thuphong
22-03-2011, 03:25 PM
.
KHI HỌC TRÒ VÔ CẢM.
"Năm chục chàng trai cô gái trẻ khỏe, một trăm con mắt tinh tường. Suốt cả năm mươi phút học, lạnh lùng nhìn một người, đứng trên một cái chân đau, suốt năm mươi phút, để mà giảng bài cho mình....Không mảy may xúc động, không xót xa cảm thông, không động chân động tay, trơ mắt như không hề thấy gì..."
Hôm ấy là một ngày bình thường trong vô vàn các ngày học liên tiếp nối nhau trong tuổi học trò của tôi.
Ông giáo Vật lý đủng đỉnh vào lớp sau hồi trống báo lạnh lùng miễn cưỡng vọng lại từ tít phía cổng trường lên. Uể oải thả chiếc cặp lên bàn, một tay đút túi, ông lấy phấn viết lên bảng đen các câu hỏi mà chúng tôi sẽ phải trả lời.
Mở sách thoải mái, bàn nhau thoải mái, miễn là lên bảng trả lời trôi chảy là xong. Đứa nào mà còn thắc mắc hay tán rộng ra xa hơn cả câu hỏi thì được thêm điểm.
Ông càng đủng đỉnh bao nhiêu thì bọn tôi lại càng phấn kích bấy nhiêu. Tranh cãi tùm lum, túm năm tụm ba mà bàn mà cãi, mà hỏi lẫn nhau. Kể cả thằng lười lẫn thằng chăm, đứa dốt lẫn đứa giỏi, vung chân múa tay mà bàn, vui hơn cả giờ ra chơi. Mặc kệ bà giáo khó tính lớp bên, thi thoảng lại ló đầu vào hỏi xem làm gì mà ồn ĩ thế.
Mười phút chuẩn bị đã hết. Câu đầu dành cho ba đứa xung phong, câu sau sẽ là ba đứa thầy gọi. Cứ theo luật ấy mà làm. Hôm ấy câu đầu là gì tôi không còn nhớ, chỉ nhớ thằng bạn quá dốt ngồi ngay cạnh tôi, chồm cả lên bàn để mà xung phong.
Ông thầy lẳng lặng di xuống cuối lớp, đưa mắt ra hiệu cho tôi lùi vào, rồi ông ngồi ghé ngay vào đầu ghế. Đến câu hỏi sau, ông lại lững thững đi lên, kê đùi ngồi vào mép bàn trên cùng, một tay tỳ ngay lên đầu cái con lớp trưởng. Con bé khoái chí rụt cái cổ vào, như thể đang đội trên đầu cái gì quý lắm.
Cho điểm xong xuôi, lấy ra một tờ giấy rộng, ông trải ngay xuống bục gỗ, ngồi bệt lên đấy và băt đầu đi vào bài giảng. Kể cũng hơi lạ, nhưng mà ông này khác người, dạy chẳng giống ai, cho nên cũng chẳng có gì phải nghĩ. Ngồi chán ông lại đứng lên, viết vào bảng đen. Thao thao một lúc, lại ngồi bệt đít xuống bục.
Cả lớp há hốc mồm ra mà nghe, mà chép, mà làm bài tập, mà tranh cãi, mà đua nhau giơ tay phát biểu. Ồn như chợ vỡ. Vui quá là vui.
Đúng lúc cả lớp đang khoái thì ông đập bàn đôm đốp, làm lũ học trò giật hết cả mình.
- Tôi hỏi các cô các cậu, tiết trước ai dạy lớp này?
- Thưa thầy, tiết trước là môn Sử ạ - Con bé lớp trưởng ngơ ngác đứng lên, trả lời tỉnh khô, chẳng biết chuyện gì xảy ra.
Mặt ông tái đi, giọng như nghẹn lại:
- Các cô các cậu có mắt hay mù. Trả lời tôi đi...
- Thưa thầy ... cái ghế trên bục bị mất ngay từ đầu giờ...mà bạn trực nhật, hôm nay nghỉ ạ
- Cái con lớp trưởng tinh khôn, tìm ngay ra được chứng cứ ngoại phạm. Thế là hết nhẽ.
Lặng đi một lúc, ông miễn cưỡng nói ra từng câu thật rõ:
- Năm chục chàng trai cô gái trẻ khỏe, một trăm con mắt tinh tường. Suốt cả năm mươi phút học, lạnh lùng nhìn một người, đứng trên một cái chân đau, suốt năm mươi phút, để mà giảng bài cho mình....Không mảy may xúc động, không xót xa cảm thông, không động chân động tay, trơ mắt như không hề thấy gì...Thôi, các cô các cậu ...tôi hơi bị mệt, ta nghỉ tại đây.
Nói xong ông cầm lấy cặp, bước vội ra ngoài hành lang. Khi ấy bọn tôi mới nhớ ra rằng, cả mấy tiết học, trên bục không có ghế ngồi.
