LaoÁi
07-04-2011, 12:55 PM
Bản photo bài viết "Chuyện của tôi" của một nữ sinh lớp 12 trường PTTH Ngô Quyền, Hải Phòng kể về tình cảm thầy trò quá mức cho phép được truyền tay nhau đã khiến không ít người bị sốc.
Ngược lại, nhiều người lại tỏ ra thông cảm, sẻ chia với hoàn cảnh của nữ sinh trong bài văn cũng như tác giả.
Theo nguồn tin, bài viết đó là của nữ sinh có tên Lương Thu H., học sinh lớp 12A5, trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.
Cô giáo N. người trực tiếp chấm bài thi cho biết, đọc bài của H. không thể chê được vào đâu, từ nội dung, đến văn phong em viết đúng như một người viết văn thực sự. Nhưng bài văn đó vẫn bị chấm điểm 0, vì ngay từ đầu chính em đó cũng đã biết bài viết bị lạc đề.
Một số bạn học cùng trường với H. thì cho rằng, nội dung bài viết đoạn đầu hoàn toàn là sự thật.
Kể cả chuyện H. có tình cảm với một thầy giáo trong trường cũng là có thật. Bạn học của H. chia sẻ, H có tình cảm đặc biệt với một thầy giáo dạy Vật lý trong trường, nhưng đó chỉ là tình cảm một phía. H đã nhiều lần săn đón, chờ đợi chỉ để được nhìn, gặp thầy giáo nhưng tình cảm đó không được đáp lại.
Bà Nguyễn Hồng Thúy, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cho biết, nữ sinh này học khá giỏi, ngoan và đặc biệt rất mê viết truyện. Bà Thúy cho biết thêm, nữ sinh này đã có nhiều truyện được đăng báo, vì khả năng viết truyện rất khá. Còn chuyện nhắc nhở hay kỷ luật thì không có, trái lại “Chúng tôi đã quán triệt cho giáo viên chủ nhiệm là phải động viên cho cháu học, khi mà những kì thi quan trọng đang đến gần. Không nên gây tâm lý căng thẳng hay trách mắng em ấy”.
Để rộng đường dư luận, xin đăng tải nguyên văn nội dung bài viết "Chuyện của tôi" của Lương Thu H. Mọi ý kiến cảm nhận của độc giả xin phản hồi phía dưới.
http://i969.photobucket.com/albums/ae175/LaoAi_hn/Vanviet.jpg
Em là thí sinh ban A. Văn em chẳng biết gì! Nhưng 180p chẳng lẽ ngồi không. Em viết bài lạc đề 100%. Đây là câu chuyện thật. Em thay lời cô bạn thân viết nên. Câu chuyện không hay nhưng hoàn toàn có thật. Các cô không cần phải chấm điểm bài văn này!
“ Chuyện của tôi! Chuyện của một ngày se lạnh cuối tháng 3. Cái ẩm ướt khiến tôi khó ngủ. Mở toang cửa mong tìm được gió. Không gió! Chỉ toàn ẩm ướt. Trên bầu trời, những đám mây lâu dần kết tụ, rơi xuống những hạt nước long lanh đong trên ô cửa sổ. Trông chúng như là những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt cho số phận con người. Xa xa, cánh buồm trắng trôi trên một mặt hồ phẳng. Tôi nhớ tuổi thơ tôi!...
Tuổi thơ không ai giống ai! Nó có thể đến từ mùi thơm trên mái tóc của mẹ, từ vị ngọt của chiếc kẹo vani.
Tuổi thơ không ai giống ai! Nó có thể đến từ mùi thơm trên mái tóc của mẹ, từ vị ngọt của chiếc kẹo vani, từ bùn lấm lem trên áo, từ những ngày “đuổi bướm ngắt hoa, mẹ chưa đánh roi nào đã khóc”… Riêng tôi! Tuổi thơ tôi đến từ ngày cha tôi mất. Cha chết trong một tai nạn giao thông. Cha chết thê thảm lắm! Xác không còn nguyên vẹn. Người phải đi lượm từng các xương còn chưa bị kẹp nát và nhặt nhạnh cẩn thận từng mảnh thịt của cha còn dính ở bánh công-te-nơ.
Cha mất hai cái chân, một cái tay, một con mắt và một nửa hộp sọ. Biết thế nhưng người ta dù có cố gắng cũng chẳng nhặt hết được. Máu, thịt người, xương người, bùn đất và xăng xe hoà thành một mớ hỗn độn như người ta vừa mổ một con lợn. Phát sợ! Những đứa trẻ con khóc ré lên chạy vào lòng mẹ, còn những người đàn ông thì bình tĩnh hơn, họ lấy tấm vai to đùng của mình để vợ con nép vào và cố phóng thật nhanh qua chỗ tai nạn đó. Và tôi chắc, những ai yếu bóng vía hoặc có tính hay sợ ma nhìn thấy cảnh đó chắc dễ cả tháng không dám ăn thịt nữa.
