PDA

View Full Version : Chính sách tiền lương đối với giới nghệ sĩ biểu diễn: Bao giờ mới được chỉnh sửa?



Boulevard
13-05-2011, 11:13 AM
Bài mới nhất của em , còn kì 2 nữa, viết còn nhiều cái khổ hơn, nhưng không thể nói hết vì lại sợ mất quan điểm...
http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/35689.vho
VH- Trong nỗi lo về lạm phát nói chung thì với giới nghệ sĩ, còn có nỗi lo khác đã nhiều năm rồi chưa giải tỏa được - đó là cách tính hệ số lương, cách xếp loại ngạch viên chức đối với những người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật có quá nhiều bất cập so với thực tế của lĩnh vực hoạt động đặc thù này.

http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20110513/sucmanhdoitay-tphcm-(4).jpg

Tốt nghiệp đại học nhưng lại hưởng lương trung cấp

Đội ngũ diễn viên trẻ ở các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật nhà nước hiện nay được xếp mức lương khởi điểm bậc 2 (diễn viên hạng III; hệ số 2,06). Với hệ số lương này, nhiều người trẻ khó trụ nổi với nghề.

Đơn cử như Liên đoàn Xiếc VN, có khoảng 80 diễn viên trẻ, chiếm 70% lực lượng nghệ sĩ của đơn vị, từ nhiều năm qua chỉ nhận khoảng 1,7 triệu đồng/ tháng (lương cơ bản + tiền thanh sắc).

Vì cuộc sống, chúng tôi đã phải làm những việc cực chẳng đã - chạy show đi hát ở đám cưới, đám ma, thậm chí chạy xe ôm. Để nghệ sĩ không đánh mất nghiệp, chúng tôi mong chế độ lương và ngạch của diễn viên sớm được chỉnh sửa.(Ông Nguyễn Ngọc Quyền - Trưởng đoàn Tuồng Thanh Hóa)


Thật khó tin, một nghề lao động nghệ thuật đặc thù và nặng nhọc như xiếc mà nghệ sĩ trẻ chỉ được hưởng lương cơ bản như vậy, chỉ riêng việc duy trì cuộc sống hằng ngày đã là nan giải. Số người hưởng lương thấp này lại là lực lượng biểu diễn chủ đạo của đơn vị, còn hầu hết những nghệ sĩ trong biên chế thì đã không còn biểu diễn và được chuyển sang làm các công tác khác như: phòng nghệ thuật, công tác hành chính…

Ông Phạm Xuân Quang - Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc VN chia sẻ: “Theo Luật Lao động, sau khi sử dụng hợp đồng lao động thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng, chúng tôi đành phải ký bỏ lửng mà không thể làm gì hơn khi không có định biên cho lực lượng nghệ sĩ trẻ này.

Hiện nay, Liên đoàn Xiếc VN phải co kéo nuôi toàn bộ lực lượng diễn viên trẻ bằng ngân sách của đơn vị từ các nguồn thu khác. Số người không biểu diễn nhưng lại chưa tới tuổi nghỉ hưu được phân công công việc ở những phòng ban khác, thực lòng họ cũng không được vui lắm khi nhận công việc không đúng với khả năng và sở trường của mình…”.

Một bất hợp lý khác là dẫu được đào tạo ở trình độ đào tạo nào (trung cấp, cao đẳng, đại học), nhưng khi được tuyển dụng vào đơn vị chỉ được xếp loại “diễn viên hạng III”, tương đương lương trung cấp. Dẫu diễn viên có cố gắng hết 12 bậc lương của hạng III thì cũng không thể lên được hạng II.

Chính vì vậy mà hiện nay một loạt các NSND và NSƯT như: Lê Khanh, Ngọc Huyền, Minh Hằng (Kịch nói), Hương Thơm, Hán Văn Tình (Tuồng), Vương Hà (Cải lương)… đều có thâm niên làm việc vượt khung 12 bậc của hạng III với bậc lương cuối cùng là 4,06, sau đó mỗi năm được cộng thêm 1% lương cơ bản, cao nhất có người tới 19% vượt khung…

Đơn cử như NSƯT Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN, nhờ làm công tác quản lý, cộng thêm gần 40 năm trong nghề xiếc nên được chuyển sang ngạch diễn viên hạng II thì mức lương của anh cũng chỉ khoảng hơn 4.000.000 đồng/ tháng và là người có lương cao nhất hiện nay tại Liên đoàn Xiếc VN.

http://www.baovanhoa.vn/upload/20110513/can-ho.jpg

Gia đình gồm 7 người của nghệ sĩ Bùi Anh Tuấn trong căn hộ 20 m2

Nỗi khổ nghệ sĩ trẻ…
Bùi Anh Tuấn, 35 tuổi, diễn viên Nhà hát Cải lương VN cho biết, vợ chồng anh đã phải vay mượn tiền để mua lại căn nhà vốn là nhà vệ sinh tập thể của Nhà hát nhượng lại để ở. Hai vợ chồng anh, mẹ già, 2 con nhỏ, cháu và chị gái cùng ở chung trong một căn phòng chỉ 20 m2. Tài sản lớn nhất của gia đình là một chiếc xe máy Trung Quốc chưa đầy 4 triệu đồng đã mua cách đây 4 năm. Toàn bộ chi phí của gia đình chỉ trông chờ vào khoản lương cơ bản của cả hai vợ chồng với chưa đầy 4 triệu đồng.