Ông thầy giáo đã ý tứ ra hiệu bằng cách ngồi bệt xuống bục mà cả lớp tôi vẫn chẳng ai thèm nhận ra. Đến khi biết rằng trong giờ học trước, thầy giáo dạy Sử là một thương binh cụt chân đến háng, đã phải đứng tỳ trên chiếc chân gỗ suốt cả một giờ, ông đã uất ức bỏ lớp mà đi.
Vài tháng sau, trên báo Văn Nghệ có một truyện ngắn rất hay nói về chuyện này, để cảnh báo về căn bệnh vô cảm của giới trẻ học đường.
Và cuối năm đó, một phim truyện nhựa được quay theo cốt truyện này. Trong phim, có một nhân vật nữ chính, vốn là học sinh vừa mới tốt nghiệp phổ thông, khá là ăn ảnh. Phim chưa quay xong, bạn ấy đã thi và được đăng quang hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam. Đó chính là chị Bùi Bích Phương, năm nay đã gần 40 tuổi rồi. Chắc hẳn chị vẫn còn nhớ bộ phim đầu đời của mình.
Trên đây là một trong những câu chuyện cách đây đã 21 năm, mà bọn bạn cùng lớp phổ thông cấp 3 chúng tôi ôn lại vào hôm tụ tập để bàn về cuộc gặp mặt vào ngày 20 tháng 11 sắp tới. Bài học của ông thầy giáo hôm ấy, chúng tôi vẫn còn nhớ mãi. Mỗi khi nghĩ đến, hình ảnh ông thầy dạy Sử nghẹo sườn, tỳ hông lên chiếc chân gỗ, trán vã mồ hôi lại hiện lên rõ mồn một.
Thế nhưng những lời tiên đoán và cảnh báo xót xa về cái căn bệnh vô cảm của ông thầy ấy vẫn không thể nào giúp tôi ngăn cản căn bệnh xã hội trầm kha này được. Hôm qua, vợ tôi vốn đau dạ dày, đã nôn ra máu. Tôi mải tụ vạ bia bọt với mấy đứa bạn cũ, vứt máy ở nhà. Còn thằng con tôi, thấy mẹ như thế vẫn cứ bỏ nhà đi chơi. Đến khi tôi về, mắng nó thì nó trả lời tỉnh khô: ba bốn lần trươc mẹ cũng vẫn nôn ra máu, có làm sao đâu, chưa gì mà đã ầm ĩ cả lên, già rồi lẩm cẩm!
Trời ạ, nếu mà ông thầy giáo cũ của tôi biết được chuyện này, không biết ông có viết ra được một chuyện phim nào nữa hay không?
(Theo Bee.net.vn)
KHI HỌC TRÒ VÔ CẢM.
"Năm chục chàng trai cô gái trẻ khỏe, một trăm con mắt tinh tường. Suốt cả năm mươi phút học, lạnh lùng nhìn một người, đứng trên một cái chân đau, suốt năm mươi phút, để mà giảng bài cho mình....Không mảy may xúc động, không xót xa cảm thông, không động chân động tay, trơ mắt như không hề thấy gì..."
Hôm ấy là một ngày bình thường trong vô vàn các ngày học liên tiếp nối nhau trong tuổi học trò của tôi.
Ông giáo Vật lý đủng đỉnh vào lớp sau hồi trống báo lạnh lùng miễn cưỡng vọng lại từ tít phía cổng trường lên. Uể oải thả chiếc cặp lên bàn, một tay đút túi, ông lấy phấn viết lên bảng đen các câu hỏi mà chúng tôi sẽ phải trả lời.
Mở sách thoải mái, bàn nhau thoải mái, miễn là lên bảng trả lời trôi chảy là xong. Đứa nào mà còn thắc mắc hay tán rộng ra xa hơn cả câu hỏi thì được thêm điểm.
Ông càng đủng đỉnh bao nhiêu thì bọn tôi lại càng phấn kích bấy nhiêu. Tranh cãi tùm lum, túm năm tụm ba mà bàn mà cãi, mà hỏi lẫn nhau. Kể cả thằng lười lẫn thằng chăm, đứa dốt lẫn đứa giỏi, vung chân múa tay mà bàn, vui hơn cả giờ ra chơi. Mặc kệ bà giáo khó tính lớp bên, thi thoảng lại ló đầu vào hỏi xem làm gì mà ồn ĩ thế.
Mười phút chuẩn bị đã hết. Câu đầu dành cho ba đứa xung phong, câu sau sẽ là ba đứa thầy gọi. Cứ theo luật ấy mà làm. Hôm ấy câu đầu là gì tôi không còn nhớ, chỉ nhớ thằng bạn quá dốt ngồi ngay cạnh tôi, chồm cả lên bàn để mà xung phong.
Ông thầy lẳng lặng di xuống cuối lớp, đưa mắt ra hiệu cho tôi lùi vào, rồi ông ngồi ghé ngay vào đầu ghế. Đến câu hỏi sau, ông lại lững thững đi lên, kê đùi ngồi vào mép bàn trên cùng, một tay tỳ ngay lên đầu cái con lớp trưởng. Con bé khoái chí rụt cái cổ vào, như thể đang đội trên đầu cái gì quý lắm.
