hai ông cháu vào viện. Nghĩ cảnh hai người, một già, một trẻ kể cũng tội, dù sao thì lão cũng ngã gãy chân mà tôi không phải mất tiền thuê người ra tay. Thôi thì số tiền đó tôi cho luôn 2 ông cháu lo tiền thuốc thang. Khi nhận tiền, ông ta có vẻ cảm động lắm, tay run run mà nước mắt ứa ra. Ông ta ngước mắt nhìn tôi như muốn nói điều gì nhưng lại thôi. Ông ta nằm viện 2 hôm rồi về nhà với một chiếc chân bó bột. Thỉnh thoảng tôi cũng qua thăm hỏi và phát hiện ra chỉ có hàng xóm đến thăm mà không thấy một người con nào của ông xuất hiện. Hàng xóm phải góp tiền để ông nộp viện phí.
Tôi linh cảm cuộc đời ông già này chất chứa nhiều điều bí ẩn.
Đợi vết thương của ông bình phục, tôi quyết định mang một chút tiền, một chút đồ ăn và chai rượu sang với hi vọng sẽ tìm hiểu được điều khúc mắc. Ông ta lẳng lặng uống rượu và nhìn tôi hồi lâu rồi bắt đầu kể:
“Ngay từ lúc mới gặp anh, tôi đã ngờ ngợ. Anh giống bố anh lắm, từ dáng đi đến giọng nói. Rồi hôm anh khánh thành nhà có mời tôi sang thăm quan, tôi lên phòng thờ thì thấy tấm hình bố anh. Tôi là phó còn ông là sếp trưởng và cũng là người làm gia đình tôi ra nông nỗi này. Đó là cái vận hạn của đơn vị, mà lỗi lớn nhất là của bố anh, nhưng ông khôn khéo để tôi kí vào những giấy tờ quan trọng. Khi bị đơn vị thanh tra sờ đến, ông ngon ngọt bảo tôi nhận tội vì đằng nào những giấy tờ đó cũng do tôi kí. Ông hứa hẹn sẽ giúp đỡ gia đình tôi nhưng khi tôi vào tù thì ông chỉ đưa cho vợ tôi một khoản tiền coi như xong trách nhiệm. Khi tôi ra được tù mấy năm thì vợ tôi mất, ông cũng thu xếp cho tôi một chân sai vặt ở đơn vị khác. Đứa con trai thì coi người bố tù tội chẳng ra gì, nó bỏ học rồi hư hỏng. Gia đình tôi tan nát. Tôi hận bố anh lắm và có ý định trả thù nhằm vào anh. Nhưng anh là người tốt. Tôi thành thật xin lỗi anh về những gì đã làm không tốt với anh trước đây”.
Ông già nói xong rồi khóc hu hu, còn tôi thì choáng váng với câu chuyện mà ông vừa kể. Tôi không ngờ bố tôi trước đây lại làm những điều tồi tệ đến như vậy và thấy mình phải có trách nhiệm với hai ông cháu tội nghiệp này. Đúng là làm điều ác bao giờ cũng bị quả báo. Bố tôi đã làm điều không đúng, tôi bị chịu hậu quả. Ông già này làm điều ác với tôi, nên ông đã bị ngã gãy chân. Còn tôi đã lên một kế hoạch rất độc ác, nhưng rất may điều độc ác ấy đã không xảy ra.
Thực hiện: / Nguồn: Cảnh Sát Toàn Cầu
Đứa bé 5 tuổi con tôi hét toáng lên: ”Bố ơi! Cá ngất hết rồi”. Nó chìa cho tôi những con cá vàng cứng đờ nằm trên đôi bàn tay nhỏ xíu và mếu máo: “Chắc cá ăn phải thuốc mê rồi”. Lời nói của con làm tôi giật mình. Trước đây tôi có dặn con rằng khi không có bố mẹ, người lạ có cho đồ ăn cũng không được ăn ngay mà phải mang về nhà rồi mới được ăn. Tôi giải thích cho nó rằng có nhiều mẹ mìn bỏ thuốc mê vào đồ ăn rồi bắt con đi. Câu chuyện thuốc mê đã ám ảnh cháu tới tận bây giờ. Có lẽ con tôi nói đúng. Tôi linh cảm thấy đang bị một kẻ xấu nào đó đang ngấm ngầm hãm hại.
