bachlong
24-06-2011, 09:48 AM
Có một bí quyết khiến gia đình đa phu ở Tây Tạng vẫn giữ được sự êm ấm đó là những người đàn ông không quan tâm ai là con đẻ của mình mà tất cả những đứa trẻ trong gia đình đều là con của họ.
Gia đình một vợ nhiều chồng, con anh cũng là con tôi
Chế độ đa phu trong gia đình của người Tây Tạng (Trung Quốc) đã có lịch sử hàng ngàn năm nay, đây cũng là một cách để người Tây Tạng bảo vệ tài sản của gia đình mình không bị chia nhỏ. Dưới mô hình hôn nhân một vợ một chồng thì những người con trai trong gia đình sẽ được phân chia tài sản khi kết hôn và điều đó sẽ khiến sức mạnh của gia đình bị suy yếu, hơn nữa sẽ làm cho lực lượng lao động trong gia đình bị thiếu hụt, ảnh hưởng tới việc tích lũy tài sản chung.
Mô hình hôn nhân một vợ nhiều chồng được hình thành do hoàn cảnh sống đặc biệt, chủ yếu là ở vùng nông thôn. Tây Tạng là một vùng cao nguyên nên rất khó tận dụng diện tích để sản xuất nông nghiệp, cộng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, một gia đình ít người thì sẽ rất khó để chống chọi với hoàn cảnh sống như vậy trong khi gia đình một vợ nhiều chồng sẽ giúp sức mạnh của họ được tăng lên gấp bội.
Gia đình đa phu trong truyền thống Tây Tạng có thể theo mô hình anh em chung vợ, bạn bè chung vợ và thậm chí là bố con chung vợ. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là kiểu anh em chung vợ. Trước giải phóng, Đàm Anh Hoa đã tiến hành điều tra 45 gia đình một vợ nhiều chồng ở khu Cam Tư, trong đó có tới 44 hộ là anh em chung vợ với tổng cộng 101 người đàn ông, như vậy bình quân mỗi bà vợ sẽ có 2,3 ông chồng, 1 gia đình còn lại có 2 chồng.
Trong gia đình anh em chung vợ thì phổ biến nhất vẫn là hai anh em chung 1 vợ, tiếp đến là 3 anh em chung 1 vợ còn trường hợp 4, 5 anh em chung vợ thường rất hiếm. Trong 120 hộ gia đình đa phu ở thôn Ninh Thanh huyện Xương Đô Ninh Thanh tổng cộng có tới 257 người đàn ông, bình quân mỗi bà vợ ở đây cưới 2,29 ông chồng.
Hôn nhân ở Tây Tạng vừa có trường hợp cưới vợ về nhà lại vừa có trường hợp về nhà vợ ở nhưng đa số là cưới vợ về nhà và hiếm có trường hợp mấy anh em kéo nhau sang nhà vợ ở. Hôn lễ cũng được tổ chức như đám cưới của gia đình một vợ một chồng. Vì nhiều chồng nên khi tới ăn hỏi, có lúc bên nhà trai cần phải nói rõ là mấy anh em lấy chung vợ nhưng có lúc cũng không cần thiết phải rành mạch như vậy.
Trong lúc tổ chức đám cưới, sẽ có một người trong số mấy anh em đứng ra làm chú rể và thường người anh cả sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, sau đó các anh em sẽ lần lượt được “động phòng” với người vợ mới cưới về. Cũng có trường hợp, tất cả các anh em hoặc một vài người trong số họ sẽ cùng nhau tham dự hôn lễ.
Con cái trong gia đình sẽ gọi người chồng lớn tuổi nhất của mẹ (anh cả) là cha và sẽ gọi những người còn lại (các em thứ) là chú hoặc gọi theo thứ tự là chú hai, chú ba…Nếu như người anh cả qua đời thì chú hai sẽ được gọi là cha. Cũng có nơi, con cái sẽ gọi tất cả những người chồng của mẹ là cha. Hai cách gọi này có thể tồn tại trong cùng một cộng đồng vì đó cũng chỉ là thói quen chứ không có ý nghĩa ai được coi trọng hơn ai.