Người ta không cho mẹ nhìn cha, người ta sợ mẹ không chịu nổi. Rồi cứ thế, cứ thế người ta làm tang cho cha. Tang cha to lắm, hai đội kèn trống, dựng năm cái rạp cứ ỉ ôi cả ngày lẫn đêm không ngớt. Mẹ mặc áo xô trắng to đùng, quàng một miếng vải trắng ở đầu và ở lưng. Tôi cũng mặc, nhưng em tôi không, vì nó còn bé quá, lại cứ khóc ngặt nghẽo nên người ta thôi.. Âm thanh đám ma thật hỗn tạp và ầm ỹ. Tiếng ông trưởng ban tang lễ bắc loa mời viếng, tíêng nói xì xầm và tiếng bước chân rầm rập của từng đoàn người xếp hàng vào viếng, tiếng mời trà nước, tiếng người ta chia buồn, tiếng em gái tôi tức tưởi khóc mếu cả ngày đòi mẹ….đặc biệt là với tôi hơn cả là tiếng khóc của mẹ tôi.
Mẹ khóc nhiều lắm. Mẹ khóc từ khi biết tin cha mất đến khi đưa ma cha, lúc nào cũng thấy mẹ khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má vẫn còn đang căng tràn nét thanh xuân. Hai con mắt đen láy bỗng đục ngầu đầy nước mắt và dại hẳn đi. Hàng mi dài lâu ngày mới được dịp “tắm rửa” thoải mái tới như vậy nên chúng bỗng trở nên đậm nét hơn. Đôi môi mẹ tôi nhợt, áo chỗ còn bị toác chảy máu vì mẹ khóc nhiều quá.
Nước mặt thấm trên cổ áo, vai áo mẹ và lên cả đầu chúng tôi nữa. Mẹ ôm hai chúng tôi, mẹ khóc! Hồi đó, tôi còn quá bé để kịp hiểu tại sao mẹ tôi phải khóc nhiều như vậy. Cha tôi mất, tất nhiên tôi cũng khóc, khóc tại vì tôi nghĩ rằng từ nay sẽ không có ai cho tôi đi công viên chơi chủ nhật nữa, sẽ không ai kể chuyện ma cho tôi và đưa tôi đi học nữa…chỉ có vậy! Khi tôi biết nhận thức, cha đã ít ở bên tôi. Cuộc sống mưu sinh đã khiến cha phải đi xa nhiều hơn là thời gian ở bên hai mẹ nên tôi không cảm nhận được sự thiếu vắng khi cha đã không còn nữa. Có lẽ chuyện cha chết với tôi khi ấy cũng chỉ bằng một chuyến cha đi xa.
Vậy tại sao mẹ cứ khóc hoài vậy? Tôi không hiểu, tôi cũng không dám hỏi vì người ta dặn tôi để mẹ tôi được nghỉ. Và ngay khi tang cha xong, tôi cũng bẵng đi không hỏi nữa. Năm qua năm, tôi lớn dần lên. Hình như một đứa trẻ sống không có ai che chở thì thường lớn nhanh hơn những đứa trẻ bình thường. Tôi đã biết suy nghĩ nhiều điều về cuộc sống. Và chính khi ấy tôi cũng đã tự trả lời được cho câu hỏi của tôi: “Tại sao mẹ tôi lại khóc nhiều thế?”.
Giờ tôi đã hiểu, mẹ khóc không chỉ vì mẹ biết từ giờ phút ấy mẹ mất đi một người chồng mà mẹ khóc còn vì lý do hơn; từ nay mẹ sẽ mất đi rất rất nhiều thứ mà người ta không bao giờ nói được bằng lời khác. Quả thật chẳng sai. Trước đây, cha lấy mẹ hai gia đình ra sức cấm cản không phải vì mẹ tôi không xinh mà ngược lại mẹ tôi vô cùng mặn mà, nước da trắng hồng, đôi môi son đỏ, sống mũi dọc dừa, dáng người thon thả, hay cũng chẳng phải tính cách mẹ không tốt vì gia đình bên mẹ tôi 4 đời làm nghề giáo, ngay bản thân mẹ tôi cũng làm nghề giáo, không thể nào chê trách gì trong nết ăn nết ở của mẹ tôi.
Đơn giản chỉ là vì một chữ “nghèo”. Nhà nội chê nhà ngoại nghèo, chữ không mài ra được mà ăn, vả lại “lấy con vợ làm chữ về để dạy chồng à!” – trích nguyên văn lời của cụ nội tôi mà sau này khi tôi lớn có đôi lần mẹ kể lại. Còn nhà ngoại chê nhà nội “lắm tiền nghèo chữ”, tiền chết không mang đi được, không có tí tri thức nào, thương nhân là tư sản, tư sản là bóc lột, cách mạng ghét, căm thù và đào thải “kẻ bóc lột”.
Thế đấy! Thế mà cha mẹ tôi vẫn tới với nhau đấy. Ông nội từ cha tôi, cha tôi vẫn lấy mẹ, còn ông ngoại sau này thì mất sớm. Cũng chính vì lấy nhau mà hai bên không “môn đăng hậu đối” như thế nên sau mẹ tôi khổ lắm. Cha chết, người ta đuổi khéo ba mẹ con tôi ra đường. Không đuổi được, người ta nói vào nói ra, cạch khóe, chửi đổng, nhiếc móc cả ngày nhưng mẹ vẫn bỏ ngoài tai. Mẹ chẳng quan tâm.