Chúng tôi chuyển về nhà mới được nửa năm. Tôi gần 40, đã có 2 con và cháu nhỏ mới 5 tuổi. Cháu rất thích nuôi cá nên khi xây dựng nhà mới, tôi dành riêng một khoảng sân để xây bể cá. Hằng ngày, cháu nhận nhiệm vụ cho cá ăn và thấy con vui đùa bên bể cá, tôi cảm thấy tâm hồn thư thái. Chúng tôi làm công ăn lương nên thu nhập cũng không dư giả gì. Mảnh đất và ngôi nhà xây được là do tiền di chúc của bố tôi để lại. Trước đây, ông là sếp của một đơn vị xây dựng. Là sếp nên bao giờ cũng có nhiều ân oán. Những ân oán của ông dây dưa tới cả tôi và suýt chút nữa tôi đã phải trả giá cho hành động nóng nảy của mình.
Chúng tôi sống ở căn nhà mới và gặp rất nhiều rủi ro. Khi thì vợ ốm, khi thì con ốm và chúng tôi thường xuyên mắc bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Đáng nhẽ ở vùng giáp ngoại ô thế này không khí trong lành phải khỏe mạnh. Đằng này, mỗi sáng thức dậy tôi luôn cảm giác mệt mỏi đau đầu. Lúc đầu tôi chưa để ý lắm nên cho rằng do cơ thể chưa hợp với thổ nhưỡng. Nhưng sau một thời gian thì gia đình tôi đâm hoảng loạn. Vợ tôi thì nằng nặc bảo rằng do đất không hợp với tuổi gia chủ, lúc lại cho rằng khi động thổ không cúng bái cẩn thận. Cô ấy còn mời cả thấy cúng về làm lễ nhưng tình trạng mỏi mệt vẫn xảy ra.
Sau một năm thì tình trạng đó đã hết, nhưng chúng tôi rất khó chịu khi quần áo phơi trước sân khi mặc vào cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tôi cho rằng có thể do bụi bẩn rơi vào nên đã làm mái che bằng tôn nhưng cũng không hết. Rồi xe máy chúng tôi thường xuyên cán vào đinh, các con vật nuôi như chó, mèo đều tự nhiên lăn đùng ra chết. Cho đến khi bể cá vàng bị chết sạch tôi mới thực sự thấy nghi ngờ mình đang bị kẻ xấu hãm hại.
Tôi kiểm tra thì phát hiện xung quanh bể cá có những mẩu đá nhỏ khá kì lạ, nhìn kĩ và đưa lên mũi ngửi, tôi phát hiện ra đó là đất đèn. Chính đất đèn hòa tan với nước làm cho lũ cá vàng bị chết. Không biết ai đã làm chuyện độc ác này? Họ làm việc đó với mục đích gì? Chúng tôi sống rất hòa thuận với hàng xóm xung quanh, mỗi khi đi công tác, tôi thường có quà cáp, khi thì cân trà, khi thì hộp bánh. Tôi loại bỏ khả năng những người hàng xóm tạo áp lực để tôi bán nhà đi nơi khác.
Chắc chắn kẻ có hành động xấu xa đó đang sống rất gần chúng tôi. Chỉ có thế thì hắn mới có đủ điều kiện để chơi xấu trong một thời gian dài đến như vậy. Nhưng trong thời gian chưa khám phá ra thủ phạm, chúng tôi phải cảnh giác hơn. Tôi nghi rằng thời gian trước đây chúng tôi bị mỏi mệt đau đầu cũng do hít phải thứ khí độc do đất đèn sinh ra. Qua tìm hiểu, tôi được biết đất đèn được sử dụng nhiều trong hàn xì và các chế phẩm hóa học như phân đạm hoặc sản xuất bao bì nhựa, đồ giả da…. Những người hàng xóm của tôi đều xuất thân từ nông nghiệp nên khả năng họ đều biết sử dụng đất đèn để làm chín hoa quả xanh. Nếu vậy thì đối tượng của tôi sẽ rất rộng. Nhưng có một điều phi lí rằng những người này không có lý do gì để hại chúng tôi một cách thâm độc như vậy.