Tình cảnh của vợ chồng nghệ sĩ Nguyễn Văn Ngàn, người vừa giành HCV tại Liên hoan Sân khấu Tuồng truyền thống 2011, Bí thư chi đoàn Đoàn Tuồng Thanh Hóa cũng vất vả không kém. Hệ số lương của chồng hiện là 2,66 (tương đương 1.941.000 đồng), của vợ là 2,06 (tương đương 1.503.000 đồng). Vợ Nguyễn Văn Ngàn hiện đang có bầu và họ đã có với nhau một bé 8 tuổi. Nhà chưa có và hiện đang sống nhờ tại một phòng 18,6 m2 ở Nhà hát.

Nghệ sĩ Nguyễn Văn Ngàn thổ lộ: “Món ăn thường trực trên mâm cơm của gia đình tôi chỉ có rau, dưa; thịt và sữa dành cho con. Chi phí lương quá thấp nên ban lãnh đạo đơn vị cũng tạo điều kiện cho chúng tôi đi làm thêm để tăng thu nhập. Nhưng nói chung là có làm thêm thì đời sống của diễn viên nói chung vẫn vô cùng khó khăn”.

Từ những bất cập trên, mong mỏi chung của giới nghệ sĩ biểu diễn là sớm xem xét, sửa đổi cách tính lương và cách phân hạng ngạch như hiện nay, làm thế nào để mức lương cơ bản của những người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật mang tính đặc thù cũng cần phải có cách tính riêng. Có làm như vậy mới động viên, khích lệ được người nghệ sĩ yêu nghề, gắn bó với nghề.

Mong Nhà nước xem xét, sửa đổi cách xếp loại ngạch viên chức đối với những người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc theo hướng: Bỏ cách xếp loại theo kiểu phân hạng (diễn viên hạng I, diễn viên hạng III), chuyển sang xếp loại theo trình độ đào tạo chuyên môn và thống nhất với cách xếp loại của các ngạch viên chức khác. (Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó giám đốc Nhà hát Cải lương VN)

hahaha
13-05-2011, 09:50 PM
http://youtu.be/EpgrO-tieGM

Boulevard
13-05-2011, 10:27 PM
:thodai: :thodai: :thodai: :thodai:

Boulevard
16-05-2011, 11:34 PM
Bài 2

Làm nhiều nghề để “nuôi” một nghề!
(16/05/2011)


Nhiều nghệ sĩ trên thánh đường sân khấu là “ông Hoàng, bà Chúa” nhưng ngoài đời phải “cuốc” xe ôm để kiếm sống.
http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20110516/vuongha.jpg
Ảnh: Cảnh trong vở “Đế đô sóng cả” của NH Cải lương VN VH- Sau bài viết “Chính sách tiền lương đối với giới nghệ sĩ biểu diễn: Bao giờ mới được chỉnh sửa?” số ra ngày 13.5.2011, Văn Hóa tiếp tục nhận được những chia sẻ từ các nghệ sĩ về vấn đề “biết rồi, khổ lắm…” này.