Người ta chửi mẹ mặt dày, người ta tới tận cơ quan mẹ nói xấu nhưng mẹ vẫn chẳng mảy may quan tâm, cũng không giải thích. Tôi hiểu mẹ, nếu chỉ có một mình mẹ, mẹ đã đi lâu rồi, không cần ai phải nói bóng nói gió. Nhưng mẹ còn hai chúng tôi. Nhà là nhà của cha tôi, cái hồi cha tôi sống, cha và mẹ làm ăn, tích cóp mãi mới xây được cái nhà cấp bốn thay thế cái chỗ ở ọp ẹp mà mỗi lần mưa bão thì khổ thôi rồi, trời đất ơi. Một mình mẹ, mẹ chẳng cần gì, cơm rau cơm mắm cũng xong. Nhiều lần bị người ta chửi rủa, mẹ ức quá, trốn xuống bếp khóc. Nhưng khi mẹ nghĩ tới hai chị em tôi, mẹ gạt đi đôi hàng nước mắt. Mẹ mà dẫn tôi và em ra khỏi căn nhà này thì sẽ đi đâu.
Lương giáo viên nghèo lắm! Đời mẹ ăn cơm rau mắm đã quen rồi và ăn tới khi chết cũng được. Nhưng còn chúng tôi, chúng tôi phải được ăn cơm với cá với thịt. Người ta đã sống trong cái khổ quen rồi thì cho sung sướng cũng chả thèm, nhưng cuộc đời chúng tôi không thể lập lại cuộc đời mẹ…Và mỗi lần nghĩ thế thì mẹ tôi lại có thêm một chút nghị lực để đứng dậy, chống đỡ với mọi bão táp phong ba ngoài kia che chở cho chúng tôi.
Vài cái Tết nữa cũng trôi qua. Xuân năm ấy tôi mười tám. Mười tám tôi giống hệt mẹ tôi, cũng nước da ấy, màu tóc ấy, ánh mắt, nụ cười, dáng người ấy. Là con trai trong lớp cũng hay theo tôi, nhưng tôi chẳng thiết. Vì chê chúng nó trẻ con. Những đứa con gái mà mất cha sớm thì thường hay như thế, thích tìm một cái gì đó chững chạc, già dặn, một người đàn ông chứ không phải một thằng con trai. Tôi muốn tìm người dựa vào thay thế cha tôi.
Tôi đã tìm thấy một người và duy chỉ có người đó làm tôi chú ý: đó là thầy giáo của tôi. Thầy hơn tôi hai mươi tuổi, thầy giỏi, rất giỏi, thầy là mẫu đàn ông mà lâu nay tôi vẫn mong đợi. Nhưng chỉ tiếc, thầy đã có gia đình. Mà cũng đúng thôi, có gì để mà lạ, mà tiếc đâu. Người đàn ông như thế thì bao cô gái mơ. Thầy chưa có gia đình thì đó mới là điều lạ…Trong con mắt cầu toàn của tôi, thầy là người tôi “ thích” và làm tôi “rung động” đầu tiên… Cũng chính vì vậy mà tôi học môn của thầy rất tiến bộ và luôn cố gắng đạt điểm cao nhất. Tôi luôn muốn trong mắt thầy, tôi là học sinh ngoan hiền và giỏi. Tôi muốn thầy gọi tôi và khen riêng tôi trong mỗi giờ trả bài… Thầy trong mắt tôi đẹp lắm.
Có thể mọi chuyện vẫn sẽ cứ thế, cứ thế tiếp diễn êm ả và “tình yêu” bé nhỏ của tôi dành cho thầy tôi cũng sẽ mãi im lặng như thế nếu không có một ngày… Một ngày, khi tôi về nhà, tôi thấy trong nhà tôi có thêm một người nữa. Và tất nhiên, nếu đó là một người đàn bà thì có lẽ chẳng có gì để nói lại, đáng nói đó là một người đàn ông, một người đàn ông tôi chưa bao giờ gặp . Tôi thấy cái cách mẹ tôi mời ông ấy thật hiền lành và dịu dàng. Đôi môi mẹ nở lên một nụ cười lấp lánh. Ánh mắt mẹ dường như cũng long lanh hơn. Khuôn mặt rạng rỡ ấy hình như đã lâu rồi tôi chưa thấy và đặc biệt hơn, chiếc áo cánh sen ấy hình như cũng đã rất rất lâu rồi, kể từ sau khi cha tôi chết mẹ tôi không còn mặc nữa.
Tôi hỏi ai, mẹ bảo bạn cha tôi. Tôi không tin và cũng chính bởi vì tôi không tin vào câu trả lời của mẹ cộng với sự thay đổi của mẹ mà không hiểu tại sao mà trong long tôi bỗng trào lên một sự khó chịu tột đỉnh với mẹ tôi. Tôi linh cảm về người đàn ông đó sẽ chen vào để thay thế cha tôi, người đàn bà ba mươi chín tuổi mà da vẫn còn căng mịn, trắng phau chưa hề có vết đồi mồi, tóc vẫn còn đen láy, đôi chân dài mịn màng lộ ra sau chiếc đầm công sở và hàng cúc sơ mi không đủ để che hết các nét ngực vẫn còn căng tròn của mẹ.
