Boulevard
12-05-2011, 05:13 PM
Tôi được chứng kiến một cảnh tượng hết sức bi thương: Giữa thời bình mà trên sườn đồi này có hơn 400 ngôi mộ chôn san sát, sơ sài, toàn là thanh niên.
Phía sau Thành phố Hạ Long xinh đẹp, thơ mộng là một đại dịch ma túy, HIV/AIDS kinh hoàng mà ít ai có thể tưởng tượng nổi. Bão tố ma túy, AIDS đã tràn qua, cuốn đi hàng ngàn mạng người ở thành phố biển. Đọc những con số thống kê đã thấy khủng khiếp lắm, nhưng đặt chân ra những nghĩa địa, thì thực sự ngỡ ngàng, ngoài sức tưởng tượng.
Tại thành phố này, những cái chết trẻ, những vòng hoa trắng dường như đã trở thành đề tài cũ kỹ, nhạt nhẽo, không mấy ai bận tâm.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00340.jpg
Một góc nghĩa trang Đèo Sen, nơi chôn toàn người chết trẻ vì nghiện, AIDS.
Thậm chí mới đây, một con nghiện, có HIV đã chết hoành tráng bằng cách quấn chăn bông vào người rồi tẩm xăng đốt, nhưng cũng chẳng khuấy động dư luận được chút nào.
Buổi chiều giông gió, đất trời u ám. Mây xám sà xuống nghĩa trang Đèo Sen. Quản trang Đặng Văn Quang bổ từng nhát búa xuống nền đá ong chát chúa. Đất đá hất lên mỗi lúc một nhiều, tấm lưng còng người quản trang mất dần trong lòng đất, trong bạt ngàn những ngôi mộ, những vòng hoa và những lớp cỏ khô héo hắt ảm đạm.
Chiếc xe ca cũ kỹ hồng hộc nhả khói đen xì, oằn mình bò lên đồi, phía trước xe gắn vòng hoa trắng. Đám nam thanh nữ tú nhảy xuống túa lua. Mấy cô gái ăn mặc thời trang, son phấn lòe loẹt. Các cậu trai khuôn mặt ngơ ngơ, đôi mắt đờ đẫn. Trông họ giống đói thuốc hơn là buồn vì thằng bạn nghiện vừa qua đời.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00348.jpg
Một buổi chiều ở nghĩa trang Đèo Sen, tôi được chứng kiến 2 đám tang của người chết trẻ.
Chỉ có vài người đeo khăn tang. Chẳng ai buồn nhỏ nước mắt. Chiếc quan tài rẻ tiền thả xuống hố. Tiếng chuông đồng kính coong. Đất đá ào ào đổ xuống. Mấy cậu thanh niên thể hiện tài nghệ bằng cách xếp hàng rồi ném chuyền gạch ba banh đến chỗ chôn quan tài xếp thành mộ. Các cô gái hò reo cổ vũ xem ai bắt gạch giỏi. Mỗi khi bắt trượt, viên gạch vỡ vụn họ lại ôm bụng cười hô hố.
Mộ đắp xong, những vòng hoa cúc trắng được đặt lên. Đọc các dòng chữ trên vòng hoa nghe nghèn nghẹn: “Gia đình cậu viếng cháu”; “Bạn cùng học thương viếng linh hồn bạn”; “Anh kết nghĩa thương viếng em”…
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00353.jpg
Mấy cô cậu thanh niên túa ra tứ phía tìm mộ bạn bè. Một cô nói giọng the thé: “Hôm nọ tao mải đi tua ngoài biển, con bạn chết mà không kịp về viếng. Không biết mộ nó ở đâu mà cắm cho nén hương để nó bớt lạnh lẽo”.
Một cậu chõ miệng nói thật to: “Tháng trước thằng Tiến “Lợn” chết. Tổ mẹ! tao đói thuốc quá, muốn đi đưa ma nó mà không đứng đậy được. Giờ cũng chưa biết nó nằm đâu. Mồ mả lắm thế này tìm sao được”.
