PDA

View Full Version : "Phù phép" trái cây



TeacherABC
05-08-2011, 02:05 PM
........"Phù phép" trái cây

Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/Be6X5Eqmvtcy59_3LW4gaw--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://media.zenfs.com/247/2011/08/03/510889_082051.jpg
“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” …

Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.

Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.

Từ “tắm” đến chích hóa chất

Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.

Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.

Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: “Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/u3R6.NDEVC03yZvKFUGNBw--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://media.zenfs.com/247/2011/08/03/510891_082411.jpg
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái

Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”. Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.

Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn.

Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.

Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.


http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/LU4NCH6BxMOSWzSQJoH9xw--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTI4MA--/http://media.zenfs.com/247/2011/08/03/510892_082459.jpg
Những trái sầu riêng đã được “tắm” …

Kéo dài “tuổi thọ”

Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.

Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.

Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.

Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.

Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.

Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.

Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.

(Tuổi Trẻ)

Dung_SHA
05-08-2011, 02:20 PM
Đọc bài viết này mà mình ớn quá, không biết ăn gì đây trong khi thực phẩm xung quanh mình hầu hết có hoá chất gây độc hại. Sức khoẻ con người bị xem thường quá !

Emanuel
05-08-2011, 02:30 PM
Chẳng biết rồi đây ăn uống sẽ như thế nào nữa! Thịt ôi thành món nhậu tuyệt hảo!!! Rau giá thì bón chất tăng trưởng!!!! Giờ tới trái cây bơm hóa chất thì quả là gay đây...:acac::acac::acac:

thuphong
05-08-2011, 03:41 PM
.
Hôm qua đọc bài này mình cũng thấy choáng. Những người buôn bán và những người nông dân vì lợi nhuận mà đang tự giết hại đồng bào mình. Cây quả Trung Quốc có thể tẩy chay k ăn nhưng hoa trái của mình chẳng lẽ tẩy chay nốt.
Rất thích trái cây nhưng chẳng biết làm sao khi mình chẳng phải chủ vườn và mình cũng chẳng có đất để tự trồng. :acac::acac:

Lão K
06-08-2011, 05:26 AM
Hầu hết các quận hiện nay đều có các xí nghiệp hóa chất, nhiều nhất là quận 5 và quận 12, Sài Gòn cung cấp đủ loại “thần dược” cho các chủ vựa và người bán trái cây với giá rẻ mạt. Có chủ vựa còn chích thuốc vào cuống các loại trái cây từ mít cho tới đu đủ... giúp cho vỏ mỏng, múi vàng đều...

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, các loại trái cây được tắm và chích như thế còn để kéo dài “tuổi thọ,” chậm hư thối, lợi cho người bán đủ điều. Có người dùng hóa chất để tắm, chích cho cả xoài, nho. Một chủ sạp trái cây ở phường Linh Chiểu, quận Thủ Ðức cho biết nếu không chờ hóa chất bảo quản thì các thùng nho từ Trung Quốc chở về đều thối rữa, không kịp đến tay người tiêu thụ.

Nói tóm lại, các chủ vườn, chủ vựa và cả chủ sạp trái cây đều áp dụng “kỹ thuật” tắm, chích hóa chất cho trái cây để sớm thu hồi vốn và nhất là tránh lỗ lã.

Theo nguồn tin riêng của báo NV thu thập được, không chỉ có người mua bị chết dần mòn vì ăn phải loại trái cây độc hại. Một phụ nữ bán lẻ trái cây tại chợ Hồ Thị Kỷ, quận 10 tên Tám Tâm 40 tuổi cho biết đã phải bỏ nghề sau gần một năm bán các loại sầu riêng, mãng cầu, vú sữa từ miền Tây chở đến và các loại táo, nho Trung Quốc từ phía Bắc đưa về.

Bà Tám Tâm nói: “Phân loại, sắp xếp trái cây trong cần xé bày ra kệ bán mỗi ngày, tay chân của tôi bị ngứa, lở sần sùi đáng sợ.” Thoạt đầu bà này tưởng bị phong ngứa hoặc mắc bệnh ghẻ. Cho đến một ngày, khi khám phá ra chiếc vòng tránh thai trong người cũng bị mục sét, bà mới vỡ lẽ ra các loại hóa chất được ướp tẩm trong trái cây chính là thủ phạm gây bệnh cho bà.

thuphong
07-08-2011, 03:59 PM
.
Tràn ngập thị trường là nhãn lồng dởm, hic... tìm trái cây thật để ăn là một công việc chẳng dễ dàng gì :acac::acac:

tại đây (http://vn.news.yahoo.com/nh%C3%A3n-l%E1%BB%93ng-d%E1%BB%8Fm-tr%C3%A0n-ng%E1%BA%ADp-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-031225807.html)