Chao ôi ! Mẹ đẹp quá, mẹ vẫn đẹp, thời gian không giết đi cái đẹp của mẹ mà chỉ càng làm nó trở nên mặn mà hơn. Mẹ vẫn còn đẹp. Cái đẹp của mẹ khiến đàn ông vẫn còn nhiều người theo đuổi. Tôi biết mẹ còn trẻ, mẹ vẫn còn có thể tìm tình yêu khác. Lý trí của tôi nói như thế, tôi biết như thế mới đúng.
Nhưng trong cuộc đời này đâu phải lúc nào người ta cũng làm theo lý trí kể cả khi người ta biết đó là đúng thì phần tình cảm, cái phần nói điều ngược lại vẫn chiếm ưu thế hơn. Mẹ là của tôi, của em gái tôi, của cha tôi (dù cha tôi đã chết) … mẹ lấy người đàn ông kia rồi sao? Tôi ghét sự có mặt của ông ấy trong gia đinh tôi, Và rồi, mẹ tôi có sinh thêm em bé nữa không?
Tôi chỉ có một đứa em, tôi không thích có thêm ai nữa. Tôi ghét sự thay đổi hoặc xáo trộn. Nói chung là như thế. Tôi ghét người đàn ông ấy không phải vì ông ấy làm sao, ông ấy chẳng làm sao cả, cũng đạo mạo, cao lớn , xem chừng là tốt tính. Nhưng tôi ghét ông ấy, căm thù và tôi đâm ra cáu gắt cả với mẹ tôi. Tôi ghét đến giận chỉ là vì tôi nghĩ người đàn ông ấy sẽ rất có thể thay thế cha tôi. Sự “ghét” ấy bắt nguồn từ lòng ích kỉ khi tôi nghĩ mẹ không là của riêng tôi nữa …
Một lần trong bữa ăn, mẹ ngỏ ý: “ Con nghĩ như thế nào nếu mẹ muốn “kết bạn” với bác ấy”. Câu nói của mẹ như làm thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ trong tôi. Mọi phán đoán và lo sợ đã thành sự thật, tôi đập bàn, khóc tức tưởi, thay áo và chạy khỏi nhà. Đêm ấy mưa to lắm, bảy rưỡi mà trời đen như mực.
Trong đầu tôi nghĩ tới thầy, tôi chạy đến trường, thầy vừa dạy xong một ca, học sinh đã về hết, tôi ướt nhẹp, đứng cửa phòng. Thầy thấy tôi, nói tại sao tôi lại ở đây, tôi không nói gì chạy thẳng tới ôm chặt thầy, tôi không nghĩ gì cả. Tôi và thầy ngồi dựa vào chiếc ghế bàn mộc. Tôi vẫn ôm chặt thầy, tôi khóc nức nở và kể cho thầy nghe mọi chuyện.
Thầy ôm lấy tôi, im lặng một chút và nói sẽ đưa tôi về nhà nhưng tôi không chịu khóc thêm một lúc rồi tôi nín, tôi nhận ra thầy vẫn đang ôm tôi, cái ôm của một người thầy. Nhưng khi ấy, tôi không hiểu đó là cái ôm của một người thầy hoặc thành thật là tôi đã hiểu nhưng cố tình không hiểu. Mười tám tuổi, lần đầu tôi được một người đàn ông ôm, trong lòng tôi trào lên một cảm xúc rạo rực, tôi mân mê cái cúc áo của thầy. Áo thầy ướt hết vì ôm tôi. Rồi tôi vo tròn làm tuột nó mà thầy không biết. Một chiếc, hai chiếc rồi tới chiếc thứ ba….
Thầy nhận ra và nhìn xuống. Tôi như một con mèo chồm lên cắn vào môi thầy không kịp để thầy phản xạ. Tấm lưng thầy trượt dài trên chiếc ghê, tôi đặt tay thầy lên bộ ngực tròn căng thiếu nữ của tôi. Thầy đẩy tôi ra nhưng tôi vẫn cứ làm. Tôi không hiểu tôi đang làm gì nữa. Tôi nằm lên thầy, tự cởi áo trong khi thầy vẫn cố gắng đẩy tôi ra….. Tôi không hiểu sao khi ấy tôi to gan tới thế. Và thầy tát tôi. Tát rất đau…..
Cái gì xảy ra vẫn cứ xảy ra dù đúng dù sai nó vẫn xảy ra. Còn chuyện gì đã xảy ra tuỳ vào cách chúng ta suy nghĩ. Hai tháng sau cái bụng tôi ấm ách, tôi có thai. Mẹ tôi biết mọi chuyện. Nhưng bạn bè và người xung quanh tôi không biết. Mẹ không la mắng tôi nhưng mẹ khóc. Mẹ khóc như cha mất. Hôm sau hai mẹ con tôi cũng thoả thuận một điều, tôi đi phá thai, chuyển trường, tiếp tục học như bình thường còn mẹ tôi sẽ từ bỏ người đàn ông và mọi người đàn ông khác tới sau.