5m2 phòng tập thể cho một nghệ sĩ !
Nhu cầu nhà ở vẫn là vấn đề khó khăn nan giải với các diễn viên tuồng, chèo, cải lương. Đây là khó khăn chung của các nghệ sĩ đang làm việc trong các nhà hát truyền thống. Một số diễn viên trẻ mới tốt nghiệp được nhận về nhà hát với mức lương khởi điểm khiêm tốn nhưng bù lại, được nhà hát tạo điều kiện cho mượn nhà tập thể để ở. Các em chưa có gia đình ở bình quân là 1 người/3m2. Các diễn viên viên chức công tác được 8 năm trở lên được tạo điều kiện hơn, bình quân 1 người/5 m2. Tất cả mọi sinh hoạt ăn, uống, ngủ nghỉ làm việc đều trong 5 m2 này. Lương viên chức không thể đủ để trang trải những sinh hoạt hằng ngày trong gia đình với sự tăng giá không ngừng. Tùy theo khả năng, người có giọng thì hát phòng trà, quán bar, hát hầu đồng, người có duyên thì làm tổ chức biểu diễn các chương trình ca nhạc, còn không thì trông chờ sự trợ giúp từ gia đình…
Có câu: “An cư mới lạc nghiệp”, nhưng hằng ngày cứ phải lo tiền ăn, chỗ ở thì không có thời gian để lo việc rèn giũa nghề. Là diễn viên công tác tại Nhà hát Tuồng VN gần chục năm, đồng lương viên chức lĩnh tháng nào hết tháng đó, thậm chí không đủ tiêu, chúng tôi khó có tiền để tích cóp mua nhà, nhất là khi hai vợ chồng cùng nghề. Điều mơ ước mua được một căn nhà chung cư nhỏ từ đồng lương nghệ thuật để ở của bản thân tôi và các diễn viên trong nhà hát không biết bao giờ mới thực hiện được. Khi lên sân khấu, vì yêu nghề, vì trọng trách gìn giữ nghệ thuật, chúng tôi vẫn hết sức mình, nhưng khi trở về với đời thường thật là tủi thân. (Nghệ sĩ Lộc Huyền NH Tuồng Việt Nam)
Làm ở nhà hát chỉ cốt để lấy cái danh…
Để gắn bó với nghề tới ngày hôm nay, tôi đã làm nhiều việc như đi đóng gạch, buôn bán rau củ quả, buôn cá từ miền núi về miền xuôi và ngược lại… Ở đơn vị, người thì làm nghề cắt tóc, người thì đan len…
Tóm lại, phải làm nhiều nghềđể“nuôi” một nghề. Hầu hết thì những nghệ sĩ chèo của địa phương đều phải dựa kinh tế vào chồng, vợ hay người trong gia đình ở các ngành nghề khác, khó có thể là trụ cột trong gia đình khi là nghệ sĩ chèo.
Nghệ sĩ bước vào độ tuổi ngũ tuần thì thường không thể làm nghề được nữa, nhưng đoàn không biết phải làm sao giải quyết số lượng nghệ sĩ dôi thừa lớn tuổi này khi phần lớn họ đều là những người có cống hiến, nhiều người có danh hiệu và chính tên tuổi họ đã tạo nên thương hiệu cho đơn vị.
Lớp già chưa nghỉ nên lớp trẻ đương nhiên cũng khó có cơ hội được biên chế vào đoàn, mặc dù họ là lực lượng chiếm số đông tạo nên sự tươi mới trong các đêm diễn. Mỗi khi đi lưu diễn vùng sâu, vùng xa thì lực lượng nghệ sĩ trẻ vẫn là nòng cốt chủ đạo.
Với đồng lương cơ bản khoảng 1 triệu đồng cho một diễn viên trẻ thì đơn vị cũng khó mà đòi hỏi họ phải tâm huyết và máu thịt với nghề. Nhiều người làm ở đơn vị chỉ cốt để lấy cái danh rồi đi “đánh pắc”, “đánh show”, thu nhập ở bên ngoài là chính. (Đạo diễn, NSƯT Trương Hải Thọ - Đoàn Chèo Thanh Hóa)
Nghèo nhưng vẫn sẵn sàng từ chối cát xê cao…
Lương cho nghệ sĩ đòi hỏi phải có một cách tính riêng và đãi ngộ riêng mới có thể phát triển được sân khấu truyền thống – một lĩnh vực nghệ thuật mà hiện nay ít người muốn dấn thân vì cực nhọc mà thu nhập lại chẳng bao nhiêu.
Hiện tại, hầu hết các sân khấu truyền thống khán giả ngày càng thưa vắng, doanh thu biểu diễn không có và dĩ nhiên thu nhập của người nghệ sĩ thuộc loại hình này vô cùng eo hẹp, khốn khó. Tôi đi làm ở NH Múa rối VN đã 12 năm rồi nhưng lương chỉ hơn 2 triệu đồng. Nếu nói sống bằng lương thì chẳng ai có thể sống nổi.Vì vậy, tôi chẳng từ nan bất cứ công việc gì miễn là kiếm tiền hợp pháp, thậm chí làm cả môi giới bất động sản, môi giới buôn bán xe máy, ô tô…
Nhưng cái cốt yếu là vẫn kiếm tiền bằng hoạt động nghề nghiệp của mình như biểu diễn các trò độc diễn lẻ, tham gia làm MC, tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật… Tuy nhiên, vì yêu nghề, có trách nhiệm với nghề, nên nhiều nghệ sĩ của Nhà hát vẫn sẵn sàng bỏ cát sê diễn 1 triệu ở nơi khác để nhận thù lao 100.000 đ/ buổi ở đơn vị nếu có suất diễn . (Trần Quý Quốc NH Múa rối Việt Nam)

Chênh lệch bất hợp lý ngay trong nghề
Nhiều người cho rằng chúng tôi là nghệ sĩ có danh hiệu rồi, đồng nghĩa với việc thu nhập cao. Trên thực tế, sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề, chưa lúc nào tôi cảm thấy hài lòng với đồng lương hành chính sự nghiệp của mình cả.
Một ca sĩ nhạc nhẹ có thể không cần học hành vất vả rèn luyện như chúng tôi, không phải kinh qua các đợt thi cử để có huy chương, danh hiệu như chúng tôi, cát sê của họ một tối mấy chục triệu đồng, so với cát sê chưa đầy 100.000 đồng/đêm biểu diễn của nghệ sĩ sân khấu truyền thống thì quá là chênh lệch.
Đã vậy, muốn chuyển hạng diễn viên, chúng tôi lại phải thi cử nâng ngạch. Công tác biểu diễn triền miên với các đợt lưu diễn tại miền núi, hải đảo khiến chúng tôi không có thời gian để ngồi học. Nhất là có tuổi rồi mà lại đi học thì… nản vô cùng. (NSƯT Vương Hà NH Cải lương VN)

http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/35748.vho