Chiếc xe ca cũ kỹ nổ máy, thả dốc trôi nhẹ. Gia đình nọ đã trút xong tội nợ.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00354.jpg
Khắp nghĩa trang là những vòng hoa trắng, những lọ hoa trắng.
Quản trang Đặng Văn Quang kê cổ chai nước khoáng vào thành mộ, đập bốp một cái rồi ngửa cổ tu ầng ậc. Anh kể: “Thành phố Hạ Long có 3 nghĩa trang nhân dân là Dốc Khế, Hà Khẩu và Đèo Sen. Trước năm 1998 là những nghĩa trang tự phát, sau được Công ty Môi trường đô thị Hạ Long tiếp quản”.
Nghĩa trang Đèo Sen lớn nhất, gồm ba ngọn đồi. Một ngọn đồi xây dựng khang trang, ở đó gồm những ngôi mộ của nhà giàu, dòng họ, đã cải táng, một ngọn đồi chôn toàn người theo đạo. Khu đồi thấp hơn, rộng mêng mông, mới quy hoạch đáng buồn lại toàn mộ người chết trẻ.
Anh Quang nhặt gạch đắp lên ngôi mộ bị nước cuốn hết đất để người chết đỡ lạnh lẽo.
Anh Quang tiếp: “Những năm 1998-1999 nghĩa trang mới chỉ lác đác vòng hoa trắng, thế nhưng, từ năm 2002 trở lại đây không ngày nào không có đám ma vòng hoa trắng, có ngày tới 6 đám. Cứ 4 đám ma thì có 3 đám chết trẻ, chủ yếu là chết do tiêm chích ma túy, AIDS. Bây giờ khu đồi này đã có 6.000 ngôi mộ”.
Để minh chứng cho lời nói của mình, anh dẫn tôi sang phía sườn đồi bên kia, nơi đó mới được mở rộng nên chôn toàn những người mới chết.
Tôi được chứng kiến một cảnh tượng hết sức bi thương: Giữa thời bình mà trên sườn đồi này có hơn 400 ngôi mộ chôn san sát, sơ sài, toàn là thanh niên. Có ngôi mộ được xếp gạch xỉ vuông vắn, có ngôi xếp bằng những hòn đá xám xịt. Trên mộ cắm mảnh bia sắt sơn đen chữ trắng, ghi họ tên, ngày sinh, ngày mất. Chẳng nấm mồ nào có nổi một nén nhang nhả khói. Đến nắm đất để cắm hương cũng bị những cơn mưa xối đi cả.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00355.jpg
Nhiều nấm mồ mà bia chỉ có mỗi cái tên thế này.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00356.jpg
Nhiều nấm mồ còn chẳng có nổi cái tên.
Hầu hết các nạn nhân mới chỉ từ 20 đến 30 tuổi, vài tấm bia ghi năm sinh 1992, 1993. Khuất trong bụi cỏ là tấm bia ghi mỗi chữ to tướng “Tuấn”, một tấm viết “Hiền”. Tấm bia gỗ cắm trên một ngôi mộ đã gục xuống vì mục ruỗng, anh Quang lật lên song không đọc được trên đó ghi những gì.
Anh chỉ biết rằng, đây là mộ của một người tù bị chết vì AIDS, người ta đưa về đây chôn. Từ khi chôn đến nay, đã 3 năm rồi mà không thấy người nhà đến nhận. Ngôi mộ không có bát hương, chỉ có những ngọn cỏ gầy héo đan nhau chằng chịt. Mấy chân hương cắm vung vãi cháy hết đã mốc khô tự thuở nào. Đó là những cọng hương của người nhà những ngôi mộ mới đắp bên cạnh cắm vào với hy vọng “ma cũ đừng bắt nạt ma mới”.