“Cuộc sống xung quanh ta không bao giờ xấu hơn hay đẹp hơn mà chỉ thực hơn tôi”…
Câu chuyện này với các cô có lẽ không có ý nghĩa gì nhưng với em nó lại có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa cho riêng em!
Chi.
Ngược lại, nhiều người lại tỏ ra thông cảm, sẻ chia với hoàn cảnh của nữ sinh trong bài văn cũng như tác giả.
Theo nguồn tin, bài viết đó là của nữ sinh có tên Lương Thu H., học sinh lớp 12A5, trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.
Cô giáo N. người trực tiếp chấm bài thi cho biết, đọc bài của H. không thể chê được vào đâu, từ nội dung, đến văn phong em viết đúng như một người viết văn thực sự. Nhưng bài văn đó vẫn bị chấm điểm 0, vì ngay từ đầu chính em đó cũng đã biết bài viết bị lạc đề.
Một số bạn học cùng trường với H. thì cho rằng, nội dung bài viết đoạn đầu hoàn toàn là sự thật.
Kể cả chuyện H. có tình cảm với một thầy giáo trong trường cũng là có thật. Bạn học của H. chia sẻ, H có tình cảm đặc biệt với một thầy giáo dạy Vật lý trong trường, nhưng đó chỉ là tình cảm một phía. H đã nhiều lần săn đón, chờ đợi chỉ để được nhìn, gặp thầy giáo nhưng tình cảm đó không được đáp lại.
Bà Nguyễn Hồng Thúy, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cho biết, nữ sinh này học khá giỏi, ngoan và đặc biệt rất mê viết truyện. Bà Thúy cho biết thêm, nữ sinh này đã có nhiều truyện được đăng báo, vì khả năng viết truyện rất khá. Còn chuyện nhắc nhở hay kỷ luật thì không có, trái lại “Chúng tôi đã quán triệt cho giáo viên chủ nhiệm là phải động viên cho cháu học, khi mà những kì thi quan trọng đang đến gần. Không nên gây tâm lý căng thẳng hay trách mắng em ấy”.
Để rộng đường dư luận, xin đăng tải nguyên văn nội dung bài viết "Chuyện của tôi" của Lương Thu H. Mọi ý kiến cảm nhận của độc giả xin phản hồi phía dưới.
http://i969.photobucket.com/albums/ae175/LaoAi_hn/Vanviet.jpg
Em là thí sinh ban A. Văn em chẳng biết gì! Nhưng 180p chẳng lẽ ngồi không. Em viết bài lạc đề 100%. Đây là câu chuyện thật. Em thay lời cô bạn thân viết nên. Câu chuyện không hay nhưng hoàn toàn có thật. Các cô không cần phải chấm điểm bài văn này!
“ Chuyện của tôi! Chuyện của một ngày se lạnh cuối tháng 3. Cái ẩm ướt khiến tôi khó ngủ. Mở toang cửa mong tìm được gió. Không gió! Chỉ toàn ẩm ướt. Trên bầu trời, những đám mây lâu dần kết tụ, rơi xuống những hạt nước long lanh đong trên ô cửa sổ. Trông chúng như là những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt cho số phận con người. Xa xa, cánh buồm trắng trôi trên một mặt hồ phẳng. Tôi nhớ tuổi thơ tôi!...
Tuổi thơ không ai giống ai! Nó có thể đến từ mùi thơm trên mái tóc của mẹ, từ vị ngọt của chiếc kẹo vani.
Tuổi thơ không ai giống ai! Nó có thể đến từ mùi thơm trên mái tóc của mẹ, từ vị ngọt của chiếc kẹo vani, từ bùn lấm lem trên áo, từ những ngày “đuổi bướm ngắt hoa, mẹ chưa đánh roi nào đã khóc”… Riêng tôi! Tuổi thơ tôi đến từ ngày cha tôi mất. Cha chết trong một tai nạn giao thông. Cha chết thê thảm lắm! Xác không còn nguyên vẹn. Người phải đi lượm từng các xương còn chưa bị kẹp nát và nhặt nhạnh cẩn thận từng mảnh thịt của cha còn dính ở bánh công-te-nơ.
Cha mất hai cái chân, một cái tay, một con mắt và một nửa hộp sọ. Biết thế nhưng người ta dù có cố gắng cũng chẳng nhặt hết được. Máu, thịt người, xương người, bùn đất và xăng xe hoà thành một mớ hỗn độn như người ta vừa mổ một con lợn. Phát sợ! Những đứa trẻ con khóc ré lên chạy vào lòng mẹ, còn những người đàn ông thì bình tĩnh hơn, họ lấy tấm vai to đùng của mình để vợ con nép vào và cố phóng thật nhanh qua chỗ tai nạn đó. Và tôi chắc, những ai yếu bóng vía hoặc có tính hay sợ ma nhìn thấy cảnh đó chắc dễ cả tháng không dám ăn thịt nữa.