Tôi quyết định lắp đèn chiếu sáng ngoài sân và một camera theo dõi. Ngay hôm đó tôi phát hiện một đứa bé chừng 10 tuổi dùng súng phun nước bắn vào những bộ quần áo tôi phơi ở sân. Đó chính là đứa bé hàng xóm cách nhà tôi một nhà, đứa bé mà mỗi khi tôi cho quà thường ngước đôi mắt trong veo nhìn tôi rồi lý nhí cảm ơn. Tôi không ngờ thủ phạm lại là nó. Nhưng suy nghĩ lại, tôi không tin rằng nhưng trò ác ý đó lại là mưu đồ của một đứa trẻ 10 tuổi. Chắc chắn nó bị người lớn xúi bẩy.
Đứa bé sống cùng với ông nội, nghe đâu bố mẹ nó bỏ nhau rồi để mặc nó cho ông chăm sóc. Ông cháu này tuy nghèo nhưng sống rất vui vẻ với láng giềng nên trẻ con trong xóm thường lấy nhà của họ làm nơi tụ tập vui chơi. Nhưng mỗi khi ông già đó nhìn tôi, tôi luôn thấy trong ánh mắt đó biểu hiện gì đó rất lạ. Có thể chính ông ta xúi đứa cháu làm những việc thất đức đó, nhưng lý do tại sao ông ta làm thế thì tôi chịu.
Tuy biết thủ phạm nhưng đó lại là một đứa trẻ, tôi quyết định tìm bằng được kẻ chủ mưu để đưa ra ánh sáng. Khổ nỗi tôi chưa nghĩ ra cách gì để buộc tội ông già kia thì đứa con tôi bị cháu ông ta đánh cháy cả máu đầu. Sự ức chế và bực bội dồn nén lâu ngày, tôi lôi cổ đứa bé vào nhà dọa nạt báo công an và cu cậu đã khai ra ông của nó xui làm những điều đó. Tôi sang nhà ông già hàng xóm thì ông ta chối bay chối biến. Ông ta bảo rằng nó chỉ là đứa trẻ nghịch ngợm, thấy người lớn dọa nạt nên sợ quá nói linh tinh. Ông ta còn nói rằng không có thù oán với tôi nên tôi đừng đặt điều làm mất tình hàng xóm. Đến lúc đó thì tôi ngớ người, đúng thật mình nóng giận hành động hồ đồ, cơ hội tìm bằng chứng bây giờ trở nên quá khó khăn. Rồi tôi quyết định không cần thiết phải có những chứng cớ nữa, ông ta chơi bẩn thì tôi cũng chơi bẩn lại. Tôi định bụng sẽ thuê mấy thằng đầu gấu trên phố rình lúc lão già đi về đêm hôm sẽ tông xe một cú cho lão què cẳng.
Dự định là vậy, tôi còn phải theo dõi xem lãi hay đi ra vào lúc nào. Tôi dự định sau khi tính toán kĩ lưỡng sẽ thực hiện vào cuối tháng âm lịch. Khi đó trời tối, người tôi thuê dễ thực hiện hơn. Làm theo phương pháp này thì tình huống xấu nhất là người của tôi bị bắt, anh ta cũng chỉ phải bồi thường thiệt hại cho lão già. Quả thật lúc đó tôi chỉ muốn cho lão già ốm liệt giường để không thể hãm hại chúng tôi được nữa. Hỉ hả với mưu đồ của mình, tôi thấp thỏm chờ cơ hội hành động.