Anh Quang chỉ tôi tấm bia ghi: “Lưu Văn Thành, sinh: 25-11-1981…”. Anh bảo cậu Thành này là cháu anh, đứa con trai duy nhất của một cán bộ cấp cao trong tỉnh, rất thông minh, học giỏi. Cậu ta từng là sinh viên đại học, song nhà trường phát hiện nghiện ngập nên đuổi học. Bố đưa vào trại cai nghiện, nhưng mẹ thương con lén mua thuốc phiện cho hút. Cả ngày gã chỉ có mỗi việc là hong hóng ngồi chờ ăn và chích xì ke. Đến khi gã chích hết ngôi nhà ba tầng mặt phố mọi người mới biết gã đã dính AIDS tự lúc nào.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00345.jpg
Trước khi chết, anh chàng này chỉ có một lời trăng trối với mẹ: “Chưa gặp được đối thủ đấu cờ, con chết mà không nhắm mắt”.
Nhổ bụi cỏ um tùm trên một ngôi mộ hoang lạnh, ông Thông – người đã có thâm niên 23 năm gắn với nghĩa trang Đèo Sen bùi ngùi: “Cả đời tôi đã chôn đủ loại người, đủ lứa tuổi, đều hết sức thảm thương, song có một trường hợp thê thảm không thể tưởng tượng nổi mà tôi chứng kiến tường tận từ đầu đến đuôi, đó là một nhà có 5 người chết vì ma túy, HIV/AIDS.
Vợ chồng nhà này có 4 con trai, một con gái. Thế nhưng, cả bố và 4 cậu con trai cùng nghiện, cùng có HIV. Gia đình họ sống dưới thuyền, ngoài làng chài Sa Tô nên nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá 10 ngàn đồng.
Trong hai năm, cả 4 thằng con trai đều chết. Khi chôn thằng con cuối cùng, bà mẹ không còn nước mắt để khóc nữa, ông chồng thì đói thuốc vật vã, cắm cả đầu xuống huyệt.
Đầu năm nay bà ta lại đưa xác chồng lên nghĩa trang rồi bỏ đấy như tống khứ của nợ. Chúng tôi phải chôn hộ. Từ bấy đến nay không thấy bà ta và cô con gái quay lại nghĩa trang, nghe nói họ lên thuyền đi ra biển rồi không quay lại nữa”.
Còn tiếp…
Phạm Phạm
http://vietbao.vn/Phong-su/Chuyen-ron-nguoi-o-nghia-dia-chon-toan-thanh-nien/75287740/262/
Phía sau Thành phố Hạ Long xinh đẹp, thơ mộng là một đại dịch ma túy, HIV/AIDS kinh hoàng mà ít ai có thể tưởng tượng nổi. Bão tố ma túy, AIDS đã tràn qua, cuốn đi hàng ngàn mạng người ở thành phố biển. Đọc những con số thống kê đã thấy khủng khiếp lắm, nhưng đặt chân ra những nghĩa địa, thì thực sự ngỡ ngàng, ngoài sức tưởng tượng.
Tại thành phố này, những cái chết trẻ, những vòng hoa trắng dường như đã trở thành đề tài cũ kỹ, nhạt nhẽo, không mấy ai bận tâm.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00340.jpg
Một góc nghĩa trang Đèo Sen, nơi chôn toàn người chết trẻ vì nghiện, AIDS.
Thậm chí mới đây, một con nghiện, có HIV đã chết hoành tráng bằng cách quấn chăn bông vào người rồi tẩm xăng đốt, nhưng cũng chẳng khuấy động dư luận được chút nào.
Buổi chiều giông gió, đất trời u ám. Mây xám sà xuống nghĩa trang Đèo Sen. Quản trang Đặng Văn Quang bổ từng nhát búa xuống nền đá ong chát chúa. Đất đá hất lên mỗi lúc một nhiều, tấm lưng còng người quản trang mất dần trong lòng đất, trong bạt ngàn những ngôi mộ, những vòng hoa và những lớp cỏ khô héo hắt ảm đạm.
Chiếc xe ca cũ kỹ hồng hộc nhả khói đen xì, oằn mình bò lên đồi, phía trước xe gắn vòng hoa trắng. Đám nam thanh nữ tú nhảy xuống túa lua. Mấy cô gái ăn mặc thời trang, son phấn lòe loẹt. Các cậu trai khuôn mặt ngơ ngơ, đôi mắt đờ đẫn. Trông họ giống đói thuốc hơn là buồn vì thằng bạn nghiện vừa qua đời.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00348.jpg
Một buổi chiều ở nghĩa trang Đèo Sen, tôi được chứng kiến 2 đám tang của người chết trẻ.