Người ta không cho mẹ nhìn cha, người ta sợ mẹ không chịu nổi. Rồi cứ thế, cứ thế người ta làm tang cho cha. Tang cha to lắm, hai đội kèn trống, dựng năm cái rạp cứ ỉ ôi cả ngày lẫn đêm không ngớt. Mẹ mặc áo xô trắng to đùng, quàng một miếng vải trắng ở đầu và ở lưng. Tôi cũng mặc, nhưng em tôi không, vì nó còn bé quá, lại cứ khóc ngặt nghẽo nên người ta thôi.. Âm thanh đám ma thật hỗn tạp và ầm ỹ. Tiếng ông trưởng ban tang lễ bắc loa mời viếng, tíêng nói xì xầm và tiếng bước chân rầm rập của từng đoàn người xếp hàng vào viếng, tiếng mời trà nước, tiếng người ta chia buồn, tiếng em gái tôi tức tưởi khóc mếu cả ngày đòi mẹ….đặc biệt là với tôi hơn cả là tiếng khóc của mẹ tôi.
Mẹ khóc nhiều lắm. Mẹ khóc từ khi biết tin cha mất đến khi đưa ma cha, lúc nào cũng thấy mẹ khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má vẫn còn đang căng tràn nét thanh xuân. Hai con mắt đen láy bỗng đục ngầu đầy nước mắt và dại hẳn đi. Hàng mi dài lâu ngày mới được dịp “tắm rửa” thoải mái tới như vậy nên chúng bỗng trở nên đậm nét hơn. Đôi môi mẹ tôi nhợt, áo chỗ còn bị toác chảy máu vì mẹ khóc nhiều quá.
Nước mặt thấm trên cổ áo, vai áo mẹ và lên cả đầu chúng tôi nữa. Mẹ ôm hai chúng tôi, mẹ khóc! Hồi đó, tôi còn quá bé để kịp hiểu tại sao mẹ tôi phải khóc nhiều như vậy. Cha tôi mất, tất nhiên tôi cũng khóc, khóc tại vì tôi nghĩ rằng từ nay sẽ không có ai cho tôi đi công viên chơi chủ nhật nữa, sẽ không ai kể chuyện ma cho tôi và đưa tôi đi học nữa…chỉ có vậy! Khi tôi biết nhận thức, cha đã ít ở bên tôi. Cuộc sống mưu sinh đã khiến cha phải đi xa nhiều hơn là thời gian ở bên hai mẹ nên tôi không cảm nhận được sự thiếu vắng khi cha đã không còn nữa. Có lẽ chuyện cha chết với tôi khi ấy cũng chỉ bằng một chuyến cha đi xa.
Vậy tại sao mẹ cứ khóc hoài vậy? Tôi không hiểu, tôi cũng không dám hỏi vì người ta dặn tôi để mẹ tôi được nghỉ. Và ngay khi tang cha xong, tôi cũng bẵng đi không hỏi nữa. Năm qua năm, tôi lớn dần lên. Hình như một đứa trẻ sống không có ai che chở thì thường lớn nhanh hơn những đứa trẻ bình thường. Tôi đã biết suy nghĩ nhiều điều về cuộc sống. Và chính khi ấy tôi cũng đã tự trả lời được cho câu hỏi của tôi: “Tại sao mẹ tôi lại khóc nhiều thế?”.
Giờ tôi đã hiểu, mẹ khóc không chỉ vì mẹ biết từ giờ phút ấy mẹ mất đi một người chồng mà mẹ khóc còn vì lý do hơn; từ nay mẹ sẽ mất đi rất rất nhiều thứ mà người ta không bao giờ nói được bằng lời khác. Quả thật chẳng sai. Trước đây, cha lấy mẹ hai gia đình ra sức cấm cản không phải vì mẹ tôi không xinh mà ngược lại mẹ tôi vô cùng mặn mà, nước da trắng hồng, đôi môi son đỏ, sống mũi dọc dừa, dáng người thon thả, hay cũng chẳng phải tính cách mẹ không tốt vì gia đình bên mẹ tôi 4 đời làm nghề giáo, ngay bản thân mẹ tôi cũng làm nghề giáo, không thể nào chê trách gì trong nết ăn nết ở của mẹ tôi.
Đơn giản chỉ là vì một chữ “nghèo”. Nhà nội chê nhà ngoại nghèo, chữ không mài ra được mà ăn, vả lại “lấy con vợ làm chữ về để dạy chồng à!” – trích nguyên văn lời của cụ nội tôi mà sau này khi tôi lớn có đôi lần mẹ kể lại. Còn nhà ngoại chê nhà nội “lắm tiền nghèo chữ”, tiền chết không mang đi được, không có tí tri thức nào, thương nhân là tư sản, tư sản là bóc lột, cách mạng ghét, căm thù và đào thải “kẻ bóc lột”.
Thế đấy! Thế mà cha mẹ tôi vẫn tới với nhau đấy. Ông nội từ cha tôi, cha tôi vẫn lấy mẹ, còn ông ngoại sau này thì mất sớm. Cũng chính vì lấy nhau mà hai bên không “môn đăng hậu đối” như thế nên sau mẹ tôi khổ lắm. Cha chết, người ta đuổi khéo ba mẹ con tôi ra đường. Không đuổi được, người ta nói vào nói ra, cạch khóe, chửi đổng, nhiếc móc cả ngày nhưng mẹ vẫn bỏ ngoài tai. Mẹ chẳng quan tâm.