Nhưng ông trời không cho tôi thực hiện kế hoạch độc ác của mình. Chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, một đêm lão hàng xóm đi vệ sinh bị ngã gãy chân. Cũng chẳng hiểu tại sao xung quanh hàng xóm bao nhiêu nhà mà đứa cháu của lão lại bấm chuông nhà tôi nhờ đưa ông đến bệnh viện. Có lẽ nhà tôi để đèn sân sáng nên luống cuống, đứa trẻ tìm nơi có ánh sáng để cầu cứu.
Lúc đó mọi hận thù của tôi như xẹp hết, tôi tức tốc lấy xe máy đưa hai ông cháu vào viện. Nghĩ cảnh hai người, một già, một trẻ kể cũng tội, dù sao thì lão cũng ngã gãy chân mà tôi không phải mất tiền thuê người ra tay. Thôi thì số tiền đó tôi cho luôn 2 ông cháu lo tiền thuốc thang. Khi nhận tiền, ông ta có vẻ cảm động lắm, tay run run mà nước mắt ứa ra. Ông ta ngước mắt nhìn tôi như muốn nói điều gì nhưng lại thôi. Ông ta nằm viện 2 hôm rồi về nhà với một chiếc chân bó bột. Thỉnh thoảng tôi cũng qua thăm hỏi và phát hiện ra chỉ có hàng xóm đến thăm mà không thấy một người con nào của ông xuất hiện. Hàng xóm phải góp tiền để ông nộp viện phí.
Tôi linh cảm cuộc đời ông già này chất chứa nhiều điều bí ẩn.
Đợi vết thương của ông bình phục, tôi quyết định mang một chút tiền, một chút đồ ăn và chai rượu sang với hi vọng sẽ tìm hiểu được điều khúc mắc. Ông ta lẳng lặng uống rượu và nhìn tôi hồi lâu rồi bắt đầu kể:
“Ngay từ lúc mới gặp anh, tôi đã ngờ ngợ. Anh giống bố anh lắm, từ dáng đi đến giọng nói. Rồi hôm anh khánh thành nhà có mời tôi sang thăm quan, tôi lên phòng thờ thì thấy tấm hình bố anh. Tôi là phó còn ông là sếp trưởng và cũng là người làm gia đình tôi ra nông nỗi này. Đó là cái vận hạn của đơn vị, mà lỗi lớn nhất là của bố anh, nhưng ông khôn khéo để tôi kí vào những giấy tờ quan trọng. Khi bị đơn vị thanh tra sờ đến, ông ngon ngọt bảo tôi nhận tội vì đằng nào những giấy tờ đó cũng do tôi kí. Ông hứa hẹn sẽ giúp đỡ gia đình tôi nhưng khi tôi vào tù thì ông chỉ đưa cho vợ tôi một khoản tiền coi như xong trách nhiệm. Khi tôi ra được tù mấy năm thì vợ tôi mất, ông cũng thu xếp cho tôi một chân sai vặt ở đơn vị khác. Đứa con trai thì coi người bố tù tội chẳng ra gì, nó bỏ học rồi hư hỏng. Gia đình tôi tan nát. Tôi hận bố anh lắm và có ý định trả thù nhằm vào anh. Nhưng anh là người tốt. Tôi thành thật xin lỗi anh về những gì đã làm không tốt với anh trước đây”.
Ông già nói xong rồi khóc hu hu, còn tôi thì choáng váng với câu chuyện mà ông vừa kể. Tôi không ngờ bố tôi trước đây lại làm những điều tồi tệ đến như vậy và thấy mình phải có trách nhiệm với hai ông cháu tội nghiệp này. Đúng là làm điều ác bao giờ cũng bị quả báo. Bố tôi đã làm điều không đúng, tôi bị chịu hậu quả. Ông già này làm điều ác với tôi, nên ông đã bị ngã gãy chân. Còn tôi đã lên một kế hoạch rất độc ác, nhưng rất may điều độc ác ấy đã không xảy ra.
Thực hiện: / Nguồn: Cảnh Sát Toàn Cầu