Cho điểm xong xuôi, lấy ra một tờ giấy rộng, ông trải ngay xuống bục gỗ, ngồi bệt lên đấy và băt đầu đi vào bài giảng. Kể cũng hơi lạ, nhưng mà ông này khác người, dạy chẳng giống ai, cho nên cũng chẳng có gì phải nghĩ. Ngồi chán ông lại đứng lên, viết vào bảng đen. Thao thao một lúc, lại ngồi bệt đít xuống bục.
Cả lớp há hốc mồm ra mà nghe, mà chép, mà làm bài tập, mà tranh cãi, mà đua nhau giơ tay phát biểu. Ồn như chợ vỡ. Vui quá là vui.
Đúng lúc cả lớp đang khoái thì ông đập bàn đôm đốp, làm lũ học trò giật hết cả mình.
- Tôi hỏi các cô các cậu, tiết trước ai dạy lớp này?
- Thưa thầy, tiết trước là môn Sử ạ - Con bé lớp trưởng ngơ ngác đứng lên, trả lời tỉnh khô, chẳng biết chuyện gì xảy ra.
Mặt ông tái đi, giọng như nghẹn lại:
- Các cô các cậu có mắt hay mù. Trả lời tôi đi...
- Thưa thầy ... cái ghế trên bục bị mất ngay từ đầu giờ...mà bạn trực nhật, hôm nay nghỉ ạ
- Cái con lớp trưởng tinh khôn, tìm ngay ra được chứng cứ ngoại phạm. Thế là hết nhẽ.
Lặng đi một lúc, ông miễn cưỡng nói ra từng câu thật rõ:
- Năm chục chàng trai cô gái trẻ khỏe, một trăm con mắt tinh tường. Suốt cả năm mươi phút học, lạnh lùng nhìn một người, đứng trên một cái chân đau, suốt năm mươi phút, để mà giảng bài cho mình....Không mảy may xúc động, không xót xa cảm thông, không động chân động tay, trơ mắt như không hề thấy gì...Thôi, các cô các cậu ...tôi hơi bị mệt, ta nghỉ tại đây.
Nói xong ông cầm lấy cặp, bước vội ra ngoài hành lang. Khi ấy bọn tôi mới nhớ ra rằng, cả mấy tiết học, trên bục không có ghế ngồi.
Ông thầy giáo đã ý tứ ra hiệu bằng cách ngồi bệt xuống bục mà cả lớp tôi vẫn chẳng ai thèm nhận ra. Đến khi biết rằng trong giờ học trước, thầy giáo dạy Sử là một thương binh cụt chân đến háng, đã phải đứng tỳ trên chiếc chân gỗ suốt cả một giờ, ông đã uất ức bỏ lớp mà đi.
Vài tháng sau, trên báo Văn Nghệ có một truyện ngắn rất hay nói về chuyện này, để cảnh báo về căn bệnh vô cảm của giới trẻ học đường.
Và cuối năm đó, một phim truyện nhựa được quay theo cốt truyện này. Trong phim, có một nhân vật nữ chính, vốn là học sinh vừa mới tốt nghiệp phổ thông, khá là ăn ảnh. Phim chưa quay xong, bạn ấy đã thi và được đăng quang hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam. Đó chính là chị Bùi Bích Phương, năm nay đã gần 40 tuổi rồi. Chắc hẳn chị vẫn còn nhớ bộ phim đầu đời của mình.
Trên đây là một trong những câu chuyện cách đây đã 21 năm, mà bọn bạn cùng lớp phổ thông cấp 3 chúng tôi ôn lại vào hôm tụ tập để bàn về cuộc gặp mặt vào ngày 20 tháng 11 sắp tới. Bài học của ông thầy giáo hôm ấy, chúng tôi vẫn còn nhớ mãi. Mỗi khi nghĩ đến, hình ảnh ông thầy dạy Sử nghẹo sườn, tỳ hông lên chiếc chân gỗ, trán vã mồ hôi lại hiện lên rõ mồn một.
Thế nhưng những lời tiên đoán và cảnh báo xót xa về cái căn bệnh vô cảm của ông thầy ấy vẫn không thể nào giúp tôi ngăn cản căn bệnh xã hội trầm kha này được. Hôm qua, vợ tôi vốn đau dạ dày, đã nôn ra máu. Tôi mải tụ vạ bia bọt với mấy đứa bạn cũ, vứt máy ở nhà. Còn thằng con tôi, thấy mẹ như thế vẫn cứ bỏ nhà đi chơi. Đến khi tôi về, mắng nó thì nó trả lời tỉnh khô: ba bốn lần trươc mẹ cũng vẫn nôn ra máu, có làm sao đâu, chưa gì mà đã ầm ĩ cả lên, già rồi lẩm cẩm!
Trời ạ, nếu mà ông thầy giáo cũ của tôi biết được chuyện này, không biết ông có viết ra được một chuyện phim nào nữa hay không?
(Theo Bee.net.vn)