Người ta chửi mẹ mặt dày, người ta tới tận cơ quan mẹ nói xấu nhưng mẹ vẫn chẳng mảy may quan tâm, cũng không giải thích. Tôi hiểu mẹ, nếu chỉ có một mình mẹ, mẹ đã đi lâu rồi, không cần ai phải nói bóng nói gió. Nhưng mẹ còn hai chúng tôi. Nhà là nhà của cha tôi, cái hồi cha tôi sống, cha và mẹ làm ăn, tích cóp mãi mới xây được cái nhà cấp bốn thay thế cái chỗ ở ọp ẹp mà mỗi lần mưa bão thì khổ thôi rồi, trời đất ơi. Một mình mẹ, mẹ chẳng cần gì, cơm rau cơm mắm cũng xong. Nhiều lần bị người ta chửi rủa, mẹ ức quá, trốn xuống bếp khóc. Nhưng khi mẹ nghĩ tới hai chị em tôi, mẹ gạt đi đôi hàng nước mắt. Mẹ mà dẫn tôi và em ra khỏi căn nhà này thì sẽ đi đâu.
Lương giáo viên nghèo lắm! Đời mẹ ăn cơm rau mắm đã quen rồi và ăn tới khi chết cũng được. Nhưng còn chúng tôi, chúng tôi phải được ăn cơm với cá với thịt. Người ta đã sống trong cái khổ quen rồi thì cho sung sướng cũng chả thèm, nhưng cuộc đời chúng tôi không thể lập lại cuộc đời mẹ…Và mỗi lần nghĩ thế thì mẹ tôi lại có thêm một chút nghị lực để đứng dậy, chống đỡ với mọi bão táp phong ba ngoài kia che chở cho chúng tôi.
Vài cái Tết nữa cũng trôi qua. Xuân năm ấy tôi mười tám. Mười tám tôi giống hệt mẹ tôi, cũng nước da ấy, màu tóc ấy, ánh mắt, nụ cười, dáng người ấy. Là con trai trong lớp cũng hay theo tôi, nhưng tôi chẳng thiết. Vì chê chúng nó trẻ con. Những đứa con gái mà mất cha sớm thì thường hay như thế, thích tìm một cái gì đó chững chạc, già dặn, một người đàn ông chứ không phải một thằng con trai. Tôi muốn tìm người dựa vào thay thế cha tôi.
Tôi đã tìm thấy một người và duy chỉ có người đó làm tôi chú ý: đó là thầy giáo của tôi. Thầy hơn tôi hai mươi tuổi, thầy giỏi, rất giỏi, thầy là mẫu đàn ông mà lâu nay tôi vẫn mong đợi. Nhưng chỉ tiếc, thầy đã có gia đình. Mà cũng đúng thôi, có gì để mà lạ, mà tiếc đâu. Người đàn ông như thế thì bao cô gái mơ. Thầy chưa có gia đình thì đó mới là điều lạ…Trong con mắt cầu toàn của tôi, thầy là người tôi “ thích” và làm tôi “rung động” đầu tiên… Cũng chính vì vậy mà tôi học môn của thầy rất tiến bộ và luôn cố gắng đạt điểm cao nhất. Tôi luôn muốn trong mắt thầy, tôi là học sinh ngoan hiền và giỏi. Tôi muốn thầy gọi tôi và khen riêng tôi trong mỗi giờ trả bài… Thầy trong mắt tôi đẹp lắm.
Có thể mọi chuyện vẫn sẽ cứ thế, cứ thế tiếp diễn êm ả và “tình yêu” bé nhỏ của tôi dành cho thầy tôi cũng sẽ mãi im lặng như thế nếu không có một ngày… Một ngày, khi tôi về nhà, tôi thấy trong nhà tôi có thêm một người nữa. Và tất nhiên, nếu đó là một người đàn bà thì có lẽ chẳng có gì để nói lại, đáng nói đó là một người đàn ông, một người đàn ông tôi chưa bao giờ gặp . Tôi thấy cái cách mẹ tôi mời ông ấy thật hiền lành và dịu dàng. Đôi môi mẹ nở lên một nụ cười lấp lánh. Ánh mắt mẹ dường như cũng long lanh hơn. Khuôn mặt rạng rỡ ấy hình như đã lâu rồi tôi chưa thấy và đặc biệt hơn, chiếc áo cánh sen ấy hình như cũng đã rất rất lâu rồi, kể từ sau khi cha tôi chết mẹ tôi không còn mặc nữa.
Tôi hỏi ai, mẹ bảo bạn cha tôi. Tôi không tin và cũng chính bởi vì tôi không tin vào câu trả lời của mẹ cộng với sự thay đổi của mẹ mà không hiểu tại sao mà trong long tôi bỗng trào lên một sự khó chịu tột đỉnh với mẹ tôi. Tôi linh cảm về người đàn ông đó sẽ chen vào để thay thế cha tôi, người đàn bà ba mươi chín tuổi mà da vẫn còn căng mịn, trắng phau chưa hề có vết đồi mồi, tóc vẫn còn đen láy, đôi chân dài mịn màng lộ ra sau chiếc đầm công sở và hàng cúc sơ mi không đủ để che hết các nét ngực vẫn còn căng tròn của mẹ.