Chỉ có vài người đeo khăn tang. Chẳng ai buồn nhỏ nước mắt. Chiếc quan tài rẻ tiền thả xuống hố. Tiếng chuông đồng kính coong. Đất đá ào ào đổ xuống. Mấy cậu thanh niên thể hiện tài nghệ bằng cách xếp hàng rồi ném chuyền gạch ba banh đến chỗ chôn quan tài xếp thành mộ. Các cô gái hò reo cổ vũ xem ai bắt gạch giỏi. Mỗi khi bắt trượt, viên gạch vỡ vụn họ lại ôm bụng cười hô hố.
Mộ đắp xong, những vòng hoa cúc trắng được đặt lên. Đọc các dòng chữ trên vòng hoa nghe nghèn nghẹn: “Gia đình cậu viếng cháu”; “Bạn cùng học thương viếng linh hồn bạn”; “Anh kết nghĩa thương viếng em”…
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00353.jpg
Mấy cô cậu thanh niên túa ra tứ phía tìm mộ bạn bè. Một cô nói giọng the thé: “Hôm nọ tao mải đi tua ngoài biển, con bạn chết mà không kịp về viếng. Không biết mộ nó ở đâu mà cắm cho nén hương để nó bớt lạnh lẽo”.
Một cậu chõ miệng nói thật to: “Tháng trước thằng Tiến “Lợn” chết. Tổ mẹ! tao đói thuốc quá, muốn đi đưa ma nó mà không đứng đậy được. Giờ cũng chưa biết nó nằm đâu. Mồ mả lắm thế này tìm sao được”.
Chiếc xe ca cũ kỹ nổ máy, thả dốc trôi nhẹ. Gia đình nọ đã trút xong tội nợ.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00354.jpg
Khắp nghĩa trang là những vòng hoa trắng, những lọ hoa trắng.
Quản trang Đặng Văn Quang kê cổ chai nước khoáng vào thành mộ, đập bốp một cái rồi ngửa cổ tu ầng ậc. Anh kể: “Thành phố Hạ Long có 3 nghĩa trang nhân dân là Dốc Khế, Hà Khẩu và Đèo Sen. Trước năm 1998 là những nghĩa trang tự phát, sau được Công ty Môi trường đô thị Hạ Long tiếp quản”.
Nghĩa trang Đèo Sen lớn nhất, gồm ba ngọn đồi. Một ngọn đồi xây dựng khang trang, ở đó gồm những ngôi mộ của nhà giàu, dòng họ, đã cải táng, một ngọn đồi chôn toàn người theo đạo. Khu đồi thấp hơn, rộng mêng mông, mới quy hoạch đáng buồn lại toàn mộ người chết trẻ.
Anh Quang nhặt gạch đắp lên ngôi mộ bị nước cuốn hết đất để người chết đỡ lạnh lẽo.
Anh Quang tiếp: “Những năm 1998-1999 nghĩa trang mới chỉ lác đác vòng hoa trắng, thế nhưng, từ năm 2002 trở lại đây không ngày nào không có đám ma vòng hoa trắng, có ngày tới 6 đám. Cứ 4 đám ma thì có 3 đám chết trẻ, chủ yếu là chết do tiêm chích ma túy, AIDS. Bây giờ khu đồi này đã có 6.000 ngôi mộ”.
Để minh chứng cho lời nói của mình, anh dẫn tôi sang phía sườn đồi bên kia, nơi đó mới được mở rộng nên chôn toàn những người mới chết.