Nhiều người đàn ông ở Xương Đô không bao giờ nghĩ rằng đứa trẻ nào là con mình và đứa trẻ nào là con của anh/em họ vì đứa trẻ nào trong gia đình cũng đều là con của họ. Ngược lại, bọn trẻ cũng coi những người cha của mình là một và cũng không biết ai là bố đẻ của mình. Có lẽ những thói quen này có tác dụng giúp cho gia đình của họ được êm ấm, hòa thuận hơn.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=248357#ixzz1Q9r3g0qZ
http://www.xaluan.com/
Gia đình một vợ nhiều chồng, con anh cũng là con tôi
Chế độ đa phu trong gia đình của người Tây Tạng (Trung Quốc) đã có lịch sử hàng ngàn năm nay, đây cũng là một cách để người Tây Tạng bảo vệ tài sản của gia đình mình không bị chia nhỏ. Dưới mô hình hôn nhân một vợ một chồng thì những người con trai trong gia đình sẽ được phân chia tài sản khi kết hôn và điều đó sẽ khiến sức mạnh của gia đình bị suy yếu, hơn nữa sẽ làm cho lực lượng lao động trong gia đình bị thiếu hụt, ảnh hưởng tới việc tích lũy tài sản chung.
Mô hình hôn nhân một vợ nhiều chồng được hình thành do hoàn cảnh sống đặc biệt, chủ yếu là ở vùng nông thôn. Tây Tạng là một vùng cao nguyên nên rất khó tận dụng diện tích để sản xuất nông nghiệp, cộng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, một gia đình ít người thì sẽ rất khó để chống chọi với hoàn cảnh sống như vậy trong khi gia đình một vợ nhiều chồng sẽ giúp sức mạnh của họ được tăng lên gấp bội.
Gia đình đa phu trong truyền thống Tây Tạng có thể theo mô hình anh em chung vợ, bạn bè chung vợ và thậm chí là bố con chung vợ. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là kiểu anh em chung vợ. Trước giải phóng, Đàm Anh Hoa đã tiến hành điều tra 45 gia đình một vợ nhiều chồng ở khu Cam Tư, trong đó có tới 44 hộ là anh em chung vợ với tổng cộng 101 người đàn ông, như vậy bình quân mỗi bà vợ sẽ có 2,3 ông chồng, 1 gia đình còn lại có 2 chồng.
Trong gia đình anh em chung vợ thì phổ biến nhất vẫn là hai anh em chung 1 vợ, tiếp đến là 3 anh em chung 1 vợ còn trường hợp 4, 5 anh em chung vợ thường rất hiếm. Trong 120 hộ gia đình đa phu ở thôn Ninh Thanh huyện Xương Đô Ninh Thanh tổng cộng có tới 257 người đàn ông, bình quân mỗi bà vợ ở đây cưới 2,29 ông chồng.
Hôn nhân ở Tây Tạng vừa có trường hợp cưới vợ về nhà lại vừa có trường hợp về nhà vợ ở nhưng đa số là cưới vợ về nhà và hiếm có trường hợp mấy anh em kéo nhau sang nhà vợ ở. Hôn lễ cũng được tổ chức như đám cưới của gia đình một vợ một chồng. Vì nhiều chồng nên khi tới ăn hỏi, có lúc bên nhà trai cần phải nói rõ là mấy anh em lấy chung vợ nhưng có lúc cũng không cần thiết phải rành mạch như vậy.
Trong lúc tổ chức đám cưới, sẽ có một người trong số mấy anh em đứng ra làm chú rể và thường người anh cả sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, sau đó các anh em sẽ lần lượt được “động phòng” với người vợ mới cưới về. Cũng có trường hợp, tất cả các anh em hoặc một vài người trong số họ sẽ cùng nhau tham dự hôn lễ.
Con cái trong gia đình sẽ gọi người chồng lớn tuổi nhất của mẹ (anh cả) là cha và sẽ gọi những người còn lại (các em thứ) là chú hoặc gọi theo thứ tự là chú hai, chú ba…Nếu như người anh cả qua đời thì chú hai sẽ được gọi là cha. Cũng có nơi, con cái sẽ gọi tất cả những người chồng của mẹ là cha. Hai cách gọi này có thể tồn tại trong cùng một cộng đồng vì đó cũng chỉ là thói quen chứ không có ý nghĩa ai được coi trọng hơn ai.
Nhiều người đàn ông ở Xương Đô không bao giờ nghĩ rằng đứa trẻ nào là con mình và đứa trẻ nào là con của anh/em họ vì đứa trẻ nào trong gia đình cũng đều là con của họ. Ngược lại, bọn trẻ cũng coi những người cha của mình là một và cũng không biết ai là bố đẻ của mình. Có lẽ những thói quen này có tác dụng giúp cho gia đình của họ được êm ấm, hòa thuận hơn.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=248357#ixzz1Q9r3g0qZ
http://www.xaluan.com/