Chao ôi ! Mẹ đẹp quá, mẹ vẫn đẹp, thời gian không giết đi cái đẹp của mẹ mà chỉ càng làm nó trở nên mặn mà hơn. Mẹ vẫn còn đẹp. Cái đẹp của mẹ khiến đàn ông vẫn còn nhiều người theo đuổi. Tôi biết mẹ còn trẻ, mẹ vẫn còn có thể tìm tình yêu khác. Lý trí của tôi nói như thế, tôi biết như thế mới đúng.
Nhưng trong cuộc đời này đâu phải lúc nào người ta cũng làm theo lý trí kể cả khi người ta biết đó là đúng thì phần tình cảm, cái phần nói điều ngược lại vẫn chiếm ưu thế hơn. Mẹ là của tôi, của em gái tôi, của cha tôi (dù cha tôi đã chết) … mẹ lấy người đàn ông kia rồi sao? Tôi ghét sự có mặt của ông ấy trong gia đinh tôi, Và rồi, mẹ tôi có sinh thêm em bé nữa không?
Tôi chỉ có một đứa em, tôi không thích có thêm ai nữa. Tôi ghét sự thay đổi hoặc xáo trộn. Nói chung là như thế. Tôi ghét người đàn ông ấy không phải vì ông ấy làm sao, ông ấy chẳng làm sao cả, cũng đạo mạo, cao lớn , xem chừng là tốt tính. Nhưng tôi ghét ông ấy, căm thù và tôi đâm ra cáu gắt cả với mẹ tôi. Tôi ghét đến giận chỉ là vì tôi nghĩ người đàn ông ấy sẽ rất có thể thay thế cha tôi. Sự “ghét” ấy bắt nguồn từ lòng ích kỉ khi tôi nghĩ mẹ không là của riêng tôi nữa …
Một lần trong bữa ăn, mẹ ngỏ ý: “ Con nghĩ như thế nào nếu mẹ muốn “kết bạn” với bác ấy”. Câu nói của mẹ như làm thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ trong tôi. Mọi phán đoán và lo sợ đã thành sự thật, tôi đập bàn, khóc tức tưởi, thay áo và chạy khỏi nhà. Đêm ấy mưa to lắm, bảy rưỡi mà trời đen như mực.
Trong đầu tôi nghĩ tới thầy, tôi chạy đến trường, thầy vừa dạy xong một ca, học sinh đã về hết, tôi ướt nhẹp, đứng cửa phòng. Thầy thấy tôi, nói tại sao tôi lại ở đây, tôi không nói gì chạy thẳng tới ôm chặt thầy, tôi không nghĩ gì cả. Tôi và thầy ngồi dựa vào chiếc ghế bàn mộc. Tôi vẫn ôm chặt thầy, tôi khóc nức nở và kể cho thầy nghe mọi chuyện.
Thầy ôm lấy tôi, im lặng một chút và nói sẽ đưa tôi về nhà nhưng tôi không chịu khóc thêm một lúc rồi tôi nín, tôi nhận ra thầy vẫn đang ôm tôi, cái ôm của một người thầy. Nhưng khi ấy, tôi không hiểu đó là cái ôm của một người thầy hoặc thành thật là tôi đã hiểu nhưng cố tình không hiểu. Mười tám tuổi, lần đầu tôi được một người đàn ông ôm, trong lòng tôi trào lên một cảm xúc rạo rực, tôi mân mê cái cúc áo của thầy. Áo thầy ướt hết vì ôm tôi. Rồi tôi vo tròn làm tuột nó mà thầy không biết. Một chiếc, hai chiếc rồi tới chiếc thứ ba….
Thầy nhận ra và nhìn xuống. Tôi như một con mèo chồm lên cắn vào môi thầy không kịp để thầy phản xạ. Tấm lưng thầy trượt dài trên chiếc ghê, tôi đặt tay thầy lên bộ ngực tròn căng thiếu nữ của tôi. Thầy đẩy tôi ra nhưng tôi vẫn cứ làm. Tôi không hiểu tôi đang làm gì nữa. Tôi nằm lên thầy, tự cởi áo trong khi thầy vẫn cố gắng đẩy tôi ra….. Tôi không hiểu sao khi ấy tôi to gan tới thế. Và thầy tát tôi. Tát rất đau…..
Cái gì xảy ra vẫn cứ xảy ra dù đúng dù sai nó vẫn xảy ra. Còn chuyện gì đã xảy ra tuỳ vào cách chúng ta suy nghĩ. Hai tháng sau cái bụng tôi ấm ách, tôi có thai. Mẹ tôi biết mọi chuyện. Nhưng bạn bè và người xung quanh tôi không biết. Mẹ không la mắng tôi nhưng mẹ khóc. Mẹ khóc như cha mất. Hôm sau hai mẹ con tôi cũng thoả thuận một điều, tôi đi phá thai, chuyển trường, tiếp tục học như bình thường còn mẹ tôi sẽ từ bỏ người đàn ông và mọi người đàn ông khác tới sau.
“Cuộc sống xung quanh ta không bao giờ xấu hơn hay đẹp hơn mà chỉ thực hơn tôi”…
Câu chuyện này với các cô có lẽ không có ý nghĩa gì nhưng với em nó lại có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa cho riêng em!
Chi.