Tôi được chứng kiến một cảnh tượng hết sức bi thương: Giữa thời bình mà trên sườn đồi này có hơn 400 ngôi mộ chôn san sát, sơ sài, toàn là thanh niên. Có ngôi mộ được xếp gạch xỉ vuông vắn, có ngôi xếp bằng những hòn đá xám xịt. Trên mộ cắm mảnh bia sắt sơn đen chữ trắng, ghi họ tên, ngày sinh, ngày mất. Chẳng nấm mồ nào có nổi một nén nhang nhả khói. Đến nắm đất để cắm hương cũng bị những cơn mưa xối đi cả.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00355.jpg
Nhiều nấm mồ mà bia chỉ có mỗi cái tên thế này.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00356.jpg
Nhiều nấm mồ còn chẳng có nổi cái tên.
Hầu hết các nạn nhân mới chỉ từ 20 đến 30 tuổi, vài tấm bia ghi năm sinh 1992, 1993. Khuất trong bụi cỏ là tấm bia ghi mỗi chữ to tướng “Tuấn”, một tấm viết “Hiền”. Tấm bia gỗ cắm trên một ngôi mộ đã gục xuống vì mục ruỗng, anh Quang lật lên song không đọc được trên đó ghi những gì.
Anh chỉ biết rằng, đây là mộ của một người tù bị chết vì AIDS, người ta đưa về đây chôn. Từ khi chôn đến nay, đã 3 năm rồi mà không thấy người nhà đến nhận. Ngôi mộ không có bát hương, chỉ có những ngọn cỏ gầy héo đan nhau chằng chịt. Mấy chân hương cắm vung vãi cháy hết đã mốc khô tự thuở nào. Đó là những cọng hương của người nhà những ngôi mộ mới đắp bên cạnh cắm vào với hy vọng “ma cũ đừng bắt nạt ma mới”.
Anh Quang chỉ tôi tấm bia ghi: “Lưu Văn Thành, sinh: 25-11-1981…”. Anh bảo cậu Thành này là cháu anh, đứa con trai duy nhất của một cán bộ cấp cao trong tỉnh, rất thông minh, học giỏi. Cậu ta từng là sinh viên đại học, song nhà trường phát hiện nghiện ngập nên đuổi học. Bố đưa vào trại cai nghiện, nhưng mẹ thương con lén mua thuốc phiện cho hút. Cả ngày gã chỉ có mỗi việc là hong hóng ngồi chờ ăn và chích xì ke. Đến khi gã chích hết ngôi nhà ba tầng mặt phố mọi người mới biết gã đã dính AIDS tự lúc nào.
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/phong-su/75287740-DSC00345.jpg
Trước khi chết, anh chàng này chỉ có một lời trăng trối với mẹ: “Chưa gặp được đối thủ đấu cờ, con chết mà không nhắm mắt”.
Nhổ bụi cỏ um tùm trên một ngôi mộ hoang lạnh, ông Thông – người đã có thâm niên 23 năm gắn với nghĩa trang Đèo Sen bùi ngùi: “Cả đời tôi đã chôn đủ loại người, đủ lứa tuổi, đều hết sức thảm thương, song có một trường hợp thê thảm không thể tưởng tượng nổi mà tôi chứng kiến tường tận từ đầu đến đuôi, đó là một nhà có 5 người chết vì ma túy, HIV/AIDS.
Vợ chồng nhà này có 4 con trai, một con gái. Thế nhưng, cả bố và 4 cậu con trai cùng nghiện, cùng có HIV. Gia đình họ sống dưới thuyền, ngoài làng chài Sa Tô nên nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá 10 ngàn đồng.
Trong hai năm, cả 4 thằng con trai đều chết. Khi chôn thằng con cuối cùng, bà mẹ không còn nước mắt để khóc nữa, ông chồng thì đói thuốc vật vã, cắm cả đầu xuống huyệt.
Đầu năm nay bà ta lại đưa xác chồng lên nghĩa trang rồi bỏ đấy như tống khứ của nợ. Chúng tôi phải chôn hộ. Từ bấy đến nay không thấy bà ta và cô con gái quay lại nghĩa trang, nghe nói họ lên thuyền đi ra biển rồi không quay lại nữa”.
Còn tiếp…
Phạm Phạm
http://vietbao.vn/Phong-su/Chuyen-ron-nguoi-o-nghia-dia-chon-toan-thanh-nien/75287740/262/